Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vận dụng một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ trang trí ở học sinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.42 KB, 14 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU.
Lý do chọn đề tài.

I.

- Việc dạy và học môn Mỹ thuật ở Trường Trung học Cơ sở cũng như ở
các môn học khác, nó cũng có những phương pháp dạy học phù hợp và hiệu
quả. Trước đây, giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, chú trọng việc truyền
thụ những tri thức khoa học chuyên môn, ít gắn với ứng dụng thực tiễn. Phương
pháp dạy học chủ yếu là thông báo-tiếp nhận; giáo viên là trung tâm của quá
trình dạy học, là người truyền thụ tri thức mang tính áp đặt, hoạt động học tập
của học sinh mang tính thụ động, cứng nhắc, kém hiệu quả. Trong bối cảnh tăng
cường phát triển và hội nhập quốc tế, việc xây dựng một phương pháp dạy và
học mới, khắc phục những nhược điểm trước đây là một vấn đề cấp thiết.
Đổi mới phương pháp dạy học môn Mỹ thuật ở Trường THCS không ngoài
mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo lĩnh hội tri thức của học
sinh. Với phương pháp dạy học mới, dưới sự gợi ý của giáo viên, học sinh tự
khám phá những điều mình chưa biết, tự tìm cách giải quyết vấn đề một cách
chủ động, sáng tạo, không bị gò bó, áp đặt. Như vậy, tiết học mới đạt hiệu quả
cao.
Chương trình Mỹ thuật ở THCS bao gồm nhiều phân môn: vẽ theo mẫu, vẽ
trang trí, vẽ tranh và thường thức Mỹ thuật. Nhưng theo nhận định của tôi, phân
môn vẽ trang trí giúp cho học sinh ứng dụng nhiều trong cuộc sống, đặc biệt sẽ
phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy, trừu tượng của học sinh hơn cả.
- Chính vì thế mà việc dạy vẽ trang trí rất cần thiết trong chương trình
giảng dạy THCS. Để học sinh có thể lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ và sáng
tạo đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức, vận dụng tốt những
phương pháp dạy học tích cực, ngoài ra không ngừng nâng cao sự tìm tòi, học
hỏi, tạo cho học sinh sự hứng khởi phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
trong quá trình học tập. Bằng những kinh nghiệm và kiến thức đã được học, tôi
đã xây dựng ý tưởng và thực hiện đề tài “Vận dụng một số phương pháp giúp


học sinh học tốt môn vẽ trang trí ở học sinh lớp 6 trường THCS Phạm
Hồng Thái “
-1-


II.Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1/ Mục đích nghiên cứu:
Qua quá trình giảng dạy, tôi thấy việc sử dụng phương pháp dạy học phù hợp
với nội dung thật sự rất cần thiết, vì nó sẽ đem lại kết quả tốt cho người học. Vì
thế, tôi muốn vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, để giúp học sinh học
tốt phần vẽ trang trí ở khối 6 trường THCS Phạm Hồng Thái
2/ Phương pháp nghiên cứu.
− Nghiên cứu tài liệu.
− Điều tra phỏng vấn.
− Phân tích, so sánh, tổng hợp.
− Chứng minh.
− Dạy học thực nghiệm.
III.GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Học sinh khối 6 trường trung học cơ sở PHẠM HỒNG THÁI
IV.CÁC GIẢ THUYÊT NGHIÊN CỨU:
“Vận dụng một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn vẽ trang trí

ở học sinh lớp 6 trường THCS Phạm Hồng Thái”
V. Cơ sở lí luận , cơ sở thực tiển
1/ Cơ sở lí luận:
- Đổi mới phương pháp dạy học môn Mỹ thuật ở Trường THCS không
ngoài mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo lĩnh hội tri thức của
học sinh. Với phương pháp dạy học mới, dưới sự gợi ý của giáo viên, học sinh
tự khám phá những điều mình chưa biết, tự tìm cách giải quyết vấn đề một cách
chủ động, sáng tạo, không bị gò bó, áp đặt. Như vậy, tiết học mới đạt hiệu quả

cao.
- Chương trình Mỹ thuật ở THCS bao gồm nhiều phân môn: vẽ theo mẫu,
vẽ trang trí, vẽ tranh và thường thức Mỹ thuật. Nhưng theo nhận định của tôi,
phân môn vẽ trang trí giúp cho học sinh ứng dụng nhiều trong cuộc sống, đặc
biệt sẽ phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy, trừu tượng của học sinh hơn cả.
2


