Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN: Sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy Hóa học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.16 KB, 33 trang )

I. TÓM TẮT
Trong học tập Hóa học, việc sử dụng các kiến thức Hóa học giải thích các
hiện tượng trong thực tế, hay ứng dụng chúng nhằm nâng cao hiệu quả của các
quá trình sản xuất …tương đối quan trọng. Việc này không những giúp học sinh
khắc sâu các kiến thức đã học, mà còn thể hiện một mục tiêu rất quan trọng của
giáo dục đó là “Học đi đôi với hành”.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy kĩ năng sử dụng các kiến
thức lý thuyết đã học trong việc giải thích các hiện tượng thực tế hay ứng dụng
chúng vào cuộc sống là khá hạn chế. Học sinh thường khó khăn khi liên hệ các
kiến thức này với các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên, dùng chúng để giải
thích và ứng dụng nhằm nâng cao hiệu suất của các quá trình sản xuất trong thực
tế.
Để giúp học sinh giải quyết vấn đề trên, tôi đã sử dụng hệ thống bài tập
thực tiễn trong chương trình Hóa học lớp 12, nhằm phát triển năng lực vận dụng
các kiến thức Hóa học vào cuộc sống.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển
năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào cuộc sống cho học sinh lớp 12
THPT”. Thông qua đó, tôi muốn giới thiệu đến các thầy cô giáo và các em học
sinh hệ thống các bài tập thực tiễn trong chương trình Hóa học lớp 12 THPT. Sử
dụng tốt hệ thống các bài tập này sẽ góp phần rất lớn trong việc phát triển năng
lực vận dụng các kiến thức Hóa học vào thực tiễn của học sinh.
Nghiên cứu được tiến hành với nhóm 27 HS lớp 12A2 là nhóm thực
nghiệm và nhóm 27 HS lớp 12A3 là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm thực
hiện giải pháp thay thế. Kết quả cho thấy điểm trung bình của nhóm đối chứng
là 7,00, trong khi nhóm thực nghiệm đạt 7,76. Kết quả kiểm chứng T-test độc
lập là 0,001756, giá trị này không vượt quá 0,05, có nghĩa là đã có sự khác biệt
giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

4



II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy phần kiến thức Hóa học liên quan
đến thực tiễn còn chưa được viết chi tiết trong sách giáo khoa cũng như các tài
liệu tham khảo. Các bài tập thực tiễn cũng ít được đề cập trong các tài liệu. HS
thường bỏ qua hoặc ít quan tâm đến phần này, từ đó dẫn đến khả năng vận dụng
kiến thức Hóa học vào thực tiễn của HS còn kém. Để giúp HS giải quyết vấn đề
này, tôi đã biên soạn và hướng dẫn HS giải quyết các bài tập thực tiễn liên quan
đến từng loại chất trong chương trình môn Hóa học lớp 12 ở cả hai ban cơ bản
và nâng cao.
2. Giải pháp thay thế
Trong phạm vi chương trình Hóa học lớp 12, chúng ta có thể xây dựng hệ
thống bài tập thực tiễn, hướng dẫn HS giải quyết và qua đó rèn luyện khả năng
vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn cuộc sống của HS.
3. Vấn đề nghiên cứu
Sử dụng bài tập thực tiễn có làm tăng khả năng vận dụng kiến thức Hóa
học vào cuộc sống của HS lớp 12 Trường THPT số 1 TP Lào Cai không?
4. Giả thiết nghiên cứu
Sử dụng bài tập thực tiễn có làm tăng khả năng vận dụng kiến thức Hóa
học vào cuộc sống của HS lớp 12 Trường THPT số 1 TP Lào Cai.

5


III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Tôi thực hiện nghiên cứu trên 2 nhóm HS: nhóm 27 HS lớp 12A2 là nhóm
thực nghiệm, 27 HS lớp 12A3 là nhóm đối chứng.
Các nhóm được chọn tương đương nhau về điểm số các môn học năm
trước và đều tích cực trong học tập.

2. Thiết kế
Tôi lựa chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương
tương
Kiểm tra
Nhóm

trước tác

Tác động

động
Thực

01
Sử dụng bài tập thực tiễn
nghiệm
Đối chứng
02
Không sử dụng bài tập thực tiễn
Dùng phép kiểm chứng T-test độc lập cho thấy:
Nhóm

Số HS

Giá trị trung

Kiểm tra sau
tác động
03
04


Độ lệch chuẩn

Giá trị T-test (p)
bình
(SD)
Thực nghiệm
27
6,83
0,48
0,94
Đối chứng
27
6,81
1,20
Ta thấy giá trị p lớn hơn 0,05 nên sự chênh lệch về điểm số trung bình của
hai nhóm ở mỗi ban là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
3. Quy trình nghiên cứu
- Lớp đối chứng: Dạy theo phương pháp thông thường, sử dụng các bài
tập trong sách giáo khoa.
- Lớp thực nghiệm: Tôi đã biên soạn hệ thống bài tập thực tiễn ứng với
từng chương trong chương trình Hóa học lớp 12, giao cho HS trước khi bắt đầu
mỗi chương, kết hợp giảng và chữa các bài tập này cho các em khi học đến phần
kiến thức liên quan.
Sau khi dạy thực nghiệm, tiến khảo sát 2 lớp trên với đề kiểm tra giống
nhau.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
6



Tôi đã sử dụng các bài kiểm tra trước và sau tác động, đề giống nhau đối
với cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm. Sau đó tiến hành chấm bài và phân
tích dữ liệu. Kết quả cụ thể được thể hiện trong phần phụ lục.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động
Lớp đối chứng

