Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nghệ thuật ẩm thực Tây Bắc, Sa Pa, Phú Quốc, Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.4 KB, 14 trang )

Những món ăn không thể bỏ qua khi đến với Phú Quốc.

Món ăn phải thử đầu tiên khi đến vùng biển này đó là bề bề (tôm tích). Loài
hải sản này có ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Vũng Tàu… nhưng điều
đặt biệt để du khách nhớ đến đó là hải sản được bắt từ biển lên và chế biến
luôn. Bề bề rang muối, cháy tỏi và bề bề hấp chấm với muối chanh ăn thơm
và thịt ngọt. Giá một kg là 350.000 đồng.
Hải mã (cá ngựa), hải long tươi và khô được coi là “thần dược” của phái
mạnh. Loài này sống dưới sâu, ngư dân lặn men theo rặng san hô, rong tảo
dùng vợt hay lưới đánh bắt. Huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được xem
là mỏ cá ngựa tự nhiên, hàng năm cứ từ tháng 1 đến tháng 4, ngư dân bắt đầu
mùa “săn” cá ngựa. Giá thành một kg tươi khoảng 7 triệu đồng.
Ghẹ của vùng biển này chỉ 100.000 đồng một kg. Ghẹ không to nhưng chắc
nịch được đánh bắt tự nhiên bởi người dân chài. Món này chế biến như bề bề.
Các món này ngon và rẻ nhất phải ăn tại làng chài Hàm Ninh.
Gỏi cá trích: Cá vừa đánh bắt lên, tươi sống sẽ cho thịt béo ngọt khi ăn. Chế
biến gỏi cá trích rất công phu. Cá được đánh sạch vảy, bỏ ruột, đầu, vây và
đuôi. Nguyên liệu ăn kèm gồm: hành tây thái mỏng, ớt thái sợi, hành tím thái
mỏng, dừa nạo. Ăn gỏi cá trích không thể thiếu chén nước chấm được làm từ
ớt, tỏi và lạc rang. Theo người dân Phú Quốc, cá trích ăn tại bãi Khem là ngon
nhất, giá một đĩa cho 2 người ăn từ 70.000 đồng.
Cầu gai là món ăn lạ. Loài này có nhiều ở các vùng biển Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc. Người ta thường chế biến cầu gai thành nhiều
món ăn, như cầu gai ăn sống với cải bẹ xanh, mù tạt, cầu gai nấu cháo, cầu
gai nướng mỡ hành.
Bánh canh cá thu
Đến với Phú Quốc bạn dễ dàng tìm thấy và thưởng thức món bánh canh cá
thu và chả cá, giá chỉ từ 25.000 đồng đến 35.000 đồng. Điểm nhấn của món là


những miếng cá thu đặc sản đã rất thơm ngon, hòa với bánh canh sần sật và


đặc biệt không thể thiếu nước dùng đậm đà từ xương ống và thịt heo bằm.
Bún kèn
Món ăn có cái tên lạ hoắc này lại quá quen thuộc ở Phú Quốc. Bún vừa có độ
giòn của đu đủ, vừa có vị ngọt của cá, thêm đó là nước lèo thơm. Cá biển
trong bát không để nguyên miếng như bình thường mà được xay nhỏ, sau đó
nêm nếm với nhiều nguyên liệu sả ớt và chút nước cốt dừa. Bún kèn có giá từ
20.000 đồng. Ở Phú Quốc nay cũng chỉ có 2 chỗ bán, một quán ở gánh hàng
rong ở chợ đêm Dinh Cậu, hai là gánh vỉa hè cô Út Lượm.
Còi biên mai nướng
Biên mai là một loại sò biển lớn, hình tam giác cắm sâu vào biển. Biên mai
được chế thành nhiều món, nhưng chủ yếu người dân chỉ dùng phần còi cơ
đồng xu để chế biến, vì thịt của nó khá nhão. Còi biên mai nấu cháo, để
nguyên nướng mỡ hành, hay ngon nhất là lọc phần còi nướng cùng đậu đũa.
Món còi biên mai nướng được bán ở khá nhiều nơi. Nếu là khách du lịch khi
đến Phú Quốc bạn có thể làm một chuyến ra đảo lặn ngắm san hô và tự tay
bắt loại hải sản độc đáo này.
Bánh tét mật cật
Bánh tét ở Phú Quốc khác ở những vùng miền khác là được gói bằng lá mật
cật (loại lá được dùng để làm nón). Điểm độc đáo nữa là bánh không được gói
thành đòn tròn mà có hình tam giác. Gạo nếp được dùng gói bánh có trộn
chung với nước lá ngót và lá dứa, làm nên màu xanh và hương vị riêng của
bánh tét Phú Quốc.
Bánh khéo
Bánh khéo được chế biến từ bột mì với nhiều hương vị của nhân bánh như
dừa, đậu xanh, khoai môn… có độ ngọt thanh, ít béo, không gây cảm giác
ngán. Bánh có hình dáng đa dạng, khi thì tròn xoe như bánh bao thu nhỏ, khi


