Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN NGÔN TÌNH ĐẾN NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ VỀ TÌNH YÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.74 KB, 58 trang )

[Type text]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------    ------------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN NGÔN TÌNH ĐẾN NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ VỀ
TÌNH YÊU.

Nhóm sinh viên thực hiện: Lương Thị Hai
Dương Thu Hà
Lương Thị Duyên
Phạm Thị Lan
Phạm Thanh Thư
Ngô Thị Luyến
Lớp: QH2013S – Sư phạm Toán
Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Thái Hưng

Hà Nội 2016

LỜI CẢM ƠN.


[Type text]

2

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng em đã nhận được tất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của Thầy và các bạn sinh viên trong trường. Vì vậy chúng em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến những người đã giúp chúng em hoàn thành nghiên cứu này.
Trước tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn đến Thầy Hưng, giáo viên trực tiếp giảng


dạy và hướng dẫn chúng em thực hiên đề tài. Thầy luôn nhiệt tình giúp chúng em tiếp cận
những phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu đề tài một các khoa học. Thầy góp ý, chỉnh sửa,
đưa ra những hướng giải quyết để đề tài của nhóm hoàn thành tốt hơn. Trước khi đến với
môn học, chúng em cũng đã thực hiên một số nghiên cứu nhưng không thể hoàn thành,
chúng em thấy khó khăn thiếu thôn, và đặc biệt là không có một hướng đi nghiên cứu cụ thể.
Chúng mình cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn sinh viên đã nhiệt tìnhgiúp đỡ
chúng mình trong thời gian thực hiên nghiên cứu.
Mặc dù đã thực sự cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do thời gian và kiến thức
còn hạn chế nên bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận
được những ý kiến góp ý của Thầy đề bài báo cáo hoàn thiện hơn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Nhóm nghiên cứu.
Nhóm 1

2

2


[Type text]

3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
1

Biểu đồ
Biểu đồ 1.


Tên
So sánh lựa chọn mẫu người yêu ký tưởng
của hai đối tượng sinh viên là đã đọc và chưa
đọc.
Tỉ lệ FA và tỉ lệ đã có người yêu của các bạn
sinh viên đã đọc truyện ngôn tình.

Trang
44

2

Biểu đồ 2.

3

Biểu đồ 3.

Tần số mong muốn về tình yêu của các bạn
sinh viên.

46

4

Biểu đồ 4.

Tần số lựa chọn suy nghĩ của bản thân khi
đọc những câu chuyện ngôn tình.


46

5

Biểu đồ 5.

Sau khi đọc truyện ngôn tình bạn có mong
muốn điều gì cho tình yêu của mình.

47

45

DANH MỤC BẢNG
STT
1

Bảng
Bảng 2.1.

Tên
Đánh giá mức độ phổ biến của các bạn sinh
viên.

Trang
32

2

Bảng 2.2.


Thời điểm đọc truyện ngôn tình của sv sư

33

phạm.
3

Bảng phụ 1

Bạn đã đọc truyện ngôn tình chưa.

60

4

Bảng phụ 2.

Bạn có thích truyện ngôn tình không?

60

DANH MỤC VIẾT TẮT.
STT
1
2

3

Ký hiệu

Fan
FA

Ý nghĩa.
Người hâm mộ.
Mãi cô đơn hay không có người yêu trong thời
gian dài.

3


[Type text]

4

3
4
5
6

Teen
ĐHGD
ĐHQGHN
Đại học KHXH & NV

Bạn trẻ.
Đai học Giáo Dục
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.


7
8

SVSP
SV

Sinh viên sư phạm
Sinh viên

4

4


[Type text]

5

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.

5

5


[Type text]

6


PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1 Lý do chọn đề tài
Truyện ngôn tình – dòng truyện đang tràn ngập thị trường sách Việt Nam, theo giới
chuyên môn, đây thực sự là tiểu thuyết lãng mạn, mang tính giải trí cao, hướng tới số đông.
Có thể ví ngôn tình như món ăn bình dân vì dễ đọc, như quyển sách gối đầu giường vì đam
mê. Nó vẽ ra một tình yêu đẹp, một thế giới lí tưởng phù hợp với tâm lý giới trẻ. Lứa tuổi từ
15-25 tuổi là lứa tuổi mà con người không ngừng nhận thức về cuộc sống, tình yêu, gia đình.
Giai đoạn này, giới trẻ tò mò về thế giới xung quanh, mơ mộng về tình yêu màu hồng.
Hơn nữa, mười năm trở lại đây, truyện ngôn tình bắt nguồn từ Trung Quốc bắt đầu đổ
bộ vào Việt Nam một cách mạnh mẽ, nhận được sự yêu quý, ham mê của giới trẻ Việt. Có
thể thấy sức hút của ngôn tình qua Nhà triển lãm TP (92 Lê Thánh Tông, Q1, TP.HCM) trưa
5/4/2015 không còn một chỗ đứng. Không ngại nóng, không ngại chật, hàng ngàn các bạn
trẻ chen chúc xếp hàng chờ đợi giao lưu với tác giả Diệp Lạc Vô Tâm đến từ Trung Quốc.
Hay lượng người vào đọc, nhận xét, thích các trang wed ngôn tình rất lớn, nhiều hơn rất
nhiều lượng người vào đọc sách văn học hay các bài viết khoa học. Nhưng trong thời gian
gần đây, trên các mạng facebook , báo thành niên, văn hóa.. các nhà phê bình văn học đề cập
rất nhiều đến vấn đề truyện ngôn tình mang những nội dung không phù hợp văn hóa Viêt,
ảnh hưởng lớn đến giới trẻ, đặc biệt là nhận thức về tình yêu.
Trước đây, truyện ngôn tình thường xuyên viết về những câu chuyện tình yêu trong
sáng, hài hước, lãng mạn. Nhưng hiện nay, truyện ngôn tình đang xuất hiện những biến thể
như đam mĩ (đồng tính nam), sắc nữ (đa số là 18+), bách hợp (đồng tính nữ).. . Những thể
loại này ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của giới trẻ, đặc biệt là nhận thức về tình yêu.
Đi trên xe buýt, ngồi ghế đá sân trường, kí túc xá.. ta có thể dễ dàng bắt gặp một ai đó
đang đọc truyện ngôn tình. Có những người chưa từng nghe đến những từ ngữ như “trạch
nam”, “hủ nữ”,…, đó chính là những từ ngữ mà người hâm mộ của ngôn tình thường dùng.
Hay những câu mùi mẫn như : “Hồi ức cả đời anh chỉ có em là đủ” (Nhân vật: Dương Lam
Hằng- truyện Mãi mãi là bao xa của Diệp Lạc Vô Tâm), “Nếu biết có một ngày tôi yêu em
nhiều như thế , tôi sẽ yêu em ngay từ cái nhìn đầu tiên ” (Nhân vật Tiêu Nại- truyện: Yêu em
từ cái nhìn đâu tiên, Cố Mạn)…Vậy truyện ngôn tình mang lại cho người đọc những bài học
gì? Bên cạnh những nhu cầu phát triển lành mạnh (giải trí, thỏa óc tưởng tượng…), trào lưu

đọc truyện ngôn tình cũng đang tiềm ẩn những nguy cơ phát triển nhu cầu lệch lác, ảnh
hưởng đến đời sống của giới trẻ, đặc biệt là các bạn nữ- với tâm hồn bay bổng, mơ tưởng
đến “soái ca”.
Khi giới trẻ biết cân bằng giữa cuộc sống thực tế và thế giới trong truyện ngôn tình,
thì sẽ tìm được niềm vui, động lực trong cuộc sống. Nhưng có phải ai cũng có thể cân bằng

6

6


[Type text]

7

được điều đó chăng? Liệu đổi với những bạn trẻ không thể kiểm soát được bản thân, lúc nào
cũng chìm đắm cùng các nhân vật trong truyện , thì những ảnh hưởng của truyện đến cuộc
sống là không nhỏ ? Đây cũng là thắc mắc và mong muốn của nhóm nghiên cứu và tìm hiểu
những biện pháp tốt để giới trẻ nhận thức đúng về tình yêu.
Khảo sát suy nghĩ, nhận thức của giới trẻ về đọc truyện ngôn tình nhằm tìm ra những
nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng. Từ đó, định hướng lại văn hóa đọc và tìm ra các giải pháp
giảm thiểu tác động, ảnh hưởng từ truyện ngôn tình là vấn đề rất quan trọng và ý nghĩa.
Giới trẻ hiện nay, đặc biệt là các bạn nữ thường mơ về một tình yêu lãng mạng. Vì
thế các bạn thường tìm đến truyện ngôn tình để có thể sống và mơ mộng cùng các nhân vật.
Đọc truyên ngôn tình làm cho các bạn tin vào một tình yêu hoàn mỹ. Nếu không biết cách
điều tiết trong việc đọc, có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu đối với cuộc sống thực tại của các
bạn, khiến các bạn xa rời thực tế.
Xuất phát từ nhứng lí do trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chọn đề tài “Ảnh hưởng
của truyện ngôn tình đến nhận thức của giới trẻ về tình yêu”.
2


Những mong đợi từ việc kết quả chọn đề tài nghiên cứu
Ngoài việc tìm hiểu truyện ngôn tình là gì ? Ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ
(sinh viên )về tình yêu như thế nào? Chúng tôi mong muốn tìm ra những nguyên nhân sâu
xa rằng tại sao giới trẻ lại phát cuồng về truyện ngôn tình . Từ đó có những định hướng để
khắc phục và hạn chế những tác động xấu của nó đến nhận thức của giới trẻ.
3

Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của truyện ngôn tình đến nhận thức của giới
trẻ về tình yêu” làm thay đổi những quan điểm phiến diện, lệch lạc, xa dời thực tế của các
bạn trẻ khi đọc truyện ngôn tình bằng việc đề xuất giải pháp, định hướng cho các bạn trẻ có
nhận thức đúng đắn, đề cao giá trị lành mạnh của việc đọc sách, truyện.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1.
Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận.

