Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Tổng hợp kiến thức di truyền, biến dị ,tiến hóa.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.48 KB, 58 trang )

DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG ( 10 câu hỏi tự luận )
Câu 1: Tóm tắt quy trình sản xuất hoocmon insulin bằng công nghệ cấy truyền gen.
( Mức độ khó)
Quy trình sản xuất hoocmon insulin bằng công nghệ cấy truyền gen
Bước 1: Tách ADN ra khỏi NST của tế bào người
Tách Plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn
Bước 2: Dùng enzim cắt (Restrictaza) cắt đoạn gen quy định tổng hợp hoocmon insulin ra khỏi
ADN của tế bào cho (tế bào người) và cắt mở vòng Plasmit.
Dùng enzim nối (Ligaza) nối đoạn gen quy định tổng hợp insulin vào plasmit ta thu
được ADN tái tổ hợp.
Bước 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận (thường sử dụng vi khuẩn E.Coli làm tế bào
nhận vì nuôi cấy dễ, sinh sản nhanh). Nuôi cấy tế bào nhận trong môi trường thích hợp để nó
sinh sản và sản xuất ra insulin sau đó tách chiết môi trường nuôi cấy để thu nhận insulin.
Câu 2: So sánh đặc điểm và cách sử dụng tia phóng xạ và tia tử ngoại trong công nghệ gây đột
biến nhân tạo.
So sánh ( Mức độ khó)
Nội dung
Đặc điểm

Tia phóng xạ
- Có khả năng xuyên sâu vào
các mô sống
- Có khả năng gây ion hóa các
nguyên tử

Tia phóng xạ
- Không có khả năng
xuyên sâu vào mô sống
- không có khả năng
gây ion hoá các nguyên
tử


Cách sử dụng Có thể sử dụng để gây đột biến Chỉ sử dụng để xử lí
ở những bộ phận có kích thước gây đột biến ở vi sinh
lớn (đỉnh sinh trưởng của cây, vật hoặc những bộ phận
hạt khô hoặc hạt nảy mầm, bầu có kích thước nhỏ như
nhuỵ…)
bào tử, hạt phấn.
Đều sử dụng để gây đột biến ở nhhững bộ phận đang tiến
hành phân chia tế bào vì đột biến dễ phát sinh trong
nguyên phân và giảm phân.
Câu 3: Nêu tóm tắt quy trình tiến hành lai tế bào và 1 ví dụ về ứng dụng của lai tế bào.
( Mức độ khó)
Quy trình tiến hành lai tế bào
Bước 1: Loại bỏ màng tế bào sinh dưỡng để tạo các tế bào trần.
Bước 2: Nuôi 2 dòng tế bào trần khác nhau trong cùng một môi trường. Bổ sung vào môi
trường nuôi dưỡng các virut Xenđê đã làm giảm hoạt tính hoặc keo hữu cơ Polietylen glycol
hoặc sử dụng xung điện cao áp để tăng khả năng kết dính các tế bào tạo thành tế bào lai mang
bộ NST của 2 tế bào gốc.


Bước 3: Nuôi cấy các tế bào lai trong môi trường thích hợp và dùng hoocmon kích thích để tế
bào lai phát triển thành cơ thể lai.
Ví dụ: Lai cà chua với khoai tây
Câu 4 : Dòng thuần là gì? Phương pháp tạo dòng thuần? ý nghĩa của dòng thuần trong nghiên
cứu di truyền và trong chọn giống ?
( Mức độ khó)
- Khái niệm dòng thuần : Dòng thuần là dòng đồng hợp tử về kiểu gen và đồng nhất về một loại
kiểu hình .
- Các phương pháp tạo dòng thuần .
+ Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ , sau dó tiến hành chọn lọc các cá thể
thuần chủng rồi nhân riêng ra để tạo dòng thuần .

+ Lưỡng bội hoá các cá thể đơn bội bằng tác động của cônsixin với nồng độ và thời
gian xử lí thích hợp sẽ tạo được dòng thuần chủng về tất cả các gen .
+ Gây đột biến thuận nghịch từ các cá thể dị hợp . Nếu gây đột biến thuận thì sẽ tạo
ra dạng đồng hợp lặn
- Vai trò của dòng thuần trong nghiên cứu di truyền và trong chọn giống .
+ Trong nghiên cứu di truyền : sử dụng dòng thuần chủng để phân tích kiểu gen ,
xác định dòng thuần chủng của các gen trội.
+ Trong chọn giống : làm nguyên liệu cho tạo ưu thế lai và tạo giống mới phát hiện
dị tật của giống so sánh , đánh giá hiệu quả của các giống tìm ra giống tốt nhất.
Câu 5 : Hệ số di truyền là gì? Tại sao khi chọn giống người ta phải dựa vào hệ số di truyền ?
( Mức độ khó)
- Hệ số di truyền được kí hiệu là h 2 là tỉ số giữa biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình,được tính
bằng giá trị phần trăm ( từ 0 % đến 100 % ) hoặc bằng giá trị số thập phân ( từ 0 đến 1 ).
- Khi chọn lọc giống người ta thường phải dựa vào hệ số di truyền vì:
+ Hệ số di truyền cho thấy mức độ ảnh hưởng của kiểu gen lên tính trạng so với ảnh
hưởng của môi trường .
+ Hệ số di truyền cao cho thấy tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen , ít chịu ảnh
hưởng của môi trường . Ngược lại hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng chịu ảnh
hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh.
Ví dụ :
Câu 6 : Tại sao giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn lặp lại nhiều lần thường dẫn đến thoái hoá
giống ? Làm thế nào để khắc phục hiện tượng thoái hoá giống ?
( Mức độ dễ)
- Giao phối gần hoặc tự thụ phấn lặp lại nhiều lần thường dấn đến thoái hoá vì :tỉ lệ thể dị hợp
tử trong quần thể giảm dần , tỉ lệ thể đồng hợp tử tăng dần . trong đó có đồng hợp lặn biểu hiện
thành kiểu hình có hại .
Ví dụ :
_ Các biện pháp khắc phục hiện tượng thoái hoá giống :
+ Thường xuyên chọn lọc giống để loại bỏ các dạng bất lợi nhằm đảm bảo tính đồng
đều của giống .

+ Tạo các điều kiện khống chế sự thể hiện kiểu hình của các gen đột biến .
+ Lai xa để đưa các gen lặn đột biến vào trạng thái dị hợp , hạn chế biểu hiện kiểu hình
gây hại của chúng .


+ Dùng đột biến nhân tạo để biến đổi các gen biểu hiện các tính trạng không mong
muốn thành các gen biểu hiện tính trạng mong muốn.
Câu 7: Kĩ thuật di truyền là gì? Hãy nêu các khâu chính của kĩ thuật cấy gen?
( Mức độ dễ)
Kĩ thật di truyền là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền dựa vào những hiểu biết về cấu trúc
hoá học của axit nuclêic và di truyền vi sinh vật.
Các khâu chính của kĩ thuật cấy gen:
- Tách ADN NST ra khỏi tế bào cho và tỏch Plasmit ra khỏi vi khuẩn.
- Cắt đoạn ADN của tế bào cho và mở đoạn ADN vòng của Plasmit bằng enzim cắt
Nối đoạn ADN bị cắt với ADN của Platmit nhờ enzim nối, tạo thành Platmit chứa ADN tái
tổng hợp.
- Chuyển ADN tái tổ hợp trong Plasmit vào tế bào nhận và tạo điều kiện cho nó được thể hiện:
tự nhân đôi và truyền qua thế hệ sau, tổng hợp Prôtein đã mã hóa trong ADN được ghép.
Câu 8: Ưu thế lai là gì? Cho biết các phương pháp tạo ưu thế lai?
Câu 9: Khi cho lai giữa lợn Móng Cái với lợn Lanđrat được con lai F1
a) Phép lai trên là phép lai gì?
b) Đĩnh nghĩa phép lai trên?
c) Cho một ví dụ khác về phép lai trên?
Phép lai trên là phép lai kinh tế .
- Lai kinh tế là cho giao phối giữa các dạng bố mẹ thuộc hai giống thuần khác nhau rồi được
con lai F1 làm sản phẩm mà không dùng nó để nhân giống tiếp đời sau.
- ví dụ:
Câu 10: Để cải tiến một giống năng suất thấp ở địa phương người ta dùng phương pháp nào?
( Mức độ dễ)
Để cải tiến một giống năng suất thấp người ta:

- Dùng 1 giống cao sản để cải tiến 1 giống năng suất thấp
- Thường dùng con đực tốt nhất thuộc giống ngoại, cho giao phối với con cái tốt nhất của giống
địa phương
- Con đực giống cao sản được sử dụng liên tiếp qua nhiều đời lai.
Sau 4-5 thế hệ, giống địa phương được cải tạo gần như giống ngoại thuần chủng.

PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lý và tác
nhân hóa học?
Trả lời: (Mức độ dễ)
1. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lý
- Di truyền học phóng xạ ra đời, đã làm cơ sở cho hướng chọn giống mới bằng đột biến thực nghiệm. Các
loại tia phóng xạ như: tia X, tia gamma, tia bêta, chùm nơtron, có tác dụng kích thích và gây ion hóa các nguyên
tử khi chúng xuyên qua các tổ chức tế bào sống, ảnh hưởng đến ADN, ARN thông qua tác động đến các phân tử
nước trong tế bào.
- Trong chọn giống thực vật, người ta chiếu xạ với cường độ, liều lượng thích hợp lên hạt khô, hạt nảy mầm
hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành, lá hoặc hạt phấn, bầu nhụy.
- Tia tử ngoại có bước sóng ngắn, không có khả năng xuyên sâu, chỉ dùng cho đối tượng vi sinh vật,bào tử,
hạt phấn gây đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.


- Sốc nhiệt là sự tăng giảm đột ngột nhiệt độ môi trường làm cho cơ chế nội cân bằng của cơ thể không khởi
động kịp, gây chấn thương trong bộ máy di truyền.
2. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học.
- Ngày nay, người ta sử dụng hàng trăm loại hóa chất, khi thấm vào tế bào, có tác dụng gây đột biến gen.
- Chất cônsixin khi thấm vào tế bào đang phân chia, sẽ làm kim hãm sự hình thành thoi vô sắc, làm nhiễm
sắc thể không phân ly, đã được sử dụng để tạo ra thể đa bội.
- Để gây đột biến hóa học ở cây trồng, người ta ngâm hạt khô hoặc hạt đang nảy mầm vào trong dung dịch
hóa chất có nồng độ thích hợp,hoặc tiêm dung dịch vào bầu nhụy, hoặc quấn bông tẩm dung dịch hóa chất lên
đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi.

- Ở vật nuôi: Có thể cho hoá chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng

Câu 2: Một số hướng chọn tạo cây trồng của nước ta? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời : Mức độ dễ)
- Chọn giống nước ngoài, cao sản để lai cải tiên giống trong nước tạo giống lúa có năng suất cao, ngắn
ngày, chống chịu tốt, trồng đựơc nhiều vụ, thích hợp thâm canh, tăng vụ như các giống: Xuân số 2 năng suất đạt
12 tấn/ha hoặc giống lúa chiụ hạn CH103 ....
- Kết hợp lai hữu tính với sử dụng đột biến thực nghiệm để cải tiến giống lúa hiện có. Thí dụ : xử lý
bằng tia gamma trên giống lúa Mộc tuyền, đã tạo MT1, chín sớm, thấp và cứng cây, chịu phân, chịu chua, năng
suất tăng 15%-25% so với dạng gốc.....
- Hướng tạo giống mới có nhiều triển vọng ở nước ta hiện nay là cho lai giữa cây trồng với cây hoang
dại, có phối hợp đột biến thực nghiệm đã mở ra khả năng tạo giống mới, có tính chống chịu cao như: lai lúa
thường với cây lúa ma.

Câu 3: Mức độ khó)
Trình bày chọn giống vi sinh vật bằng đột biến nhân tạo?
Trả lời:
Cùng với quá trình phát triển của di truyền học, chọn giống vi sinh vật đến nayđã trải qua nhiều giai đoạn :
1. Giai đoạn chọn giống bậc thang:
Là gây đột biến rồi trải qua nhiều bậc chọn lọc để nâng dần năng suất của các nơi vi sinh vật.
Trước đây, pênixilin được tách từ các mẫu nấm tự nhiên, rất ít và đắt. Dùng tia phóng xạ xử lý bào tử
nấm pênixilin rồi qua hàng chục bậc chọn lọc, người ta đã tạo được chủng đột biến pênixilin có hoạt tính sản
xuất pênixilin tăng gấp 200 lần so với dạng ban đầu.
2. Giai đoạn chọn giống bằng ngăn trở sinh tổng hợp.
Thành tựu điển hình là tạo ra nòi vi khuẩn đột biến có năng suất tổng hợp lizin cao gấp 300 lần so với dạng
ban đầu.
Axit asparagênic

Đột biến


Hômôxêrin

Lizin
Trên chuỗi phản ứng sinh tổng hợp lizin từ axit asparagênic, có chẻ nhánh nửa chừng cho ra Hômôxêrin.
Gây đột biến ngăn trở nhánh chẻ này; nhờ đó mà toàn bộ axit asparaxểic đều được chuyển hóa thành lizin.
Từ phương pháp trên, đã tạo ra được các nòi vi khuẩn đột biến có năng suất cao về axit glutamic,
tryptôphan, hình thành công nghiệp vi sinh vật sản xuất axit amin, nuclêôtit.
Cũng bằng đột biến nhân tạo, người ta tạo được các nòi vi khuẩn, nấm men sinh trưởng mạnh để sản xuất
sinh khối, chọn được những chủng vi sinh vật không bệnh, đóng vai trò kháng nguyên gây miễn dịch, dùng
sản xuất vắc xin phòng bệnh cho người, gia súc.

Câu 4: Ưu thế lai là gì? Các phương pháp tạo ưu thế lai?
Trả lời:


1. Ưu thế lai : Là hiện tượng con lai sinh ra có sự vượt trội về mặt kiểu hình (như sức sống, sự sinh trưởng, tính
chống chịu bệnh, ....) so với thế hệ cha mẹ.
2. Các phương pháp tạo ưu thế lai: Khẳng định các phép lai như lai khác dòng, khác giống, khác thứ, khác
loài đều có khả năng tạo ưu thế lai nhưng người ta chỉ sử dụng các phương pháp sau đây:
a. Lai khác dòng đơn:
- Tạo ra hai dòng tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ, rồi cho giao phấn với nhau:
AxB
C
b. Lai khác dòng kép:
- Cho lai giữa hai hay nhiều dòng thuần khác nhau để tạo ra thế hệ con lai có sự kết hợp những tính trạng tốt của
nhiều dòng:
AxB
E
ExF
G

CxD
F
c. Lai thuận và lai nghịch:
- Ưu thế lai phụ thuộc vào cả đặc tính của tế bào chất, vì vậy các phép lai thuận và lai nghịch cho hiệu quả ưu
thế lai khác nhau ( bản chất là do gen nằm trong tế bào chất của cơ thể cái là khác nhau).
- Người ta tiến hành cả phép lai thuận và lai nghịch giữa các dòng tự thụ phấn để thăm dò, tìm ra tổ hợp lai có
giá trị kinh tế cao nhất.

Câu 5: Dòng thuần là gì? Phương pháp tạo dòng thuần? Vai trò của dòng thuần
trong chọn giống thực vật?
Trả lời:
1. Khái niệm về dòng và dòng thuần:
- Dòng : là nhóm các cá thể hoặc tế bào giống hệt nhau về mặt di truyền bắt nguồn từ 1 cha mẹ chung do
sinh sản vô tính.
- Dòng thuần: Là những dòng mà con cái sinh ra luôn giống với bố mẹ về kiểu hình và đồng hợp tử về
kiểu gen.
- Khi nói đến dòng thuần thường đồng nghĩa với thuần chủng và thực tế chỉ xét trên 1 số cặp gen cần
nghiên cứu.
2. Phương pháp tạo dòng thuần
- Ở thực vật: Tạo dòng thuần bằng cách cho tự thụ phấn bắt buộc thế hệ.
- Ở động vật: Tạo dòng thuần bằng cách cho giao phối cận huyết qua một số thế hệ.
- Lưu ý: cần kiểm tra độ thuần chủng của các cơ thể được lựa chọn qua các phép lai phân tích.
3. Vai trò của dòng thuần trong chọn giống thực vật:
- Duy trì sự ổn định về kiểu gen và kiểu hình mong muốn của giống.
- Dòng thuần là nguyên liệu cho các phép lai khác dòng, tạo ưu thế lai ở cơ thể lai F1
- Trong chọn giống, dùng dòng thuần chủng lặn trong phép lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của một cơ
thể chưa biết.
- Ở thực vật:
+ Lai khác dòng: Tạo dòng thuần bằng cách tự thụ phấn bắt buộc qua một số thế hệ, lai các dòng thuần
- lai khác dòng đơn: A x B  C

- Lai khác dòng kép: A x B  C
=> C x F  G
DxEF
+ Lai khác thứ: Lai giữa hai thứ cây trồng với nhau
- Ở động vật:
+ Lai khác giống ( lai kinh tế) : Rất phổ biến vd: Lợn ỉ x lợn đại bạch
+ Lai khác loài: ít phổ biến vì khó thành công


Câu 6: So sánh phương pháp chọn giống bằng lai hữu tính và phương pháp chọn
giống bằng gây đột biến.
Trả lời: ( M ức độ khó)
1. Giống nhau:
- Đều phải tác động vào cơ sở vật chất di truyền vào những giai đoạn thích hợp.
- Đều sử dụng nguồn nguyên liệu là biến dị di truyền.
- Sau khi tạo biến dị, đều phải tiến hành qua quá trình chọn lọc và bồi dưỡng mới tạo được giống mới.
2. Khác nhau:
Chọn giống bằng lai hữu tính
- Ở thực vật: Cho thụ phấn
- Ở động vật: Giao phối hoặc thụ tinh
nhân tạo.
-

Chọn giống bằng gây đột biến
- Gây đột biến bằng các tác nhân lí-hóa,
tác động lên cơ thể vào những giai đoạn
cần thiết với liều lượng và thời gian thích
hợp.
Tiến hành ở thực vật, động vật bậc
- Tiến hành ở thực vật, nấm, vi sinh vật,

cao.
động vật bậc thấp.
Cơ chế tạo biến dị: Sự phân li độc lập - Cơ chế tạo biến dị: Nhiễm sắc thể tự
và tổ hợp tự do của các gen, sự hoán
nhân đôi nhưng không phân li hoặc phân
vị gen, tương tác gen.
li không bình thường, ADN sao chép sai.
Tạo ra biến dị tổ hợp.
- Tạo ra biến dị đột biến.
Thời gian tạo giống mới dài, nhưng dễ - Thời gian để tạo ra giống mới ngắn hơn
tiến hành, không đòi hỏi điều kiện kĩ nhưng khó tiến hành vì đòi hỏi điều kiện
thuật phức tạp.
kĩ thuật phức tạp.
Tạo ưu thế lai: Cơ thể lai có sức sống - Tạo ra các dạng đột biến với những đặc
cao, sinh trưởng và phát triển mạnh,
tính quý như các dạng đa bội thể thực vật
tính chống chịu tốt.
có kích thước cơ quan sinh dưỡng to, lớn
nhanh, thời gian sinh trưởng kéo dài, tình
chống chịu cao.