Lớp thực nghiệm

Điểm trung
bình

7,00

7,76

Độ lệch chuẩn

0,96

0,71

Giá trị p của Ttest

0.001756

Như trên đã phân tích, kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng t-test cho kết quả
p=0.001756 nhỏ hơn 0,05, đây là kết quả rất có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết

quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do
ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Giá trị t- test < 0,05 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng
tài liệu tự học đến kết quả là rất lớn.
Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.
2. Bàn luận
- Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là
7,76 so với của nhóm đối chứng là 6,46. Chứng tỏ điểm trung bình của hai lớp
có sự khác nhau rõ rệt. Lớp thực nghiệm có điểm cao hơn lớp đối chứng. Chứng
tỏ biện pháp tác động có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
- Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động đều
cho kết quả p<0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của
hai nhóm không phải do nhẫn nhiên mà do kết quả tác động.
- Trong quá trình áp dụng biện pháp thay thế, ban đầu các em còn hơi bỡ
ngỡ nhưng qua một số tiết học các em đã thành thục hơn. Để có thể thu được kết
7


quả cao, HS cần tích cực trong việc tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu thông tin
trong các tài liệu tham khảo cũng như trên mạng internet. Giáo viên cũng cần
hướng dẫn các em một cách cẩn thận và tỉ mỉ hơn.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
1. Kết luận
Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn trong bộ môn Hóa học sẽ giúp HS rèn
luyện tốt hơn khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, giúp các em
thực hiện tốt mục tiêu “Học đi đôi với hành” trong giáo dục hiện nay.
Do thời gian có hạn nên tôi mới chỉ nghiên cứu được trong phạm vi
chương trình lớp 12 THPT. Hướng nghiên cứu mở rộng trong phạm vi chương
trình Hóa học lớp 10 và 11 sẽ được nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài của tôi

giúp cho kết quả học tập của học sinh trường THPT số 1 TP Lào Cai ngày một
tốt hơn.
2. Kiến nghị
Đối với giáo viên:
- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn,
- Phân dạng bài tập hóa học, tăng cường các dạng bài tập thực tiễn tương
ứng với các nội dung bài học để tăng sự hứng thú trong học tập của HS, từ đó
góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Đối với học sinh
- Tích cực trong việc tự học, tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến bài
học, liên quan đến các ứng dụng thực tiễn của bộ môn Hóa học.
- Tích cực trao đổi với giáo viên về những vấn đề còn chưa rõ trong các
bài tập được giao, hay trong các vấn đề thực tiễn gặp phải, nhằm vận dụng
những kiến thức đã học.
Lào Cai, ngày 25 tháng 4 năm 2015
NGƯỜI VIẾT

8


Vương Quang Trọng

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo: Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng. Dự án Việt- Bỉ, .
2. Sách giáo khoa lớp 12 (Cơ bản và nâng cao)– NXB Giáo Dục
7. Sách bài tập Hóa học lớp 12 (cơ bản và nâng cao) –NXB Giáo Dục


10


PHỤ LỤC 1: BÀI TẬP THỰC TIỄN
SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY
CHƯƠNG 1. ESTE – LIPIT
1. Một số este có mùi thơm tinh dầu hoa quả được sử dụng trong công
nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm như:
a) Benzyl axetat có mùi hoa nhài.
b) Etyl fomat có mùi đào chín.
c) Isoamyl axetat có mùi chuối chín .
d) Etyl propionat có mùi dứa.
e) isobutyl propionat có mùi rượu rum
Viết các phương trình hóa học của các phản ứng điều chế các este trên từ rượu
và axit tương ứng.
2. Dầu thực vật và dầu bôi trơn thông thường có thành phần hóa học giống hay
khác nhau?
3. Vì sao các chất béo (dầu, mỡ,…) không tan trong nước mà tan trong các dung
môi hữu cơ không phân cực?
4. Từ quả đào chín người ta tách ra được chất A có công thức phân tử C 3H6O2. A
có phản ứng tráng bạc, không phản ứng với Na trong A chỉ có 1 loại nhóm chức.
Xác định công thức cấu tạo của A và gọi tên A theo danh pháp thay thế.
5. Dân gian ta có câu:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau?
6. Vì sao xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa trong nước cứng còn bột giặt tổng
hợp thì không?
7. Dầu hướng dương có hàm lượng các gốc oleat (gốc của axit oleic) và gốc

linoleat (gốc của axit linoleic) tới 85%, còn lại là gốc stearat và panmitat. Dầu ca
cao có hàm lượng gốc stearat và panmitat tới 75%, còn lại là gốc oleat và
linoleat. Hãy cho biết dầu nào đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn. Vì sao?

11


8. Isoamyl axetat (thường gọi là dầu chuối) được điều chế bằng cách đun nóng
hỗn hợp gồm axit axetic, ancol isoamylic (CH 3)2CHCH2CH2OH và H2SO4 đặc.
Tính khối lượng axit axetic và khối lượng ancol isoamylic cần dùng để điều chế
200 gam dầu chuối trên, biết hiệu suất của quá trình đạt 70%.
9. Tại sao không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã qua chiên rán nhiều lần?
A. Dầu mỡ khi đó bị lẫn mùi của các loại thức ăn trước nên chế biến thức ăn tiếp
theo sẽ không giữ được hương vị.
B. Nước trong dầu mỡ bị bay hơi nhiều nên nếu dùng tiếp các loại dầu mỡ này
thì dễ bị cháy thức ăn
C. Dưới tác dụng của nhiệt dầu mỡ đã bị oxi hóa một phần thành anđehit, chất
này rất độc cho con người.
D. Dầu mỡ bị thủy phân thành các muối và ancol bay hơi đi hết nên không còn
giá trị dinh dưỡng
10. Khi cho một ít mỡ lợn (sau khi rán, giả sử là tristearin) vào bát sứ đựng dung
dịch NaOH, sau đó đun nóng và khuấy đều hỗn hợp một thời gian. Sau đó quan
sát được hiện tượng nào sau đây?
A. Miếng mỡ nổi, sau đó tan dần
B. Miếng mỡ nổi, không thay đổi gì trong quá trình đun nóng và khuấy
C. Miếng mỡ chìm xuống, sau đó tan dần
D. Miếng mỡ chìm xuống, không tan
CHƯƠNG 2. CACBOHIĐRAT
1. Dân gian có câu: “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Vì sao nhai kĩ no lâu?
2. Tại sao miếng cơm cháy vàng dưới đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên?

