Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Luận văn thạc sĩ ngữ văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn hai cây bút nữ Nam Bộ: Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.85 KB, 111 trang )

B GIO DC O TO
Bộ giáo dục và đào tạo
TRNG
I học
HC sS
PHM
NI
Trờng đại
phạm
hàH
nội
--------&-----------------&--------Vũ thị quỳnh trang
Vũ thị quỳnh trang

Yếu tố trữ tình trong
Yếu
tố trữ
tìnhbút
trong
truyện
ngắn
hai cây
nữ nam bộ:
truyện
ngắn
bút nữngọc
nam tbộ:
Nguyễn
lậphai
emcây
và nguyễn



Nguyễn Chuyên
lập em
và nguyễn ngọc t
ngành: Lí LUậN VĂN HọC

số ngành:
: 60.22.01.20
Chuyên
Lí LUậN VĂN HọC
Mã số
: 60.22.01.20

Lời cảm ơn

Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
TS. Nguyễn
Vănsĩ
Tùng
- ngời
thầy
đã tận
tình chỉ bảo, hớng dẫn
Luận
văn thạc
khoa
học
NGữ
VĂN

và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Em
xin trân
trọng
ơnhc:
KhoaTS.
Ngữ
văn Vn
Trờng
Đại học
Ngi
hng
dncảm
khoa
Nguyn
Tựng
S phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Lí luận
hớng
TS.em
Nguyễn
Văngian
Tùng
văn họcNgời
đã tạo
điềudẫn
kiệnkhoa
thuậnhọc:
lợi cho
trong thời
học tập

và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp
- 2015
đỡ tôi trong quá tr
ìnhhà
họcnội
tập và
hoàn thành đề tài.
H Ni ngy 20 thỏng 7 nm 2015
Tác giả
Vũ Thị Quỳnh Trang


MỤC LỤC
Trang
LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc ng÷ v¨n.................................................................1
LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc NG÷ V¡N.............................................................1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề giao thoa giữa tự sự và trữ tình lâu nay đã được nhiều nhà nghiên
cứu đề cập đến. Nói về sự giao thoa giữa các phương thức sáng tác trong văn
học, K.Pauxtopxki đã nhận định: “…khi văn xuôi đã đạt đến mức hoàn thiện
toàn mỹ thì về bản chất nó thực sự đã là thơ”. Giao thoa thể loại trong văn học
là một hiện tượng đặc sắc, chính sự giao thoa này đã tạo ra thể loại văn xuôi
trữ tình, một trong những thể loại mang âm hưởng khác lạ, không chao chát, ồn
ã; không gai góc, sắc nhọn; văn xuôi trữ tình mang đến sự thi vị, trong trẻo, ấm
áp dù hiện thực cuộc sống trong tác phẩm phản ánh là bi kịch hay hạnh phúc.
Văn xuôi trữ tình nước ngoài ghi dấu ấn với tên tuổi của các tác giả như

K.Pauxtopxki, hay T.S.Aimatop… Ở Việt Nam, dòng chảy văn xuôi trữ tình
hiện đại có khởi nguồn từ giai đoạn văn học đầu thế kỉ XX với tên tuổi của các
tác giả như Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu... Trong cuốn “Sổ tay truyện
ngắn”, Vương Trí Nhàn có nhận định về văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX:
“…chúng ta chứng kiến sự xích lại gần nhau giữa thơ và văn xuôi. Sự xích lại
gần nhau làm cho văn xuôi chúng ta thêm nồng ấm, run rẩy, nhiều chất hội
họa, cô đọng hơn trong những ẩn dụ thấm vào từng câu, từng chữ. Việc xích
lại gần thơ làm cho văn xuôi trở nên sâu sắc, dễ hiểu hơn”. Không khó để
thấy rằng, sự giao thoa giữa trữ tình và tự sự tiếp tục phát triển trong giai đoạn
văn học 1945 – 1986 với một số cây bút tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu,
Nguyên Ngọc, Anh Đức, Lưu Quang Vũ… Đến giai đoạn văn học sau 1986,
văn xuôi trữ tình vẫn như một mạch nước ngầm chảy không ngừng với tên tuổi
của nhiều tác giả như Lê Minh Khuê, Đỗ Chu, Nhật Chiêu, Nguyễn Thị Thu
Huệ ở miền Bắc và Dạ Ngân, Bích Ngân, Nguyễn Lập Em, Nguyễn Ngọc Tư ở
miền Nam…

1


Trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam hiện đại, bên cạnh sự phát
triển mạnh mẽ của bộ phận văn học miền Bắc, không thể không nhắc đến văn
học khu vực Nam Bộ với những trang văn được nhiều người mến mộ. Chúng
ta biết tới mảnh đất Nam Bộ như một vùng đất trù phú thiên nhiên ban tặng,
những miệt vườn sông nước thơ mộng qua trang văn của Sơn Nam, Đoàn Giỏi.
Chúng ta cũng luôn nhắc đến hình ảnh người Nam Bộ trượng nghĩa, khinh tài
bước ra từ những trang văn của Hồ Biểu Chánh, hay sau này là Nguyễn Quang
Sáng, Trang Thế Hy. Từ sau năm 1986, văn học khu vực Nam Bộ bắt đầu phát
triển và hình thành một khu vực văn học riêng, mang tiếng nói, cá tính rất Nam
Bộ. Cho đến nay, văn học khu vực này vẫn khiến nhiều nhà nghiên cứu tranh
biện và trăn trở. Trăn trở xem liệu các nhà văn trẻ khu vực này có cần sự “bứt

phá” để vượt ra khỏi tính tự sự, địa phương để vươn ra chân trời mới hay
không? Trăn trở phải chăng văn chương phương Nam quá phẳng lặng, hiền
hậu như đất như người nơi đây, để dẫn đến hiện tượng “một màu trong văn
chương”?
Khảo sát văn chương Nam Bộ, đặc biệt là thời kỳ sau 1986, có thể thấy,
các tác phẩm đã giúp người đọc hình dung ra khuôn mặt của một vùng đất
mang những nét văn hóa khác biệt so với miền Bắc. Từ sau khi đất nước thống
nhất và đổi mới, thế hệ những cây bút nữ đang phát triển mạnh mẽ ở cả hai
miền. Trong đó, nhiều cây bút trẻ miền Nam bắt đầu ghi những dấu ấn ấn
tượng trên văn đàn như Nguyễn Lập Em, Bích Ngân của thế hệ trước hay
Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Diệp Mai ở thế hệ sau... Tuy hình thành nên
một khu vực văn học riêng, nhưng tình hình nghiên cứu sáng tác của các nhà
văn nữ Nam Bộ trưởng thành sau 1986 chưa thực sự sôi động. Duy chỉ có hiện
tượng Nguyễn Ngọc Tư được các nhà nghiên cứu phê bình quan tâm hơn cả
sau khi tác phẩm Cánh đồng bất tận tạo ra tiếng vang trên văn đàn cả nước.
Đối với các tác giả Nam Bộ trưởng thành giai đoạn trước đáng chú ý có nhà
văn nữ Nguyễn Lập Em, các sáng tác của bà có thể coi như sự tiếp nối nhuần

