Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.09 KB, 28 trang )

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG

TRONG DOANH NGHIỆP

Viện Tin học Doanh nghiệp
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Liên hệ
ITB-VCCI
Địa chỉ: 09 Đào Duy Anh, Hà Nội
Tel: 04-3574 2187
Fax: 04-3574 2622
Email:
Website: www.itb.vn


MỤC LỤC
Phần 1. Giới thiệu về cuộc điều tra ……………………………………………….
Phần 2. Kết quả chính về thực trạng ứng dụng CNTT trong DN ……………...
1. Phần cứng …………………………………………………………………. ..
2. Phần mềm và các ứng dụng CNTT hỗ trợ kinh doanh …………………
3. Dịch vụ CNTT ……………………………………………………………….
4. Kết nối hệ thống mạng nội bộ ……………………………………………..
5. Loại hình kết nối internet và mục đích sử dụng ………………………….
6. Ứng dụng website và TMĐT ……………………………………………….
7. Hạ tầng nhân lực CNTT ……………………………………………………
8. Xu hướng đầu tư ứng dụng và chi tiêu cho CNTT ………………………
9. Một số khó khăn điển hình trong ứng dụng và đầu tư vào CNTT ……..
Phần 3. Nhận xét & kết luận ……………………………………………………….

3




PHẦN 1.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CUỘC ĐIỀU TRA
Cuộc điều tra về tình hình ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa nhằm mục tiêu đánh giá tổng quan bức tranh về CNTT-TT trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Cuộc điều tra này là hoạt động của đề án “Hỗ trợ
doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 20052010 - Đề án 191” của chính phủ giao cho VCCI chủ trì thực hiện, Viện tin học
Doanh nghiệp – VCCI đã phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông các tỉnh tiến
hành thực hiện cuộc trên địa bàn các tỉnh.
Một bảng câu hỏi được gửi đi cho các doanh nghi ệp DNNVV ở 6 tỉnh
thành Việt Nam là: An Giang, B ắc Giang, Cần Thơ, Đăk Nông, Long An và
Quảng Bình với tổng số 1.613 doanh nghiệp trả lời. Bảng câu hỏi đề cập đến
nhiều khía cạnh của CNTT-TT như: hạ tầng phần cứng, phần mềm, nhân sự
CNTT, dịch vụ và xu hướng đầu tư cho các sản phẩm CNTT,…
Phương pháp điều tra được tiến hành theo ba hình th ức: Gửi thư; Phỏng
vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại chiếm tỷ lệ trên 80%. Gần ¾ số các
doanh nghiệp trả lời là các công ty tư nhân / TNHH ( 70,55%); 4,59% là doanh
nghiệp nhà nước; 19,34% là Công ty Cổ phần và 2,79% là công ty liên doanh,
nhà nước là 4,59% và một số loại hình doanh nghiệp khác 0,21%.
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp tham gia trả lời rất đa dạng, bao
gồm: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế, dịch vụ hạ tầng,… Như vậy, tính đại
diện của mọi ngành nghề trong điều tra này khá cao, phản ánh tỷ lệ tương đối
theo tỷ trọng các ngành nghề trong nền kinh tế Việt Nam. Điểm đáng chú ý trong
cuộc điều tra này là các doanh nghi ệp CNTT-TT là nhóm doanh nghi ệp có độ
ứng dụng CNTT cao hơn doanh nghi ệp ở lĩnh vực khác không đưa vào cu ộc
điều tra. Vì vậy, báo cáo kết quả điều tra sẽ cho kết quả phản ánh trung thực
bức tranh ứng dụng CNTT trong các doanh nghi ệp Việt Nam



Phân bố mẫu điều tra theo nhóm ngành nghề kinh doanh
Khác

2.23%
46.00%

Xây dựng, giao thông vận tải
Dược, y tế, hoá mỹ phẩm

8.43%
5.58%

Sản xuất, chế biến thuỷ sản
Sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm

18.35%
6.39%

Dệt may, da giày
Thủ Công mỹ nghệ

5.89%
6.39%

Du lịch khách sạn

0%

5%


10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

Về quy mô của các doanh nghiệp điều tra, có 27,89% doanh nghiệp siêu
nhỏ có quy mô dưới 10 nhân viên; và 59,57% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và
vừa trên 10 nhân viên. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có trên 10 cán bộ sử
dụng CNTT chiếm tỷ lệ khá thấp dưới 20%. Theo các số liệu báo cáo thường
niên của các cơ quan quản lý về số doanh nghiệp hoạt động trên toàn quốc
(Tổng cục thuế, tổng cục thống kê và VCCI). Việt Nam có khoảng gần 97% tổng
số doanh nghiệp là nhỏ và vừa. Vì vậy, cuộc điều tra này về bản chất là bức
tranh phản ánh về tình hình ứng dụng CNTT của cộng đồng doanh nghiệp VN.


