Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

MỘT vài SUY NGHĨ về THỰC TRẠNG GIẢNG dạy, học tập môn NHỮNG NGUYÊN lý cơ bản của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN TRONG các TRƯỜNG đại học và CAO ĐẲNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.11 KB, 7 trang )

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY,
HỌC TẬP MƠN NHỮNG NGUN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TRONG CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HIỆN NAY
Phạm Thị Lý*

1. Đặt vấn đề:
Việc giảng dạy mơn Những ngun lý cơ bản của Chủ nghĩa
Mác – Lênin ở các trường Đại học – Cao đẳng có vị trí rất quan
trọng trong mục tiêu giáo dục, đào tạo tồn diện sinh viên với chức
năng trang bị những kiến thức cơ bản, làm cơ sở phương pháp luận
để tiếp thu các mơn khoa học chun ngành, đồng thời có nhiệm vụ
giúp người học hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan
cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho sinh viên. Để mơn học
thực hiện được sứ mệnh của mình trong bối cảnh hiện nay, cần phải
nhìn nhận một cách tồn diện và khách quan thực tế chất lượng
giảng dạy và học tập mơn học này trong các trường đại học và cao
đẳng ở nước ta, qua đó tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy và học tập. Với vai trò là người trực tiếp
giảng dạy, tơi xin đưa ra vài suy nghĩ của mình về thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập mơn Những ngun lý
cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin trong các trường đại học – cao
đẳng trong giai đoạn hiện nay.
2. Thực trạng giảng dạy, học tập mơn Những ngun lý
cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
*

Giảng viên khoa Lý Luận Chính Trị, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

429




-

Về nội dung chương trình:

Từ năm 2009 – 2010, mơn học Những ngun lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin chính thức được đưa vào giảng dạy cho sinh
viên các trường Đại học và Cao đẳng trên cơ sở tích hợp ba bộ phận
cấu thành của chủ nghĩa Mác – Lênin là Triết học Mác – Lênin ,
Kinh tế chính trị Mác – Lênin và Chủ nghĩa Xã hội khoa học. Sau
gần 6 năm thực hiện chương trình giảng dạy những ngun lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cho thấy, sự đổi mới đó đã góp phần
khắc phục những chỗ trùng lặp trong nội dung của ba mơn học đã
nêu trên, kết cấu của chương trình mơn Những ngun lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin khá ngắn gọn nhưng về chi tiết thì hầu như
khơng gọn hơn so với chương trình cũ, bởi tất cả các ngun lý,
khái niệm, phạm trù, quy luật trong ba mơn học cũ đều được đề cập
đến nhưng thời lượng thì được rút ngắn một cách tuyệt đối. Điều
này đã gây khó khăn cho việc truyền đạt nội dung khoa học và cách
mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, việc tiếp thu tri thức và hình
thành thế giới quan khoa học, cách mạng ở sinh viên. Vì trong một
khoảng thời gian ngắn phải truyền đạt và hấp thu một lượng kiến
thức lớn, dẫn đến hệ quả là mơn học được giảng dạy rộng nhưng
khơng sâu, làm giảm tính khoa học, ba bộ phận cấu thành của Chủ
nghĩa Mác Lênin từ chỗ là ba mơn khoa học trở thành một mơn lý
luận chính trị trong tâm trí người học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ có một giáo trình duy nhất sử
dụng chung cho tất cả các ngành là chưa phù hợp với đặc điểm tiếp
cận của từng ngành học, điều này làm cho nội dung mơn học khơng

gắn liền với những vấn đề người học quan tâm, trong khi các trường
khơng được viết giáo trình riêng mà chỉ dựa trên nội dung ‘’cứng”’
của giáo trình của Bộ để soạn đề cương bài giảng.
Một số nội dung chưa mang tính cập nhật với những thay đổi
trong q trình hội nhập quốc tế của đất nước. Giáo trình của Bộ
chưa mạnh dạn “giảm tải” những nội dung khơng còn phù hợp,
những nội dung thiếu tính thực tiễn, mang tính lý thuyết sng, do
đó, tính khoa học, tính thực tiễn còn nhiều bất cập.
-