2


nhị của văn xuôi trữ tình Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Bằng thứ văn phong trữ tình đậm chất Nam Bộ, truyện ngắn Nguyễn Lập Em
tuy không trở thành hiện tượng nhưng đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín của
hội văn học nghệ thuật Việt Nam.
Tựu chung lại, chúng tôi nhận thấy, trước hết đó là sự hấp dẫn của văn
chương phương Nam, thứ văn chương đôn hậu, chất phác mang đến cho nền
văn học nước nhà những tiếng nói đa dạng, phong phú như nhà văn Hữu Thỉnh
từng khẳng định “Đây là một khu vực văn xuôi đặc sắc, có giá trị bổ sung độc
đáo cho nền văn xuôi cả nước, khó có thể hình dung nền văn học Việt Nam

hiện đại nếu thiếu vắng khu vực văn học đồng bằng sông Cửu Long”. Thứ hai,
đó là sự xuất hiện của yếu tố trữ tình trong văn xuôi Nam Bộ. Bên cạnh nội
dung các sáng tác có giá trị ngợi ca thiên nhiên, con người; phê phán những
đổi thay của xã hội; thì truyện ngắn khu vực Nam Bộ thường sử dụng phương
thức sáng tác trữ tình, tập trung phần lớn ở các tác giả nữ. Đó là Dạ Ngân,
Nguyễn Lập Em, Bùi Thị Cao Nguyên, Nguyễn Thị Diệp Mai, Nguyễn Ngọc
Tư... Sáng tác của các nhà văn nữ này có thể được coi như sự tiếp nối liền
mạch với loại hình văn xuôi trữ tình đã hình thành ở Việt Nam từ trước 1945.
Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thấy sự nhất quán trong việc sử dụng yếu
tố trữ tình trong các sáng tác của hai nhà văn Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc
Tư. Nếu như các nhà văn khác sử dụng yếu tố này trong một, hoặc một vài
truyện ngắn, thì hai tác giả nữ trên định hình phương thức sáng tác trữ tình
trong hầu hết các tác phẩm tự sự của mình. Nguyễn Lập Em là nhà văn nữ
trưởng thành sau 1975 còn Nguyễn Ngọc Tư trưởng thành sau 1986, nhưng
thời điểm xuất hiện và có chỗ đứng trên văn đàn của hai nhà văn này gần trùng
khít nhau, đó là vào khoảng sau những năm 2000. Nguyễn Lập Em dành giải
thưởng đầu tiên của Hội văn học nghệ thuật năm 2002, còn Nguyễn Ngọc Tư
cũng nhận giải cho tác phẩm của mình vào năm 2001. Cùng viết về con người,
văn hóa Nam Bộ bằng việc khắc họa tâm trạng nhân vật, hai nhà văn đã mang

3


đến cho văn học Nam Bộ nói riêng những sáng tác trữ tình đặc sắc mang hơi
thở phương Nam, và mang đến cho văn học nước nhà sự kế thừa và phát triển
dòng truyện ngắn trữ tình có nguồn cội vững chắc từ những năm 30 của thế kỷ
trước. Lựa chọn nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc
Tư, một mặt chúng tôi muốn cho thấy sự giao thoa của trữ tình và tự sự trong
truyện ngắn Nam Bộ, mặt khác chúng tôi muốn đặt hai tác giả trong sự đối
sánh, bởi mỗi tác giả lại truyền tải vào trong sáng tác của mình chất trữ tình

riêng, rất cá tính và đặc sắc.
Với mong muốn chỉ ra một cách hệ thống và trọng tâm vào chất trữ tình
trong văn xuôi Nam Bộ sau 1986, qua các sáng tác của hai cây bút nữ Nam Bộ
là Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi thực hiện đề tài “Yếu tố trữ
tình trong truyện ngắn hai cây bút nữ Nam Bộ: Nguyễn Lập Em và Nguyễn
Ngọc Tư”
2. Lịch sử vấn đề
Hai thập niên trở lại đây, văn học Nam Bộ nhận được sự quan tâm của
giới nghiên cứu phê bình. Các nhà văn Nam Bộ đạt được nhiều giải thưởng văn
học và ghi được dấu ấn của mình trên văn đàn cả nước. Qua khảo sát chúng tôi
nhận thấy như sau:
2.1. Lịch sử nghiên cứu yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Nam Bộ
Về lịch sử nghiên cứu chất trữ tình trong truyện ngắn Nam Bộ nói
chung, qua khảo sát chúng tôi ghi nhận được một số luận án, luận văn, và khá
nhiều các bài viết tập trung nghiên cứu truyện ngắn khu vực Nam Bộ, tuy
nhiên việc nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức khái quát như sau:
Luận án Tiến sĩ Tương tác thể loại trong văn học Việt Nam sau 1986, tác
giả Trần Viết Thiện qua việc khảo sát tổng quát về sự tương tác thể loại trong
văn học Việt Nam, cũng có nhắc đến bộ phận các nhà văn Nam Bộ với những
sáng tác mang đậm chất trữ tình như Bích Ngân, Nguyễn Ngọc Tư...

4


Luận án Tiến sĩ Khảo sát đặc điểm truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay
có chỉ ra diện mạo và cảm hứng chung trong sáng tác của các tác giả ĐBSCL
sau 1975. Trong đó, có khái quát “Có thể thấy, nhân vật trong truyện ngắn
ĐBSCL thường đa sầu, đa cảm. Các nhân vật thường lặng lẽ, ưu tư với muộn
phiền, đau khổ” [19, tr.152]. Hay “ Truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay, các
tác giả rất chú ý đến việc xây dựng các chi tiết thể hiện đời sống bên trong,

các trạng thái tâm trạng, trạng thái cảm xúc của nhân vật” [19, tr.155]. Những
ý kiến khái quát trên đều khẳng định một trong những đặc điểm của văn học
ĐBSCL là biểu hiện tâm trạng, tuy nhiên, tác giả chưa khẳng định được đây
chính là sự tương tá giữa tự sự và trữ tình trong truyện ngắn ĐBSCL, và cũng
như chỉ ra được hệ thống biểu hiện cụ thể của chất trữ tình đó.
Ngoài các luận văn, luận án, nhiều bài viết trong quá trình chỉ ra thành
tựu cũng như tổng quan về văn học Nam Bộ, cũng chỉ ra phong vị trữ tình nói
chung trong các truyện ngắn của các tác giả Nam Bộ
Bài viết “Truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay – Thành tựu và những
điều trăn trở”, tác giả Hoài Phương có nhận định: “Truyện có sự vận động và
phát triển rất nhanh (...). Chính sự chuyển tải nhanh và kịp thời nhiều vấn đề
bức xúc, gần gũi với đời sống, cùng giọng văn trầm lắng, nhẹ nhàng, tâm tình
như len lỏi vào tận đáy sâu tâm hồn con người”
Bài viết “Bàn về thế giới truyện ngắn Bích Ngân”, tác giả Huỳnh Phan
Anh có nhận định: “... Điều đáng nói và cũng hiện rõ ràng trong tài năng của
cô là chất giọng Nam Bộ vẫn in đậm trên từng trang viết nhưng không nặng
phần câu nệ, hay cứng nhắc đến cường điệu trong từng câu, từng chữ, mà vẫn
toát ra nét tinh tế và trữ tình riêng mở toang mọi giới hạn...”
Nhận xét về văn học ĐBSCL, trong bài phỏng vấn “Diện mạo văn xuôi
ĐBSCL”, đăng trên Văn học quê nhà, tác giả Nguyễn Lập Em có nhận xét:
“Lối viết giản dị, nhìn nhận cuộc sống có hậu và nhiều mặt tốt đẹp, thể hiện
phẩm chất con người của vùng đất mới với những tính cách nhân vật phóng