Tìm hiểu và chỉ rõ các khái niệm niên quan đến đề tài, các đặc điểm tâm sinh lý của
các sinh viên cũng như là nêu được những mối liên hệ giữa các đối tượng nghiên cứu.
4.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn.
Thông quan việc sử dụng phiếu hỏi, kết hợp tra chứ tài liệu các nguồn thông tin khác
nhau cần chỉ rõ.
Thực trạng trào lưu đọc ngôn tình giới trẻ.
Những ảnh hưởng từ truyện ngôn tình đến nhận thức của giới trẻ về tình yêu.
+ Tác dộng tích cự.

7


7


[Type text]

8

+ Tác động tiêu cực.
5. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu.
5.1.
Câu hỏi nghiên cứu

Truyện ngôn tình ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của giới trẻ (sinh viên) về tình
yêu ?
Giả thuyết nghiên cứu
Truyện ngôn tình có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của giới trẻ về tình yêu . Truyện
ngôn tình có thể đưa giới trẻ đến hai thái cực: hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Trong đó ảnh
hưởng tiêu cực của truyện ngôn tình là nhiều, các chi tiết truyện quá ảo tưởng, siêu thực ,
khiến giới trẻ dễ có cái nhìn thiếu thực tế, thậm chí sai lệch về tình yêu.
6. Phạm vi, đối tượng và địa bàn nghiên cứu
6.1.
Phạm vi , địa bàn nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu ảnh hưởng của truyện ngôn tình đến nhận thức của
giới trẻ về tình yêu. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố: giới tính, đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi với các yếu tố trên. Đề tài tập trung tìm hiểu vấn đề này về khía
cạnh xã hội, mà không đi sâu về khía cạnh khoa học.
6.2.
Đối tượng nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của truyện ngôn tình đến nhận thức của giới trẻ vể tình yêu

7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Thu thập các nguôn tài liệu và thực tiễn có liên quan đến truyện ngôn tình và nhận thức
về tình yêu của giới trẻ hiện nay. Các tài liệu sau khi thu thập chúng tôi tiến hành phân tích,
nhận xét, tóm tắt và trích dẫn sẽ phục vụ trục tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên
cứu đề tài, làm tiền đề phát triển đề tài. Và đồng thời thu thập những thông tin có tính khách
quan, khoa học.
Sử dụng các nguồn tài liệu chính sau:
Theo phương thức phân phối: Ấn phẩm thương mại (sách, báo, tài liệu bán trên thị
trường,...); Ấn phẩm phi thương mại( khóa luận, luận văn luận án, báo cáo kĩ thuật,...)
Theo độ sâu chuyên môn: Tài liệu khoa học phổ thông, ý kiến chuyên môn của chuyên
gia,...
5.2.

7.2.
Phương pháp điều tra bảng hỏi.
7.2.1. Kế hoạch.

− Thiết kế và phát khoảng 65 bảng hỏi cho nhóm đối tượng: Sinh viên trường Đại học Giáo

dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội, nhằm tìm hiểu về :
− Đặc điểm cá nhân của họ như: giới tính, độ tuổi, …

8

8


[Type text]


9

− Mức độ đam mê của họ về truyện ngôn tình.
− Nhận thức của họ về tình yêu.
− Mức độ ảnh hưởng của truyện ngôn tình đến nhận thức về tình yêu qua sự đánh giá của

chính bản thân học sinh, sinh viên.
Sau khi thu thập lại phiếu hỏi, chúng tôi tiến hành phân loại phiếu, phân tích số liệu
nhằm đưa ra những kết luận có tính khoa học và thực tiễn.
7.2.2. Mô tả công cụ nghiên cứu.
Phát ra 70 bảng hỏi cho đối tượng sinh viên khoa toán, lý trường Đại học Giáo dục, thu
về 50 bảng hỏi đáp ứng yêu cầu.
Thực hiện phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS, thu được các kết quả thể hiện trên
bảng, biểu đồ.
7.3.
Phương pháp quan sát.
Quan sát mức độ ảnh hưởng, thái độ của các bạn sinh viên khi được phát phiếu hỏi và
lúc phỏng vấn về những vẫn đề liên quan đến truyện ngôn tình và tình yêu để có những đánh
giá trân thực, khách quan nhất.
Thực hiện ghi nhớ (bằng trí óc và trên giáy ) những biểu hiện hành vi, thái đô của các
bạn sinh viên qua ánh mắt, mức độ hào hứng,.. để đưa ra kết luận theo hai chiều hướng: tích
cực ( hưởng ứng yêu thích ngôn tình nhưng không để ảnh hưởng đến nhận thức về tình yêu
cử bản thân,..) và tiêu cực (đam mệ và có những biểu hiện thái quá, sa sút việc học tập, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống thường ngày,...). Công cụ hỗ trợ có thể: điện thoại, ghi âm, ...
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1.
Tổng quan tài liệu.
1.1.1. Tổng quan trên thế giới. (Trung Quốc)


Trung Quốc có số người sử dụng Internet khổng lồ khiến dòng văn học mạng dần nắm
vị trí thống lĩnh ở nước này. Văn học mạng Trung Quốc gắn liền với dòng tiểu thuyết ngôn
tình. Hiện nhu cầu dành cho tiểu thuyết ngôn tình ở Trung Quốc là rất lớn.
Theo thống kê tháng 1/2010, số lượng người đọc thường xuyên ra vào các trang web
văn học ở Trung Quốc đã lên tới gần 195 triệu, con số này tăng khoảng 20% qua từng năm.
Theo tính toán, gần một nửa số người sử dụng mạng Internet ở Trung Quốc thường xuyên ra
vào các trang văn học mạng.
Mạng Internet giúp các nhà văn trẻ dễ dàng đưa tác phẩm của mình đến với số đông
độc giả. Khi văn học mạng bắt đầu bùng nổ, những tiểu thuyết ăn khách nhất Trung Quốc đã
xuất hiện ở đây.

9

9


[Type text]

10

Ngày càng nhiều tiểu thuyết trên mạng của Trung Quốc ăn khách đến mức được
chuyển thể thành phim truyền hình, điện ảnh, được dựng thành game online… Các nhà văn
xuất bản sách theo lối “chính thống” giờ đây cũng phải tìm đến mạng Internet để quảng cáo
cho tác phẩm mới của mình.
Sức ảnh hưởng của dòng văn học mạng không ngừng gia tăng trong đời sống văn học ở
Trung Quốc, khi Internet và các thiết bị di động thông minh ngày càng phổ cập. Lượng tiền
luân chuyển trong ngành công nghiệp văn học mạng không hề nhỏ, ở thời điểm 2010, con số
này đã vào khoảng 5 tỉ tệ (17 nghìn tỉ VNĐ).
Văn học mạng Trung Quốc bắt đầu xuất hiện từ năm 1998, khi đó việc viết văn trên
mạng chỉ đơn giản là một thú vui của những người thích viết. Thời kỳ này, viết chỉ để cho

