ĐỜI SỐNG
Thứ ba, 18/9/2007, 11:06 GMT+7
E-mail Bản In
Thực hư chuyện chữa ung thư bằng lá đu đủ
Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền ở Bệnh viện 108 đã theo dõi một số bệnh nhân dùng lá đu đủ
chữa ung thư và tiến triển tốt. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có công bố chính thức nào
về tác dụng của nó.
Nhiều bệnh nhân ung thư truyền tụng nhau bài thuốc từ lá đu đủ. Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Trưởng khoa Da
liễu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, cho biết bài thuốc này do bà Lê Thị Đặng ở TP HCM sưu tầm. Nguồn gốc
của nó là của thổ dân Australia, được ông Stan Sheldon tìm thấy.
Bài thuốc như sau: Hái lá lẫn cuống đu đủ, để tươi, cho càng nhiều càng tốt vào một ấm hoặc nồi, đổ thêm chút nước
rồi đun nóng từ từ cho đến khi sôi. Sôi được 5 phút thì tắt lửa, để chừng hai tiếng đồng hồ, chắt nước đã sắc đặc vào
bình hoặc chai, cất trong tủ lạnh.
Uống 200 ml một lần, 3 lần/ngày. Thuốc đắng khó uống, nhưng phải uống đều đặn. Ngoài ra, phải uống thêm 3 muỗng
cà phê mật mía trong ngày, ngay sau ly nước thuốc.
Theo lời kể thì bà Đặng đã áp dụng bài thuốc này để điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi di căn ra má, và ông đã khỏi
bệnh. Khi giáo sư Hiền nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng để điều trị cho con gái bị ung thư phổi, nhưng bệnh đã
di căn nên không khỏi. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác.
Kết quả kiểm tra của giáo sư Hiền với 12 bệnh nhân qua điện thoại cho thấy:
- 4 người (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5-6 tháng thì sức khỏe ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ
ho, đỡ đau.
- 3 người bị u phổi uống được hơn 2-3 tháng thì u nhỏ đi, sức khỏe tốt hơn.
- 1 bệnh nhân u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều.
- 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan), chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác.
- 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.
Theo ông Hiền cho biết, kết quả ở 4 bệnh nhân đầu là rất đáng lưu tâm. Ông hết sức mong mỏi các chuyên gia trong
lĩnh vực y tế tiếp tục nghiên cứu về tác dụng của lá đu đủ trong điều trị ung thư.
Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.
Một trong các bệnh nhân từng sử dụng bài thuốc từ lá đu đủ là ông Lê Văn Sang, hiện sống ở quận Hoàng Mai, Hà
Nội. Ông Sang bắt đầu xạ trị khối u 3 cm ở phổi từ ngày 15/5/2006 tại Bệnh viện K. Sau đó 2 ngày, ông bắt đầu sử
dụng bài thuốc trên.
Sau 15 tháng điều trị, khi đi tái khám, các bác sĩ kết luận khối u nhỏ đi, nhưng khi làm xét nghiệm máu thì chỉ số ung
thư trong máu lại tăng lên. Hiện ông vẫn dùng lá đu đủ song song với việc điều trị theo y lệnh của bác sĩ, và mong
muốn có kết luận về bài thuốc kể trên.
Các bác sĩ ở Bệnh viện K, Viện Dược liệu và Hội Đông y Việt Nam cho biết, đề tài nghiên cứu về tác dụng chữa ung
thư của bài thuốc lá đu đủ đã được triển khai cách đây đã hàng chục năm nhưng đều thất bại. Và đến thời điểm này,
tại Việt Nam chưa có công bố chính thức nào. Hiệu quả của nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng theo kinh nghiệm
dân gian và theo các tài liệu không chính thức được công bố lẻ tẻ.
Vì vậy, nếu không may bị ung thư, cách tốt nhất vẫn là đến các cơ sở y tế để khám, điều trị bệnh theo hướng dẫn của
các bác sĩ.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống
ĐỜI SỐNG
Thứ ba, 18/9/2007, 11:06 GMT+7
E-mail Bản In
Thực hư chuyện chữa ung thư bằng lá đu đủ
Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền ở Bệnh viện 108 đã theo dõi một số bệnh nhân dùng lá đu đủ
chữa ung thư và tiến triển tốt. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có công bố chính thức nào
về tác dụng của nó.