5


khoáng, cởi mở, hào hiệp, nhân hậu, sống có nghĩa có tình… là nét chung của
các tác giả ở đây.”
Tóm lại, có thể nhận thấy, hầu hết trong các bài nghiên cứu, các tác giả
đều nhận thấy sự nhẹ nhàng, giản dị trong lối viết, lối miêu tả tâm trạng tinh tế

của các nhà văn Nam Bộ. Tuy nhiên, chưa có bài viết nào chỉ ra cụ thể yếu tố
trữ tình biểu hiện trong các sáng tác của nhà văn Nam Bộ một cách mạch lạc
và hệ thống
2.2. Lịch sử nghiên cứu yếu tố trữ tình trong truyện ngắn hai tác giả
Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư
Nếu như các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư được nhiều nhà nghiên cứu
phê bình, tranh biện thì truyện ngắn tác giả Nguyễn Lập Em lại chưa nhận
được sự quan tâm thỏa đáng. Hầu như chưa có một bài viết, hay luận văn nào
phân tích các sáng tác của bà. Tên tuổi Nguyễn Lập Em chủ yếu được nhắc tới
trong một vài luận văn, bài viết về khu vực văn học Nam Bộ.
Về tác giả Nguyễn Ngọc Tư, qua khảo sát chúng tôi thấy việc nghiên cứu
yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mới ở một vài góc độ nhỏ lẻ,
chưa hệ thống. Các tác giả mới chỉ nhắc đến Nguyễn Ngọc Tư trong việc nghiên
cứu các vấn đề khác. Chúng tôi ghi nhận được điều này ở các bài viết sau:
Trong Luận án Tiến sĩ Tương tác thể loại trong văn học Việt Nam từ
1986 đến nay của tác giả Trần Viết Thiện có nhắc đến sự thâm nhập của yếu tố
trữ tình vào truyện ngắn tạo nên dòng truyện ngắn trữ tình đặc sắc, đặc biệt các
truyện ngắn đậm chất thơ chảy trong văn phong của Nguyễn Huy Thiệp,
Nguyễn Ngọc Tư hay Nhật Chiêu… Để làm rõ biểu hiện của sự tương tác thể
loại trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay, tác giả có minh họa bằng nhiều
tác phẩm, trong đó một vài truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Tác giả khẳng
định sự có mặt của cái tôi trữ tình và chất thơ trong văn của Nguyễn Ngọc Tư.
Nhận xét về nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư, tác giả Nguyễn Ngọc Thành Bảo trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm

6


truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có đề cập tới xu hướng trữ tình hóa trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư: “Về phương diện kết cấu và quy mô nội dung, cốt

truyện Nguyễn Ngọc Tư là cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được kể đơn
giản về số lượng và rất gọn gàng, ít nhân vật và tính cách được mô tả một
cách rất tập trung, cô đọng, nhiều khi chỉ là lát cắt của cuộc sống được phản
chiếu hay chỉ một đoạn đời nào đó của nhân vật chính được quan tâm mà thôi.
Qua khảo sát, nhìn chung có thể kết luận các truyện ngắn của chị có cốt
truyện khá mờ nhạt, nhiều chuyện có thể nói là không có cốt truyện (nó có thể
chỉ là một nét tâm trạng, một tình huống, một hoàn cảnh của nhân vật), và một
số truyện ngắn của chị chịu sự xâm nhập mạnh mẽ của một thể loại trữ tình là
thơ mà chúng tôi tạm gọi là những truyện ngắn – trữ tình hóa, tiêu biểu như
những truyện ngắn: Cái nhìn khắc khoải, Một trái tim khô, Một mối tình…” [4,
tr.63]
Cũng trong luận văn này, tác giả có đề cập đến thủ pháp “dòng ý thức”
trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Thủ pháp này góp phần biểu hiện
sâu sắc nội tâm của nhân vật và là một trong những yếu tố tạo nên chất trữ tình
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Tác giả Nguyễn Thị Phương trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm sáng tác
Nguyễn Ngọc Tư khi nghiên cứu về ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư có nhận định, giọng điệu cơ bản trong các sáng tác của chị là
giọng điệu trữ tình, mượt mà. “Có thể nói đây là giọng điệu cơ bản để tạo nên
chất nữ tính và cũng là sức hút trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Giọng
văn của chị dung dị mà sâu lắng, trữ tình nhẹ nhàng, câu văn mềm mại. Cái
nhẹ nhàng, thủ thỉ của chất trữ tình dường như thấm trong từng câu chữ, cất
lên từ những lời tâm sự, trong những hoài niệm về quá khứ của nhân vật.[35]
Trả lời thắc mắc của độc giả về “Chất thơ trong văn xuôi” trên báo
Quân đội nhân dân năm 2012, nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy điểm đến tên
nhiều tác giả tác phẩm minh họa cho “chất thơ trong văn xuôi”, trong đó có

7



khẳng định, một trong những truyện ngắn giàu chất thơ của văn xuôi Việt Nam
hiện đại là Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Tuy nhiên, chất thơ trong
Cánh đồng bất tận không đóng vai trò chủ đạo trong cốt truyện, mà chỉ đóng
vai trò yếu tố phụ làm nên thành công của truyện ngắn, và chất thơ trong Cánh
đồng bất tận mang âm hưởng của một bài thơ buồn.
Tác giả Đào Duy Hiệp trong bài viết Chất thơ trong Cánh đồng bất tận
đăng trên báo Văn nghệ, số 32 (12/8/2006) có nhận xét về truyện ngắn này tràn
ngập chất thơ, một trong những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn trữ tình:
“Cánh đồng bất tận là một bài thơ bằng văn xuôi. Chất thơ đó nằm trong sự
lặp lại ở các cấp độ từ ngữ, hình ảnh thấm tình người được diễn đạt bằng một
giọng văn dung dị, hiền lành. Bài viết sẽ bắt đầu bằng “nỗi nhớ” và “cánh
đồng” từ chính văn bản truyện ngắn này”
Nhìn lại những đánh giá, nghiên cứu về Nguyễn Lập Em và Nguyễn
Ngọc Tư, có thể thấy chưa có công trình nào nghiên tập trung và hệ thống về
chất trữ tình trong sáng tác của hai cây bút nữ Nam Bộ này. Chính vì thế,
chúng tôi nhận thấy yếu tố trữ tình trong truyện ngắn hai cây bút nữ Nam Bộ
Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư cần phải được nghiên cứu một cách hệ
thống, có lý giải và cắt nghĩa.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu vào
đối tượng chính là chất trữ tình trong truyện ngắn của hai tác giả Nguyễn Lập
Em và Nguyễn Ngọc Tư.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi sẽ tập trung khảo sát sự biểu hiện của yếu tố trữ tình qua các
tập truyện ngắn của hai tác giả như sau:
4.1. Tác giả Nguyễn Lập Em
- Tập truyện Bến nước kinh Cùng, Văn nghệ An Giang, 2003

