Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Các tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC và một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.95 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
--------***--------

Bộ môn

THANH TOÁN QUỐC TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Đề tài
CÁC TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
BẰNG L/C VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Nhóm 10 – Mã lớp: 100

thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU

Thương mại quốc tế hiện đang phát triển với tốc độ và quy mô ngày một
to lớn. Phạm vi các mối quan hệ trao đổi hàng hoa được mở rộng, các hình thức
giao dịch ngày càng đa dạng và phong phú. Chính vì khối lượng giao dịch ngày
càng lớn mà các rủi ro và tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế ngày
một tăng theo.
Thanh toán quốc tế là một khâu then chốt trong các khâu thực hiện hợp
đổng mua bán. Trong các phương thức thanh toán được áp dụng hiện nay,


phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (thanh toán bằng L/C) được áp dụng
phổ biến. Đây là một phương thức có nhiều ưu việt so với các phương thức
khác do có sự đảm bảo quyền lợi cho cả người mua lẫn người bán. Tuy nhiên,
do kỹ thuật áp dụng tương đối phức tạp, có nhiều nguồn luật điều chỉnh, các
bên tham gia vào giao dịch lại không am hiểu tường tận về các thông lệ quốc
tế, các văn bản pháp lý quốc gia được tuyên bố áp dụng mà trên thực tế các vụ
tranh chấp trong thanh toán bằng L/C vẫn thường xuyên xảy ra.
Khi có tranh chấp, các bên tham gia vào hợp đồng đều muốn tìm mọi
cách thức giải quyết có hiệu quả nhất và vẫn bảo vệ quyền lợi của bên mình.
Tuy nhiên, không phải lúc nào và bao giờ các vụ kiện cũng giải quyết được một
cách thỏa đáng, quyền lợi của các bên không phải lúc nào cũng được đảm bảo
như kỳ vọng.
Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế với sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế, nhưng thực chất phần lớn các doanh nghiệp của
Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với qui mô các doanh nghiệp trên
thế giói. Có thể nói rằng, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phương thức tín
dụng chứng từ là mảt trong những phương thức thanh toán an toàn nhất. Do
vậy việc tìm hiểu về các tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc tế bằng tín
dụng chứng từ và cách giải quyết các tranh chấp này có vai trò hết sức quan
trọng đối với Việt Nam.
Xuất phát từ thực trạng trên,nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Các tranh
chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C và một số giải pháp” làm đề tài tiểu
luận. Trong đó, chúng em sẽ đi vào phân tích:
1.
2.

Tổng quan về L/C
Các tranh chấp trong thanh toán bằng L/C
3



3.

Một số giải pháp giải quyết tranh chấp

4


Chương 1:

TỔNG QUAN VỀ L/C

1.1. Khái niệm và tính chất của L/C
1.1.1.Khái niệm

Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện
bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với
người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp
dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp
với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng
và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng
từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
1.1.2.Tính chất

L/C không phụ thuộc,độc lập với hợp đồng cơ sở (hợp đồng mà xuất
phát từ hợp đồng đó người ta tiến hành mở L/C). Các ngân hàng không
liên quan hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế ngay cả khi L/C
có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó.
 L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng

từ.Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ chứ không quan
tâm đến hàng hóa/dịch vụ. Cho dù người bán giao hàng bị thiếu, hàng
kém chất lượng, giao hàng sai…, nhưng nếu trên bề mặt chứng từ thể
hiện phù hợp với L/C, UCP thì ngân hàng phát hành phải thanh toán cho
người thụ hưởng. Các bên tham gia trong thư tín dụng không được lợi
dụng vào tình trạng hàng hóa/dịch vụ được giao để trì hoãn việc thanh
toán.
 Mặc dù người đề nghị mở L/C tham gia với tư cách là người mua hàng
hóa/dịch vụ, nhưng ngân hàng phát hành mới là người thanh toán, cho
nên khi người thụ hưởng ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải đòi tiền
ngân hàng phát hành L/C.
 L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ.
 L/C là công cụ thanh toán,hạn chế rủi ro.Tuy nhiên,cũng có thể là công
cụ từ chối thanh toán.
1.2. Các nội dung chủ yếu của L/C
i.
Số hiệu L/C


5


Về số hiệu, tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của nó để có
thể trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng. Có thư
tín dụng ghi ngay đầu dòng bên phải câu "Đề nghị ghi tín dụng số ... trên các
thư từ giao dịch" (Please quote credit No... on all correspondence). Số hiệu của
thư tín dụng còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan.
ii.

Địa điểm mở L/C


Địa điểm mở L/C là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho
người xuất khẩu. Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy
ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó
iii.

Ngày mở L/C

Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân h àng mở L/C với
người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuối cùng là
căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở
L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng không.
iv.

Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C

Những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ nói chung có
hai loại, đó là các thương nhân và các ngân hàng. Các thương nhân chỉ bao
gồm những người nhập khẩu, tức là người yêu cầu mở L/C; người xuất khẩu là
người hưởng lợi L/C.
v.

Số tiền của thư tín dụng

Số tiền của thư tín dụng vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và
thống nhất với nhau. Không thể chấp nhận một thư tín dụng có số tiền ghi bằng
số và bằng chữ mâu thuẫn nhau.
Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, ví dụ cùng một tên gọi là đôla nhưng
trên thế giới có nhiều loại đôla khác nhau. Không nên ghi số tiền dưới dạng
một số tuyệt đối. Cách ghi số tiền tốt nhất là ghi một số giới hạn mà người xuất

khẩu có thể đạt được dù là giao hàng có tính chất là nguyên cái hay là rời. Theo
bản "Quy tắc & Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ" thì những từ
"khoảng chừng" (about), "độ khoảng" (approximately) hoặc những từ ngữ
tương tự được dùng để chỉ mức độ số tiền của thư tín dụng được hiểu là cho
phép xê dịch hơn kém không được quá 10% của tổng số tiền đó.Ngoài ra, bản
quy tắc còn quy định "trừ khi thư tín dụng quy định số lượng hàng giao không
được hơn kém, còn thì sẽ được phép có một khoản dung sai trong phạm vi hơn
6


kém 5%, miễn là tổng số tiền chi trả luôn luôn không được vượt quá số tiền của
thư tín dụng.
vi.

