Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.41 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG HỌC VIỆN NGÂN HÀNG TP. HÀ NỘI
-------------------

Tiểu luận môn: Kế toán tài chính I
CHỦ ĐỀ 8:

KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

GVHD: TS. Phạm Thị Tuyết Minh
Nhóm 8 – Lớp KTTC1 ca 2 thứ 6


DANH SÁCH NHÓM 8
STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

Hoàn thành

1

Võ Thị Lan Hương
(NT)

Những vấn đề chung về VCSH
Tổng hợp word

100%



2

Hoàng Gia Anh

Kế toán nguồn vốn kinh doanh

100%

3

Trần Vũ An

Kế toán cổ phiếu quỹ

100%

4

Đào Thị Hồng Cư

Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản
Trình tự phân phối lợi nhuận trong DN

100%

5

Lê Văn Hải


Kế toán lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

100%

6

Nguyễn Tiến Long

Kế toán các quỹ của doanh nghiệp

100%

Page | 2
Page | 2


MỤC LỤC
I. Những vấn đề chung về VCSH ………………………………………………………. 1
1. Khái niệm ……………………………………………………………………………... 1
2. Nội dung về Vốn chủ sở hữu ………………………………………………………….. 1
3. Nguyên tắc kế toán ……………………………………………………………………. 2
4. Các tài khoản sử dụng ………………………………………………………………… 2
II. Kế toán nguồn vốn kinh doanh ………………………………………………………. 2
1. Nội dung về Nguồn vốn kinh doanh …………………………………………………. 3
2. Nguyên tắc hoạch toán ………………………………………………………………. 3
3. Tài khoản sử dụng ……………………………………………………………………. 3
III. Kế toán cổ phiếu quỹ ………………………………………………………………. 10
1. Khái niệm …………………………………………………………………………… 10
2. Nguyên tắc kế toán ………………………………………………………………… 10
3. Tài khoản sử dụng ………………………………………………………………...… 10

4. Phương thức hạch toán ……………………………………………………………… 10
5. Ví dụ minh họa ……………………………………………………………………… 11
IV. Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản …………………………………………… 11
1. Khái niệm …………………………………………………………………………… 12
2. Nguyên tắc kế toán ………………………………………………………………… 13
3. Tài khoản sử dụng …………………………………………………………………… 13
4. Phương thức hạch toán ………………………………………………………………. 14
5. Ví dụ minh họa ……………………………………………………………………… 14
V. Kế toán lợi nhuận sau thuế chưa phân phối …………………………………………. 14
1. Nội dung …………………………………………………………………………… 14
2. Nguyên tắc kế toán ………………………………………………………………… 14
3. Tài khoản sử dụng …………………………………………………………………. 15
4. Phương thức hạch toán …………………………………………………………….... 17
5. Ví dụ minh họa ……………………………………………………………………… 18
VI. Kế toán các quỹ của doanh nghiệp ………………………………………………… 20
1. Nội dung …………………………………………………………………………… 20
2. Tài khoản sử dụng …………………………………………………………………… 21
3. Phương pháp hạch toán ……………………………………………………………… 22
4. Ví dụ minh họa ……………………………………………………………………… 24
I. Những vấn đề chung:

Page | 3
Page | 3


1. Khái niệm:
Vốn chủ sở hữu (VCSH) là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp (DN) không
phải cam kết thanh toán. VCSH là phần tài sản thuần của DN còn lại thuộc sở hữu của
các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu), do đó nguồn VCSH không phải là một
khoản nợ.

Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn. Đối với công ty Nhà
nước, vốn hoạt động do Nhà nước giao hoặc đầu tư nên Nhà nước là chủ sở hữu vốn.
Đối với doanh nghiệp liên doanh, công ty TNHH, công ty hợp danh thì chủ sở hữu
vốn là các thành viên tham gia góp vốn hoặc các tổ chức, cá nhân tham gia hùn vốn.
Đối với các công ty cổ phần thì chủ sở hữu vốn là các cổ đông. Đối với các doanh
nghiệp tư nhân, chủ sở hữu vốn là cá nhân hoặc chủ hộ gia đình.
VCSH là vốn được tính = tổng tài sản – nợ phải trả
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, VCSH ghi nhận theo VỐN THỰC GÓP, không ghi
nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh.
Xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ: khi giấy phép đầu tư quy định
vốn điều lệ của DN được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền
VND, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với
vốn điều lệ) được căn cứ vào SỐ LƯỢNG NGOẠI TỆ ĐÃ THỰC GÓP, không xem
xét tới việc quy đổi ngoại tệ ra VND theo giấy phép đầu tư.
2. Nội dung VCSH:
Tùy theo loại hình DN (Nhà nước, tư nhân, …), VCSH được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau. Tuy nhiên, có thể quy nguồn hình thành từ ba nguồn chính sau:

 Nguồn đóng góp ban đầu và đóng góp bổ sung trong quá trình kinh doanh của các
nhà đầu tư:

Page | 4
Page | 4


Đây là nguồn VCSH chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VCSH của DN. Về thực
chất, nguồn này là do các chủ đầu tư (chủ sở hữu) đóng góp tại thời điểm thành lập DN
và đóng góp bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh. Cụ thể:
+ Với DN nhà nước: do ngân sách nhà nước giao (cấp)
+ Với công ty liên doanh: do các thành viên tham gia liên doanh góp

+ Với công ty TNHH: do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp
+ Với công ty hợp danh: do các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đóng góp
+ Với DN tư nhân: do chủ sở hữu DN (giám đốc) đóng.

 Nguồn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh: Thực chất nguồn này là
số lợi nhuận chưa phân phối (lợi nhuận lưu giữ) và các khoản trích hàng năm của
DN như các quỹ xí nghiệp (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc
lợi, …).
 Nguồn VCSH khác: Thuộc nguồn này gồm khoản chênh lệch do đánh giá lại tài
sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách cấp kinh phí, do các đơn vị
phụ thuộc nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng xây dựng cơ bản.
3. Nguyên tắc kế toán:
Để đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ VCSH, kế toán cần quán triệt các
nguyên tắc cơ bản sau:
+ Nguyên tắc minh bạch:
DN có quyền chủ động sử dụng các loại vốn chủ sở hữu hiện có theo chế độ hiện hành
nhưng phải hạch toán rành mạch, rõ ràng từng vốn, từng nguồn hình thành, từng đối
tượng góp vốn.
+ Nguyên tắc sử dụng:
Nguồn vốn CSH được dùng để hình thành các tài sản của DN nói chung chứ không
phải cho một tài sản cụ thể nào cả.

Page | 5
Page | 5


+ Nguyên tắc phân chia:
Trường hợp DN bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu (đơn vị, tổ chức, cá nhân góp
vốn) chỉ được nhận phần giá trị còn lại theo tỷ lệ vốn góp sau khi thanh toán các
khoản nợ phải trả.

4. Các tài khoản sử dụng:
LOẠI TÀI KHOẢN 4 – VCSH theo thông tư số 200/2014/TT-BTC có 12 tài khoản,
chia thành 5 nhóm:
Nhóm Tài khoản 41 có 7 tài khoản:
- Tài khoản 411: Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Tài khoản 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản
- Tài khoản 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Tài khoản 414: Quỹ đầu tư phát triển
- Tài khoản 417: Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
- Tài khoản 418: Các quỹ khác thuộc VCSH
- Tài khoản 419: Cổ phiếu quỹ
Nhóm Tài khoản 42 có 1 tài khoản:
- Tài khoản 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nhóm Tài khoản 44 có 1 tài khoản:
- Tài khoản 441: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Nhóm Tài khoản 46 có 2 tài khoản:
- Tài khoản 461: Nguồn kinh phí sự nghiệp
- Tài khoản 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
II. Nguồn vốn kinh doanh
1. Nội dung về nguồn vốn kinh doanh:

Page | 6
Page | 6


Nguồn vốn kinh doanh là số vốn mà DN dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như:
- Doanh nghiệp nhà nước: do nhà nước giao, được điều động từ các DN trong nội
bộ tổng công ty, vốn do công ty mẹ đầu tư vào công ty, các khoản chênh lệch do đánh
giá lại tài sản nếu được ghi tăng giảm nguồn vốn kinh doanh hoặc được bổ sung từ các
quỹ, được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh hoặc được các tổ