vui và hoàn toàn miễn phí, dần dần, từ đây đã hình thành nên hẳn một dòng văn học mạng
và bắt đầu xuất hiện những tác giả, tác phẩm ăn khách.
Những trang văn học mạng kiếm tiền bằng cách tính phí đối với người đọc, mỗi
100.000 chữ, độc giả trả từ 2-3 tệ (7.000-10.000 VNĐ), hoặc độc giả cũng có thể trả chọn
gói theo tháng.
Ngoài ra, tiền tác quyền mà những nhà thiết kế game online, các nhà làm phim truyền
hình, điện ảnh… phải trả cho các trang web văn học này cũng không hề nhỏ mỗi khi muốn
sử dụng lại những tác phẩm được đăng tải trên đó.
Bất kỳ ai cũng có thể đăng ký làm người sáng tác trên các trang web văn học để giới
thiệu những tác phẩm của mình. Theo tính toán của trang văn học Shanda - một trang văn
học mạng lớn nhất Trung Quốc - mỗi quý, có khoảng 1,5 triệu người đăng ký làm tác giả
trên trang của họ và viết ra hơn 4 triệu kỳ truyện.
Những tác phẩm ăn khách sẽ được trang quảng cáo rầm rộ hơn hẳn. Mỗi ngày có
khoảng 10 triệu lượt tài khoản thường xuyên ra vào đọc tiểu thuyết, đó là chưa kể hàng triệu
lượt khách vãng lai khác. Vì giá tiền chi trả cho việc đọc tiểu thuyết trên mạng rất rẻ nên
giới trẻ Trung Quốc ngày càng ưa chuộng văn học mạng.[2]1
Ảnh hưởng khó lường của tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc
Việc phát triển dòng văn học mạng cũng đồng thời gây ảnh hưởng tới tương quan giữa
các thể loại văn học ở Trung Quốc. Trong hơn một thập kỷ qua, văn học mạng Trung Quốc
1 />
10

10


[Type text]

11

đã đi từ thể loại văn học “thực tế” sang thể loại ngôn tình, đậm chất lãng mạn, mang nhiều

yếu tố giả tưởng, siêu thực, để đáp ứng thị hiếu của số đông độc giả trẻ Trung Quốc.
Dù tiểu thuyết ngôn tình trên các trang web văn học của Trung Quốc không được tin là
sẽ tồn tại lâu dài, vĩnh viễn, nhưng hiện tại, trước sự thống trị của nó trong đời sống văn hóa
đọc của giới trẻ Trung Quốc, nhiều nhà văn hóa, nhà giáo dục của nước này đã thể hiện
những lo ngại.
“Ngôn” là ngôn ngữ, “tình” là tình yêu. “Ngôn tình”, rất dễ hiểu, là thể loại văn
chương dùng ngôn ngữ chỉ để nói về tình yêu. Có hàng chục thể loại ngôn tình, ví dụ: xuyên
không (nhân vật vượt giới hạn thời gian - không gian), cung đấu (đấu đá, tranh đoạt trong
cung đình), huyền huyễn (truyện có yếu tố phép thuật, kỳ ảo), võng du (truyện miêu tả song
song cuộc sống ảo trên mạng và ngoài đời thực của nhân vật), đam mỹ (truyện về tình yêu
đồng tính nam)…
Ở Trung Quốc, tiểu thuyết ngôn tình đặc biệt thu hút giới trẻ. Những truyện ăn khách
nhất được chuyển thể thành phim. Ngay từ công tác tuyển chọn diễn viên cho phim chuyển
thể từ tiểu thuyết ngôn tình đã đặc biệt khiến khán giả quan tâm, bình luận. Điều này cho
thấy đất sống của tiểu thuyết ngôn tình trong giới trẻ Trung Quốc mạnh như thế nào.
Các nhà giáo dục nước này cho rằng các nhân vật trong tiểu thuyết ngôn tình Trung
Quốc hiện nay quá… “sến sẩm”, siêu thực khiến độc giả trẻ dễ có cách nhìn thiếu thực tế,
thậm chí sai lệch về tình yêu và cuộc sống.
Bên cạnh đó, các nhà văn trên mạng giờ thường đưa yếu tố tình dục vào tác phẩm như
một gia vị không thể thiếu với mong muốn gia tăng số lượng người vào đọc tác phẩm của
mình.
Nhiều khi “tác phẩm văn học” trở nên không lành mạnh, không khác gì truyện khiêu
dâm. Đây chính là mầm mống của những hành động băng hoại đạo đức, làm mất đi những ý
niệm đẹp về tình yêu, hôn nhân và gia đình.
Các nhân vật trong tiểu thuyết ngôn tình cũng thường được tạo dựng quá hoàn hảo,
được đặt trong những bối cảnh lãng mạn, hoàn toàn mang tính chất tưởng tượng, không thể
nào có trong thực tế, khiến người đọc như lạc vào một thế giới cổ tích lãng mạn, đánh trúng
tâm lý thích mộng mơ, khiến nhiều người đọc rồi là “nghiện”, không thể nào ngừng đọc
ngôn tình.


11

11


[Type text]

12

Tiểu thuyết ngôn tình có thể đưa độc giả đến với hai thái cực, hoặc nhìn đời một màu
hồng, hoặc nhìn đời một màu xám.
Ở đó, có những chuyện tình đẹp lung linh, những nhân vật đẹp hoàn hảo, dễ khiến
người trẻ vì quá “thần tượng” nhân vật và thế giới trong truyện mà buông mình trong thế
giới ảo. Khi rời trang sách để trở lại với thế giới thực, người đọc lại dễ cảm thấy chán nản, tự
ti khi cuộc sống xung quanh mình và cả bản thân mình không đẹp như tiểu thuyết.
Có thể nói tiểu thuyết ngôn tình không dành cho những ai dễ có cảm giác buồn chán,
tính cách có phần bi lụy, vì nếu không có đủ sự tỉnh táo và một bản lĩnh vững vàng, bạn đọc
sẽ dễ trở nên u mê, không còn phân biệt được đâu là tiểu thuyết, đâu là đời thực, dẫn đến để
công việc - học tập, cuộc sống, các mối quan hệ… bị ảnh hưởng bởi những ảo tưởng sinh ra
từ việc đọc tiểu thuyết ngôn tình.
Tiểu thuyết ngôn tình trên mạng Trung Quốc hiện nay cũng không được kiểm duyệt
chặt chẽ, vì vậy, có không ít truyện tạp nham nhưng lại được độc giả trẻ đón đọc nồng nhiệt,
lan truyền rộng rãi.
Tại Việt Nam, đã có không ít nhà giáo dục lên tiếng cảnh tỉnh về thể loại sách “độc
dược” này đối với giới trẻ.[2]2
1.1.2. Tổng quan ở Việt Nam.

Nhà văn Trang Hạ là người đầu tiên đưa dòng ngôn tình vào Việt Nam với việc dich
tác phẩm “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” của nhà văn Tào Đình ( Bảo Thê - nhà văn Trung
Quốc). Sau này, trong cuộc phỏng vấn nhà văn trang hạ cho biết, nhà văn cũng không ngờ

đến sự phát triển nhanh chóng của thị trường dịch sách ngôn tình ở Việt Nam.
Từ năm 2006, truyện ngôn tình chủ yếu từ Trung Quốc đã đổ bộ mạnh mẽ làm nên cơn
sốt trong giới trẻ nước ta , đặc biệt là trẻ vị thành niên. Nhiều năm trở lại đây truyện ngôn
tình Trung Quốc du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng làm mưa làm gió trên thị trường
sách Việt Nam và đặc biệt nó đã trở thành những quyển truyện” gối đầu giường “hay món ăn
tinh thần không thể thiếu của hàng vạn độc giả .Sức hấp dẫn của nó đã tạo nên trào lưu đọc
truyện ngôn tình, gây nhiều tranh cãi trong văn học Việt Nam hiện đại.
Năm 2015, ngôn tình đã nở rộ thành một trào lưu mà không ai không biết đến tên .
Những xu hướng, hiện tượng xuất phát từ truyện ngôn tình càn quét khắp các mạng xã hội,
trong cuộc sống của mỗi học sinh, sinh viên.Nổi bật là các hiện tượng “Soái ca”, “Phim
chuyển thể”. Thời gian đầu truyện ngôn tình chỉ được lan truyền trên các trang mạng sau đó
2 />
12

12


[Type text]

