Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tiểu thuyết nguyễn bình phương nhìn từ góc độ thể loại (LV01951)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.37 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ GIANG

TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHÙNG GIA THẾ

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phùng Gia Thế, ngƣời thầy đã
tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này bằng tinh
thần khoa học nhiệt tình và nghiêm túc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầygiáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy
trong quá trình tôi học tập tại trƣờng,phong Sau Đại học - trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ động viên của gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2016
Ngƣời viết

Nguyễn Thị Giang




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết quả
quá trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả với sự trân trọng và biết ơn, nhƣng những nội dung tôi
nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Ngƣời viết

Nguyễn Thị Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................... 7
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 8
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 8
NỘI DUNG ....................................................................................................... 9
Chƣơng 1. NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH
PHƢƠNG .......................................................................................................... 9
1.1. Khát quát về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng ............. 9
1.2. Loại hình nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng .......................... 16
1.2.1. Nhân vật dị biệt .............................................................................. 16
1.2.2. Nhân vật cô đơn ............................................................................. 19

1.2.3. Nhân vật sợ hãi, hoài nghi ............................................................. 23
1.2.4. Nhân vật lưỡng hóa ........................................................................ 27
1.2.5. Nhân vật bản năng, tha hóa ........................................................... 31
1.2.6. Nhân vật đám đông ........................................................................ 38
Chƣơng 2. KẾT CẤU TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG............ 46
2.1. Khái quát về kết cấu tiểu thuyết ........................................................... 46
2.2. Đặc điểm kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng ............................ 49
2.2.1. Kết cấu đồng hiện .......................................................................... 49
2.2.2. Kết cấu lồng ghép (song hành xoắn vặn) ...................................... 56
2.2.3. Kết cấu phân mảnh ......................................................................... 65


Chƣơng 3. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG ................................................ 74
3.1. Không gian nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng ................... 74
3.1.1. Khái quát về không gian nghệ thuật .............................................. 74
3.1.2. Đặc điểm không gian tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ................ 76
3.1.2.1. Không gian hiện thực – huyền ảo ........................................... 77
3.1.2.2. Không gian tâm lí .................................................................... 84
3.2. Thời gian nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng ....................... 88
3.2.1. Khái quát về thời gian nghệ thuật .................................................. 88
3.2.2. Đặc điểm thời gian nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương ..................................................................................................... 89
3.2.2.1. Phi tuyến tính hóa thời gian .................................................... 90
3.2.2.2. “Thời gian trắng” .................................................................... 94
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 101


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ sau 1986, những đổi mới trong đời sống văn hóa – xã hội của
nƣớc ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới toàn bộ diện mạo nền văn
học. Trên văn đàn, tiểu thuyết ngày càng khẳng định vai trò là “xƣơng
sống”, là thể loại “cột trụ” của nền văn học với nhiều tín hiệu đổi mới tích
cực, nhiều khuynh hƣớng tìm tòi thể nghiệm đa dạng nhằm “khơi thông
dòng chảy” (Nguyên Ngọc). Có thể nói, trong đời sống văn học Việt Nam
đƣơng đại, tiểu thuyết là một trong những hiện tƣợng phức tạp và cũng gây
nhiều tiếng vang nhất.
Xét từ góc độ thể loại, tiểu thuyết không cam chịu một hình thức hoàn
kết. Điều quan trọng đối với nó là sự khám phá tối đa với cái thực tại đang
dang dở, “chƣa xong xuôi”, cái thực tại đang thành, luôn cần đánh giá lại, tƣ
duy lại. Nhƣ vậy mỗi cuốn tiểu thuyết sẽ là một sự tìm kiếm và khai thác tiềm
năng của thể loại.
1.2. Nằm trong dòng chảy đổi mới văn học kể từ sau 1986, tiểu thuyết
Việt Nam có nhiều tín hiệu mới, nhiều khuynh hƣớng tìm tòi thể nghiệm đa
chiều. Nhiều tác phẩm, tác giả mới đã lần lƣợt xuất hiện, tạo đƣợc sự chú ý
trên văn đàn nhƣ Nguyễn Xuân Khánh, Châu Diên, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy
Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn Việt Hà, Y Ban… Trong
dòng chảy này, Nguyễn Bình Phƣơng đƣợc giới chuyên môn xem là một
trong những gƣơng mặt tiêu biểu nhất.
Nguyễn Bình Phƣơng trƣớc hết là một nhà thơ. Những sáng tác ban đầu
của ông là các tập thơ: Khách của trần gian (trƣờng ca, 1986), Lam chướng
(1992), Xa thân (1997) cùng một số tiểu luận, truyện ngắn. Ở lĩnh vực tiểu
thuyết, sau sự mở đầu với Vào cõi (1991), Nguyễn Bình Phƣơng tập trung vào


2


thể loại này. Và chính ở đây, tên tuổi của nhà văn dần trở nên quen thuộc
trong đời sống văn học. Nguyễn Bình Phƣơng đƣợc bạn học biết đến nhiều
hơn với sự xuất hiện liên tiếp của những cuốn tiểu thuyết với cách viết mới lạ
về cả hình thức lẫn nội dung: Những đứa trẻ chết già (1994), Trí nhớ suy tàn
(2000), Người đi vắng (1999), Thoạt kỳ thủy (2004), Ngồi (2006), Mình và họ
(2014)... Có thể nói, với những tiểu thuyết này, Nguyễn Bình Phƣơng đã đem
đến cho đời sống văn học một phong cách mới lạ, riêng biệt. Nhìn một cách
tổng quát, sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng không đi khai thác những biểu
hiện bề nổi, những mâu thuẫn gay gắt trong quan hệ con ngƣời, những đối lập
giữa hành vi và bản chất, giữa bản năng và nhân cách mà chú trọng khám phá
và tái hiện một cách sinh động cõi vô thức và những chấn thƣơng trong tâm lí
con ngƣời đƣơng đại. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng có sự khác lạ về nghệ
thuật kết cấu, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật... Sự khai
thác đa dạng hình thức và tiềm năng thể loại là nhân tố hàng đầu thể hiện tƣ
duy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng.
Với tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn việc nghiên cứu Tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương nhìn từ góc độ thể loại làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình. Sự lựa chọn này một mặt giúp ngƣời nghiên cứu nhận diện những
nét độc đáo trong cách cắt nghĩa đời sống của nhà văn; một mặt khác, đây
cũng là cách lí giải, phân tích những đóng góp của nhà văn vào tiến trình tiểu
thuyết Việt Nam đƣơng đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Bình Phƣơng sinh ngày 29/12/1965 tại Thái Nguyên. Thời chiến
tranh tác giả theo gia đình sơ tán về xã Linh Nham thuộc huyện Đồng Hỷ, đến
1979 mới trở lại thành phố Thái Nguyên. Ông học hết trung học phổ thông
năm 1985 rồi vào bộ đội. Năm 1989 vào học trƣờng viết văn Nguyễn Du, ra