thì hình nhím với gai tua tủa, có khi lại hình chữ nhật, xoắn ốc, đủ mọi hình
thù rất thích mắt.

Hạt é thốt nốt mủ trôm
Đây là tên gọi của một món đồ uống tươi mát, giải khát tốt. Mủ trôm là một
loại mủ được lọc từ cây, rất tốt cho gan, pha cùng vị ngọt của thốt nốt kèm
chút hạt é lai rai rất hợp. Món đồ uống này rất phổ biến và bạn có thể dễ dàng
bắt gặp khắp nơi ở Phú Quốc.
Nấm tràm
Nấm tràm xuất hiện sau những cơn mưa ở cánh rừng tràm Phú Quốc. Tuy
nhiên, loài nấm này rất nhanh tàn nên người dân phải nhanh chóng hái nấm
trong vòng một tuần sau khi mưa. Nấm tràm kết hợp một cách hài hòa với hải
sản tươi của Phú Quốc như mực, tôm, hào bao… tạo ra món canh nấm tràm
tuyệt hảo, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Các nhà hàng ở Phú Quốc thường trữ
nấm trong tủ đông quanh năm để làm món ăn bản địa độc đáo.


Những món ăn đặc sản làm nên nghệ thuật ẩm thực Tây Bắc
Tây Bắc có núi cao, sương mờ, có những cảnh đẹp mê hồn và có rất nhiều
món ăn đặc sản, làm nên hương vị riêng của nghệ thuật ẩm thực nơi đây.

1. Lợn “cắp nách”

Lợn “cắp nách” còn được gọi là “lợn lửng”, một món ăn chỉ có ở vùng cao
Tây Bắc. Người dân bản địa thường thả các con lợn mới sinh vào trong rừng
để chúng tự kiếm thức ăn, tự sinh sống giữa tự nhiên. Cũng bởi vậy, thịt của
chúng rất ngon, rắn chắc và thơm, chẳng kém thịt lợn rừng. Mỗi con lợn cắp
nách chỉ nặng từ 10 đến 15 kg, tối đa là 20 kg. Đây được coi là một món ăn
đặc sản vùng cao mà ai đến Tây Bắc cũng đều thích thú khi được thưởng
thức.
2. Cá bống vùi tro
Đây là loại cá bống dưới suối, tuy không to nhưng thịt chắc và thơm ngon.
Món này được chế biến khá công phu. Cá bống sau khi được làm sạch sẽ