chức cá nhân trong và ngoài nước viện trợ không hoàn lại.
- Công ty liên doanh: do các bên tham gia liên doanh góp vốn và được bổ sung từ
lợi nhuận sau thuế.
- Doanh nghiệp tư nhân: Nguồn vốn kinh doanh bao gồm vốn do chủ DN bỏ ra
kinh doanh hoặc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh.
- Công ty TNHH và Công ty hợp danh: Nguồn vốn kinh doanh do các thành viên
góp vốn được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh.
- Công ty cổ phần: Nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ số tiền mà các cổ
đông đóng góp cổ phần, hoặc được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế theo quyết định của
Đại hội đồng cổ đông hoặc theo quy định trong điều lệ của công ty, thặng dư vốn cổ
phần do bán cổ phiếu cao hơn mệnh giá, và được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của
hoạt động kinh doanh, từ các quỹ hoặc được tặng biếu, viện trợ…
2. Nguyên tắc hạch toán:
- Các DN hạch toán vào nguồn vốn kinh doanh theo số vốn thực tế đã góp bằng tiền,
bằng tài sản khi mới thành lập hoặc huy động thêm vốn để mở rộng quy mô hoạt động
của DN.
- DN phải tổ chức hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng nguồn hình thành
vốn. Trong đó cần theo dõi chi tiết cho từng tổ chức cá nhân tham gia góp vốn.

Page | 7
Page | 7


- Đối với DN liên doanh phải tổ chức hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng
bên góp vốn, từng lần góp vốn, mức vốn góp, loại vốn góp như: vốn góp ban đầu, vốn
được bổ sung từ kết quả hoat động kinh doanh.
- Chỉ ghi giảm vốn kinh doanh khi DN nộp trả vốn cho cho ngân sách nhà nước, bị điều
động vốn cho DN khác trong nội bộ tổng công ty, trả lại vốn góp cho các cổ đông hoặc
các bên góp vốn liên doanh hoặc giải thể thanh lý DN, hoặc xử lý bù lỗ kinh doanh theo
quyết định của đại hội cổ đông.

- Trường hợp nhận góp vốn liên doanh, vốn góp cổ phần bằng ngoại tệ thì được quy đổi
ra VND theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại
tệ trên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại ngày tài thời điểm phát
sinh. Trường hợp nhận vốn góp của các tổ chức, cá nhân vốn góp bằng tài sản phải phản
ánh tăng nguồn vốn kinh doanh theo giá đánh giá lại của tài sản được các bên góp vốn
chấp thuận.
Đặc biệt theo thông tư 200/TT-BTC thì có ưu điểm “Không tính lại chênh lệch tỷ giá
đối với VCSH”: Nội dung này rất phù hợp và rất có lợi cho các DN FDI vì theo thực tế từ
trước đến nay khi thành lập DN trên Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan cấp phép cấp
đồng tiền nước ngoài bị quy đổi sang VND theo tỷ giá bình quân tại thời điểm cấp phép
dẫn đến số tiền ghi nhận trên tài khoản góp vốn luôn phát sinh chênh lệch (thời điểm góp
vốn khác thời điểm cấp phép). Chế độ kế toán lần này cho phép sử dụng tỷ giá lịch sử tại
thời điểm góp vốn. Như vậy sẽ không phát sinh chênh lệch tỷ giá khi phát sinh các giao
dịch chuyển nhượng vốn góp, không phát sinh thu nhập do chênh lệch tỷ giá.
Điểm này hiện tại còn có sự khác biệt giữa Chế độ kế toán và cách tính toán của cơ quan
thuế nên DN cần chú ý khi phát sinh các giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp đối với
ngoại tệ. Hy vọng trong thời gian tới chính sách thuế sẽ có sự thay đổi phù hợp hơn.
3. Tài khoản sử dụng: TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
3.1. Nguyên tắc kế toán:

Page | 8
Page | 8


Tài khoản này dùng để phản ánh vốn do chủ sở hữu đầu tư hiện có và tình hình tăng, giảm
vốn đầu tư của chủ sở hữu. Các công ty con, đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc
lập phản ánh số vốn được công ty mẹ đầu tư vào tài khoản này.
3.2. Chứng từ kế toán:
Khi doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động:
- Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

- Biên bản góp vốn
Trong quá trình hoạt động:
- Biên bản bàn giao
- Biên bản nhận vốn góp
- Các chứng từ có liên quan khác…
3.3. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

BÊN NỢ: Vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm do:
– Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn
– Điều chuyển vốn cho đơn vị khác
– Phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá
– Giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp
– Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của cơ quan
có thẩm quyền
– Huỷ bỏ cổ phiếu quỹ (đối với công ty cổ phần)

BÊN CÓ: Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng do:
– Các chủ sở hữu góp vốn
– Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh, từ các
quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
– Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá
– Phát sinh quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
thành cổ phiếu
– Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ (sau khi trừ các
khoản thuế phải nộp) được ghi tăng Vốn đầu tư
của chủ sở hữu theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền
Số dư bên Có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu hiện
có cuối kỳ của DN.