Thời hạn hiệu lực của L/C

Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam
kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ
trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định trong L/C. Thời hạn
hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C.
Nguyên tắc khi xác định thời hạn hiệu lực của L/C:
Ngày giao hang phải nằm trong thời gian hiệu lực của L/C và không
được trùng thời gian hết hạn L/C.
 Ngày phát hành L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp
lý,không được trùng với ngày giao hàng.
 Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian
hợp lý.
Thời hạn trả tiền



vii.

Có thể là thời hạn trả tiền ngay hoặc trả tiền sau. Phụ thuộc vào quy định
của hợp đồng.
viii.

Thời gian giao hàng

Được quy định trong hợp đồng mua bán và cũng được ghi lại trong L/C.
Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C; có thể
quy định chậm nhất một ngày nào đó phải cụ thể,không được quy định mơ hồ
tránh việc suy đoán.
ix.
x.

xi.

Những nội dung về hàng hóa: gồm tên hàng,số lượng trọng lượng,chất
lượng,giá cả,quy cách phẩm chất,bao bì, ký mã hiệu,...
Những nội dung về vận tải,giao nhận hàng hóa: bao gồm điều kiện cơ sở
giao hàng FOB,CIF,CFR,… nơi gửi và nơi giao hàng,giao hàng từng
phần hay toàn phần và có được chuyển tải hay không,…
Những chứng từ xuất trình

Các chứng từ trong L/C sẽ bằng tối thiểu các chứng từ quy định trong hợp đồng
cơ sở,về chủng loại,số lượng,cách ký phát mỗi ngày.
xii.
xiii.
xiv.


Sự cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành L/C
Những điều khoản đặc biệt khác
Chữ ký của ngân hàng phát hành
7


1.3. Quy trình thực hiện L/C

So với các phương thức thanh toán chủ yếu được áp dụng trong ngoại
thương như chuyển tiền, nhờ thu thì phương thức thanh toán bằng L/C là
phương thức được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, phương thức thanh toán
bằng L/C cũng là phương thức có qui trình kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp nhất.

(1) Người mua làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng
mở L/C cho người bán hưởng. Trong bước này có thể có tranh chấp giữa người
bán và người mua khi người mua mở L/C không đúng vói các qui định của hợp
đổng mua bán đã ký kết.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng sẽ phát hành một L/C,
có thể phát sinh tranh chấp giữa ngân hàng phát hành và người mua khi ngân
hàng mở L/C trái với nội dung trong đơn xin mở L/C của người mua.
(3) Ngân hàng thông báo nhận được L/C thì phải xác minh tính chân thực
bề ngoài của L/C sau đó thông báo và gửi bản gốc L/C cho người hưởng lợi thư
tín dụng. Tranh chấp có thể xảy ra khi ngân hàng thông báo, thông báo một L/C
thiếu tính chân thực bề ngoài.
8


(4) Người bán nhận được L/C thì phải kiểm tra L/C, nếu không chấp nhận
L/C thì yêu cầu người mua sửa đổi bổ sung L/C. Khi đã chấp nhận L/C, người
bán tiến hành giao hàng. Tranh chấp có thể phát sinh ở khâu này khi người bán

không kiểm tra kỹ L/C, chấp nhận một L/C khó thực hiện hoặc có các điều
khoản mà người mua đã khống chế dẫn đến sau này không thể lập được bộ
chứng từ phù hợp L/C để đòi tiền.
(5) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng người bán lập bộ chứng từ thanh
toán theo yêu cầu, tranh chấp dễ phát sinh khi người bán lập và xuất trình bộ
chứng từ không phù hợp với các quy định trong L/C.
(6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ, nếu thấy chứng từ phù hợp với
L/C thì trả tiền cho người bán. Nếu bộ chứng từ có sai sót, mâu thuẫn thì từ
chối trả tiền và thông báo cho các bên liên quan để giải quyết. Tranh chấp xảy
ra khi các ngân hàng kiểm tra chứng từ không cẩn thận, không phát hiện hết
các sai biệt của bộ chứng từ hoặc khi quan điểm của các ngân hàng không
giống nhau về các sai biệt của bộ chứng từ mà ngân hàng đã thanh toán cho
người hưởng lỗi.
(7) Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ cho người xin mở với điều kiện
người này trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
(8) Người mua kiểm tra chứng từ nếu phù hợp thì hoàn tiền cho ngân hàng
mở L/C, nhận chứng từ để đi nhận hàng, nếu phát hiện thấy chứng từ có sai sót
so với quy định của L/C thì có quyền từ chối hoàn trả tiền, khi đó trách nhiệm
thuộc về ngân hàng mở L/C. Tranh chấp thường phất sinh trong khâu 7,8 này là
khi người nhập khẩu vì một lý do nào đó chủ quan hoặc khách quan không có
thiện chí trong khâu nhận hàng, nên cố tình bắt lỗi chứng từ để từ chối thanh
toán.
1.4. Phân loại L/C

Các loại L/C

Revocable
L/C

Irrevocable

L/C

Confirmed
L/C

Without
recourse L/C

Transferable
L/C

9

Revolving
L/C

Back to Back
L/C

Reciprocal
L/C

Deferred
payment L/C

Red Clause
L/C


1.4.1.Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C)


Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C)à L/C mà người yêu cầu
phát hành (người NK) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ
bất cứ lúc nào mà không cần sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ
hưởng (nhà xuất khẩu).
Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh
hủy bỏ hoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị; nghĩa là khi đó
NHPH L/C vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, coi như
không có việc hủy bỏ xảy ra.

1.4.2.Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)

Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) Là L/C sau khi đã
được phát hành thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần
hay từng phần nội dung trong thời hạn hiệu lực của nó.
Một số lưu ý về Irrevocable L/C:
L/C không có chữ Irrevocable cũng được coi là không thể hủy
ngang, trừ khi nó nói rõ là có thể hủy ngang.
 L/C không thể hủy ngang trong thời hạn hiệu lực của L/C, còn
ngoài thời hạn hiệu lực của L/C thì nó hoàn toàn không có giá trị
thực hiện.
 Một thư tín dụng không thể hủy ngang không có nghĩa là không
thể hủy bỏ.
1.4.3.Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C)


Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C) là L/C không thể hủy ngang,
được một NH thứ 3 xác nhận, cùng cam kết với NHPH là sẽ thanh toán/chấp
nhận thanh toán cho người thụ hưởng khi xuất trình phù hợp, theo yêu cầu của
NHPH

1.4.4.Thư tín dụng miễn truy đòi (Without recourse L/C)

