Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

nghiên cứu đánh giá thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu công nghệ cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 88 trang )

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Chu An Trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT KHU CÔNG NGHỆ CAO

Tháng 9/2008


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI



BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP
BỘ
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2008
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2008
CHỦ
ĐỀ TÀI
CHỦ
TRÌnâng


ĐỀ TÀI
Tên đề
tài: NHIỆM
Nghiên cứu
đánh giá thực trạng vàCƠ
đềQUAN
xuất giải
pháp
cao
PHÓcông
GIÁM
ĐỐC
PHỤ TRÁCH
hiệu quả sử dụng đất khu
nghệ
cao.

TRUNG TÂM ĐIỀU TRA QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI

ThS. Chu An Trường
Ngày

tháng

năm 2008

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU

Trịnh Văn Toàn

Ngày
tháng
năm 2008
CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI
TL.BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TS. Lê Kim Sơn
Hà Nội, tháng 9 năm 2008


MỤC LỤC
Danh sách những người tham gia..............................................................4
Danh mục các bảng biểu...........................................................................5
Bảng chú giải các chữ viết tắt, ký hiệu quy ước........................................6
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................7
CHƯƠNG

1
TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHỆ CAO ............................................10

1.1. CÁC LOẠI HÌNH KHU CÔNG NGHỆ CAO ..................................................10

1.1.1. Khái niệm KCNC..........................................................................10
1.1.2. Các loại hình KCNC.....................................................................12
1.1.3. Một số KCNC tiêu biểu trên thế giới............................................16
1.2. VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHỆ CAO TRONG THÚC ĐẨY KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA
CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................19


1.2.1. KCNC là công cụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả nhất từ nền
kinh tế công nghiệp đến nền kinh tế tri thức.......................................19
1.2.2. Vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia..................................20
1.2.3. Vai trò của KCNC trong nền kinh tế tri thức................................20
1.2.4. KCNC và sự thúc đẩy phát triển công nghệ mới...........................21
1.3. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU
CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM......................................................................22

1.3.1. Các loại hình KCNC ở Việt Nam..................................................22
1.3.2. Xác định các mô hình KCNC có thể áp dụng ở Việt Nam ...........23
1.3.3. Lựa chọn mô hình cho phát triển các KCNC tại Việt Nam..........25
CHƯƠNG

2
ĐÁNH

GIÁ

THỰC

TRẠNG

SỬ

DỤNG

ĐẤT

KHU


CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HÒA LẠC..........28

2.1. ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT KHU CÔNG NGHỆ CAO THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................28

2.1.1. Một số nét giới thiệu khái quát về KCNC TP. HCM....................28
2.1.2. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu sử dụng đất KCNC TP. HCM .....29

1


2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT KHU CÔNG
NGHỆ CAO HÒA LẠC .......................................................................................38

2.2.1. Một số nét khái quát về KCNC Hòa Lạc......................................38
2.2.2. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu sử dụng đất KCNC Hòa Lạc........39
2.2.3. Các chỉ tiêu sử dụng đất các phân khu chức năng theo quy hoạch
điều chỉnh............................................................................................43
CHƯƠNG

3
XÁC

ĐỊNH

MỘT

SỐ


CHỈ

TIÊU

CHÍNH

TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KHU CÔNG NGHỆ CAO .......49

3.1. NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH KCNC Ở VIỆT NAM.....................................49

3.1.1. Xác định tiêu chí lựa chọn để quy hoạch phát triển KCNC..........49
3.1.2. Cơ chế hỗ trợ tài chính xây dựng các KCNC................................50
3.1.3. Cơ chế quản lý nhà nước đối với các KCNC................................51
3.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU TRONG QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT KHU CÔNG NGHỆ CAO...............................................................52

3.2.1. Xác định cơ cấu các phân khu chức năng trong KCNC ...............52
3.2.2. Chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho công tác quy hoạch sử dụng đất
KCNC..................................................................................................58
CHƯƠNG

4
ĐỀ

XUẤT

NHỮNG

GIẢI


PHÁP

NHẰM

THỰC

HIỆN

QUY HOẠCH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
KHU CÔNG NGHỆ CAO............................................................................70

4.1. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG
THỂ KCNC............................................................................................................70

4.1.2.1. Giải pháp về phương thức huy động vốn...................................71
4.1.2.2. Về quản lý và hỗ trợ nguồn vốn.................................................72
4.1.2.3. Cơ chế ưu đãi tài chính...............................................................73
- Có cơ chế và chính sách ưu đãi đầu tư và hoa hồng môi giới đầu tư vào
KCNC. Chú trọng các giải pháp hỗ trợ ưu đãi về thuế: thu nhập doanh
nghiệp, thuế XNK, các ưu đãi và cải tiến môi trường đầu tư. Việc chi
môi giới hoa hồng đối với các dự án đầu tư chính thức vào KCNC

2


cũng cần được qui định cụ thể và công khai nhằm tạo điều kiện hấp
dẫn cho các nhà môi giới đầu tư trong và ngoài nước. ......................73
- KCNC cũng đương nhiên được hưởng và áp dụng, không phải qua thủ
tục xin mới hay bổ sung về các ưu đãi cho các KCN, khu kinh tế hay
các địa phương đặc biệt. .....................................................................73

- Có cơ chế chính sách ưu đãi về thu nhập, trợ cấp, thuế thu nhập, hỗ trợ
trong sinh hoạt, nhà ở - đi lại, nhằm thu hút lực lượng chất xám trong
và ngoài nước để tham gia cộng tác và làm việc trong KCNC. .........73
4.1.3. Các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực..........................................73
4.1.4. Nhóm giải pháp về môi trường trong KCNC ...............................75
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT KCNC................76

4.2.1. Cần nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể KCNC...................76
4.2.2. Các giải pháp về điều tiết giá thuê đất và bồi thường, hỗ trợ .......77
4.2.3. Các biện pháp kỹ thuật khác..........................................................78
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................79

1. KẾT LUẬN.........................................................................................79
2. KIẾN NGHỊ:.......................................................................................82
Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................85