3


trƣờng công tác một năm ở Đoàn kịch nói Quân đội rồi chuyển sáng làm biên
tập viên của Nhà xuất bản Quân đội và hiện nay đang là Tổng biên tập Tạp
chí Văn nghệ quân đội.
Nguyễn Bình Phƣơng viết văn bằng niềm đam mê, sự nhạy cảm cộng với
tri thức văn hóa và văn chƣơng của một cây bút đƣợc đào tạo căn bản. Tác giả
viết đều tay ở nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết... Cho đến
nay, Nguyễn Bình Phƣơng thành công nhất trong lĩnh vực tiểu thuyết với tám
cuốn tiểu thuyết đƣợc xuất bản.
Với những nỗ lực tìm hƣớng đi mới cho tiểu thuyết và quan niệm “Nghệ
thuật tiểu thuyết, ở một chừng mực nào đó chính là nghệ thuật của sự nối kết
các điểm chính với nhau chứ không phải sự nhẫn nại đi theo lộ trình tuần tự
đều đặn của thời gian và sự kiện”, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng vì thế có
nhiều điểm khác lạ và thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn
học. Nguyễn Bình Phƣơng đã đƣợc báo giới đánh giá nhƣ một “hiện tƣợng
văn học”. Đã có nhiều báo cáo khoa học, tiểu luận, khóa luận đại học, luận
văn cao học nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng. Qua quá trình
tìm hiểu, khảo sát những công trình đã nghiên cứu về Nguyễn Bình Phƣơng
nói chung và tiểu thuyết của ông nói riêng, chúng tôi thấy những nghiên cứu
trƣớc đã quan tâm tới các phƣơng diện sau:
2.1. Về con đường sáng tạo của Nguyễn Bình Phương
Phùng Văn Khai trong bài Tản mạn Nguyễn Bình Phương đã phác họa
chân dung nhà văn Nguyễn Bình Phƣơng không chỉ ở sự nghiệp văn chƣơng:
“Nếu coi văn chương là một nghề thì cái nghề ấy đã đeo gông đóng số
Nguyễn Bình Phương..., yêu nghề đến ngẩn ngơ, yêu đến hành xác tâm linh,
sùng tín như anh quả hiếm” [27; tr.37], mà còn với đầy đủ từ hình dáng bên
ngoài đến nội tâm bên trong: “Nguyễn Bình Phương có một khuôn mặt rất


4


buồn. Anh ít nói trong các đám đông hoặc hai người với nhau. Nhưng anh
chăm chú mọi người, chăm chú vào câu chuyện và rất sắc sảo, độc đáo trong
suy nghĩ” [27; tr.52]. Cũng trong tiểu luận này, Phùng Văn Khai khẳng định
những tiềm năng văn học dồi dào của Nguyễn Bình Phƣơng: “Trữ lượng văn
xuôi Nguyễn Bình Phương là một trữ lượng tiềm tàng mà nhà khai thác đang
vào độ thuận để đưa ra đời sống những thân phận, những tư tưởng, những
thắc mắc, những lo toan, những dự báo cho chính đời sống này”[27; tr.91].
Theo Phùng Văn Khai: “Chỉ một thời gian không xa nữa, với nội lực sáng
tạo của nhà văn, chúng ta sẽ có một cái gì đó về văn xuôi đƣơng đại, một cái gì
đó mà phải nói thật rằng chúng ta đã chờ đợ từ lâu, không thể phủ định những
thành tựu văn xuôi trƣớc đó mà là một bức phát triển tiếp nối” [27; tr.98].
2.2. Về cái mới trong nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Trong số những tài liệu nghiên cứu về Nguyễn Bình Phƣơng đã có một
số bài viết trực tiếp đề cập đến nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết, trong đó chủ
yếu bàn về tƣơng quan giữa yếu tố thực và ảo trong sáng tác của ông.
Tiêu biểu trong số này có: Hoàng Quỳnh Nga với Dấu ấn của chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương
[40]; Đoàn Minh Tâm với Những đặc trưng của bút pháp hiện thực huyền ảo
trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương [47]; Nguyễn Thị Thanh
Huyền với Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương [26]; Nguyễn Chí Hoan với bài viết Cấp độ hiện thực và sự huyễn ảo
của ý thức trong Thoạt kỳ thủy...
Cái hiện thực huyền ảo đƣợc Hoàng Quỳnh Nga chỉ ra trong tiểu thuyết
Người đi vắng của Nguyễn Bình Phƣơng là hiện thực lai ghép: thành thị - nông
thôn, yếu tố thực - ảo. Nhân vật của Nguyễn Bình Phƣơng đƣợc xem là “nhân
vật tàn khuyết về tâm lý”, bao gồm những con ngƣời mắc bệnh và chịu sự ám