3. Vì sao khi ăn sắn bị ngộ độc người ta thường giải độc bằng nước đường?
4. Khi muối dưa, người ta thường chọn rau cải già hoặc phơi héo. Khi
muối cho thêm ít đường, nén dưa ngập trong nước. Hãy giải thích tại sao.
5. Mật ong để lâu thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai, nếu nếm thấy
có vị ngọt. Chất tạo nên vị ngọt có phải đường kính hay không? Nếu không, đó
là chất gì?

12


6. Vì sao với cùng một khối lượng gạo như nhau nhưng khi nấu cơm
nếp lại cần ít nước hơn so với khi nấu cơm tẻ nhưng cơm nếp lại dẻo hơn cơm
tẻ?
7. Hãy giải thích hiện tượng: Nhỏ dung dịch iot vào một lát sắn thấy
chuyển từ màu trắng sang xanh. Nhưng nhỏ dung dịch iot vào một lát cắt từ
thân cây sắn thì không thấy chuyển màu.
8. Giấy gạo nếp có thể ăn được bọc ngoài một số loại kẹo, bánh thực ra được
chế tạo từ cái gì?
9. Từ 10 kg gạo nếp (85% tinh bột) khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít ancol
etylic nguyên chất? Biết rằng hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và ancol
etylic có D=0,789 g/ml
10. Thuỷ phân 5kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit với hiệu suất
75%. Tính khối lượng glucozơ thu được.
11. Cho 10 kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol etylic. Trong quá
trình chế biến, ancol bị hao hụt 5%. Khối lượng ancol etylic thu được là:
A. 4,65 kg

B. 4,37 kg

C. 6,84 kg


D. 5,56 kg

CHƯƠNG 3. AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN
1. Để khử mùi tanh của cá, sau khi rửa sạch bằng nước người ta thường
rửa lại bằng giấm? Vì sao?
2. Khi nấu canh cá ta thường cho thêm các quả chua như khế chua, dọc, sấu,
me… Hãy giải thích vì sao.
3. Bột ngọt (mì chính) là muối mononatri của axit glutamic hay mononatri
glutamat. Bột ngọt được dùng làm gia vị nhưng tại sao người ta thường khuyến
cáo không nên lạm dụng gia vị này?
4. Vì sao khi nấu canh cua thường thấy các mảng “gạch cua” nổi lên?
5. Một số bệnh nhân cần phải tiếp đạm (tiêm truyền đạm vào tĩnh mạch). Đó là
loại đạm gì? Công thức cấu tạo chung của chúng như thế nào?
6. Hãy giải thích tại sao khi làm sạch nước đường, người ta thường cho lòng
trắng trứng vào và đun lên

13


7. Có hai mảnh lụa, bề ngoài giống nhau, một được dệt từ sợi bông, một được
dệt từ sợi tơ tằm. Cho biết cách đơn giản nhất để phân biệt chúng
CHƯƠNG 4. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
1. Vì sao không nên dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng
nilon, len, tơ tằm; không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là (ủi) quá nóng các
đồ dùng trên?
2. Muốn điều chế nhựa PVC ta có thể cho clo tác dụng trực tiếp với PE được
không? Tại sao?
3. Muốn điều chế teflon dùng làm chất chống dính xoong chảo, ta có thể cho flo
tác dụng trực tiếp với PE được không? Tại sao?

4. Vì sao đồ nhựa dùng lâu ngày bị biến màu và trở nên giòn?
5. Có người dùng xăm ôtô để vận chuyển rượu uống, dùng can nhựa
được làm từ nhựa PVC hoặc nhựa phenolfomanđehit để ngâm rượu thuốc.
Hãy cho biết tác hại của việc làm đó.
6. Làm thế nào phân biệt được các vật dụng bằng da thật và da nhân tạo (PVC)?
7. Dùng bao bì bằng chất dẻo để đựng thực phẩm có lợi và bất lợi như thế nào?
Cách khắc phục những bất lợi đó.
8. Cho sơ đồ chuyển hóa: CH 4  C2H2  C2H3Cl  PVC. Để tổng hợp 250kg
PVC theo sơ đồ trên thì cần V (m 3) khí thiên nhiên. Tính V (biết CH 4 chiếm
80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)
CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
1. Khi lắp đặt các đường ống bằng thép trong lòng đất, nhận thấy cứ khoảng
chừng vài chục mét người ta lại nối ống thép với một tấm kim loại nhôm hoặc
kẽm. Hãy giải thích mục đích của việc làm này?
2. Bạn em cho rằng có thể biến đổi kim loại chì thành kim loại vàng. Để chứng
minh cho tưởng của mình, bạn em ngâm một lá chì nhỏ trong một dung dịch
trong suốt. Sau ít phút lấy lá chì ra khỏi dung dịch, nhận thấy lá kim loại ban đầu
đã biến đổi thành kim loại có màu vàng.
a. Ý tưởng của bạn em có đúng không? Vì sao?
b. Dung dịch trong suốt mà bạn em đã dùng là dung dịch gì?
14


c. Hiện tượng trên được giải thích như thế nào? Viết phương trình hóa học dạng
ion thu gọn.
3. Có những vật bằng sắt tráng thiếc (sắt tây) hoặc sắt tráng kẽm (tôn). Nếu trên
bề mặt những vật đó có những vết xước sâu tới lớp sắt bên trong, hãy cho biết:
a) Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đặt vật đó trong không khí ẩm?
b) Vì sao người ta lại dùng tôn để lợp nhà mà không dùng sắt tây?
4. Để làm tinh khiết một loại bột đồng có lẫn bột các kim loại thiếc, kẽm, chì,