Về đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên giảng dạy mơn học Những ngun lý cơ
bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin hiện nay đa phần nếu khơng muốn

430

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


nói là tất cả được đào tạo chun về triết học hoặc Kinh tế Chính trị
hoặc CNXHKH, nhưng bây giờ phải đảm nhận giảng dạy cả ba
phần khiến giảng viên gặp rất nhiều khó khăn mặc dù Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên, song như
vậy chưa thể nói là đã đáp ứng được u cầu đặt ra.
Việc xây dựng đội ngũ giảng viên kế thừa cũng là một điều
đáng phải quan tâm. Hiện nay độ tuổi trung bình của đội ngũ giảng
viên giảng dạy mơn học này trong các trường Đại học, Cao đẳng

khá cao, trong khoảng 10 năm tới một phần lớn trong số này sẽ đến
tuổi nghỉ hưu nhưng thế hệ kế cận lại rất mỏng. Mặc dù cơng tác
đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin
thời gian qua ln được đặc biệt quan tâm như tổ chức tập huấn
hàng năm cho giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên đi thực tế,
hưởng phụ cấp ưu đãi 45%. Sinh viên học các chun ngành đào tạo
đại học thuộc các mơn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh được miễn học phí, nhưng số người theo học ngày càng ít,
thậm chí có nhiều trường khơng tuyển được sinh viên. Thực tế này
nếu khơng được quan tâm giải quyết sẽ dễ dẫn đến thiếu hụt đội ngũ
kế thừa trong tương lai.
-

Về phương pháp giảng dạy:

Hiện nay khơng ít giảng viên còn dạy học theo phương pháp
truyền thống dưới hình thức “đọc – chép” là chủ yếu, nhằm đổ đầy
kiến thức cho người học. Phương pháp này đề cao vai trò của người
dạy, nhưng khơng phát huy được tính tích cực của sinh viên do sinh
viên tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ dạy dễ đơn điệu,
buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành
của người học; do đó kỹ năng vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn
chế, nhiều sinh viên học với tư tưởng “học để cho qua”’, tác dụng
trang bị thế giới quan và tư duy khoa học cho sinh viên hạn chế…
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học
tập mơn Những ngun lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin:
-

Về nội dung chương trình:


Nên tách riêng ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác –
Lênin thành ba mơn học để vừa đảm bảo tính khoa học vừa đảm bảo
chất lượng của đội ngũ giảng viên. Nếu vẫn tiếp tục theo hướng tích
hợp mơn học thì cần chắt lọc lại nội dung, tránh dàn trải. Giáo trình
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

431


“Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” phải là một
giáo trình chuẩn về nội dung kiến thức, đích thực là những ngun
lý khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, được trình bày một cách có
hệ thống, rõ ràng và dễ hiểu. Mặt khác, nên có sự chọn lọc những
nội dung khoa học phù hợp với thực tiễn hiện nay, thường xun
nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh nội dung lý luận dựa trên những
điều kiện thực tế hiện nay. Thời đại ngày nay có nhiều điều thời C.
Mác chưa có, ngay thời Bác Hồ cũng có những điều chưa có. Hai
mươi lăm năm sau khi Tun ngơn của Đảng Cộng sản ra đời, C.
Mác đã nói, bây giờ tình hình có nhiều điểm khác trước, nếu ngày
nay mà viết lại thì những biện pháp cách mạng nêu ra trong cuối
chương II của Tun ngơn có nhiều điểm phải viết khác đi. Từ năm
1924 Nguyễn Ái Quốc đã nói: Chủ nghĩa Mác xây dựng lý thuyết
của mình trên triết lý của lịch sử châu Âu. Dù sao cũng khơng thể
cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào
đó những tư liệu mà C. Mác ở thời mình khơng thể có được. Vì vậy,
việc nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và bổ sung phát
triển trong điều kiện mới hiện nay là u cầu bức thiết để lý luận
thực sự dẫn đường cho thực tiễn.
-