5


ảnh. Trong các báo cáo khoa học “Lời câm của nhân vật Tính trong Thoạt kỳ
thủy” [39], “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Người
đi vắng” [40], tác giả đã phân tích những nét độc đáo của Nguyễn Bình Phƣơng
trong việc sáng tạo ra một thế giới nhân vật chịu nhiều ám ảnh, ngôn ngữ đặc
biệt của giấc mơ, ngôn ngữ lời câm chắp dính, phi lôgic.
Đoàn Minh Tâm trên Báo Văn nghệ Trẻ khái quát “Những đặc trưng
của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi [47] ở ba dạng thể: bút pháp
huyền ảo phi lí của Kafka, bút pháp huyền ảo siêu nhiên và huyền ảo tâm lý.
Qua đó thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa tự nhiên,
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đậm nét trong sáng tác của Nguyễn Bình
Phƣơng và trong sáng tác văn chƣơng đƣơng đại nói chung.
Có thể thấy, bút pháp hiện thực huyền ảo của Nguyễn Bình Phƣơng đã
đƣợc đề cập đến trong nhiều bài báo, khóa luận và luận văn. Điều này cho
thấy, hiện thực huyền ảo là một khuynh hƣớng sáng tác đặc trƣng của tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phƣơng. Từ đó có thể nói, văn học hiện thực huyền ảo là
bƣớc phát triển vƣợt lên văn học huyền ảo giai đoạn trƣớc.
Kết cấu cũng là một trong những yếu tố cách tân của Nguyễn Bình
Phƣơng đƣợc các nhà phê bình nghiên cứu văn học tập trung tìm hiểu khai
thác. Thụy Khuê là ngƣời sớm quan tâm tới sáng tác của nhà văn này. Nhà
phê bình đã viết nhiều tiểu luận về tiểu thuyết của nhà văn. Trong bài Thoạt
kỳ thủy trong vùng Cậm Cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương, Thụy Khuê
nhận xét: “Thoạt kỳ thủy là bài thơ đẫm máu và nước mắt, đẫm tang thương,
đầy huyễn hoặc, viết về hành trình của một cộng đồng, dù đã nửa phần điên
loạn” [29]. Về hình thức nghệ thuật, Thụy Khuê đánh giá: “Thoạt kỳ thủy là
cuốn tiểu thuyết khác thường, khó đọc bởi lối hành văn cấu trúc truyện rất
lạ... không phải là những trang viết truyền thống vì vậy cần cách đọc không


6


truyền thống. Những yếu tố vừa kịch, vừa phi kịch, vừa thơ, vừa phi thơ là
những mấu chốt cấu trúc tiểu thuyết” [29]. Theo Thụy Khuê, để tiếp cận đƣợc
Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng cần tập trung khám phá sự giao thoa
của các thể loại kịch, thơ, tiểu thuyết.
Hoàng Cẩm Giang trong luận văn thạc sĩ Cấu trúc thể loại tiểu thuyết
Việt Nam đầu thế kỉ XXI đã chỉ ra vấn đề về cấu trúc tác phẩm và sự phá vỡ
đặc trƣng thể loại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng. Hoàng Cẩm Giang
viết: “Xen kẽ giữa các dòng tự sự, ngƣời đọc liên tục bắt gặp những khúc
đoạn lạ mang chức năng “ngoại đề” – vốn không nằm trong “chính mạch tự
sự”... để lại những khoảng trống mênh mang trên văn bản” [16; 52].
Tác giả Trƣơng Thị Ngọc Hân nhận ra đặc điểm xoắn kép nhiều mạch
chảy song song trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng: “Nguyễn Bình
Phƣơng và cây bút đƣơng đại khác không đi theo lối kết cấu cũ. Ông đã phá
tung mọi rào cản để tạo sự tự do tối đa cho tác phẩm. Ở đó mạch chảy song
song đến cuối tác phẩm đã hòa vào mạch chung, có tác phẩm đƣợc xây dựng
bởi rất nhiều mạch tạo thành kiểu đa giọng điệu độc đáo” [22].
Tác giả Bùi Thị Thu khi nghiên cứu “Một số đặc điểm đáng chú ý của
tiểu thuyết truyện ngắn ở Việt Nam những năm gần đây” [54] đã khảo sát một
số tiểu thuyết đƣơng đại trong đó có tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng.
Bùi Thị Thu đã phân tích một số đặc trƣng chung trong cấu trúc, ngôn ngữ,
giọng điệu của tiểu thuyết nhƣ “cấu trúc phức hợp, cấu trúc hệ thống biểu
tƣợng, sự mời gọi ngƣời đọc của ngôn ngữ và tính đối thoại của giọng điệu”.
Trong các bài viết của mình, các tác giả Thụy Khuê, Trƣơng Thị Ngọc
Hân, Nguyễn Chí Hoan... cũng đi vào phân tích những đổi mới của Nguyễn
Bình Phƣơng trong việc phá vỡ kiểu kết cấu tiểu thuyết truyền thống để thể


7


nghiệm sự cách tân theo hƣớng kết cấu xoắn kép nhiều mảng, kết cấu liên
văn bản...
Điểm qua các bài viết về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng, chúng tôi
nhận thấy, cho dù đƣợc khám phá từ nhiều bình diện khác nhau song việc
nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng nhìn từ góc độ thể loại lại chƣa
đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm thỏa đáng. Chính vì vậy, trên cơ sở những
gợi ý của những ngƣời đi trƣớc, chúng tôi đặt vấn đề tập trung tìm hiểu tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phƣơng nhìn từ góc độ thể loại với mục đích tìm hiểu
sâu và bổ sung thêm những vấn đề còn bỏ ngỏ, từ đó đề xuất một hƣớng tiếp
cận tác phẩm từ phƣơng diện cấu trúc và tiềm năng của thể loại.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, phân tích tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng nhìn từ góc độ thể
loại; nhìn nhận đánh giá một cách khách quan, khoa học về những khả năng
và giới hạn về các sáng tác của ông. Từ đó làm rõ thêm nét độc đáo trong lối
viết của Nguyễn Bình Phƣơng và khẳng định vai trò của nhà văn trên con
đƣờng cách tân tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích những nét độc đáo, khẳng định đóng góp và giới hạn của tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phƣơng nhìn từ góc độ thể loại.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng nhìn từ góc độ thể loại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Bình Phƣơng:
- Người đi vắng (1999)


8


- Thoạt kỳ thủy (2004)
- Ngồi (2006)
- Mình và họ (2014)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích đối tƣợng theo quan điểm hệ thống.
- Phƣơng pháp xác định lịch sử - phát sinh.
- Phƣơng pháp so sánh.
- Phƣơng pháp so sánh hệ thống.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa kiến thức về tiểu thuyết với tƣ cách một thể loại văn học.
- Đƣa ra cách tiếp cận mới đối với tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng nhìn
từ góc độ thể loại.
- Chỉ ra những đóng góp và giới hạn của tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phƣơng trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chƣơng:
Chương 1. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng
Chương 2. Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng
Chương 3. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phƣơng


9

NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG
1.1. Khát quát về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm nhân vật đƣợc định nghĩa là:

“con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học… một đơn vị nghệ
thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất nó với con ngƣời thật trong đời
sống… thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về
con ngƣời… luôn gắn chặt với chủ thể trong tác phẩm” [7]. Nhân vật luôn là
trung tâm của sáng tác văn học, là hình chiếu tƣ tƣởng và năng lực nghệ thuật
của nhà văn. Trong sự biến đổi của kỹ thuật tiểu thuyết đƣơng đại (cấu trúc
lắp ghép, phân mảnh, sự luân chuyển ngôi kể, đa dạng hóa các loại giọng trần
thuật…), xu hƣớng xây dựng hình tƣợng nhân vật cũng thay đổi. Các cây bút
tiêu biểu nhƣ Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà… ít chú ý lấy
nguyên mẫu từ trong đời sống mà thiên về hƣớng mờ hóa, vô danh hóa. Họ
thƣờng dị biệt hóa nhân vật về hình thức và tính cách. Với quan niệm “không
xây dựng nhân vật điển hình”, Nguyễn Bình Phƣơng đã đi có những bƣớc đi
khác biệt so với cách xây dựng nhân vật của tiểu thuyết truyền thống. Bên
cạnh những con ngƣời bình thƣờng, nhà văn tạo nên một hệ thống nhân vật
mang tính đặc thù: nhân vật dị biệt, nhân vật cô đơn, lƣỡng hóa hoặc kì ảo, hƣ
ảo, nhân vật bản năng, tha hóa…
Không mở đầu và cũng không có kết thúc, vừa sắc nét vừa mơ hồ, đọc
tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng ngƣời ta có thể dừng ở bất cứ chƣơng
nào, bởi nó không có kết thúc hoặc gợi mở rất nhiều kết thúc. Các nhân vật
không có tiểu sử, hay nói cách khác tiểu sử nhân vật là sự xâu chuỗi những


10

ám ảnh. Lối kết cấu theo dòng tâm trạng nhƣ thế tạo cho tác phẩm một không
khí mơ hồ nhuốm màu huyền thoại. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng,
nhân vật đƣợc miêu tả nhiều nhất không hẳn là nhân vật chính. Nhân vật
chính tồn tại đâu đó trong những nhân vật, trong tác giả hay trong ngƣời đọc.
Thế giới tâm linh đƣợc Nguyễn Bình Phƣơng khai thác triệt để không chỉ ở
con ngƣời mà còn ở ngay nơi cảnh vật: dòng sông, ngọn núi, cơn mƣa, cây

cầu, đƣờng phố… và cả những yếu tố không hiện diện trực tiếp trong tác
phẩm. Huyền thoại hóa cuộc sống đời thƣờng là một đặc điểm dễ nhận thấy
trong toàn bộ tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng. Đọc Nguyễn Bình
Phƣơng, thấy hiện thực đƣợc mô tả trong tác phẩm bao giờ cũng đƣợc bao
phủ bởi một màn sƣơng huyền bí và những ảo ảnh mơ hồ. Ngôn ngữ tác phẩm
nhƣ đƣợc cất lên từ một cõi âm u nào đó, có khi nhƣ là những lời thì thầm
giữa hƣ không.
Khảo sát thế giới nhân vật trong các tiểu thuyết (Người đi vắng, Thoạt kỳ
thủy, Ngồi, Mình và Họ) của Nguyễn Bình Phƣơng, chúng tôi nhận thấy trong
mỗi tác phẩm lại có những kiếp đời riêng biệt, không giống nhau, méo mó,
cỗi cằn, thảm hại… Nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng không theo
một mô típ có sẵn. Đặc điểm này khiến tác phẩm của nhà văn không dễ đọc
và cũng khó có một cách khai thác chung. Cũng nhƣ các nhà văn cùng
khuynh hƣớng, dấu ấn tƣ duy đƣơng đại của Nguyễn Bình Phƣơng trƣớc hết
thể hiện ở chủ trƣơng từ giã các lối viết công thức, sáo mòn của truyền thống.
Trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng, không có bóng dáng của nhân vật
điển hình mang tầm khái quát cho mọi tính cách lớn lao trong đời sống. Thay
vào đó là đủ thứ hạng ngƣời trong nhân gian, đại đa số là những đám đông
bệnh hoạn, u tối, méo mó cả thể xác lẫn tinh thần. Thế giới ngƣời trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phƣơng đa dạng, song không có nhân vật nào mang tính


11

cách điển hình mà phần lớn đó là những mảnh vỡ méo mó, dị nghịch, điên
loạn (Tính, ông Phùng, ông Phƣớc trong Thoạt kỳ thủy; cụ Điển, ông Điều,
lão Bính trong Người đi vắng; Khẩn trong Ngồi hay Hiếu, anh trai Hiếu…
trong Mình và Họ...).
Người đi vắng đƣợc xuất bản lần đầu nắm 1999, tiểu thuyết này đã
khẳng định thêm lối đi riêng của Nguyễn Bình Phƣơng trong thể loại tiểu

thuyết. Trong một phong cách riêng – xen cài giữa thực và ảo, sự đan cài giữa
lịch sử và hiện tại, Người đi vắng kể về số phận những con ngƣời trong một
gia đình trên đất Thái Nguyên cùng với bóng dáng lịch sử, linh hồn của quá
khứ vẫn đọng trên mảnh đất này. Nếu cuộc khởi nghĩa chống Pháp thất bại
năm xƣa của nghĩa quân Đội Cấn vẫn chập chờn nhƣ một ảo ảnh, xa xôi… thì
cuộc sống hiện thực hôm nay lại tràn ngập sự đổ vỡ và mệt mỏi lòng tin. Ở
đây, những kẻ tệ hại nhất lại đƣợc miêu tả nhƣ những ngƣời bình thƣờng.
Không nhân vật trung tâm, lí tƣởng. Không có những bản ca tụng. Tất cả chỉ
là một “mớ” ngƣời: một gia đình nhỏ ngang nhiên lừa dối nhau; một đoàn
kịch nhếch nhác, hủ bại và dâm đãng. Vợ chồng Thắng – Hoàn sống yên ổn
những vẫn không thể hòa nhập cùng nhau, họ hành xử với nhau nhƣ ngƣời xa
lạ. Hoàn tìm đến vòng tay của ngƣời đàn ông khác, đó là Cƣơng, còn Cƣơng
lại ngủ với Phƣợng – một cô gái cùng đoàn. Người đi vắng là một hiện thể
của những con ngƣời “tha hóa” và “bệnh hoạn”. Nhƣng các nhân vật “bình
thƣờng” ấy lại luôn bị ám ảnh sợ hãi dày vò khiến nó luôn ở trong tình trạng
thất thƣờng, bất an. Trong Người đi vắng Chung là một điển hình. Tiếng rao
hoạn lợn với từ “thiến” đầy ám ảnh với anh ta. Không ai “thiến” Chung
những suốt cuộc đời anh ta phải sống trong sợ hãi. Nhiều nhân vật khác trong
Người đi vắng cũng có những ám ảnh tƣơng tự: hình ảnh cái bóng đen ngƣời
đàn ông cầm cuốc bổ xuống,.. Rồi Hoàn với sự “bồn chồn”, “bàng hoàng”