người ta ngâm hỗn hợp trên trong dung dịch đồng (II) nitrat .
a) Hãy giải thích việc làm này và viết các phương trình phản ứng xảy
ra dưới dạng ion thu gọn.
b) Nếu bạc có lẫn các kim loại nói trên, bằng cách nào có thể loại
được tạp chất? Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn.
5. Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,84 gam
bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO 3. Sau một thời gian lấy vật ra
khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng của vật là 10,36 gam.
a. Cho biết các cặp oxi hóa khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các
chất tham gia phản ứng. Viết phương trình hóa học dạng ion thu gọn.
b. Tính khối lượng bạc phủ trên bề mặt vật bằng đồng. Giả thiết toàn bộ bạc
thoát ra đều bám vào vật bằng đồng
6. Hầu hết kim loại đều có ánh kim vì
A. các ion dương trong kim loại hấp thụ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt
ta có thể nhìn thấy được.
B. kim loại có cấu trúc mạng tinh thể nên rất dễ hấp thụ các tia sáng.
C. các eletron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt những tia sáng có bước sóng
mà mắt ta nhìn thấy được.
D. tinh thể kim loại đa số ở thể rắn, có hình thể đồng nhất nên phản xạ tốt các tia
sáng chiếu tới tạo vẻ sáng lấp lánh.
7. Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại
của các thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Mục đích chính của việc làm
này là
15


A. để kim loại sáng bóng, đẹp mắt.
B. để không gây ô nhiễm môi trường.
C. để không làm bẩn quần áo khi lao động.
D. để kim loại đỡ bị ăn mòn.

8. Để bảo vệ nồi hơi (Supde) bằng thép khỏi bị ăn mòn, người ta thường lót
những lá kẽm vào mặt trong nồi hơi. Hãy cho biết người ta đã sử dụng phương
pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn nào sau đây?
A. Cách li kim loại với môi trường.

B. Dùng hợp kim chống gỉ.

C. Dùng chất chống ăn mòn.

D. Dùng phương pháp điện hóa.

9. Người ta thường dùng tôn tráng kẽm để bảo vệ sắt vì
A. lớp mạ kẽm trắng đẹp hơn.
B. khi tróc lớp ZnO thì sắt vẫn tiếp tục bảo vệ.
C. khi tiếp xúc với không khí ẩm thì kẽm sẽ bị oxi hóa trước, sắt không bị oxi
hóa.
D. kẽm là kim loại hoạt động yếu hơn sắt.
10. Nhiều loại pin nhỏ dùng cho đồng hồ đeo tay, trò chơi điện tử...là
pin bạc oxit- kẽm. Phản ứng xảy ra trong pin có thể thu gọn như sau:
Zn( rắn) + Ag2O(rắn) + H2O (lỏng) → 2Ag(rắn) + Zn(OH)2(rắn).
Như vậy, trong pin bạc oxit-kẽm
A. kẽm bị oxi hoá và là anot.

B. kẽm bị khử và là catot

C. bạc oxit bị khử và là anot.

D. bạc oxit bị oxi hoá và là catot.

CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM

1. Trong phòng thí nghiệm người ta bảo quản kim loại kiềm bằng cách ngâm
kín chúng trong dầu hỏa. Hãy giải thích vì sao.
2. Hãy giải thích vì sao người ta lại dùng Na 2O2 hoặc hỗn hợp Na2O2 + KO2 làm
nguồn cung cấp oxi trong các bình lặn, mặt nạ, trong tàu ngầm.
3. Vì sao dung dịch nước muối có tính khử trùng?
4. Vì sao người ta dùng muối NaHCO3 chế thuốc đau dạ dày?
5. Trong y học, dược phẩm dạng sữa magie (các tinh thể Mg(OH) 2 lơ lửng
trong nước) dùng để chữa chứng khó tiêu do dư HCl. Để trung hòa hết 788,0
16


ml dung dịch HCl 0,035M trong dạ dày cần bao nhiêu ml sữa magie, biết rằng
trong 1,0 ml sữa magie chứa 0,08 g Mg(OH)2.
6. Khi nhóm bếp than ta có thể nhúng bếp than vào nước vôi trong rồi
phơi trước khi đun, làm như vậy được lợi gì khi nhóm bếp?
7. Vì sao để cải tạo đất chua người ta thường bón vôi cho đất?
8. Khi có đám cháy do Mg gây ra, người ta có thể dùng các chất chữa
cháy thông thường như nước, cát, bình cứu hỏa chứa tuyết cacbonic hay
không? Giải thích.
9. Vì sao các dụng cụ bằng nhôm hằng ngày khi tiếp xúc với nước dù ở
nhiệt độ cao nào cũng không có phản ứng gì?
10. Vì sao khi đựng nước vôi bằng chậu nhôm thì chậu sẽ bị thủng?
11. Các hang động được hình thành từ những núi đá vôi khi nước mưa chứa
cacbon đioxit hòa tan phản ứng với đá. Bên cạnh đó, ở hang động thường cũng
có phản ứng ngược lại tạo ra các măng đá và thạch nhũ. Phương trình hóa học
của các quá trình này là CaCO3 + CO2 + H2O ƒ

Ca(HCO3)2

Hãy cho biết quá trình nào trong các quá trình sau đây kìm hãm sự hình thành

măng đá và thạch nhũ.
A. Hiện tượng ấm lên trên toàn cầu.
B. Sự gia tăng luồng không khí thổi qua hang động.
C. Các khí thải thoát ra từ các nhà máy nhiệt điện.
D. Sự gia tăng độ ẩm từ hơi thở của khách tham quan hang động
12. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
A. Làm hao tổn chất giặt rửa tổng hợp.
B. Làm giảm mùi vị thực phẩm.
C. Làm giảm độ an toàn của các nồi hơi.
D. Làm tắc ống dẫn nước nóng.
CHƯƠNG 7. SẮT & MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG
1. Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan
quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu

17


được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng (không tan trong
axit mạnh). Xác định loại quặng đó và viết các phương trình phản ứng xảy ra?
2. Tại sao những vùng nước giếng khoan khi mới múc nước lên thì thấy nước
trong nhưng để lâu lại thấy nước đục, có màu vàng?
3. Trong công nghiệp các nhà máy thường được xây gần nhau tạo thành
một hệ thống liên hợp, sản phẩm của ngành này lại là nguyên liệu cho ngành
khác. Nếu ta sản xuất gang từ quặng pirit thì sẽ sinh ra một lượng lớn SO 2, có
thể thu lượng SO2 này để đưa sang sản xuất axit sunfuric. Vậy tại sao thực tế sản
xuất gang người ta ít dùng quặng pirit?
4. Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit có chứa 80% Fe 3O4 để luyện được 100 tấn
gang có 5% là các nguyên tố không phải Fe? Biết trong quá trình luyện gang,
lượng sắt bị hao hụt là 4%
5. Hòa tan một mẫu thép có khối lượng 1,14 gam trong dung dịch H 2SO4 loãng,

dư. Lọc bỏ phần không tan được dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch KMnO 4
0,1M vào dung dịch X cho đến khi dung dịch này có màu hồng thì đã dùng hết
40 ml dung dịch KMnO4. Xác định % khối lượng Fe trong mẫu thép.
6. Vì sao trong phòng thí nghiệm người ta thường sử dụng CuSO 4 khan để phát
hiện dấu vết nước trong các chất lỏng?
7. Tại sao khi cho một sợi dây đồng đã cạo sạch vào bình nước cắm hoa thì hoa
sẽ tươi lâu hơn?
8. Các vật dụng bằng đồng khi để lâu trong không khí ẩm thường bị bao
phủ bởi một lớp màng màu xanh. Hãy giải thích hiện tượng này.
9. Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải làm từ vàng thật không? Đó là gì?
10. Để các đoàn tàu hỏa chạy an toàn trên đường ray bằng sắt, dưới hai thanh
này có những thanh tà vẹt làm bằng gỗ, chúng có tác dụng như là bộ khung và
giá đỡ giúp cố định hai thanh ray. Những thanh tà vẹt bằng gỗ được tẩm một
loại hóa chất để chống mục và chống thấm nước trong điều kiện khí hậu nhiệt
đới nắng nóng và mưa nhiều.
Hãy cho biết loại hóa chất này là gì?
11. Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu trong không khí ẩm thường bị đen?
18


12. Khi người ta bị cảm thường đánh cảm bằng dây bạc và khi đó dây
bạc bị hóa đen. Hãy giải thích hiện tượng đó và cho biết để dây bạc sáng
trắng trở lại trong dân gian người ta thường làm gì.
13. Tại sao hàm lượng Pb ở các cây cối ven đường quốc lộ lại lớn hơn nhiều so
với hàm lượng Pb ở cùng loại cây đó nhưng được trồng nơi khác?
14. Những bức tranh cổ thường được vẽ bằng bột “trắng chì” có công thức là
Pb(OH)2.PbCO3, lâu ngày thường bị xám đen. Để phục hồi những bức tranh đó
người ta phun lên bức tranh nước oxi già H 2O2, bức tranh sẽ trắng trở lại. Viết
phương trình hóa học của phản ứng để giải thích việc làm trên.
CHƯƠNG 8. PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

1. Có các mẫu phân đạm sau: NH4Cl (đạm một lá), NH4NO3 (đạm hai lá),
NaNO3 (đạm nitrat) và (NH4)2SO4 (đạm sunfat). Hãy trình bày cách phân biệt
các mẫu phân đạm trên
2. Trong quá trình sản xuất NH 3 thu được hỗn hợp gồm ba khí: H 2, N2, NH3.
Trình bày phương pháp hóa học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn
hợp.
3. Trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Dùng hóa chất nào sau đây để
khử được clo một cách tương đối an toàn?
A. dung dịch NaOH loãng

B. Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3

C. Dùng khí H2S

D. Dùng khí CO2

4. Trong phòng thí nghiệm có 5 lọ đựng 5 dung dịch mất nhãn: AlCl 3, NaNO3,
K2CO3, NH4NO3, (NH4)2SO4. Dùng thuốc thử nào sau có thể nhận biết được các
dung dịch trên?
A. dung dịch NaOH

B. quỳ tím

C. dung dịch Ba(OH)2

D. dung dịch AgNO3

5. Nước của một số giếng khoan có chứa hợp chất của sắt, thường gặp ở dạng
cation Fe2+ và anion nào sau:
A. CO32-


B. Cl-

C. NO2-

19

D. HCO3-


6. Một học sinh cho axit sunfuric loãng vào một chất rắn màu trắng, thì thấy một
chất khí thoát ra. Khi thử thì chất khí này làm nước vôi hóa trắng đục. Chất rắn
màu trắng trên là chất nào sau đây?
A. Na2CO3

B. NaNO3

C. NaCl

D. Na2SO4

CHƯƠNG 9. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG
1. Trong số các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào
được coi là năng lượng sạch?
A. Điện hạt nhân, năng lượng thủy triều
B. Năng lượng gió, năng lượng thủy triều
C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa nhiêt
D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân
2. Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp.

Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là:
A. becberin

B. nicotin

C. axit nicotinic

D. mocphin

3. Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do:
A. khí CO2

B. mưa axit

C. clo và các hợp chất của clo

D. quá trình sản xuất gang thép

4. Mưa axit chủ yếu là do những chất sinh ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp nhưng không được xử lí triệt để. Đó là những chất nào sau đây?
A. SO2, NO2

B. H2S, Cl2

C. NH3, HCl

D. CO2, SO2

5. Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu
trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí bioga là:

A. phát triển chăn nuôi
B. đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
C. giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn
D. giảm giá thành sản xuất dầu, khí
6. Việc trồng rừng, ngoài việc tạo sự che phủ đất để hạn chế chống xói mòn do
mưa lũ gây ra, còn có vai trò gì đối với môi trường?

