CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI
Bài 1
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
I. KHÁI NIỆM CHUNG:
A. HOẠT ĐỘNG ĐỘI LÀ GÌ?
Là một tổ chức cách mạng, trong từng giai đoạn cách mạng của đất nước, trong hòa bình cũng như trong
chiến tranh, Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động không ngừng, luôn gắn sự hoạt động của mình với thực tiễn cách
mạng. Đội đã sáng tạo ra những nội dung, hình thức, những chủ đề sinh hoạt, những hình thái tập hợp thích hợp,
hấp dẫn, do đó đã lôi cuốn các em đội viên hoạt động, làm cho những hành động nhỏ bé, bình thường của các em
có một ý nghóa cao cả. Thông qua các hoạt động này, Đội cũng động viên các em học tập rèn luyện, nâng cao vai
trò chủ nhân đất nước, một lực lượng cách mạng, những chiến só nhỏ tuổi.
Vì vậy hoạt động của đội TNTP gọi tắt là hoạt động Đội là một mặt sinh hoạt của Đội. Dưới sự lãnh đạo
của Đoàn và sự tổ chức đieu khiển của Ban chỉ huy Đội (chi đội, liên đội) hoạt động Đội tập hợp và hướng dẫn
những hoạt động tự nguyện của đội viên và các em thiếu nhi, nhằm tạo một hiệu quả tốt phục vụ cách mạng, cho tổ
chức Đội và cho việc học tập rèn luyện của các em. Những yếu tố hình thành một hoạt động Đội là:
a) Sự tự nguyện tự giác tham gia của tập thể các em.
Trước sự tác động của hoàn cảnh xã hội, các em trao đổi và thống nhất cùng hành động. Mọi thúc ép đều
đưa các em trệch khỏi mục tiêu hành động hữu ích ban đầu, đem lại kết quả xa lạ với yêu cầu các em mong
muốn.
b) Ban chỉ huy Đội phải chủ động tổ chức hướng dẫn, đôn đốc theo dõi và đánh giá kết quả của hoạt
động Đội, đảm bảo nguyên tắc dân chủ tập trung của một tổ chức quần chúng. “Đội phải giáo dục cho các em
biết kiểm tra giúp đỡ lẫn nhau và nhất là Đội có chức năng làm cho từng đội viên có ý thức tự nguyện làm những
điều mà tập thể các em đã thỏa thuận với nhau không cần đến sự theo dõi và kiểm soát của người khác.” (nghò
quyết BCH TƯ Đoàn lần thứ 5).
c) Sự lãnh đạo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hoạt động Đội là tất yếu đảm bảo nhiệm vụ mà
Đảng trao cho đối với phong trào thiếu nhi, mặt khác các em khát khao hoạt động song ít chú ý đến hậu quả tốt,
xấu của công việc. Do tri thức khoa học và đời sống còn hạn chế, kỹ năng hành động của các em chưa tốt nên
nhiều lúc hành động của các em đã dẫn đến hậu quả không có lợi. Được hướng dẫn theo mục đích nhất đònh và
có những biện pháp tổ chức tốt lại được tác động trong một môi trường thuận lợi cho chúng ta sẽ làm cho các
hoạt động của Đội đạt được những hiệu quả to lớn cho xã hội và cho các em.
d) Hoạt động Đội góp một phần tích cực vào công cuộc cách mạng của dân tộc.
Đây là nhiệm vụ chính của tổ chức Đội mà phần chủ yếu là giáo dục rèn luyện các em thành con người mới
XHCN. Với chế độ xã hội XHCN tốt đẹp của chúng ta, chúng ta đòi hỏi hoạt động của con người phải tốt, bao
gồm cả trong mục đích, động cơ và biện pháp hành động.
Hoạt động Đội dù nhỏ, đơn giản, cũng phải có đầy đủ bốn yếu tố trên đây.
B. HOẠT ĐỘNG ĐỘI LÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CHỦ YẾU CỦA ĐỘI
Cùng với kết quả phục vụ xã hội, hoạt động làm cho con người lớn lên. Con người từng trải là con người
kinh qua hoạt động lâu dài phức tạp, do đó khi nói về hoạt động của con người không những chúng ta nói đến
động cơ, mục đích, biện pháp thực hiện, kết quả cụ thể của nó mà còn phải nói đến ảnh hưởng của nó đến con
người, những bài học mà con người rút ra được trong và sau khi hoạt động.
a) Hoạt động trong xã hội giúp con người học tập, rèn luyện hình thành nhân cách.
Sự hoạt động của con người trong xã hội thường mang lại một kết quả nhất đònh, những nhận thức mới về
sự vật, những bài học kinh nghiệm và những dòp rèn luyện đạo đức phẩm chất.
Quá trình hình thành phẩm chất đạo đức con người là lâu dài và bằng nhiều con đường, nhiều biện pháp.