được tẩm ướp gia vị như gừng, tỏi, sả, ớt… rồi đem bọc trong lá dong và vùi
vào đống tro. Khi cá chín, bạn bóc lớp lá dong để thưởng thức. Cá có vị thơm,
béo, ngậy và không hề ngấy. Mùi thơm lá dong quyện với mùi thơm của cá
tạo thành mùi vị rất lạ.
3. Xôi tím
Xôi tím của người dân Lai Châu rất bắt mắt, được nhiều du khách ưa thích.
Loại xôi này được nấu bằng những hạt gạo nếp to đều, không lẫn gạo nát, gạo
vỡ, lại được tạo màu bằng cây khẩu cắm – một loài cây chỉ có ở vùng núi Tây
Bắc. Loài cây này không chỉ tạo nên màu tím hồng đẹp mắt cho xôi mà còn
có tác dụng chữa một số bệnh đường ruột, tốt cho sức khỏe.
4. Măng nộm hoa ban


Nói đến hoa ban hay măng rừng thì chắc hẳn các bạn không lấy gì làm lạ, bởi
đó là những sản vật đặc trưng của miền Tây Bắc. Hoa ban đẹp thơ mộng,
nhưng ít ai biết rằng nó có thể dùng làm món ăn của dân tộc Thái. Măng nộm
hoa ban là một món ăn rất được ưa chuộng. Hiếm có một món ăn nào lại hội
tụ nhiều mùi vị như thế, có đủ vị cay, chua, ngọt, bùi, mặn, đắng. Ai một lần
thưởng thức đều rất ấn tượng. Ngoài măng và hoa ban, người ta còn cho thêm
thịt cá nướng – những con cá tươi ngon bắt ở suối, tạo nên mùi thơm béo
ngậy.
5. Cơm lam Bắc Mê
Cơm Lam Bắc Mê là một món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Tày vùng Bắc
Mê. Cơm lam được nấu bằng loại gạo nương hạt to và đều, cho vào ống nứa,
giang và nướng. Khi ăn, phải dùng bẻ các miếng nứa ra, cơm dẻo và thơm
ngon, mùi thơm của gạo hòa lẫn mùi thơm của nứa, giang tạo thành mùi vị
đặc biệt.
6. Rêu đá nướng
Ở vùng Tây Bắc có nhiều loại rêu đá có thể ăn được. Tuy nhiên, loại rêu ngon
thì rất hiếm và không phải lúc nào cũng có, phải tùy theo mùa. Vói người dân

bản địa, rêu đá là một món ăn quý, thường được đem ra mời khách quý.
Người ta có thể chế biến rêu thành nhiều món như rêu rán, rêu nấu canh.
Nhưng có lẽ ngon nhất vẫn là rêu nướng. Rêu được tẩm ướp gia vị trước khi
đem nướng nên có vị đậm đà, có mùi thơm đặc trưng vô cùng hấp dẫn.
7. Lạp xưởng gác bếp
Ở đồng bằng cũng nhiều nơi có lạp xưởng, nhưng lạp xưởng ở Tây Bắc có vị
rất riêng của vùng cao. Nó được gác bếp, chứ không phải đem rán như một số
nơi. Miếng lạp xưởng có vỏ giòn bởi lòng, có vị béo ngậy của thịt nạc quyện
lẫn thịt mỡ, có mùi thơm rất độc đáo khi được gác bếp. Du khách đến Tây


Bắc thường mua lạp xưởng về làm quà, như mang về một chút hương vị ẩm
thực đặc trưng của miền núi phía Bắc nước ta.
8. Cháo ấu tẩu
Điều đặc biệt của món cháo ấu tẩu là được bán vào buổi tối đến đêm, khi mà
thời tiết se lạnh hoặc lạnh giá. Vị ngon của nó càng tăng gấp bội phần trong
thời tiết này. Cháo được nấu bằng loại gạo nếp cái hoa vàng có mùi thơm
phưng phức, hạt gạo to đều, nấu lên dẻo quánh, mịn. Cháo lại có vị bùi của củ
ấu được ninh nhừ với giò heo. Tất cả hòa quyện tạo nên một bát cháo thơm
ngon, béo ngậy. Giữa tiết trời lạnh giá mà được ngồi quây quần bên nhau,
cùng ăn bát cháu ấu tẩu thơm thơm, béo béo, bùi bùi thì không có gì tuyệt vời
hơn. Cho nên, ai đã từng được ăn một lần thì sẽ nhớ mãi.
9. Bánh cuốn trứng
Bánh cuốn trứng là một đặc sản ở Tây Bắc và ngon nhất là bánh cuốn trứng ở
Hà Giang. Bánh tráng được làm rất móng, mỏng đến mức có thể nhìn rõ phần
nhân bên trong. Bánh mỏng nhưng rất dai và ngon. Bánh cuốn trứng Hà
Giang không ăn với nước dùng nóng hổi và đậm đà, không chỉ có nước chấm
như các loại bánh cuốn thông thường khác.
10. Thịt lợn hun khói
Thịt lợn hun khói có mùi thơm rất đặc trưng, thịt chắc và ngon. Món thịt lợn