- Chính vì thế mà việc dạy vẽ trang trí rất cần thiết trong chương trình
giảng dạy THCS. Để học sinh có thể lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ và sáng
tạo đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức, vận dụng tốt những
phương pháp dạy học tích cực, ngoài ra không ngừng nâng cao sự tìm tòi, học
hỏi, tạo cho học sinh sự hứng khởi phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
trong quá trình học tập. Bằng những kinh nghiệm và kiến thức đã được học, tôi
đã xây dựng ý tưởng và thực hiện đề tài “Vận dụng một số phương pháp giúp
học sinh học tốt môn vẽ trang trí ở học sinh lớp 6 trường THCS Phạm
Hồng Thái “
2.Cơ sở thực tiễn:
- Hiện nay, việc thực hiện các phương pháp đổi mới trong việc giảng dạy
đang được tiến hành ở địa phương và Trường THCS Phạm Hồng Thái, nơi tôi
đang công tác. Điều đó thể hiện rất rõ thông qua các hoạt động của Phòng, của
nhà trường như: hội thi giáo viên giỏi các cấp và trong nhà trường. Trong đó,
phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nhiều giáo viên sử dụng trong
các tiết dạy của mình, và đã mang lại hiệu quả rất cao.
VI ./ Kế hoạch thực hiện
- Nghiên cứu sự vận dụng phương pháp dạy học tích cực.
- Vận dụng phương pháp dạy học tích cực, để nâng cao chất lượng dạy và
học phân môn trang trí.
− Học sinh khối lớp 6
-


Trường THCS Phạm Hồng Thái – Thị Trấn Long Hải– Bà Rịa Vũng Tàu.

-3-


B . NỘI DUNG
I .Thực trạng và những mâu thuẫn
1.1 Quan điểm nhận thức vai trò của mơn Mỹ thuật trong việc giáo dục
tồn diện.
- Quan điểm của các cấp lãnh đạo nói chung và Ban giám hiệu Trường
THCS Phạm Hồng Thái nói riêng rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp
dạy học để phù hợp với xu thế hiện nay. Vì vậy hàng năm, các cấp lãnh đạo
thường xun mở các lớp tập huấn, thực hiện các chun đề cho giáo viên về
đổi mới phương pháp dạy học do sở giáo dục, phòng giáo dục tổ chức. Thường
xun dự giờ thăm lớp, đóng góp ý kiến cho tiết dạy.
- Trường THCS Phạm Hồng Thái, nằm trong địa bàn thị trấn Long Hải –
Huyện Long Điền - Bà Rịa Vũng Tàu. Đây là một thị trấn vùng biển, đánh bắt
thủy sản , sống ngồi khỏi nhiều hơn trong bờ hỏn nữa do điều kiện kinh tế còn
khó khăn và nhận thức của các bậc phụ huynh và học sinh chưa cao. Tâm lý
“mơn chính, mơn phụ” khiến việc đầu tư dụng cụ học tập cho con em và thời
gian cũng như nhiệt huyết của các em học sinh dành cho mơn học Mỹ thuật còn
rất nhiều hạn chế.
1.2 Thực trạng về cơ sở vật chất.
- Hiện nay, do còn khó khăn về nhiều mặt nên trường cũng chưa bố trí
được phòng chun mơn theo đặc thù của mơn Mỹ thuật.
- Với những khó khăn hiện có và sự thiếu thốn rất nhiều về trang thiết bị
dạy học,đồ dùng dạy học có nhưng chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu
giảng dạy của bộ mơn, đa số giáo viên phải tự trang bị những đồ dùng dạy học,
vừa rất tốn kém và mất nhiều thời gian mà hiệu quả mang lại rất thấp.

1.3 Thực trạng của việc dạy và học mơn Mỹ thuật.
- Giáo viên chun bộ mơn Mỹ thuật ít, đồ dùng học tậâp , phòng học bộ
môn chưa phù hợp với đặc thù bộ môn , tâm lý phụ huynh còn coi trọng , nhẹ
môn chính, môn phu…,

4


- Kết quả kiểm tra đầu năm môn Mỹ thuật (khối 6) ở Trường THCS
Phạm Hồng Thái
Lớp
6A
6B
6C
6D

Sỉ số
29
28
26
30

Đạt (%)
80 %
80%
70%
70%

6E
27

60 %
6G
28
70%
6H
27
75%
6I
27
60%
II . Các biện pháp giải quyết vấn đề:

Chưa đạt (%)
20%
20%
30%
30%
40%
30%
15%
40%

1.Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào phân môn trang trí:
1.1.Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực.
Là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt
động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt được các mục tiêu dạy học.
1.2.Các phương pháp dạy học tích cực:
− Phương pháp quan sát.
− Phương pháp trực quan.
− Phương pháp vấn đáp.

