Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

SO SÁNH HÀNH CHÍNH CÔNG VÀ HÀNH CHÍNH TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.83 KB, 8 trang )

Họ và tên: Lê Bảo Trân
Lớp: 1405QTVD
BÀI TẬP CÁ NHÂN
SO SÁNH HÀNH CHÍNH CÔNG VÀ HÀNH CHÍNH TƯ
PHÂN TÍCH VÍ DỤ MINH HỌA
“Hành chính” - là một thuật ngữ khá là quen thuộc, đó là hệ thống thừa
hành được đặt dưới một quyền lực để thực thi chính quyền lực đó. Thuật ngữ
theo nghĩa rộng nêu trên bao gồm cả hai khái niệm “hành chính công” và “hành
chính tư”, tuy nhiên, việc phân biệt hành chính công và hành chính tư chỉ ở mức
tương đối, không rành mạch và dứt khoát. Bởi lẽ, ở nhiều nước phát triển, các
lĩnh vực hoạt động công (chủ yếu là cung cấp dịch vụ công cộng) vốn trước kia
là đặc quyền của khu vực công, nay có sự tham gia của khu vực tư nhân và đã
tạo nên sự đan xen ngày càng mạnh mẽ giữa hai khu vực. Với xu thế hội nhập và
phát triển như hiện nay, nhu cầu được phục vụ của xã hội ngày càng mở rộng và
tăng lên trên nhiều lĩnh vực về kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa,… Bộ máy nhà
nước không thể độc quyền bao quát và kiểm soát hiệu quả tất cả các hoạt động
đó được, vì vậy trao một phần cho các tổ chức tư nhân hay dưới hình thức công
– tư hợp doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế và xã hội cao hơn. Hơn nữa, hệ thống
hành chính công đang dần được áp dụng các phương thức quản lý kinh doanh
hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu năng và tiết kiệm của hành chính công,
càng làm cho việc phân biệt hành chính công và hành chính tư ngày càng khó
khăn.
1. Giống nhau:
Hành chính công và hành chính tư đều thuộc lĩnh vực hành chính nên có
những nội dung tương đồng cơ bản như sau:
-

Đều có thủ tục và thể chế hành chính
Đều có tổ chức bộ máy để điều hành công việc
Đều có mục tiêu cụ thể của tổ chức
Đều có nhiệm vụ cụ thể


Đều có nhân sự để thực thi công vụ
Đều có nguồn tài chính để thực thi nhiệm vụ
Đều diễn ra hoạt động hành chính

Ví dụ: Hoạt động khám,
chữa bệnh của bệnh viện
công và tư

Hành chính công

Hành chính tư

Thủ tục và thể chế hành Khi đi khám, bênh nhân cần mang theo bảo hiểm
chính
y tế, giấy chứng minh nhân dân, sổ khám bệnh,…


Tổ chức bộ máy để điều Có Ban Giám đốc điều hành hoạt động của bệnh
hành công việc
viện
Mục tiêu

Vì sức khỏe cộng đồng

Nhiệm vụ

Khám, chữa bệnh cho mọi người có nhu cầu

Nhân sự thực thi công vụ


Các y, bác sĩ, nhân viên của bệnh viện

Nguồn tài chính để thực
Viện phí, vốn đầu tư
thi nhiệm vụ
Hoạt động hành chính

Bệnh nhân đến đăng ký khám chữa bệnh tại bàn
hướng dẫn, sau đó bệnh nhân mới đến phòng
khám theo đúng hướng dẫn

2. Khác nhau:
Tuy nhiên, giữa hành chính công và hành chính tư cũng có những điểm
khác nhau cơ bản mang tính nguyên tắc. Trước hết, để rõ hơn về sự khác nhau,
cần nắm rõ khái niệm của hai loại hành chính như sau:
- Hành chính công là sự tổng hòa các hoạt động quản lý của chính phủ, là
sự quản lý và giám sát của các cơ quan quản lý công cộng, chủ yếu là
chính phủ đối với công việc công cộng. Nó bao gồm hai mặt: Sự quản lý
của chính phủ đối với công việc công cộng và sự quản lý của chính phủ
đối với bản thân  Như vậy, hành chính công là hoạt động quản lý của
các tổ chức quản lý công (chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chính nhà
nước) nhằm giải quyết các công việc công cộng và dịch vụ công cho xã
hội.
- Hành chính tư là hoạt động chấp hành và điều hành trong tổ chức theo
những nguyên tắc nhất định nhằm đạt được mục tiêu của các tổ chức
ngoài khu vực nhà nước.
2.1.