Về đội ngũ giảng viên:

Trước mắt, để nâng cao chất lượng giảng dạy mơn Những
NLCB của Chủ nghĩa Mác Lênin, các giảng viên phải tự học tập
nắm vững kiến thức tổng hợp của cả 3 bộ mơn, để từ đó có thể vận
dụng nhuần nhuyễn vào bài giảng. Đối với những giảng viên trước
kia chỉ chỉ được đào tạo theo chun ngành hẹp, nếu muốn giảng cả
3 phần thì đòi hỏi phải soạn giáo án và giảng thử trước Bộ mơn, nếu
đạt u cầu thì mới phân cơng giảng dạy cả ba phần. Về lâu dài, cần
phải có chiến lược đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên mơn học
này. Nếu vẫn duy trì việc tích hợp mơn học thì cần phải có chun
ngành đào tạo tương ứng, thế nhưng ba bộ phận cấu thành của Chủ
nghĩa Mác – Lênin là ba mơn khoa học có đối tượng nghiên cứu
khác nhau, do đó việc đào tạo chun ngành theo hướng tích hợp
này cũng là điều khó khả thi. Vì vậy, chúng tơi vẫn giữ quan điểm
nên tách ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác – Lênin thành ba
mơn như trước kia.
Bộ giáo dục và đào tạo cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề đào
tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên kế thừa. Một thực tế hiện nay là

432

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


có rất ít học sinh lựa chọn thi vào các chun ngành Lý luận chính
trị ngay cả khi có chủ trương miễn học phí cho sinh viên học các
chun ngành này. Từ thực tế tham gia tư vấn, giới thiệu chun

ngành Kinh tế Chính trị ở Trường Đại học Kinh tế TP.HCM tơi
nhận thấy, lý do quan trọng nhất mà sinh viên khơng chọn ngành
học này là do lo lắng về cơ hội nghề nghiệp. Vì vậy, thiết nghĩ cần
đảm bảo đầu ra cho sinh viên học những chun ngành này để các
em n tâm theo học. Bộ giáo dục và Đào tạo nên dự báo nhu cầu
sử dụng nhân lực tốt nghiệp ngành Lý luận chính trị trong giai đoạn
5 năm, 10 năm tới từ đó đưa ra kế hoạch tuyển sinh và đào tạo. Tất
nhiên phải có những tiêu chí và điều kiện cụ thể đối với sinh viên
theo học ngành này như phải đảm bảo kết quả học tập, phải cam kết
sau khi tốt nghiệp làm đúng chun ngành…
-

Về phương pháp giảng dạy:

Trong bối cảnh hiện nay, phương pháp giảng dạy theo kiểu
thuyết giảng một chiều khơng còn phù hợp nữa đòi hỏi giảng viên
phải kết hợp các phương pháp giảng dạy tích cực. Phương pháp
dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước
để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Giảng viên là
người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự
tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội
thảo theo nhóm. Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều
khiển tiến trình giờ dạy. Phương pháp dạy học này rất đáng chú ý
đến đối tượng sinh viên, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho
người học. Giảng viên là người nêu tình huống, kích thích hứng
thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của sinh viên; từ đó hệ
thống hố các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức
cần nắm vững. Ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực rất chú
trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn,

coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của dạy học theo phương
pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt,
điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống song nếu khơng tập trung cao,
sinh viên sẽ khơng hệ thống và logic được bài học. u cầu của
phương pháp dạy học tích cực cần có các phương tiện dạy học, sinh
viên chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự
tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giảng viên phải chuẩn bị kỹ bài
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