− Phương pháp gợi mở.
− Phương pháp dạy học hợp tác thảo luận theo nhóm nhỏ.
− Phương pháp trò chơi.
− Phương pháp liện hệ thực tiễn cuộc sống.
− Phương pháp luyện tập thực hành.
− Phương pháp đánh giá.
1.3.Khái niệm trang trí:
a. Trang trí là gì
- Theo cách hiểu thông thường, trang trí là nghệ thuật làm đẹp. Nó giúp cho
cuộc sống xã hội thêm phong phú và con người hoàn thiện hơn. Ý thích làm đẹp,
mong muốn cái đẹp luôn tồn tại trong mỗi con người dù người đó là ai và sống
trong hoàn cảnh nào. Những ngày lễ, ngày tết, ai cũng muốn gọn gàng, sạch sẽ,
mặc những bộ quần áo đẹp nhất của mình, trang trí nhà cửa sao cho hấp dẫn, đẹp
đẽ. Đường phố được trang hoàng bằng những băng rôn, khẩu hiệu, cờ hoa...
-5-


-Trong cuộc sống hằng ngày, rất nhiều đồ vật mà ta thường sử dụng như
bát, đĩa, ấm, chén, chai, lọ, quần, áo, bàn, ghế, giường, tủ...Tất cả đều có những
hoa văn họa tiết trang trí nhằm làm cho vật đó đẹp thêm, hấp dẫn và có giá trị thẩm
mỹ hơn. Đó chính là nét nổi bật của nghệ thuật trang trí.Con người luôn yêu cái
đẹp, luôn muốn làm đẹp cuộc sống. Từ trong gia đình đến ngoài xã hội ở đâu cũng
có sự sắp xếp tô điểm của con người làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm
tươi vui. Vì vậy, trang trí là những cái đẹp do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ
cho cuộc sống, làm cho đời sống con người và xã hội trở nên tốt đẹp và hoàn thiện
hơn.
Ta có thể khái niệm chung nhất về trang trí như sau :
-Trang trí là một nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình mảng, hình khối, đậm
nhạt, màu sắc trên mặt phẳng hay trong không gian để tạo nên sản phẩm hay hình
thể đẹp hợp với nội dung, yêu cầu của từng loại.

-Tiếp xúc với môn học trang trí ta thường bắt gặp các thuật ngữ: trang trí,
trang hoàng, trang điểm, trình bày, bố cục, sắp xếp, hoá trang, thiết kế mỹ thuật…
-Tất cả các thuật ngữ trên đều có đặc điểm chung là tạo nên cái đẹp. Tuy
nhiên không có cái đẹp chung chung, cái đẹp phải có riêng cho từng loại, từng nội
dung và có mức độ yêu cầu khác nhau. Do vậy sử dụng đúng thuật ngữ là một điều
cần thiết bởi mỗi thuật ngữ đều biểu hiện cho một mức độ của nội dung trang trí
không như nhau.
- Trang trí: là dùng để gọi cho trang trí các hình cơ bản (đường diềm, hình
vuông, hình chữ nhật, hình tròn…) hoặc các trang trí khác như: trang trí sân khấu,
trang trí nội thất...
- Trang hoàng: dùng cho đại hội, đám cưói, lớp học, phòng ở (ví dụ: không
ai nói trang hoàng đám ma bởi bản thân trang hoàng nó đã hàm chứa cái đẹp lộng
lẫy, tưng bừng ...)
- Hoá trang: dùng trong lĩnh vực sân khấu điện ảnh, các hội hoá trang. Vì
hoá trang là tạo vẻ đẹp khác hẳn để trở thành một nhân vật khác về mặt hình thức.
Hoá trang đôi khi tạo nên sự kỳ quặc, lạ lùng hoặc rùng rợn. Đối với cô dâu (con
người nói chung) thì dùng từ trang điểm đúng hơn, rõ hơn và như vậy là đẹp hơn.
Nếu nói hoá trang cô dâu thì ta đã lạm dụng quá đà trong trang phục, trang điểm.
- Thiết kế mỹ thuật: dùng cho sân khấu, điện ảnh. Thực chất là trang trí bố
cục, sắp xếp hình mảng, hình khối màu sắc, ánh sáng tạo nên không gian đẹp, hợp
với nội dung vở diễn.
- Trình bày, trưng bày dành cho triển lãm hội chợ.Như vậy, trang trí được
dùng cho tên một phân môn của mỹ thuật ở trường học phổ thông, được học sinh
thích thú học tập vì nó gắn liền với cuộc sống, học tập, vui chơi của các em. Trang
trí không chỉ giúp cho học sinh tạo ra cái đẹp muôn màu, muôn vẻ mà còn phát
triển khả năng suy nghĩ, tìm tòi để luôn có cái mới, cái khác, cái lạ…. Học trang
trí, các em được rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển phẩm chất của người lao động, lao
động sáng tạo không ngừng.
b. Tính dân tộc trong trang trí
Mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có những nét độc đáo về thiên nhiên, về hình