13

nó đã được các nhà sản xuất in thành sách. Hiện nay, nó có mặt ở hầu hết các hiệu sách và
được đặt ở những vị trí đẹp dễ thấy. Sức hấp dẫn của nó đã tạo nên trào lưu đọc truyện ngôn
tình, gây nhiều tranh cãi trong văn học Việt Nam hiện đại. Truyện ngôn tình Trung Quốc
thường đứng đầu các bảng xếp hạng sách bán chạy của nhiều nhà sách trong nước.Nhiều
trang web diễn đàn như: ngontinh.com, loidich.com, vficland.com, ... chuyên đăng tải truyện
ngôn tình Trung Quốc đã có số lượt đọc và dowload rất cao ,thậm chí một số trang web còn
giới thiêu tác phẩm của các tác giả tuổi teen Việt Nam tự sáng tác theo phong cách ngôn tình
Trung Quốc .Cũng theo thống kê của Tân Hoa Xã ,trong vài năm trở lại đây (2009-2013) đã
có 841 đầu sách tiếng Trung chuyển ngữ và xuất bản tại Việt Nam ,trong đó có tới 617 đầu

sách là tác phẩm mạng mà phần lớn là truyện ngôn tình chuyển ngữ sang Việt Nam.
Lí giải: “Vì sao lại xuất hiện trà lưu đọc truyện ngôn tình ở giới trẻ?” trang
suthatvui.com có viết: “Đa số những cuốn tiểu thuyết ngôn tình là những câu chuyện tình
yêu lãng mạn của những người trẻ tuổi, nhưng chúng lại không phải những câu chuyện tình
yêu toàn màu hồng như trong truyện tranh mà đó thường là những câu chuyện tình yêu đầy
sóng gió trắc trở. Điểm chung của hầu hết những câu chuyện đó chình là tất cả đều có một
cái kết có hậu. Điều này rất phù hợp với tâm lý và quan niệm về tình yêu của giới trẻ. Tuổi
trẻ là độ tuổi đẹp nhất của tình yêu, hầu hết các bạn trẻ đều mong muốn có một tình yêu “
khắc cốt ghi tâm”,một tình yêu đủ sức để có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
Chính vì vậy, đề tài về tình yêu, nhất là tình yêu lãng mạn chính là đề tài được giới trẻ yêu
thích và quan tâm” Hơn nữa, hình tượng những nhân vật chính trong truyện cũng xây dựng
một cách hoàn mỹ. “ Hầu hết những nhân vật trong truyện ngôn tình đều là những anh chàng
tài giỏi, đẹp trai, giàu có; là những cô gái xinh xắn, dễ nhìn, có cá tính. Và điều kiện tiên
quyết chính là họ đều là những người hết sức si tình... Đó là những mẫu người yêu lý tưởng
mà bất cứ một cô giá hay chàng trai nào đều mong ước ”. Trên trang suthatvui.com cũng
viết.[28]3
Truyện ngôn tình với những biến thể như đam mỹ có nội dung không lành mạnh xuất
hiện tràn lan ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ vì hầu hết chúng đang trong quá trình phát triển
nhân cách, đang học hỏi và tìm tòi, chúng rất dễ tò mò những thứ không biết. Những từ ngữ
không lành mạnh được sử dụng trong truyện ngôn tình hiện nay sẽ ảnh hường không tốt đến
tâm lí chưa được hình thành cụ thể của các bạn trẻ. Với nhận thức chưa đầy đủ, tâm lí chưa
vững vàng những cuốn tiểu thuyết ngôn tình sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy, quan niệm
sống của giới trẻ. Và khi không có sự pḥng bị, giới trẻ có thể nghiện những lại sách ngôn ttnh
độc hai dẫn đến suy nghĩ phiến diện nguy hiểm về tình dục và tình yêu.
Rất nhiều nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn hoá, nhà văn , nhà báo … đưa ra
những nhận xét , đánh giá trái chiều về vai trò và tác động của tiểu thuyết ngôn tình tại Việt
Nam. Tuy nhiên đó đều là những nhận xét chung chung ,thiếu tính cụ thể. Phần lớn các
3 />
13


13


[Type text]

14

nhận định đó đều thể hiện trên các bài viết trên internet hoặc các trang mạng xã hội. Và hầu
như là họ đều có cái nhìn tiêu cực về truyện ngôn tình.
Khóa luận tốt nghiệp “ Ảnh hưởng của truyện ngôn tình trong đời sống sinh viên nữ
Đại học văn hóa Hà Nội.” do sinh viên Dương Thị Hằng thực hiện cũng đã chỉ ra những ảnh
hưởng tích cực, tiêu cực và cả những biện pháp khắc phục, nhưng khóa luận đi khái quát mà
không đi sâu phân tích ảnh hưởng chảu truyện ngôn tình đến nhận thức về tình yêu của giới
trẻ.[24]
Trên trang website của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chuyên mục “Lăng kính văn
hóa” đăng ngày 05-06-2014 cũng đã đưa ra lời cảnh báo “Cần cẩn trọng với ngôn tình”. Bài
viết đã lý giải nguyên nhân vì sao ngôn tình hấp dẫn người đọc và đưa ra lời cảnh báo, kêu
gọi sự quan tâm và có những định hướng trong công tác quản lý dòng văn học không chính
thống này.
Trên trang Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, bản tin số 260, chuyên mục “Dọc đường
văn học” có bài viết “Văn học trẻ & nguy cơ ngôn tình hóa” đã đưa ra những ảnh hưởng của
tiểu thuyết ngôn tình không chỉ tới nguời đọc mà còn ảnh hưởng tới những tác giả văn học
trẻ Việt Nam.
Trên website của Đại học quốc gia Hà Nội, ở chuyên mục “Văn hóa/văn học” đăng
ngày 16-03-2015 đã đưa ra bài viết“Số phận ngắn ngủi của tiểu thuyết ngôn tình” Bài viết
nói về “dấu hiệu lũng đoạn văn hóa đọc” của người Việt trẻ và hy vọng số phận của tiểu
thuyết ngôn tình cũng đi theo quy luật: văn chương xa rời cuộc sống có tuổi thọ ngắn ngủi.
Bên cạnh đó hàng loạt các báo như Thanh niên, Công an nhân dân, Thể thao văn
hóa… cũng có các bài viết đánh giá và cảnh báo về ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình.
Tuy nhiên các bài viết trên báo đều chưa nêu được lý do và giải pháp để giới trẻ hiểu được

những mặt tích cực, tiêu cực những gì nên đọc và không nên đọc qua đó định hướng để giới
trẻ có cái nhìn đúng hơn về tình yêu tránh những mong muốn viển vông xa rời thực tế.
Gần đây có nhiều bài viết lên án ngôn tình, chủ yếu là bài của các nhà báo và ý kiến
của độc giả. Còn rất hiếm tiếng nói của những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy
văn học. Giới học thuật không nói đến ngôn tình chắc vì nhiều người trong số họ cho là rẻ
tiền, không đáng đọc. Có lẽ nên có nhiều bài báo, bài nghiên cứu mang tính khoa học, thấu
đáo để cho công chúng hiểu đâu là mặt tiêu cực, đâu là mặt tích cực của ngôn tình. Chính
điều này sẽ tạo ra tầm đón đợi cho công chúng, nhất là những công chúng trẻ tuổi, và tạo ra
bộ lọc tốt cho sách ngôn tình. Thay vì lên án, chúng ta hãy cùng điều chỉnh thị hiếu cho độc
giả qua những phương tiện thông tin đại chúng. Ở đó cái được và chưa được của ngôn tình
đều được nêu lên sòng phẳng, khách quan.[1]4
Do vậy, bài nghiên cứu của nhóm tập trung vào đối tượng là giới trẻ mà đặc biệt là sinh
viên. Qua bài nghiên cứu này, nhóm mong muốn rằng sẽ làm rõ được những mặt tích cực và
4 />
14

14


[Type text]

15

tiêu cực của truyện ngôn tình đến nhận thức về tình yêu của giới trẻ , qua đó đưa ra được
những giải pháp để giới trẻ có cái nhìn đúng hơn về tình yêu, không bị ảnh hưởng quá nhiều
từ truyện ngôn tình.
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu.
1.1.3.1.
Trong nước.
Chưa có nhiều nghiên cứu về truyện ngôn tình hay ảnh hưởng của truyện ngôn tình đến

