Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Khủng hoảng tiền tệ Thái Lan 1997 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.53 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:

KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ THÁI LAN 1997

Lớp

: K52B

Nhóm

: 01

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga

TPHCM, tháng 11 năm 2015
1


MỤC LỤC

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ THÁI
LAN NĂM 1997
1.1Bối cảnh kinh tế của Thái Lan trong thập niên 90


1.1.1

Tốc độ tăng trưởng “thần kỳ”
Thái Lan bắt đầu thời kỳ công nghiệp hóa từ 1961, tốc độ tăng trưởng GDP

trong thập niên 60 đạt mức 8%, trong thập niên 70 là 7% và trong thập niện 80 là
8%. Từ sự phát triển nhanh chóng trong thập niên 60 và 70, Thái Lan thực thi chính
sách phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu. Từ 1986-1990, tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu bình quân là 28%/năm; giá trị xuất khẩu tính theo đầu người đạt 630
USD/người năm 1991 lên 1177 USD/người năm 1996. Trong suốt giai đoạn 1985 –
1995, GDP của Thái Lan không ngừng tăng qua các năm. Đến năm 1995, GDP đạt
mức cao nhất, gần 168,2 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn này cũng
tăng lên mạnh mẽ. Năm 1988, Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất lên đến
13.3% và trở thành quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu thế giới. Từ năm
1987 – 1990, tốc độ này luôn đạt mức trên 10%, nâng tốc độ tăng trưởng trung bình
của cả giai đoạn 1985 – 1995 lên đến gần 9%. Trong khu vực châu Á lúc bấy giờ,
ngoài Nhật Bản đang chững lại sau nhiều năm tăng trưởng thần tốc, Thái Lan và
Hàn Quốc là hai quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất. Với mức GDP tăng
đều qua các năm và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm liền, sự phát triển
này của Thái Lan được xem là “thần kỳ” và đất nước này bắt đầu trở thành một
“hình mẫu” lý tưởng cho nhiều quốc gia đang phát triển khác. Sự phát triển “vượt
bậc” này được xem là kết quả đạt được sau nhiều năm Thái Lan cố gắng thực hiện
mục tiêu công nghiệp hóa của mình, đặc biệt chú trọng phát triển đầu tư và xuất
khẩu. Điều đó có thể thấy rõ qua sự tăng lên không ngừng của tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu theo GDP qua mỗi năm của đất nước này. Năm 1985, xuất khẩu chỉ mang
lại khoảng 23.3% GDP cho đất nước. Sau 10 năm, tỷ trọng này đã lên đến 41.8%,
gần một nửa tổng thu nhập quốc dân. Sự thay đổi đáng kể này cho thấy Thái Lan đã

3



nỗ lực rất nhiều và thành công phát triển mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của đất
nước.
Bảng. GDP của Thái Lan giai đoạn 1985 – 1995
Năm

GDP (tỷ
USD)

Tốc độ tăng trưởng GDP Tỷ trọng kim ngạch xuất
(%)
khẩu (%GDP)

Năm 1985
Năm 1986
Năm 1987
Năm 1988
Năm 1989
Năm 1990
Năm 1991
Năm 1992
Năm 1993
Năm 1994

38.9
43.1
50.5
61.7
72.3
85.3

98.2
111.4
125.0
144.3

4.6
5.5
10
13.3
12.2
11.2
8.6
8.1
8.3
9

23.2
25.6
29
33
34.9
34.1
36
37
38
38.9

9.2

41.8


Năm 1995
168.2
Nguồn: data.worldbank.com
1.1.2

Sự thâm hụt tài khoản vãng lai
Nền kinh tế được mở rộng đã gây ra cầu nhập khẩu cao hơn vốn và hàng hóa

trung gian. Trong 2 năm 2005-2006, kim ngạch nhập khẩu tăng từ 34,9 tỷ USD lên
42,6 tỷ USD (tăng 22,1%); năm 2007 đạt 58,9 tỷ USD (tăng 38,3%); 9 tháng đầu
năm 2008 ước đạt 64,4 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu nằm ở mức
thấp hơn, đến 9 tháng đầu năm 2008 ước tính chỉ đạt 48,6 tỷ USD đã dẫn đến tình
trạng thâm hụt thương mại liên tục gia tăng qua các năm. Tính đến tháng 9/2008,
thâm hụt thương mại đã lên đến 15,8 tỷ USD, tương đương 12% GDP. Một tỷ lệ lớn
hơn so với Thái Lan thời kỳ “bùng nổ” và lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn tối thiểu
của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là 3-4%. Như vậy, trong giai đoạn 1991-1996, cán
cân thương mại của Thái Lan bị thâm hụt tổng cộng 35,26 tỷ USD. Thâm hụt tài
khoản vãng lai năm 1996 lên tới 14,7 tỷ USD.1
1 Khủng

hoảng Kinh tế - bài học từ Thái Lan, Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - xã
hội Quốc gia

4


Bảng: Thâm hụt tài khoản vãng lai (%GDP)
Năm


1994

1995

1996

Hàn Quốc

-0.96

-1.74

-4.42

Thái Lan

-5.59

-8.05

-8.05

Malaysia

-6.07

-9.73

-4.42


Indonesia

-1.58

-3.18

-3.37

Philipines
-4.60
-2.67
Nguồn: NHTG “Chỉ số phát triển thế giới 2002”

-4.77

Một trong những nguyên nhân khiến cán cân vãng lai của Thái Lan bị thâm
hụt là do xuất khẩu bị kìm hãm, nhập khẩu được khuyến khích do tỷ giá hối đoái
theo chế độ cố định, lạm phát trong nước cao hơn so với Mỹ, đồng bath bị đánh giá
cao hơn so với USD. Nền kinh tế của Thái Lan tăng trưởng dựa vào sự tăng trưởng
của xuất khẩu, và đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng điện tử. Tuy nhiên sau năm
1996, sức tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan bị suy giảm. Nguyên nhân là do sự
sụt giảm nhu cầu trên thị trường điện tử của thế giới. Bên cạnh đó do sự đánh giá
cao đồng bath trong một thời gian dài đã làm mất đi tính cạnh tranh của xuất khẩu.
1.1.3

Nợ nước ngoài tăng cao
Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Thái Lan tiếp tục nhận vốn từ các

nhà tư bản nước ngoài để tài trợ các cơ hội đầu tư. Do vậy Thái Lan trở thành nước
có mức gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn. Để bù đắp sự thâm hụt của mình,

Thái Lan đi vay tiền từ nước ngoài (các ngân hàng, chính phủ các nước, doanh
nghiệp các nước,…). Do vậy nợ nước ngoài của Thái Lan tăng cao, từ 35,99 tỷ
USD năm 1991 lên 89 tỷ USD năm 1996. Đến tháng 6 năm 1997 nợ nước ngoài của
Thái Lan đã bằng 1,5 lần dự trữ ngoại tệ của Thái Lan. Dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, tỷ
giá hối đoái tăng cao, mất khả năng thanh toán tăng cao.