Câu 7: ( M ức độ khó)
Hãy nêu các phép lai dùng trong di truyền và chọn giống.
Trả lời:

A-Trong nghiên cứu di truyền:
1. Phép lai phân tích:
- Là phép lai đem cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra về kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn.
- Nếu đời lai là đồng tính thì bố mẹ thuần chủng. Con lai phân tính thì chứng tỏ bố mẹ không thuần chủng.
- Phép lai phân tích được áp dụng để nghiên cứu các quy luật di truyền như:

a. Menden sử dụng phép lai phân tích để kiểm tra độ thuần chủng của cơ thể lai.
Ví dụ:
A- thân cao
a - thân thấp
+ P1:
AA (cao)
x
aa (thấp)
Gp1:
A
a
F1:
+ P2:
Gp2 :

Aa (cao)
A,a

Aa (cao)
x

aa (thấp)
a

F1:
1Aa (cao)
:
1aa (thấp)
b. Morgan sử dụng phép lai phân tích để phát hiện quy luật di truyền liên kết và quy luật di truyền hoán vị:
Ví dụ:

+ Quy luật liên kết: phép lai cho tỉ lệ (1 xám dài : 1 đen cụt)


+ Quy luật hoán vị: phép lai cho tỉ lệ
(41% xám dài : 41% đen cụt : 9% xám cụt : 9% đen dài)
c. Phép lai phân tích dùng phát hiện trong quy luật di truyền của gen nằm trên nhiễm sắc thể X, Y không có
alen tương ứng.
d. Phép lai phân tích dùng để tìm quy luật tương tác gen (thấy sự khác biệt giữa phép lai của Menden với di
truyền hiện đại.
2. Phép lai thuận nghịch :
- Là phép lai khi thì dùng cơ thể này làm bố, khi thì dùng dạng đó làm mẹ.
- Phép lai thuận nghịch phát hiện và nghiên cứu các quy luật di truyền như:
a. Các quy luật di truyền của Menden:
- Menden đã sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện ra các định luật I, định luật II, định luật III.
- Kết quả của phép lai thuận nghịch là không đổi. Dù chọn cây này làm bố hay làm mẹ thì kết kiểu gen và kiểu
hình ở thế hệ con là như nhau.
- Ví dụ:
Cho hai cây đâu thuần chủng A- vàng, a- xanh
+ P1:
AA
(vàng) x
aa (xanh)
Gp1:
A
a
F1:
+ P2:
Gp2:

aa

a

(xanh) x

Aa (vàng)
AA (vàng) ư
A

F1:
Aa
b. Morgan sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện ra quy luật liên kết gen và hoán vị gen.
- Ví dụ: Qua hai phép thử của Morgan:
+ P1:
BV
x
bv
bv
bv
Gp1:
BV, bv
bv
F1:
BV
bv
Bv
bv
+ P2:
BV
x
bv

bv
bv
Gp2: BV = bv = 41%
bv
Bv = bV = 9%
F1:
41% BV
41% bv
Bv
bv
9% Bv
9% bV
bv
bv
c. Phép lai thuận nghịch được Bo và Coren phát hiện ra quy luật di truyền qua tế bào chất :
- Ví dụ:
+ P1:
Hoa loa kèn xanh
x
Hoa loa kèn vàng
F1:
Hoa loa kèn xanh
+ P2:
Hoa loa kèn xanh
x
Hoa loa kèn vàng
F1:
Hoa loa kèn vàng
3. Ngoài ra, người ta có thể sử dụng phương pháp tự thụ phấn để phân biệt các quy luật di truyền:
- Ví dụ: Cơ thể có kiểu gen AaBb

+ Định luật III Menden, tỉ lệ phân li kiểu hình đời sau là: 9:3:3:1.
+ Tương tác bổ trợ, tỉ lệ phân li kiểu hình đời sau là: 9:3:3:1 hoặc 9:6:1, hoặc 9:7 hoặc 9:3:4.
+ Tương tác át chế, tỉ lệ phân li kiểu hình đời sau là: 12:3:1 hoặc 9:3:4 hoặc 13:3.
+ Tương tác cộng gộp, tỉ lệ phân li kiểu hình đời sau là: 15:1.

B- Trong chọn giống
1. Lai khác dòng:


- Dòng là nhóm các cá thể hoặc tế bào giống hệt nhau về mặt di truyền, bắt nguồn từ 1 cha mẹ chung và nhân
lên qua sinh sản vô tính.
- Lai khác dòng là lai các cơ thể thuộc 2 dòng khác nhau nhằm tạo ưu thế lai.
- Lai khác dòng phục vụ phép lai kinh tế.
2. Lai khác giống ( lai cải tiến)
- Là phép lai giữa giống cao sản nhập nội để cải tạo giống có năng suất kém của địa phương.
3. Lai gần:
- Là phép lai cá thể có cùng huyết thống ( tự thụ phấn ở thực vật hoặc giao phối cận huyết ở động vật).
- Mục đích:
+ Tạo ra dòng thuần chủng
+ Củng cố gen trội có lợi
+ Loại bỏ gen lặn có hại
4. Lai khác thứ
- Thứ là đơn vị phân loại dưới loài, tập hợp cá thể có chung đặc điểm nhất định.
- Lai khác thứ: là tổ hợp vốn gen của hai hay nhiều thứ khác nhau nhằm tạo giống mới.
5. Lai xa:
- Là hình thức lai giữa các dạng bố mẹ thuộc hai loài khác nhau hoặc khác chi, khác họ nhằm tổ hợp đặc tính
tốt giữa cha và mẹ.
- Tuy nhiên, lai xa diễn ra rất khó khăn vì:
+ Khác loài dẫn tới chu kì sinh sản không giống nhau, bộ máy sinh dục không tương thích.
+ Chiều dài của ống phấn không phù hợp với chiều dài bầu nhụy của loài khác hoặc phấn không nảy

mầm được trên bầu nhụy của loài khác.
+ Tinh trùng của loài này chết trong ống dẫn trứng của loài khác. Ví dụ: tinh trùng của ếch chết trong
ống trứng của cóc.
+ Hoặc tinh trùng sống được nhưng con lai tạo ra có thể bị chết ngay hoặc vô sinh. Ví dụ: Dê lai với
cừu: con sinh ra chết ngay. Ngựa lai với lừa sinh ra con la hoặc con boóc đô đều vô sinh.
Tuy vậy, người ta vẫn sử dụng lai xa ở thực vật nhằm tổ hợp được những tính trạng tốt từ hai loài.
6. Lai tế bào
- Là sự dung hợp hai tế bào trần thuộc hai loài khác nhau tạo ra tế bào lai chứa bộ nhiễm sắc thể hai tế bào gốc.
- Ví dụ:
+ Tạo cây lai hai loài thuốc lá
+ Tạo cây con lai giữa khoai tây và cà chua.

Câu 8: Các phương pháp gây biến dị đa bội thể ở thực vật? Ứng dụng của các
dạng đa bội thể trong chọn giống cây trồng?
Trả lời: ( M ức độ dễ)
a. Các phương pháp gây biến dị đa bội thể:
- Phương pháp vật lí: Dùng các tác nhân vật lí như tia phóng xạ, nhiệt độ, sức li tâm ... tác động lên thực vật
vào những giai đoạn thích hợp.
- Phương pháp hoá học: Dùng các hoá chất như etylen, naphatalen, cafein, đặc biệt là cônsixin (nồng độ từ 0.10.2%) tác dụng lên đỉnh sinh trưởng của cây, rễ, hạt đang nảy mầm.
b. Ứng dụng của đa bội thể trong chọn giống cây trồng.
- Lợi dụng đặc điểm, kích thước tế bào, cơ quan, bộ phận của dạng đa bội lớn hơn dạng lưỡng bội, người ta
chọn những giống cây trồng cho năng suất cao.
Ví dụ:
+ Cây lấy lá: dâu tằm tam bội (3n=42) cho năng suất lá cao.
+ Cây lấy gỗ: dương liễu tam bội (3n=57) lớn nhanh, gỗ tốt.
+ Cây ăn quả: dưa hấu tam bội (3n=33) quả to hơn, không hạt.
Nho tam bội quả to, ngọt hơn, không hạt.
+ Cây lấy hạt: lúa mì lục bội (6n=42) sản lượng cao.
- Lợi dụng những biến đổi sinh hoá để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ví dụ: Củ cải đường tam bội (3n=27) lượng đường tăng từ 10-30% so với dạng lưỡng bội.