nhận thức của giới trẻ. Vì truyện ngôn tình mới thực sự trở thành trào lưu trong “lớp” học
sinh, sinh viên vài năm trở lại đây và đến hiện lại thì những hệ lụy hay những tác động của
truyện ngôn tình mới thức sự trở lên đáng lo ngại. Tuy nhiên lại có nhiều bài báo nói, báo
viết về truyện ngôn tình và thường là phê phán văn hóa đọc giới trẻ, phân tích những yếu tố
thu hút giới trẻ, và những tác động tiêu cực mà truyện ngôn tình gây ra cho giới trẻ.
Một số đề tài nghiên cứu về truyện ngôn tình ở nước ta:
Khóa luận cử nhân văn học với đề tài: “ Ảnh hưởng của truyện ngôn tình trong đời
sống sinh viên nữ trường đại học văn hóa Hà Nội.” của sinh viên Dương Thị Hằng, năm
2015. Khóa luận đã nghiên cứu chỉ ra múc độ phổ biến của truyện ngôn tình tại trường Đại
học Văn hóa Hà Nội. đống thời cũng đề cập phân tích những ảnh hưởng của truyện đến đời
sống,..của các bạn sinh viên nữ. Bái khóa luận mới chi ra một cách khái quát của ảnh hưởng
truyện ngôn tình đến nhận thức, đời sống, học tập chưa nghiên cứu sâu trong tâm lý nhận
thức tình yêu của sinh viên nữ5.[24]
Đề tài: “Học sinh trung học với truyện ngôn tình Trung Quốc - thực trạng và một số
giải pháp” của hai học sinh lớp 11 chuyên Anh Trường THPT chuyện Trần Phú: Nguyễn Thị
Minh Hòa và Lê Yến Linh, năm 2015. Hai tác giả đã giành rất nhiều cố gắng để hoàn thành
nghiên cứu của mình và hai bạn đã giành được giải Nhì trong lĩnh vực “khoa học xã hội và
hành vi” bỏ ra công sức nên đề tài đã khai thác tối đa các vấn đề nghiên cứu. Đề tài đã chỉ ra
những ảnh hưởng tiêu cực của truyện ngôn tình đến đối tượng là các bạn học sinh THCS
đồng thồi cũng đề xuất những giải pháp với một loạt chương trinh, hoạt động thực tiễn nhằm
thu hút các bạn học sinh tham gia như tọa đàm tâm lý: “Học sinh trung học với ngôn tình
Trung Quốc”[25]6
Đề tài: “Tiểu thuyêt ngôn tình và ảnh hưởng của nó đến nhận thức của giới trẻ Việt
Nam” của nhóm sinh viên Lê Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thùy Loan, Mã Trúc Quỳnh, Nguyễn
Thị Phương Trâm ( lớp 2DCN) Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, năm 2014. Đề tài
đã giành giải ba trong hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học 2014. 7[26]
Đề tài: “Ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình trung quốc đến văn hóa giao tiếp của giới
trẻ Việt Nam” của sinh viên Dương Thu Hiền khoa Việt Nam học- Đại học sư phạm Hà Nội,
năm 2015.Bài nghiên cứu của sinh viên đã chỉ ra một tác động tiêu cực khác của truyện
ngôn tình, đó là văn hóa giao tiếp của sinh viên.[27]8

5 />%C3%B3m%20t%E1%BA%AFt.pdf
6 />7 />option=com_content&view=category&layout=blog&id=1864&Itemid=3560&lang=vi&site=78
8 />
15

15


[Type text]

16

Đề tài:Tiếp nhận tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc trong giới trẻ Việt Nam năm năm
trở lại đây(2011-2015)- sinh viên Nguyễn Thị Bích (K58 Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt)
giành giải nhất tại hội nghị NCKH sinh viên lần thứ XII[27].9
1.1.3.2.

Quốc Tế.
Chúng tôi không tìm được tài liệu liên quan.

1.2.
Khái quát về truyện ngôn tình.
1.2.1. Các định nghĩa.

Tiểu thuyết ngôn tình là thể loại truyện, tiểu thuyết viết về câu chuyện tình yêu, những
câu chuyện xoay quanh cuộc sống vợ chồng, những mối tình rắc rối, hoặc là cuộc tình bị ép
duyên, mối quan hệ đồng tính nam nữ… bay bổng và có phần nào đó xa rời thực tế. Ngôn
tình hiện đại được khá nhiều người quan tâm không như tiểu thuyết ngôn tình cổ điển vì mọi
người cho rằng truyện không có kết cấu rõ ràng không có sức thu hút người đọc[14].
Người hâm mộ hay người ái mộ hay còn gọi với cái tên ngắn gọn là fan, fan hâm

mộ, các fan, fan cuồng là tên gọi chỉ chung cho một nhóm đông người cùng chung một ý
thích và biểu hiện sự nhiệt tình, ủng hộ, yêu quý và dành những tình cảm nồng nhiệt cho một
cái gì đó, thông thường là dành tình cảm và cuồng nhiệt cho những vận động viên thể thao,
đặc biệt là môn bóng đá và những cầu thủ bóng đá hay cuồng nhiệt vì giới giải trí, giới ca
sĩ, diễn viên,nghệ sĩ, ban nhạc, nhóm nhạc những đối tượng này gọi chung là thần tượng.
Người hâm mộ có nhiều lứa tuổi và biểu hiện cũng khác nhau, ví dụ như những fan cuồng
tuổi teen, những người hâm mộ có tuổi. Những biểu hiện về sự hâm một dành cho một đối
tượng là rất phong phú như gọi tên, xin chữ ký, in ảnh[9].10
Nhận thức là hành động (quá trình) con người tìm hiểu thế giới tự nhiên. Trong quá
trình này, con người lý giải vạn vật theo từng giai đoạn nhận thức của mình; Từ đó, tìm ra
quy luật vận động và phát triển, thay đổi và tiến hóa, bản chất và hình thức, hình thành và
tiêu vong của thế giới vật chất và tinh thần[9].
Tình yêu là một loại cảm xúc, nhưng không chỉ đơn thuần là cảm tính. 2 lựa chọn
cơ bản nhất khi bạn gặp một vấn đề là: tiếp cận hay tránh xa. Bạn có thể làm quen với người
khác, hoặc xa cách họ. Bạn có thể say mê vào công việc, hoặc trì hoãn. Bạn có thể tiếp cận
con người, địa điểm, sự vật, vấn đề theo một trong hai hướng: kết nối lại gần nhau hoặc
tránh xa giữ khoảng cách.Và quyết định kết nối chính là bản chất của tình yêu[9].
9 />10 />
16

16


[Type text]

17

1.2.2. Phân loại truyện ngôn tình.

Đến nay, ngôn tình Trung Quốc phát triển mạnh và chia thành hàng loạt thể loại[16]:



Bách hợp: là một thuật ngữ trong giới văn học về các tác phẩm thuộc thể loại truyện
tranh, hoạt hình mà trong đó có mối quan hệ hoặc liên quan tới đồng tính nữ. Bách hợp có
thể thể hiện trong các mối quan hệ trên mức bình thường giữa các nhân vật nữ.



Đam mỹ: là thể loại tiểu thuyết của Trung Quốc lấy chủ đề chính là mối quan hệ đồng
tính luyến ái nam. Thể loại này hướng tới độc giả nữ. Đam là đam mê, mỹ là đẹp. Đam
mỹ nghĩa là Đam mê cái đẹp.



Điền văn: Hay còn gọi là văn cày ruộng, những câu chuyện thuộc dạng 1+1=2, không
có cao trào, nút thắt, chỉ xoay quanh cuộc sống hằng ngày của nhân vật, bình thản, chầm
chậm.



Hắc đạo/ Hắc bang: là thể loại truyện nói về thế giới xã hội đen. Trong truyện có
nhiều tình tiết bắn giết, đâm chém…



Huyền huyễn: Truyện có yếu tố phép thuật, kỳ ảo… được đặt trong bối cảnh siêu
tưởng (tiên giới, ma giới…)





Ngược: Nhân vật bị hành hạ về thể xác (Ngược thân) hoặc tinh thần (Ngược tâm)
Phản xuyên không: là thể loại tương tự như xuyên không, nhưng là từ cổ đại hay từ
thời xa xưa nào đó xuyên đến hiện đại. Nhân vật đến từ một thời gian/ không gian khác.



Quân nhân văn: Truyện có đề tài liên quan đến quân nhân



Sư đồ luyến/ sư sinh luyến: Tình sư phụ đồ đệ/ học sinh thầy giáo



Sắc : Hay nôm na chúng ta vẫn gọi là thịt ấy, những truyện có những cảnh rating 18+,
20+, 25+,… nói chung là không phù hợp với thiếu niên nhi đồng và phụ nữ có thai.



Trọng sinh: là thể loại mà nhân vật chính vì một lý do nào đó chết đi rồi đầu thai vào
kiếp khác nhưng vẫn giữ lại được kí ức của mình ở kiếp trước.



Trường thiên: là một tiểu thuyết dài nhiều lần hơn mức trung bình, chia thành nhiều
tập, đưa ra một tuyến nhiều nhân vật, sống trong một giai đoạn lịch sử dài, và những hoàn
cảnh khác nhau.

17


17


[Type text]



18

Trung thiên: Tiểu thuyết ngắn



Xuyên không: là thể loại linh hồn xuyên qua, tức là người hiện đại chết đi hoặc tai
nạn hay bị gì đó dẫn đến linh hồn ( hoặc cũng có thể là cả hồn lẫn xác ) xuyên đến một thân
thể khác ở thời xưa, dị giới ( thú nhân, tương lai, … ), nhân vật vượt qua thời gian/ không
gian đến một thời gian/ không gian khác.



Võng du: là thể loại truyện thuộc dạng khoa học viễn tượng , lấy bối cảnh thường là
các game online trên mạng với công nghệ cao , hình ảnh chất lượng cao , kỹ xảo đồ sộ , mức
chân thật cao , kỳ ảo , giàu chí tưởng tượng.