20


7. Hiện nay, túi PE được dùng làm túi an toàn để đựng thực phẩm. Tuy nhiên
nếu kéo dài tình trạng sử dụng túi PE sẽ dẫn đến hậu quả gì? Cần có giải pháp
nào để thay thế PE?
8. Tại sao hiện nay DDT không được dùng làm chất bảo vệ thực vật (diệt cỏ,
kích thích sinh trưởng)?
PHỤ LỤC 2: ĐÁP ÁN CÁC BÀI TẬP ĐÃ SỬ DỤNG
CHƯƠNG 1. ESTE – LIPIT
0

t , H SO

→ CH3COOCH2C6H5 + H2O
1) a. C6H5CH2OH + CH3COOH ¬

0

2

4d


t , H SO

→ HCOOC2H5 + H2O
b. C2H5OH + HCOOH ¬

2

4d

0

t , H SO


c. CH3CH(CH3) CH2CH2OH + CH3COOH ¬

2

4d

CH3COOCH2CH2CH(CH3)CH3 + H2O
0

t , H SO

→ CH3CH2COOC2H5+ H2O
d. C2H5OH + CH3CH2COOH ¬

2


4d

0

t , H SO


e. CH3CH(CH3)CH2OH + CH3CH2COOH ¬

2

4d

CH3CH2COOCH2CH(CH3)CH3 + H2O
2) Dầu thực vật (dầu lạc, dầu dừa,…) thuộc loại chất béo (este của glixerol và
các axit béo).
Dầu mỡ bôi trơn là hỗn hợp của các hiđrocacbon.
Vậy dầu thực vật và dầu bôi trơn có thành phần hóa học khác nhau.
3) Do chất béo là este của glixerol và axit béo, do đó chất béo là chất không
phân cực mà nước là dung môi phân cực nên chất béo không tan trong nước mà
chỉ tan trong dung môi không phân cực
4) Vì A không phản ứng với Na, mà A lại tham gia phản ứng tráng bạc, trong A
chứa 2 nguyên tử oxi, A lại chỉ có một nhóm chức nên A phải là este của axit
fomic. Công thức cấu tạo thu gọn của A là: HCOOCH2CH3 etyl fomat
5) Mỡ là este của glixerol với các axit béo C3H5(OCOR)3. Dưa chua cung cấp H+
có lợi cho việc thuỷ phân este do đó có lợi cho sự tiêu hoá mỡ.
6) Khi giặt rửa trong nước cứng, xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa do các ion
Ca2+, Mg2+ gây ra phản ứng kết tủa, thí dụ:
2CH3(CH2)14COONa + Ca2+ → [CH3(CH2)14COO]2Ca + 2Na+
21



- Các muối sunfonat hoặc sunfat canxi, magiê không bị kết tủa (chúng tan
được). Vì vậy chất giặt rửa tổng hợp dùng được cả trong nước cứng.
7) Dầu hướng dương chứa chủ yếu gốc axit béo không no nên có nhiệt độ đông
đặc thấp hơn
8) Khối lượng CH3COOH cần: 60.200.100/ (130.70) = 131,87 (g) Khối lượng
ancol isoamylic cần: 88.200.100/(130.70) = 193,41 (g)
9) C
10) A
CHƯƠNG 2. CACBOHIĐRAT
1) Tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp thành dạng đơn giản.
Cơm có thành phần chính là tinh bột, thực chất đó là một polisaccarit. Khi ta ăn
cơm, đầu tiên tinh bột sẽ bị thuỷ phân một phần bởi các enzim trong tuyến nước
bọt. Sau đó chúng lại tiếp tục bị thuỷ phân khi đi vào trong dạ dày và ruột. Vì
vậy nếu ta nhai càng lâu thì quá trình thuỷ phân bởi enzim sẽ triệt để hơn do đó
năng lượng được cung cấp nhiều hơn, vì vậy ta cảm thấy no lâu hơn.
2) Trong cháy cơm, dưới tác dụng của nhiệt, một phần tinh bột đã biến
thành đextrin (oligosaccarit) nên khi ta ăn, chúng dễ bị thuỷ phân thành
mantozơ ngay bởi các enzim trong nước bọt, nên ta thấy có vị ngọt hơn cơm
phía trên nồi.
3) Khi ta uống nước đường (đường saccarozơ) vào dạ dày sẽ bị thủy phân cho
đường glucozơ. Sắn chứa axit xianhiđric (HCN) là chất độc. Khi HCN gặp
glucozơ sẽ có phản ứng xảy ra ở nhóm chức anđehit của glucozơ, sau đó
tạo ra hợp chất dễ thủy phân giải phóng NH3. Như vậy, HCN đã chuyển
sang hợp chất không độc theo các phản ứng sau:
HOCH2[CHOH]4CHO + HCN → HOCH2[CHOH]4CH-CNOH
HOCH2[CHOH]4CH-CNOH + 2H2O → HOCH2[CHOH]5COOH + NH3
4) Người ta thường cho thêm đường, chọn rau cải già hoặc rau được
phơi héo sẽ có hàm lượng đường cao hơn, do đó quá trình làm dưa chua

nhanh hơn (đường chuyển hoá thành axit). Dưa được nén ngập trong nước
vì quá trình lên men làm chua dưa là loại vi khuẩn yếm khí.
22


5) Đó không phải là đường kính (đường kính là saccarozơ kết tinh).
Những hạt rắn đó là đường glucozơ, fructozơ do nước trong mật ong bay hết.
6) Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bao bọc nhân amilozơ. Amilopectin
hầu như không tan trong nước nguội, trong nước nóng nó trương lên thành hồ.
Trong gạo tẻ, hàm lượng amilopectin (80%) ít hơn trong gạo nếp (98%), nên khi
nấu cơm nếp cần ít nước hơn khi nấu cơm tẻ (cùng lượng
gạo) nhưng cơm nếp lại dẻo hơn cơm tẻ.
7) Trong củ sắn có chứa nhiều tinh bột. Còn thân cây sắn chủ yếu là xenlulozơ.
8) Tuy gọi là giấy gạo nếp nhưng thực ra không phải chế tạo từ gạo nếp mà
được làm bằng tinh bột khoai lang, tinh bột ngô, tinh bột tiểu mạch. Người ta
đem tinh bột chế tạo thành bột nhão, loại bỏ các tạp chất, dùng nhiệt biến
thành hồ, dùng máy để trải thành lớp mỏng, sấy sẽ tạo thành lớp màu
trắng đục.
9) (C6H10O5)n → n C6H12O6 → 2nC2H5OH
mC2 H5OH