10


Thư tín dụng miễn truy đòi (Without recourse L/C) là L/C mà khi đã
thanh toán cho người thụ hưởng số tiền của L/C thì Ngân hàng được chỉ định
thanh toán không có quyền đòi lại người thụ hưởng
1.4.5.Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Transferable L/C)

Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Transferable L/C) là loại L/C
không thể hủy ngang trong đó quy định quyền của người hưởng lợi là có thể
yêu cầu NHPH hoặc là NH chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần
quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác.
1.4.6.Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)

Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) là loại L/C không thể hủy
ngang, mà sau khi sử dụng xong thì nó tự động có giá trị như cũ, và nó cứ lặp
đi lặp lại theo vòng tuần hoàn như vậy cho đến khi tổng trị giá của Hợp đồng
cơ sở được thực hiện xong.
Revolving L/C thường được sử dụng trong quan hệ buôn bán hàng hóa
mà các bên tin cậy lẫn nhau, buôn bán thường xuyên, định kỳ, số lượng lớn,
giao nhiều lần trong một thời gian nhất định và hàng hóa phải đồng nhất về
chủng loại, phẩm chất, cách đóng gói bao bì.

1.4.7.Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)

Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà
xuất khẩu căn cứ vào nội dung của L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp
mở một L/C khác cho một người khác hưởng với nội dung gần giống với L/C

ban đầu. L/C phát hành sau gọi là L/C giáp lưng (Back to back L/C), L/C dùng
để đem đi thế chấp gọi là L/C gốc (Master L/C). Người mở L/C giáp lưng là
trung gian trong mua bán hàng hóa.
1.4.8.Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu
có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã được mở.
1.4.9.Thư tín dụng thanh toán dần về sau (Deferred payment L/C)

Thư tín dụng thanh toán dần về sau (Deferred payment L/C) là thư tín
dụng không thể hủy ngang, trong đó Ngân hàng phát hành L/C hay Ngân hàng
11


xác nhận L/C cam kết sẽ thanh toán cho người hưởng lợi dần dần toàn bộ số
tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ trong L/C đó.
1.4.10. Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C) là loại L/C ứng trước một
phần tiền cho Người hưởng lợi L/C trước khi giao hàng.

12


Chương 2:

CÁC TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN BẰNG

L/C


2.1. Các tranh chấp liên quan đến xuất trình chứng từ
2.1.1.Tranh chấp liên quan đến vận tải đơn đường biển

Hiện nay, khoảng 90% lượng hàng hóa giao dịch thương mại quốc tế sử
dụng phương thức vận tải đường biển, chính vì vậy B/L cũng chiếm một tỷ
trọng rất lớn trong tổng số chứng từ vận tải đang được sử dụng. Do số lượng
hãng vận tải trên thế giới là vô cùng lớn và có mặt tại nhiều quốc gia khác nhau
nên khó tránh khỏi những khác biệt về hình thức, cách hiểu, trình độ, từ đó dẫn
tới những bất đồng trong việc kiểm tra và ra kết luận thanh toán của các ngân
hàng thương mại cũng như các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, phát sinh các
tranh chấp. Sau đây là một số tranh chấp thường gặp liên quan đến vận đơn
đường biển:
2.1.1.1.

Ngày giao hàng trên B/L

Ngày giao hàng là căn cứ để các bên tham gia thương mại và thanh toán
quốc tế khẳng định người bán đã thực hiện đúng thời hạn giao hàng được quy
định trong Hợp đồng thương mại hoặc L/C. Ngày giao hàng được căn cứ vào
chứng từ vận tải. Tuy nhiên, trên B/L, có thể có thông tin về ngày tháng trong
mục ghi chú On Board. Ðiều này thường dẫn đến băn khoăn cho ngân hàng là
ngày nào sẽ được coi là ngày giao hàng.
Có 2 trường hợp để xác định ngày giao hàng:
Trường hợp B/L có ghi chú On Board: Ngày của ghi chú On
Board - OBN (On Board Notation) sẽ được coi là ngày giao hàng
cho dù ngày On Board trước hoặc sau ngày phát hành B/L. Nếu
trên 1 B/L có nhiều hơn một ghi chú On Board, ngày On Board
sớm hơn sẽ được coi là ngày giao hàng. Nếu bộ chứng từ được
xuất trình nhiều hơn một bộ B/L thì ngày On Board muộn hơn sẽ
được coi là ngày giao hàng.

 Trường hợp B/L không ghi chú On Board: Ðối với trường hợp
này, ngày phát hành sẽ được coi là ngày giao hàng.


13


2.1.1.2.

Ghi chú ON BOARD trên B/L

On Board Notation (OBN) là việc xác nhận rằng hàng hóa đã được xếp
lên tàu. Việc hàng hóa đã được xếp lên tàu không chỉ liên quan đến quyền lợi
của người mua, người bán mà còn là cơ sở trong việc kiểm tra chứng từ bảo
hiểm, vì vậy được tất cả các bên tham gia thương mại và thanh toán quốc tế đặc
biệt quan tâm. OBN cần có khi những nội dung của B/L không chỉ ra một cách
rõ ràng rằng hàng hóa đã được xếp lên con tàu được xuất phát tại cảng đi đúng
như quy định của L/C. Trong quá trình kiểm tra OBN thường xảy ra nhiều
tranh chấp. Chẳng hạn như các bên tham gia thanh toán thường đặt ra hàng loạt
các câu hỏi:
i.
ii.
iii.

Có chấp nhận B/L không ghi chú On Board hay không?
OBN chỉ ghi ngày tháng có hợp lệ hay không?
OBN có ngày tháng, tên tàu đã đủ điều kiện thanh toán hay

iv.


chưa?
Mọi OBN có phải chỉ ra ngày tháng, tên tàu, tên cảng đi, cảng
đến?

Các bên tham gia thanh toán sẽ chấp nhận B/L không có OBN nếu đồng
thời thỏa mãn các điều kiện sau đây:




Nếu B/L là loại đã xếp hàng lên tàu,
Cảng bốc hàng phù hợp với quy định của L/C,
Trên B/L không có chặng trước cho dù có nơi nhận hàng để chở
khác với cảng bốc hàng theo L/C,

Ví dụ: L/C quy định hàng được xếp từ Hải Phòng tới Oakland
(California, USA). B/L được chấp nhận nếu B/L đó không chỉ ra chặng trước precarriage và có in sẵn dòng chữ đã xếp hàng lên tàu - shipped on board.