hun khói thường được làm vào mùa đông – mùa lý tưởng nhất cho món này.
Thịt lợn sau khi được làm sạch sẽ được ướp gia vị trong khoảng 5 đến 7 ngày.
Các gia vị dùng để ướp thịt rất đặc trưng của miền núi như mắc khén, ớt, thảo
quả… Sau khi được tẩm ướp ngấm gia vị, thịt được treo lên gác bếp và hun
khói. Người dân nơi đây rất thích ăn món này vào mùa đông, vị thơm ngon và
cay cay của thịt lợn hun khói làm mùa đông thêm ấm áp. Nếu đến Tây Bắc
vào mùa này, bạn nên thưởng thức một món ăn được xem là một phần linh
hồn của nghệ thuật ẩm thực Tây Bắc này.


Tây Bắc có rất nhiều món ăn lạ và hấp dẫn. Từng ấy món ăn chỉ là một phần
nhỏ, những cũng góp phần quan trọng để làm nên ẩm thực miền Tây Bắc. Đó
là những món ăn mà nói đến Tây Bắc, người ta không thể bỏ qua.


Đặc sản ẩm thực Sa Pa khiến du khách nao lòng

Sa Pa – xứ sở mù sương, nơi được thiên nhiên ban tặng cho biết bao cảnh
đẹp. Đâu chỉ có vậy, văn hóa ẩm thực Sa Pa cũng vô cùng độc đáo, nó
mang những nét đặc trưng của vùng cao Tây Bắc. Một lần đến Sa Pa, tôi
không khỏi nao lòng trước những món ăn hấp dẫn…

Các món nướng
Leo lên đỉnh Fansipan hay lang thang ngắm cảnh trên các sườn đồi, chắc hẳn
bạn sẽ rất đói bụng và các món nướng sẽ làm bạn ấm bụng ngay tức khắc. Sa
Pa là một thế giới của những món nướng, bạn có thể thoải mái lựa chọn. Bạn
hãy ghé chân vào một quán nào đó ven đường, sẽ nhận thấy rằng các món
nướng ở đây vô cùng đa dạng như thịt bò cuốn cải nướng, Thịt lợn cuốn rau
cải Mèo, Cơm lam nướng, Ngô nướng, Bò tẩm gia vị nướng, Thịt lợn tẩm gia
vị nướng, Chân gà, cánh gà nướng, Trứng nướng, Đậu phụ xiên nướng, Cá

suối nướng, Cà tím nướng, Dạ dày nướng, Các loại nấm nướng, Bánh bao
nướng, Xúc xích nướng… Lần đầu tiên, tôi đến hoa mắt với danh sách các
món này trong nhà hàng. Các món nướng ở đây có những điểm khác biệt với
những món nướng bạn đã từng ăn ở những nơi khác, vì có thêm vị chua chua
ngọt ngọt của lá rau rừng, lại uống cùng rượu Sán Lùng đặc sản của xứ này.
Bên bếp than hồng, các món nướng càng trở nên ngon và ấm bụng hơn.
Cải Mèo Sa Pa.
Cải thì đã rất quen với người đồng bằng, nhưng cải Mèo thì hoàn toàn khác.
Loại cải này có sức sống vô cùng mãnh liệt, có thể sống ở những kẽ đá, hốc
đá, sườn đồi, ven nương. Lá cải màu xanh đậm, đầu lá hơi quăn, có hai loại, lá
có lông và trơn. Thân cải rất giòn và ngọt, nhưng lại pha chút nhặng nhặng
đắng, khi nấu lên cho vị mát, thanh rất dễ chịu, không hề bị ngấy. Đây là một
thức rau sạch rất quý của người dân Sa Pa. Họ thường đi lấy cải Mèo vè thết