- Lợi dụng đặc điểm bất thụ do rối loạn quá trình phân bào để chọn giống cây ăn quả không hạt.


Ví dụ: dưa hấu tam bội, nho tam bội không hạt.
- Dùng phương pháp đa bội hoá tạo dạng tứ bội khác nguồn (thể song nhị bội) để khắc phục hiện tượng bất thụ
trong lai xa.
Ví dụ: củ cải (2n1=18) x cải bắp (2n2=18)
F1: lưỡng bội bất thụ (n1 + n2)
Đa bội hoá
Thể tứ bội hữu thụ (2n1 + 2n2)

Câu 9: Hãy trình bày những quy luật di truyền, phép lai, quy luật biến dị làm cho
cơ thể lai có kiểu hình khác với bố mẹ?
Trả lời: ( M ức độ dễ)
I- Các quy luật di truyền làm cho cơ thể lai có kiểu hình khác với bố mẹ:
1. Hiện tượng trội không hoàn toàn
2. Quy luật di truyền phân li độc lập và tổ hợp tự do
3. Quy luật hoán vị gen
4. Quy luật tương tác gen (tương tác bổ trợ, tương tác át chế, tương tác cộng gộp)
5. Quy luật di truyền liên kết với giới tính
6. Quy luật di truyền đồng trội
7. Quy luật di truyền liên kết
8. Quy luật di truyền qua tế bào chất
II- Các phép lai làm cho cơ thể có kiểu hình khác với bố mẹ
1. Lai khác dòng:
- Ví dụ: Lai khác dòng ngô tạo giống có năng suất cao hơn từ 10- 30% so với giống ban đầu.
2. Lai khác thứ
- Ví dụ: Lúa NN1 là kết quả của lai khác thứ cũng cho kết quả năng suất cao hơn giống ban đầu.
3.
Lai xa

- Ví dụ: Ngựa lai với lừa tạo con lai là La hoặc Boóc đô, đều có kiểu hình khác với bố mẹ.
III- Các quy luật biến dị làm cho cơ thể con có kiểu hình khác với bố mẹ
1. Đột biến gen: (mất, thêm, thay thế hoặc đảo vị trí 1 hoặc vài cặp nucleôtít)
2. Đột biến NST:
a. Đột biến cấu trúc: (Mất, lặp, chuyển hoặc đảo vị trí)
b. Đột biến số lượng NST:
- Đột biến thể dị bội (thể khuyết nhiễm, thể một nhiễm, thể tam nhiễm, thể đa nhiễm)
- Đột biến thể đa bội (đa bội chẵn và đa bội lẻ)
IV- Biến dị thường biến:
Trong một điều kiện nhất định, cùng một kiểu gen có thể cho các loại kiểu hình khác nhau. Có thể cho
kiểu hình tốt hơn với thế hệ cha mẹ nếu gặp điều kiện thuận lợi nhất.

Câu 10: Lai tế bào là gì? Các khâu chính trong phương pháp lai tế bào? Thành tựu
và triển vọng của phương pháp này?
Trả lời: ( M ức độ dễ)
a. Khái niệm:
- Lai tế bào là phép lai giữa hai dòng tế bào sinh dưỡng khác loài để tạo tế bào lai, rồi phát triển thành cơ thể
lai tổ hợp được đặc điểm di truyền của cả hai mà lai hữu tính không thể thực hiện được.
b. Các khâu chính trong phương pháp lai tế bào:
- Tạo tế bào trần (Protoplast): Dùng các enzim thích hợp để loại bỏ các màng cứng bao ngoài tế bào, để tế
bào chỉ còn lại màng nguyên sinh


Ví dụ: Loại bỏ màng xenlulô bao ngoài tế bào thực vật). Ở trạng thái này, tế bào dễ kết dính, dung hợp
với nhau,dễ hấp thụ các đại phân tử (thậm chí các cơ quan tử như ti thể, lập thể, nhân...) vào trong tế bào
theo cơ chế amip.
- Trộn lẫn hai dòng tế bào trần khác loài với nhau trong môi trường dinh dưỡng thích hợp có chứa các yếu tố
kích thích sự dung hợp (như virút Xenđê giảm hoạt tính, pôliêtilen glicol...)
- Tách riêng các tế bào lai và nuôi cấy trong môi trường thích hợp có chứa các yếu tố kích thích tế bào lai
phát triển thành cây lai.

c. Thành tựu và triển vọng của phương pháp này:
 Thành tựu:
- Đã tạo thành công cây lai từ hai loài thuốc lá khác nhau.
- Đã tạo thành công cây lai giữa cà chua và khoai tây.
 Triển vọng:
- Có thể tạo ra những cơ thể lai có kiểu gen rất khác nhau mà lai hữu tính không thể thực hiện được.
- Có thể tạo ra những cơ thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau, thậm chí giữa thực vật và
động vật.
CÂU HỎI TỰ LUẬN

PHẦN ỨNG DỤNG DI TRUYỀN VÀO CHỌN GIỐNG
KĨ THUẬT DI TRUYỀN

Câu 1:Plasmit là gì? So sánh ADN của NST và ADN của plasmit.
a. Plasmit là gì?
- Là những cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn
- Tuỳ loại vi khuẩn mà mỗi tế bào chứa vài đến vài chục plasmit
- Plasmit chứa phân tử ADN dạng vòng gồm khoảng 8000 đến 200 000 cặp nu
- ADN của plasmit cũng có nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X) có chứa gen có khả
năng sao mã, giải mã độc lập vớí ADN của NST
b. So sánh ADN của NST và ADN của plasmit.
• Giống nhau:
+ Đều có mạch xoắn kép, cấu tạo đa phân
+ Chứa đơn phân: Nuclêôtit
+ Có nguyên tắc bổ sung: A-T, G-X
+ Có các loại liên kết hoá trị và liên kết hyđrô
+ Chứa gen có khả năng tự nhân đôi, sao mã, giải mã
• Khác nhau:
ADN của NST
ADN của plasmit

+ Ở trong nhân tế bào
+ Dạng mạch thẳng.
+ Số nuclêôtit nhiều
+ Không làm thể truyền.

+ Ở trong tế bào chất của vi
khuẩn
+ Dạng vòng khép kín
+ Số nuclêôtit ít
+ Làm thể truyền


Câu 2:.trình bày các bước cơ bản trong kỹ thuật cấy gen dùng Plasmit là thể
truyền.
• Gồm 3 khâu
- Tách ADN NST của tế bào cho và tách platsmit ra khỏi tế bào.
- Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN platsmit ở những điểm xác định tạo
ADN tái tổ hợp
+ Thao tác cắt = enzim cắt (restrictaza)
+ Thao tác nối = enzim nối (ligaza)
- Chuyển ADN tái tổ hợp và tế bào nhân và tạo điều kiện cho gen ghép được
biểu hiện.
Câu 3:Kĩ thuật di truyền là gì ? Các bước cơ bản của kĩ thuật di truyền ?
* Kĩ thuật di truyền : Là kĩ thuật vi thao tác trên vật liệu di truyền dựa trên những
hiểu biết về cấu trúc hoá học của axitnucleic và di truyền vi sinh vật nhờ hoạt đọng
của các Enzim cắt nối đặc hiệu và các thể truyền đó là các plasmit hay thực khuẩn
thể.
*Các bước cơ bản của kĩ thuật di truyền:
 Bước 1. Tách chiết và tinh sạch ADN thuộc các nguồn khác nhau( gồm
vector và ADN mang đoạn gen mong muốn)

 Bước 2. Sử dụng enzim cắt và nối ADN của tế bào cho vào ADN của
plasmis ở những điểm xác định để tạo ra ADN tái tổ hợp .
 Bước 3. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào thể nhận tạo điều kiện cho các
gen đã ghép được biểu hiện, qua đó mà phát hiện được các thể tái tổ hợp mới
theo ý mong muốn để tách dòng. Việc chuyển ADN vào tế bào thể nhận mà chủ
yếu là E.coli bằng nhiều phương pháp khác nhau.
 Bước 4. Tách dòng ADN tái tổ hợp chứa gen mong muốn: Chuyển các thể
tái tổ hợp lên môi truờng chọn lọc để chọn ra dòng tái tổ hợp chung, rồi từ dòng
tái tổ hợp chung tiếp tục chuyển lên môi trường chọn lọc đặc hiệu hoặc dùng
phương pháp lai phân tử với mARN tinh khiết của các gen mong muốn để phát
hiện tách lấy dòng lai mong muốn
Câu 4:Trong kĩ thuật cấy gen người ta đó ứng dụng để sản xuất Insulin như
thế nào? Insulin có ý nghĩa gì trong y học.
*Sản xuất Insulin trong kĩ thuật cấy gen:
Tiến hành theo các bước
1. Tách ADN mang gen tổng hợp Insulin ở tế bào người ra khỏi tế bào, tách
plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn
2. Cắt đoạn ADN có gen tổng hợp Insulin và cắt mở vòng plasmitdo các enzim
cắt xác định