PHẦN 2.
KẾT QUẢ CHÍNH VỀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG

CNTT TRONG DOANH NGHI ỆP
Năm 2008, tình hình ứng dụng CNTT của doanh nghiệp đang diễn ra như
thế nào? Các xu hướng và nhu cầu của doanh nghiệp đối với CNTT ?...Kết quả
điều tra tình hình ứng dụng CNTT trong doanh nghi ệp có thay đổi? Dưới đây sẽ
cho thấy mức độ ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp thông qua các số liệu
thống kê cụ thể.
1. Phần cứng
Về tình hình sử dụng và đầu tư thêm phần cứng (máy tính và các thi ết bị
ngoại vi), điều tra tập trung vào 6 nhóm sản phẩm chính trong doanh nghi ệp là:
máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in, máy chiếu, máy quét và máy ch ủ.
Các doanh nghiệp đã ý thức việc sử dụng thiết bị máy tính vào hoạt động sản
xuất kinh doanh nên việc mua sắm máy móc đến thời điểm này khá đầy đủ.
Trong tổng số doanh nghiệp điều tra, doanh nghiệp cần mua sắm thêm máy tính
để bàn 23,06%, xách tay 29,49% và máy quét chiếm 26% có nhu cầu mua sắm
thêm lớn nhất trong số các các sản phẩm điều tra. Về các thiết bị máy chuyên
dụng như máy chủ phục vụ kết nối mạng, bảo mật…các doanh nghiệp đều chưa
quan tâm hoặc công việc không cần đến nên tỷ lệ cần đầu tư chiếm tỷ lệ dưới
20%. Có thể thấy, việc đầu tư thêm phần cứng của các doanh nghiệp đang ở
mức thấp, các thiết bị đã được đầu tư một lần hết khấu hao và cũ nhưng doanh
nghiệp vẫn chưa có nhu cầu bổ sung hoặc nâng cấp, đổi mới. (xem hình 1)


Hình 1. Thông tin sử dụng phần cứng

70.51%

76.94%

29.49%


23.06%

Máy PC

Máy xách tay

78.04%

21.96%
Máy in

Cần đầu tư thêm TB phần cứng

84.33%

15.67%
Máy chiếu

74.00%
91.22%

26.00%
8.78%
Máy quét

Máy chủ

Không cần đầu tư thêm TB phần cứng

Tỷ trọng các doanh nghiệp không cần đầu tư mua thêm các sản phẩm

này khá lớn trong tổng số các doanh nghiệp tham gia điều tra, trong đó không
cần thêm máy tính để bàn chiếm 76,94%, máy chủ 91,22%; máy chiếu 84,33%;
máy quét 74,00%; máy tính xách ta y 70,51% và máy in chi ếm 78,04%. Kết quả
điều tra phần cứng cho thấy, độ nhiệt tình sẵn sàng vào ứng dụng CNTT mà
trước tiên là đầu tư thêm hoặc nâng cấp trang thiết bị của các doanh nghiệp chỉ
ở mức trung bình thấp.
Tỉnh Đăk Nông có tỷ lệ doanh nghiệp cần mua sắm thêm phần cứng
chiếm trên 41% và Cần Thơ là thành phố có số doanh nghiệp cầu mua sắm
thêm phần cứng thấp dưới 20%. Đối với các tỉnh Long An, Bắc Giang, An Giang,
Quảng Bình số doanh nghiệp có mức đầu tư cũng chỉ ở mức trung bình thấp
khoảng 30%.
2. Phần mềm và các ứng dụng hỗ trợ sản xuất kinh doanh
Trên 70% doanh nghiệp hiện nay có sử dụng các phần mềm chuyên dùng
chủ yếu như quản lý kế toán, tài chính; đặc biệt là phần mềm soạn thảo văn bản
dùng trong văn phòng có tỉnh đạt tỷ lệ gần 100% như: tỉnh Quảng Bình 95%, tỉnh
Đăk Nông 99%.


Đối với một số chương trình ứng dụng khác tùy thuộc vào qui mô và đặc
thù của doanh nghiệp; các phần mềm lớn như: ERP, CRM, qu ản lý cổ đông và
chi trả cổ tức; … chủ yếu chỉ triển khai tại các doanh nghiệp có qui mô lớn hoặc
khu công nghiệp, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có 3,48% doanh
nghiệp có ứng dụng giải pháp hoạch định tài nguyên doanh nghi ệp – ERP, loại
phần mềm này được sử dụng nhiều nhất là các doanh nghiệp sản xuất và nhóm
doanh nghiệp có hoạt động dịch vụ y tế, tài chính. Các nhóm doanh nghi ệp vận
tải, thủ công mỹ nghệ hoàn toàn không sử dụng giải pháp này. Đối với phần
mềm quản lý khách sạn, nhà hàng 6,08%, tập trung vào các doanh nghi ệp hoạt
động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành; Phần mềm quản lý cổ đông có 8,87% sử
dụng, loại sản phẩm này được các doanh nghiệp có quy mô lớn áp dụng. Các
phần mềm khác như quản lý email, nhân sự tiền lương có tỷ lệ tương đối thấp

sử dụng. (xem hình 2)