Chủ thể
Chủ thể của hành chính công là các cơ quan của Nhà nước, các cá nhân

được ủy quyền và các chủ thể này có những đặc điểm là mang tính quyền lực
Nhà nước, hoạt động rộng khắp trên các mặt của đời sống xã hội, quản lý thông
qua các quyết định hành chính và hành vi hành chính.
Còn chủ thể của hành chính tư có thể là cá nhân hay tổ chức đứng ra
thành lập tổ chức đó, chủ thể này chỉ có quyền lực tổ chức, quyền quản lý trong
phạm vi tổ chức, họ có thể quản lý tổ chức bằng nhiều biện pháp và hình thức
mà pháp luật cho phép.
Ví dụ:
Chủ thể quản lý của hành chính công là: Cơ quan hành chính Nhà nước - Chính
phủ và các cơ quan hành chính địa phương hoạt động trong tất cả các mặt của
đời sống xã hội.


Chủ thể quản lý của hành chính tư: Trong một công ty, chỉ quản lý mặt sản xuất
kinh doanh mà mình đăng ký, chủ thể là giám đốc hay hội đồng quản trị của
công ty đó.
2.2. Đối tượng tác động
Đối tượng của hành chính công là toàn dân. Tùy vào phạm vi lớn nhỏ có
thể chia thành 4 loại:
- Công việc quốc gia – là những công việc hành chính thống nhất
mang tính toàn quốc. Ví dụ: xây đường quốc lộ nối liền các tỉnh
thành trong nước, giữ gìn biển đảo quốc gia,…
- Cộng việc cộng đồng – là những công việc liên quan đến nhiều địa
phương, nhiều tập đoàn lợi ích, vượt ra ngoài một khu vực hành
chính, cần có sự hợp tác, điều hòa của nhiều phía. Ví dụ: giải quyết
vấn đề cá chết ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế do nhiễm
độc từ nước thải nhà máy thép,… Vấn đề này cần có sự chung tay
của các tỉnh liên quan, cũng như Chính phủ thì mới có thể giải
quyết được.
- Công việc địa phương – là những công việc hành chính mang tính

chất địa phương, thuộc thẩm quyền giải quyết của từng địa phương.
Ví dụ: Chính sách bồi dưỡng nhân tài với Đề án 922 của thành phố
Đà Nẵng dành cho nhân tài ở Đà Nẵng, sau khi được thành phố đào
tạo, cấp học bổng để học tập thì sau khi hoàn thành các khóa học
phải ở lại thành phố làm việc trong các cơ quan nhà nước ít nhất 7
năm. Như vậy, chỉ công dân Đà Nẵng, đặc biệt là những người có
năng lực trí tuệ cao mới được hưởng ưu đãi này của thành phố,
người dân ngoại tỉnh thì không ảnh hưởng.
- Công việc công dân – là những công việc liên quan đến quyền và
lợi ích hợp pháp của người dân mà chính quyền phải đứng ra giải
quyết. Ví dụ: Hai người yêu nhau thì chính quyền không can thiệp
vào, nhưng khi hai người tiến tới hôn nhân thì phải đến UBND
phường (xã) đăng ký kết hôn, khi đó, cuộc hôn nhân mới được cho
là hợp pháp.
Còn đối với hành chính tư, đối tượng tác động hẹp hơn, đối tượng tác
động là các công việc cụ thể trong khuôn khổ một một tổ chức như quản trị nhân
lực, quản, quản trị văn phòng,…
Ví dụ: Đối với hành chính tư: Khi công ty ra quyết định cấm hút thuốc trong văn
phòng, nơi công sở, thì chỉ có những nhân viên, người làm việc trong công ty đó
mới phải tuân theo, những người ngoài không bị ảnh hưởng.
2.3.

Phạm vi tác động

Như đã nói ở phần 2.1. hành chính công hoạt động rộng khắp trên các lĩnh
vực của xã hội, vì vậy phạm vi tác động của hành chính công cũng bao gồm mọi
lĩnh vực của kinh tế - xã hội, phụ trách cung cấp các sản phẩm công cộng mang
tính toàn quốc quốc phòng, ngoại giao, ngân hàng, đường sắt quốc gia, hoạch



định chính sách và thể chế vĩ mô, cho đến cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công
mang tính địa phương như hệ thống điện, đường, trường, trạm,…
Còn hành chính tư, chỉ hoạt động trong một hay một số lĩnh vực nào đó
nên phạm vi tác động cũng hẹp hơn so với hành chính công.
Những vấn đề mang tính quốc gia như quốc phòng, ngoại giao, điện lưới
quốc gia,… thì khu vực tư không thể hoặc không có khả năng làm được. Vì vậy,
bắt buộc hành chính công phải làm, hành chính tư chỉ làm những công việc
trong khả năng và được hành chính công chuyển giao.
2.4.