3


Danh sách những người tham gia
1. ThS. Tôn Tích Lan Giao

Trung tâm Điều tra Quy hoạch đất đai

2. ThS. Lê Anh Tuấn

Viện Chiến lược phát triển

3. TS. Trần Kim Chung


Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW

4. ThS. Lưu Đức Khải

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW

5. TS. Chu Văn Thỉnh

Hội Khoa học đất Việt Nam

6. CN. Nguyễn Quốc Phương

Trung tâm Điều tra Quy hoạch đất đai

7. KS. Dương Văn Duy

Trung tâm Điều tra Quy hoạch đất đai

4


Danh mục các bảng biểu
Bảng 1: Các loại hình phổ biến của KCNC...............................................................10
Sơ đồ 1 : Mô hình các KCNC....................................................................................16
Bảng 2: Tổng hợp điều chỉnh quy mô đất sử dụng của KCNC TP.HCM.................32
Bảng 3: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các phân khu chức năng KCNC
TP.HCM qua các giai đoạn....................................................................................33
Bảng 4: Tổng hợp quy hoạch khu công viên cây xanh KCNC TP. HCM................36
Bảng 5: Tổng hợp quy hoạch khu bảo thuế thuộc KCNC TP.HCM.........................37
Bảng 6: Chỉ tiêu sử dụng đất các phân khu của KCNC TP. HCM...........................37

Bảng 7: Diện tích và dân số tái định cư tại địa bàn KCNC Hòa Lạc........................40
Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất của KCNC Hòa Lạc năm 2008 (tính cho tổng diện
tích toàn khu) .........................................................................................................40
Bảng 9: Khối lượng giải phóng mặt bằng..................................................................41
Bảng 10: Diện tích được đưa vào sử dụng phân theo các phân khu chức năng........42
Bảng 11: So sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất chính của 2 KCNC..........................60
Bảng 12: Một số chỉ tiêu sử dụng đất các phân khu chức năng chính trong quy
hoạch sử dụng đất KCNC......................................................................................62
Bảng 13 : Tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế cho các phân khu chức năng của
KCNC TP.HCM.....................................................................................................67
Bảng 14: Quy hoạch sử dụng đất phương án 3..........................................................68

5


Bảng chú giải các chữ viết tắt, ký hiệu quy ước
1

R&D (Research and Development)

Nghiên cứu và Phát triển

2
3
4
5
6

Khu công nghệ cao
Thành phố Hồ Chí Minh

Hà Nội
WTO (World Trade Organisation)
ODA (Official Development
Assistance)
JICA (Japan International Cooperation
Agency)
Công nghệ cao
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Kinh tế trọng điểm

KCNC
TP.HCM
HN
Tổ chức Thương mại Thế giới
Hỗ trợ phát triển chính thức

7
8
9
10
11

6

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật
bản
CNC
KCN
KCX

KTTĐ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, sự
phân công và trao đổi được thực hiện thông qua mạng liên kết toàn cầu, làm
cho các nền kinh tế xích lại gần nhau hơn trong hoạt động đầu tư và thương
mại. Sự giao lưu về công nghệ sản xuất, trao đổi bộ phận, chi tiết sản phẩm,
ứng dụng thành tựu mới của khoa học giữa các doanh nghiệp thuộc các quốc
gia khác nhau để cùng sản xuất và tổ hợp thành một sản phẩm hoàn chỉnh
ngày càng phổ biến. Tri thức, đặc biệt là công nghệ thông tin, kinh tế mạng là
những yếu tố quan trọng kết dính các doanh nghiệp và các quốc gia với nhau.
Vì vậy, việc tham gia toàn cầu hoá kinh tế, hay nói cách khác là hội nhập kinh
tế quốc tế, của một quốc gia sẽ góp phần đưa quốc gia này đi vào quỹ đạo
phát triển chung của thế giới, nhờ đó có thể khai thác những cơ hội và nguồn
lực to lớn phục vụ cho các mục tiêu phát triển của mình.
Việt Nam đã nỗ lực hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thông
qua nhiều cơ chế và phương tiện khác nhau. Việc tự do hoá hợp lý thương
mại, đầu tư cùng với việc sửa đổi, bổ sung các thể chế theo chuẩn mực quốc
tế đã tạo ra sự phát triển nhanh của ngoại thương, đầu tư trực tiếp của nước
ngoài, nâng cao tính thị trường và tính cạnh tranh của nền kinh tế, kích thích
du nhập vào nước ta các nguồn vốn quan trọng, máy móc, thiết bị, công nghệ
hiện đại, phương pháp, kỹ năng làm việc và trình độ quản lý tiên tiến, tăng
thêm điều kiện cho việc từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta.
Việt Nam gia nhập và thực hiện các cam kết của WTO, đồng thời với
việc thực hiện các cam kết của Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ,
thực hiện tự do hoá đầu tư trực tiếp nước ngoài và đẩy mạnh cải cách trong
nước, thì cơ cấu kinh tế của Việt Nam sẽ có sự chuyển biến rất tích cực với sự
gia tăng nhanh chóng của các ngành dịch vụ và chế tác. Bên cạnh đó, kết cấu
hạ tầng kỹ thuật, sự tích tụ các loại vốn, đặc biệt là vốn con người cũng được

cải thiện đáng kể.
Trong những năm qua cùng với sự quan tâm của Nhà nước, đầu tư cho
các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R &D) đã từng bước được nâng cao
với mục tiêu chiến lược là tạo ra năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ.