Hình 2. Thông tin sử dụng phần mềm
12.91%

12.78%

10.61%

10.92%
47.27%

41.91%
49.75%
71.09%

14.45%

15.25%

8.87%

6.08%

6.51%

3.48%

Cổ đông &
chi trả cổ tức


PM Q.Lý
khách sạn

Quản lý QH
khách hàng

ERP

83.94%

21.73%

76.30%

31.20%

78.24%

28.33%

21.53%

76.48%

79.48%

20.04%

29.76%


28.52%

12.58%

Soạn thảo
VB

Quản lý Email

Kế toán,TC Nhân sự, tiền
lương

Đang sử dụng

Bán hàng

Sẽ sử dụng

Không có nhu cầu sử dụng


Theo kết quả điều tra này, có đến trên 80% doanh nghiệp không có nhu
cầu ứng dụng hoặc sẽ dùng trong tương lai các phần mềm chuyên dùng, có tính
chất áp dụng quy trình khép kín như: doanh nghiệp chưa ứng dụng ERP 96,52%
trong đó không có nhu c ầu 83,94%; chưa ứng dụng phần mềm quản lý cổ đông
và chi trả cổ tức 91,13% trong đó không có nhu cầu là 71,09%; chưa ứng dụng
phần mềm quản lý khách sạn 93,93% không có nhu c ầu 79,48%,… Điều này
cũng phản ánh đúng với quy mô doanh nghiệp Việt Nam 96% là nhỏ và vừa nên
việc ứng dụng các phần mềm lớn cũng cần phải cân nhắc cho phù hợp với quy

mô và tài chính của doanh nghiệp.
Đăk Nông là tỉnh có tỷ lệ doanh nghiệp ít sử dụng các phần mềm quản lý
dưới 15%, chỉ có phần mềm kế toán đạt 57% và phần mềm soạn thảo văn bản
100%. Đối với Quản trị doanh nghiệp ERP, quản lý chi trả cổ tức, cổ đông, quản
lý khách sạn nhà hàng, quản lý quan hệ khách hàng chỉ có 2 tỉnh Long An và
Cần Thơ khoảng 3% doanh nghiệp ứng dụng. Tỉnh Bắc Giang và An Giang ch ỉ
có trên 1% doanh nghiệp sử dụng. Quản lý tiền lương và bán hàng có 28,71%
doanh nghiệp tỉnh Cần Thơ và 30,72% doanh nghi ệp tỉnh Quảng Bình là ứng
dụng. Chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp An Giang, Bắc Giang là ứng dụng.
3. Dịch vụ CNTT
Như trên đã phân tích, do các doanh nghi ệp phần lớn là doanh nghiệp
nhỏ, doanh thu hàng năm không l ớn, số lượng cán bộ công nhân viên ít. Và theo
kết quả điều tra cho thấy, mới chỉ có 18,13% doanh nghi ệp đã sử dụng dịch vụ
tư vấn CNTT. Có tới 81,87% doanh nghiệp chưa hoặc không sử dụng dịch vụ
CNTT, trong đó số doanh nghiệp không có nhu cầu nào về sử dụng dịch vụ
CNTT chiếm tới 45,42%. Đây là tình trạng khá phổ biến không chỉ đối với dịch vụ
tư vấn trong lĩnh vực CNTT. (xem hình 3.1)


Hình 3.1. Tình hình sử dụng dịch vụ CNTT

18.13%
45.39%

36.43%

Đã sử dụng

Sẽ sử dụng, trong thời gian tới


Không có nhu cầu

Các dịch vụ tư vấn CNTT được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất là: sửa
chữa, bảo hành, bảo trì. Tuy nhiên, về hình thức sử dụng các dịch vụ CNTT, các
doanh nghiệp thường sử dụng đội ngũ cán bộ nội bộ và dịch vụ của các cửa
hàng máy tính. Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hoặc tích hợp
hệ thống thu hút được ít số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của mình (dưới 25%).
Hiện nay, theo kết quả điều tra, doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng
dịch vụ CNTT chiếm 40,67%, các lý do khác mà doanh nghi ệp đưa ra không
hoặc chưa dùng dịch vụ này là: chi phí tư vấn cao 20,77%; quy mô doanh nghiệp
nhỏ, đầu tư ít nên không cần tư vấn 22,75%; chưa tìm được đơn vị phù hợp
12,46%; một số lý do khác 3,16%. (xem hình 3.2)


Hình 3.2. Lý do chưa dùng dịch vụ tư vấn CNTT

Chưa tìm được ĐV
tư vấn phù hợp,
Khác , 3.16%
12.46%

Chưa có thói quen
SD, 40.66%

Đầu tư ít , 22.75%

Phí tư vấn cao,
20.77%

Trong số các tỉnh tham gia điều tra lần này, Cần Thơ là thành phố có số

doanh nghiệp dùng dịch vụ tư vấn CNTT cao so với các tỉnh còn lại nhưng cũng
chỉ đạt ở mức 25%. Đăk Nông là tỉnh chỉ có 8% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ.
Long An, Quảng Bình có khoảng 20% doanh nghiệp và An Giang, Bắc Giang có
khoảng 17%.
Từ thực tế trên cho thấy, nhận thức và thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn
của doanh nghiệp Việt Nam còn khá thấp. Để doanh nghiệp quan tâm và tạo
thành thói quen sử dụng các dịch vụ tư vấn CNTT cần phải có những chính sách
hỗ trợ, hoạt động tuyên truyền tới doanh nghiệp.việc sử dụng dịch vụ tư vấn
CNTT.
4. Kết nối hệ thống mạng nội bộ (LAN, WAN, hoặc intranet).
Theo kết quả điều tra này, một số doanh nghiệp đã và đang trong giai
đoạn tăng cường đầu tư và lập kế hoạch mua sắm, ứng dụng CNTT vào hoạt
động sản xuất kinh doanh nên đã tiến hành xây dựng, triển khai hệ thống mạng
nội bộ và hệ thống máy tính trạm để hỗ trợ triển khai các ứng dụng liên quan.
Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ vẫn ở mức trung


bình thấp 39%, tỷ lệ chưa kết nối mạng nội bộ chiếm 60,69% trong đó có 35,52%
doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng. (xem hình 4.1)
Hình 4.1. Tình hình kết nối mạng nội bộ