3. Nối đoạn ADN mang gen Insulin vào ADN của plasmit sau đó đóng vòng và
tạo thành plasmit mang ADN tái tổ hợp.
4. Đưa ADN tái tổ hợp trong plasmit vào tế bào nhận ( thường dùng Ecôli) và
tạo điều kiện cho ADN tái tổ hợp hoạt động bình thường và tạo ra hooc môn
Insulin. Bằng phương pháp chiết rút người ta sẽ lấy được Insuli trong môi
trường nôi cấy đem vào sử dụng trong y học.
* Insulin trong y học
- Insuli một loại hoocmon tuyến tuỵ có chức năng điều hoà glucô trong máu giữ
cho lượng glucô luôn 1 %o trong máu

- Nếu thiếu Insulin trong cơ thể thì lượng đường trong máu tăng lên lúc này
glucô được thải ra nước tiểu gọi là bệnh tiểu đường
- Để trị bệnh tiểu đường người ta đưa Insulin vào máu với liều lượng thích hợp
lúc này glucô trong máu sẽ hạ xuống ổn định
Bằng kĩ thuật di truyền người ta đã tạo ra được chủng vi sinh vật có khả năng sản
xuất Insulin trên quy mô lớn dùng để chữa bệnh tiểu đường với giá thành hạ.
Câu 5:Thế nào là emzim cắt hạn chế ? Vai trò của emzim cắt hạn chế?
* Khái niệm Enzim cắt hạn chế:
Enzim cắt hạn chế hay còn gọi là Enzim giới hạn ( restuctase ) là loại Enzim có khả
năng nhận biết đoạn trình tự nucleotit đặc hiệu trên phân tử ADN và cắt cả 2 sợi
đơn ADN bổ sung tại những vị trí xác định.
* Vai trò.
- Trong tế bào vi khuẩn chứa 2 loại Enzim đó là Enzim sửa đổi đặc hiệu và
Enzim cắt hạn chế, chúng có khả năng nhận biết đoạn ADN của thể cho và thể
nhận nhưng vai trò khác nhau, Enzim sửa đổi có vai trò bảo vệ ADN vật chủ
bằng cách xúc tác gắn thêm nhóm Methyl ở 1 số bazơ nhất định trong doạn
nhậ biết. Còn Enzim hạn chế lại đóng vai trò vô hiệu hoá hoặc tính di truyền
của ADN lạ bằng cách cắt đoạn ở vị trí đặc hiệu cho đến lúc ADN lạ sửa chữa
lại giống ADN vật chủ. Có thể nói Enzim hạn chế đóng vai trò bảo vệ tự nhiên
của các vi khuẩn để chống lại sự xâm nhập của các phage l
Câu 6: Trình bày các bước cơ bản trong kỹ thuật cấy gen dùng Plasmit là thể
truyền.
• Gồm 3 khâu
- Tách ADN NST của tế bào cho và tách platsmit ra khỏi tế bào.
- Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN platsmit ở những điểm xác định tạo
ADN tái tổ hợp
+ Thao tác cắt = enzim cắt (restrictaza)
+ Thao tác nối = enzim nối (ligaza)



- Chuyển ADN tái tổ hợp và tế bào nhân và tạo điều kiện cho gen ghép được
biểu hiện.
GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO
Câu 1: Trình bày cơ chế và phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân hoá
học, cho ví dụ?
a/ Cơ chế:
- Gây đột biến gen: Một số loại hoá chất khi thấm vào tế bào sẽ làm thay thế
hoặc làm mất một nucleôtit trong phân tử ADN, gây đột biến gen.
- Ví dụ:
+ Hoá chất 5- Brôm uraxin có thể làm thay thế T, biến đổi cặp A – T thành
cặp G – X.
+ Hoá chất EMS có thể làm thay thế G = T hoặc X, hậu quả là cặp G – X bị
thay bằng cặp T – A hoặc cặp X – G
- Gây đột biến nhiễm sắc thể:
Một số hoá chất khi thấm vào tế bào gây rối loạn sự hình thành thoi vô sắc làm cho
nhiễm sắc thể đã nhân đôi nhưng thoi tơ vô sắc không hình thành, NST không phân
li làm bộ nhiễm sắc thể tăng gấp đôi tạo thể đa bội.
Ví dụ: Dung dịch cônsixin khi thấm vào mô đang phân bào, cônsixin cản trở
sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể không phân li.

AA  Consixin
 
→ AAAA
Consixin
aa 

→ aaaa

b/ Phương pháp:
* Đối với thực vật:

- Ngâm hạt khô hay hạt đang nảy mầm vào dung dịch hoá chất.
- Tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ
- Quấn bông tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc cành.
- Xông hơi.
* Đối với động vật:
Cho hoá chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.
Câu 2: Trình bày phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý.
Cơ chế gây đột biến của các loại tác nhân này.
1. Các loại tia phóng xạ: Tia X, tia Gam ma, Tia bê ta, Chùm tia nơ ron.
a, Cơ chế:


- Các tia phóng xạ kích thích và gây ion hoá các nguyên tử khi chúng đi qua
các mô sống.
- Các phân tử ADN, ARN trong tế bào đã chịu tác động trực tiếp của các tia
phóng xạ, hoặc gián tiếp qua tác động lên các phân tử nước trong tế bào, gây đột
biến gen.
- Ngoài ra các tia phóng xạ cũng gây ra đột biến NST.
b, Phương pháp thực hiện:
Trong chọn giống thực vật, người ta đã chiếu xạ với cường độ, liều lượng
thích hợp trên hạt khô, hạt nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành hoặc hạt
phấn, bầu nhuỵ...
2. Tia tử ngoại: Là loại bức xạ có bước sóng ngắn từ 1000 A0 đến 4000A0
a, Cơ chế:
Tia tử ngoại có tác dụng kích thích nhưng không gây ion hoá, đặc
biệt là bước sóng 2570 A0 được ADN hấp thụ nhiều nhất
b, Phương pháp: Trong chọ giống do tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu,
Nên người ta chỉ dùng nó để xử lý Vi inh vật, bào tử, hạt phấn để gây đột biến gen,
đột biến NST
3. Sốc nhiệt: Là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ 1 cách đột ngột.

*Cơ chế:
Sự tăng hoặc giảm nhiệt độ đột ngột làm cho cơ chế nội cân bằng của cơ thể để tự
bảo vệ không khởi động kịp, gây chấn thương trong bộ máy di truyền.
Câu 3: Nêu 1 vài thành tựu sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống Vi sinh
vật và thực vật. Vì sao khó áp dụng phương pháp này đối với vật nuôi?
1. Một vài thành tựu sử dụng đột biến nhân tạo:
a, Trong chọn giống Vi sinh vật:
- Xử lý bào tử nấm Penicilium bằng tia phóng xạ rồi chọn lọc: Đã tạo được
chủng Penicilium có hoạt tính Penicilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.
- Nấm men, vi khuẩn: Tạo được các thể đột biến sinh trưởng mạnh để sản xuất
sinh khối.
- Tạo được các chủng vi sinh vật không gây bệnh đóng vai tròkháng nguyên, gây
miễn dịch ổn định cho ký chủ chống loài VSV đó (Chế ra các vắc xin phòng bệnh
cho người và gia súc.
b. Trong chọn giống cây trồng:
* Những thể đột biến có lợi được chọn lọc và trực tiếp nhân thành giống mới
hoặc dùng làm dạng bố mẹ để lai tạo giống:
Ví dụ:


- Xử lí giống lúa Mộc tuyền bằng tia Gam ma, đã tạo được giống lúa MT 1,
chín sớm, thấp và cứng cây, chịu phèn, chịu chua, năng suất tăng từ15 25% so với dạng gốc.
- Xử lý giống táo Gia lộc bằng hoá chất NMU tạo được giống "táo má
hồng" cho 2 vụ quả/ năm, quả tròn, ngọt, giòn, thơm, 50 - 60 quả/Kg
*Tạo thể đa bội đối với các giống cây trồng thu hoặch chủ yếu về thân, lá, câuy
lấy gỗ, cây lấy sợi, cây rau.
Vídụ:
- Tạo dâu tằm tam bội số 11 và 34 có lá to
- Dương liễu 3n, lớn nhanh, gỗ tốt
- Dưa hấu 3n quả to, ngọt không hạt...