7


Đây là hướng đi tắt đón đầu vào kỷ nguyên công nghệ hiện đại, là mô hình tổ
chức của nền kinh tế tri thức phù hợp với các nước đang phát triển.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương VII đã thông qua quyết định phát
triển các KCNC ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Mình như những mô hình hạt
nhân của quá trình phát triển CNC tại Việt Nam. Để các mô hình KCNC đi
vào triển khai và hoạt động có hiệu quả, việc xem xét, đánh giá và học hỏi
kinh nghiệm các mô hình CNC trên trong khu vực và trên thế giới là vô cùng
cần thiết, có ý nghĩa tích cực về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở những bài
học, kinh nghiệm đó, việc áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt
Nam sẽ góp phần khẳng định tính đúng đắn của xu thế phát triển các KCNC
tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng sử dụng đất các KCNC và đề
xuất được giải pháp sử dụng đất tại các KCNC theo hướng hợp lý, hiệu quả
và khả thi. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu công
nghệ cao với các nội dung chủ yếu sau:
- Nghiên cứu tổng quan về KCNC
- Điều tra, khảo sát thu thập số liệu, thông tin về thực trạng sử dụng đất
các KCNC (KCNC Hòa Lạc, KCNC TP. HCM).
- Phân tích đánh giá thực trạng sử dụng đất các KCNC (KCNC Hòa Lạc,
KCNC TP. HCM)
- Xác định một số chỉ tiêu chính trong quy hoạch sử dụng đất KCNC.

- Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
KCNC
Phương pháp nghiên cứu chính được áp dụng:
- Phương pháp điều tra khảo sát theo chuyên đề.
- Phương pháp tổng hợp phân tích hệ thống.
- Phương pháp chuyên gia
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu được xây dựng dựa trên 4 báo cáo
chuyên đề và nhiều số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu của các đề tài có liên

8


quan. Báo cáo gồm 76 trang báo cáo, bảng biểu số liệu kèm theo phụ lục. Ngoài
phần đặt vấn đề và kết luận kiến nghị, kết cấu báo cáo được chia thành 4 chương
gồm:
Chương I - Tổng quan về khu công nghệ cao
Chương II - Đánh giá thực trạng khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí
Minh và Hòa Lạc
Chương III - Xác định một số chỉ tiêu chính trong quy hoạch sử dụng
đất khu công nghệ cao
Chương IV - Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch và
nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu công nghệ cao.

9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHỆ CAO
1.1. CÁC LOẠI HÌNH KHU CÔNG NGHỆ CAO


1.1.1. Khái niệm KCNC
KCNC được hiểu chung nhất là những khu được Chính phủ dành nhiều
điều kiện ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư, nhà khoa học vào làm việc,
nghiên cứu, ứng dụng và cho ra đời các sản phẩm mới có hàm lượng khoa học
CNC. Các khu công nghệ CNC đều có chung ba chức năng hoạt động cơ bản:
nghiên cứu triển khai phục vụ thương mại hoá sản phẩm CNC; ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ sản xuất các sản phẩm CNC. Một
đặc trưng cơ bản không thể thiếu là các khu, vùng này phát triển gắn liền với
nguồn nhân lực từ một hay nhiều trường đại học kề bên.
Nói một cách khác, KCNC đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo
lập một môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi với một chế độ ưu đãi ngoại lệ
so với quy định của luật lệ chung nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên
cứu – phát triển, thương mại hóa, ứng dụng, và sản xuất công nghiệp CNC.
Mức độ tập trung nhiều các doanh nghiệp CNC và các tổ chức khoa học và
công nghệ tạo điều kiện thúc đẩy các mạng lưới liên kết. Vai trò của KCNC là
huy động và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, thu hút đầu tư
trong nước và nước ngoài phục vụ phát triển CNC và công nghiệp CNC, dẫn
đến những đổi mới toàn diện cho nền kinh tế (Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường, 1997).
Hiện nay, trên thế giới có trên 3.700 vườn ươm công nghệ và gần 800
KCNC, với số lượng và quy mô ngày càng gia tăng (SPICA, 2004). Phần lớn
các khu này được tập trung ở các nước phát triển, nhưng trào lưu phát triển
các KCNC cũng xuất hiện ở nhiều quốc gia đang phát triển, đặc biệt ở khu
vực Đông Á.
Cùng với xu hướng phát triển nhanh chóng mô hình các KCNC, cách
gọi “KCNC” trở nên khá phổ biến trên thế giới, trong đó bao gồm năm loại
hình chính dưới đây:
Bảng 1: Các loại hình phổ biến của KCNC

10



STT
1
2

3
4

5

Thuật ngữ tiếng Việt

Thuật ngữ tiếng Anh

Công viên khoa học/nghiên cứu
Science/Research Park
Vườn
ươm/Trung
tâm
Công Technology and Business
nghệ/Trung tâm đổi mới
Incubator/Technology Centre
Innovation Center
Khu công nghiệp CNC
Hi-Tech Industrial Parks
KCNC chuyên ngành
Specialized Hi-Tech Park:
* Công viên phần mềm
* Software Park

* Khu nông nghiệp CNC
* Hi-Tech AgriPark
* Vườn công nghệ sinh học
* Biotech Incubator
Thành phố khoa học/Tâm điểm công Science City/Technopolis
nghệ

Tuy nhiên, bài học thành công của nhiều KCNC trên thế giới cho thấy
quá trình phát triển của KCNC là một quá trình tiến hóa, chịu sự tác động của
các nguồn lực cơ bản trong KCNC, những thay đổi của môi trường kinh tế
quốc tế, đôi khi của các yếu tố chính trị - xã hội. Loại hình KCNC, trong đó
bao gồm các vấn đề liên quan đến mục tiêu, cơ cấu chức năng, cách tiếp cận
phát triển, quy mô…cũng được thay đổi, điều chỉnh cùng với các giai đoạn
phát triển của KCNC. Theo đó, trong giai đoạn hình thành và phát triển ban
đầu, một KCNC được thiết kế và hoạt động như một vườn ươm CNC, nhưng
về sau có thể mở rộng thêm chức năng sản xuất công nghiệp CNC, và do đó
được gọi là khu công nghiệp CNC. Ví dụ, Khu công nghiệp Kỹ thuật cao Tân
Trúc của Đài Loan được thành lập năm 1980, mười năm sau được đổi tên là
Công viên Khoa học Tân Trúc, đến năm 2002 Chính phủ Đài Loan lên kế
hoạch phát triển khu này thành mô hình Thành phố khoa học Tân Trúc. Trong
một số trường hợp, những thay đổi, điều chỉnh đó nằm ngoài quy hoạch tổng
thể của KCNC. Ngày nay, với khả năng “nhìn trước” của các nhà quản lý và
hoạch định chiến lược phát triển các KCNC, xác định loại hình của một
KCNC thường dựa vào giai đoạn phát triển hoàn thiện nhất của nó.