5


1.1.4

Duy trì chính sách tỷ giá hối đoái cố định
Thái Lan duy trì chính sách tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD. Đồng

Bath được định giá quá cao nên làm giảm sút khả năng xuất khẩu của Thái Lan.
Qua các năm từ 1986 đến 1996, tỷ giá của đồng Baht theo USD khá ổn định,
hầu như chênh lệch qua các năm không nhiều. Trung bình 25.3949 Bath đổi lấy
1USD. Ngày 09-04-1997, tỷ giá tăng cao, người ta phải mất 26.8 bath mới đổi được
1USD. Đây là mức tỷ giá cao nhất kể từ năm 1986. Và ngay sau khi Thái Lan tuyên
bố thả nổi tỷ giá, đồng Bath ngay lập tức bị mất giá, tỷ giá lúc bấy giờ lên tới
31.3643 Bath đổi lấy 1USD. Đến năm 1998 tỷ giá đã đạt ngưỡng hơn 41 Bath cho 1
USD, tỷ lệ này gấp gần 1.5 lần so với trước đó và dự tính đồng bath còn giảm giá
nhiều hơn nữa.

Nguồn số liệu: data.worldbank.com
Tỷ lệ lạm phát
Đi kèm với tình hình đó, tỷ lệ lạm phát cũng tăng lên một cách đầy bất ngờ.
1.1.4

Tỷ lệ lạm phát của Thái Lan chỉ khoảng 1,7% vào năm 1986 và có tăng qua các

năm nhưng sau đó lại giảm từ từ, và chỉ dao động ở mức 4 ~ 5%. Có thể xem vào
giai đoạn này, Thái Lan là một quốc gia có tỷ lệ lạm phát khá thấp, nền kinh tế khá
ổn định. Đến khi khủng hoảng xảy ra, đồng Bath được thả nổi tỷ lệ lạm phát đã tăng
lên đến 9.2%. Kéo theo đó lãi suất, nợ nước ngoài cũng tăng cao để bù đắp lạm phát
Bảng. Tỷ lệ lạm phát của Thái Lan trong giai đoạn 1986 – 1995
Năm
Tỷ lệ lạm
phát (%)

1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995
1.7

4.7

5.9

6.1

5.8

5.7

4.5

3.3

5.2

5.6


Nguồn: data.worldbank.com
1.2 Các sự kiện xảy ra
• Tháng 5/1997: Những nhà đầu cơ nước ngoài tấn công vào đồng Baht. Thái Lan
sử dụng 90% quỹ dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng Baht trước sự tấn công đầu cơ
6




Tháng 7/1997: Thái Lan thay đổi hệ thống tỷ giá hối đoái từ tỷ giá cố định sang
thả nổi có kiểm soát. Cùng thời điểm, Chính phủ Thái Lan cũng yêu cầu “giúp



đỡ kỹ thuật” từ phía IMF
Tháng 8/1997: Thái Lan nhận được khoản nợ 17 tỷ USD từ IMF và tiến hành

chính sách thắt chặt kinh tế
• Ngày 8/12/1997: 50 công ty vỡ nợ và 1 ngân hàng thương mại tuyên bố phá sản
do không có khả năng trả nợ nước ngoài. . Những tổ chức tài chính còn lại tiếp
tục hứng chịu cơn hoảng loạn tài chính
• Ngày 31/12/1997: Chỉ số trên thị trường chứng khoán Thái Lan giảm mạnh từ
787 vào tháng 1/1997 xuống còn 337 vào tháng 12/1997. Nền kinh tế Thái Lan
rơi vào tình trạng suy thoái
• 1997 – 1998: Cuộc khủng hoảng lan nhanh từ Thái Lan sang các nước khác
trong khu vực bao gồm Malaysia, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc và Nhật
Bản. Dẫn đến cuộc khủng hoảng Châu Á
1.3 Hệ quả của cuộc khủng hoảng đối với tình hình trong nước
1.3.1 Đối với nền kinh tế vĩ mô:
1.3.1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng Bath bị mất giá dự


trữ ngoại hối cạn kiệt, nhà đầu tư lâm vào các cuộc “khủng hoảng niềm
tin”.
Trước tình hình các ngân hàng bị rút tiền ồ ạt, tăng trưởng kinh tế của Thái
Lan sụt giảm nghiêm trọng. Dự trữ ngoại hối gần như cạn kiệt vì chính phủ Thái
Lan phải bơm ngoại tệ liên tục vào thị trường để neo giữ tỷ giá. Đồng thời, cán cân
thanh toán ngày càng trở nên xấu đi. Lúc này các nhà đầu cơ đã nhận định không
còn khả năng sinh lời khi đầu tư nên đã bán tháo đồng Baht để chuyển sang nắm giữ
USD. Đồng Baht mất giá 50% vào ngày 2/7, chỉ sau 2 ngày được bán ra. Tình hình
tài chính của ngân hàng ngày càng xấu đi dẫn đến tình trạng khủng hoảng tín dụng
nghiêm trọng, không thể cho các nhà đầu tư có dự án kinh doanh hiệu quả vay vốn.
Khủng hoảng niềm tin lan rộng trong cả nền kinh tế.
Các năm sau khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan giảm đi rõ
rệt. Năm 1998, tốc độ này chỉ còn -10.3%, thể hiện ảnh hưởng nghiêm trọng của
cuộc khủng hoảng đến tình hình kinh tế chung của cả nước. Các chỉ số GDP bình
7


quân (tỷ USD) và GDP bình quân đầu người vào năm 1998 cũng giảm sút nghiêm
trọng so với năm trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi, từ 3.2% vào năm 1997
lên đến 7.3% vào năm 1998.
Năm
Tăng trưởng GDP thực tế (%)
GDP (tỷ $)
GDP bình quân đầu người ($PPP*)
Tỷ lệ thất nghiệp (%)