đãi khách. Cải Mèo có thể dùng để nấu suông một cách đơn giản mà vẫn
ngon. Cải Mèo đem thái nhỏ, đổ nước đun sôi và đập thêm một vài lát gừng là
đã có một bát canh cải Mèo thanh, mát, pha chút đắng, ăn xong thì thấy ngọt
giọng. Cầu kỳ một chút, người ta có thể nấu cải Mèo cùng thịt gà băm rối, và
tất nhiên vẫn có chút gừng, và các gia vị thông thường như mắm, muối. Bát
canh cải Mèo thịt gà sẽ ngon vô cùng. Cải Mèo cũng có thể nấu với thịt bò,
ngon không kém nấu với thịt gà. Cải Mèo cũng được dùng đê ăn lẩu. Nếu ăn
lẩu thì người dân nơi đây thường chọn những cây nhỏ, mới nhú vài lá non, để
cải mềm, ngọt.
Rau Susu ở Sapa

Rau Su su ở Sa Pa ngon hơn hẳn su su ở những vùng khác, trở thành một món
rau đặc sản. Tại sao vậy? Vì Mẹ Thiên Nhiên ưu ái nơi này. Rau su su ở Sa Pa
được trồng ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, lại có thổng nhưỡng thuận
lợi, giàu dinh dưỡng. Khí hậu lại có điểm đặc biệt là biên độ chênh lệch nhiệt

đỗ giữa ngày và đêm lớn nên độ tích đường của cây khá cao, khiến su su ở
đây giòn và ngọt hơn hẳn những vùng khác. Rau su su ở Sa Pa có sức sinh
trưởng phát triển tốt, rất ít khi phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc
kích thích tăng trưởng. Đây quả là một thứ rau sạch rất quý. Một điều đặc biệt
nữa là su su ở Sa Pa chỉ trồng một lần và thu hoạch nhiều năm. Có những gốc
su su hàng chục năm tuổi. Su su được thu hoạch vào khoảng tháng 4 đến
tháng 11. Sau mỗi vụ, người dân sẽ cắt ngọn su su và tiếp tục bón phân vào
gốc cho mùa sau tươi tốt. Sa Pa hiện nay có khoảng trên 150 ha trồng su su,
cho ra đời những ngọn rau su su sạch, an toàn, và ngon tuyệt.
Lợn cắp nách Sa Pa.
Gọi là lợn cắp nách có lẽ vì loại lợn này thường rất nhỏ, không quá 20 kg,
người dân có thể cho vào gùi hoặc cắp nách đem xuống chợ bán. Người dân


Sa Pa nuôi lợn cắp nách rất đơn giản. Những chú lợn con được thả vào rừng,
ở các đồi nương, để chúng tự kiếm ăn và sinh sống, thỉnh thoảng mới được củ
sắn, bắp ngô. Vì phải tự kiếm sống, đi lại nhiều nên thịt lợn rất chắc, hầu như
không có mỡ như thịt lợn rừng. Lợn cắp nách có thể được chế biến thành
nhiều món như hấp, xào, nướng… và thường được ăn kèm với lá nhổi, hạt
dổi, hạt xẻn – những loại lá, hạt đặc trưng của vùng núi cao Tây Bắc. Lợn cắp
nách được rất nhiều người ưa chuộng. Người Kinh lên Sa Pa thường tìm mua
lợn cắp nách về xuôi để thưởng thức.
Cá suối Sa Pa.
Sa Pa có nhiều con suối trong, không chỉ là cảnh đẹp mà còn cho những loài
cá rất ngon, rất quý. Cá suối Sa Pa có rất nhiều loại, nhưng đều có một đặc
điểm là không hề tanh, thịt rắn chắc, thơm ngọt. Cá suối có thể được chế biến
thành nhiều món, có thể đem nướng ăn ngay, có thể nướng qua rồi đem rán,
lại sốt với cà chua, bột hồ tiêu, bột cà ri… Mâm cơm chỉ cần món cá suối là
đã tuyệt ngon rồi.
Cá hồi Sa Pa.