12

thƣờng trực. Rồi những ngƣời đàn ông, đàn bà tìm đến nhau, làm tình với
nhau: Thƣ bạn Hoàn với Thắng, Cƣơng với Phƣợng, Sơn với Hà… vừa nhƣ
giải tỏa ám ảnh tình dục, vừa nhƣ một lối thoát tinh thần để có thể lấp đầy
những khoảng trống. Cái đáng sợ nhƣ lơ lửng vô hình nhƣng nỗi sợ hãi của
nhân vật ở đây là có thật nó ảm ảnh đến sự bất trắc của cuộc đời. Trong Người
đi vắng nhân vật gợi nhiều xót xa nhất đó là Sơn, Sơn “không biết yêu, không

bao giờ mơ, hắn chỉ có nhu cầu”. Sơn chết vì một trong vô vàn những nỗi
đam mê của con ngƣời. Thèm khát có đƣợc bộ dàn nghe nhạc compắc, Sơn bỏ
dở buổi xem phim với Hà, lộn về trèo lên gác nhà hàng xóm tìm cách lấy trộm
bộ dàn máy. Bị thằng bé “nửa ngƣời nửa ngợm” con chủ nhà phát hiện, Sơn
bóp chết nó, rồi hốt hoảng lao ra cửa sổ, ngã lộn và chết ngay với cặp mắt
trừng trừng kinh hoàng. Cái chết của Sơn và của cả thằng bé nữa đều bởi một
lý do nhƣ chẳng phải là một lí do gì cả: cái chết giản đơn vô nghĩa biết chừng
nào. Người đi vắng nhƣ một bản nhạc triền miên, u mê hỗn độn nhƣ “không ai
kết thúc đƣợc đêm”. Kết thúc tác phẩm là cảnh làm tình giữa Thắng và Thƣ –
bạn của Hoàn. Thắng sững sờ bởi câu nói của Thƣ: - Thế từ trƣớc đến nay anh
làm gì? “Bởi thực sự anh không nhớ nổi bao nhiêu năm qua cơ quan anh làm
gì và bản thân anh làm gì”, “mọi thứ cứ đều đặn trôi cùng thời gian, u mê, vô
nghĩa”. Có thể coi Người đi vắng là cuộc đối thoại với hiện thực khốc liệt của
đời sống, sự bê tha, nhếch nhác của con ngƣời, sự suy đồi ghê gớm của đạo
đức và xã hội; đồng thời cũng là đối thoại với cô đơn, tha hóa của con ngƣời
cá nhân trong xã hội hiện đại. Có lẽ, sự hấp dẫn của tác phẩm là ở chỗ vấn đề
mà nhà văn quan tâm cũng là cái mà con ngƣời thời đại quan tâm?
Thoạt kỳ thủy là cuốn tiểu thuyết có cái tên rất lạ - cái tên nhƣ gợi về
một tiền kiếp xa xăm. Tuy đƣợc trình bày theo một lối cấu trúc lạ, song đó
vẫn là câu chuyện văn chƣơng muôn thƣở về thân phận con ngƣời. Có thể ví


13

Thoạt kỳ thủy là một tác phẩm của sự dung hợp nhiều thủ pháp hội họa, âm
nhạc, điện ảnh để tạo ra một bức tranh có nhiều mảng ghép, với rất nhiều
những vệt màu buồn gợi một không gian u ám, xa xôi, trì đọng đến nghẹ thở.
Trên cái nền ấy là một đám đông không ai rõ mặt ngƣời. Rất nhiều ngƣời
điên, què quặt, bản năng. Đây là cảnh ăn uống, kia là giết mổ, đánh đập và
tình dục. Trong bức tranh Thoạt kỳ thủy, không thấy nhân vật nào có hình hài

cụ thể, rõ nét, rành mạch. Ở đó ngƣời ta chỉ thấy sự điên khùng, nghiện ngập,
ƣa đánh đập, bản năng, thất thần, điên dở và đáng thƣơng. Ngụp lặn trong cõi
sống triền miên, họ không có khao khát, không có điểm tựa, không chút lờ mờ
cá tính. Những nhân vật trong Thoạt kỳ thủy chẳng rõ gốc tích gì và rồi cũng
biến đi vô tăm tích giữa cuộc đời. “Quê ông Phùng nghe đâu xa lắm”, gia
đình ông Phƣớc ở đâu “không rõ”, Hiền bỏ đi đâu “không ai rõ”, ông Sung
“sau đợt đƣa tân binh lên biên giới phía bắc không thấy quay về xã”, Nam
“nghe tin đồn hy sinh ở Trùng Khánh”… Trên cái nền tăm tối ấy, Tính - nhân
vật chính hiện ra đầy quái dị: “Tay dài. Chân ngắn. Lông tay đỏ hồng, ngón
chân không phân đốt… đi nhƣ vƣợn, ngồi nhƣ gấu, không biết chữ”. Tính hầu
nhƣ không kết nối với xung quanh bằng quan hệ xã hội gì mà chỉ là những
quan hệ bản năng sơ khai nguyên thủy. Tính là một ngƣời điên, lơ ngơ trong
cõi thực. Cả cuộc đời của Tính là sự cô đơn ngập tràn trong lối thoát. Có thể
nhận ra Thoạt kỳ thủy là một câu chuyện miên man đầy rẫy những ảo ảnh, xót
xa đau đớn về thân phận con ngƣời.
Với Ngồi, ngƣời đọc nhƣ bị tung vào thế giới bầm dập thác loạn. Một
đời sống đƣơng đại phức tạp nhƣ nó vốn thế. Tác phẩm tụ vào ba nhân vật
công chức Khẩn, Nghĩa, Hùng… Họ đến cơ quan chẳng biết để làm gì. Thậm
chí cái cơ quan đó tên là gì nhà văn cũng chẳng cần giới thiệu. Chỉ biết, đó là
nơi các “công chức gia” tán gẫu, chửi bậy, đấu đá và bàn chuyện chơi gái. Ta