1996
5.9
182

6741
3.5

1997
-1.4
151
6580
3.2

1998
-10.3
112
5817
7.3

1999
4.4
123
6094
6.2

1.3.1.2 Nợ nước ngoài gia tăng vì lệ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng

của việc mất giá đồng Baht
Đến năm 1995, Thái Lan đã có một dòng vốn ròng của Mỹ 14.239 triệu
USD, tăng hơn một trăm phần trăm dòng vốn ròng của ba năm trước đây. Tuy vốn
nước ngoài nhiều nhưng việc đầu tư vẫn còn nhiều bất cập, chủ yếu đầu tư vốn
ngoại vào bất động sản. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra các ngân hàng Thái Lan
không thể thanh toán nợ nước ngoài do đã cạn kiệt dự trữ ngoại hối vì phải bơm quá
nhiều ngoại tệ vào nền kinh tế để cân bằng tỷ giá. Điều quan trọng là, tỷ lệ nợ nước

ngoài này cao hơn nhiều trong trường hợp của Thái Lan so với các nước khác: tỷ lệ
của Thái Lan trước cuộc khủng hoảng đã tăng từ 6.93 trong 1.993-11,03 năm 1996
trong khi đó các nước khác không bao giờ vượt quá 4,3 trong cùng thời gian. Điều
này cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các chứng khoán nợ và tài sản nước
ngoài. Đây là một nguyên nhân quan trọng trong sự suy thoái cán cân thanh toán
của quốc gia và sự sụp đổ của nền kinh tế.
1.3.1.3 Khủng hoảng đối với các định chế tài chính Thái

Các ngân hàng Thái Lan sụp đổ và rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính
nặng nề:
Ngày 5 tháng 2 năm 1997, "Somprasong" là công ty đầu tiên của Thái không
thể trả nợ nước ngoài. Tình hình càng xấu đi khi ngày càng có nhiều hơn các định
chế tài chính không thế thực viện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài. Chính phủ bắt đầu
thực hiện các biện pháp cứu trợ nền kinh tế.
8


Ngày 23 tháng 5 chính phủ đã nỗ lực để cứu "Finance One” - công ty tài
chính lớn nhất của Thái Lan, thông qua việc sáp nhập với một định chế tài chính
khác nhưng đã thất bại. Như đã đề cập ở trên, khả năng cho vay của ngân hàng Thái
cũng gần như không còn bên cạnh việc nợ xấu liên tục gia tăng.
Tỷ lệ nợ không thanh toán được (% tổng nợ)
Cuối 1990

9.7%

Cuối 1995

7.7%


Cuối 1996

13%

Cuối 1997

22.6%

6/1998

35.9%

10/1998

46.0%

9/1999

47.0%

2/2000

38.1%

Sau khủng hoảng, tỷ lệ nợ nước ngoài của Thái Lan ngày càng tăng và tăng
gấp nhiều lần so với trước đó. Giai đoạn từ tháng 10/1998 đến tháng 09/1999, tỷ lệ
này tăng cao kỷ lục, chiếm gần 50% tổng GDP cả nước. Khả năng thanh toán nợ
nước ngoài của Thái Lan là gần như không có.
1.3.2


Đối với thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán của Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Danh

mục đầu tư bị thu hẹp lại đáng kể, thị trường chứng khoáng khủng hoảng (chỉ số
SET – chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan giảm hơn 70%). Chỉ số thị trường
chứng khoán Thái Lan tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm
1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn
23,5 tỷ USD.
1.3.3

Đối với đời sống chính trị - xã hội

9


Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống chính trị - xã hội của
Thái Lan. Ngay sau khi khủng hoảng xảy ra, đã có hơn 2 triệu người mất việc làm,
tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và thu nhập bình quân đầu người giảm mạnh. Tình trạng
này đã gây ra nhiều vấn nạn xã hội cho chính phủ nước này. Trong bối cảnh nền
kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng, cộng thêm áp lực từ các nhà hoạt động chính trị
- quân sự trong cuộc chạy đua cầm quyền, việc giải quyết dứt điểm những tệ nạn là
hệ quả của việc hàng triệu người mất việc làm, phá sản do chịu ảnh hưởng từ thị
trường chứng khoán là một khó khăn lớn đối với các nhà chức trách. Nhìn vào khía
cạnh này, tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng càng được thể hiện rõ hơn bao
giờ hết.
Nước
Thái Lan
Malaysia
Indonesia
Philipines

Hàn Quốc
1.3.4

Tăng trưởng kinh tế (%)
1996
1997
1998
6.7
(0.40)
(8.30)
8.2
7.00
2.00
7.8
4.60
(13.70)
5.8
5.20
(0.50)
7.1
5.50
(5.80)

1996
3.30
2.60
2.20
9.50
2.30


Tỷ lệ thất nghiệp
1997
3.70
2.70
3.00
10.40
2.50

1998
5.00
13.80
8.00

Đối với các quốc gia khác trong khu vực Châu Á
Cuộc khủng hoảng đã gây ra nhiều ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm

mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu
Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới
ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Một sự “khủng hoảng niềm tin” lan rộng
trên khắp khu vực châu Á. Những nhà đầu tư quốc tế cảm thấy thiếu lòng tin khi
đầu tư vào các nước khác vì họ nghĩ rằng những vấn đề tương tự (như tài khoản
vãng lai thâm hụt, hệ thống tài chính suy yếu) cũng lại xảy ra ở những nước khác
như Malaysia, Indonesia, Philippines và Hàn Quốc.
Khủng hoảng kinh tế còn dẫn tới mất ổn định chính trị. Tâm lý chống
phương Tây gia tăng cùng với sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros và Quỹ
Tiền tệ Quốc tế do sự thất bại trong việc “giải cứu” Thái Lan thoát khỏi cuộc khủng
hoảng.
10



Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đó là GDP và GNP bình quân đầu người
tính bằng USD theo sức mua tương đương giảm đi. Nội tệ mất giá là nguyên nhân
trực tiếp của hiện tượng này. Thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã giảm
từ mức 8.800 USD năm 1997 xuống còn 8.300 USD vào năm 2005, của Indonesia
giảm từ 4.600 USD xuống 3.700 USD, của Malaysia giảm từ 11.100 USD xuống
10.400 USD.
Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Á mà nó góp phần dẫn
tới khủng hoảng tài chính Nga và khủng hoảng tài chính Brasil. Đối với các nước
khác với cấu trúc tài chính tốt hơn như Nhật Bản, Hồng Kông và Singapore, những
nước này tuy không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do
xuất khẩu giảm và FDI đầu vào giảm.