Tài khoản 411- Vốn đầu tư của chủ sở hữu, có 4 tài khoản cấp 2:
– TK 4111: Vốn góp của chủ sở

Page | 9
Page | 9


– TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần
– TK 4113: Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu

BÊN NỢ:
Kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu
để ghi tăng thặng dư vốn cổ phần tại thời
điểm đáo hạn trái phiếu.

BÊN CÓ:
Giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái
phiếu chuyển đổi ghi nhận tại thời điểm
phát hành.



Số dư bên Có:
Giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái
phiếu chuyển đổi tại thời điểm báo cáo.
TK 4118: Vốn khác
Lưu ý:
Khác với QĐ 15: Thông tư 200 bổ sung thêm Tài khoản cấp 2 TK 4113: Quyền chọn
chuyển đổi trái phiếu

TK 4113 - Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu

3.4. Phương pháp hạch toán:
- Khi thực nhận vốn góp đầu tư của các chủ sở hữu góp vốn, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (nếu nhận vốn góp bằng tiền)
Nợ các TK 121, 128, 228 (nếu nhận vốn góp bằng cổ phiếu, trái phiếu, các khoản
đầu tư vào doanh nghiệp khác)
Nợ các TK 152, 155, 156 (nếu nhận vốn góp bằng hàng tồn kho)
Nợ các TK 211, 213, 217, 241 (nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ, BĐSĐT)
Nợ các TK 331, 338, 341 (nếu chuyển vay, nợ phải trả thành vốn góp)
Nợ các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, NPT được chuyển thành
vốn nhỏ hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu).

Page | 10
Page | 10


Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu
Có các TK 4112, 4118
- Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu huy động vốn từ các cổ đông
a) Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông với giá phát hành theo mệnh giá cổ
phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (mệnh giá)
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá).
Công ty cổ phần ghi nhận chi tiết mệnh giá cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết trên
TK 41111; Mệnh giá cổ phiếu ưu đãi trên TK 41112.
b) Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông có chênh lệch giữa giá phát hành và
mệnh giá cổ phiếu, ghi:
Nợ các TK 111,112 (giá phát hành)
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá)

Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá)
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành > mệnh giá)
c) Các chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần
Có các TK 111, 112.
- Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu từ các nguồn thuộc VCSH:
a) Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ
phần, kế toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan, ghi:
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu.
b) Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn Quỹ đầu tư phát
triển, ghi:
Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Page | 11
Page | 11


Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (nếu có).
c) Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối (trả cổ tức bằng cổ phiếu) ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu;
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (nếu có).
- Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để đầu tư vào doanh nghiệp khác (kể
cả trường hợp hợp nhất kinh doanh dưới hình thức phát hành cổ phiếu)
a) Nếu giá phát hành cổ phiếu lớn hơn mệnh giá, ghi:
Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu;

Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (nếu có).
b) Nếu giá phát hành cổ phiếu nhỏ hơn mệnh giá, ghi:
Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (nếu có)
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu.
- Khi doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ từ các nguồn vốn hợp pháp khác, DN phải kết
chuyển sang Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ các TK 412, 414, 418, 421, 441
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (4111)
- Khi công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn đầu tư XDCB đã hoàn thành hoặc
công việc mua sắm TSCĐ đã xong đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh,
quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ, đồng thời ghi tăng
Vốn đầu tư của chủ sở hữu:

Page | 12
Page | 12


Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu.

- Khi hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 411- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (4111, 4112)
Có các TK 111,112.
- Khi trả lại vốn góp cho chủ sở hữu, ghi:
a, Trả lại vốn góp bằng tiền, hàng tồn kho, tài sản ghi:
Nợ TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu
Có các TK 111, 112,152, 155, 156... (giá trị ghi sổ).
b, Trả lại vốn góp bằng TSCĐ, ghi:
Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có các TK 211, 213.
c, Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản trả cho chủ sở hữu vốn và số vốn góp của
chủ sở hữu được ghi nhận vào làm tăng, giảm vốn khác của chủ sở hữu.
3.5. Ví dụ minh họa
Doanh nghiệp A nhận vốn kinh doanh do Ngân sách Nhà nước đầu tư giao vốn. Căn cứ
vào văn bản cấp, biên bản bàn giao, giấy báo Có, gồm tiền gửi ngân hàng 100.000.000đ,
vật liệu 50.000.000đ và TSCĐ hữu hình là 150.000.000đ.
- Hai năm sau, căn cứ vào quyết định, biên bản bàn giao tài sản hoàn trả vốn cho nhà
nước là 80.000.000đ gồm tiền mặt là 50.000.000đ và nguyên vật liệu trị giá 30.000.000đ.
Định khoản kế toán:

Page | 13
Page | 13


 Tại thời điểm nhận góp vốn:
Nợ TK 112 – TGNH :100.000.000
Nợ TK 152 – NVL : 50.000.000
Nợ TK 211 – TSCĐ: 150.000.000
Có TK 4111 - Vốn góp của CSH: 300.000.000

 Tại thời điểm hoàn trả vốn góp:
Nợ TK 4111-Vốn góp của CSH :80.000.000
Có TK 111 - TM: 50.000.000
Có TK 152 - NVL :30.000.000
III.Kế toán cổ phiếu quỹ
1. Khái niệm:
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính công ty phát
hành, nhưng nó không vị huỷ bỏ và sẽ được tái phát hành trở lại trong khoảng thời gian

theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Các cổ phiếu quỹ do công ty nắm giữ không
được nhận cổ tức, không có quyền bầu cử hay tham gia chia phần tài sản khi công ty giải
thể. Khi chia cổ tức cho các cổ phần, các cổ phiếu quỹ đang do công ty nắm giữ được coi
là cổ phiếu chưa bán.
2. Nguyên tắc kế toán:
- Giá trị cổ phiếu quỹ được phản ánh trên tài khoản này theo giá thực tế mua lại bao
gồm giá mua lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại cổ phiếu, như chi phí
giao dịch, thông tin. . .
- Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, giá trị thực tế của cổ phiếu quỹ được ghi
giảm nguồn vốn kinh doanh trên Bảng CĐKT bằng cách ghi số âm (...).
- Tài khoản này không phản ánh trị giá cổ phiếu mà công ty mua của các công ty cổ
phần khác vì mục đích nắm giữ đầu tư.
- Trường hợp công ty mua lại cổ phiếu do chính công ty phát hành nhằm mục đích thu
hồi cổ phiếu để huỷ bỏ vĩnh viễn ngay khi mua vào thì giá trị cổ phiếu mua vào không
được phản ánh vào tài khoản này mà ghi giảm trực tiếp vào vốn đầu tư của chủ sở hữu và
thặng dư vốn cổ phần

Page | 14
Page | 14


- Trị giá vốn của cổ phiếu quỹ khi tái phát hành, hoặc khi sử dụng để trả cổ tức, thưởng
… được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
3. Tài khoản sử dụng: TK 419
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của số
phiếu do các công ty cổ phần mua lại trong số cổ phiếu do công ty đó đã phát hành ra
công chúng để sau đó sẽ tái phát hành lại (gọi là cổ phiếu quỹ).

TK 419
Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ khi

mua vào

Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ
được tái phát hành, chia cổ
tức hoặc hủy bỏ
Số Dư: Trị giá thực tế cổ
phiếu quỹ hiện đang do
công ty giữ

4. Phương pháp hạch toán

TK 111,112

TK 419

TK 111,112
Tái phát hành với
Giá PH< giá xuất

Mua lại CP quỹ (giá mua+ CP lq)

TK 4112

Tái phát hành với
Giá PH< giá xuất
Giá xuất > mệnh giá

TK 4111

Hủy bỏ số cổ phần quỹ


Page | 15
Page | 15

Mua lại cổ phiếu để hủy ngay (GM>MG)
Mua lại cổ phiếu để hủy ngay (GMTK 4112


Giá xuất
5. Ví dụ minh họa:
Định khoản các nghiệp vụ sau:
a. Công ty Lê Hải phát hành 120.000 cổ phiếu, giá phát hành 30.000đ/cp, thu bằng
TGNH, mệnh giá cổ phiếu 10.000đ/cp
b, Sau đó công ty mua lại:
b1, 20.000 cổ phiếu với mục đích tái phát hành, giá mua 35.000đ/cp, chi phí môi giới 30
triệu, trả bằng TGNH
b2, 5.000 cổ phiếu mục đích hủy bỏ, giá mua 35.000đ/cp, trả bằng TGNH
Ta có:
a, Nợ TK 112: 120.000 x 30.000 = 3.600.000.000
Có TK 4112: 120.000 x 20.000 = 2.400.000.000
Có TK 4111: 120.000 x 10.000 = 1.200.000.000
b1, Nợ TK 419: 20.000 x 35.000 + 30.000.000 = 730.000.000
Có TK 112: 730.000.000
b2, Nợ TK 4111: 5.000 x 10.000 = 50.000.000
Nợ TK 4112: 5.000 x 25.000 = 125.000.000
Có TK 112: 5.000 x 35.000 = 175.000.000