dáng con người, về cỏ cây, hoa lá, về nếp sống, về phong tục tập quán, những
6


truyền thống văn hố xã hội... Những nét độc đáo ấy đã in sâu vào tiềm thức của
từng con người, của các dân tộc.
Khi sử dụng chân thực những hình ảnh ấy vào hoạ tiết trang trí thì sản phẩm
đó mang tính dân tộc và thật sự có giá trị khi có một hình thức thể hiện phù hợp để
tạo ra nhiều sản phẩm đẹp mang đậm tính dân tộc và hiện đại.
Văn hóa nước ta tuy có chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc, nhưng
khơng bị nó đồng hóa mà ta đã biến nó thành những nét văn hố riêng của Việt
Nam. Ví dụ, đình, chùa của chúng ta cũng có những mái vòm cong nhưng khác với
qui mơ to cao đồ sộ của Trung Quốc, mà mang dáng dấp một mái nhà nơng thơn
hiền lành và gần gũi, gắn chặt với cuộc sống và nếp nghĩ của người dân Việt Nam.
Nền nghệ thuật trang trí của các nước ở châu Á đều phát triển từ nền văn
minh lúa nước. Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại có cái nhìn và cách thể hiện khác nhau.
Có thể chứng minh điều này qua phong cách vẽ tranh cổ của ba nước: Việt Nam,
Trung Quốc và Nhật Bản .
Trang trí là một nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình mảng, màu sắc, hình
khối,…trên mặt phẳng hay trong khơng gian để tạo nên một sản phẩm đẹp,phù
hợp với nội dung.
1.4.Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào phân mơn vẽ trang trí:
a/Vận dụng phương pháp trực quan-quan sát vào phân mơn vẽ trang trí:
Đối với dạng bài trang trí, ngồi việc giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực
hành, giáo viên còn phải giới thiệu một số khái niệm về trang trí. Những khái
niệm này rất mơ hồ, chung chung, vì vậy mà việc vận dụng phương pháp trực
quan-quan sát để học sinh có thể thấy và cảm nhận được rõ ràng hơn. Vận dụng
như sau:
Ví dụ:


Tiết 12. Màu Sắc Trong Trang Trí

Sau khi soạn giáo án, giáo viên tiến hành lựa chọn đồ dùng trực quan phù
hợp với bài học như sau:
Một số

+ Hình trang trí ở sách báo, nhà ở, y phục, gốm, mây tre và trang trí dân tộc

- Một số bài trang trí của học sinh :
+ Bài vẽ đẹp, chưa đẹp.
- Một số hình minh họa cách vẽ.
- Một số bài vẽ có hình, mảng, họa tiết và tơ màu đẹp.
 Vận dụng phương pháp trực quan-quan sát vào hoạt động 1:

-7-


Đưa trực quan vào đầu bài sẽ tạo cho học sinh sự hứng thú khi bước vào bài
học mới, tránh sự đơn điệu, buồn chán. Vì đây cũng là một bài có cả lý thuyết,
sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý, đẹp mắt học sinh sẽ quan sát một cách tự
nhiên, hồ hởi, tạo không khí sôi nổi cho lớp học.
Mục tiêu: học sinh hiểu được vẻ đẹp của trang trí và tạo được hoạ tiết trí để
trang ứng dụng vào đời sống. Do vậy, giáo viên cần sử dụng phương pháp quan
sát, trực quan để học sinh tự nhận ra: (Gv cho hs xem một số đồ vật có màu sắc
đẹp.
− Trong đời sống,trang trí được sử dụng để trang trí nhiều đồ vật: bát, đĩa,
khăn, áo, mũ, giường,…
− Trong các công trình kiến trúc xưa, trang trí được sử dụng để trang trí
mặt Trống Đồng, đình, chùa, bia đá,…
− Hoạ tiết được sử dụng vào mảng hình cho phù hợp.