11


CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN XẢY RA CUỘC KHỦNG HOẢNG
2.1 Sự yếu kém trong chính sách vĩ mô
2.1.1 Thâm hụt trong tài khoản vãng lai, nền kinh tế phát triển mất cân đối

Tăng trưởng nhanh tạo nên tốc độ phát triển kinh tế cao trung bình từ 7.5%
đến 8.5% trong thời kì này tuy nhiên cũng là tín hiệu báo hiệu sự mất cân đối dẫn
đến khủng hoảng tài chính. Trước hết là sự mất cân đối bên trong, đó là mâu thuẫn
giữa tốc độ tăng trưởng quá nhanh tạo nên sức ép đối với giá cả do chi phí tiền
lương và chi phí sản xuất ngày một tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng của Thái Lan đạt
mức 5.6% năm 1996 so với 3.4% năm 1993. Gía cả tiêu dùng tăng đòi hỏi chính
phủ phải tăng mức lương tối thiếu trung bình từ 8.5% mỗi năm nhưng năng suất lao
động thực tế chỉ tăng 3% mỗi năm. Mặt khác nhằm đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa
phục vụ cho sản xuất để xuất khẩu nên chính phủ Thái Lan phải huy động nguồn
vốn vay từ bên ngoài để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bù đắp cho việc thiếu hụt
trong nước. Thái Lan rơi vào thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức báo động (theo như

IMF là trên 5%): năm 1995 thâm hụt 8.1% GDP, năm 1996 thâm hụt 8.2 % GDP.
Điều này thể hiện sự mất cân đối bên ngoài của Thái Lan.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan là:
 Thâm hụt cán cân thương mại lớn do kim ngạch xuất khẩu giảm từ năm

1995
Năm 1996, xuất khẩu của Thái Lan tăng chưa đầy 4% thấp hơn nhiều so với
mức tăng trung bình 25% giai đoạn 1985-1995. Lý do giảm mạnh xuất khẩu là do
Thái Lan chủ yếu tập trung xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp điện tử, dệt, sợi
trong tình trạng bão hòa các sản phẩm này trên thị trường thế giới. Mặt khác, giá cả
phẩm này lại cao hơn (do chi phí tăng) nên khó cạnh tranh với các sản phẩm từ các
nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc.

12


 Thâm hụt cán cân thanh toán và thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng

nghiêm trọng buộc Thái Lan phải vay nóng từ các khoản ngắn hạn của nước
ngoài để bù đắp cho các khoản chi tiêu quá mức trong nước.
Tỷ lệ số nợ nước ngoài của Thái Lan liên tục tăng từ 40.6% GDP năm 1993,
44.3% năm 1994, 49.5% năm 1995 và 52.4% năm 1996. Trong khi số dư nợ nước
ngoài của Thái Lan ngày càng tăng do động cơ trục lợi thì sự tính toán sai lầm của
hệ thống ngân hàng-tài chính khi đầu tư kinh doanh vào bất động sản và bành
trướng cơ sở hạ tầng dẫn đã dẫn đến khế đọng vốn- làm tăng nguy cơ bất ổn định và
mất cân đối vốn của nền kinh tế. Năm 1997, Thái Lan mắc kẹt 32 tỷ USD (14% số
vốn lưu động toàn ngành ngân hàng) ở thị trường bất động sản.
Sơ đồ: Vòng tròn khủng hoảng

2.1.2


Tỷ giá hối đoái không hợp lý
Thái Lan đã áp dụng chính sách “neo giá” đồng tiền nước mình so với đồng

đô la Mỹ tạo nên một tỷ giá khiên cưỡng là nguyên nhân dẫn đến sự phá giá đồng
Baht Thái Lan.
Sau những đợt phá giá liên tiếp từ đầu thập kỉ 80, từ năm 1984 đến nay đồng
Baht ngày càng cột chặt hơn vào đồng đô la Mỹ, đồng thời giữ nguyên tỷ giá cố
định dẫn đến khủng hoảng tài chính. Nếu như chế độ tỷ giá hối đoái cố định dưới hệ
thống Bretton Woods (trong đó đồng đô la Mỹ đóng vai trò thống trị) đã giúp cho
các nước Tây Âu và Nhật Bản khôi phục lại và phát triển mạnh nền kinh tế của họ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thì chế độ tỷ giá hối đoái cố định của Thái Lan
cũng đã giúp cho đồng Baht trở thành một trong những đồng tiền ổn định nhất trên
13


thế giới và hỗ trợ nhiều cho quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, chế
độ tỷ giá hối đoái cố định cũng có những điểm hạn chế của nó:
Dưới chế độ tỷ giá hối đoái cố định chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô đối với nền
kinh tế của chính sách tiền tệ bị tê liệt do phải kìm giữ tỷ giá. Ở Thái Lan, do được
cố định với đồng đô la Mỹ và để ngăn chặn tình trạng lên giá của đồng nội tệ khi
vốn nước ngoài đổ vào nhiều, chính phủ đã buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ
thả nổi - một nguyên nhân quan trọng làm cho nền kinh tế phát triển quá nóng và
rơi vào trạng thái mất cân đối bên trong và bên ngoài.
Nếu như chế độ tỷ giá hối đoái cố định đã góp phần giúp cho sản xuất của Thái Lan
tăng trong những năm 1994 - 1995 do đồng đô la Mỹ giảm giá, thì việc mua đồng
đô la Mỹ lên giá so với đồng yên Nhật Bản và mark Đức đã gây tác động ngược lại.
Tỷ giá hối đoái cố định cùng với sự gia tăng của lạm phát đồng nghĩa với
việc đồng Baht lên giá thực tế. Điều này kết hợp với việc suy giảm của nhu cầu trên
thị trường quốc tế và khu vực đã làm cho xuất khẩu của Thái Lan bị giảm sút, kim

ngạch xuất khẩu năm 1996 chỉ tăng 0,2% so với mức tăng 25% năm 1995 - một sự
thụt giảm đáng lo ngại. Hơn thế nữa, sự gia tăng giá thực tế của đồng nội tệ cũng đã
khuyến khích nhập khẩu và hậu quả là thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn, nợ nưóc
ngoài gia tăng. Xuất khẩu giảm đã làm cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
hướng ngoại Thái Lan chậm lại vào năm 1996 chỉ đạt 6,4% so với mức tăng 8,6%
năm 1995. Như vậy rõ ràng là, trong những năm 1995 - 1996 chê độ tỷ giá hối đoái
cố định của Thái Lan không con phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của nển kinh
tế-thị trường
Sơ đồ: Khu vực kinh tế bất lợi của SWAN