= 3,862 Kg

V= 4,895 lít
10) Khối lượng tinh bột trong 5kg sắn là: 1kg
(C6H10O5)n +n H2O nC6H12O6
162n
-> Khối lượng glucozơ thu được là :

180n

0,83kg

11. B
CHƯƠNG 3. AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN
1) Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số
chất khác. Vậy để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ăn người ta thường
rửa lại bằng giấm để amin tác dụng với axit axetic làm giảm mùi tanh.
RNH2 + CH3COOH → CH3COONH3R
2) Trong cá có các amin (nhiều nhất là trimetylamin) là các chất tạo ra mùi tanh
của cá. Khi cho thêm chất chua, tức là cho thêm axit vào để chúng tác
dụng với các amin trên tạo ra muối làm giảm độ tanh của cá.
RNH2 + H+ → RNH3+
23


3) Vì nó làm tăng ion Na + trong cơ thể, làm hại các nơron thần kinh nên được
khuyến cáo không nên lạm dụng gia vị này.
4) Trong gạch cua có protein, khi nung nóng bị đông tụ lại thành kết tủa.
5) Đó là dung dịch các aminoaxit cần cho cơ thể, chúng đều là các αaminoaxit có công thức chung là R-CH(NH2)-COOH.
6) Vì khi đun nóng, lòng trắng trứng (protein) sẽ đông tụ lại và kéo theo chất
bẩn có trong nước đường nổi lên trên, ta vớt ra, còn lại là nước đường
7) Đốt hai mảnh lụa, nếu mảnh nào khi cháy có mùi khét, đó là mảnh dệt từ sợi
tơ tằm.
CHƯƠNG 4. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
1) Nilon, len và tơ tằm đều có các nhóm -CO-NH- trong phân tử. Các
nhóm này dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và axit, vì vậy độ bền của
quần áo (sản xuất từ nilon, len, tơ tằm) sẽ bị giảm nhiều khi giặt bằng xà phòng
có độ kiềm cao.
Nilon, len và tơ tằm đều kém bền đối với nhiệt nên không được giặt bằng
nước quá nóng hoặc là (ủi) quá nóng

2) Không được. Vì phản ứng thế không tạo ra mạch polime có clo luân phiên
đều đặn.
3) Không được. Vì flo hoá PE chỉ cho các sản phẩm cắt mạch và phân huỷ,
không cho teflon.
4) Dưới tác dụng của oxi không khí, của hơi ẩm, của ánh sáng và nhiệt, polime
và các phụ gia có trong đồ nhựa có thể tham gia các phản ứng ở nhóm chức của
nó. Kết quả là: Mạch polime bị phân cắt hoặc vẫn giữ được mạch nhưng đều làm
thay đổi cấu tạo của chúng dẫn tới làm thay đổi màu sắc và tính chất. Hiện
tượng đó gọi là sự lão hoá polime.
5) Trong cao su lưu hoá và trong chất dẻo đều có chứa các phụ gia chống oxi
hoá, tạo màu, dẻo hoá… Chúng là các chất có thể tan vào rượu và là những chất
độc hại đối với cơ thể, một số chất có khả năng gây ung thư.
6) Khi đốt, da thật cho mùi khét, da nhân tạo không cho mùi khét.

24


7) Chất dẻo làm bao bì đựng thực phẩm cần tuân theo các tiêu chuẩn
nghiêm ngặt, ví dụ không được chứa các chất độc hại đối với sức khoẻ. Các
bao bì bằng chất dẻo sau khi sử dụng thường rất khó tiêu huỷ do đó gây ô nhiễm
cho môi trường. Không nên quá lạm dụng chúng mà nên dùng các bao bì truyền
thống từ các vật liệu thiên nhiên dễ phân huỷ như tre, gỗ, lá, xenlulozơ,…
8) 2CH4  C2H3Cl
32

62.5

x

250



x= 128kg

V=448cm3
CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
1) Mục đích là bảo vệ các ống thép bằng phương pháp điện hóa. Các lá kẽm
hoặc nhôm là cực âm, chúng bị ăn mòn. Ống thép là cực dương, không bị ăn
mòn điện hóa học.
2) a. Ý tưởng bạn em không đúng. Vì các phản ứng hóa học chỉ làm thay đổi cấu
trúc lớp electron bên ngoài của nguyên tử . Chúng ta đã biết nguyên tử của
nguyên tố hóa học được đặc trưng bằng số proton trong hạt nhân nguyên tử.
Phản ứng hóa học không thể làm thay đổi các thành phần trong hạt nhân. Do đó
không thể biến đổi chì thành vàng bằng phản ứng hóa học được.
b. Dung dịch đã dùng có chứa ion Au3+
c. Pb đã khử ion Au3+ thành Au và phủ một lớp bên ngoài kim loại Pb:
3Pb + 2Au3+ → 3Pb2+ + 2Au
3) a. Xảy ra sự ăn mòn điện hóa
b. Sắt tây sẽ ăn mòn dần rồi bị thủng còn tôn chỉ bị ăn mòn lớp ngoài nhưng
không bị thủng.
4) a. Các kim loại Zn, Sn, Pb sẽ phản ứng với Cu(NO 3)2 tạo thành các ion Zn 2+,
Sn2+, Pb2+ tan vào dung dịch, lọc bỏ dung dịch sẽ thu được Cu tinh khiết.
PT:

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
Sn + Cu2+ → Sn2+ + Cu
Pb + Cu2+ → Pb2+ + Cu
25



b. Ngâm hỗn hợp kim loại vào dung dịch AgNO3.
PT:

Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag
Sn + 2Ag+ → Sn2+ + 2Ag
Pb + 2Ag+ → Pb2+ + 2Ag

5) a. Các cặp oxi hóa khử của kim loại trong phản ứng:Cu2+/Cu và Ag+/Ag
Vai trò của các chất tham gia phản ứng là: Ag+ là chất oxi hóa; Cu là chất khử
Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag
b.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
64g



2.108 g => M tăng = 216-64 = 152 gam

Theo ĐB, m tăng = 10,36-8,84 = 1,52 gam
=> Khối lượng bạc phủ lên trên vật bằng đồng là 2,16 gam
6) Chọn C.
7) Chọn D.
8) Chọn D.
9) Chọn C.
10) Chọn A.
CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM
1) Dầu hỏa không tác dụng với kim loại kiềm đồng thời không thấm nước,
không thấm khí nên là chất tốt nhất bảo vệ kim loại kiềm tránh hai tác nhân oxi
hóa này.

2) Hỗn hợp dùng để tái sinh O2 từ CO2 :
Na2O2 hấp thụ 2V khí CO2 do con người thở ra sẽ tái sinh được 1V khí O2
2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2↑
Hỗn hợp Na2O2 + KO2 hấp thụ 2V khí CO2 sẽ tái sinh được 2V khí O2
Na2O2 + 2KO2 + 2CO2 → Na2CO3 + K2CO3 + 2O2↑
3) Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của
vi khuẩn, do hiện tượng thẩm thấu, muối đi vào các tế bào, làm cho nồng
độ muối trong vi khuẩn tăng cao và có quá trình chuyển ngược lại từ tế bào
vi khuẩn ra ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt.

26


4) Đau dạ dày do dư axit trong dịch vị dạ dày, khi cho NaHCO 3 vào
nó trung hòa bớt HCl nhờ phản ứng: NaHCO 3 + HCl → NaCl + CO 2 +
H2O
5) ĐS: 10 ml
6) Một kinh nghiệm nhóm bếp là hãy nhúng than vào nước vôi trong rồi phơi
trước khi đun, làm như vậy Ca(OH) 2 sẽ hấp thụ CO2 sinh ra, khi nhóm sẽ bớt
khói hơn.
7) Đất chua là đất chứa nhiều ion H+ (có môi trường axit).
Khi bón vôi (CaO) cho đất sẽ xảy ra quá các quá trình sau:
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OHIon OH- sinh ra sẽ trung hòa lượng H + trong đất làm cho đất có môi trường
trung tính.
8) Không thể dùng các chất chữa cháy thông thường như nước, cát, bình
cứu hỏa chứa tuyết cacbonic để dập đám cháy do Mg gây ra vì ở nhiệt độ cao
Mg phản ứng mạnh với H2O, SiO2, CO2.
9) Vì trên bề mặt kim thanh nhôm được phủ kín một lớp màng oxit (Al 2O3) rất
mỏng, mịn và bền ngăn không cho nước thấm qua.

10) Vì Nhôm bị hoà tan dần theo các phản ứng sau nên lâu ngày chậu sẽ bị
thủng:
Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O
Al + Ca(OH)2 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2↑
2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O
11) Chọn D
12) Chọn B
CHƯƠNG 7. SẮT & MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG
1) Quặng đó là pirit sắt
PT:

FeS2 + 18HNO3 → Fe(NO3)3 + 15NO2 + 2H2SO4 + 7H2O
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

27


2) Trong nước giếng khoan của những vùng này có chứa Fe 2+, ở dưới
giếng, điều kiện thiếu O 2 nên Fe2+ có thể được hình thành và tồn tại được. Khi
múc nước giếng lên, nước tiếp xúc với O 2 không khí làm Fe2+ bị oxi hóa thành
Fe3+ (có màu vàng) và Fe3+ tác dụng với H2O chuyển thành hiđroxit là một chất
rất ít tan.
3) Thực tế người ta ít dùng quặng pirit để sản xuất gang vì hàm lượng S còn
lại trong gang vượt quá mức cho phép, làm giảm chất lượng của gang và nhất là
chất lượng của thép được luyện từ gang này.
4) m = 95.232/168.100/96.100/80 = 170,82 tấn
5) mol KMnO4 = 0,004; mol FeSO4 = 5.0,004= 0,02 = mol Fe
%mFe= 98,24%
6) CuSO4 khan là chất rắn màu trắng, khi hấp thụ nước tạo thành muối
hiđrat CuSO4.5H2O màu xanh. Do đó người ta thường sử dụng CuSO 4 khan để

phát hiện dấu vết nước trong các chất lỏng.
7) Khi cho một sợi dây đồng đã cạo sạch vào bình nước cắm hoa thì một số ion
Cu2+
tan vào nước có tác dụng không làm tắc các mao quản dẫn nước đến hoa nên
hoa tươi lâu hơn.
8) Do trong không khí ẩm, với sự có mặt của khí CO 2 trên bề mặt đồng
bị bao phủ bởi một lớp màng cacbonat bazơ màu xanh (Cu(OH)2.CuCO3).
9) Các chữ mạ vàng hầu hết được chế tạo từ "vàng giả”. Vàng giả là hợp kim
của đồng-kẽm được nghiền mịn rồi cho dầu sơn vào để tạo các chữ trên bìa.
10) Thanh tà vẹt bằng gỗ được tẩm dung dịch ZnCl 2 hoặc ZnSO4, các
chất này có tác dụng ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở của nấm nên bảo vệ được
thanh tà vẹt không bị mục. Hiện nay chất chống mục hiệu quả nhất là natri
phenyl clorua, tác dụng chống mục vượt xa ZnCl 2 hoặc ZnSO4 nên được gọi là
vị cứu tinh của tà vẹt gỗ.
11) Trong không khí ẩm, Ag phản ứng với O2 và H2S tạo ra Ag2S màu đen.
4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O

28


×