B/L cần có OBN thể hiện ngày tháng: Ðối với B/L nhận hàng để
chở và không có chặng trước,

Ví dụ trên, nếu người thụ hưởng xuất trình vận đơn nhận hàng để chở Receipt for shipment B/L thì cần có OBN, tuy nhiên chỉ cần chỉ ra ngày tháng
OBN là phù hợp.


B/L cần có OBN thể hiện ngày tháng và tên con tàu thực tế,

14



Nếu B/L có ghi “con tàu dự định” hoặc quy định tương tự liên quan đến
tên con tàu, thì việc ghi chú hàng đã xếp lên tàu, ghi rõ ngày giao hàng
và tên con tàu là cần thiết.


B/L cần có OBN thể hiện ngày tháng, tên tàu và cảng đi:
o Nếu trên B/L thể hiện có chặng trước, cho dù đó là
shipped on board B/L hay Receipt for shipment B/L.
o OBN cần đầy đủ các thông tin về tên tàu, cảng đi và ngày
tháng đối với B/L thể hiện tên cảng đi ở mục “Place of
receipt” thay vì “Port of Loading”.
o OBN cần đầy đủ các thông tin về tên tàu, cảng đi và ngày
tháng đối với B/L thể hiện cảng xếp hàng là dự định hoặc
quy định tương tự liên quan.

Nếu như L\C quy định số hóa đơn chiếu lệ phải ghi trong hóa đơn mà
không ghi trong hóa đơn thì đây là bất hợp lệ.
2.1.1.3.

Cảng đi, cảng đến

Cảng đi và cảng đến trên B/L đòi hỏi phải phù hợp với quy định của
L/C. Tuy nhiên, do nhiều hãng chuyên chở muốn phản ánh đầy đủ các thông tin
trên bề mặt B/L từ nơi nhận hàng để chở cho đến nơi chuyển tải, cảng dỡ
nhưng phần lớn trên B/L không có mục in sẵn chuyển tải, vì vậy, người phát
hành B/L không đủ các mục in sẵn để điền thông tin vào ô thích hợp, dẫn đến
tình trạng điền thông tin vào B/L không đúng vị trí. Những trường hợp thường
gặp, đó là: tên cảng dỡ được điền vào Destination hoặc tên cảng bốc hàng được
điền vào mục Place of receipt hoặc tên cảng chuyển tải được điền vào mục Port

of unloading...
2.1.1.4.

Người chuyên chở

Người chuyên chở cần được thể hiện rõ trên B/L. Một vấn đề đặt ra đối
với việc phát hành B/L là người chuyên chở, người ký phát B/L và letter head
của B/L có thể khác nhau. Vì vậy, cần thể hiện rõ tên của người chuyên chở
trên bề mặt B/L. Nếu tên người chuyên chở không được ghi rõ trên B/L, khi
xảy ra tổn thất và mất mát sẽ không yêu cầu được người chuyên chở chịu trách
nhiệm.
2.1.1.5.

Ký hậu vận đơn

Ký hậu vận đơn được hiểu là “hành động chuyển nhượng quyền sở hữu
hàng hóa được mô tả trên vận đơn theo lệnh từ người nhận hàng này qua người
15


nhận hàng khác”. Người ký hậu sẽ ký lên mặt sau của vận đơn và trao vận đơn
cho người nhận ký hậu. Về mặt pháp lý, ký hậu là hành động thể hiện sự chấp
nhận của người ký hậu về việc từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên
vận đơn và chuyển nhượng nó sang cho người nhận ký hậu.
Hiện nay, kí hậu vận đơn được sử dụng rất phổ biến trong các giao dịch
thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, nghiệp vụ này cũng phát sinh nhiều tranh chấp.
Vấn đề đầu tiên là con dấu trong kí hậu vận đơn. Hiện nay, ở thị trường
Trung Ðông, châu Phi hoặc ở một số quốc gia ở Nam Mỹ và châu Á như Trung
Quốc, khi ký hậu cần phải đóng dấu thể hiện tên của doanh nghiệp.
Ví dụ thực tế:

Ðã có trường hợp, bộ chứng từ gửi đến một ngân hàng của Trung Quốc bị bắt
lỗi do con dấu đóng lúc ký hậu thể hiện đầy đủ tên doanh nghiệp là ABC Limited
thay vì theo yêu cầu của L/C là ABC Ltd. Ngân hàng phát hành vẫn cho rằng đây là
một lỗi nên đã từ chối thanh toán. Ðiều đó cho thấy, ở các thị trường này, kiểm tra
việc đóng dấu và nội dung con dấu là nghiệp vụ rất được quan tâm.

Vấn đề thứ hai liên quan đến chủ thể kí hậu. Trong trường hợp L/C yêu
cầu kí hậu để trống thì một chữ kí ở mặt sau cũng được ngân hàng chấp nhận.
Còn trong trường hợp kí hậu theo lệnh hoặc đính danh thì cần có tên doanh
nghiệp cùng với chữ kí mới được xem là hợp lệ. Một số lưu ý khác là chỉ có
người gửi hàng thực tế mới có thẩm quyền kí hậu; trừ khi L/C quy định rõ về
chức danh của người ký hậu là giám đốc và phải được thể hiện rõ khi ký, nếu
không, người ký hậu không cần phải nêu rõ chức danh của mình và ngay cả khi
đề cập chức danh mà không phải là giám đốc, ví dụ, phó giám đốc hoặc trưởng
phòng… thì ngân hàng cũng không có quyền bắt lỗi đối với B/L.
Vụ án giữa Hilditch Pty Ltd v Dorval Kaiun (No 2) [2007] FCA 2014, L/C
yêu cầu xuất trình trọn bộ B/L theo “lệnh của người gửi hàng và ký hậu để trống”,
người thụ hưởng xuất trình bộ vận đơn thể hiện ở mặt sau chỉ có duy nhất chữ ký,
không có các thông tin về tên công ty, chức danh của người ký. May mắn là khi
kiểm tra lại bộ chứng từ, các chuyên gia thấy rằng, chữ ký ở mặt sau của vận đơn
giống với chữ ký trên hóa đơn thương mại do người thụ hưởng (trùng tên với người
gửi hàng) ký phát. Nên dẫn tới kết luận là chữ ký trên mặt sau của vận đơn là hợp
lệ.