Cá hồi là một loại cá của vùng Châu Âu, Châu Mỹ nhưng hiện nay đã được
nuôi ở Việt Nam. Có thể nói, trại ca hồi Sa Pa là địa điểm nuôi cá hồi thành
công nhất. Cá hồi được nuôi dưới chân Thác Bạc, dưới chân đỉnh Fansipan, ở
độ cao 1800 m so với mực nước biển. Khí hậu ở đây rất thích hợp để nuôi cá
hồi, cho loại cá hồi ngon nhất cả nước. Cá hồi là loài cá ưa sống ở vùng nước
động nên đã có hẳn hàng nghìn mét đường ống dẫn nước từ Thác Bạc vào trại
cá. Những chú cá hồi bơi lội tung tăng dưới làn nước trong veo. Trại cá hồi
này đã trở thành điểm thu hút khách du lịch. Cá hồi ở đây rất ngon, thịt chắc
và có màu hồng tươi rói, ngon không kém cá hồi nhập khẩu. Cá hồi có được
chế biến thành các món như gỏi, cháo, cá hồi nướng, trứng cá hấp, cá hun
khói, cá hồi nhồi dưa chuột…
Măng chua


Sa Pa có đặc sản măng vầu tuyệt ngon. Những ngọn măng vầu mới mọc
chừng 25 cm được lấy về, bóc vỏ sạch rồi đem thái lát, không để nước dính
vào. Những lát măng được cho vào chum, đậy kín miệng chum bằng nilon, ủ
trong khoảng 20 -30 ngày măng sẽ chua ngon vừa phải. Măng chua nấu với cá
thì có thể nói là một món ngon khó cưỡng ở đất Sa Pa này.
Nấm hương Sa Pa
Nấm hương Sa Pa rất thơm, có vị sần sần rất đặc trưng. Nấm thơm nhưng
không làm mất mùi vị thức ăn của những gia vị nấu cùng. Nấm hương có thể
dùng để xào hoặc nấu lẩu. Nhiều du khách đến Sa Pa rất thích mua loại nấm
vùng cao này về đồng bằng, vì dưới xuôi không thể có được loại nấm ngon
như thế.


Phở bò Nam Định trở thành đặc sản vì sao?

Phở Hà Nội ngon nức tiếng, bạn bè quốc tế đều biết đến. Nhưng, có một

thực tế là, rất nhiều cửa hàng phở nức tiếng nhất nhì Hà Thành lại
có cội nguồn là ..phở Nam Định.