433


giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ
chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và
hoạt động của trò. Tuy nhiên, phương pháp dạy học theo hướng
tích cực đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy và trò. Nếu
thầy muốn đổi mới phương pháp mà sinh viên khơng tham gia tích
cực vẫn quen với lối học tập thụ động thì cũng khơng thể có được
sự đổi mới. Trái lại, có trường hợp sinh viên đòi hỏi cách dạy tích
cực nhưng giảng viên chưa đáp ứng được, thì cũng khơng thể thực
hiện được. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để
phân biệt với "Dạy và học thụ động". Chúng tơi cho rằng khơng có
một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một
phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy người thầy nên xây
dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản
chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp
học, các nguồn lực, cơng cụ dạy - học sẵn có, phù hợp với sở thích
và sở trường của mình. Để phát huy vai trò sinh viên làm trung tâm
trong q trình học tập, đối với các mơn Lý luận chính trị theo tơi
nên phối hợp nhịp nhàng giữa thuyết giảng với các phương pháp

giúp sinh viên tăng cường tính tích cực, chủ động như nêu và giải
quyết vấn đề, thảo luận nhóm, cho sinh viên thuyết trình,… Bên
cạnh đó, nên phối hợp các phương tiện dạy học khác nhau trong
một buổi giảng. Theo tơi phương tiện giảng dạy hiện đại khơng
phải ln mang đến hiệu quả tốt và cũng khơng phải cứ sử dụng
máy vi tính trong giảng dạy là đã đổi mới phương pháp giảng dạy
theo hướng tích cực. Sử dụng máy tính để dạy học là một trong
những hướng thay đổi phương pháp giảng dạy trong nhà trường,
tuy nhiên sử dụng máy tính như thế nào để đem lại hiệu quả thực
sự là điều đáng phải bàn. Nếu sử dụng máy tính chỉ đơn thuần để
chiếu lên những nội dung giống như trong giáo trình sau đó người
học nhìn vào đó để chép thay vì đọc – chép thì khơng những khơng
có sự đổi mới mà đó còn là một bước thụt lùi vì khơng những
khơng phát huy được tính tích cực của sinh viên mà còn hạn chế cả
tính chủ động của người Thầy. Việc sử dụng máy vi tính để soạn
giáo án điện tử đòi hỏi phải tn thủ theo những quy tắc nhất định
về số lượng chữ trong một trang, về hiệu ứng, về màu sắc, kết hợp
giữa “kênh chữ" và "kênh hình" để khai thác được tính ưu việt của
cơng nghệ trong dạy học,... Mặt khác, tính chủ động của người học
là phẩm chất quan trọng tạo nên thành cơng của việc đổi mới

434

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Đa phần sinh viên
chúng ta đã quen với cách học thụ động từ phổ thơng do đó rất e

ngại khi tham gia thảo luận hay thuyết trình trước lớp. Do đó, cần
trang bị cho sinh viên những phương pháp học tập ở bậc đại học,
những kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm
kiếm tài liệu,... Giảng viên cũng có vai trò quan trọng trong việc
phát huy tính năng động, tích cực trong sinh viên bằng cách tạo ra
khơng khi dân chủ trong lớp học, khuyến khích sinh viên thể hiện ý
kiến và có những hình thức đánh giá, khen thưởng phù hợp để
khích lệ sinh viên tìm tòi khám phá.
Kết luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các
mơn Lý luận chính trị nói chung, mơn Những Ngun lý cơ bản của
Chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng là một u cầu cấp thiết nhằm góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học ở Việt Nam hiện nay.
Bởi thực tế giảng dạy mơn học này ở các trường Đại học - Cao đẳng
vẫn còn nhiều bất cập về nội dung chương trình, về chất lượng của
đội ngũ giảng viên và về phương pháp giảng dạy, … Để nâng cao
chất lượng giảng dạy mơn học này đòi hỏi phải có những giải pháp
đồng bộ từ phía các cơ quan quản lý giáo dục, từ phía người dạy và
cả với người học. Trong khn khổ bài viết này, tác giả có một vài ý
kiến về chương trình đào tạo, về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên và u cầu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích
cực nhằm giúp cho người học u thích mơn học từ đó mới nắm
vững nội dung mơn học, trên cơ sở đó giúp cho người học xây dựng
được thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng
tạo những ngun lý của chủ nghĩa Mác – Lênin trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta hiện
nay./.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

435




×