Sẽ dùng trong
thời gian tới,
25.17%

Không có nhu
cầu, 35.52%
Đang sử dụng,
38.99%


Trong số các doanh nghiệp có sử dụng kết nối mạng nội bộ (39%), tỷ lệ
doanh nghiệp kết nối mạng LAN chiếm phần lớn 43,45% so với các hình thức
kết nối khác: WAN 14,69%; mạng không dây (wifi) 33,78%, intranet và một số
hình thức khác 7,68%. (hình 4.2)

Hình 4.2. Kiểu kết nối mạng nội bộ

Khác, 7.68%
LAN, 43.45%

Wifi, 33.78%

WAN, 14.69%

Bên cạnh đó, chất lượng sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp vẫn chưa
đạt được chất lượng cao theo đánh giá của doanh nghiệp, chỉ có 26,28% doanh


nghiệp có nhận xét là cung cấp dịch vụ ổn định, có chế độ chăm sóc, bảo hành
bảo trì.
Tỉnh Quảng Bình có số doanh nghiệp kết nối mạng nội bộ cao nhất
57,54% trong số 6 tỉnh điều tra. Cần Thơ mặc dù là thành phố lớn nhưng tỷ lệ sử
dụng mạng nội bộ chỉ ở mức trung bình thấp 39,93%, Đăk Nông 36%, Long An
22,28%, An Giang 19,89% và Bắc Giang là 17,21% (xem hình 4.3).
Hình 4.3. Kết nối m ạng nội bộ tại địa phương

100%
42.46%

80%

60%

60.07%
80.11%

64.00%

82.79%

77.72%

40%
20%
0%

57.54%
39.93%
19.89%

17.21%

An
Giang

Bắc
Giang

Cần Thơ

36%

Đăk
Nông

22.28%
Long An

Quảng
Bình

Chưa sử dụng 80.11%

82.79% 60.07%

64.00%

77.72% 42.46%

Đang sử dụng 19.89%

17.21% 39.93%

36%

22.28% 57.54%

5. Loại hình kết nối internet và mục đích sử dụng.
5.1.

Loại hình kết nối internet


Về kết nối internet chỉ có 8,43% doanh nghiệp chưa có nhu cầu kết nối
internet. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp kết nối sử dụng internet chiếm tỷ
lệ cao 91,51%. ADSL là hình th ức kết nối được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng
nhiều nhất 77,87%, hình thức kết nối internet qua đường điện thoại chỉ còn
8,37% doanh nghiệp sử dụng. Thuê đường truyền riêng là 8,87% và khác như
kết nối không dây chiếm tỷ lệ nhỏ 4,71% (xem hình 5.1).


Hình 5.1. Hình thức kết nối internet
77.86%

80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%

8.86%

8.36%

10%

4.71%

0%
Dial up


ADSL, hoặc xDSL

T huê đường
truyền

Khác

Bắc Giang và Quảng Bình là hai địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp kết nối
internet cao hơn so với 4 tỉnh thành còn lại. Tỉnh Đăk Nông và Bắc Giang có tỷ lệ
doanh nghiệp lựa chọn sử dụng internet qua đường điện thoại (dial up) tương
đối nhiều trên 20%. Tỉnh Quảng Bình có tỷ lệ sử dụng ADSL đạt mức cao
86,03%. Đối với dịch vụ thuê đường truyền riêng và sử dụng kết nối không dây
chiếm tỷ lệ rất nhỏ, Long An có tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng thuê đường truyền
cao nhất 8,28% trong số 6 tỉnh thành điều tra. Có thể thấy, về cơ sở hạ tầng
internet được các địa phương đầu tư ở mức khá. (xem hình 5.2)


Hình. 5.2. Hình thức kết nối internet tại địa phương

100%
90%

6.00%
3.46%

0
8.28%

9.12%
3.10%


4.76%
3.21%

4.07%
2.79%

4.11%
1.45%

80%
70%
60%
50%

67.00%

69.07%
79.91%

78.85%

72.09%

9.99%

12.28%

15.24%


Cần Thơ

Long An

An Giang

bắc giang

Quảng Bình

Đăk Nông
4.11%

86.03%

40%
30%
20%
10%
0%

5.2.

26.98%

22.46%
7.11%

Khác


6.00%

0

9.12%

4.76%

4.07%

Thuê đường truyền

3.46%

8.28%

3.10%

3.21%

2.79%

1.45%

ADSL, hoặc xDSL

79.91%

78.85%


72.09%

69.07%

86.03%

67.00%

Dial up

9.99%

12.28%

15.24%

22.46%

7.11%

26.98%

Mục đích sử dụng internet

Tuy số lượng doanh nghiệp sử dụng internet của các địa phương ở mức
khá cao nhưng tỷ lệ doanh nghiệp khai thác internet đ ể phục vụ các hoạt động
sản xuất kinh doanh, thương m ại là rất hạn chế. Các doanh nghiệp cần ứng
dụng internet, thương mại điện tử nhiều vào kinh doanh thì lại chiếm một tỷ lệ
thấp. Các số liệu dưới đây cho thấy việc sử dụng internet của doanh nghiệp
chưa được tận dụng một cách tối đa, việc tìm kiếm thông tin không được doanh

nghiệp khai thác nhiều và E-banking còn đang được triển khai ở giai đoạn đầu
trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tài chính. (hình 5.3)