16


Vấn đề thứ ba là chủ thể nhận kí hậu. Có những trường hợp, tên của
người nhận ký hậu lại được thể hiện sai hoặc do bản thân người gửi hàng lại
muốn giao hàng cho chủ thể khác. Chính vì thế, sau khi ký hậu, tên gọi người

nhận hàng trên vận đơn khác với tên người nhận hàng thực tế được yêu cầu
trong B/L.Ðối với bộ vận đơn thể hiện như vậy, ngân hàng hoàn toàn có quyền
bắt lỗi.
2.1.2.Tranh chấp liên quan tới hóa đơn thương mại

Trong thanh toán quốc tế bằng L/C, hoá đơn thương mại là một loại
chứng từ thương mại do người thụ hưởng L/C tạo lập cho người yêu cầu mở
L/C sau khi người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Thực tế thanh toán quốc tế bằng L/C tại Việt Nam thường xảy ra các
tranh chấp liên quan đến hóa đơn thương mại do 2 vấn đề: trị giá hóa đơn và
mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại.
2.1.2.1.

Về trị giá hóa đơn

Số tiền của L/C có thể bằng 100% trị giá của hóa đơn hoặc lớn hơn. Nếu
số tiền ghi trên hóa đơn vượt quá giá trị của L/C thì ngân hàng có quyền từ chối
thanh toán. Nếu ngân hàng chấp nhận một hóa đơn thương mại như thế thì chỉ
có trường hợp số tiền cao nhất được ấn định trong L/C sẽ được thanh toán và
quyết định đó sẽ ràng buộc các bên có liên quan. Tuy nhiên, việc giao chứng từ
có thể không được thực hiện vì còn phụ thuộc vào việc thanh toán khoản tiền
chưa trả. Trong trường hợp này, khoản tiền vượt thường được chuyển sang nhờ
thu. Ngược lại, nếu ngân hàng không chấp nhận thanh toán và người mua lại
không hợp tác thì trị giá hóa đơn vượt quá không được thanh toán sẽ gây ra
tranh chấp.
2.1.2.2.

Về mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại

Việc mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại cũng được các ngân hàng

kiểm tra kỹ lưỡng. Theo UCP 600 quy định, việc mô tả hàng hóa trong hóa đơn
thương mại phải phù hợp với mô tả trong L/C. Bằng việc mô tả chính xác hàng
hóa được nêu trong L/C, người bán xác nhận rằng hàng hóa đã được gửi đi
đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chỉ cần một sự khác biệt nhỏ giữa mô tả
hàng hóa trong hóa đơn thương mại và trong L/C cũng có thể khiến ngân hàng
từ chối thanh toán và xảy ra tranh chấp.
2.1.3.Tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm
17


Trong mua bán quốc tế với điều kiện CIF, CIP, người bán có trách nhiệm
mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu và phải lập chứng từ bảo hiểm tuân theo
quy định tại điều 28 của UCP 600. Cụ thể có điều luật này quy định như sau:
i.

ii.
iii.
iv.
v.
vi.

vii.

viii.
ix.

Chứng từ bảo hiểm, chẳng hạn như đơn bảo hiểm, giấy chứng
nhận bảo hiểm, hoặc tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao, phải
thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý
hoặc người được ủy quyền của họ ký và phát hành.

Nếu chứng từ bảo hiểm ghi rõ là đã được phát hành nhiều hơn
một bản gốc, thì tất cả bản gốc phải được xuất trình.
Phiếu bảo hiểm tạm thời sẽ không được chấp nhận.
Đơn bảo hiểm được chấp nhận thay cho chứng nhận bảo hiểm
hoặc tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao.
Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền
của Thư tín dụng.
Thư tín dụng phải quy định loại bảo hiểm được yêu cầu và những
rủi ro phụ được bảo hiểm, nếu có. Một chứng từ bảo hiểm không
đề cập đến các rủi ro không được bảo hiểm cũng sẽ được chấp
nhận nếu như Thư tín dụng dùng những từ không rõ ràng như
“rủi ro thông thường” hoặc “rủi ro tập quán”.
Nếu Thư tín dụng yêu cầu bảo hiểm “mọi rủi ro” và một chứng từ
bảo hiểm được xuất trình có điều khoản hoặc ghi chú “mọi rủi
ro”, dù có hay không tiêu đề “mọi rủi ro”, thì chứng từ bảo hiểm
vẫn được chấp nhận mà không cần phải xem một số rủi ro nào đó
có bị loại trừ hay không.
Chứng từ bảo hiểm có thể dẫn chiếu bất cứ điều khoản loại trừ
nào.
Chứng từ bảo hiểm có thể quy định việc bảo hiểm phụ thuộc vào
mức miễn bồi thường (có trừ hoặc không trừ).

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thường xuất khẩu theo điều kiện FOB
nên không phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu. Thực
tế này khiến các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã có ít kinh nghiệm trong lĩnh
vực tạo lập chứng từ nay lại càng yếu kém hơn do họ ít có cơ hội cọ xát với
thực tế, đặc biệt là việc mua bảo hiểm. Hiện nay, hình thức mua bán hàng qua
trung gian rồi xuất khẩu sang một nước thứ ba đã trở nên phổ biến hơn. Việc
thiếu kinh nghiệm trong mua bảo hiểm cho hàng hóa đã khiến nhiều thương vụ
bị thua lỗ do chứng từ bảo hiểm lập có sai sót và bị ngân hàng từ chối thanh

toán. Trong thực tiễn thanh toán, doanh nghiệp thường có thể gặp những sai sót
sau khi lập chứng từ bảo hiểm:
18


Mô tả hàng hoá và những thông tin khác không khớp với L/C
hoặc các chứng từ khác
 Không nêu hoặc nêu không đầy đủ các điều kiện bảo hiểm
 Loại tiền tệ trên chứng từ bảo hiểm khác với loại tiền tệ ghi trong
L/C
 Bảo hiểm có hiệu lực sau ngày ghi trên vận đơn hoặc trên các
chứng từ vận tải khác
 Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn 110% giá CIF của hàng hóa
 Số bản chính được xuất trình không đủ theo yêu cầu của L/C
 Tên hoặc địa chỉ của các bên liên quan đến chứng từ bảo hiểm
không chính xác
 Chứng từ bảo hiểm không ký hậu chuyển quyền sở hữu bảo hiểm
hàng hoá cho nhà nhập khẩu
 Không nêu số lượng bản chính được phát hành
 Không nêu tổ chức giám định hàng hoá hoặc nơi khiếu nại, bồi
thường theo quy định L/C
2.1.4.Các vấn đề khác liên quan tới chứng từ xuất trình