Hoạt động Đội phong phú về hình thức, toàn diện về nội dung, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi là những bài học
linh hoạt nhẹ nhàng, được nhắc đi nhắc lại, giúp các em tiếp thu một cách sâu sắc, rèn luyện một cách thoải mái,
qua đó mà hình thành nhân cách con người mới.
b) Hoạt động Đội xác đònh phương hướng hành động cho người đội viên.
Đội tổ chức hoạt động, đưa các đội viên tiếp xúc với xã hội chung quanh, tạo ra những môi trường khác
nhau thuận lợi cho người đội viên phát huy khả năng toàn diện của mình. Trong bối cảnh ấy, các quy luật tự
nhiên và xã hội cùng tác động rất phức tạp, các em mạnh dạn suy nghó, hành động dưới sự hướng dẫn của tập thể
theo một phương hướng nhất đònh đã được vạch ra ngay từ lúc các em bước vào tổ chức Đội, hành động theo
gương những người cộng sản.
Qua các hoạt động Đội, phẩm chất đạo đức con người mới được dần dần hình thành trong các em với những
tư tưởng đúng, tình cảm đẹp.
c) Hoạt động Đội rèn luyện các em thành con người hành động.
Người cộng sản là con người hành động, lấy hành động hiện thực của mình để chứng minh đường lối của
mình và vươn tới lý tưởng cao đẹp là xây dựng CNCS. Hoạt động Đội giúp các em gần gũi với cách mạng, thấy
yêu cầu của cách mạng và biết hành động phục vụ cho cách mạng, biết tổ chức, có trách nhiệm về những hành
động của mình, biết rút ra những kinh nghiệm hay cho mình. Đó là con người có tinh thần phụ trách cao, những
con người làm chủ tập thể, làm việc vì mọi người, “chính qua những hành động rộng rãi mà các em được rèn
luyện ý thức đối với tập thể, tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, thói quen làm việc có ích cho Nhà nước, cho
cách mạng”. (trích NQ5 của BCHTƯ Đoàn, 1962).
d) Thông qua hoạt động Đội, người phụ trách Đội hiểu rõ đối tượng giáo dục của mình hơn.
Trong khi tham gia hoạt động Đội, các em sẽ bộc lộ những ưu, nhược và khuyết điểm của mình. Người cán
bộ giáo dục, qua những đợt hoạt động này đánh giá đúng đắn đối tượng mình phụ trách để có thể đề ra được
những biện pháp giáo dục thích hợp đi vào chiều sâu của từng vấn đề hơn. Đây là tác dụng rất quan trọng của
hoạt động Đội đối với người phụ trách Đội.
e) Thông qua hoạt động Đội TNTP, giáo dục Đội viên và các em thiếu niên, nhi đồng bằng nhiều cách
như nêu cao mục đích, tính chất của tổ chức, ý thức kỷ luật trong việc xây dựng tổ chức, thực hiện điều lệ nghi
thức Đội. Hoạt động Đội với những hình thức tổ chức đôi khi rất đơn giản nhưng vẫn là biện pháp giáo dục các
em.
Tóm lại:
Việc tổ chức hoạt động Đội là giáo dục các em. Vì vậy chúng ta phải hướng dẫn các em thực hiện thật tốt,
đây là một khoa học, là một nghệ thuật và cũng là kiến thức nghiệp vụ chủ yếu của người cán bộ phụ trách Đội.
II. Ý NGHĨA MỤC ĐÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỘI:
Tổ chức hoạt động Đội cho các em, chúng ta đều mong muốn đạt kết quả cao cho tổ chức Đội và cho các
em, những kết quả cơ bản có tác dụng lâu dài đến sự hình thành con người mới. Hoạt động Đội mang lại kết quả
trực tiếp hay gián tiếp, nhiều hay ít là tùy thuộc ở chúng ta sử dụng, khai thác nó.
1. Hoạt động Đội tăng cường tình đoàn kết trong các em, xây dựng tổ chức Đội
vững mạnh:
a) Hoạt động Đội tăng cường tình đoàn kết nội bộ các em.
Đoàn kết tạo nên sức mạnh cho tập thể và đảm bảo mọi hoạt động phát huy được hết tác dụng của nó. Mỗi
hoạt động mà Đội đề ra các em đều được bàn bạc, quyết đònh và phân công nhau cùng làm. Trong quá trình bàn
bạc mỗi em đã tự xác đònh cho mình và cho bạn mục đích yêu cầu của công việc, trách nhiệm của mỗi người.
Trong kết quả, mọi người đều thấy được sự đóng góp của mình, thấy được mối quan hệ với nhau do đó gần gũi
nhau, hiểu nhau hơn.