1.2.3. Sự phát triển của truyện ngôn tình ở Việt Nam

Theo TS Trần Lê Hoa Tranh, lúc đầu, Trung Quốc có dòng tiểu thuyết tài tử giai nhân.
Đến đầu thế kỷ XX, xuất hiện tiểu thuyết uyên ương hồ điệp. Bấy giờ, tiểu thuyết này tràn
sang Việt Nam cũng mạnh mẽ, ồ ạt như ngôn tình bây giờ. Người Việt đua nhau đọc "Đa

tình hận", "Tuyết hồng lệ sử" của Từ Chẩm Á, thậm chí có người tự tử vì đọc những tiểu
thuyết này. Thập niên 60, 70, tiểu thuyết tâm lý xã hội của Trương Ái Linh, Quỳnh Dao…
nở rộ, lấy biết bao nhiêu nước mắt của bạn đọc[17].
Đầu thế kỷ XXI là thời đại của ngôn tình với sự xuất hiện của nhà văn Trương Duyệt
Nhiên rồi sau đó mới đến Tân Di Ổ, Cố Mạn, Tào Đình và các tác giả trẻ sau này. Thật ra nó
là một kiểu kế thừa, nâng cấp của các dòng tiểu thuyết vừa nêu.
Tên gọi khác nhau nhưng nó đều xuất phát từ một nguồn gốc, đều là tiểu thuyết tình
cảm. Mỗi thời đại nó sẽ có những câu chuyện, sắc thái khác nhau nhưng tựu trung, nó phản
ánh chuyện tình yêu trắc trở.
Mô-típ thường thấy của ngôn tình Trung Quốc thế này: Đôi trai gái yêu nhau, một
người giàu sang, một người nghèo hèn. Tình yêu của họ liên tục gặp sóng gió, họ vượt qua
sóng gió để đến với nhau. Kết thúc thường có hậu!
Cách đây vài năm, ngôn tình Trung Quốc được dự đoán sẽ bão hòa và có xu hướng tụt
lùi, vì cơ bản không có gì mới ngoài những câu chuyện đẫm nước mắt và một đời sống
nhung lụa phi thực tế. Nhưng hiện tại cho thấy, nó không bão hòa mà đang gây bão.

18

18


[Type text]

19

Lần giao lưu của tác giả Diệp Lạc Vô Tâm (tác giả của "Chờ em lớn nhé được không",
"Động phòng hoa chúc cách vách", "Nụ hôn của sói"...) tại Hà Nội và TP HCM đầu tháng 4
lên cơn sốt trong cộng đồng giới trẻ, nhất là hàng loạt trang hâm mộ trên mạng xã hội
Facebook. Khán phòng đông nghẹt độc giả là học sinh, sinh viên. Các em chen chúc mong
được trò chuyện, xin chữ ký và chụp ảnh chung với thần tượng.

Trên các người hâm mộfage, các thành viên không ngừng cập nhật nội dung các tiểu
thuyết mới nhất cũng như hoạt động của thần tượng. Từng trang của tác phẩm nhanh chóng
được những bạn sành tiếng Hoa dịch ra gần như cùng lúc với bản tiếng Hoa mới "ra lò" để
nhanh chóng phục vụ các thành viên. Dịch chưa kịp, các thành viên đã kéo nhau lên trang
hối thúc. Có độc giả không chờ nổi, mày mò dịch bằng… google đọc cho đã thèm. Vào các
nhà sách, quầy bày bán sách ngôn tình bao giờ cũng đông đảo số lượng, được bố trí bắt mắt
và dễ quan sát.
So với ngôn tình Trung Quốc, ngôn tình phương Tây ở nước ta hiện nay có rất ít các
tác giả và tác phẩm ăn khách. Thêm nữa, tiền bản quyền của các đầu sách phương Tây lúc
nào cũng đắt đỏ hơn. Trong khi chỉ cần chút chi phí rẻ mạt là đơn vị làm sách đã có trong tay
cuốn ngôn tình Trung Quốc ăn khách, nội dung, văn phong lại gần gũi với văn hóa người
Việt.
Số lượng tác giả và tác phẩm ngôn tình Trung Quốc rất nhiều, đa dạng hình thức, thể
loại. Nhưng yếu tố thu hút nhất của ngôn tình vẫn là nội dung biến hóa khó lường. Tranh cãi
về ngôn tình cũng chủ yếu xoay quanh yếu tố này.
1.2.4. Các đặc trưng của truyện ngôn tình tạo sức hút với giới trẻ

Ngôn tình được hiểu nôm na là chuyện tình yêu- Theo TS Trần Lê Hoa Tranh, Phó
trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP
HCM: “Nếu cắt nghĩa như vậy thì các tác phẩm "Kiếp sau", "Em ở đâu", "Nếu em không
phải một giấc mơ"… của nhà văn người Pháp Marc Levy hay "50 sắc thái" của nhà văn
người Anh E.L.James cũng là dạng tiểu thuyết ngôn tình. Tuy nhiên, dòng tiểu thuyết ngôn
tình của Trung Quốc có nguồn gốc và những nét đặc trưng cơ bản. Khác với các thể loại văn
học khác thì ngôn tình có các đặc điểm sau để người đọc có thể phân biệt nó với các thể loại
văn học khác.”[17]
Thứ 1: Tiểu thuyết ngôn tình rất dễ đọc, văn phong nhẹ nhàng, dễ theo dõi.

19

19



[Type text]

20

Tiểu thuyết ngôn tình cũng là một thể loại văn học. Thông thường khi đọc một tác
phẩm văn học chính thống thường ngữ nghĩa rất đa dạng. Bạn đọc có thể hiểu theo nhiều
nghĩa vì tác giả sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ,…Nếu người đọc không có
sự am hiểu hay tinh tế thì không nhận ra được hàm ý mà tác giả muốn nói đến. Dễ dàng
nhận ra rằng đằng sau mỗi tác phẩm văn học nhà văn đều gửi gắm vào các tác phẩm của
mình những phương châm sống, thông điệp ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải. Ngược lại
tiểu thuyết ngôn tình từ như thế nào thì nghĩa như thế ấy, người đọc không phải suy luận
xem ngoài nghĩa đó thì còn ý nghĩa nào khác không. Chính vì từ ngữ đơn giản, dễ hiểu như
vậy nên ngôn tình được nhiều bạn trẻ theo dõi.
Thứ 2: Tiểu thuyết ngôn tình là những câu chuyện tình yêu lãng mạn.
Đa số những cuốn tiểu thuyết ngôn tình là những câu chuyện về tình yêu lãng mạn của
những người trẻ tuổi, nhưng chúng lại không phải là những câu chuyện tình yêu toàn màu
hồng giống như trong truyện tranh mà đó thường là những câu chuyện tình yêu đầy sóng gió
trắc trở nhưng điểm chung của hầu hết những câu chuyện đó chính là tất cả đều có một kết
thúc có hậu. Điều này rất phù hợp với tâm lý và quan niệm về tình yêu của giới trẻ. Tuổi trẻ
là độ tuổi đẹp nhất của tình yêu, hầu hết các bạn trẻ đều mong muốn có một tình yêu “khắc
cốt ghi tâm”, một tình yêu đủ sức để có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Chính
vì vậy đề tài về tình yêu, nhất là tình yêu lãng mạn chính là đề tài được giới trẻ yêu thích và
giành sự quan tâm khá lớn.
Thứ 3: Hình tượng nhân vật trong ngôn tình hầu hết đều là những hình mẫu nhân
vật lý tưởng mà tuổi trẻ là tuổi của mộng mơ.
Nguyên nhân chủ yếu khiến giới trẻ “mặn mà” với tiểu thuyết ngôn tình chính là nhờ
những hình mẫu nhân vật lý tưởng trong đó. Hầu hết những nhân vật trong ngôn tình đều là
những anh chàng tài giỏi, đẹp trai, giàu có ( Soái ca); là những cô gái xinh xắn dễ nhìn, có cá

tính. Và điều kiện tiên quyết chính là họ đều là những người hết sức si tình. Hình tượng nam
chính luôn là những người có khả năng “hô mưa gọi gió” trên chiến trường, trên chính
trường, hoặc trên thương trường, nhưng ở trước mắt người mình yêu thì họ lại trở thành
những con người bình thường nhất, cũng có những cảm xúc ghen tuông, cố chấp, cũng có
một mặt tính cách trẻ con, bá đạo. Đó là những mẫu người yêu lý tưởng mà bất cứ một cô
gái hay chàng trai nào đều mong ước. Nhưng trên thực tế thì những người như vậy rất hiếm
gặp trong đời sống thực, vì vậy họ tìm đến với ngôn tình để được hòa mình và hóa thân vào
những nhân vật, để cảm nhận được thứ tình yêu đẹp đẽ đó.
Thứ 4: Những triết lý về tình yêu ,về cuộc sống trong ngôn tình dễ dàng tiếp cận.