Ngoài những nội dung liên quan tới các chứng từ xuất trình như đã nói ở
trên, vấn đề liên quan đến mâu thuẫn giữa các chứng từ cũng có nhiều tranh
luận.
Theo quy định, những nội dung và các số liệu có liên quan giữa các
chứng từ không được mâu thuẫn với nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các chứng
từ mà từ đó người ta không thể xác định một cách rõ ràng, thống nhất nội dung

thuộc về tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, tên của người
hưởng lợi…thì các chứng từ đó sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán vì bộ chứng
từ đó mâu thuẫn với nhau. Có những trường hợp sự không thống nhất về quan
điểm đã dẫn đến các tranh chấp.
Theo yêu cầu của L/C, hóa đơn thương mại phần mô tả hàng hóa ghi: Mặt
hàng: A xít sun phu rich, nhưng trong chứng từ giám định lại ghi: H2SO4. Xét về
mặt bản chất, thì dù có 2 cách ghi khác nhau ở 2 chứng từ nhưng ngân hàng, với sự
cẩn thận hợp lý, có thể phán xét được đây là chứng từ không mâu thuẫn. Nhưng
trong những trường hợp khác, không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể phát hiện
ra bản chất bên trong của chứng từ so với hình thức bên ngoài. Do vậy, giải pháp an
toàn nhất cho các doanh nghiệp và để tránh các tranh chấp có thể phát sinh, tốt nhất
là nên loại bỏ các mâu thuẫn về hình thức khi tạo lập các chứng từ theo yêu cầu của
L/C.

19


2.2. Các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của các bên liên quan
2.2.1.Các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của người xuất khẩu

Khi tham gia thanh toán quốc tế theo hình thức thư tín dụng L/C thì nhà
xuất khẩu thường gặp phải một số lỗi sau:
Người xuất khẩu lập các chứng từ thanh toán không phù
hợp với các qui định trong L/C

2.2.1.1.

Trong giao dịch bằng thư tín dụng, Ðiều 5, UCP 600 đã nêu rõ: “Các
ngân hàng giao dịch bằng các chứng từ và không giao dịch bằng hàng hoá, dịch
vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”. Việc lập và xuất

trình một bộ chứng từ phù hợp đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng
xác nhận L/C là nghĩa vụ cơ bản của người hưởng lợi. Nếu vì một lý do khách
quan hay chủ quan nào đó mà người hưởng lợi không xuất trình được một bộ
chứng từ đòi tiền phù hợp thì quyền lợi của chính bản thân người hưởng lợi,
ngân hàng trả tiền, ngân hàng chiết khấu sẽ bị ảnh hưởng. Mức độ phổ biến của
sử dụng thư tín dụng trong thanh toán quốc tế qua thời gian luôn tăng lên cùng
với sự phát triển của buôn bán quốc tế. Thư tín dụng cho phép người bán
hưởng đầy đủ quyền lợi với điều kiện họ phải hoàn thành trách nhiệm nghĩa vụ
theo đúng yêu cầu của thư tín dụng đã mở.
Trong thanh toán tín dụng chứng từ ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết
thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội
dung của L/C, Ngân hàng chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa
bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C. Chỉ cần một sơ suất
nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà xuất khẩu cũng có thể bị ngân hàng mở L/C
và người mua bắt lỗi, từ chối thanh toán. Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh
toán là một khâu quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đối với nhà XK.

Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu
cầu sau:

20


Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại mà
hai nước người mua và người bán đang áp dụng và được dẫn
chiếu trong L/C.
 Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán phải được lập
theo đúng yêu cầu đề ra trong L/C.
 Những nội dung và các số liệu có liên quan giữa các chứng từ

không được mâu thuẫn với nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các
chứng từ mà từ đó người ta không thể xác định một cách rõ ràng,
thống nhất nội dung thuộc về tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá
cả, tổng trị giá, tên của người hưởng lợi…thì các chứng từ đó sẽ
bị ngân hàng từ chối thanh toán vì bộ chứng từ đó mâu thuẫn với
nhau.
 Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm qui định trong L/C
và trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ,
thường gặp vẫn là:
 Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham
gia, của hãng vận tải
 Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng.
 Các sai sót trên bề mặt chứng từ : số tiền trên chứng từ vượt quá
giá trị của L/C; các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu
bản gốc; các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với nội
dung của L/C về số lượng, trọng lượng, mô tả hàng hoá…; các
chứng từ không tuân theo quy định của L/C về cảng bốc dỡ hàng,
về hãng vận tải, về phương thức vận chuyển hàng hóa…
Tất cả những sai sót trên đều là những nguyên nhân gây nên rủi ro cho
nhà xuất khẩu khi lập bộ chứng từ thanh toán.
Ngoài ra, do sự khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi nước cho nên dễ dẫn
đến những sai sót khi nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ hàng hoá để gửi NH
xin thanh toán.
2.2.1.2.
Người xuất khẩu không thể tạo lập được các chứng từ phù
hợp do người mua khống chế


Trong thực tế, có thể do sức ép của thị trường, cũng có thể do nghiệp vụ

non kém mà người xuất khẩu đã chấp nhận một L/C trong đó yêu cầu một hay
một số loại chứng từ do người mua hoặc thay mặt người mua cấp. Chính vì
vậy, khi người nhập khẩu không có thiện chí hoặc không thể cung cấp các
chứng từ do phía mình cung cấp thì người xuất khẩu không thể lập được bộ
chứng từ phù hợp với L/C và không thể nhận được tiền hàng, từ đó tranh chấp
phát sinh.
Xét ví dụ thực tế sau đây:
21


Phương thức thanh toán: Thư tín dụng dẫn chiếu UCP 600
Người mua hàng: Tungnin Corp, Korea
Người bán hàng: Công ty Bia rượu Hà Nội
Mặt hàng: Rượu
L/C yêu cầu bộ chứng từ đòi tiền phải có giấy chứng nhận của người mua
chứng nhận đã nhận hàng tại cảng Pusan. Một tháng sau khi mở thư tín dụng
chuyến hàng đã cập cảng Pusan đúng thời hạn giao hàng qui định. Nhưng công ty
bia rượu Hà Nội không thể lấy được giấy chứng nhận của người mua. Kết quả là
Korea Bank từ chối thanh toán bộ chứng từ đòi tiền với lí do bộ chứng từ thiếu giấy
chứng nhận đã nhận hàng của người mua. Theo UCP người mua và người bán tự do
thỏa thuận các loại chứng từ yêu cầu xuất trình. Việc yêu cầu loại chứng từ nào
trong bộ chứng từ đòi tiền thường được qui định trong hợp đồng mua bán. Trường
hợp này rõ ràng là người bán đã tự chuốc lấy rủi ro khi chấp nhận một thư tín dụng
yêu cầu loại chứng từ do người mua cấp.
Kết luận: Công ty bia rượu Hà Nội- nhà xuất khẩu không lập được bộ chứng
từ đòi tiền phù hợp là do họ đã chấp nhận một thư tín dụng có điều khoản bất lợi
cho mình. Thực trạng này xuất phát từ sự phụ thuộc của doanh nghiệp Việt Nam
vào thị trường nước ngoài. Xét từ góc độ thanh toán quốc tế, những thỏa thuận như
vậy có thể gây khó khăn khi vận dụng UCP để bảo vệ quyền lợi của phía Việt Nam
khi xảy ra tranh chấp.