Quy mô tổ chức

Do phạm vi tác động của hành chính công mọi lĩnh vực xã hội và tác động
dến toàn dân nên quy mô tổ chức của hành chính công rất lớn từ trung ương đến
địa phương
Còn hành chình tư chỉ có phạm vi trong tổ chức đó và chỉ ảnh hưởng
trong phạm vi nhất định. Nhưng hành chính chính tư lại có quy mô linh hoạt, tùy
vào từng tổ chức mà áp dụng quy mô.
Ví dụ:
Bộ máy Chính phủ là bộ máy đặc biệt về phạm vi, tầm cỡ, cũng như sự đa
dạng trong hoạt động mà Chính phủ thực hiện, hơn nữa hoạt động của Chính
phủ có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều yếu tố.
Tập đoàn Boeing là tập đoàn xuyên quốc gia tuy nhiên tính toàn bộ các
cán bộ quản lý chỉ bằng 1/13 bộ công chức hành chính của Hoa Kỳ.
2.5.

Tổ chức bộ máy

Tổ chức bộ máy của hành chính công thì cồng kềnh, tầng nấc, thứ bậc,
quan liêu.

Ví dụ: Bộ máy hành chính Việt Nam gồm 2 cấp: cấp trung ương và cấp địa
phương. Cấp trung ương có Chính Phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ; cấp địa
phương có ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã và các cơ quan chuyên môn giúp
việc cho UBND các cấp. Khi Đà Nẵng muốn xây dựng tòa nhà trung tâm hành
chính thành phố, thì phải xin ngân sách Nhà nước, như vậy phải chờ Chính phủ
phê duyệt, sau đó thông qua Bộ Tài chính chi ngân sách cho xây dựng. qua
nhiều công đoạn nên thời gian chờ lâu.
Tổ chức bộ máy của hành chính tư thì gọn nhẹ, linh hoạt, sát thực tế, hiệu
quả.
Ví dụ: Khi một công ty muốn chi tiền mua thiết bị đặt trong các phòng làm
việc, chỉ cần trình lên giám đốc ký duyệt sẽ được cấp tiền mua ngay, tuy nhiên
phải tùy vào khả năng tài chính, sự cần thiết của thiết bị, để tránh lãng phí.
2.6.

Mục tiêu hoạt động


Đặc điểm nổi bật của bất kỳ cơ quan hành chính công nào là hoạt động vì
mục đích công cộng, lợi ích cộng đồng. Trong khi đó, mục tiêu chủ yếu của
hành chính tư là lợi nhuận, phục vụ mọi người vì động cơ lợi nhuận.
Một Chính phủ được thành lập ra, hoạt động vì mục đích quản lý chung
cho xã hội, điều hòa lợi ích của cả cộng đồng, ngĩa là Chính phủ hoạt động vì lợi
ích của cả đất nước chứ không vì một cá nhân hay tổ chức nào. Nhưng một công
ty tư nhân lập ra, nó tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ
cho cộng đồng người không phải vì lợi ích của người tiêu dùng hay của cộng
đồng mà vì lợi nhuận do hoạt động này đem lại cho họ.
Ví dụ: Trong việc xây dựng đường cao tốc hay đường quốc lộ, nếu chủ thầu xây
dựng thuộc khu vực hành chính công thì không thu phí, nếu chủ thầu xây dựng
thuộc khu vực tư, thì dự án xây dựng được đầu tư theo hình thức PPP nhưng
dưới dạng hợp đồng BOT, tức đặt trạm thu phí, các xe ô tô, container phải đóng

phí đường cao tốc, đường quốc lộ cho doanh nghiệp xây dựng đó khi qua các
trạm thu phí.
2.7.

Kỹ năng hành chính

Do phạm vi rộng, công việc đa dạng, nên kỹ năng hành chính của hành chính công cũng đa dạng và
rộng như tính chất của nó. Tuy nhiên, hành chính tư thì ngược lại, kỹ năng hành chính chuyên sâu. Kỹ năng hành
chính cần có đối với nhà hành chính khu vực công lớn hơn rất nhiều so với nhà điều hành doanh nghiệp.