Nhiều bệnh nhân ung thư truyền tụng nhau bài thuốc từ lá đu đủ. Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Trưởng khoa Da
liễu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, cho biết bài thuốc này do bà Lê Thị Đặng ở TP HCM sưu tầm. Nguồn gốc
của nó là của thổ dân Australia, được ông Stan Sheldon tìm thấy.
Bài thuốc như sau: Hái lá lẫn cuống đu đủ, để tươi, cho càng nhiều càng tốt vào một ấm hoặc nồi, đổ thêm chút nước
rồi đun nóng từ từ cho đến khi sôi. Sôi được 5 phút thì tắt lửa, để chừng hai tiếng đồng hồ, chắt nước đã sắc đặc vào
bình hoặc chai, cất trong tủ lạnh.
Uống 200 ml một lần, 3 lần/ngày. Thuốc đắng khó uống, nhưng phải uống đều đặn. Ngoài ra, phải uống thêm 3 muỗng
cà phê mật mía trong ngày, ngay sau ly nước thuốc.
Theo lời kể thì bà Đặng đã áp dụng bài thuốc này để điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi di căn ra má, và ông đã khỏi
bệnh. Khi giáo sư Hiền nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng để điều trị cho con gái bị ung thư phổi, nhưng bệnh đã
di căn nên không khỏi. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác.
Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.
Kết quả kiểm tra của giáo sư Hiền với 12 bệnh nhân qua điện thoại cho thấy:
- 4 người (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5-6 tháng thì sức khỏe ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ
ho, đỡ đau.
- 3 người bị u phổi uống được hơn 2-3 tháng thì u nhỏ đi, sức khỏe tốt hơn.
- 1 bệnh nhân u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều.
- 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan), chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác.
- 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.
Theo ông Hiền cho biết, kết quả ở 4 bệnh nhân đầu là rất đáng lưu tâm. Ông hết sức mong mỏi các chuyên gia trong
lĩnh vực y tế tiếp tục nghiên cứu về tác dụng của lá đu đủ trong điều trị ung thư.
Một trong các bệnh nhân từng sử dụng bài thuốc từ lá đu đủ là ông Lê Văn Sang, hiện sống ở quận Hoàng Mai, Hà
Nội. Ông Sang bắt đầu xạ trị khối u 3 cm ở phổi từ ngày 15/5/2006 tại Bệnh viện K. Sau đó 2 ngày, ông bắt đầu sử
dụng bài thuốc trên.
Sau 15 tháng điều trị, khi đi tái khám, các bác sĩ kết luận khối u nhỏ đi, nhưng khi làm xét nghiệm máu thì chỉ số ung
thư trong máu lại tăng lên. Hiện ông vẫn dùng lá đu đủ song song với việc điều trị theo y lệnh của bác sĩ, và mong
muốn có kết luận về bài thuốc kể trên.
Các bác sĩ ở Bệnh viện K, Viện Dược liệu và Hội Đông y Việt Nam cho biết, đề tài nghiên cứu về tác dụng chữa ung
thư của bài thuốc lá đu đủ đã được triển khai cách đây đã hàng chục năm nhưng đều thất bại. Và đến thời điểm này,
tại Việt Nam chưa có công bố chính thức nào. Hiệu quả của nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng theo kinh nghiệm
dân gian và theo các tài liệu không chính thức được công bố lẻ tẻ.
Vì vậy, nếu không may bị ung thư, cách tốt nhất vẫn là đến các cơ sở y tế để khám, điều trị bệnh theo hướng dẫn của
các bác sĩ.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Ung Thư Lưỡi
Một ngày bạn phát hiện thấy một đốm đỏ trên mặt lưỡi hoặc chấm trắng phía trong môi, đừng chủ quan, vì có thể
đó là những dấu hiệu đầu tiên của ung thư miệng, các chuyên gia của Hội Phòng chống Ung thư Việt Nam cho
biết.
Không ít
Theo ước tính của Bệnh viện K, ung thư khoang miệng chiếm từ 5-10% tổng số các loại ung thư và chiếm 2-3%
tổng số các bệnh nhân tử vong trong ung thư
Nhóm đàn ông trên 40 tuổi dễ phát triển ung thư khoang miệng hơn.
Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư khoang miệng ở nữ giới cao do ăn trầu thuốc. Trong các bộ phận thuộc khoang miệng,
lưỡi là bộ phận bị ung thư thường gặp nhất
Triệu chứng âm thầm
Theo GS Nguyễn Bá Đức, Giám đốc Bệnh viện K, ung thư khoang miệng thường bắt đầu một cách âm thầm,
thường là với một vùng có màu đỏ hoặc trắng, hoặc có thể là một chỗ sưng u lên hoặc một đốm gây đau
Thông thường, triệu chứng sẽ xuất hiện ở môi, mặt trên và dưới của lưỡi hoặc nền khoang miệng, mặc dù bệnh có
thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong miệng.
Vì thế, khi có bất kỳ điểm sùi hoặc loét nào ở lưỡi, niêm mạc, má hay lợi đã được điều trị bai tuần mà không khỏi
cần lưu ý. Các điểm này thường có mày trắng hoặc đỏ ở trong miệng hoặc trên môi.
Bên cạnh đó, nếu có một điểm sưng tấy hoặc nổi một u ở bất kỳ điểm nào trong miêng hoặc ở cổ, có dấu hiệu trở
ngại trong việc nói và nuốt, có những tổn thương bị tái phát nhiều lần trong miệng, bị tê dại hoặc mất cảm giác ở
bất cứ điểm nào trong miệng thì cần chú ý.
Cũng theo các chuyên gia, hầu hết bệnh nhân bị ung thư khoang miệng không có cảm giác đau ở giai đoạn sớm.
Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác khó chịu do kích thước của khối u gây ra.
Rượu và thuốc được tiên đoán là thủ phạm
Nguyên nhân gây ung thư miệng chưa được xác định rõ, nhưng các yếu tố sau có thể là chủ yếu, hút thuốc lá và
uống rượu trong một thời gian dài.
Theo các bác sỹ của Hiệp hội Nha khoa Califonia, việc sử dụng thuốc lá, dưới bất cứ hình thức nào sẽ làm tăng
nguy cơ bị bệnh ung thư miệng
Rượu bia cùng với thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ này hơn nữa. Khi chúng ta lớn tuổi, nguy cơ bị ung thư miệng sẽ
tăng lên, nhất là sau độ tuổi 40, mặc dù những người trẻ tuổi cũng bị ung thư miệng.
Một nguyên nhân khác cũng nên lưu ý, đó là khi niêm mạc miệng luôn bị kích thích bởi một chiếc răng nhọn hoặc
một chiếc xương cá đâm vào.
Bên cạnh đó, ánh nắng là yếu tố quan trọng gây ung thư môi
Điều trị và phòng tránh
Việc điều trị ung thư khoang miệng sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao nếu bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn sớm,
lúc u còn nhỏ và chưa di căn xa bằng phẫu thuật, tia xạ hoặc hóa chất.
Kiểm tra định kỳ răng miệng bởi bác sỹ nha khoa cùng với khám sức khỏe định kỳ cũng là việc các bác sỹ khuyên
làm.
Cần chú ý, khi vùng miệng xuất hiện các triệu chứng sau
1. Màu ở mô thay đổi, chẳng hạn như đốm nhỏ màu màu trắng hoặc đỏ
2. Bề mặt hoặc cấu trúc mô thay đổi, chẳng hạn độ dày hơn, xuất hiện khối sưng u hoặc đốm gây đau, vùng
bị loét, ăn mòn hoặc lớp vảy cứng
3. Cảm giác răng không khớp vừa
4. Gặp khó khăn khi nhai hoặc nuốt hoặc thay đổi trong khả năng cử động miệng, lưỡi hoặc hàm thông
thường
5. Giọng nói thay đổi, như khàn giọng, mãn tính
6. Nổi u bướu ở bất cứ nơi nào trên đầu hoặc cổ
7. Đau, tổn thương hoặc tê bất cứ nơi nào trong khoang miệng hoặc môi của bạn
8. Vết lở loét dễ bị chảy máu và không lành trong vòng hai tuần
Cỏ lưỡi rắn trắng - thảo dược chữa ung thư
Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan..., cỏ lưỡi rắn trắng còn giúp phòng trị nhiều loại ung
thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù,
với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên.
Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo,
long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể
cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi
ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt.
Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.
Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan,
sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp…
Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…
Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa
xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn
nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác
dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung,
bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…
Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn
Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo
dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các
nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng
gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh
các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc.
Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60
g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa
xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản,
viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…
Một số bài thuốc Nam đơn giản
Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia
uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g.
Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống
ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1
thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc
uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo
dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài
thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng
cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…