Bảng 5.3. Mục đích sử dụng internet trong doanh nghiệp
2.35%

Khác
Điện thoại Internet

5.14%

DV ngân hàng tài chính

5.51%

Quản lý đơn hàng
Quảng cáo, tiếp thị

10.22%
8.67%

Tìm kiếm thông tin

19.15%

Trao đổi email
0%

48.91%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

Đăk Nông là tỉnh khai thác việc sử dụng internet thấp nhất trong 6 tỉnh.
Một phần nguyên do là tỉnh mới được thành lập năm 2004, cơ sở hạ tầng CNTT,
nhận thức doanh nghiệp còn ở tuyên truyền, hướng dẫn.
Tỷ lệ sử dụng email tại các địa phương đều ở mức dưới 50%. Cần Thơ là
thành phố có tỷ lệ doanh nghiệp trao đổi email cao nhất 48,84%, Quảng Bình
47,21%, Long An 45,14%, Bắc Giang 43,23%, An Giang 42,11% và Đăk Nông
34%. Đối với việc tìm kiếm thông tin qua internet còn h ạn chế Long An là địa
phương có số lượng doanh nghiệp sử dụng nhiều so với các tỉnh còn lại nhưng
cũng chỉ ở mức 16,57%. Cần Thơ là thành phố lớn, nhưng doanh nghiệp khai
thác tìm kiếm thông tin lại thấp nhất 5,47%. Về quảng cáo tiếp thị, An Giang có tỷ
lệ doanh nghiệp sử dụng cao nhất 20,15%, Cần thơ 16,50%, Bắc Giang 14,55%,
Quảng Bình 11,21%, Long An 11,14%, Đăk Nông 1%. Đối với quản lý đơn hàng,
doanh nghiệp tại các tỉnh đều sử dụng dưới 20% trong đó có Cần Thơ cao nhất
19,30%. Dịch vụ ngân hàng tài chính, đây là d ịch vụ mới chỉ có rất ít doanh
nghiệp quan tâm ứng dụng nên chỉ có 8% doanh nghiệp tại Long An sử dụng;
Cần Thơ là 7,59%. Các tỉnh còn lại có tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng dưới 5%.
Tính đến thời điểm điều tra, vẫn có một số lượng khoảng gần 10% doanh nghiệp
sử dụng dịch vụ điện thoại internet, trong đó Quảng Bình 9,87% và Bắc Giang

9,63%. (hình 5.4)


Hình 5.4. Mục đích sử dụng inte rne t tạ i cá c tỉnh
100%

2.30%
0.00%
7.59%

90%
80%

19.30%

1.14%
1.76%
8.00%

18.28%

50%

3.87%
12.40%

1.78%
9.63%
4.82%
12.98%


0.00%
7.91%

5.10%

9.87%

1.00%
3.00%
1.00%

5.67%
9.89%

70%
60%

0.00%
6.97%

16.50%

5.47%

11.14%

16.57%

20.15%


14.23%

14.55%

12.09%

10.00%

11.21%
8.09%

40%
34.00%

30%
48.84%
20%

45.14%

42.11%

43.23%

47.21%

10%
0%


C ần T hơ

Lo ng A n

A n Giang

B ắc giang

Quảng B ình

Đ ăk N ô ng

Khác

2.30%

1.14%

0.00%

1.78%

7.91%

0.00%

Đ iện tho ại Internet

0.00%


1.76%

6.97%

9.63%

9.87%

5.10%

D V ngân hàng tài c hính

7.59%

8.00%

3.87%

4.82%

5.67%

1.00%

Quản lý đơn hàng

19.30%

18.28%


12.40%

12.98%

9.89%

3.00%

Quảng c áo , tiếp thị

16.50%

11.14%

20.15%

14.55%

11.21%

1.00%

T ìm k iếm thô ng tin

5.47%

16.57%

14.23%


12.09%

8.09%

10.00%

T rao đổi em ail

48.84%

45.14%

42.11%

43.23%

47.21%

34.00%

Với tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng internet vào các m ục đích ở mức thấp.
Các dịch vụ của nhà cung cấp chưa đáp ứng được các yêu cầu của doanh
nghiệp nên số lượng doanh nghiệp phàn nàn về chất lượng sử dụng còn doanh
nghiệp khá lớn. Chỉ có 21,26% doanh nghi ệp có nhận xét về chất lượng sử dụng
dịch vụ của nhà cung cấp là ổn định.
5.3.