14

lại gặp ở đây toàn những khuôn mặt vô hồn và cái mô típ chủ đề quen thuộc
của nhà văn: không có tình yêu trong cõi thực – cõi thực chỉ có tình dục và
thác loạn. Nhân vật trong Ngồi dƣờng nhƣ không có gì đề bấu víu ở hiện thực.
Đôi lúc Khẩn và Thúy có đi tìm Quân (chồng Thúy) nhƣ là tìm “một cái gì”
mà việc thấy hay không cũng chẳng làm sao. Kết thúc chuyện, Nghĩa bị Sida,
Trƣơng bị điên, Thúy không tìm đƣợc chồng và cũng chẳng muốn tìm, Khẩn

bất lực buông xuôi rồi chìm ngỉm đi giữa những khuôn mặt ngƣời ào ào trôi
qua, đẹp và xấu, vui tƣơi hay vô cảm… nhƣ một biểu tƣợng hỗn loạn của cõi
nhân sinh. Trong Ngồi không có tiếng rao hoạn lợn nhƣng tiếng gõ mõ “cốc
cốc cốc…” cũng là một ám ảnh đối với nhân vật ở một mình, đối diện với
chính mình giữa cõi vắng của cuộc đời.
Đọc Mình và Họ, có thể nhận ra chƣa bao giờ Nguyễn Bình Phƣơng mô
tả hiện thực một cách trần trụi nhƣ thế. Nhân vật chính, Hiếu - một thanh
niên “đọc nhiều sách”, làm việc trong thƣ viện một cơ quan tại Hà Nội, sống
trong một phòng trọ tồi tàn nhƣng lại là thành viên một băng buôn thuốc
phiện và là ngƣời tình của Trang – chủ băng. Ông ngoại Hiếu là “trùm phỉ”,
mẹ Hiếu đi tù vì tội “buôn hàng quốc cấm‟, anh Hiếu tham gia chiến tranh
biên giới, bị lính Trung Quốc bắt thả về nhƣng hóa điên. Trong Mình và Họ,
nhiều nhân vật khá quan trọng nhƣng không có tên riêng. Có hai lái xe, một
Land Cruiser của chuyến lên và một xe màu đen, loại bảy chỗ” của chuyến
xuống, nhƣng chỉ đƣợc gọi chung là “lái xe”, đƣợc nhắc tới 217 lần và lần nào
độc giả cũng phải ngắc ngƣ hơn một giây để phân định đƣợc ai là ai. Vô số
các nhân vật khác chỉ đƣợc định danh bằng một đại từ, nhƣ “cậu”, “cô”,
“chú”, “thím”, “anh”, “hắn”. Nếu có “bác Lâm”, “bác Song”, thì “chú” chỉ là
“chú”. Bạn của Hiếu, kẻ đi cùng anh suốt chuyến “xe lên”, cũng chỉ đƣợc gọi
là “hắn”. Trong nhóm những nhân vật “vô danh” này, “họ” (hay “bọn họ”) và


15

“nó” gây cho độc giả nhiều hoang mang nhất. Và cuốn tiểu thuyết kết thúc
bằng sự từ chối phân biệt: “làm sao để phân biệt đƣợc lên với xuống”, “làm
sao để phân biệt đƣợc mình với họ?” [4; 302].
Đọc Mình và Họ, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xét trong lời
bạt: “Mình và Họ của Nguyễn Bình Phƣơng là một cuốn tiểu thuyết xuất sắc
bắt con ngƣời đối diện với vực sâu của đời sống và hố thẳm của chính mình

trên những con đƣờng quanh co của thực tại trong một thế giới của Mình và
của Họ. Theo tôi, đây là một trong những tác phẩm văn học đáng đọc nhất
hiện nay” [4].
Phân tích các sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng, có thể nhận thấy quan
niệm rõ rệt của nhà văn: “không có sự sáng tạo, nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình”.
Nỗi khắc khoải này đã đƣợc nhà văn thể hiện quyết liệt trong mỗi tác phẩm
của ông, ở nhiều thể loại và rõ rệt hơn trong tiểu thuyết. Đọc tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phƣơng, ngƣời đọc khó có thể tìm thấy những đặc trƣng chung
về những nhân vật. Sự đa dạng, bứt phá trong từng tác phẩm đƣợc xem nhƣ
một phƣơng diện tài năng và là đặc tính cơ bản tạo nên phong cách của
Nguyễn Bình Phƣơng. Cùng với phƣơng thức huyền thoại, lối tƣ duy hậu hiện
đại, tài năng trong việc tạo ra cho mình một thi pháp kết cấu riêng biệt, trong
những thành công nổi bật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng phải kể
đến nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tiểu thuyết của ông chứa đựng và thể hiện
sinh động bao câu chuyện về con ngƣời và thời đại. Để nhận biết rõ hơn cách
tân của Nguyễn Bình Phƣơng trên phƣơng diện này, trong phần tiếp theo của
chƣơng 1 chúng tôi tập trung phân tích các loại hình nhân vật tiểu thuyết
trong các sáng tác tiêu biểu của nhà văn.


16

1.2. Loại hình nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng
1.2.1. Nhân vật dị biệt
Từ sau đổi mới (1986), kiểu nhân vật dị biệt xuất hiện nhiều trong tiểu
thuyết Việt Nam. Có thể kể đến hình tƣợng ngƣời đàn bà câm trong Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh. Các nhân vật trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài,
Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo,
Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh…. Đặc biệt, kiểu nhân vật dị biệt xuất
hiện dày đặc trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng nhƣ Người đi