Page | 16

Page | 16


IV. Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản
1. Khái niệm:
Đánh giá lại tài sản là việc xác định lại giá trị của tài sản dựa trên cơ sở bảng giá nhà nước
ban hành hoặc giá được các thành viên tham gia liên doanh, đại hội cổ đông, hội đồng
quản trị thống nhất xác định.
Đánh giá lại tài sản là do biến động của giá cả thị trường, thay đổi chính sách giá cả của
nhà nước.

2. Nguyên tắc kế toán:
Trong quá trình hạch toán các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, phải tôn trọng các
quy định sau đây:
- Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, bất động sản đầu tư, một số trường hợp có
thể và cần thiết đánh giá lại vật tư, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, SPDD.
- Chỉ được đánh giá lại tài sản trong những trường hợp sau :
+ Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản.
+ Khi thực hiện cổ phần hóa DN nhà nước
+ Các trường hợp khác theo quy định (như khi chuyển đổi hình thức sở hữu DN …)
- Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định hoặc Hội đồng
định giá tài sản thống nhất.
- Số chênh lệch do đánh giá lại tài sản được hạch toán và xử lý theo chính sách tài chính
hiện hành.
3. Tài khoản sử dụng : Tài khoản 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình
xử lý số chênh lệch đó ở doanh nghiệp. Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, bất
động sản đầu tư, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật tư, công cụ, dụng

Page | 17

Page | 17


cụ, thành phẩm, hàng hóa, sản phẩm dở dang …
TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Bên Nợ:
- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản
- Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại
tài sản.

Bên Có:
- Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản;
- Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại
tài sản.

Số dư bên Nợ:
Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản
chưa được xử lý.

Số dư bên Có:
Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản
chưa được xử lý.

4. Phương pháp hạch toán:

TK 412

Chênh lệch giảm giá do đánh giá lại
vật tư, TSCĐ, hh khi có quyết định
của của quan NN có thẩm quyền


TK 152, 153,
211, 155, 156

Chênh lệch tăng giá do đánh giá lại
vật tư, TSCĐ, hh khi có quyết định
của của quan NN có thẩm quyền

TK 411
Xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết
định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền và có
quyết định bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu

Xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết
định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền và có
quyết định ghi giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu

Page | 18
Page | 18


5. Ví dụ minh họa:
DN X có các nghiệp vụ kinh tế sau:
a, Xử lý chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản: cho phép ghi tăng NVKD: 4000
b, Chênh lệch tăng giá hàng hóa 5700 khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
Định khoản kế toán:
a, Nợ TK 412: 4000
Có TK 411: 4000
b, Nợ TK 156: 5700

Có TK 412: 570
V. Kế toán lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
1. Nội dung:
1.1. Khái niệm:
Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích
lập các quỹ.
1.2. Phân phối kết quả:
- Lợi nhuận trước thuế của DN sau khi bù lỗ năm trước và nộp thuế thu nhập DN sẽ
được phân phối :
+ Trích lập các quỹ của doanh nghiệp theo quy định
+ Chia cổ tức, chia lãi cho các bên góp vốn
- Phân phối kết quả - công ty có vốn đầu tư nhà nước: Lợi nhuận thực hiện của công ty
sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của luật thuế TNDN và nộp thuế TNDN được
phân phối như sau :
+ Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có)