Tần suất sử dụng email

Trao đổi email cho công việc kinh doanh đạt tỷ lệ trung bình trong doanh

nghiệp nên tần suất sử dụng email trong doanh nghiệp đối với lãnh đạo, nhân
viên hàng ngày, hàng tuần cũng ở mức dưới trung bình hoặc ít sử dụng với các
lý do khác nhau. Có 28,20% lãnh đạo doanh nghiệp chưa dùng đến email trong
đó 17,42% là không cần đến email. Đối với nhân viên trong doanh nghi ệp, có
29,19% chưa sử dụng email và trong đó 18,04% là không c ần. (hình 5.5)


Hình 5.5. Tần suất sử dụng em ail trong doanh nghiệp
45%

41.97%41.22%

40%
35%
30%
25%
20%
14.94%
12.83%

15%

17.42%18.04%

16.80%
14.44%
10.78% 11.15%

10%
5%

0%
Hàng ngày

Hàng tuần

Ít sử dụng

Lãnh đạo

Sẽ dùng Email

không cần

Nhân viên

Cần Thơ là tỉnh có số lãnh đạo sử dụng email hàng ngày cao nhất
49,33%, và Quảng Bình có tỷ lệ lãnh đạo sử dụng email thấp 7,82%. Có đến
20,28% lãnh đạo doanh nghiệp không cần đến email tại tỉnh Long An và 16% tại
Cần Thơ. Đối với nhân viên trong doanh nghi ệp sử dụng email hàng ngày,
Doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang có tỷ lệ cán bộ nhân viên sử dụng cao nhất
49,91%, tiếp đó là Cần Thơ 46,86%, Đăk Nông 45%, các tỉnh còn lại dưới 20%.
Từ kết quả trên cho thấy, để tạo thành thói quen cho CBCNV s ử dụng
email và tiến tới phổ cập ứng dụng thương mại điện tử cần có thời gian để
doanh nghiệp nhận thức.
6. Ứng dụng website và Thương mại điện tử
6.1.

website

Có tới 73,70% doanh nghiệp chưa có website trong đó doanh nghi ệp

không cần đến website chiếm 27,99% (xem hình 6.1)


Bảng 6.1. Sử dụng w ebsite trong doanh nghiệp

Không cần
w ebsite,
27.99%

Có Website
riêng, 26.20%

Chưa có
w ebsite, ,
45.71%

Bắc Giang và Đăk Nông là hai t ỉnh có tỷ lệ doanh nghiệp có website thấp
(19,58% và 15%). Cần Thơ có tỷ lệ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 32,67%. Long
An, An Giang và Quảng Bình có tỷ lệ tương đương nhau dư ới 25%. (xem hình
6.2)
Hình 6.2. Tình hình xây dựng w ebsite của doanh nghiệp tại địa phương

100%
90%
80%
70%

67.31%

60%


74.43%

78.97%

80.03%

75.41%

24.21%

20.89%

19.58%

24.58%

85.00%

50%
40%
30%
20%

32.67%

10%

15.00%


0%
Cần Thơ

Long An

An Giang

Có website riêng

Bắc Giang Quảng Bình

Đăk Nông

Chưa có website

Mục đích sử dụng website của doanh nghiệp cũng rất hạn chế. Việc đầu
tư thời gian, chi phí và cập nhật thông tin không được thường xuyên: Chỉ có
13,08% doanh nghiệp có cán bộ bộ phụ trách cập nhật thông tin lên website


hàng ngày, 3,84% cập nhật hàng tuần, số còn lại không cập nhật thông tin gì cả
sau khi xây dựng website. Trong số các doanh nghiệp có website riêng cũng chỉ
có 3,90% là có đầu tư nhiều vào việc duy trì, phát triển website. Mức độ an toàn
thông tin trên website của doanh nghiệp rất thấp, chỉ có 5,08% doanh nghiệp có
thông tin đưa lên mạng nhận định là được bảo đảm an toàn thông tin và ở thông
tin được đảm bảo ở mức trung bình là 10,72% .
Việc đầu tư, sử dụng internet rất thấp qua số liệu trên của doanh nghiệp
nên dẫn đến hiệu quả sử dụng website cũng rất thấp, số doanh nghiệp tận dụng
internet vào công việc mang hiệu quả cao chỉ đạt 5,08%. Việc sử dụng website
của doanh nghiệp tập trung vào giới thiệu hình ảnh, sản phẩm, và dịch vụ nên đa

phần là các thông tin tĩnh về giới thiệu hình ảnh sản phẩm, còn đối với các mục
đích khác như: tư vấn online, thanh toán tr ực tuyến, thu thập thông tin khách
hàng, tiếp nhận đơn hàng,…có tỷ lệ dưới 20% doanh nghiệp sử dụng. (xem
hình 6.3)
Hình 6.3. Mục đích sử dụng w ebsite trong doanh nghiệp

Khác
Thanh toán trực tuyến

3.53%
6.07%
17.23%

Thu thập thông tin khách hàng
9.48%

Tư vấn online

15.87%

Tiếp nhận đơn đặt hàng

17.79%

Hỗ trợ đặt hàng và mua hàng

29.94%

Giới thiệu hình ảnh, sản phẩm và dịch vụ
0%


5%

10%

15%

20%

25%

30%

Với mục đích sử dụng website trong doanh nghiệp tại các địa phương chỉ
ở mức trung bình thấp.


Đăk Nông là địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng website vào các
mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh thấp, các mục đích sử dụng đều dưới
10%. Cần Thơ là thành phố lớn nhưng số doanh nghiệp sử dụng website cũng
chỉ ở mức trung bình thấp, dưới 40%.
6.2.