− Các họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu và cùng độ đậm nhạt.
 Vận dụng phương pháp trực quan vào hoạt động 2:
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh cách vẽ:
Sau thời gian học lý thuyết học sinh sẽ cảm thấy mệt mỏi, vì vậy đưa phương
pháp trực quan-quan sát vào hoạt động 2 sẽ rất hợp lí. Tùy từng bài học ta có
thể sử dụng trực quan phù hợp.
Ví dụ:

Bài 15: Trang Trí Đường Diềm

Mục tiêu: - Học sinh biết cách trang trí đường diềm
- Yêu thích hơn các vật dụng trong gia đình.
-Vận dụng phương pháp vấn đáp-gợi mở: ở hoạt động 1.
Hoạt động 1: quan sát, nhận xét. Chúng ta sẽ có hệ thống câu hỏi vấn đáp-gợi
mở theo yêu cầu của hoạt động 1 như sau:
 - Nhận ra tác dụng của đường diềm,
- Họa tiết và màu sắc trang trí:
 Có những họa tiết nào được trang trí ?
Gợi mở: - về màu sắc?
8


- về họa tiết?
- Bố cục sắp xếp hình mảng trang trí.
 Vị trí của những mảng hình chính? Mảng hình phụ như thế nào?
 Mảng hình chính như thế nào so với mảng hình phụ?
Gợi mở: - về độ lớn, nhỏ?
- về màu sắc?
-Vận dụng phương pháp vấn đáp-gợi mở vào hoạt động 2:
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh cách vẽ (Bài 15)

Học sinh đã học cách vẽ ở những bài trước, đây chỉ là phần nhắc lại hệ thống
các bước vẽ, vì vậy ta có thể hỏi học sinh theo nhiều cách như:
Cách 1: Em hãy nhắc lại các bước để tiến hành một bài vẽ trang trí?
Cách 2: Sắp xếp lại cho đúng các bước tiến hành bài vẽ trang trí sau?
1.Sắp xếp họa tiết phải có trục đối xứng.
2.Tô màu.
3.Vẽ họa tiết.
4.Tìm bố cục.
Sau khi học sinh nhắc lại các bước vẽ. Căn cứ vào từng bước mà giáo
viên đưa ra câu hỏi vấn đáp-gợi mở, giúp học sinh hiểu rõ, kĩ càng trong quá
trình hướng dẫn các bước.
-Vận dụng phương pháp vấn đáp-gợi mở vào hoạt động 3:Hướng dẫn học
sinh thực hành
Đây là hai phương pháp được cho là sử dụng rất hiệu quả trong hoạt
động 3, từ hai phương pháp này giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi vấn đáp-gợi
mở trên từng thực trạng bài vẽ của học sinh, giúp các em nhận thức nhanh, rõ
ràng, cụ thể, đồng thời tạo cho học sinh sự sáng tạo tích cực và nâng cao chất
lượng bài vẽ.
-Dạng nghi vấn: không khẳng định, có ý “nghi ngờ” để Hs suy nghĩ tự điều
chỉnh.
Vd: Em thử xem hình này đặt ở đây đã được chưa?
Bố cục chổ này đã rõ trọng tâm chưa?
-9-


Ở chỗ này có thể thêm được họa tiết nào nữa không?
-Dạng gợi mở: chỉ cho Hs những chổ chưa đúng, chưa đẹp và yêu cầu Hs
nhớ lại những gì đã được xem, được nghe và tự sửa, điều chỉnh…
 Theo em họa tiết chính, phụ kết hợp có hợp lý chưa?