*. Kết hợp xử lý tia phóng xạ với hoá chất, hoặc kết hợp gây đột biến với lai
giống đã làm tăng hiệu quả chọn giống.
Ví dụ: Kết hợp dùng tia gam ma với hoá chất NMU tác động lên
giống lúa NN 5, NN 8, Trân châu lùn, đã tạo được 1 ssó dòng đột biến có lợi như:
nhiều hạt, hạt ít dụng, chín sớm.
2.Phương pháp gây đột biến nhân tạo khó áp dụng cho các động vật bậc cao vì:
Cơ quan sinh sản của động vật bậc cao nằm sẩu trong cơ thể
Động vật bậc cao có hệ thần kinh phát triển, phản ứng rất nhạy bén
Dễ bị chết khi xử lí bằng các tác nhân lý hoc
Câu 4:Trình bày phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học?
Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học:
Ngày nay, người ta đã sử dụng hàng trăm loại hoá chất, khi thấm vào tế bào
có tác dụng gây đột biến gen.
Chất Consixin khi thấm vào tế bào đang phân chia, sẽ kìm hãm sự hình thành thoi
vô sắc, làm nhiếm sắc thể không phân ly, đã được sử dụng để tạo ra thể đa bội.
Để gây đột biến hoá học ở cây trồng, người ta ngâm hạt không hoặc đang nẩy
mầm trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp, hoặc tiêm dung dịch vào bầu
nhụy, Hoặc quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất lên đỉnh sinh trưởng, thân hoặc
chồi.
Câu 5:Trình bày chọn giống cây trồng và chọn giống vi sinh vật bằng đột biến
nhân tạo?
a. Chọn giống cây trồng bằng đột biến nhân tạo:
Dùng yếu tố phóng xạ, hoá học, đã tạo và sử dụng nhiều đột biến ở cây trồng
có giá trị như ở lúa mì, bông, khoai tây, cà chua, cây cảnh… Trong đó quan trọng là
ứng dụng đột biến đa bội được sử dụng chủ yếu đối với cây trồng lấy thân, lá (cây


lấy gỗ, lấy sợi,cây rau), như củ cải đường, dưa chuột, dua hấu, rau muống tứ bội
đều cho năng xuất cao hơn các dạng lưỡng bội.
Gây đột biến đa bội thể còn làm tăng hàm lượng các chất có giá trị như các

chất hữu cơ ở vừng, vitamin A ở ngô, đồng thời lại làm giảm hàm lượng các chất có
hại như các hợp chất Nitơ ở củ cải tam bội.
Ngoài ra, người ta còn dùng phóng xạ, chuyển được gen miễn kháng bệnh
nấm đi từ NST một loài cây sang NST lúa mì.
b. Tạo giống vi sinh vật bằng đột biến nhân tạo:
Cùng với quá trình phát triển của di truyền học, chọn giống vi sinh vật đến
nay đã trải qua nhiều giai đoạn:
• Giai đoạn chọn giống bậc thang:
Là gây đột biến rồi trải qua nhiều bậc chọn lọc để nâng dần năng suất của các
nơi vi sinh vật.
Trước đây, pênixilin được tách từ các mẫu nấm tự nhiên, rất ít và đặc. Dùng
tia phóng xạ xử lý bào tử nấm pênixilin rồi qua nhiều bậc chọn lọc, người ta đã tạo
được chủng đột biến pênixilin có hàng loạt tính sản xuất pênixilin tăng gấp 200 lần
so với dạng ban đầu.
• Giai đoạn chọn giống bằng ngăn trở sinh tổng hợp:
Thành tựu điển hình là tạo ra nòi vi khuẩn đột biến có năng xuất tổng hợp
lizin cao gấp 300 lần so với dạng ban đầu.
Hômôxêrin
Đột biến
Axit asparagênic

Lizin

Trên chuỗi phản ứng sinh tổng hợp lizin từ axit asparagênic, có chẻ nhánh nửa
chừng cho ra hômôxêrin. Gây đột biến ngăn trở nhánh chẻ này; nhờ đó mà toàn bộ
axit asparagênic đều được chuyển hoá thành lizin.
Từ phương pháp trên, đã tạo được các nòi vi khuẩn đột biến có năng xuất cao
về axit glutamic, tryptôphan, hình thành công nghiệp vi sinh vật sản xuất axit amin,
nuclêôtit.
Cũng bằng đột biến nhân tạo, người ta đã tạo ra được các nòi vi khuẩn, nấm

men sinh trưởng mạnh mẽ để sản xuất sinh khối, chọn được những chủng vi sinh
vật không bệnh, đóng vai trò kháng nguyên gây miễn dịch, dùng sản xuất văcxin
phòng bệnh cho người, gia súc.
CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI
Câu 1:Thế nào là giao phối gần ? ảnh hưởng của giao phối gần đến kiểu gen và
kiểu hình


*Khái niệm giao phối gần: Là sự giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng
gần(giữa các cá thể cùng bố mẹ, giữa bố mẹ với con)
* Ảnh hưởng của giao phối gần tới kiểu hình: con cái sinh ra thoái hoá, sức sống
kém dần,sinh trưởng phát triển kém,năng suất,phẩm chất giảm, tính chống chịu với
điêù kiện bất lợi kém đi. ở động vật thường hay xuất hiện quái thai dị dạng, giảm
tuổi thọ.
* Ảnh hưởng tới kiểu gen.
Khi giao phối gần qua nhiều thế hệ tính dị hợp tử giảm đồng hợp tử tăng, các gen
lặn bất lợi quay lại trạng thái đồng hợp tử giảm sống, gây chết. đây là giả thuyết gen
gây chết, giải thích nguyên nhân thoáI hoá giống. Từ cơ sở di truyền này mà luật
hôn nhân gia đình cấm kết hôn trong họ hàng gần. Giao phối gần sẽ làm xuất hiện
các đồng hợp tử, tạo ra các dòng thuần, có vai trò trong tạo giống.
Câu 2: Trình bày hiện tượng và nguyên nhân thoái hoá giống ở động vật, thực
vật? Giải thích tại sao ở người luật pháp lại cấm kết hôn giữa những người họ hàng
trong vòng 4 đời?
- Hiện tượng thoái hoá ở thực vật và động vật xuất hiện khi cho tự thụ phấn bắt
buộc ở những cây giao phấn hoặc giao phối cận huyết ở động vật: Sức sống giảm,
sức đẻ giảm, sinh trưởng phát triển kém, chống chịu kém, dị hình, quái thai...
- Nguyên nhân thoái hoá là do ở các thế hệ sau thể đồng hợp tăng, thể dị hợp
giảm.
- Pháp luật cấm kết hôn giữa những người họ hàng trong vòng 4 đời vì kết hôn
gần những gen lặn có hại dễ tổ hợp thành dạng đồng hợp lặn làm xuất hiện các

bệnh, các dị tật di truyền...
Câu 3: Giao phối gần là gì? Ảnh hưởng của giao phối gần tới kiểu gen và kiểu
hình.
2, Giao phối gần là sự giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần
- ảnh hưởng của giao phối gần đến kiểu hình: Giao phối gần dẫn đến thoáI hoá, sức
sông kém dần, sinh trưởng phát triển kém năng suất, phẩm chất giảm, tính chống
chịu kém.ở động vật thường xuất hiện quáI thai, dị hình, giảm tuổi thọ
- ảnh hưởng của giao phối gần đến kiểu gen: giao phối gần qua nhiều thế hệ , tính dị
hợp giảm, tính đồng hợp tăng, các gen
Câu 4: Lai kinh tế là gì? Lai kinh tế được tiến hành như thế nào?
- Lai kinh tế là phép lai giữa các dạng bố mẹ thuần chủng khác nhau về một số
cặp tính trạng tương phản, được cơ thể lai F 1 dị hợp về các cặp gen, biểu hiện ưu thể
lai để đưa vào sản xuất. Cơ thể lai khác dòng ở F 1 có ưu thế lai lớn, biểu hiện ở kiểu
hình có sức sống mạnh, tăng trọng nhanh, sinh sản khoẻ, sức đề kháng tốt.


- Cách tiến hành: Dùng con lai thuộc giống trong nước giao phối với con được
cao sản thuộc giống nhập nội. con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu
và chăn nuôi của giống mẹ có sức tăng sản của giống bố.
Câu 5: Ưu thế lai là gì? Phương pháp tạo ưu thế lai?
-Ưu thế lai: Là phương pháp cho lai giữa 2 cơ thể bố mẹ khác loài, khác thứ
hay khác dòng, F1 có sức sống hơn hẳn bố mẹ: sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh,
chống chịu tốt , năng suất cao, có độ đồng đều về năng suất và phẩm chất.
- Phương pháp tạo ưu thế lai
+ Lai khác dòng đơn.
+ Lai khác dòng kép.
Câu 6: Trình bày phương pháp lai tế bào Sinh dưỡng, ứng dụng và triển vọng
của phương pháp này?
1.Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng
- Khái niệm: khi nuôi hai dòng tế bào sinh dưỡng trong cùng một môi trường,

người ta nhận thấy có sự kết dính ngẫu nhiên của hai hoặc một số tế bào khác loài
tạo ra tế bào lai.
Tế bào lai do sự kết dính của hai tế bào trần 2n của hai loài có hai bộ nhiễm sắc thể
2n của hai tế bào gốc.
- Cách tiến hành: Cho hai dòng tế bào trần khác loài vào môi trường dinh
dưỡng, để làm tăng tỉ lệ kết dính thành tế bào lai, người ta cho vào môi trường nuôi
cấy các virus xenđê đã được làm giảm hoạt tính của chúng, sẽ tác động lên màng tế
bào như một chất kết dính, ngoài ra người ta còn sử dụng một số loài keo hữu cơ
hoặc dùng xung điện cao áp để tăng sự kết dính thành tế bào lai.
Nhờ dùng các môi trường chọn lọc thích hợp, người ta đã tạo được những dòng
tế bào lai phát triển bình thường dùng hooc môn thích hợp đã kích thích được tế bào
lai phát triển thành cây lai.
2. Ứng dụng và triển vọng:
- Ứng dụng:
+ Đã tạo được cây lai từ hai loài thuốc lá, cây lai giữa khoai tây và cà chua.
+ Đã tạo được tế bào Lai từ hai loài động vật, nhưng các tế bào lai động vật
này không có khả năng sinh sản và không sống được.
- Triển vọng: Bằng kĩ thuật lai tế bào trong tương lai có thể tạo ra những cơ thể
lai có nguồn gen rất khác xa nhau mà bằng lai hữu tính không thể thực hiện
được, có thể tạo ra những thể khảm mang đặc tính của các loài khác nhau,
ngay cả tạo được cơ thể lai giữa động vật và thực vật.