Trong nền hành chính công kỹ năng lãnh đạo coi là kỹ năng cốt yếu trong điều
hành doanh nghiệp lại là kỹ năng quản lý.
Ví dụ: Khi tuyển nhân sự, khu vực công thường tuyển vị trí việc làm, cần có
bằng đại học và những chứng chỉ cần thiết, và một viên chức có thể làm nhiều
công việc cùng lúc như vừa làm công tác quản trị nhân sự, vừa phải làm các
nghiệp vụ chuyên môn, vì vậy hiệu quả công việc không cao. Còn khu vực công
thì tuyển người có năng lực, có chuyên môn đối với vị trí cần tuyển, mỗi người
chỉ cần làm đúng chức năng của mình, công việc không bị sao nhãng, hiệu quả
công việc cao.
2.8.

Thủ tục hành chính

Hành chính công có những thủ tục hết sức phức tạp, phải tuân theo một
trình tự thủ tục do pháp luật quy định, không được phá bỏ, nó luôn luôn cứng
nhắc, mang tính quan liêu, chậm chạp, hiệu quả hoạt động thấp. Còn Hành chính
tư cũng phải tuân theo một số quy tắc nhưng nó lại mềm dẻo và linh hoạt hơn rất
nhiều và thủ tục thì đơn giản và dễ dàng thực hiện.
Ví dụ: Trong một phiên họp thường kỳ của Chính phủ, phải tổ chức tại một ngày
nhất định trong tháng và phải do Thủ tướng chủ trì (hay uỷ nhiệm), trong phiên

họp phải tuân theo các thủ tục nhất định không thể làm khác, không thể thay đổi,
nhưng tại một công ty sản xuất kinh doanh thì các phiên họp có thể tiến hành bất
cứ lúc nào, miễn là giải quyết tốt công việc của công ty, các thủ tục đơn giản,
nếu cần thiết có thể bỏ qua nhiều công đoạn.
2.9.

Tính chính trị


Hành chính công vì tính chất chính trị của tổ chức, trong mọi hoạt động
của mình Hành chính côngluôn mang màu sắc chính trị và bị các mục tiêu chính
trị chi phối, gây ảnh hưởng . Nhưng hành chính tư lại không hề có màu sắc
chính trị, nó hoạt động mà không hề bị tác động bởi một động cơ chính trị nào.
Ví dụ: Chính phủ hoạt động trên những nguyên tắc, mục tiêu mà Đảng chính trị
đã lập ra Chính phủ, nghĩa là hoạt động của Chính phủ phải nằm trong khuôn
khổ đường lối của Đảng chính trị đề ra và luôn mang màu sắc chính trị. Ngược
lại hình chính tư của một công ty chỉ bị chi phối bởi lợi nhuận, họ không bị
đường lối chính trị của đảng nào lôi kéo, họ đứng bênlề của các mục tiêu chính
trị, họ chỉ tuân thủ các mục tiêu của tổ chức mình đề ra và của pháp luật.
2.10. Nguồn lực
2.10.1. Tính quyền lực
Hành chính công mang tính quyền lực Nhà nước, tính mệnh lệnh cưỡng
chế rất cao. Hành chính tư không mang tính quyền lực Nhà nước tính cưỡng chế
không cao.
Ví dụ: Quyết định của Bộ trưởng và giám đốc của người đứng đầu một doanh
nghiệp. Một được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước, và có chế tài xử lý đối với
hành vi chống đối, một đảm bảo bằng điều lệ doanh nghiệp.
2.10.2.

Tài chính


Hành chính công sử dụng mặt khối lượng lớn về vật chất và tài chính hoạt
động nên sai sót của nó ảnh hưởng lớn đến kinh tế- xã hội. Tài chính hoạt động
từ ngân sách Nhà nước, chủ yếu là nguồn thu từ thuế, lệ phí, doanh nghiệp nhà
nước,…
Hành chính tư sử dụng khối lượng nhỏ tài chính vật chất sai sót ảnh
hưởng ở phạm vi nhỏ, tài chính hoạt động tự có.
Các tổ chức tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận
rất cụ thể, rõ ràng; một số cơ quan Chính phủ có hoạt động thu lời thì mục tiêu
cũng rất đa dạng. Hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh rõ ràng, có thể
lượng hóa được thông qua lỗ hay lãi. Họ có thể điều chỉnh sản phẩm, phân công
lao động và các vấn đề khác dựa trên nguyên tắc chi phí và kết quả. Trong khi
đó, các cơ quan Nhà nước tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ về nguyên tắc
không phải để bán trên thị trường. hoạt động được tài trợ bởi chính ngân sách
nhà nước và trong nhiều trường hợp không thể so sánh giữa chi phí bỏ ra và giá
trị dịch vụ đã được cung cấp.
Ví dụ: Sự việc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam định mua 164 toa tàu cũ của
Trung Quốc về sử dụng với giá dao động từ 255 triệu đồng đến 810 triệu 1 xe,
nếu sự việc không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, ngân sách Nhà nước sẽ
thất thoát một khoản lớn, đồng tiền sử dụng không được hiệu quả, gây lãng phí.
Tập đoàn café Trung Nguyên đã từng phải mua lại chính cái tên Cà phê
Trung Nguyên của mình với số tiền lớn do không tính toán đến rủi ro khi tập