8



- Truyện ngắn lẻ gồm: Sông vơi, Ngọn gió mùa thương, Chờ bên sông
mưa, Bến sông xưa, Đò khuya, Mộng hoa vàng, Đất trầm thủy
4.2. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
- Các tập truyện ngắn: Giao thừa (2003); Truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư (2005); Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008); Khói trời lộng lẫy
(2010); Đảo (2014);
- Truyện ngắn: Cánh đồng bất tận (2004)
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp nghiên cứu tác giả của thi pháp học
Cùng với các phương pháp trên là những thao tác: tổng phân hợp, phân
tích tác phẩm, so sánh, đối chiếu…
6. Đóng góp của luận văn
Với mong muốn có sự quan tâm thỏa đáng cho khu vực văn học Nam Bộ
nói chung và các cây bút nữ Nam Bộ nói riêng, luận văn muốn khai thác và chỉ
ra một cách hệ thống sự tiếp nối của chất trữ tình trong văn xuôi Việt Nam ở
khu vực văn học phương Nam, cũng như cho thấy những nét riêng đặc sắc chỉ
có ở chất trữ tình trong sáng tác của hai nhà văn nữ Nguyễn Lập Em và
Nguyễn Ngọc Tư. Hi vọng luận văn sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn
diện hơn về văn chương Nam Bộ, cũng như hiểu nhiều hơn về các sáng tác của
hai nhà văn Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và thể loại truyện
ngắn trữ tình nói chung.

9


7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Yếu tố trữ tình trong sự phát triển của thể loại truyện ngắn
hiện đại Việt Nam
1.1. Tổng quan về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn
1.2. Mạch trữ tình trong truyện ngắn một số giai đoạn văn học Việt Nam hiện
đại
Chương 2: Nguyễn Lập Em và chất trữ tình nghĩa hiệp
1.1. Nhân vật đạo nghĩa trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em
1.2. Tình huống truyện “cưu mang” trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em
1.3. Kết cấu hồi cố trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em
1.4. Không gian sông nước lênh đênh trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em
Chương 3: Nguyễn Ngọc Tư và chất trữ tình cảm thương
1.1. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – Những nốt nhạc buồn
1.2. Kết cấu tâm lý và chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
1.3. Nghệ thuật kết truyện bi kịch nhưng không bi lụy
1.4. Không gian văn hóa trữ tình Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

10


CHƯƠNG 1
YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn
1.1.1. Khái niệm trữ tình
“Trữ tình” hay “Chất trữ tình” hoặc “Yếu tố trữ tình” là một thuật ngữ lý
luận văn học, dùng như một khái niệm để nói đến một tính chất của văn học.
Qua khảo sát, chúng tôi ghi nhận được một số quan niệm về khái niệm trữ tình
như sau:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học [13,374]: “Trữ tình (tiếng Pháp

lyricque) là một trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự và
kịch) làm cơ sở cho một loại tác phẩm văn học.[…] Trữ tình phản ánh đời
sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức con người, nghĩa là con người tự cảm
thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế
giới và nhân sinh. […] Nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ bản trong việc
chiếm lĩnh hiện thực, là nhân tố cơ bản quy định những đặc điểm cốt yếu của
tác phẩm trữ tình. Tác phẩm trữ tình thể hiện tâm trạng. Do đó nó thường
không có “cốt truyện” hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này và dung lượng của
nó thường ngắn (vì một trạng thái tâm trạng không thể kéo dài)”
Theo Từ điển văn học[21,1854]: “Trữ tình là một thuật ngữ chỉ một
trong ba phương thức biểu đạt của văn học (bên cạnh tự sự và kịch), ở đây cái
được để lên hàng đầu là chủ thể phát ngôn và thái độ của nó đối với cái được
mô tả”
Trong Giáo trình Lý luận văn học [35,189] có nhắc đến tác phẩm trữ
tình và nội dung của các tác phẩm trữ tình, trong đó khái niệm trữ tình được

11


hiểu là sự “miêu tả và biểu hiện thế giới chủ quan của con người với những
cảm xúc, tâm trạng và ý nghĩ trực tiếp”
Trữ tình còn được hiểu là “chất thơ”: chất thơ hay là chất trữ tình - tính
chất được tạo nên từ sự cô đọng của tâm hồn, sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của
cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi
gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai
Thúy có nhận định về chất thơ như sau: “Chất thơ trước tiên hiểu theo nghĩa
rộng phải gắn với cái đẹp. Cái đẹp có thể là do tự nhiên mang lại như cảnh
mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh thẳm, tạo ra cảm giác dễ chịu cho
người ngắm nhìn. Hoặc, “chất thơ” cũng có thể tạo ra từ những tình cảm,
hành động của con người như: Sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các điệu

múa...”. Như vậy, có thể thấy dù được gọi tên khác nhau, nhưng yếu tố trữ tình
vẫn thống nhất ở nguồn gốc: xuất phát từ tâm hồn, và biểu hiện: qua cảm xúc
và tâm trạng chủ thể.
Tựu chung lại, khái niệm trữ tình được hiểu là phương thức thể hiện của
văn học, đó là phương thức thiên về diễn tả, bộc lộ cảm xúc. Nguyên nghĩa từ
Hán Việt “trữ tình” cũng có ý nghĩa như vậy: “trữ” là thổ lộ ; “tình” là tình
cảm, cảm xúc. Phương thức này chủ yếu được dùng trong các tác phẩm trữ tình
như thơ trữ tình, kí trữ tình v.v... Tuy nhiên, yếu tố trữ tình không những chỉ
xuất hiện trong các tác phẩm trữ tình, mà trong các tác phẩm tự sự hay kịch
cũng có thể sử dụng theo phương thức này. Do vậy, đôi khi người ta dùng cách
nói như “chất trữ tình”, “tính trữ tình” hay “yếu tố trữ tình” để diễn tả đặc điểm
này trong các tác phẩm tự sự. Trữ tình là một khái niệm dùng để chỉ một
phương thức trong sáng tác văn học, trong đó chú trọng đến miêu tả cảm xúc,
tâm trạng, tình cảm chủ quan của chủ thể trữ tình. Chúng tôi sử dụng cách hiểu
thống nhất này để nghiên cứu về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn ở những
phần tiếp theo của luận văn.
1.1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn

12


Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nhà văn sử dụng nhân vật, sự
kiện, biến cố… để bộc lộ tư tưởng nghệ thuật về cuộc sống con người. Khác
với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn
vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng,
phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của
con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.
Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện
ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện
ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều

ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Trong truyện ngắn, yếu
tố tự sự là chủ đạo và xuyên suốt. Tuy nhiên, do bị phụ thuộc vào nội dung
được trần thuật, phụ thuộc vào thể tạng của nhà văn mà trong một số sáng tác,
yếu tố tự sự bị giảm nhẹ. Khi đó, các yếu tố như trữ tình, nghĩ luận sẽ tăng, tạo
ra sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn.
L.Tônxtôi từng thốt lên: “Tôi không bao giờ hiểu đâu là ranh giới giữa
văn xuôi và thi ca”. Còn Pauxtôpxki, “nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh giá
của văn xuôi”, trong Truyện cuộc đời cũng bộc bạch rằng: “Tôi đã nhìn thế
giới xung quanh qua tấm lăng kính trong suốt của thơ… Tôi biết rằng thơ – đó
là cuộc sống được thể hiện ở dạng hoàn thiện nhất, là thế giới mở ra trong tất
cả chiều sâu mà cặp mắt dửng dưng lười nhác không thể nào bao quát
được”…
“Chất thơ của văn xuôi" là chữ dùng K.Pauxtopxki khi nói đến sự giao
thoa giữa trữ tình và tự sự. K.Pauxtôpxki đã chỉ rõ quan niệm của mình về thơ
trong văn xuôi: “Thứ văn xuôi có sức lay động sâu xa nhất - đó là thứ văn xuôi
cô đúc, trong đó loại bỏ tất cả những gì thừa, những gì có thể không nói, chỉ
để lại những gì nhất thiết phải nói. Nhưng để viết cho cô đọng cần phải biết
đầy đủ, ngọn ngành điều mình sẽ viết, sao cho có thể dễ dàng tạo ra những gì
thú vị nhất, đáng kể nhất, không hoà loãng câu chuyện trong nước lã của

13


những chi tiết thừa thãi. Tính cô đọng là do kiến thức đem lại”. Nói về vị trí
chất thơ trong văn xuôi tác giả viết tiếp: “Văn xuôi là sợi cốt, còn thơ là sợi
ngang”. Có thể thấy, quan niệm của K.Pauxtopxki đã chỉ rõ vai trò cũng như vị
trí của thơ trong văn xuôi
Ở Việt Nam, tác giả Lại Nguyên Ân khi bàn luận về chất của văn xuôi
có khái quát về yếu tố trữ tình nói chung và yếu tố trữ tình trong văn xuôi như
sau: “trữ tình thường gắn với những xung động tâm lý căng và ngắn. Ngôn từ

ở trữ tình có ưu thế biểu cảm hơn là mô tả (tạo hình), bộc bạch thế giới bên
trong của chủ thể phát ngôn hơn là vẽ ra thế giới bên ngoài chủ thể ấy. Tất
nhiên, với tư cách là một tố chất thẩm mỹ không nhất thiết phải đi kèm với
ngôn ngữ có vần điệu nghiêm ngặt, trữ tình chẳng những có thể được thể hiện
bằng thơ mà còn có khả năng thể hiện ở văn xuôi. Văn xuôi trữ tình không
phải bao giờ cũng là dạng trữ tình "thuần túy", nhưng chính vì vậy, đây lại là
chỗ lộ rõ dấu vết ảnh hưởng của thơ đối với văn xuôi.”[56]
“Chất thơ” là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn
xuôi, đó chính là yếu tố trữ tình trong văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem
là có yếu tố trữ tình khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc diễn tả
diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế.
Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn có thể nằm trong hình thức thể hiện.
Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp
nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn. Yếu tố trữ tình trong
truyện ngắn cũng có thể thể hiện ở mạch kết cấu, ở những rung động tinh tế
trong tâm hồn nhân vật, ở bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình. Có thể thấy,
yếu tố trữ tình trong truyện ngắn được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và
biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật
hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm
và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm
xúc, tâm hồn. Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là truyện

14


ngắn trữ tình khi mối bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một
biến cố, sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống
hoặc của tâm hồn con người
Khi tổng kết thành tựu văn học viết Việt Nam qua hơn mười thế kỷ, G.S
Nguyễn Đăng Mạnh đã khái quát: “Trong truyền thống văn học Việt Nam, loại

hình trữ tình vẫn trội hơn tự sự, sự kết tinh nghệ thuật thể hiện ở những tác
phẩm cỡ nhỏ hơn là những tác phẩm cỡ lớn. Thực tế đã chứng mình, từ thời kỳ
văn học trung đại, yếu tố trữ tình đã xuất hiện trong nhiều thể loại tự sự như
tiểu thuyết chương hồi mà điển hình là Truyện Kiều của Nguyễn Du, hay các
truyện Nôm cũng đều mượn hình thức thơ để sáng tác. Đến văn học hiện đại,
yếu tố trữ tình đã tạo thành dòng truyện ngắn trữ tình đặc sắc gắn với tên tuổi
các tác gia như Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh…
Có thể thấy, qua từng thời kỳ yếu tố trữ tình thâm nhập vào truyện ngắn
với sự đậm nhạt khác nhau. Sự tham gia của yếu tố trữ tình vào cấu trúc truyện
ngắn khi được thể hiện qua cái tôi cảm xúc, cảm nghĩ, một cái tôi đầy suy tư
của chủ thể trữ tình; khi khác lại được thể hiện qua âm hưởng hào hùng, ngợi
ca trong chiến tranh. Sự thâm nhập và tương tác của tự sự và trữ tình, tạo nên
dấu ấn thẩm mĩ đậm nét. Lịch sử văn học đã ghi nhận, phần lớn truyện ngắn
trữ tình đều xuất hiện sau 1936, và thực sự trở thành một dòng văn học bắt đầu
từ giai đoạn 1936 – 1945 với số lượng các tác phẩm đáng kể và sự định hình
phong cách. Yếu tố trữ tình thâm nhập vào văn xuôi tạo nên truyện ngắn trữ
tình đã đưa vào văn học Việt Nam một chất thơ rất riêng, mang lại cho người
đọc cảm giác cũng như ấn tượng sâu lắng trong tâm hồn. Việc khám phá và đi
sâu vào thế giới nội tâm của con người khiến cho truyện ngắn trữ tình dần trở
thành một trong những thể loại được mến mộ trong tiến trình phát triển của văn
học hiện đại.
1.2. Mạch trữ tình trong truyện ngắn qua một số giai đoạn văn học Việt
Nam hiện đại