2.2.1.3.

Hành vi gian lận thương mại của nhà xuất khẩu

Với người mua sự trung thực của người bán là rất quan trọng bởi vì
ngân hàng chỉ làm việc với các chứng từ mà không cần biết việc giao hàng có
đúng hợp đồng hay không. Do đó nhà Nhập khẩu có thể gặp rủi ro nếu nhà
Xuất khẩu có hành vi gian dối, lừa đảo trong việc giao hàng như : cố tình giao
hàng kém phẩm chất, không đúng số lượng…
Một nhà xuất khẩu có chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả
mạo, có bề ngoài phù hợp với L/C cho Ngân hàng mà thực tế không có hàng
giao, người nhập khẩu vẫn phải thanh toán cho ngân hàng ngay cả trong
trường hợp không nhận được hàng hoặc nhận được hàng không đúng theo hợp
đồng. Nếu người xuất khẩu cố tính giao hàng thiếu kém phẩm chất nhưng vẫn
xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo, phù hợp với qui định của L/C hoặc
không giao hàng nhưng lập bộ chứng từ giả mạo là đã giao. Khi ngân hàng đã
thanh toán cho nhà xuất khẩu rồi, lúc này sẽ phát sinh tranh chấp và người nhập
khẩu sẽ không trả tiền hoặc trả rất chậm. Lúc này rủi ro của nhà nhập khẩu đã
chuyển thành rủi ro của Ngân hàng.
22


Cuối năm 2003, một công ty Xuất nhập khẩu Việt Nam đã kí một hợp đồng
thương mại quốc tế nhập linh kiện xe máy của Trung Quốc. Sở giao dịch Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mở L/C cho công ty Chung San của Trung

Quốc. Khi bộ chứng từ bên Trung Quốc gửi sang Sở giao dịch kiểm tra thấy hoàn
hảo. Sở giao dịch đã tiến hành kí hậu vận đơn để khách hàng đi nhận hàng nhưng
khi đến cảng Hải Phòng thì không thấy hàng đâu. Điều tra thì được biết công ty này
đã câu kết với người vận tải để lập B/L sạch và lập bộ chứng từ hoàn hảo. Nhưng
đến lúc này vì Sở giao dịch đã kí hậu vận đơn, công ty đã chiết khấu bộ chứng từ và
nhận tiền hàng. Cuối cùng toàn bộ số tiền hàng đó Sở giao dịch phải chịu.

2.2.2.Các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của người nhập khẩu
2.2.2.1.
Không mở L/C hoặc mở L/C chậm so với thời hạn quy

định trong hợp đồng mua bán.
Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, nhiệm vụ của người nhập khẩu là dựa
vào các nội dung khung đã thoả thuận trong hợp đồng để viết yêu cầu mở L/C.
Mở L/C chậm là việc người mua mở L/C sau khi thời hạn mở L/C quy định
trong hợp đồng đã chấm dứt. Như vậy, nếu hợp đồng quy định một thời hạn cụ
thể cho việc mở L/C thì rất dễ xác định thế nào là mở L/C chậm. Tuy nhiên,
trong thực tiễn, có trường hợp hợp đồng không quy định hoặc quy định không
rõ ràng về thời hạn mở thư tín dụng, dẫn đến tranh chấp về việc người mua có
mở L/C chậm hay không? Mặt khác, có những hợp đồng chỉ quy định các hình
thức trách nhiệm khi không thực hiện hợp đồng, còn việc chậm mở L/C không
phải là không thực hiện hợp đồng mà là thực hiện không đúng những nghĩa vụ
quy định trong hợp đồng. Vì vậy, phải có chế tài riêng để giải quyết và chế tài
đó phải được quy định rõ trong hợp đồng.
Ngoài ra việc người nhập khẩu làm đơn yêu cầu mở L/C không cụ thể
và đầy đủ dẫn đến việc người xuất khẩu có thể lợi dụng các sơ hở trong L/C để
cung cấp hàng hóa không đúng như mong muốn của người nhập khẩu.
Tyzasme là hãng sản xuất thép hàng đầu tại Đức, sản phẩm của Tyzasme có
mặt tại hầu hết tại thị trường châu Âu. Nhờ danh tiếng tốt của sản phẩm, mối quan
hệ hợp tác kinh doanh giữa Tyzasme và Amex- tập đoàn sản xuất đồ điện tử gia

dụng lớn của Pháp ngày càng phát triển. Vào năm 1999 Amex và Tyzasme đã kí kết
hợp đồng mua bán thép theo đó Tyzasme bán cho Amex 1500 tấn thép theo điều
kiện CIF cảng Marseile với tổng giá trị là 370.880 USD giao hàng vào tháng 7/1999
thanh toán bằng L/C không hủy ngang có xác nhận , ngày mở chậm nhất là
30/06/1999. Điều 7, hợp đồng qui định rằng trong trường hợp chậm trễ giao hàng
hoặc nhận được L/C chậm hơn 15 ngày so với ngày hợp đồng qui định thì bên mua
23