Thương mại điện tử

Trong các doanh nghiệp, việc ứng dụng CNTT hoàn toàn mang tính t ự
phát. Việc phát triển các ứng dụng phục vụ cho thương mại điện tử còn rất hạn
chế và chưa phát huy đư ợc hiệu quả, chưa có sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiều
cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong các doanh nghi ệp. Nhận định của
doanh nghiệp về hiệu quả việc áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh của

mình ở chưa cao: chỉ có 18,66% doanh nghiệp có nhận định ở mức khá trở lên
về TMĐT còn lại là chỉ ở mức độ sơ khai. (xem hình 6.4)
Bảng 6.4. Hiệu quả ứng dụng TMDT trong doanh nghiệp

Cao, 18.66%
Thấp , 38.93%

Trung bình,
42.09%

Doanh nghiệp có nhận thức ở mức khá trở lên về TMĐT tại các địa
phương vẫn ở mức thấp: Cần Thơ 24,14%, Long An 20,43%, Quảng Bình
19,99%, An Giang 18,21%, Bắc Giang 17,12% và Đăk Nông 9,00%.
Lý do của việc ứng dụng thương mại hạn chế có nhiều nguyên nhân,
trong đó việc khách hàng chưa có thói quen giao d ịch qua mạng chiếm tỷ lệ khá
cao chiếm 56,10%%, đồng thời một số yếu tố khác như: chi phí cao 24,23%;


thiếu nhân sự vận hành 30,55%; dịch vụ ngân hàng còn hạn chế 7,00%; tính an
toàn của giao dịch chưa đảm bảo 10,82%; khác 4,02%. (xem hình 6.5)
Hình 6.5. Lý do chưa tham gia hoặc tham gia chưa sâu vào TMĐT

Khác

4.02%

Dịch vụ ngân hàng còn hạn chế

7.00%


Thiếu nhân sự vận hành
Tính an toàn của giao dịch chưa đảm bảo

30.55%
10.82%

chưa có thói quen giao dịch qua mạng

56.10%

Chi phí cao
0%

24.23%
10%

20%

30%

40%

50%

60%

7. Hạ tầng nhân lực CNTT của doanh nghiệp
CNTT là lĩnh vực đòi hỏi cán bộ chuyên trách phải được đào tạo bài bản
nhất. Để đảm bảo việc triển khai Công nghệ thông tin tại đơn vị mình, một số
doanh nghiệp cũng đã tổ chức hình thành hạ tầng nhân lực CNTT từ đội ngũ có

trình độ chuyên sâu về CNTT đến nhân viên biết sử dụng máy tính, việc triển
khai đồng bộ đã mang lại một số hiệu quả trong công tác. Tuy nhiên, việc doanh
nghiệp cần đạo tạo thêm cán bộ sử dụng CNTT cũng chỉ ở mức trung bình
41,47%, và không có nhu cầu đào tạo là 58,46%. Doanh nghiệp có bộ phận phụ
trách CNTT hoặc cán bộ chuyên trách CNTT rất ít, đa phần tập trung vào các
công ty nhà nước, các tập đoàn hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại
chưa thực sự quan tâm đến vấn đề nhân lực cho ứng dụng CNTT, chỉ có
20,03% doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách CNTT và 25,17% doanh nghi ệp
có cán bộ chuyên trách CNTT. (xem hình 7.1)


Hình 7.1. Tình hình nhân sự CNTT trong doanh nghiệp

58.46%

Đào tạo chuyên ngành
CNTT

41.47%

74.82%

Cán bộ chuyên trách
CNTT

25.17%

79.90%

Bộ phận chuyên trách

CNTT

0%

20.03%

10%

20%

30%

40%

50%



Không

60%

70%

80%

90%

Cần Thơ và Quảng Bình là hai địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp có bộ
phận và cán bộ chuyên trách CNTT nhưng c ũng giới hạn dưới 25%. Còn Bắc

Giang và Đăk Nông có t ỷ lệ này rất thấp 9,87% và 4%.
Đối với việc cần đào tạo cán bộ chuyên ngành CNTT, An Giang chiếm tỷ
lệ 46,51%, Đăk Nông 60,21%, B ắc Giang 34,53%. Các t ỉnh Long An, Cần Thơ,
Quảng Bình tỷ lệ này rất thấp dưới 15%, mặc dù việc ứng dụng CNTT của các
tỉnh vẫn đang ở mức trung bình khá.
8. Xu hướng đầu tư ứng dụng và chi tiêu cho CNTT
8.1.

Xu hướng mua sắm, thương hiệu và kênh mua sắm sản phẩm
CNTT

Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng chuyển mua sắm máy tính
để bàn sang mua sắm máy tính xách tay. Việc lựa chọn thương hiệu mua sắm
máy tính cũng khá phong phú và đa dạng. Đối với việc mua máy tính để bàn,
doanh nghiệp đã quan tâm và lựa chọn sử dụng của các thương hiệu Việt như:
Elead; CMC,... Đối với máy tính xách tay, chủ yếu vẫn là các máy tính nổi tiếng
của nước ngoài chiếm lĩnh thị trường, và các doanh nghi ệp cũng lựa chọn sử
dụng các thương hiệu tên tuổi nổi tiếng của nước ngoài chiếm gần 95%: IBM,


Sony, HP, Dell,… Máy chủ, máy in, máy scan thị trường sản phẩm nước ngoài
chiếm ưu thế toàn bộ.
Đối với kênh thông tin giới thiệu sản phẩm được khách hàng sử dụng
nhiều nhất là internet chiếm gần 35% và các tài liệu marketing như tờ rơi, treo
biển quảng cáo, truyền hình…chiếm tỷ lệ khá lớn trên 40%.
Doanh nghiệp mua sản phẩm thường thông qua một số hệ thống: Nhà
phân phối sản phẩm, Các đại lý chiếm khoảng 75%. Đối với các cửa hàng máy
tính nhỏ đa phần doanh nghiệp mua các thiết bị liên quan đến phần cứng, phần
mềm, …
8.2.