Lang thang trên đất thủ đô, tôi thấy nhiều cửa hàng có biển “Phở gia truyền
Nam Định”, “Phở Cồ Nam Định”. Tôi băn khoăn tự hỏi, tại sao ở đất Hà
Thành lại có một món gia truyền của Nam Định? Món này vì sao nổi tiếng
đến vậy? Phở Cồ là gì? Và thế là tôi có một cuộc hành trình khám phá vè đất
mẹ của món phở nức tiếng này.
Để làm nên vị ngon của phở Nam Định, trước hết phải nói đến nướng dùng.
Những người nấu phở chuyên nghiệp ở những làng nghề truyền thống ở Nam
Định có những bí kíp để có nồi nước dùng ngon hảo hạng. Theo sự tìm hiểu
của tôi, thì người ta phải chọn xương của con bò trưởn thành, nặng từ 3 đến 4
tạ, vì loại xương này sẽ cho nồi nước dùng có vị ngọt cốt, ngọt tịnh, đậm đà.
Khi ninh xương, người đầu bếp sẽ luộc nước đầu đổ đi, vớt xương ra, rửa sạch
rồi ninh nước 2 để làm nước dùng. Theo kinh nghiệm của họ, làm như vậy nồi
nước dùng sẽ trong, không gợn chút váng. Họ hạn chế cho muối vào nước
phở, vì cho nhiều muối sẽ làm nước bị chát. Họ cho rất hạn chế, còn lại cho
nước mắm. Nhưng cũng phải lựa loại mắm ngon, vì nếu mắm kém ngon hoặc
có màu thì nước phở bị vẩn đục, gắt, kém ngọt. Khi hầm xương đã nhừ, người
đầu bếp sẽ cho thêm ít gừng, sá sùng và hành khô để nước được thơm ngọt
hơn.
Đã có nồi nước dùng ngon thì thịt bò cũng vô cùng quan trọng. Họ chọn
những con bò trưởng thành nặng từ 3 đến 4 tạ, để có được những thớ thịt dày
và ngon. Thịt bò phải tươi roi rói, được rửa thật sạch rồi đem vào nồi nước
luộc. Kĩ thuật luộc thịt của những người làm phở gia truyền ở Nam Định thật


đáng để ta học tập. Nồi nước luộc phải đầy, ngập thịt. Khi luộc, nước đã sôi
và có nhiều bọt nổi lên thì phải nhanh tay hớt hết bọt để thịt bò không chị
chát. Khi thịt đã chín tới, không vớt ngay ra mà ngâm trong nồi chừng 1 tiếng,

vớt ra, treo lên cao cho róc nước rồi cho gia vị vào ướp. Làm như vậy, thịt bò
sẽ còn nguyên vị ngọt, không bị khô, không bở. Khi ăn, thịt được thái mỏng,
đều tay, to bản, khiến cho thực khách ai cũng thích thú.
Tiếp đến, phải nói tới bánh phở. Gạo để làm bánh phở là thứ gạo mùa, gạo
chiêm được để lại từ năm trước, đã hết nhựa, chọn loại gạo tấm hãy 2/3. Loại
gạo này đêm tráng bánh sẽ rất trắng và dai. Gạo được đem nghiền rồi tráng
mỏng trên nồi nước than củi. Ngày nay người dân đã thay thế bằng một số
loại than khác. Bánh phở được đem thái mỏng, đều tay. Phải những tay tráng
bánh phở lành nghề mới có thể làm được những miếng bánh vừa phải, không
quá dày mà cũng không quá mỏng. Ở Nam Trực – Nam Định có 3 làng nghề
chuyên làm phở là Vân Cù, Tây Lạc và Giao Cù. Nơi đây được coi là thuỷ tổ
của nghề phở. Những sợi phở tươi ngon, giòn dai và đều tay, chiếm được cảm
tình của mọi người, thành một thứ đặc sản của vùng đất này.
Phở gia truyền Nam Định người ta còn gọi là Phở Cồ, vì những cửa hàng ăn
có tiếng một thời trên đất Thành Nam như Quảng Nguyên, Hưng Nguyên,
Quốc Nguyên đều là của người họ Cù (Cồ), họ Chu, quê gốc làng Dao Cù. Ở
xã Đồng Sơn, ngoài họ Cồ chiếm số đông thì còn nhiều họ khác nữa cũng làm
bánh phở như: Họ Vũ, họ Phan, họ Đoàn, họ Nguyễn….tất cả đều làm nên
thương hiệu phở gia truyền Nam Định.

Ngày nay, phở gia truyền Nam Định đã vượt ra ngoài đất Thành Nam, trở
thành một món ăn được nhiều nơi ưa chuộng, được bạn bè quốc tế biết đến.




×