15


1.2.1. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân trong giai
đoạn 1930 – 1945
Nếu như dòng truyện ngắn hiện thực thời kỳ trước 1945 đi sâu vào

những vấn đề xã hội nhức nhối như chiến tranh, áp bức, cuộc sống khốn khó
của các giai tầng trong xã hội, sự ngột ngạt về thể chế chính trị, thì dòng truyện
ngắn trữ tình trước 1945 hầu như không đào sâu vào những vấn đề mang tính
bức xúc của xã hội Việt Nam thời bấy giờ mà thường cảm nhận và tái hiện
cuộc sống từ cái Tôi trữ tình cá nhân. Nếu như những nhà văn hiện thực miêu
tả cuộc sống như nó đang diễn ra thì nhà văn trữ tình miêu tả cuộc sống thông
qua lăng kính chủ quan của mình; lăng kính ấy chính là thế giới nội tâm, là
cảm xúc, tâm trạng của nhà văn trước diễn biến của xã hội. Đây chính là
phương thức sáng tác cho mọi nhà văn đi theo dòng truyện ngắn trữ tình trước
1945, dù ở mỗi nhà văn, cái tôi biểu hiện khác nhau.
Tác giả Phạm Thị Thu Hương có nhận xét về truyện ngắn trữ tình Việt
Nam giai đoạn 1930: “...Yếu tố chủ quan của tác giả bao giờ cũng đậm nét:
Dù tả cảnh, tả ngoại hình nhân vật hay tả nội tâm nhân vật” [15]. Sự giao hòa
giữa hai thể loại tự sự và trữ tình mang đến cho người đọc một thể loại văn học
mà ở đó cái tôi tâm trạng diễn biến xuyên suốt chiều dài của các sáng tác. Nếu
như thơ trữ tình biểu hiện cái tôi qua từng vần thơ, âm điệu, thì truyện ngắn trữ
tình biểu hiện cái tôi qua dòng tâm trạng của nhân vật. Truyện trữ tình thường
có cốt truyện bị giảm nhẹ. Nó có cấu tứ gần như thơ trữ tình. “Truyện ngắn trữ
tình thường đi sâu miêu tả một cách tinh tế những phản ứng của tâm thức đối
với “kinh nghiệm sống” (chữ dùng của Nguyễn Tuân). Ý nghĩa của truyện
thường gắn với không khí, tâm trạng bàng bạc của tác phẩm” [15,tr.10]
Từ năm 1936 – 1942, phong cách truyện ngắn trữ tình mới thực sự được
định hình với cây bút truyện ngắn đặc sắc Thạch Lam. Chỉ từ sau khi ba tập
truyện ngắn của Thạch Lam được in trên các báo, truyện ngắn trữ tình mới
thực sự trở thành một khuynh hướng trên văn đàn. Khi đã trở thành một

16


khuynh hướng, dĩ nhiên sẽ được nhiều nhà văn đi theo và thử nghiệm, Xuân

Diệu, Thanh Tịnh, Hồ DZếnh hay Đỗ Tốn đã lần lượt bắt nhịp thể nghiệm các
sáng tác của mình, làm nên một dòng phong cách truyện ngắn trữ tình đặc sắc
và đa dạng.
Chúng tôi muốn điểm qua vài tác giả để cho thấy rõ hơn cái tôi cá nhân
cá thể trong các truyện ngắn trữ tình thời kỳ này. Trước tiên là người được coi
như đã đặt nền móng cho dòng phong cách trữ tình trong văn xuôi giai đoạn
1930 – 1945: Thạch Lam.
Phần lớn truyện của Thạch Lam thuộc loại truyện không có cốt truyện.
Mỗi truyện là một tâm trạng, một bài thơ trữ tình. Nói về cái tôi trong truyện
ngắn trữ tình của Thạch Lam có nhận định cho rằng truyện ngắn Thạch Lam,
các nhân vật không tồn tại với tư cách là đại diện cho những tầng lớp, giai cấp
hay địa vị xã hội nhất định, mà tồn tại với tư cách là những cá tính của cá nhân,
cá thể. Với tư cách là nhưng cá nhân, nhân vật của Thạch Lam là một cái tôi
tinh thần… Cái tôi của Thạch Lam thường khiêm nhường, ẩn trong những con
người bình thường, nhỏ bé, cái tôi của cảm giác, cảm xúc mơ hồ thoáng qua,
khó nắm bắt. Tác giả Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét về bút pháp của
Thạch Lam: "ngòi bút của Thạch Lam thường hướng vào thế giới bên trong...
Với sự phân tích cảm giác tinh tế, giàu chất thơ” [41]
Trong truyện Thạch Lam, ta thấy hiện lên một cái tôi của một người
từng trải điểm tĩnh. Cái tôi trong truyện ngắn Thạch Lam đa dạng và biến hóa:
khi là một thế giới nhân vật nhỏ bé, nghèo khổ, nhưng luôn mang một tấm lòng
trắc ẩn trong Gió lạnh đầu mùa; là cái tôi tự vấn của Thanh trong Một cơn
giận, Liên, Huệ trong Tối ba mươi, hay Sinh, Mai trong Đói; đó cũng có thể là
cái tôi đồng cảm như Dung (Hai lần chết) hay mẹ Lê (Nhà mẹ Lê)... Có thể
thấy, dù đa dạng, nhưng cái tôi trong truyện ngắn Thạch Lam đều thể hiện sự
trải đời, điềm tĩnh của chính tác giả.

17



Xuân Diệu cũng là một trong những tác gia cần phải nhắc tới khi nói về
truyện ngắn trữ tình 1930 – 1945. Với hai tập truyện Phấn thông vàng (1939)
và Trường ca (1945). Nổi lên ở hai tập truyện này là cảm xúc trữ tình của một
cái tôi khao khát mạnh mẽ. Một cơn giận, Sợi tóc hay Tình xưa của Xuân Diệu
đều sử dụng cái tôi để bộc lộ thế giới nội tâm. Hình tượng cái tôi trong truyện
ngắn Xuân Diệu là cái tôi khao khát yêu thương, khao khát giao cảm với đời,
vừa là cái tôi giàu lòng trắc ẩn.
Sự thành công của Thạch Lam, Xuân Diệu trong việc thể nghiệm việc
biểu hiện tâm trạng trữ tình trong văn xuôi đã tạo cảm hứng cho những nhà văn
trưởng thành sau ông như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh... Đi cùng
hướng đi, các tác giả này cũng được ghi nhận với những sáng tác đậm chất trữ
tình: đó là Quê mẹ, Chị và em, Ngậm ngải tìm trầm của Thanh Tịnh; là Chân
trời cũ của Hồ Dzếnh;
Qua khảo sát, chúng tôi cũng ghi nhận những nhận xét của các nhà
nghiên cứu về chất trữ tình trong sáng tác của hai tác giả Thanh Tịnh và Hồ
Dzếnh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng mỗi truyện ngắn của
Thanh Tịnh như một bài thơ trong đó nhiều chuyện có khuynh hướng lãng
mạn rõ rệt, còn một số truyện khác lại có khuynh hướng hiện thực. Một chủ
nghĩa hiện thực trữ tình. Trong lời giới thiệu Văn xuôi lãng mạn Việt Nam,
Nguyễn Hoành Khung đi sâu vào phân tích chất thơ trong Chân trời cũ: "Đó
là chất thơ của hoài niệm, cũng là chất thơ của vẻ đẹp đất nước con người
Việt Nam, "quê ngoại" mà tác giả đữ gắn bó bằng cả máu thịt tâm hồn
mình.”. "Truyện của Hồ Dzếnh thường rất buồn, văn Hồ Dzếnh giàu cảm
xúc, ý vị, tuy mực thước trau chuốt mà lắng đọng dư ba. [41]. Vũ Quần
Phương nhận định "Truyện ngắn Hồ Dzếnh là truyện ngắn trữ tình".
Về cái tôi trữ tình tiếp nối trong truyện ngắn các tác giả sau Thạch Lam,
chúng tôi nhận thấy có sự đồng điệu trong chất trữ tình của những truyện ngắn