14


Sơ đồ minh hoạ sự cân bằng tổng thể một nền kinh tế mở. Đưòng II cho thấy
sự kết hợp về tỷ giá hối đoái và chính sách tài khoá (tăng chi tiêu chính phủ, giảm
thuế hoặc ngược lại) giữ cho sản lượng luôn ở mức tiềm năng và do đó duy trì được
sự cân đôi bên trong. Đường XX cho thấy sự kết hợp về tỷ giá hối đoái và chính
sách tài khoá giữ cho tài khoản vãng lai luôn ở mức tối ưu và do đó duy trì được sự
cân bằng bên ngoài. E là tỷ giá hốì đoái, E tăng đồng nghĩa với việc đồng nội tệ mất
giá. Điểm 1 là điểm tại đó nền kinh tế đạt được mức cân bằng tổng thể cả bên trong
lẫn bên ngoài. Bốn khu vực được gọi là 4 khu kinh tế bất lợi. Trong đó:
 Khu vực 1 – nền kinh tế có mức sử dụng nhân công quá cao và thặng dư tài

khoản vãng lai quá lớn.
 Khu vực 2 - mức sử dụng nhân công quá cao và thâm hụt tài khoản vãng lai
quá lớn.
 Khu vực 3 - mức sử dụng nhân công quá thấp và thâm hụt tài khoản vãng lai

quá lớn.
 Khu vực 4 - mức sử dụng nhân công quá thấp và dư thừa tài khoản vãng lai

quá lớn.

15


Theo những phân tích ở trên, nền kinh tế Thái Lan trong những năm 1995 1996 (đặc biệt là vào cuối năm 1996) đã nằm trong khu vực 2 với đặc trưng là nền
kinh tê quá nóng và thâm hụt tài khoản vãng lai quá cao. Giả sử điểm 2 là điểm mà
nền kinh tế Thái Lan đang nằm. Nếu chỉ áp dụng chính sách tài khoá thắt chặt thì
nền kinh tê chỉ có thể đạt được mức cân bằng bên trong tại điểm 3 với mức thâm
hụt tài khoản vãng lai quá lớn hoặc chỉ đạt được mức cân bằng bên ngoài tại điểm 4
với cái giá phải trả là thất nghiệp và suy thoái kinh tế. Chỉ có sự kết hợp giữa phá
giá đồng nội tệ và thắt chặt tài chính là con đường duy nhất để nền kinh tế Thái Lan
lập lại thế cân bằng cả bên trong lẫn bên ngoài (di chuyển từ điểm 2 đến điểm 1).
Thế nhưng, thay vì được quản lý một cách mềm dẻo hơn, đổng Baht đã bị
kìm giữ giả tạo ở mức cao hơn giá trị thực của nó để thu hút vốn nước ngoài nhằm
bù đắp lỗ hổng của tài khoản vãng lai và chống lạm phát.
Kết quả của chính sách này là, lãi suất trong nước luôn được duy trì ở mức
cao (thậm chí trong những giai đoạn khá ổn định thì lãi suất tín dụng ngắn hạn của
các ngân hàng cũng cao hơn 3% so với các khoản tín dụng tính bằng đô la Mỹ, đã
khuyến khích các ngân hàng và các công ty tài chính đua nhau vay tiền của ngoại
quốc thông qua thị trường chứng khoán. Điều này đã tạo ra một thực trạng khá nguy
hiểm đốì với nển kinh tế là, hầu như toàn bộ sự thâm hụt của tài khoản vãng lai đã
được tài trợ bằng các nguồn vốn vay ngắn hạn. Theo Morris Goldstein - nhà kinh tế
học thuộc Quỹ Tiền tệ quốc tế - ngay cả khi đã có sự bù đắp của luồng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, tài khoản vãng lai của Thái Lan vẫn thâm hụt ở mốc 7,5%
GDP vào năm 1996.
Cam kết giữ vững giá trị đồng Baht của chính phủ Thái Lan đã tạo cho cả
người phát hành chứng khoán lẫn người đầu tư ảo tưởng rằng, chi phí cho việc vay
vốn nước ngoài là rất rẻ và không hề có sự mạo hiểm nào cả. Thế nhưng, khi các
điều kiện cơ bản của nền kinh tế đã thay đổi thì sự kết hợp giữa một thị trưòng vẫn

mở cửa với chế độ tỷ giá hối đoái cố định sẽ phá tan ảo tưởng kể trên và vẫy gọi tất
cả các nhà đầu cơ tiền tệ trên thế giới tập trung vào Bangkok.
16