vắng, Thoạt kỳ thủy, Ngồi … và gần đây nhất là Mình và Họ. Nguyễn Bình
Phƣơng dƣờng nhƣ thƣờng trực một cảm quan nghệ thuật và đầy ý thức trong
việc tạo ra những nhân vật dị biệt cho tiểu thuyết. Chúng đông đảo về số
lƣợng và phong phú ở các dạng thức biểu hiện. Chính ở đây, sự khai thác đời
sống trong tiểu thuyết của ông luôn đƣợc thực hiện phong phú hơn, ở những
chân trời khác.
Nhân vật dị biệt đƣợc hiểu là những ngƣời (nhân vật) sinh ra là ngƣời
nhƣng có những bất thƣờng (xét cả mặt tiêu cực lẫn tích cực) về thể xác và
tinh thần. Tính, Hƣng, ông Phƣớc, ông Phùng (Thoạt kỳ thủy), Khẩn (Ngồi),
Sơn (Người đi vắng), Hiếu (Mình và Họ)… là những thí dụ cụ thể. Một thể
xác “méo mó”, một thế giới tinh thần với bao mạch ngầm rạn vỡ, kì dị. Nhân
vật dị biệt của Nguyễn Bình Phƣơng không phải mặt trái, mà chỉ là góc khuất
của cuộc đời mênh mông, hỗn độn, xô bồ. Có thể nói, bằng kiểu nhân vật dị
biệt, Nguyễn Bình Phƣơng đã tập trung xới lật ngõ ngách tính cách và thế giới
tâm tƣ của con ngƣời, lột tả tận cùng sự nhếch nhác, bê tha, sự đau khổ của
cõi ngƣời. Sƣ khai thác nhân vật dị biệt thể hiện tính chất đa dạng trong cái
nhìn và quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Nguyễn Bình Phƣơng. Đằng
sau thế giới nhân vật khổ đau dị kì là một cái nhìn thẫm đẫm tính chất nhân


17

văn của nhà văn. Đây cũng là một điểm tựa quan trọng tạo nên chiều sâu và
sức sống cho các sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng.
Trong Thoạt kỳ thủy, nhân vật “dị biệt” chiếm số lƣợng đông đảo. Hƣng
bị tâm thần do dƣ chấn của chiến tranh. Ông Phùng bị nhiễm ảo tƣởng về tài
năng của mình ở mức mất kiểm soát về tinh thần. Nhân vật dị biệt điển hình
trong Thoạt kỳ thủy là Tính. Tính sinh ra đã có ngoại hình kì dị: “Tóc dài,
lƣng dài, chân ngắn. Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt (…). Tai nhỏ,
mồm rộng, răng cải mả” [2; tr.8]. Khi mẹ Tính mang thai Tính, ngƣời cha

trong cơn nghiện rƣợu đã đạp chúng bụng bà song bà không sảy thai. Tính
vẫn ra đời, nhƣng đã mang một phần tâm hồn khuyết tật trong một môi trƣờng
tha hóa. Từ bé Tính đã sợ hãi ánh trăng, chỉ thích theo ông Điện đi chọc tiết
lợn, cầm kéo đâm vào cổ thằng bé điên tới chết để thấy máu phun ra thành
những tia ở yết hầu của nó… Khi Tính chết thì “ngƣời Tính nổi rõ, xanh mét,
kì quái” [2; tr.102]. Tính chủ yếu sống với dục vọng hủy diệt. Dục vọng xuất
hiện ngay từ thủơ ấu thơ, thể hiện qua thú vui duy nhất của Tính là giết kiến,
giết công cống. Dục vọng đó lớn dần dƣới sự dạy dỗ của các ông thầy: ông
Điện và Hƣng. Bài học đầu đời mà nó nhận đƣợc từ ông Điện là cách cầm dao
xọc vào cổ lợn càng làm sống dậy trong Tính tính hiếu sát: “Tính nghe tiếng
dao đi sừn sựt. Ông Điện vặn dao nghiêng, tiết phun đỏ rực. Tính ngửa cổ ra
sau tránh tiết bắn vào, thấy mặt ông Điện thản nhiên nhƣ không … Tính nhìn
dao nuốt nƣớc bọt” [2; tr.24], “Càng về sau ông Điện càng ít gọi Tính đi theo
mình vì ông để ý thấy Tính nhìn cảnh chọc tiết lợn với vẻ ham muốn đáng
nghi. Mắt Tính càng lớn càng vằn lên” [2; tr.25]. Ham muốn tàn sát ấy của
Tính còn bị ảnh hƣởng từ Hƣng – một kẻ “điên” do chấn thƣơng bởi chiến
tranh: “Tính sang Hƣng chơi. Hƣng kể chuyện cắn cổ Mỹ xong, nói về cảnh
đốt trại tù binh, mồm há hốc. Hƣng tả: - lửa bốc cao căm hờn, bốc từ bẹn đổ
lên. Tính nhìn Hƣng chằm chằm” [2; tr.35]. Hƣng đã mớm cho Tính chất du


18

đãng, bất phục của một kẻ đào ngũ, kích động ham muốn tàn sát vốn đã ngùn
ngụt trong Tính. Tính nhìn yết hầu lợn và cả con ngƣời với vẻ thèm thuồng.
Khao khát chọc tiết tồn tại cả trong cơn mơ. Tính luôn bị ám ảnh bởi con dao
chọc tiết lợn, thích máu, có những hành động phi lí: “Đêm (…) Tính vùng dậy,
xô cửa ra sân, nhặt đá đáp lên trời” [2; tr.26]. Trong khung cảnh đêm khuya khi
mọi vật đã chìm vào giấc ngủ Tính lại trằn trọc không ngủ đƣợc. Trong ngƣời
Tính tràn đầy cảm giác bứt rứt đến điên loạn muốn làm một cái gì đó để giải

thoát. Và Tính đã đáp đá lên trời nhƣ thế. Tính mang một tâm hồn khuyết tật.
Trong phần nhân tính bị hủy hoại, Nguyễn Bình Phƣơng đã nhìn thấu nỗi đau
trong tâm hồn của con ngƣời và sự giày vò về tinh thần của họ.
Thế giới nhân vật tiểu thuyết Người đi vắng phần lớn là những kẻ “lệch
lạc” về tinh thần. Người đi vắng phơi bày một xã hội vắng bóng sự gần gũi
mang tính ngƣời. Mỗi con ngƣời là một cá thể cô độc, tự ẩn náu và chìm
khuất trong thế giới hỗn độn, u sầu. Hoàn không thể vƣợt qua những ham
muốn bản năng để đến cuối cùng phải bỏ lại cha mẹ, bỏ lại chồng để bƣớc
vào một thế giới mộng ảo. Chìm trong cuộc sống thực vật, không còn là con
ngƣời bình thƣờng, Hoàn mãi mãi mang theo những bí mật về tội lỗi, sai trái
của mình vào cõi chết để lại Cƣơng luôn dằn vặt về tội lỗi không có thực - đã
gây nên tai nạn cho Hoàn. Cũng vì ám ảnh này khiến Cƣơng rơi vào cõi ảo,
đánh mất bản thân từ sau tai nạn của Hoàn. Trong thế giới của Người đi vắng,
con ngƣời “lệch lạc” về tinh thần đã tự đánh mất dần đi tình ngƣời, sống trong
cõi đời nhƣ sống trên cõi vắng. Đây cũng là điều lí giải tại sao đọc tiểu thuyết
của Nguyễn Bình Phƣơng thƣờng có cảm giác vừa khốc liệt, vừa u buồn.
Trong Mình và Họ, ngƣời đọc bắt gặp sự ám ảnh không nguôi của Thuận
sau cuộc chiến. Khi trở về nhà, anh điên dại đến mức đập tất cả những gì liên
quan đến Tàu: “Anh dị ứng với tất cả những gì liên quan tới họ. Hành động
đầu tiên là anh đập vỡ cả cái phích màu đỏ có in hình con công xòe đuôi, sau