11


1.1.2. Các loại hình KCNC
Trên thế giới hiện nay có khoảng 800 khu được xếp vào loại KCNC với

nhiều loại mô hình khác nhau, các dạng mô hình được sắp xếp theo diện tích
từ lớn đến nhỏ như sau:
1.1.2.1. Thành phố khoa học
Thành phố khoa học, vùng khoa học công nghệ (Technopolis, Science
City) với diện tích rộng lớn hàng trăm km 2 trở lên, tạo thành một vùng khoa
học đô thị đặc trưng. Đây là một mô hình phát triển hoàn chỉnh và phức tạp
nhất. Quá trình hình thành và phát triển thực hiện qua nhiều giai đoạn tuần tự.
Thực tế, nhiều loại hình đặc khu (ví dụ: công viên công nghệ, công viên khoa
học), khi đạt tới một mức độ phát triển nhất định, đang có xu hướng tiếp tục
mở rộng quy mô phát triển thành một thành phố khoa học hay tâm điểm công
nghệ.
Thành phố khoa học hình thành một cộng đồng khoa học – công nghệ
phức hợp, tích hợp mọi chức năng từ nghiên cứu – triển khai – ươm tạo công
nghệ mới đến sản xuất và thương mại các sản phẩm CNC dựa trên những điều
kiện đặc biệt thuận lợi về môi trường sống, môi trường nghiên cứu và kinh
doanh;
Sự phát triển của thành phố khoa học có liên quan với sự phát triển bền
vững về kinh tế - văn hóa – xã hội của các thành phố vệ tinh và các khu vực
kém phát triển hình thành các hành lang tăng trưởng mới của quốc gia.
Cơ cấu chức năng của thành phố khoa học có thể được hiểu như sau:
Nghiên cứu khoa học + Phát triển công nghệ + Công nghiệp + Thương
mại + Tư vấn + Đào tạo/giáo dục + Cư xá + Giải trí + Quy hoạch và
phát triển các Thành phố Vệ tinh/Khoa học
Ví dụ một số thành phố khoa học đặc trưng trên thế giới như: Tsukuba
Science City (Nhật Bản), Adelaide Technopolis được phát triển trên những
điều kiện sẵn có của Công viên Công nghệ Adelaide và Công viên Khoa học
Adelaide, Thành phố khoa học Tân Trúc dựa trên cơ sở sẵn có của KCNC
Tân Trúc (Hsinchu Science Based Industrial Park) và Dự án Công viên Công
nghệ cao Tân Trúc


12


1.1.2.2. KCNC, công nghiệp kỹ thuật cao
KCNC, khu công nghiệp kỹ thuật cao (High Technology Park,
Technology Park, High-tech Industry Park, Sciencebased Industry Park) với
diện tích trung bình từ 300 – 2000 ha, thường ở kề cận một thành phố mẹ có
hoạt động công nghiệp lớn. Khu công nghệ, công nghiệp kỹ thuật cao tạo môi
trường nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển giao công nghệ, đặc biệt là
khả năng ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.
Cơ cấu chức năng của khu công nghệ, công nghiệp kỹ thuật cao có thể
được hiểu như sau:
Phát triển công nghệ + Công nghiệp + Thương mại + Tư vấn + Đào
tạo/giáo dục + Cư xá + Giải trí

1.1.2.3. Công viên khoa học
Công viên khoa học có diện tích khoảng vài chục ha, thường tập trung
nghiên cứu, triển khai sản phẩm CNC, khu vực sản xuất sản phẩm chiếm diện
tích nhỏ nhưng sản phẩm mang hàm lượng R&D rất lớn. Các công viên khoa
học ở Cambrige (Anh), Grenoble (Pháp), khu công nghệ (Thái Lan), các khu
KIST, Taduc (Hàn Quốc).
Khu công viên khoa học có chức năng sau:
- Tạo môi trường thuận lợi phát huy năng lực nghiên cứu và sáng tạo
của các nhà khoa học;
- Ươm tạo công nghệ: thông qua quá trình nghiên cứu và triển khai,
hoàn thiện và sản xuất thử;
- Tạo môi trường hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt các cơ sở do
các nhà khoa học thành lập nhằm ứng dụng các kết quả nghiên cứu – triển
khai vào sản xuất;
- Trong giai đoạn đầu, vai trò của các hãng công nghiệp không được

nhấn mạnh, mà thường dựa vào tiềm lực nghiên cứu, sáng tạo và khả năng
“dẫn dắt” của các trung tâm/viện nghiên cứu và các trường đại học;

13


Cơ cấu chức năng:

Nghiên cứu khoa học + Phát triển công nghệ +
Tư vấn + Đào tạo/giáo dục + Cư xá + Giải trí

Khu công viên khoa học có đặc điểm như sau:
- Cách tiếp cận phát triển: sức đẩy của công nghệ;
- Quy mô vừa nhỏ, diện tích khoảng vài trăm ha;
- Cạnh các thành phố lớn và trường đại học;
- Quá trình hình thành từ 5 – 10 năm.
Công viên khoa học chuyên ngành: Công viên khoa học chuyên ngành
là một dạng đặc thù của loại hình công viên khoa học, chuyên môn hóa vào
một số lĩnh vực khoa học và công nghệ đặc thù. Ví dụ: Công viên Phần mềm
(Ấn Độ). Mặc dù lợi thế phát triển các loại khu này là tiết kiệm chi phí hoạt
động và phát huy được các ngành mũi nhọn của quốc gia nhưng mô hình này
tỏ ra kém hiệu quả đối với các quốc gia chỉ chiếm tỷ phần thị trường hạn chế.
Hơn nữa, khả năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng là một thách thức
đối với các loại hình công viên khoa học chuyên ngành.
1.1.2.4. Công viên công nghệ (Technology Park)
Khu công viên công nghệ có chức năng như sau:
- Tạo môi trường nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển giao công
nghệ, đặc biệt là khả năng ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên
cứu;
- Các hãng sản xuất CNC đóng vai trò quan trọng;