2.2 Sự yếu kém trong hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và chứa đựng
nhiều rủi ro. Chỉ cần một tổn thương nhỏ cũng cũng gây nên những xáo trộn lớn
trong quá trình điều tiết kinh tế. Nếu chỉ quan tâm đến tăng trưởng nhanh mà không
chú ý kiện toàn hệ thống tài chính-ngân hàng thì hệ quả tất yếu là ngân sách nhà
nước thâm hụt, lạm phát tăng, nền kinh tế sớm muộn cũng lâm vào khủng hoảng.
Sự mất cân đối bên trong và bên ngoài cũng như việc duy trì chính sách tỷ giá hối
đoái cố định đã tạo ra nhiều kẻ hở trong hệ thống ngân hàng của Thái Lan. Trong
thời kỳ này, chi tiêu quá mức có xu hướng tăng lên do chi phí tiêu dùng và chi phí
tiền lương tăng trong khi giá trị nhập khẩu tăng so với giá trị xuất khẩu.
Mặt khác, do tập trung một lượng vốn quá lớn và lĩnh vực bất động sản –
lĩnh vực được gọi là ngành công nghiệp “bong bóng” cũng như đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng. Hệ thống ngân hàng thương mại của Thái Lan hoạt động yếu kém dẫn
đến những kẻ hở cho nhà đầu cơ tiền tệ vay vốn để mua ngoại tệ kiếm lời. Hiện
tượng thất thoát vốn đã trở nên nghiêm trọng do những hoạt động đầu cơ tiền tệ sai
lầm. Để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ giá hối đoái ổn định, ngân hàng
trong nước lại phải tiếp tục vay nóng ngân hàng nước ngoài, dẫn đến giới hạn nguy
hiểm khi tỷ lệ nợ vượt xa dự trữ ngoại tệ trong nước. Các chuyên gia IMF cho biết,
tỷ lệ nợ so với dự trữ ngoại tệ ở Thái Lan, xấp xỉ gấp 3 lần. Càng nguy hiểm hơn
khi các nhà đầu tư nước ngoài khẩn trương rút vốn ra khỏi thị trường khu vực khi
nhận thấy những rạn nứt trong hệ thống ngân hàng. Do thất thoát và ứ đọng vốn ở
thị trường bất động sản, hàng loạt ngân hàng Thái tuyên bố vỡ nợ.
Ở Thái Lan, 10 ngân hàng lớn nhất trong tổng số 91 ngân hàng đứng trước
nguy cơ phá sản. Thực trạng này đã bắt đầu dẫn đến hội chứng đánh mất niềm tin ở
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hàng loạt khách hàng rút vốn ra khỏi các ngân

hàng - tài chính đã ảnh hưởng trực tiếp và làm suy giảm thị trường chứng khoán ở
các nước này. Khủng hoảng tài chính ở Thái Lan đã buộc Bộ trưởng Tài chính
Amnuay Viravan tuyên bố từ chức vào thượng tuần tháng 6/1997. Sau sự kiện này,

17


xu thế mất niềm tin của giới kinh doanh tăng lên và làm cho thị trường chứng khoán
Bangkok giảm xuống ở mức thấp nhất trong 8 năm với chỉ số 482,97 điểm; giảm
14,75 điểm hay 3% so với trung tuần tháng 6/1997. Kết cục việc thả nổi đồng Baht
là một tất yếu khi chế độ tỷ giá cố định đã sụp đổ cộng với sự sụp đổ niềm tin cũng
như những rạn nứt lớn của hệ thống ngân hàng Thái Lan.
Sơ đồ: Lĩnh vực tài chính như là nhân tố gây ảnh hưởng

2.3

Tự do luân chuyển vốn và dòng vốn ồ ạt chảy vào từ nước ngoài
2.3.1 Sự phát triển rực rỡ của nền kinh tế Thái Lan giai đoạn 1985 – 1995
Trong vòng mười năm từ 1985 – 1995, nền kinh tế Thái Lan phát triển

mạnh mẽ và trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Với mục tiêu
18


đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và trở thành quốc gia
công nghiệp hóa vào thế kỷ XXI, Thái Lan chú trọng phát triển đầu tư và xuất khẩu.
Trong giai đoạn này, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan tăng dần qua các
năm. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu chiếm đến gần 50% tổng GDP của cả nước.

Năm


1985

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

Tỷ trọng
kim ngạch
xuất khẩu
(% GDP)

23.2

25.6

29


33

34.9

34.1

36

37

38

1994 1995
38.9

41.8

(Nguồn: data.worldbank.org)
Như vậy, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 8.5%, năm cao nhất đạt đến
13.3% (năm 1998), và GDP tăng dần qua các năm, nếu chỉ căn cứ vào GDP, có thể
nói rằng Thái Lan không chỉ có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới mà còn có một
nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định.

Nguồn: data.worldbank.com
Tuy rằng GDP không phải là một yếu tố có thể phản ảnh toàn diện bức tranh
kinh tế của một quốc gia nhưng qua đó cũng thể hiện được phần nào sự phát triển
vượt trội và “thần kỳ” của Thái Lan trong thập niêm 80 – 90 này. Đó cũng chính là
nguyên nhân quan trọng lý giải cho sự dịch chuyển dòng vốn ồ ạt từ nước ngoài vào
Thái Lan.
2.3.2


Sự dịch chuyển dòng vốn của các nhà đầu tư

Nguồn: data.worldbank.com

19


Nhờ tốc độ tăng trưởng GDP mạnh mẽ và chính sách tỷ giá cố định, Thái
Lan đã trở thành mục tiêu đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự phát
triển “thần kỳ” của Thái Lan và việc nền kinh tế của các quốc gia phát triển trên thế
giới, đặc biệt là “con rồng châu Á” Nhật Bản đang gặp phải “điểm dừng”, các nhà
đầu tư đã dịch chuyển luồng vốn và bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào Thái Lan. Qua các
năm, vốn đầu tư nước ngoài vào Thái Lan không ngừng tăng.

Nguồn: data.worldbank.com
Từ biểu đồ trên có thể thấy, vốn đầu tư trực tiếp của Thái Lan tăng đều trong
suốt giai đoạn từ 1985 – 1998. So với hai “con rồng châu Á” đang phát triển mạnh
mẽ lúc bấy giờ là Hàn Quốc và Nhật Bản, đầu tư FDI vào Thái Lan từ năm 1993 trở
đi thậm chí còn cao hơn và đặc biệt tăng mạnh vào các năm 1997 – 1998. Mức đầu
tư trực tiếp vào Nhật Bản đạt giá trị âm vào các năm 1988 0 1989 và giảm mạnh
vào các năm 1993 – 1996, đây cũng là thời kỳ mà nền kinh tế Nhật Bản gặp phải
“điểm dừng” như đã nói trên. Đồng thời, tại các nước phát triển khác, lãi suất cao là
một chướng ngại đối với nhà đầu tư. Do đó, thời kỳ này, luồng vốn dịch chuyển
mạnh mẽ vào Thái Lan và Hàn Quốc – hai nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á.
Nếu như Hàn Quốc có tiếp nhận một luồng vốn dồi dào và đủ khả năng sử dụng
cũng như điều tiết luồng vốn này một cách hiệu quả để vươn lên và phát triển mạnh
mẽ như ngày nay, thì ngược lại, Thái Lan lại không đủ khả năng “hấp thụ” lượng
vốn quá lớn này. Như một đứa trẻ đang lớn và bị thúc ép phải “ăn” quá nhiều, việc
“bị bệnh” là không thể tránh khỏi. Thái Lan cũng phải gánh chịu những hệ quả

nghiêm trọng từ luồng vốn khổng lồ này.
Hệ quả do sự dịch chuyển luồng vốn ồ ạt từ nước ngoài
Tuy được hấp thụ một lượng lớn vốn đầu tư từ nước ngoài, nhưng do sự