18



trữ tình giai đoạn này, đó là hình tượng những cái tôi mà nhiều nhà nghiên cứu
nhận định đó là quá trình “cái tôi gọi những cái tôi, thúc đẩy nhau sáng tạo”
Với Thanh Tịnh, đó là cái tôi tâm trạng ẩn sâu trong cái nhìn của một
cậu bé từ ấu thơ tới lúc trưởng thành trước những đổi thay của làng quê. Làng
Mỹ Lý xuất hiện trở đi trở lại trong 13 truyện ngắn tập Quê mẹ. Từ cảm xúc
rưng rưng ngày trở lại trường của cậu bé trong Tôi đi học, đến những rung
động đầu đời của Mẫn và Hương trong Quê bạn,và rồi là tình quê khi xa làng
Mỹ Lý đi làm ăn xa của Đông và Thuyên trong Tình quê hương...
Với Hồ Dzếnh, chỉ với một tập truyện Chân trời cũ, ông cho thấy một
cái tôi trẻ thơ nhưng luôn ám ảnh bởi những cảm nhận về gia tộc, dòng họ, quê
hương, đất nước. Toàn bộ 15 truyện ngắn trong tập Chân trời cũ, Hồ Dzếnh
viết theo bút pháp trữ tình tự truyện về mối quan hệ, về tư tưởng, tình cảm của
tác giả với từng người thân trong gia đình. Thực vậy, trong Chân trời cũ, chân
dung người mẹ chịu thương chịu khó nuôi con ăn học, chân dung những người
anh, người em, cả một đại gia đình. Dường như, cái tôi tác giả trong truyện vừa
là chủ thể, vừa là đối tượng thẩm mỹ tạo nên tác phẩm là hiện thực nội tâm của
chính nhà văn.
Có thể thấy, yếu tố trữ tình trong văn học giai đoạn 1930 – 1945 đã góp
phần thúc đẩy những cái tôi xuất hiện. Bằng dòng cảm xúc tinh tế, những
truyện ngắn trữ tình thời kỳ này thiên về sự trải nghiệm và thể nghiệm lần đầu
của những cái tôi. Đó có thể là cảm xúc của “qua một đêm mưa rào, trời bỗng
đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa
mùa đông rét mướt”, nơi những đứa trẻ nghèo sống đầy nhân hậu, nơi một
mảnh áo ấm sẵn sàng được sẻ chia. Đó có thể là tâm trạng của một cái tôi trong
trẻo giữa không gian nên thơ “Hàng năm, cứ vào độ cuối thu, lá ngoài đường
rụng nhiều, lòng tôi lại man mác nhớ về những kỷ niệm ấu thơ... Hay đơn giản,
chỉ là ánh mắt lấp lánh hi vọng của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ, ánh mắt
gửi gắm những ước mơ, những khát khao về cuộc sống. Yếu tố trữ tình giúp


19


các nhà văn phát hiện và gieo những thứ xúc cảm tinh tế nhất của con người,
tạo nên một dòng truyện ngắn trữ tình mang âm hưởng đặc biệt, đặt nền móng
cho dòng truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam hiện đại
Phổ âm trữ tình trong truyện ngắn lãng mạn giai đoạn trước 1945 là thứ
âm hưởng của một cái tôi cá nhân, cá thể rõ nét. Sự kế thừa, nối tiếp của các thế
hệ từ Thạch Lam, đến Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh hay Đỗ Tốn khiến cho dòng
phong cách truyện ngắn trữ tình chính thức được khơi nguồn ở Việt Nam.
1.2.2. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng
trong giai đoạn 1945 – 1985
Từ đầu thập kỷ 60 và trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ,
dòng văn xuôi trữ tình tiếp tục nảy nở và phát triển ngay trong hoàn cảnh chiến
tranh như là một biểu hiện của sức sống, vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt
Nam. Truyện của các tác giả thời kỳ này tập trung khai thác vẻ đẹp thiên nhiên,
đất nước và nhất là vẻ đẹp tâm hồn con người.
Thế giới trong truyện ngắn trữ tình thường thể hiện qua tâm trạng, cảm
xúc, cảm giác chủ quan của nhà văn. Trong ba thập kỷ đấu tranh bảo vệ và
thống nhất đất nước, hiện thực xã hội là một hiện thực đầy máu, khói lửa và
bom đạn. Văn học hiện thực nước nhà đã đảm nhận vai trò ghi lại lịch sử cuộc
kháng chiến đầy đau thương nhưng cũng thực đáng tự hào ấy. Còn văn học trữ
tình đảm nhận nhiệm vụ ca ngợi, phát hiện những vẻ đẹp tiềm tàng trong mưa
bom lửa đạn, thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng triệt để và sâu sắc.
Truyện ngắn trữ tình thời kỳ này tập trung khai thác hai chủ đề chính, đó
là vẻ đẹp tâm hồn con người và vẻ đẹp thiên nhiên đất nước. Con người Việt
Nam xuất hiện trong truyện ngắn trữ tình, trước hết là những con người có một
thế giới tâm hồn đẹp. Tâm tư thái độ nỗi niềm của họ đối với đời sống, đối với
nhau là cái nền để tác giả sáng tác nên truyện ngắn. Phẩm chất của họ là cái
chất phù sa lắng đọng qua bao đời nay từ Đất và Nước. Thái độ đối với cách