- Cơ cấu chức năng: Phát triển công nghệ + Công nghiệp + Thương
mại + Tư vấn + Đào tạo/giáo dục + Cư xá + Giải
trí
Khu công viên công nghệ có đặc điểm như sau:
- Cách tiếp cận phát triển: “sức kéo của thị trường” hoặc “sức đẩy của
công nghệ”;
- Quy mô vừa phải, diện tích khoảng vài ngàn ha;

14


- Quá trình hình thành từ 10 – 15 năm;
- Không xa các thành phố lớn, gần viện nghiên cứu và trường đại học;
Một số công viên công nghệ điển hình trên thế giới: Sophia-Antipolis
(Pháp), Cambridge (Anh), Adelaid (Úc), Tân Trúc (Đài Loan)…
1.1.2.5. Trung tâm Công nghệ (Technology Center)/Trung tâm Đổi mới
(Innovation Center)
- Chức năng cơ bản là ươm tạo công nghệ, đặc biệt hỗ trợ các công ty
CNC trong giai đoạn mới hình thành;
- Giai đoạn này là giai đoạn quá độ từ nghiên cứu – triển khai sang giai
đoạn ứng dụng sản xuất công nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp “non trẻ”
không thể thích nghi nhanh chóng với sản xuất quy mô lớn và khó mà đứng
vững trong thị trường tự do cạnh tranh;
- Trong giai đoạn đầu, Trung tâm Công nghệ đóng vai trò chủ đạo trong
việc cung cấp các dịch vụ về tài chính (vay tín dụng, vốn đầu tư mạo hiểm) và
các dịch vụ trị giá gia tăng khác cho các doanh nghiệp mới (ví dụ: về tư vấn
kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp, cũng như các dịch vụ hỗ trợ hoạt động sản
xuất và thị trường). Cùng với quá trình vận hành và phát triển của Trung tâm,
vai trò của các đối tác hoạt động trong khu trở nên quan trọng hơn trong việc
đảm nhận các dịch vụ này; Trung tâm Công nghệ tạo môi trường hỗ trợ cần

thiết mà không phải là bảo hộ cho các doanh nghiệp CNC non trẻ;
- Các trung tâm này có thể được thiết kế trong các công viên khoa
học/công nghệ có quy mô lớn hoặc được xây dựng độc lập;
- Cấu trúc chức năng: Phát triển công nghệ + Công nghiệp (quy mô nhỏ)
Tư vấn + Đào tạo và/hoặc giáo dục + Cư xá + Giải
trí
- Cách tiếp cận phát triển: Chuyển dần từ “sức đẩy của công nghệ” sang
“sức kéo của thị trường”;
- Quy mô rất nhỏ, diện tích chỉ từ vài ha đến vài chục ha (Nhiều “công
viên khoa học” có quy mô nhỏ, diện tích không đến 10.000 m 2 của Đức được
thiết kế và phát triển theo mô hình này);

15


- Quá trình hình thành từ 3 – 5 năm;
- Cạnh các thành phố lớn, viện nghiên cứu và trường đại học;
Sơ đồ 1 : Mô hình các KCNC
Sức kéo của thị trường

Nghiên
cứu
KH&CN

Nghiên
cứu ứng
dụng và
tính khả
thi của
SP


Thiết kế
sản
phẩm và
quá trình
sản xuất

Thương
mại hóa
SP và hỗ
trợ mở
rộng thị
trường

Thị
trường

Sức đẩy của công nghệ
“Công viên khoa học”

“Khu công nghệ kỹ thuật cao”

Trung tâm công nghệ/đổi mới
“Công viên công nghệ”

1.1.3. Một số KCNC tiêu biểu trên thế giới
1.1.3.1. Khu thung lũng Silicon
- Khu thung lũng Silicon (Silicon Valley) được thành lập 1951 tại Palo
Alto (Tây Nam San Francisco, Mỹ), rộng gần 1.000 km2 chủ yếu phát triển
công nghệ thông tin. Đây có thể coi là KCNC đầu tiên trên thế giới (nguồn

từ những năm 60 của thế kỷ
trước, được sự hỗ trợ của các chương trình điện tử quốc phòng Mỹ, các công
ty mới tách ra từ các hãng ban đầu, sản xuất đến 95% sản lượng linh kiện
điện tử, “chip”… trên thế giới; giai đoạn 1970 – 1980. Các hãng sản xuất vật
liệu bán dẫn như Intel, AMD tách ra từ các công ty linh kiện điện tử. Các
công ty bán dẫn này được thành lập cùng với sự ra đời máy tính cá nhân và
trở thành những công ty điều khiển cuộc cách mạng công nghệ thông tin
cùng với IBM và Microsoft (ở Seattle). Từ năm 1980, các hoạt động chủ
yếu tại Silicon Valley chuyển hướng sang các lĩnh vực sáng tạo siêu sa lộ

16


thông tin, các công cụ truy tìm, nối kết thông tin và các ứng dụng phục vụ
kỷ nguyên kỹ thuật số của nhân loại.
Năm 2000, khu Silicon có 330.000 lao động kỹ thuật cao (chiếm 73%
tổng lực lượng lao động), có 6.000 tiến sỹ khoa học, hơn 8.000 doanh nghiệp.
Trong đó, có hơn 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử tin
học, doanh thu xấp xỉ 200 tỷ USD/năm. Đây là nơi tập trung các công ty điện
tử tin học, được phát triển xung quanh một trường đại học có hoạt động
nghiên cứu cao cấp. Có thể nói, khu này đặc trưng cho mô hình thành phố
khoa học truyền thống, phát triển từ một khu công nghệ làm hạt nhân và dựa
vào hoạt động nghiên cứu và phát triển của trường đại học.
1.1.3.2 Khu Sophia Antipolis
- Khu Sophia Antipolis nằm ở phía nam nước Pháp, được thành lập vào
năm 1972, là một tập hợp các Viện nghiên cứu và đào tạo, các doanh nghiệp
phát triển và các trung tâm nghiên cứu và sản xuất cũng như những tổ chức cá
nhân và xã hội khác. Khu này được xây dựng như là một thành phố trí tuệ
khoa học công nghệ mang tính quốc tế, có diện tích khoảng 2.350 ha.
Hoạt động của KCNC Sophia Antipolis phát triển đều và khá ổn định

