Tải bản đầy đủ (.pptx) (7 trang)

CHÍNH SÁCH QUỐC GIA về TRANG THIẾT bị y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.69 KB, 7 trang )

CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ


I. Sự cần thiết phải xây dựng chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng
phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu chăm
sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Trang thiết bị y tế là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho
người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị y tế
cần được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
Chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế bao gồm các mục tiêu chủ yếu, những giải pháp tổng thể
thuộc các lĩnh vực: quản lý, sản xuất, kinh doanh, khai thác sử dụng, nghiên cứu khoa học - công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành kỹ thuật trang thiết bị y tế.


II. Thực trạng trang thiết bị y tế:
2.1. Những thành tựu đã đạt được:
Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá,
phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang thiết bị một số thiết bị cơ bản: máy Xquang cao tần - tăng sáng truyền hình, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm
sinh hoá nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo
dõi bệnh nhân v.v...
Tại 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều được trang bị đủ trang thiết bị để sàng
lọc phát hiện bệnh nhân bị nhiễm HIV, viêm gan, một yêu cầu đặc biệt quan trọng
trong công tác truyền máu an toàn.
Các Trung tâm y tế huyện đã được trang bị những thiết bị chẩn đoán thiết yếu, hầu hết
đã có máy X-quang với công suất phù hợp, máy siêu âm chẩn đoán và xe Ô tô cứu
thương. Các trạm y tế xã đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ
chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các dịch vụ về dân số và kế hoạch hoá gia
đình.



2.2. Những tồn tại và thách thức lớn:
Trang thiết bị y tế của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu
so với các nước trong khu vực. Hầu hết trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở y
tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn. vốn để đầu
tư và đổi mới, nhiều địa phương không có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao. Trình độ
của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị
hiện có. Năng lực của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa đáp ứng kịp những đổi
mới về kỹ
thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật
thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu. Nhiều bệnh viện tỉnh chưa có phòng quản lý Vật
tư - thiết bị y tế.
Các xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế còn ít, chủng loại nghèo nàn, chất lượng sản
phẩm chưa cao. Hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu chưa hoàn chỉnh, thiếu vốn,
thiếu thông tin, thiếu cán bộ có nghiệp vụ thương mại và trình độ kỹ thuật về trang thiết
bị y tế.


III. Mục tiêu của chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế:
3.1. Mục tiêu chung:
Ðảm bảo đủ trang thiết bị y tế cho các tuyến theo quy định của Bộ Y tế. Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị cho các
cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Phấn đấu đạt trình độ kỹ thuật về trang
thiết bị y tế ngang tầm các nước trung bình tiên tiến trong khu vực. Ðào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên
ngành để khai thác sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và .kiểm chuẩn trang thiết bị y tế. Phát triển công nghiệp trang
thiết bị y tế nhằm nâng cao dần tỷ trọng hàng hoá sản xuất trong nước và tiến tới tham gia xuất khẩu.


IV. Những giải pháp cụ thể
1.Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành trang thiết bị y tế
2 . Ðầu tư trang thiết bi y tế

- 2.1. Huy động vốn đầu tư trang thiết bị y tế.
- 2.2. Ðịnh hướng đầu tư trang thiết bị y tế.
3. Phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế.
4. Củng cố hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế:
5. Tổ chức mạng lưới hoạt động của chuyên ngành trang thiết bị y tế.
- 5.1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước:
- 5.2. Tăng cường công tác dịch vụ kỹ thuật - thiết bị y tế:
6. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế về trang thiết bị y tế:
7. ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trang thiết bị y tế:


V. Tổ chức thực hiện:
5.1. Bộ Y tế dựa vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ trong từng
năm, từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Chính sách
quốc gia về trang thiết bị y tế.
5.2. Bộ Y tế thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách quốc gia về trang
thiết bị y tế. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, các ngành có liên quan cũng như các địa
phương để thực hiện các mục tiêu của Chính sách Quốc gia về trang thiết bị y tế.
Nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, khai thác tiềm năng,
phát huy nội lực, tận dụng mọi hình thức thực hiện xã hội hoá và đa dạng hoá, đảm
bảo thực hiện thành công những nội dung cơ bản của chính sách Quốc gia về trang
thiết bị y tế.



×