có quyền hủy hợp đồng, bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt là 5% tổng giá trị
hợp đồng cho bên kia.
Ngày 30/06/1999 là ngày cuối cùng để mở L/C do sợ không mở kịp L/C theo
đúng hạn nên Amex đã gửi thông báo cho Tyzasme thông báo và trình bày đề nghị
hủy hợp đồng mua bán. Khó khăn khách quan bên Amex trình bày là Amex chưa trả
hết nợ cho ngân hàng nên ngân hàng không mở L/C theo đề nghị của Amex. Ngày
3/7/1999, tức 3 ngày sau đó, bên Tyzasme đã thông báo cho Amex theo đó Tyzasme
đồng ý gia hạn ngày mở L/C đến ngày 7/6/1999. Nếu Tyzasme không nhận được
L/C trong thời gian đó thì coi như Amex đã vi phạm hợp đồng. Amex đã nhận được
thông báo bằng fax này. 20 phát sau khi fax cho Amex, Tyzasme phát hiện ra có sự
sai sót về ngày tháng nên đã sửa từ tháng 6 thành tháng 7 và fax lại ngay cho Amex.
Nhưng sau này Amex nói là không nhận được fax này của Tyzasme.
Đến ngày 9/8/1999, Tyzasme không nhận được L/C cũng như tiền phạt từ
Amex nên đã khởi kiện ra trọng tài.
Về việc không mở L/C của Amex: Hợp đồng mua bán giữa Tyzasme và
Amex đã có hiệu lực nên Amex phải có nghĩa vụ mở L/C chậm nhất là ngày
30/06/1999. Đến ngày 9/8/1999 Amex vẫn không mở L/C theo qui định của điều 7
Hợp đồng thì Amex đã vi phạm hợp đồng. Amex nêu lí do không mở L/C là vì gặp
khó khăn về tài chính, chưa trả hết nợ cho ngân hàng nên ngân hàng không đồng ý
mở. Lý do này không được ủy ban trọng tài công nhận vì đây không phải là căn cứ
miễn trách cho việc không mở L/C.


Người nhập khẩu chấp nhận chứng từ do người xuất khẩu
lập ra để thanh toán

2.2.2.2.

Tiếp theo là rủi ro trong việc chấp nhận chứng từ do người xuất
khẩu lập ra để thanh toán: khi chứng từ xuất trình hoàn toàn không
đúng với tình trạng của hàng hoá thì sau khi thanh toán người nhập khẩu sẽ
nhận được số hàng không đúng yêu cầu có thể là cả về chất lượng cũng như số
lượng và làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh đặc biệt là làm mất uy tín
trong kinh doanh của người nhập khẩu. Mặt khác chứng từ còn là cơ sở pháp
lý đầu tiên của hàng hoá, nếu người nhập khẩu không xem xét kỹ lưỡng từ lỗi
câu chữ đến số lượng các loại chứng từ cũng như người cấp giấy chứng
nhận…thì sẽ khó khăn trong việc khiếu kiện khi có rủi ro về hàng hoá.
Công ty A ký hợp đồng mua nguyên liệu với công ty B, thanh toán theo
phương thức L/C. Sau khi giao hàng, công ty B lập bộ chứng từ chuyển cho nhà
nhập khẩu. Vào ngày X, bộ chứng từ được đưa đến công ty A mà hàng chưa tới. Vì
tin tưởng vào công ty B nên công ty A không kiểm tra kỹ bộ chứng từ mà chấp nhận
thanh toán, Tuy nhiên,khi hàng về đến nơi, công ty A thấy chất lượng hàng không
đáp ứng được yêu cầu sản xuất nên công ty đã từ chối và đòi trả lại hàng. Công ty B
24


không chấp nhận. Công ty A kiện công ty B ra tòa. Tuy nhiên, vì công ty A đã chấp
nhận bộ chứng từ và thanh toán nên công ty A thua kiện.

Các tranh chấp khi người nhập khẩu đưa vào L/C một số
nội dung khác với hợp đồng mua bán


2.2.2.3.

Trong nhiều trường hợp, người nhập khẩu đưa vào L/C một số nội dung
khác với hợp đồng mua bán. Nguyên nhân thì có nhiều, song nguyên nhân
chính vẫn là do năng lực đàm phán của một số doanh nghiệp còn hạn chế, trình
độ tiếng Anh chưa tốt, hiểu sai hoặc hiểu không hết các điều khoản trong hợp
đồng mẫu, tranh chấp phát sinh khi người mua phát hiện ra khâu ký kết hợp
đồng chưa chặt chẽ, có nhiều kẽ hở. Nếu tiếp tục thực hiện mở L/C đồng nghĩa
với việc chấp nhận hợp đồng không hiệu quả.
Ðể đối phó với thực trạng nói trên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã cố
ý thoái thác trách nhiệm – không mở L/C theo như nội dung của hợp đồng đã
ký kết, và tranh chấp phát sinh là điều không thể tránh khỏi.
Công ty H ( Việt Nam) kí hợp đồng bán 50000 thùng hột vịt muối cho công
ty T ( Hồng Kong) Giao hàng: hàng đợt đầu tháng 9/2005: 15000 thùng, đk giao
hàng: CIF HONGKONG (Incoterm 2000)
 Thanh toán: L/C không hủy ngang, at sight
 Giám định hàng hóa: Do Vinacontrol làm và có giá trị cuối cùng.()
 Ngày 27/8/2005 người nhập khẩu gửi thư cho công ty H (Việt Nam) với nội
dung:
 Chưa mở được L/C do còn mắc một số thủ tục ở Hongkong
 Đề nghị công ty H cứ giao hàng mà không chờ L/C, người mua sẽ thanh toán
bằng TTR
Vì hàng đã sẵn sàng để giao xuống tàu và cũng tin tưởng ở những lời hứa
hẹn hợp tác, hữu nghị của bạn hàng, công ty H đã chấp thuận đề nghị của công ty T
(mà thực chất là chuyển từ phương thức thanh toán bằng L/C qua TTR). Trong
tường hợp này, lẽ ra công ty H phải yêu cầu người nhập khẩu là công ty T (Hồng
Kong) chuyển tiền thanh toán trước khi giao hàng xuống tàu hoặc chậm nhất là khi
tàu rời cảng xếp hàng để hạn chế rủi ro, nhưng công ty H (Việt Nam) đã không làm
việc đó. Kết quả là công ty T (Hongkong) đã nhận 15000 trứng vịt muối nhưng cố
tình không thanh toán sòng phẳng cho H với lý do: cỡ hàng kém phẩm chất, bao bì

đóng gói không đúng quy cách, hàng giao chậm... để trì hoãn thanh toán và chiếm
dụng vốn công ty H.
Ta thấy rõ ràng người mua phía Hongkong tỏ ra am hiểu các quy tắc thanh
toán tín dụng chứng từ quốc tế: L/C mở dựa vào hợp đồng ngoại thương, nhưng khi
L/C đã mở ra thì lại độc lập với hợp đồng ( người nhập khẩu đưa vào L/C một số
25


×