2.3.3

mất cân xứng trong tăng trưởng tốc độ sản xuất và tốc độ tăng trưởng vốn, Thái Lan
không đủ khả năng sử dụng hiệu quả luồng vốn này. Mà ngược lại, sự dịch chuyển
ồ ạt vốn đầu tư nước ngoài lại gây ra tâm lý ỷ lại trong việc sử dụng vốn, khiến Thái
20


Lan lại quay về vòng xoáy tâm lý ỷ lại => thẩm định dễ dãi => cho vay dễ dãi =>
nợ khó đòi cao do hệ thống tài chính yếu kém. Mặt khác, quá trình sản xuất ở Thái
Lan là một quá trình dài hạn, với việc tiếp nhận các luồng vốn ngắn hạn như vậy,
Thái Lan không thể tạo ra được dòng tiền mới trong ngắn hạn, dẫn đến việc không
thể trả được các khoản nợ ngắn hạn này. Sự tác động đồng thời của những yếu kém
tồn tại trên thị trường ngân hàng và những khác biệt về kỳ hạn giữa chu trình sản
xuất và luồng vốn đầu tư càng đẩy nhanh tốc độ gia tăng các khoản nợ của Thái
Lan.
2.4

Các cuộc tấn công đầu cơ diễn ra
Khi các luồng vốn từ nước ngoài ồ ạt chảy vào trong nước, cung ngoại tệ

trong nước tăng làm cho tỷ giá giảm. Với chính sách tỷ giá cố định, tỷ giá thực trên
thị trường của đồng Baht Thái thấp hơn nhiều so với tỷ giá được chính phủ Thái
Lan công bố. Khi các nhà đầu cơ trên thị trường nhận ra được cơ hội này, họ sẽ thực
hiện các giao dịch Arbitrage để kiếm lời bằng cách mua USD từ thị trường và bán
lại cho Ngân hàng trung ương Thái Lan để có được lợi nhuận theo đồng Baht Thái.

Quá trình này một khi diễn ra lặp đi lặp lại nhiều lần bởi các nhà đầu cơ dẫn đến hệ
quả là một lượng lớn đồng Baht được lưu thông trên thị trường. Trong bối cảnh
lượng hàng hóa sản xuất được không thay đổi nhiều, nhưng cung nội tệ tăng lên một
cách đột biến, lạm phát ở Thái Lan bắt đầu tăng cao. Ngoài ra, trong trường hợp các
nhà đầu cơ là người không cư trú tại Thái Lan, đồng nghĩa với việc có một dòng
vốn trong nước chảy ra ngoài.

(Nguồn: data.worldbank.com)
Từ biểu đồ trên có thể thấy, tỉ lệ lạm phát của Thái Lan qua các năm luôn
duy trì ở mức trên dưới 5%. Dưới ảnh hưởng của sự dịch chuyển luồng vốn đặc biệt
tăng vào các năm 1995 – 1997 và việc tăng cung ngoại tệ ra thị trường để neo giữ tỷ

21


giá vào giai đoạn cuối năm 1997, tỉ lệ lạm phát của Thái Lan tăng đột biến vào năm
1998, lên đến 9%.
Mặt khác, lúc này trên thị trường chứng khoán, “bong bóng tài sản” bị vỡ
khiến thị trường chứng khoán có khả năng suy sụp. Chỉ số chứng khoán Thái Lan
đã giảm từ 1.280 vào cuối năm 1995 xuống còn 372 vào cuối năm 1997. Đồng thời,
mức vốn hóa thị trường cũng giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD trong
những năm này. Cuối năm 1996, chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan giảm gần
40%, các nhà đầu tư vội vã bán tháo tài sản (1,2 tỷ USD bị rút ra khỏi tài khoản
trong tháng 3/1997). Đây cũng là một “miếng mồi ngon” cho những nhà đầu cơ trên
thị trường. Các nhà đầu cơ này bán phá giá cổ phiếu và chuyển tiền ra nước ngoài
mua ngoại tệ khiến cho hàng trăm công ty tài chính của nước ngoài tham gia vào
cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan bằng việc bán tháo đồng Baht để tích trữ
ngoại tệ. Sự tấn công mạnh mẽ của các cuộc tấn công đầu cơ trên cả thị trường
ngoại hối và thị trường chứng khoán càng đẩy nhanh tốc độ lưu thông đồng Baht
Thái trên thị trường. Để cứu vãn và làm quay đầu các dòng vốn, chính phủ Thái Lan

đã phải tăng lãi suất để thu hút vốn, điều này càng khiến cho nợ phải trả của quốc
gia tăng lên. Thêm vào đó, để hạn chế sự mất giá nhanh chóng của đồng Baht Thái
(do lạm phát bắt đầu xảy ra) và neo giữ tỷ giá, Ngân hàng trung ương Thái Lan
buộc phải cung ngoại tệ ra thị trường. Hệ quả là dự trự ngoại hối của quốc gia đã
giảm sút đáng kể (trong vòng 1 tháng quỹ dự trữ ngoại hối của Thái Lan giảm đến 5
tỷ USD).
Sau cùng, khi quỹ dự trữ ngoại hối cạn kiệt, chính phủ không thể trả được
nợ, hàng loạt doanh nghiệp trong nước phá sản, Thái Lan buộc phải thả nổi đồng
Baht Thái vào tháng 7/1997 sau hơn 14 năm áp dụng chính sách cố định tỷ giá đối
với đồng tiền nước này. Đồng Baht Thái ngay lúc này mất giá 10% và tiếp tục giảm
giá trị sau đó. Từ đầu năm 1997 đến đầu năm 1998, tỷ giá giữa đồng Baht và USD
đã tăng lên chóng mặt, từ mức 25 đồng Baht đổi 1 USD lên đến mức 56 đồng Baht
đổi 1 USD. dẫn đến việc xảy ra khủng hoảng tiền tệ.