Câu 7:Vì sao cơ thể lai xa lại bị bất thụ? Cách khắc phục hiện tượng bất thụ ở
cơ thể lai xa?
a. Hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa:
* Trong thực tế:
- Đối với thực vật: thực vật khác loài không giao phấn, hạt phấn khác loài
không nảy mầm trên vòi nhụy hoặc nảy mầm được nhưng chiều dài ống phấn không
phù hợp với chiều dài vòi nhụy nên không thụ tinh được.

- Đối với động vật: Động vật khác loài khó giao phối vì:
+ Chu kỳ sinh sản khác nhau
+ Hệ thống phản xạ sinh dục khác nhau
+ Bộ máy sinh dục không phù hợp
+ Tinh trùng khác loài chết trong đường sinh dục cái.
* Về mặt di truyền: Do bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố, mẹ khác nhau về số
lượng, hình dạng, cách sắp xếp các gen trên NST, sự không phù hợp giữa nhân và tế
bào chất của hợp tử.
Sự không tương hợp giữa bộ NST của hai loài ảnh hưởng đến sự liên kết các cặp
NST tương đồng trong kì đầu của giảm phân I, cản trở quá trình phát sinh giao tử.
b.Cách khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa:
Gây đột biến đa bội: Cơ thể lai xa có 2n nhiễm sắc thể gồm 2 bộ NST đơn bội của
hai loài bố mẹ khi tứ bội hoá tạo cơ thể 4n NST gồm hai bộ NST lưỡng bội của hai
loài bố mẹ, nên không gây cản trở cho sự tiếp hợp của NST ở kỳ đầu và sự phân li
của NST ở kỳ sau của giảm phân I do đó lại tạo giao tử bình thường.
Câu 8. Phân biệt lai cải tiến giống với lai tạo giống mới?
Lai cải tiến giống
Lai tạo giống mới
1. Mục đích: Dùng giống cao sản - Để sử dụng ưu thế lai, đồng thời
để cải tạo giống có năng suất thấp tạo giống mới
1. Phương pháp thực hiện:
- Dùng con đực giống ngoại cao - Dùng phương pháp lai khác thứ
sản cho phối với con cái tốt nhất lai giữa hai thứ hoặc lai tổng hợp
của địa phương được con lai F1
nhiều thứ có nguồn gen khác
- Sau đó dùng con cái F1 Tốt nhau.
nhất cho phối trở lại với con đực - Cần chọn lọc rất công phu vì
giống cao sản được F2.
trong các thế hệ lai có sự phân
- Rồi dùng con cái tót nhất F2 tính.

cho phối trở lai với con được
giống cao sản được F3…
- Cứ như thể sau đến 4 đến 5


lần liên tiếp
2. Kết quả:
- Giồng địa phương được cải tạo - Tạo ra giống mới phối hợp được
gần như giống ngoại thuần trủng. đặc tính quý của hai giống bố mẹ
- Về mặt di truyền học phương
pháp lai cải tiến giồng ban đầu
làm tăng tỷ lệ thể dị hợp sau đó
tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp
Câu 9: Lai kinh tế là gì, được tiến hành như thế nào? Cho ví dụ về thành tựu
lai kinh tế ở nước ta.
1, Khái niệm
Lai kinh tế là phép lai giữa các dạng bố mẹthuần chủng khác nhauvề 1 số cặp
tính trạng tương phản, được cơ thể lai F1 dị hợp về các cặp gen, biểu hiện ưu thế lai
để đưa vào sản xuất ( không dùng để nhân giống).
2, Cách tiến hành:
Dùng con cái thuộc giống nội giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập
nội.
Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi của giống mẹ, có
sức tăng sản giống bố.
3, Ví dụ về thành tựu lai kinh tế ở nước ta:
* P: Lợn ỉ móng cái X Lợn đại bạch
F1: - Nặng 1 tạ sau 10 tháng tuổi.
- Tỷ lệ nạc trên 40 %.
* P: Bò vàng Thanh hoá X Bò Honsten Hà lan
F1: - Chịu được khí hậu nóng.

- Sản xuất 1000 Kg sữa/năm.
- Tỉ lệ bơ 4 - 4,5 %.
Ngày nay nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, các nhà
chọn giống nước ta đã đạt kết quả đáng chú ý về lai kinh tế ở lợn, bò, gà, cá.
Câu 10:Trình bày cách tiến hành của phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn
lọc cá thể?
Chọn lọc hàng loạt
- Dựa vào khái niệm chọn một
nhóm cá thể môi trường chọn
lọc để làm giống
- Hạt của những cây được chọn

chọn lọc cá thể
- Chọn những cá thể tốt nhất,
phù hợp môi trường chọn lọc
- Con cháu mỗi cá thẻ được
nhân riêng rẽ theo từng dòng.


thu hoạch chung. trộn lẫn
→ để giống thời vụ sau

- So sánh các dòng và chọn ra
dòng tốt nhất.

Câu 11:Trình bày cách tiến hành của phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn
lọc cá thể?
Chọn lọc hàng loạt
- Đơn giản, dễ làm, có thể áp
dụng rộng rãi

- Không kết hợp chọn lọc kiểu
hình với kiểm tra kiểu gen
- Chỉ có hiệu quả rõ đối với cá
thể có hệ số di truyền cao.
- Có ý nghĩa lớn trong lịch sử
chọn giống. Đa số giống địa
phương do nhân dân sáng tạo
đều thu được bằng phương pháp
này.

Chọn lọc cá thể
- Đòi hỏi công phu, tốn kém,
khó áp dụng rộng.
- Kết hợp đánh giá dựa vào kiểm
tra kiểu hình với kiểm tra kiểu
gen.
- Có hiệu quả với cá thể có hệ số
di truyền thấp.
- Chỉ áp dụng ở các trại giống.

Câu12: Thế nào là hiện tượng ưu thế lai? Giải thích nguyên nhân của hiện
tượng ưu thế lai?
1, Hiện tượng ưu thế lai:
Khi lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau trhì có hiện tượng ưu thế lai,
biểu hiện ở cơ thể lai F1 có sức sống hơn hẳn bố mẹ như: Sinh trưởng nhanh, phát
triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao. ( Hiện tượng ưu thế lai cũng biểu hiện
khi lai khác thứ, lai khác loài nhưng biểu hiện rõ nhất ở lai khác dòngvì có độ đồng
đều cao về phẩm chất và năng suất).
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
2, Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai

* Trong cơ thể lai phần lớn các gen ở trạng thái dị hợp nên các gen lặn không biểu
hiện ra kiểu hình, nhờ đó các gen lặn không biểu hiện kiểu hình gây hại.
P: AABBCC X aabbcc .....> F1: AaBbCc
Trong các thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm dần nên ưu thế lai cũng giảm dần
* Do tác dụng cộng gộp của các gen trội có lợi:
Ví dụ: Một dòng mang 2 gen trội AAbbCC lai với 1 dòng mang 1 gen trội khác
aaBBcc sẽ cho dòng mang 3 gen trội biểu hiện ưu thế lai