Xu hướng đầu tư ứng dụng CNTT.

Kết quả điều tra trong tổng số 1.613 doanh nghiệp cho thấy, xu hướng
của các doanh nghiệp về đầu tư phần cứng (máy tính, máy in, máy fax, máy
scan) chỉ còn ở mức trung bình thấp 39,98%, các thiết bị mạng để kết nối mạng
nội bộ (mạng Lan, mạng wan) 29,37% và các phần mềm cơ bản ứng dụng văn
phòng 32,10%. Việc đầu tư và ứng dụng thêm các phần mềm quản lý 39,75%,
các ứng dụng website cao cấp (sở hữu website riêng, sử dụng dịch vụ thương
mại điện tử) 37,22%. Các giải pháp về lưu trữ, cơ sở dữ liệu (storage, database,
…) 18,92% vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm thực sự, còn mang tính
tự phát trong doanh nghiệp nên tỷ lệ doanh nghiệp muốn ứng dụng thêm dưới
40%. Dịch vụ tư vấn CNTT đã có 59,40% doanh nghi ệp có kế hoạch và nhu cầu
sử dụng. (xem hình 8.1)


Hình 8.1. Ứng dụng thêm sản phẩm / dịch vụ CNTT

45%
40%

42.44%
39.98%

39.75%
37.22%

35%
30%


32.10%
29.37%

25%

21.49%

20%
15%
10%
5%
0%

Thiết bị cơ
Hệ thống
P hần mềm
bản (P C, mạng (LA N,
cơ bản
fax…)
WA N,..,)

P hần mềm Ứng dụng
Dịch vụ tư Giải pháp về
quản lý web cao cấp vấn CNTT
lưu trữ,
CSDL
(sto rage,
database, …)

Đăk Nông là tỉnh mới được thành lập, cơ sở hạ tầng CNTT còn thấp nên

có nhu cầu đầu tư thêm về phần cứng 71,50%, phần mềm cơ bản 64%, các
phần mềm quản lý 69% cao so với các tỉnh còn lại. Về ứng dụng website cao
cấp hơn, Quảng Bình có tỷ lệ doanh nghiệp 44,69%, các tỉnh còn lại đều dưới
30%. Về dịch vụ tư vấn CNTT, Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương và
Long An tỉnh tiếp giáp với Tp. HCM nhưng tỷ lệ doanh nghiệp cần tư vấn và sử
dụng dịch vụ CNTT lại khá thấp 17%, và Long An 11,14%. Đối với giải pháp về
lưu trữ cơ sở dữ liệu phần lớn tập trung vào các doanh nghi ệp có quy mô lớn
nên tỷ lệ sử dụng giải pháp này ở mức thấp, Tỉnh Đăk Nông có số doanh nghiệp
có nhu cầu 42%, và An Giang th ấp nhất so với 6 tỉnh 10,85%.
9. Một số khó khăn điển hình trong ứng dụng và đầu tư vào CNTT
Để thực hiện được các ứng dụng CNTT vào hoạt động doanh nghiệp,
doanh nghiệp cần phải có kế hoạch, thời gian, chi phí ban đầu để tìm hiểu và
nghiên cứu các giải pháp cho phù hợp với Doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực
hiện được cần có sự hỗ trợ từ rất nhiều phía cũng như bản thân các doanh
nghiệp. Hiện nay, với quy mô nhỏ và vừa trong thời kỳ kinh tế khó khăn lên
doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào việc duy trì và phát triển kinh tế nên việc


ứng dụng CNTT còn có nhiều khó khăn trong quá tr ình triển khai như: thiếu trang
thiết bị, ban lãnh đạo chưa thể quan tâm đến CNTT và nhiều lý do điển hình
khác đã được đưa ra tại phần phân tích trên đồng thời sẽ được thể hiện rõ ràng
hơn dưới bảng thống kê sau. Những khó khăn này cũng là những yêu cầu kiến
nghị của doanh nghiệp mong muốn nhận được hỗ trợ. (xem hình 9.1)
.
Hình 9.1. M ột s ố k hó k hăn tr ong ứng dụng & đầu tư vào CNTT

Giá PM nước ng o ài cao , t ro ng nước t hì chưa đủ khả năng đáp ứng

6.25%
18.60%


PM chưa được V iệt ho á, t rình độ t iếng A nh của nhân viên cò n t hấp

9.03%

Khô ng có q uy t rình ng hiệp vụ kinh d o anh rõ ràng

19.37%

Khô ng muốn t hay đổi q uy t rình ng hiệp vụ KD & t hó i q uen làm việc

37.20%

CB khô ng đủ khả năng vận hành các ứng d ụng

6.97%

Thái độ của CB đối với việc ứng d ụng CNTT chưa t ốt

17.82%

Khó khăn về t ài chí nh

25.58%

Thiếu t hô ng t in về nhà cung cấp , SP & DV CNTT

26.35%

B an lãnh đạo chưa t hể hỗ t rợ việc ƯD CNTT


0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%


×