với phần lớn là các công ty quy mô nhỏ, hoạt động năng động và có hiệu quả
tương đối cao trong 20 năm gần đây. Đến năm 2004, đã có 1.276 doanh
nghiệp tham gia, tạo ra 26.635 việc làm. Các công ty có vốn nước ngoài cũng
đóng một vai trò quan trọng trong KCNC này. Hiện nay, 105 doanh nghiệp có
vốn nước ngoài (chiếm 10% tổng số các doanh nghiệp trong khu) đã thuê
25% tổng số nhân viên hoạt động trong khu.
Khu Sophia Antipolis là một tâm điểm khoa học công nghệ, một khu
công viên khoa học đạt mục tiêu đề ra sau gần 30 năm phát triển. Khu đã góp
phần phát triển, thương mại hóa sản phẩm CNC nước Pháp và đào tạo nhân
lực cho các ngành công nghiệp hiện đại của Pháp.
1.1.3.3. Thành phố khoa học Tsukuba
Thành phố khoa học Tsukuba của Nhật Bản là một dự án quốc gia được
thực hiện trên một khu vực rộng 28.560 ha. Thành phố khoa học Tsukuba
được thành lập từ năm 1970, nhằm thúc đẩy khoa học công nghệ và đào tạo,
đồng thời có mục đích tiếp nhận một phần dân cư từ Tokyo.

17


Đến năm 1980, thành phố khoa học Tsukuba có 45 viện nghiên cứu và
đào tạo (chiếm 30% tổng số trung tâm của Nhật Bản). Từ sau năm 1980, hợp
tác giữa khu vực công cộng và tư nhân bắt đầu phát triển. Đến 4/1992, có 4
KCNC và 160 hãng tư nhân tham gia, thu hút hơn 10.000 cán bộ nghiên cứu.
Thành phố khoa học này được chia thành hai vùng, một vùng nghiên
cứu hàn lâm và một vùng phát triển ngoại vi. Vùng nghiên cứu hàn lâm với
diện tích 2.700 ha có 47 cơ quan thử nghiệm, nghiên cứu quốc gia và các cơ
sở có tính chất hàn lâm, như các trường đại học, cùng các phương tiện thương
mại và kinh doanh, kể cả các khách sạn, toà nhà trung tâm…các cửa hàng,
khu nhà ở… Vùng ngoại vi là vùng công nghiệp, nghiên cứu và nhà ở với 115
công ty và 9 tổ chức được chia thành 6 khu với diện tích 25.860 ha.

1.1.3.4. KCNC Tân Trúc (Hsinchu)
KCNC Tân trúc, Đài Loan thành lập năm 1980, nằm trong khu vực
cách Đài Bắc 80 km. Diện tích xây dựng của khu là 743 ha. KCNC này được
xây dựng nhằm thu hút đầu tư vào các công ty CNC và hỗ trợ phát triển công
nghiệp CNC tại Đài Loan.
Đến năm 2004, có 370 công ty CNC hoạt động trong khu (trong đó có
321 công ty trong nước và 49 công ty nước ngoài), với 101.832 lao động gồm
(1.223 tiến sỹ (1%), 19.338 thạc sỹ (19%), 23.162 cử nhân và kỹ sư (23%), số
còn lại là kỹ thuật viên và lao động có kỹ năng và phổ thông). Như vậy, có
khoảng 40% lao động có trình độ đại học và trên đại học. Doanh thu là 24,9 tỷ
USD/năm, trong đó doanh thu từ hoạt động nghiên cứu và phát triển là 1.239
triệu USD. Hàng năm trung bình có 300 bằng sáng chế và đào tạo cho 6.000
lượt người. Quy mô của các công ty không lớn (bình quân 235 người). Sản
phẩm công nghiệp CNC của KCNC Hsinchu chuyên về mạch vi điện tử và
thiết bị ngoại vi với 209 công ty.
1.1.3.5 Khu Quang Trung Thôn
Khu Quang Trung Thôn, Trung Quốc là một KCNC thuộc dạng vùng
đô thị khoa học công nghệ rất lớn của thành phố Bắc Kinh, bao gồm 5 vùng
khoa học CNC: Haidan, Fengtai, Changping, vùng Điện tử Yizhuang (mỗi
vùng tương đương với một quận nội thành). Khu Quang Trung Thôn có 39
viện, trường thuộc Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa. Trong khu còn

18


có hoạt động của 213 viện nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Trung Quốc. Hiện
nay khu Quang Trung Thôn đã thu hút được khoảng 1.500 Trung tâm nghiên
cứu và phát triển và các công ty sản xuất CNC, trong đó có các công ty nổi
tiếng như IBM, Microsoft, Mitsubishi. Năm 2001, khu Quang Trung thôn đã
công bố chính sách ưu đãi, được coi là tiến bộ nhất ở Trung Quốc, thu hút