19

đó tới cái quạt Li – fan, nồi cơm điện cũng bị đập méo mó” [4; tr.164], Thuận
trở thành ngƣời điên lúc tỉnh lúc mơ. Đôi mắt của Thuận khi thì đỏ rực, khi
thì trắng hớn, khi thì xám ngắt và rồi trong những ngày tháng cuối đời là
những chuyến lang thang của một “ngƣời điên”. Rõ ràng những con ngƣời
bƣớc ra từ bất cứ cuộc chiến nào, khi trở về thời bình họ sẽ không thể sống
nhƣ một ngƣời bình thƣờng.

Thiết dựng thế giới nhân vật dị biệt đa dạng, Nguyễn Bình Phƣơng đã
thực sự làm mới tiểu thuyết so với truyền thống. Dƣới một cái nhìn nghệ thuật
mới mẻ, nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng hiện ra với nhiều thể dạng
phong phú: từ trẻ thành già, chết già, già thành trẻ, biến hình, chuyển kiếp, đột
ngột xuất hiện hay biến mất…, tất cả đƣợc nhà văn phủ lên một lớp màu
huyễn hoặc, huyền ảo không giống cuộc đời thƣờng. Phóng chiếu cái nhìn
nghệ thuật độc đáo và sự khai thác đa chiều đời sống, Nguyễn Bình Phƣơng
sáng tạo hàng loạt kiểu nhân vật dị biệt để cùng ngƣời đọc suy nghĩ nhiều hơn
về cuộc đời, về tất cả sự hỗn loạn và u buồn của nó và về cả những khát khao
vƣợt thoát ra khỏi thế giới ấy với tất cả những niềm tin sau cùng về nhân tính.
1.2.2. Nhân vật cô đơn
Với Nguyễn Bình Phƣơng, cô đơn là bản chất của con ngƣời hiện đại.
Con ngƣời cô đơn là những con ngƣời có nhận thức về bản ngã, họ thƣờng
sống nội tâm sống với quá khứ và ẩn ức tinh thần. Con ngƣời không chỉ sống
một mình mới cô đơn mà sống giữa “thế giới ngƣời” vẫn cô đơn, dƣờng nhƣ
cô đơn đã trở thành bản ngã tự thân. Trong tiểu thuyết đƣơng đại, kiểu nhân
vật cô đơn xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết của các nhà văn tiên phong
nhƣ Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Châu Diên, Hồ Anh Thái, Thuận… Ở Nguyễn
Bình Phƣơng phần lớn nhân vật hay con ngƣời cô đơn do tác động của hoàn
cảnh nhƣng cũng có con ngƣời “bị cô đơn” – “tự cô đơn”.


20

Đọc Người đi vắng, thấy nhà văn chủ trƣơng xây dựng thế giới nhân vật
cô đơn. Ở đây, cô đơn nhƣ là một định mệnh đối với con ngƣời. Nỗi cô đơn
vừa là sự khẳng định sự tồn tại của con ngƣời trƣớc cuộc đời vừa là sự bủa vây,
bao bọc bóp nghẹt cuộc sống của con ngƣời. Cô đơn trở thành một chƣớng ngại
ngăn cách sự hòa hợp của con ngƣời. Đối với Hoàn, cô đơn là một bản năng
bẩm sinh - “tự cô đơn”, từ khi sinh ra Hoàn đã là một “con bé cô đơn tuyệt

vọng, xung quanh nó không một ai, không một sự dìu dắt” [1; tr.132]. Tâm hồn
Hoàn là một cõi mênh mông, tịch lặng. Kết hôn với Thắng, ngoại tình với
Cƣơng, tai nạn và sự giam cầm trong nỗi cô đơn tuyệt vọng. Hoàn khát khao
dùng tình yêu để khỏa lấp nỗi trống vắng nhƣng khát khao ấy không thể thành
thực. Chính bởi vậy mà trong những giấc mơ Hoàn luôn khát vọng có đƣợc sự
che chở, thấu hiểu. Thắng cũng là một ngƣời cô đơn nhƣ một định mệnh, cô
đơn bẩm sinh. Là chồng của Hoàn nhƣng anh không thể hiểu nổi vợ mình.
Với anh, Hoàn vừa gần gũi thân thiết nhƣng lại đầy bí ẩn xa xôi: “Đã có lúc
Thắng tƣởng là đã hiểu đƣợc Hoàn nhƣng cuối cùng anh nhận ra rằng không
phải thế, Hoàn là một tảng đá khép kín không có cửa, chính vì điều đó mà
thời gian gần đây vợ chồng Thắng xa lạ với nhau” [1; tr.98]. Mặt khác, trở về
từ chiến tranh, anh bị ám ảnh bởi chiến tranh và sống cô đơn bên cạnh ngƣời
vợ không thể hiểu mình. Hoàn thấy Thắng lúc nào “cũng âm thầm nuốt tất cả
mọi thứ vào ngƣời, không chịu nhả ra cái gì… Bí ẩn đến khó chịu” [1; tr.32].
Thắng luôn là ngƣời giải thích cho họ hàng khi Hoàn không chịu về quê, vì
Hoàn sợ nơi Thắng sinh ra và lớn lên, ghét những ngƣời thân của anh, Thắng
phải sống âm thầm chăm sóc Hoàn khi cô bị tai nạn. Sau tai nạn của Hoàn,
Thắng trở nên suy sụp, hoài nghi ở cuộc sống, luôn bị ám ảnh bởi tội lỗi vì đã
bắn nhầm đồng đội, anh có linh cảm sẽ có tai họa khôn lƣờng giáng xuống,
những trăn trở suy nghĩ ấy không thể chia sẻ với ai. Đối với gia đình thì nhƣ
vậy còn đối với xã hội, anh chán nản cảnh sống bon chen, tranh giành nên anh


×