mạng, với vận mệnh của Tổ quốc lúc lâm nguy là thước đo phẩm giá của một

20


con người. Họ có ở mọi nơi, mọi thành phần, lứa tuổi: những anh chiến sĩ lái
xe, những cô thanh niên xung phong, những anh bưu tá, anh thợ gốm.
Hình tượng con người mang tình yêu và niềm tin vào cách mạng như là
một phẩm chất lý tưởng giúp thi vị hóa các sáng tác về đề tài chiến tranh. Đó là
một ông già người Mèo tên Cắm dành cả cuộc đời mình cho cách mạng trong
Rẻo cao của Nguyên Ngọc. Truyện gần như không có cốt truyện, nhưng lại
mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc: đó là vẻ đẹp tâm tư, tinh thần nhiệt
huyết với cách mạng, với Đảng của ông Cắm, là vẻ đẹp của thiên nhiên, núi
rừng Tây Bắc. Nhận xét về truyện ngắn này, nhà văn Bảo Ninh cho rằng: “
Rẻo cao, tập truyện ngắn trong sáng, tinh tế, vô cùng hồn hậu, chan chứa tình
yêu và ước mơ hạnh phúc, được sống trong hòa bình ấy, thực chất là bức tâm
thư của người chiến sĩ miền Nam, gửi độc giả miền Bắc trước khi lên đường
trường chinh trở lại quê hương, đang lụt chìm trong lửa đạn chiến tranh tàn
khốc” [70]. Trần Đăng Khoa trong tập Chân dung và đối thoại cũng khẳng
định rằng: “Văn Nguyên Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong, lại đượm
ướp một làn hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi” [40]. Chất
trữ tình chảy trong mạch truyện Rẻo cao là chất trữ tình xuất phát từ cảm hứng
lãng mạn cách mạng, với xúc cảm lý tưởng hóa con người, cảnh vật.
Những nhân vật mang một gương mặt tinh thần đẹp từ vóc dáng đến
phẩm chất cũng xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn của Đỗ Chu. Với bút
pháp ước lệ, và lý tưởng hóa con người trong truyện ngắn Đỗ Chu hiện lên
thanh tú, lịch lãm, hiền lành, và hơn hết, họ đều là những con người lý tưởng
của cách mạng. Đó là Chuyên trong Ráng đỏ, cô thanh niên xung phong đã anh
dũng hy sinh để cứu xe trong trận bom của giặc Mỹ. Đó là Quế, một cô văn
công hiền lành nhưng gan góc; kín đáo nhưng sôi nổi. Hay là Vĩnh trong

Tháng Hai, một cán bộ địa chất xông xáo nhưng cũng là một nghệ sĩ tài hoa,
sống đẹp… Nhìn chung, diện mạo nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Chu là hóa
thân của lý tưởng cách mạng, mang vẻ đẹp của con người thời đại.

21


Chiến tranh đã gõ cửa từng mái nhà, bao nhiêu thử thách khốc liệt đã
đến với mỗi người Việt Nam chúng ta. Nhưng những thử thách ấy không làm
cho những người dân Việt Nam chùn bước, trái lại càng quyết tâm trên tuyến
đầu chống Mỹ. Đọc truyện của Nguyễn Thi, Đỗ Chu, Nguyễn Thành Long
chúng ta thấy sự vĩ đại ấy, sự thật khiến cả thế giới phải kinh ngạc, thán phục,
biểu hiện ra ở những lúc, những con người tưởng như bình thường nhất. Đó có
thể là hai đứa trẻ mang tên Đực và Bỉnh trong truyện ngắn đầu tay của Nguyễn
Thi Chuyện xóm tôi (1964), chúng chỉ là hai đứa trẻ bình thường sống ở một
ngôi làng nhỏ nơi miệt vườn Nam Bộ, nhưng trong tâm can hai đứa trẻ ấy, lại
ẩn chứa một sức mạnh phi thường, đại diện cho lòng quật khởi của bao con dân
Việt Nam. Sức mạnh bắt nguồn từ lòng căm thù giặc đã cướp đi tính mạng
người cha,sức mạnh ấy biến thành ý chí quyết tâm, trả thù nhà, đền nợ nước.
Hay truyện ngắn Người mẹ cầm súng, mang đến cho người đọc chân dung
những người phụ nữ anh hùng, giỏi việc nước, đảm việc nhà trong chiến tranh.
Có thể thấy, cảm hứng lãng mạn cách mạng thời kỳ này đã mang đến những
thiên truyện ngắn đẹp, những con người lý tưởng đẹp từ vóc dáng đến tâm hồn
Nói về truyện ngắn trữ tình giai đoạn này không thể không nhắc tới
Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Hình tượng nhân vật Nguyệt
và Lãm với những phẩm chất cao quý, và niềm tin vào tương lai trong hoàn
cảnh bom đạn khốc liệt khiến cho truyện ngắn đậm chất thơ. Nhà nghiên cứu
N.Nicolin có nhận xét về các tác giả văn học thời kỳ này: “Nhà văn thời ấy
đã khá triệt để trong việc thi vị hóa nhân vật. Đây vừa là chỗ mạnh của anh
vừa là chỗ yếu: niềm tin vào chất bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần,

của cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của
mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng”. Mảnh
trăng cuối rừng là một truyện ngắn trữ tình, đậm chất thơ từ cách đặt tên, cho
đến khung cảnh thiên nhiên “Xe trôi trong sương bồng bềnh dưới trăng
thanh”, và tạo hình nhân vật từ vẻ bề ngoài đến phẩm chất. Truyện như một

22


bản giao hưởng tình yêu giữa chiến tranh khốc liệt, người đọc vẫn cảm thấy
vẻ đẹp con người thiên nhiên đầy thơ mộng giữa chiến tranh.
Vẻ đẹp thiên nhiên đất nước cũng được đưa vào trong các truyện ngắn
trữ tình giai đoạn này. Đó là phong cảnh Sa Pa (Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành
Long) với núi cao với thác đổ trắng xóa, đường núi uốn lượn quanh co, cây cối
rậm rạp cứ chen nhau hiện dần lên: “Cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một
cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông
chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn
bao che của những cây tử kinh, thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên
màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những
vòm lá ướt sương, rơi, xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”. Tất cả như
muốn đem đến cho các nhân vật một cảm giác mới lạ, thơ mộng về một vùng
đất, về những khát khao, háo hức khi lần đầu tiên bước chân đến một vùng đất
mới.
Đó là những câu chuyện nhẹ nhàng, lấy cảnh làm duyên cớ để biểu lộ
tâm trạng của nhận vật trong các sáng tác của Đỗ Chu. Cảnh sắc thiên nhiên
trong truyện ngắn Đỗ Chu gắn liền với sinh hoạt của làng quê, đó là cánh đồng,
lũy tre, dòng sông… Thiên nhiên gắn bó mật thiết với cuộc sống con người,
lãng mạn và thật gần gũi, khiến ai đi xa cũng nhớ : “Mùa xuân rồi mùa hạ,
năm lại năm, anh trở về với con sông Cầu lãng mạn như một câu quan họ”,
khiến ai cũng xót đau khi chứng kiến cảnh quê hương bị giặc tàn phá: “từng

con sóng đang đập vào bờ, từng đám lau dưới đê đang bị gió đánh lả lướt đều
muốn nói với cô một điều gì xót xa lắm”. Cảnh vật ở đây giúp bộc lộ nội tâm,
từ đó khiến chất trữ tình chảy tràn trong các truyện ngắn với những cảm xúc
đến từ tâm trạng các nhân vật.
Nhìn chung, có thể thấy, truyện ngắn trữ tình giai đoạn 1945 – 1986
mang âm hưởng của thời đại, một thời đại cách mạng hào hùng. Sự hào hùng
ấy đã thổi vào trong văn thơ những cảm hứng đặc biệt, trong đó, truyện ngắn

23


×