đoàn phát triển ra thế giới. Tuy nhiên, vụ việc chỉ ảnh hưởng đến tài chính của
Trung Nguyên chứ không ảnh hưởng đến các tổ chức hay cá nhân khác.
2.10.3.

Nguồn nhân lực


Đội ngũ cán bộ, công chức là nguồn nhân lực chủ yếu của hành chính
công. Đó là những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ các chức vụ,
chức danh.
Còn người lao động là nguồn lực của hành chính tư. Họ là những người
được tổ chức tư tuyển dụng theo các vị trí việc làm phù hợp với khả năng, năng
lực mỗi người.
STT

Tiêu chí

Hành chính công

Hành chính tư

1

Chủ thể

Cơ quan hành chính nhà
nước, cán bộ, công
Tổ chức tư
chức, viên chức

2

Đối tượng tác động

Toàn dân

3


Phạm vi tác động

Tất cả mọi lĩnh vực kinh
Một số kĩnh vực nhỏ
tế - xã hội

4

Quy mô tổ chức

Rất lớn

Nhỏ

5

Tổ chức bộ máy

Cồng kềnh, tầng nấc,
thứ bậc, quan liêu

Gọn nhẹ, linh hoạt, sát
thực tế, hiệu quả

6

Mục tiêu

Phục vụ Nhà nước và

nhân dân

Lợi nhuận

7

Kỹ năng hành chính

Đa dạng do công việc
đa dạng, phạm vi rộng

Kỹ năng chuyên sâu

8

Thủ tục hành chính

Phức tạp

Đơn giản

9

Tính chính trị

Rõ nét, mức độ ảnh
hưởng lớn

Không rõ nét


Quyền lực Nhà nước

Không sử dụng quyền
lực Nhà nước

10

Nguồn lực

Ngân sách Nhà nước
Đội ngũ cán bộ, công
chức

Thành viên trong tổ
chức

Tự hạch toán tài chính
Người lao động trong tổ
chức tự đảm nhận

Có thể khái quát sự khác nhau giữa hành chính công và hành chính tư qua
bảng sau:


Dù là hành chính công hay hành chính tư thì đó đều là những biện pháp tổ
chức và điều hành của các tổ chức, các nhóm, các đoàn thể hợp tác trong hoạt
động của mình để đạt mục tiêu chung. Hành chính công theo cách tiếp cận của
hành động là quá trình sử dụng nguồn lực công (tài lực, vật lực và nguồn nhân
lực) có tổ chức và phối hợp để hoạch định, thực hiện và quản lý chính sách
công. Hành chính công được đặc trung bởi bộ máy hành Nhà nước với quy mô

rất lớn của các hoạt động. Hành chính công gắn liền chủ yếu tới việc làm cho
pháp luật có hiệu lực, được thực thi; đưa ra và thực hiện các quy tắc, quy chế và
thực hiện các chính sách công. Do đó hành chính công tương phản với hành
chính tư.
Việc so sánh hành chính công và hành chính tư cho thấy sự đánh giá sơ
lược về hai hình thức hành chính, từ đó có thể nhận ra ưu nhược điểm, các đặc
trưng quan trọng của từng hình thức hành chính. Mô hình hành chính tư, qua sự
so sánh, bộc lộ rõ tính tối ưu, hoạt động hiệu quả hơn hành chính công. Vì vậy,
hiện nay, hành chính công cũng đang dần thay đổi, hướng dần sang phục vụ thay
vì cai trị như trước; công khai minh bạch hơn; thủ tục hành chính cũng đơn giản
hơn rất nhiều; đánh giá đúng năng lực của cán bộ, công chức, hạn chế trường
hợp “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”;… Đó là sự nổ lực lớn của khu vực công
nhằm hoàn thiện thể chế hành chính của mình và hành chính vẫn đang trong quá
trình cải cách để phù hợp với xã hội ngày càng phát triển hơn.



×