361.000 lao động và tạo ra hơn 70.000 việc làm mới.
1.2. VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHỆ CAO TRONG THÚC ĐẨY
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Từ thực tiễn thành công phát triển KCNC ở những nước và vùng lãnh
thổ phát triển, nhất là những nước đang phát triển, tốc độ công nghiệp hóa
chậm, đều cho thấy vai trò thúc đẩy khoa học công nghệ mới của KCNC nếu
được đầu tư tập trung, đúng hướng. Một số nhận định gần đây cho thấy vai trò
quan trọng của KCNC không chỉ là hình thái mới trong tiến trình phát triển
công nghệ mà nó còn là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của một
quốc gia.
1.2.1. KCNC là công cụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả nhất
từ nền kinh tế công nghiệp đến nền kinh tế tri thức
KCNC với các dạng mô hình khác nhau được xây dựng trong khoảng
nửa sau thế kỷ XX ở nhiều nước và vùng lãnh thổ, đã có vai trò nhất định
trong phát triển. Các công nghệ mới vì các thành quả nghiên cứu, triển khai
sản phẩm khoa học công nghệ đã có một môi trường thuận lợi nhất để thương
mại hóa và đạt lợi nhuận rất lớn so với các sản phẩm thông thường trong
công, nông nghiệp và dịch vụ trước đây. Như vậy, điểm phân biệt đầu tiên
giữa KCNC với khu nghiên cứu khoa học phục vụ lợi ích quốc gia trước đây
là sự thương mại hóa nhanh chóng các sản phẩm nghiên cứu, trong khi các
khu vực nghiên cứu hàn lâm hay phục vụ an ninh, quốc phòng không đạt mục
tiêu thương mại hóa. Hiện nay, đa số các nghiên cứu cơ bản vẫn được các
quốc gia tài trợ, nhưng trong các mô hình KCNC thành công không có hoạt
động nghiên cứu cơ bản, mà tất cả hoạt động của các khu này đều nhằm tạo ra
sản phẩm CNC “bán được”.

19



Các công nghệ được thương mại hóa cao độ trong một thời gian ngắn
do sự cọ sát từ ba thành phần cùng ở gần nhau trong một khu vực địa lý được
nhà nước tạo ưu đãi tối đa để tạo “vùng trũng”. Điều này lại kích thích dây
chuyền cho “dòng chảy công nghệ mới” hướng về khu vực này. Kết quả của
sự bùng nổ về các sản phẩm CNC giá thành ngày càng rẻ trong truyền thông,
sinh học, vật liệu mới, cơ khí chính xác... đã gia tăng hiện tượng khuếch tán
công nghệ vào các vùng kinh tế còn lại. Sự chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ
nền kinh tế có tác nhân kích thích vô hình của KCNC.
1.2.2. Vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia
Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy, KCNC góp phần thúc đẩy
kinh tế phát triển. Tại Trung Quốc, năm 1986, từ 5 KCNC quốc gia ban đầu
được thành lập, tiếp sau đó, thực hiện chương trình hiện đại hóa lĩnh vực khoa
học kỹ thuật (Bó Đuốc), 53 KCNC quốc gia, 460 vườn ươm công nghệ được
thành lập đã đóng góp trực tiếp 20% GDP.
KCNC chuyên phần mềm Bangalore (Ấn Độ) được thành lập năm
1996, lúc đầu đặt chỉ tiêu 500 triệu USD sau 5 năm. Nhưng đến năm 2000,
khu Bangalore đã đạt doanh thu từ sản phẩm phần mềm xuất khẩu là 2 tỷ
USD, đến năm 2003 đạt doanh thu 11 tỷ USD và năm 2004 đã đạt doanh số
20,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 16,5 tỷ USD.
Hiệu quả kinh tế của KCNC “thế hệ mới” tập trung vào ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ đã được tổng kết qua các con số như tại Châu Âu có
khoảng 1.200 vườn ươm đã tạo ra 30.000 việc làm kỹ thuật cao mỗi năm. Tại
Mỹ, có khoảng 1.000 vườn ươm đã tạo ra 35.000 công ty khởi nghiệp với hơn
82.000 công nhân kỹ thuật.
1.2.3. Vai trò của KCNC trong nền kinh tế tri thức
Từ quan điểm phát triển bền vững dựa vào tri thức, chúng ta thấy, “Nền
kinh tế tri thức là một nền kinh tế sử dụng hiệu quả trí tuệ cho sự phát triển
kinh tế và xã hội. Điều này bao gồm khơi dòng tri thức từ nước ngoài, đồng
thời tạo lập và thích nghi tri thức phục vụ các nhu cầu phát triển”. Công

nghiệp hiện đại, nòng cốt là CNC giúp tăng nhanh GDP ở mức lớn hơn
10%/năm trong thời gian dài. Thực tế đó đã được chứng minh qua phát triển
kinh tế tại Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc.

20


KCNC là nơi sử dụng nguồn nhân lực CNC, yếu tố hàng đầu để thu
nhận dòng chảy CNC. Nhân lực CNC là tác nhân chủ yếu làm chuyển hóa tri
thức khoa học hiện đại vào những ngành kinh tế mới tạo ra sản phẩm hàng
hóa có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao trên thị trường.
KCNC là một bến cảng công nghệ (technology port) thuận tiện cho
hàng hóa CNC nhập vào, xuất ra, tạo một cửa ngõ quan trọng trao đổi tri thức
công nghệ, sản phẩm CNC, dịch vụ hỗ trợ CNC.
KCNC đóng vai trò “vườn ươm tạo” các doanh nghiệp non trẻ để đủ
sức lớn, đương đầu với thị trường khắc nghiệt, để cung cấp “giống” tốt cho
nền kinh tế quốc gia. Thực tế cách tiếp cận CNC hiệu quả và nhanh nhất là cơ
chế các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước chỉ đầu từ các công nghiệp “nền”
cần vốn lớn như cơ khí, hóa chất cơ bản, sinh học nông nghiệp...
1.2.4. KCNC và sự thúc đẩy phát triển công nghệ mới
Nhiều KCNC phát triển thành công trên thế giới cho thấy quá trình phát
triển của KCNC là một quá trình tiến hóa, chịu sự tác động của các nguồn lực
cơ bản trong KCNC, của những sự thay đổi môi trường kinh tế toàn cầu, địa
chính trị và các yếu tố xã hội.
Quá trình tiến hóa do thay đổi sản phẩm chủ lực: Khu Silicon Valley
(Mỹ) trong thập niên 50, 60 thế kỷ XX đã nghiên cứu, sản xuất linh kiện điện
tử bán dẫn, sau khi các sản phẩm này bị thoái trào, từ thập niên 80 KCNC này
chuyển sang thiết kế, sản xuất chip vi mạch tích hợp (IC).
Quá trình tiến hóa theo sự gia tăng dần tỷ lệ nghiên cứu, triển khai.
Năm 1980, khu công nghiệp kỹ thuật cao Tân Trúc được thành lập. Đến năm

1990 trở thành công viên khoa học Tân Trúc và các khu phụ cận: Chunan,
Tunglo, Dushin (Hsinchu Science Park) và từ năm 2002 là thành phố khoa
học Tân Trúc (Hsinchu Science City).
Các khu vườn ươm công nghệ tại Cộng hòa Liên Bang Đức là mô hình
quá trình tiến hóa từ vườn ươm CNC, mở rộng chức năng sản xuất sản phẩm
CNC dạng công nghiệp.