 Những màu sắc này đứng cạnh nhau có hợp lý chưa?hài hòa với nhau
không?v.v….
-Dạng khích lệ: kích thích động viên Hs suy nghĩ thêm để bài vẽ đẹp hơn
(với Hs khá). Vd: Vẽ như thế này là tốt rồi, em có thể vẽ khác nữa được không?
(về bố cục, về hình, về màu).
-Vận dụng phương pháp gợi mở-vấn đáp vào hoạt động 4:
Là hoạt động đánh giá, nhận xét.
Giáo viên cũng dựa trên cơ sở bài làm của học sinh để đưa ra câu hỏi vấn
đáp-gợi mở, giúp học sinh biết nhận thức về bài làm của mình:
 Em có nhận xét gì về bài làm của bạn?
- Họa tiết?
- Bố cục?
- Màu sắc?
 Em hãy xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình?
 Bài nào em thích nhất? vì sao?
c/Vận dụng phương pháp thảo luận theo nhóm vào phân môn vẽ trang trí:
Giáo viên sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm, có thể áp dụng ở
nhiều hoạt động của bài học, nhưng cần căn cứ vào từng hoạt động mà vận dụng
linh hoạt phương pháp nhóm sao cho đạt hiệu quả.
III/ Hiệu quả áp dụng:
Qua quá trình dạy học bằng sự vận dụng phương pháp và hình thức linh hoạt
như trên tôi nhận thấy: lực học của các em được nâng lên, các em vẽ đẹp,
năng động linh hoạt. Tinh thần học tập của các em khá tốt, các em nghiêm
túc hăng hái tham gia vào các tiết học thực hành

10


Sỉ số


ĐẠT

CHƯA ĐẠT

Lớp
6A
6B

29
28

100%
100%

0%
0%

6C
6D
6E
6G
6H
6I

26
30
27
28
27
27


100%
100%
100%
100%
100%
100%

0%
0%
0%
0%
0%
0%

C.KẾT LUẬN :
I/ Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
Trong đời sống con người và xã hội nói chung, Mỹ thuật có một vai
trò và tác dụng rất quan trọng. Nhu cầu đời sống của con người thật phong phú,
đa dạng mà yếu tố thẩm mĩ là một trong những nhu cầu không thể thiếu được.
Môn Mỹ thuật ở Trường Trung học Cơ sở không đơn giải là vẽ, nặn
mà lấy hoạt động Mỹ thuật để dạy học sinh cách nhìn, cách cảm thụ thế giới
xung quanh, nâng cao tính sáng tạo, tầm hiểu biết cho các em nhiều mặt: đạo
đức, trí tuệ, thẩm mĩ. Phát triển ở học sinh khả năng tư duy trừu tượng, năng lực
sáng tạo, góp phần hình thành những phẩm chất con người lao động mới, đáp
ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II/ Bài học kinh nghiệm hướng phát triển:
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp dạy
học phù hợp với nội dung thật sự rất cần thiết, vì nó sẽ đem lại kết quả tốt cho
người học. Vì thế, tôi muốn vận dụng các phương pháp trên .

III / Đề xuất , kiến nghị

Mặc dù các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu Trường THCS Phạm Hồng
Thái đã có quan tâm nhưng trong quá trình giảng dạy môn Mỹ thuật vẫn còn gặp
phải nhiều khó khăn. Vì thế kính mong các cấp lãnh đạo và ban giám hiệu nhà
trường quan tâm hơn nữa đối với việc: cải thiện đồ dùng dạy học, hỗ trợ các
- 11 -


phương tiện giảng dạy, bố trí phòng chuyên môn, thường xuyên mở các lớp tập
huấn cho giáo viên bộ môn Mỹ thuật,…Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
dạy và học môn Mỹ thuật.

12


* TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật – Đàm Luyện,
Bạch Ngọc Diệp, Nguyễn Quốc Toản.
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III - quyền 1, 2
3. Sự phát triển nhận thức học tập và giảng dạy - Franz Emanuel Weirt - Nhà
xuất bản giáo dục – 1998
4. Tạp chí phát triển giáo dục - 9(57) - năm 2003.
5. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS - Trần Kiều – năm 1998
6. Giáo dục học - Phạm Viết Vượng – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Năm 2008.
7. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm – Lê Khánh Bằng – Nhà xuất bản giáo
dục - năm 1995

- 13 -



Xác nhận , đánh giá , xếp loại của đơn vị

Long Hải, ngày01 tháng 10 năm 2015

………………………………………….

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản

………………………………………….

thân tôi viết, không sao chép nội dung của

………………………………………….

người khác.

………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….

NGUYỄN CHÍ HẢI

………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….

………………………………………….

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

14



×