Page | 19
Page | 19


+ Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước
thuế
+ Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính: khi số dư quỹ bằng 25% VĐL thì không
trích nữa
+ Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy
định đối với công ty đã được đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập
+ Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định trên được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà
nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm
- Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư bổ sung
vốn nhà nước tại công ty nhà nước , trường hợp không cần thiết bổ sung vốn nhà nước tại

công ty nhà nước, đại diện chủ sở hữu quyết định điều động về quỹ tập trung để đầu tư
vào các công ty khác
- Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau :
+ Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty
+ Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty. Mức trích một năm
không quá 500 triệu đồng (đối với công ty có hội đồng quản trị), 200 triệu đồng (đối với
không có hội đồng quản trị) với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn
nhà nước tại công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch
+ Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty.
Mức trích vào mỗi quỹ do hội đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo ý kiến của ban
chấp hành công đoàn công ty.
1.3. Trình tự phân phối lợi nhuận:
- Trong năm (thường hàng quý ) DN tạm thời phân phối và sử dụng lợi nhuận theo nội
dung trên nhưng theo nguyên tắc: số tạm phân phối và sử dụng không được quá số lãi
thực tế của từng kỳ hạch toán.
- Sang năm khi xác định lợi nhuận thực tế được phân phối chính thức của cả năm,và
thanh toán số tạm phân phối theo kế hoạch.
2. Nguyên tắc kế toán:

Page | 20
Page | 20


- Kết quả từ hoạt động kinh doanh của DN phản ánh trên TK 421 là lợi nhuận sau thuế
thu nhập DN hoặc lỗ từ hoạt động kinh doanh
- Việc phân chia lợi nhuận hoạt động kinh doanh của DN phải đảm bảo rõ rằng, rành
mạch và theo đúng chính sách tài chính hiền hành.
- Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm tài chính (Năm
trước, năm nay), đồng thời theo di chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của DN
(Trích lập các quỹ, bổ sung nguồn vốn kinh doanh, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ

đông, cho các nhà đầu tư).
- Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót
trọng yếu của các năm trước, nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều chỉnh số
dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân phối, thì kế tốn phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số
dư TK 4211 “Lợi nhuận chưa phân phối năm trước” trên sổ kế toán, và điều chỉnh tăng
hoặc giảm chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán theo quy định .
3. Tài khoản sử dụng: TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập DN và tình
hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của DN.
TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Bên Nợ:
- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của DN
- Trích lập các quỹ của DN
- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông,
cho các nhà đầu tư, các bên tham gia liên
doanh
- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh
- Nộp lợi nhuận lên cấp trên.

Bên Có:
- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh
doanh của DN trong kỳ
- Số lợi nhuận cấp dưới nộp lên, số lỗ của
cấp dưới được cấp trên cấp bù
- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh
doanh.

Số dư bên Nợ:
Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.


Số dư bên Có:
Số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử
dụng.

Page | 21
Page | 21


Tài khoản 421 - Lợi nhuậnsau thuế chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước: Phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc năm trước.
Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh số điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của
TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót
trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện.
Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ TK 4212 “Lợi nhuận chưa phân phối
năm nay” sang TK 4211 “Lợi nhuận chưa phân phối năm trước”.
- Tài khoản 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay: Phản ánh kết quả kinh doanh,
tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ năm nay.

4. Phương pháp hạch toán:
TK 911

Lỗ kinh doanh

TK 421

TK 911

Lãi kinh doanh


TK 333

Nộp thuế TNDN

TK 111, 112, …
Trừ các khoản không được
tính vào chi phí

Page | 22
Page | 22


TK111,112,414,417…
Chia lãi cho các bên góp vốn
Trích lập các quỹ

5. Ví dụ minh họa:
Đầu tháng 12/N, công ty L có tình hình như sau:
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 300.000
- Lợi nhuận đã phân phối: 500.000 trong đó: Trích quỹ đầu tư phát triển: 200.000; quỹ dự
phòng tài chính: 100.000; quỹ khen thưởng: 80.000; quỹ phúc lợi: 70.000; quỹ thưởng
ban quản lý điều hành: 50.000.
- Quỹ đầu tư phát triển hiện còn: 200.000
- Quỹ khen thưởng hiện còn: 30.000
- Quỹ dự phòng tài chính hiện còn: 60.000
- Quỹ thưởng ban quản lý điều hành hiện còn: 20.000
Trong tháng 12/N, công ty L có tình hình như sau:
- Sử dụng quỹ phúc lợi mua thiết bị phục vụ cho hoạt động thể thao, giá mua chưa có
thuế GTGT: 20.000, thuế GTGT 2.000, công ty đã thanh toán cho người bán bằng
chuyển khoản.