P:
Lợn ỉ ( AAbbccdd)
x
Lợn LADNrace (aaBBCCDD)
( 30Kg +10Kg +10Kg +10Kg)
( 10Kg +30Kg +30Kg +30Kg)
60Kg
100Kg
Gp:
Abcd
aBCD
F1: ( Có ưu thế lai)
( AaBbCcDd)
(30Kg +30Kg +30Kg +30Kg)
= 120Kg
* Do hiện tượng siêu trội: Sự tương tác giữa 2 A len khác nhau về chức năng của
cùng 1 gen dẫn đến hiệu quả hỗ trợ mở rộng phạm vi biểu hiện ra kiểu hình:
aa < Aa > AA
Ví dụ: ở thuốc lá, cây có kiểu gen aa quy định khả năng chịu lạnh đến
0
10 C.Cây có kiểu gen AA quy định khả năng chịu nóng đến 35 0C.Cây có kiểu

gen Aa chịu được nhiệt độ từ 10 đến 350C.
Câu 13:Cho biết khái niệm về lai tế bào sinh dưỡng? Cách tiến hành
1, Khái niệm về lai tế bào sinh dưỡng: Khi nuôi 2 dòng tế bào sinh dưỡng trong
cùng 1 môi trường, người ta nhận thấy có sự kết dính ngẫu nhiên của 2 hay hoặc 1
số tế bào khác loài tạo ra tế bào lai.
Tế bào lai do sự kết dính của 2 tế bào trần 2n của 2 loài, có 2 bộ NST 2n của 2 tế
bào gốc.
2, Cách tiến hành:
- Cho 2 dòng tế bào trần khác loài vào môi trường dinh dưỡng thích hợp.
- Để làm tăng khả năng kết dính thành tế bào lai người ta tác động bằng cách:
+ Cho vào môi trường nuôi cấy các vi rút xenđê đã làm giảm hoạt tính.
+ Sử dụng keo hữu cơ Pôlyêtlen glycol.
+ Dùng xung điện cao áp.
- Nhờ dùng các môi trường chọn lọc thích hợp , người ta đã tạo được những
dòng tế bào lai phát trtiển bình thường và dùng hooc môn thích hợp đã kích thích
được tế bào lai phát triển thành cây lai.
Câu 14: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa chọn lọc hàng loạt và chọn
lọc cá thể
a. Điểm giống nhau:
- Đề ra mục tiêu trước khi chọn lọc
- Dựa vào mục tiêu chọn ra một số cá thể trong quần thể phù hợp với mục tiêu
đề ra
b. Khác nhau;
Chọn lọc cá thể
Chọn lọc hàng loạt


- Những cá thể được
chọn đem làm giống
cho vụ sau ( có thể

chọn một lần hoặc
nhiều lần)
- Chọn lại cá thể tốt
nhất
- Chọn lọc trên kiểu
hình không kiểm tra
được kiểu gen
- Phù hợp với tính
trạng có hệ số di
truyền cao
- Dễ làm phổ biến rộng
rãi
- Mất thời gian, hiệu
quả thấp

- Những cá thể được chọn
sẽ được nhân lên riêng rẽ
từng dòng qua nhiều thế
hệ
- Chọn lại dòng tốt nhất
- Kiểm tra được kiểu gen
bố mẹ qua đàn con
- Phù hợp với tính trạng có
hệ số di truyền thấp
- Phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật
cao
- Hiệu quả cao, nhanh,
chính xác.

Câu15: Lai xa là gì? Những khó khăn trong lai xa. Cách khắc phục.

1. Lai xa: Là phương pháp lai giữa 2 dạng bố mẹ thuộc 2 loài khác nhau, hoặc
thuộc các chi, các họ khác nhau.
2.Những khó khăn trong lai xa:
a.Lai xa khác loài thường khó thực hiện
* Thực vật khác loài không giao phấn được vì:
- Hạt phấn khác loài không nảy mầm trên vòi nhuỵ
- Nảy mầm được, nhưng chiều dài ống phấn không phù hợp với
chiều dài vòi nhuỵ, nên không thụ tinh được
* Động vật khác loài thường khó giao phối vì:
- Chu kỳ sinh sản khác nhau.
- Hệ thống phản xạ sinh dục khác nhau.
- Bộ máy sinh dục không phù hợp.
- Tinh trùng khác loài thường bị chết, không thụ tinh được.
b. Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản (Bất thụ)
3, Biện pháp khắc phục những khó khăn trong lai xa:
a. Khắc phục khó khăn trong lai xa:
- Cho thụ tinh nhân tạo hoặc truyền máu ở động vật.
- Gép cành ở thực vật.


b. Khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa bằng tứ bội hoá tạo thể
song nhị bội (hợp tử mang bộ NTS 2n của 2 loài) .Cơ thể lai xa mang bộ NTS (2n +
2n) có khả năng sinh sản bình thường
Câu 16: Thế nào là thể dị hợp tử? Vai trò của thể dị hợp tử trong tiến hoá và
chọn giống?
- Hai alen của 1 cặp gen tương ứng khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự
phân bố các nucleotit thì cơ thể mang cặp gen đó được gọi là cơ thể dị hợp tử.trong
1 cơ thể có thể dị hợp tử về 1 hay nhiều cặp gen không alen.
- Vai trò của dị hợp tử:
+ Trong tiến hoá: Dị hợp tử tạo ra các cá thể của loài thích nghi với đêù kiện sống

bất lợi, dị hợp trung hoà các đột biến gen bất lợi, tiềm trữ nhiều biến dị tổ hợp.
+ Trong chon giống: Dị hợp tử tạo ưu thế lai, năng suất, phẩm chất của giống tăng.
Câu 17: Hệ số di truyền là gì? Tại sao khi chọn giống người ta phải dựa vào
HSDT ?
- HSDT là tỉ số giữa biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình được tính bằng giá trị
phần trăm hoặc bằng giá trị số thập phân
- Khi chọn giống người ta phải dựa vào HSDT vì:
+ HSDT cho thấy mức độ ảnh hưởng của kiểu gen lên tính trạng so với ảnh hưởng
của môI trường
+ HSDT cao cho thấy tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng
của môI trường. Ngược lại HSDT thấp chứng tỏ tính trạng ảnh hưởng nhiều của
điều kiện ngoại cảnh
Câu 18: Nêu 2 phương pháp lai trong việc tạo loài mới song nhị bội. Kể tên
một dạng song nhị bội là kết quả lai tự nhiên
Hai phương pháp lai tạo thể song nhị bội:
- Lai xa giữa 2 loài tạo ra cơ thể lai xa F 1 bất thụ. Tứ bội hoá cơ thể F1 từ 2n -> 4n
giúp sự giảm phân diễn ra bình thường vì mỗi NST đều có 1 NST tương đồng
không gây trở ngại cho sự tiếp hợp của NST ở kì đầu và sự tạo giao tử
- Lai tế bào cho phép tạo thành những cơ thể lai từ những loài khác nhau rất xa mà
phương pháp lai hữu tính không thực hiện được
- Dạng song nhị bội tự nhiên: Loài cỏ chăn nuôi Spartina(Anh) có 120 NST là kết
quả lai tự nhiên giữa lòai cỏ gốc Châu âu có 50 NST với loài cỏ gốc Mĩ có 70 NST
Câu 19: Sự khác nhau căn bản giữa chọn giống bằng phương pháp gây đột
biến và chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính


Sự khác nhau cơ bản giữa chọn giống bằng phương pháp gây đột biến và chọn
giống bằng phương pháp lai hữu tính
Chọn giống bằng phương pháp
chọn giống bằng phương pháp

gây đột biến
lai hữu tính
- Dùng tác nhân gây lí, hoá tác - Lai giữa 2 hay nhiều thứ có
động trực tiếp lên đối tượng SV nguồn gen ơu việt khác nhau sau
đó tiến hành chọn lọc
- Cho kết quả nhanh
- Cho kết quả chậm
- Làm biến đổi vật chất di truyền - Là sự tổ hợp lại các gen tốt
tạo ra những tính trạng mới ở vốn có ở các giống ban đầu , tạo
vật nuôI, cây trồng, có thể rất ra các thế hệ lai ơu việt hơn bố
đặc sắc nhưng chưa ổn định
mẹ và có tính di truyền ổn định
Câu 20: Thể dị bội là gì? Trình bày cơ chế phát sinh những thể đột biến liên
quan đến NST giới tính ở người.
Khái niệm thể dị bội: trong thể dị bội, ở tế bào sinh dưỡng tại một hay một số cặp
NST đáng lẽ chứa 2 NST ở mỗi cặp tương đồng lại chứa 3NST, nhiều NST, 1 NST
hoặc thiếu hẳn NST đó
- Cơ chế: Trong quá trình pháp sinh giao tử, cặp NST giới tính không phân li sẽ tạo
ra một loại giao tử mang cả 2 NST giới tính và 1 loại giao tử không chứa NST giới
tính nào
+ Giao tử mang 2 NST giới tính thụ tinh với 1 giao tử mang 1 NST giới tính, sẽ tạo
nên hợp tử chứa 3 NST giới tính(thể 3 nhiễm)
+ giao tử không chứa NST giới tính thụ tinh với một giao tử bình thường sẽ tạo nên
hợp tử chỉ chứa 1 NST giới tính(thể 1 nhiễm)
Câu 21:So sánh chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể
Chọn lọc hàng loạt
chọn lọc cá thể
Cách làm: chọn một số cá thể tôt Chọn 1 số cá thể tốt rồi nhân
để làm giống cho các vụ sản riêng thành từng dòng qua nhiều
xuất sau(có thể chọn 1 lần hoặc thế hệ

vàI lần hoặc thường xuyên)
Thực chất: chỉ chọn trên kiểu Chọn lọc kiểu gen từng cá thể về
hình không kiểm tra được kiểu một hoặc một số tính trạng
gen
- Tác dụng: đối với tính trạng có - Tác dụng đối với tính trạng có
hệ số di truyền cao
hệ số di truyền thấp


×