20

20


[Type text]

21

Nếu nói rằng tiểu thuyết ngôn tình hoàn toàn chỉ có ảnh hưởng xấu đến giới trẻ thì đó
là sai lầm. Bởi những câu chuyện tình yêu trong tiểu thuyết ngôn tình không phải tất cả đều
là những câu chuyện nông cạn viết về tình yêu hoa mĩ, mà hầu hết trong mỗi câu chuyện đều
có những bài học, những châm ngôn về tình yêu về cuộc sống rất hữu ích. Nhiều bạn trẻ
thích đọc truyện ngôn tình đã chia sẻ rằng họ tìm đến ngôn tình không phải chỉ để đọc mà
còn để nhìn - nhìn cuộc sống. Giới trẻ họ có cách nhìn riêng về cuộc sống, cuộc sống với họ
cũng là một câu chuyện tình yêu, có khó khăn, có những thủ đoạn, có người xấu, có người
tốt, có sự chân thành, có sự lừa lọc… nhưng cũng như tình yêu cái mà tất cả mọi người luôn
cần phải giữ lấy chính là ý chí, là chân tình, là sự cảm thông. Trong tình yêu và trong cuộc
sống đều cần phải nỗ lực và cố gắng mới có được một kết cục tốt đẹp viên mãn. Những kinh
nghiệm và triết lý sống đúc kết từ những câu chuyện tình yêu đó giúp giới trẻ dễ tiếp nhận

hơn là những triết lý khô khan. Họ đọc truyện để rồi rút ra được cách sống, cách cư xử. Rất
nhiều câu nói trong tiểu thuyết ngôn tình mang đậm tính triết lý đã được nhiều bạn trẻ coi là
châm ngôn của cuộc sống như ” nhất thời để lỡ, là sẽ lỡ cả đời, đời người có rất nhiều
chuyện không có cơ hội quay đầu làm lại” (Đại Mạc Dao- Đồng Hoa), hay như ” Mệnh do
mình tạo nên, tướng do tâm sinh ra, thế gian vạn vật đều thay đổi, tâm bất động, vạn vật
cũng bất động, tâm bất biến, vạn vật cũng bất biến” ( Hương mật tựa khói sương- Điện
Tuyến)…
Thứ 5: Bị mê mẩn bởi các câu nói hay trong tiểu thuyết ngôn tình
Tình yêu không thể diễn tả bằng lời, cũng không thể đo đếm được, những gì mắt thấy
không nhất định là sự thực, chỉ khi cảm nhận bằng cả trái tim thì đó mới là tình yêu chân
thực nhất.
Rời khỏi tôi, em sẽ hối hận. Một ngày nào đó em sẽ phát hiện em không thể rời khỏi tôi
giống như tôi không thể rời khỏi em vậy.
Lúc còn trẻ không biết, cứ nghĩ rằng chỉ một chút thương tổn thôi là bản thân cũng sẽ
không chịu đựng nổi. Sau khi đã trải qua mưa gió nhấp nhô trong cuộc sống, mới biết qua
những ngày tháng dài đằng đẵng của một kiếp người thì không có gì là không tha thứ, không
có gì là không thể buông tay.
Nếu như cuộc sống của em rối loạn, đó là bởi anh không ở bên em
Châm ngôn nói rằng: Nhớ những gì nên nhớ, quên những gì nên quên. Nhưng chúng ta lại
thường như thế này: Nhớ những điều nên quên, quên những điều nên nhớ

1.3.

Tâm lý đặc trưng của giới trẻ.

21

21



[Type text]

22

Việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ những
nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc
trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan.
Hình thành biểu tượng "cái tôi” có tính hệ thống
Vị thế xã hội của lứa tuổi thanh niên có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó. Một
mặt các quan hệ xã hội của thanh niên được mở rộng. Trong các quan hệ đó người lớn, kể cả
thầy cô giáo và bố mẹ đều nhìn nhận thanh niên như những người "chuẩn bị thành người lớn
và đòi hỏi họ phải có các cách ứng xử phù hợp với vị thế của mình. Mặt khác, khác với học
sinh lớp dưới, học sinh cuối cấp II và học sinh cấp III đứng trước một thách thức khách quan
của cuộc sống: phải chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi tốt nghiệp phổ thông,
phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập trong xã hội… Những thay đổi trong vị thế
xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên
những nhu cầu về hiểu biết thế giới hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội...
Bước sang tuổi thanh niên, các chức năng tâm lý của con người cũng có nhiều thay đổi,
đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho
thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rất tích cực và có tính độc lập tư duy lý luận phát
triển mạnh. Thanh niên có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh
của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ khả năng khái quát thanh
niên có thể tự mình phát hiện ra những cái mới. Với họ điều quan trọng là cách thức giải
quyết các vấn đề được đặt ra chứ khống phải là loại vấn đề nào được giải quyết. Học sinh
cấp III đánh giá các bạn thông minh trong lớp không dựa vào điểm số mà dựa vào cách thức
giải bài tập. Họ có xu hướng đánh giá cao các bạn thông minh và những thầy cô có phương
pháp giảng dạy tích cực, tôn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, phê phán sự gò ép,
máy móc trong phương pháp sư phạm.
Trên cơ sở các điều kiện khách chủ quan nêu trên tự ý thức phát triển.
Nghiên cứu khả năng đánh giá con người của thanh niên nhiều nhà tâm lý học nhận

thấy rằng khi đánh giá con người nếu như thiếu niên thường nêu lên những đặc điểm mang
tính nhất thời liên quan đến những hoàn cảnh cụ thể trong các mối quan hệ với bố mẹ hoặc
thầy cô giáo, thì thanh niên chú ý nhiều hơn đến những phẩm chất nhân cách có tính bền
vững như các đặc điểm trí tuệ, năng lực, tình cảm, ý chí, thái độ đối với lao động, quan hệ
với những người khác trong xã hội… Từ chỗ nhìn nhận được những phẩm chất mang tính
khái quát của người khác dần dần con người tự phát hiện ra thế giới nội tâm của bản thân

22

22


[Type text]

23

mình. Các em ở lứa tuổi thiếu niên cảm nhận được các rung động của bản thân và hiểu rằng
đó là trạng thái "cái tôi" của mình. Song nhờ tư duy khái quát phát triển trên cơ sở tiếp thu
các tri thức chung mang tính phương pháp luận thanh niên ý thức được các mối quan hệ giữa
các thuộc tính tâm lý và các phẩm chất nhân cách, có khả năng tạo được một hình ảnh “cái
tôi" trọn vẹn và đầy đủ hơn để từ đó xây dựng các mối quan hệ với người khác và với chính
mình.
Biểu tượng về "cái tôi" trong giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên thường chưa thật rõ
nét. Do đó tự đánh giá về bản thân không ổn định và có tính mâu thuẫn. Tôi trong biểu
tượng của tôi rất tuyệt vời song thanh niên cũng dễ rơi vào trạng thái nghi ngờ điều đó. Nhu
cầu giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè đồng lứa phát triển mạnh ở lứa tuổi này đã thực
hiện một chức năng quan trọng là giúp thanh niên dần hiểu mình rõ hơn, đánh giá bản thân
chính xác hơn thông qua những cuộc trao đổi thông tin, trao đổi các đánh giá về các hiện
tượng mà họ quan tâm.
Thông thường biểu tượng về cái tôi được hình thành theo hướng các thuộc tính tâm lý

của con người như một cá thể được nhận biết sớm hơn các thuộc tính nhân cách. ở giai đoạn
đầu thanh niên rất nhạy cảm với những đặc điểm của hình thức thân thể. Họ so sánh mình
với người khác qua các đặc điểm bên ngoài. Một hiện tượng rất thường gặp là học sinh cấp
III bắt chước thầy cô giáo mà họ yêu quý hay một người mẫu lý tưởng nào đó mà họ chọn
cho mình, từ cách ăn mặc, cử chỉ, dáng đi. Trong giai đoạn phát triển tiếp theo các đặc điểm
nhân cách như ý chí, tình cảm, trí tuệ, năng lực, mục đích sống... ngày càng có ý nghĩa, tạo
nên một hình ảnh "cái tôi” có chiều sâu, có hệ thống, chính xác và sống động hơn.
Ý thức về cái tôi rõ ràng và đầy đủ hơn đã làm cho thanh niên có khả năng lựa chọn
,con đường tiếp theo, đặt ra vấn đề tự khẳng định và tìm kiếm vị trí cho riêng mình trong
cuộc sống chung.
Nảy sinh cảm nhận về "tính chất người lớn" của bản thân.
Cảm nhận về "tính người lớn" của chính 'bản thân mình là một trong những nét tâm lý
đặc trưng xuất hiện trong giai đoạn chuyển từ lứa tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên. Thực
tiễn cho thấy rằng sự nảy sinh cảm nhận đó ở lứa tuổi thanh niên là một trong những yếu tố
tâm lý góp phần tạo nên những mối quan hệ bất bình ổn giữa cha mẹ và con cái, làm cho tần
số giao tiếp giữa cha mẹ và con cái giảm xuống và thay vào đó là nhu cầu giao tiếp của
thanh niên với bạn đồng lứa tăng lên.