22


Chính sách Bộ ba bất khả thi (hay là The Impossible Trinity hay The
Trilemma) là một chính sách trong kinh tế quốc tế, đề cập rằng việc thực hiện đồng
thời 3 chính sách vĩ mô sau đây là không thể:
 Chính sách cố định tỷ giá hối đoái
 Chính sách tự do hóa luồng vốn (không có sự điều tiết luồng vốn)
 Chính sách tiền tệ độc lập

Vào năm 1999, Paul Krugman đã viết:
“The point is that you can't have it all: A country must pick two out of three.
It can fix its exchange rate without emasculating its central bank, but only by
maintaining controls on capital flows (like China today); it can leave capital
movement free but retain monetary autonomy, but only by letting the exchange rate
fluctuate (like Britain – or Canada); or it can choose to leave capital free and

stabilize the currency, but only by abandoning any ability to adjust interest rates to
fight inflation or recession (like Argentina today, or for that matter most of
Europe).”
Tạm dịch là: “Bạn không thể có tất cả mọi thứ. Một quốc gia chỉ có thể thực
hiện được 2 trong 3 chính sách vĩ mô này. Quốc gia đó có thể cố định tỷ giá mà
không làm suy yếu đi Ngân hàng trung ương của quốc gia này, bằng việc kiểm soát
sự luân chuyển các dòng vốn (như Trung Quốc ngày nay); một quốc gia cũng có
thể thực hiện tự do hóa sự luân chuyển các dòng vốn và tự chủ về chính sách tiền
tệ, chỉ khi nào quốc gia đó thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi (như Anh hay
Canada); hoặc quốc gia đó có thể chọn thực hiện tư do hóa sự luân chuyển các
dòng vốn và cố định đồng tiền nhưng phải từ bỏ khả năng điều chỉnh lãi suất để đối
phó với lạm phát hay suy thoái (như Argentina ngày nay hoặc phần lớn các nước ở
châu Âu).”
Xem xét mô hình lý thuyết kinh tế học vĩ mô này với Thái Lan vào giai đoạn
1985 – 1995 dễ nhận ra rằng Thái Lan đã cố gắng nhưng vẫn thất bại trong việc
thực hiện đồng thời cả ba chính sách vĩ mô nêu trên và việc khủng hoảng xảy ra là
23


một phần hệ quả từ chính sự thất bại đó. Trong giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ
vào cuối thập niên 80 – đầu thập niên 90, Thái Lan cũng thực hiện chính sách tỷ giá
cố định, cố định giá trị đồng Baht Thái vào USD, vừa cho phép tự do lưu chuyển
vốn và đồng thời áp dụng chính sách tiền tệ độc lập. Một khi sức ép tăng giá nội tệ
xuất hiện, ngân hàng trung ương buộc phải tăng cung tiền, khiến cho lạm phát lại
tăng lên.
2.5

Sự bất ổn về chính trị - xã hội
Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển trong khu vực nhưng Thái Lan lại


là một trong những nước có tình hình chính trị bất ổn định nhất trong khu vực Đông
Nam Á. Sự tranh giành quyền lực của các phe phái chính trị, hiện tượng giải tán
quốc hội, thay đổi Chính phủ, cải tổ nội các, liên minh cầm quyền giữa nhiều đảng
thường xuyên diễn ra ở Thái Lan. Các phe phái chính trị đối lập ở Thái Lan hoạt
động rất mạnh mẽ, nạn biểu tình của dân chúng khá phổ biến, đó là chưa kể đến các
vụ bạo động khủng bố do các phần tử Hồi giáo ở miền Nam gây ra. Do đó, các đảng
phải chính trị ở Thái Lan khi lên nắm quyền bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh
tế đất nước còn phải chịu một sức ép chính trị rất lớn.
Bên cạnh đó, sự quyết liệt và tốn kém trong suốt quá trình tranh cử, bầu cử
dẫn đến một hệ quả rằng phần lớn các chính khách Thái Lan khi lên nắm quyền đều
đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của quốc gia qua việc tìm cách bù lỗ cho
những chi phí khổng lồ họ đã bỏ ra trong các cuộc tranh cử thay vì thực sự quan
tâm đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước.
Một đặc điểm quan trọng khác của nền chính trị Thái Lan chính là tầm ảnh
hưởng lớn lao và sự chi phối mạnh mẽ của quân sự trong đời sống chính trị của đất
nước trong một thời gian dài. Giới quân sự Thái Lan trong nhiều năm cầm quyền đã
mắc phải những sai lầm trong hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, thiếu chiến lược
phát triển ổn định và bền vững, quá thân phương Tây mà mất đi sự chủ động trong
hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó khiến cho nền kinh tế mặc dù đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao nhưng tình hình chính trị - xã hội liên tục mất ổn định. Một trong
những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển năng động của nền kinh tế, đặc biệt trong

24


bối cảnh kinh tế thị trường tự do cạnh tranh phát triển, chính là sự thiếu vắng một
nền dân chủ thực sự ở Thái Lan.
Tiểu kết:
Khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan năm 1997 là cuộc khủng hoảng kiểu mẫu cho mô
hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ III. Cơ chế xảy ra khủng hoảng tiền tệ theo mô

hình này được tóm tắt như sau:
Hệ thống tài chính nội địa:




Tập trung vào ngân hàng
Giám sát yếu kém
Tâm lý ỷ lại

Dòng vốn nước ngoài chảy
vào: Nợ mệnh giá ngoại tệ
và kỳ hạn ngắn gia tăng

Phân bổ vốn sai lệch
• Đầu tư quá mức
• Bong bóng giá tài sản
• Tham nhũng

Chính sách kinh tế vĩ mô:
Tỷ giá hối đoái cố định

Tình hình kinh tế vĩ mô:
Tỷ giá hối đoái thực bị
nâng giá
• Thâm hụt thương mại gia
tăng


Tình hình tài chính

Khủng hoảng:
• Tỷ lệ nợ khó đòi cao
• Vốn chảy ra ngoài
• Mất cân xứng về kỳ hạn
• Tấn công đầu cơ
giữa tài sản có và tài sản
Theo đó, các dấu hiệu chính của cuộc khủng hoảng Thái
• Lan
Ngân1997
hànglà:và doanh
nợ
nghiệp phá sản
1. Đất nước tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng trung bình lý
tưởng, đạt 8 – 9%
2. Thị trường trong nước được tiếp nhận một luồng vốn khổng lồ từ nước ngàoi
3. Áp dụng chính sách tỷ giá cố định
25


×