21


1.3. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC
KHU CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM

1.3.1. Các loại hình KCNC ở Việt Nam
Cùng với Quyết định của Chính phủ về việc xây dựng hai KCNC đa
chức năng ở Hòa Lạc (Hà Nội) và TP. HCM, nhu cầu xây dựng và phát triển
KCNC (trong đó bao gồm các loại khu công nghiệp CNC, khu nông nghiệp
CNC, công viên phần mềm, vườn ươm công nghệ, doanh nghiệp CNC, trung
tâm đổi mới…) cũng được nhiều địa phương, tỉnh, thành phố trong cả nước
đề cập nhằm phát huy tối đa thế mạnh về khoa học và công nghệ và các
nguồn lực sẵn có, đồng thời hỗ trợ mục tiêu phát triển khoa học - công nghệ
và kinh tế - xã hội của các địa phương.
Xét về quy mô phát triển và cơ cấu chức năng, có thể phân chia các
KCNC đang được xây dựng và có khả năng sẽ xây dựng ở Việt Nam thành 4
nhóm sau:
1.3.1.1. KCNC đa chức năng, quy mô lớn như KCNC Hòa Lạc, Hà Nội
hoặc KCNC TP.HCM, nhằm dẫn dắt nghiên cứu và phát triển và công nghiệp
CNC của cả nước, làm cơ sở cho việc xây dựng năng lực CNC, làm nền tảng
cho việc ứng dụng CNC trong nhiều ngành khác nhau.
1.3.1.2. Các khu công nghiệp CNC là loại hình KCNC tập trung chủ

yếu vào việc ứng dụng CNC tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng CNC, sản
xuất và dịch vụ dựa trên CNC nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
các ngành, địa phương, đặc biệt là các địa phương đang, hoặc có khả năng trở
thành trung tâm sản xuất công nghiệp mới như: Đồng Nai, Bình Dương
(Vùng KTTĐ phía Nam), Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội (Vùng KTTĐ Bắc
bộ). Các khu công nghiệp CNC có thể được xây dựng mới nhưng gắn với các
KCN địa phương có liên quan hoặc chuyển hướng để một số KCN đang hoặc
sẽ xây dựng chuyển sang hoạt động như KCNC.
1.3.1.3. Các KCNC chuyên ngành là một đặc thù của KCNC, chuyên
môn hóa vào một lĩnh vực khoa học và công nghệ. Ví dụ, các khu nông
nghiệp CNC ở các tỉnh nông nghiệp phát triển như: Cần Thơ, Lâm Đồng, các
khu phần mềm tin học ở Hà Nội, TP. HCM và đang dự kiến xây dựng ở các
địa phương khác như Đà Nẵng, Huế… Các khu này được thiết kế và xây

22


dựng gắn với điều kiện của từng địa phương, phục vụ cho việc khai thác thế
mạnh kinh tế - xã hội của từng địa phương đó. Mặc dù chi phí xây dựng và
quản lý các khu này ít tốn kém so với các KCNC đa chức năng nhưng khả
năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thường khó khăn hơn nhiều.
1.3.1.4. Các khu ươm tạo CNC, các trung tâm đổi mới gắn với trường
đại học và các trung tâm, viện nghiên cứu nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn
có của các tổ chức này, đồng thời hỗ trợ các tổ chức này thương mại hóa các
kết quả nghiên cứu. Các khu này thường có quy mô rất nhỏ, diện tích chỉ vài
hecta đến vài chục hecta. Theo đó mỗi tỉnh, thành phố có thể có một hoặc
nhiều KCNC loại này.
1.3.2. Xác định các mô hình KCNC có thể áp dụng ở Việt Nam
Ở các nước phát triển, các đối tác trong nước thường đóng vai trò chủ
đạo ngay từ những giai đoạn đầu của quá trình phát triển của các KCNC. Điều

này cũng dẫn đến những khác biệt trong mô hình các KCNC. Các khu này có
chức năng thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ từ các tổ chức nghiên
cứu và trường đại học đến các công ty CNC. Ngược lại, trong quá trình hình
thành và phát triển các KCNC ở khu vực Đông Á, chiến lược thu hút đầu tư
nước ngoài thường được nhấn mạnh. Tuy nhiên, mô hình phát triển của Trung
Quốc là một trường hợp cá biệt, trong đó các công ty CNC trong nước là các
thành viên hoạt động chủ chốt.
So với những KCNC ở những nền kinh tế phát triển phương Tây,
những KCNC ở khu vực Đông Á đặc biệt coi trọng chức năng sản xuất công
nghiệp CNC hơn chức năng nghiên cứu và phát triển, phản ánh những nét đặc
thù và mức độ hạn chế của các nguồn lực hiện có ở các nền kinh tế này. Qua
đó cũng cho thấy một chiến lược phát triển thực dụng các ngành công nghiệp
CNC nhấn mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển phục vụ trực tiếp cho
chiến lược sản xuất hàng xuất khẩu. Mức độ đầu tư cho các hoạt động nghiên
cứu và phát triển của các thành viên trong KCNC được thúc đẩy bởi những
thay đổi về nhu cầu thị trường khu vực và thế giới.
Có thể xem xét một số mô hình KCNC nhằm đánh giá và lựa chọn mô
hình hợp lý cho điều kiện Việt Nam như sau:
1.3.2.1. Mô hình 1: Mô hình “công viên khoa học”

23


×