- Trích quỹ khen thưởng để thưởng cho CNV của công ty: 20.000 (Đã trả bằng TM)
- Chi quỹ thưởng ban quản lý điều hành để thưởng cho thành viên hội đồng quản trị
và ban giám đốc của công ty: 10.000 (Đã trả bằng chuyển khoản)
- Mua và đưa vào sử dụng một thiết bị sản xuất, giá mua chưa có thuế GTGT:
150.000, thuế suất 10%, công ty chưa trả tiền cho người bán. Nguồn mua sắm: quỹ đầu
tư phát triển.
- Do vi phạm hợp đồng kinh tế công ty phải bồi thường thiệt hại cho đơn vị bạn theo
quyết định cảu tòa án 20.000; Công ty đã trả bằng chuyển khoản. Hội đồng quản trị
quyết định dung quỹ dự phòng tài chính để bù đắp khoản thiệt hại này.
- Kết chuyển lợi nhuận kế toán tháng 12/N: 200.000

Page | 23
Page | 23


- Tạm trích lợi nhuận năm N để trích bổ sung quỹ đầu tư phát triển: 10.000.
Hãy Định khoản kế toán và Xác định lợi nhuận sau thuế của cả năm N?
Định khoản:
1a, Nợ TK 211: 20.000

1b, Nợ TK 3532: 20.000

Nợ TK 1331: 2.000

Có TK 3533: 20.000

Có TK 112: 22.000
2a, Nợ TK 353: 20.000
Có TK 334: 20.000


2b, Nợ TK 334: 20.000
Có TK 111: 20.000

3, Nợ TK 353: 10.000
Có TK 112: 10.000
4a, Nợ TK 211: 150.000
Nợ TK 133: 15.000

4b, Nợ TK 414: 150.000
Có TK 411: 150.000

Có TK 331: 165.000
5a, Nợ TK 811: 20.000
Có TK 112: 20.000

5b, Nợ TK 414: 20.000
Có TK 411: 20.000

6, Nợ TK 4212: 200.000
Có TK 4211: 200.000
7, Nợ TK 414: 10.000
Có TK 421: 10.000
Xác định lợi nhuận sau thuế kế toán chưa phân phối:
Lợi nhuận kế toán chưa phân phối cả năm N = Lợi nhuận kế toán chưa phân phối + lợi
nhuận kế toán đã phân phối trong năm N.
LNKTCPP năm N = 300 + 1.000 = 1.300
VI. Kế toán các quỹ của DN:
1. Nội dung:

Page | 24

Page | 24


- Các quỹ của DN đều được hình thành từ phần lợi nhuận sau thuế TNDN để lại DN với
những mức độ và mục đích sử dụng khác nhau theo quy định của Nhà nước.
- Trong quá trình hạch toán các quỹ của DN, kế toán phải chú ý theo dõi, kiểm tra tình
hình trích lập và sử dụng, chi tiêu các quỹ DN một cách chặt chẽ nhằm bảo đảm thực hiện
đúng những quy định của Nhà nước. Trong đó mục đích sử dụng của các quỹ DN:
1.1. Quỹ đầu tư phát triển:
Quỹ đầu tư phát triển được sử dụng vào việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc
đầu tư chiều sâu của DN.
- Để đầu tư mở rông qui mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ, trang thiết bị,
điều kiện làm việc của DN.
- Góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần theo qui định hiện hành.
- Đối với DN làm nhiệm vụ thu mua, chế biến, nông lâm hải sản được dùng quỹ này để
trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, hoặc cho các thành phần kinh tế khác vay
vốn phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho DN.
- Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của quỹ, hội đồng quản trị, giám đốc (đối với
DN không có HĐQT) quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tắc có hiệu
quả, bảo toàn và phát triển vốn.
- Trích nộp để hình thành quỹ đầu tư phát triển, quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập
trung của tổng công ty (nếu là thành viên của tổng công ty) theo tỷ lệ do hội đồng quản trị
tổng công ty quyết định.
- Trường hợp cần thiết, nhà nước có thể điều động một phần quỹ đầu tư phát triển của
DN để đầu tư phát triển DN khác. Bộ tài chính, sau khi thống nhất với cơ quan quyết định
thành lập DN, quyết định việc điều động này.
1.2. Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN:
- Quản lý tập trung, thống nhất, có hiệu quả các nguồn thu từ phần vốn Nhà nước góp
tại các doanh nghiệp, bao gồm cả các nguồn thu từ quá trình sắp xếp doanh nghiệp 100%
vốn Nhà nước.


Page | 25
Page | 25


×