23

23


[Type text]

24

Bước sang tuổi thanh niên các bạn có cảm nhận rõ rệt rằng mình đã lớn hay mình cũng
gần giống người lớn, sắp trở thành người lớn. Ranh giới giữa tuổi thanh niên và tuổi người
lớn trong con mắt của thanh niên không phải bao giờ cũng hiện lên một cách rõ ràng. Trong

quan hệ với trẻ nhỏ tuổi hơn hay trong quan hệ với các bạn đồng lứa thanh niên có xu hướng
cố gắng thể hiện mình như những người đã lớn. Họ hướng tới các giá trị của người lớn, so
sánh mình với người lớn, mong muốn được tự lập, tự chủ trong giải quyết các vấn đề của
riêng họ. Tuy nhiên thực tiễn cuộc sống đã đưa thanh niên vào một hoàn cảnh đầy mâu
thuẫn. So sánh mình với người lớn, học sinh cấp III hiểu rằng mình vẫn còn nhỏ, còn phụ
thuộc. Nếu như lứa tuổi trước đó sẵn sàng chấp nhận quan hệ người lớn - trẻ con, thì đối với
thanh niên tính chất như vậy trong quan hệ giữa họ với người lớn được họ coi như là không
bình thường. Thanh niên cố gắng khắc phục kiểu quan hệ đó. Xuất hiện một mâu thuẫn giữa
ý muốn chủ quan và hiện thực khách quan: muốn trở thành người lớn song thanh niên ý thức
được rằng mình chưa đủ khả năng. Mâu thuẫn này đã tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh
vực tình cảm của lứa tuổi thanh niên. Những nghiên cứu về tính cách thanh niên bằng các
trắc nghiệm TAT và Rorschach cho thấy rằng tính hay lo lắng đã tăng từ độ tuổi 12 đến độ
tuổi 16. So với các lứa tuổi trước đó mức độ lo lắng trong giao tiếp với mọi người (với bạn
bè, thầy cô giáo, người lớn…) ở lứa tuổi thanh niên cao hơn hẳn và đặc biệt cao trong giao
tiếp với bố mẹ hay với những người lớn mà thanh niên cảm thấy bị phụ thuộc. Theo thói
quen thông thường trong quan hệ với con cái đã bước vào tuổi thanh niên, các bậc cha mẹ
vẫn thường xem họ như những đứa trẻ mà ít chú ý đến nhu cầu nội tâm của họ. Kiểu quan hệ
mang tính sai khiến, áp đặt cứng nhắc hoặc những biểu hiện tình cảm mẹ - con thái quá đối
với lứa tuổi này thường gây ra những hậu quả không mong đợi. A.E.Litrco - một chuyên gia
tâm thán học nổi tiếng của Liên bang Nga về lứa tuổi thanh niên nhận định rằng lứa.tuổi từ
14 đến 18 là lứa tuổi khủng hoảng đối với tâm thần học. Ở lứa tuổi này các biểu hiện rối
loạn nhân cách tăng lên rõ rệt và trong phần lớn các trường hợp, chúng có nguồn gốc sâu xa
trong các quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ thầy - trò không thuận lợi.
Trên cơ sở phát triển sinh lý, mức độ chín muồi của quá trình phát triển các đặc điểm
sinh lý giới, sự cảm nhận về tính chất người lớn của bản thân mình ở thanh niên không phải
là một cảm nhận chung chung mà liên quan chặt chẽ với việc gắn kết mìnhvào một giới nhất
định. Từ nhận thức đó ở thanh niên nam (nữ) dần dần hình thành những nhu cầu, động cơ,
định hướng giá trị, các quan hệ và các kiểu loại hành vi đặc trưng cho mỗi gia đình.
Hình thành thế giới quan
Những thay đổi trong vị thế xã hội, trình độ phát triển của tư duy lý luận và hơn nữa

một khối lượng trị thức lớn mang tính phương phápluận về các quy luật của tự nhiên, xã hội

24

24


[Type text]

25

mà thanh niên tiếp thu được trong nhà trường đã giúp họ thấy được các mối liên hệ giữa các
trí thức khác nhau, giữa các thành phần của thế giới. Nhờ đó thanh niên bắt đầu biết liên kết
các tri thức riêng lẻ lại với nhau để tạo nên một biểu tượng chung về thế giới cho riêng mình.
Đối với thanh niên biểu tượng chung về thế giới có một ý nghĩa nhân cách rất rộng , nó gắn
liền với nhu cầu tìm kiếm một chỗ đứng cho riêng mình trong xã hội, tìm kiếm một hướng
đi, một nghề nghiệp, một dự định cho cuộc sống của họ. Như vậy thế giới quan tức quan
điểm về thế giới nói chung, về cơ sở của sự tồn tại về mối liên hệ giữa con người với tự
nhiên, về những định hướng giá trị cơ bản... được hình thành.
Để chuẩn bị bước vào đời, thanh niên thường trăn trở với các câu hỏi về ý nghĩa và
mục đích cuộc sống, về cách xây dựng một kế hoạch sống có hiệu quả, về việc lựa chọn
nghề nghiệp cho phù hợp và có ý nghĩa... Để giải đáp các câu hỏi này, khả năng nhận thức,
đánh giá cũng như khả năng thực tiễn của mỗi cá nhân rất khác nhau, thể hiện đặc biệt rõ
khoảng cách giữa sự phát triển tự phát và sự. phát triển có hướng dẫn của giáo dục với nghĩa
rộng của khái niệm này. ở nước ta hiện nay khi mà các giá trị xã hội có nhiều biến động,
không ít thanh niên chưa xác định được ý nghĩa của cuộc sống, không có định hướng nghề
nghiệp rõ nét và do đó cũng không thể lập được cho bản thân một kế hoạch sống cụ thề.
Hiện tượng này tồn tại không phải đơn thuần do trình độ phát triển tâm lý ở lứa tuổi thành
niên chưa chín muồi, mà quan trọng hơn là do những khiếm khuyết trong giáo dục ở nhà
trường, gia đình và trong xã hội (thông qua các ấn phẩm sách báo, văn hóa, nghệ thuật...). Sự

hướng dẫn, giảng giải, giúp đỡ bằng các biện pháp cụ thể, phù hợp của các thế hệ đi trước sự
giúp thanh niên đạt đến "miền phát triển gần" mà L.X. Vưgốtxki đã phát hiện ra.
Một trong các khía cạnh quan trọng của quá trình hình thành thế giới quan ở lứa tuổi
thanh niên là trình độ phát triển ý thức đạo đức. Các nghiến cứu tâm lý học cho thấy rằng thế
giới quan về lĩnh vực đạo đức bắt đầu hình thành ở con người' từ tuổi thiếu niên. Các em
thiếu niên biết đánh giá phân loại hành vi của bản thân và của người khác theo các phạm trù
đạo đức khác nhau, có khả năng đưa ra những chính kiến tương đối khái quát của riêng mình
về các vấn đề đạo đức... Song sang tuổi thanh niên ý thức đạo đức đã phát triển lên một bậc
cao hơn cả về mặt nhận thức tình cảm và hành vi. Về mặt nhận thức thanh thiên không chỉ
có khả nặng giải thích một cách rõ ràng các khái niệm đạo đức, quy chúng vào một hệ thống
nhất định thể hiện một trình độ khát quát cao hơn mà ở họ còn xuất hiện một cách có ý thức
nhu cầu xây dựng các chính kiến đạo đức của riêng mình về các vấn đề mà cuộc sống đặt ra.
Ở khía cạnh tình cảm các chuẩn mực đạo đức đã có được những ý nghĩa riêng tư đối với
thanh niên, nhờ đó các hành vi tương ứng với các chuẩn mực đạo đức nhất định có thể khơi
dậy ở họ những xúc cảm đặc biệt. Nói cách khác ở lứa tuổi thanh niên niềm tin, đạo đức đã
bắt đầu hình thành. Sự hình thành niềm tin đạo đức biến thanh niên từ chỗ là người chấp

25

25


×