Được hoạt động trong Đội, các em có dòp tỏ rõ tinh thần trách nhiệm của mình trước tập thể và sự nỗ lực
đóng góp của mình để mang lại thắng lợi, vinh dự cho tập thể. Ngay trong một cuộc thi đua với các đơn vò bạn, sự
thắng lợi đã gắn bó các em với nhau, nhưng sự thất bại, thua kém cũng dễ làm cho các em gần gũi, động viên
nhau, trao đổi kinh nghiệm chuẩn bò cho một cuộc đọ sức tiếp theo đạt kết quả mong muốn.
Qua hoạt động Đội, ý thức tập thể được nâng cao và làm cho các em đoàn kết chặt chẽ hơn. Đấy là sự
thống nhất trong nội bộ các em mang lại niềm vui và vinh quang chung. Tình đoàn kết dựa trên cơ sở ấy sẽ rất
bền vững.
b) Hoạt động Đội xây dựng, củng cố tổ chức Đội ngày càng vững mạnh.
Đối với tổ chức Đội, trước hết chúng ta cần giáo dục cho các em ý thức được rằng: các em là một thành
viên của một tổ chức nhất đònh và hành động của mỗi em đội viên không còn là công việc của cá nhân nữa. Nó
là nhiệm vụ và cũng là quyền lợi của những thành viên trong tổ chức. “Tất nhiên ý thức đó là kết quả lâu dài và
ý thức đó lớn lên được là do bản chất của tổ chức, chứ hoàn toàn không phải là kết quả của những bài lên lớp”.
(Crup-scai-a - Bàn về văn hóa quần chúng - NXB Văn học Nghệ thuật - 1967 - trang 40).
Đội hoạt động mạnh mẽ nói lên sự quan tâm của tổ chức đến quyền lợi, nguyện vọng của quần chúng đội
viên. Nó cũng nói lên sức mạnh, tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm của tập thể đội viên đối với tổ chức của
mình.
Dư luận quần chúng chung quanh đối với tổ chức Đội cũng ảnh hưởng tích cực đến các em đội viên và các
em thiếu nhi. Kết quả của những đợt hoạt động sôi nổi sẽ đề cao uy tín và vai trò của Đội trước mọi người. Các
em đội viên thấy tự hào, quần chúng thiếu nhi cũng hãnh diện về Đội, tập hợp chung quanh Đội. Đội viên sẽ có
dòp tuyên truyền củng cố phát triển Đội.
Qua hoạt động Đội, người phụ trách Đội sẽ phát hiện ra những em tích cực để bồi dưỡng thành những phần
tử nòng cốt, những em trong ban chỉ huy Đội trưởng thành được thử thách và có tín nhiệm cao.
Đoàn kết là nền tảng của tổ chức. Hoạt động Đội tốt lại tạo điều kiện đẩy mạnh đoàn kết, Trong khi hoạt
động luôn lo giữ gìn khối đoàn kết các em, giải quyết mọi xích mích nảy sinh. Sau mỗi hoạt động, trong khi sơ,
tổng kết, chúng ta lại phải củng cố khối đoàn kết, củng cố tổ chức, chuẩn bò tinh thần, thái độ, khí thế của toàn
thể các em để chờ đón những hoạt động tiếp theo.
2. Hoạt động Đội hướng các em vào hành động cách mạng làm chủ xã hội, góp
phần đáng kể vào việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng phong trào thiếu
nhi:
a) Con người trong xã hội XHCN phải thể hiện rõ được phẩm chất đạo đức XHCN trong cuộc sống, được
cụ thể hóa trong hành động thực tế của con người, trong đấu tranh không khoan nhượng giữa cái cũ và cái mới,
cái hay và cái dở, tiên tiến và lạc hậu, giữa siêng năng và lười biếng, kiên trì và xốc nổi, giữa lợi ích tập thể và
lợi ích cá nhân.
Con người cách mạng phải có hành động cách mạng. Hoạt động Đội phục vụ cho xã hội, đã đưa các em vào
hành động cách mạng phù hợp với nguyện vọng và nhiệm vụ của các em đội viên. Các em đã làm được nhiều
điều có ích. Thực tế hoạt động của Đội trong suốt quá trình lòch sử đã chứng tỏ các em là một lực lượng đông
đảo, đã góp phần đáng kể cho cách mạng, thực hiện đúng như lời Bác Hồ đã dạy: “Việc gì có ích cho kháng
chiến, có ích cho Tổ quốc thì các cháu nên gắng sức. Làm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, nhiều việc nhỏ cộng lại
thành việc to”. (Trích thư Bác Hồ gửi các cháu nhi đồng toàn quốc 1947).
Các em là niềm vui của mọi người: “Một việc các em làm có ý nghóa, dù đơn giản đến đâu cũng gây được
cảm tình với mọi người. Một hành động có ích cho xã hội, mang tính chất cách mạng của các em, dễ làm cho mọi
người cảm động, suy nghó. Phong trào “nhặt của rơi đem trả lại cho người đã mất” đã làm cho mọi người xúc
động, thấy rõ một phần nào tính ưu việt của chế độ xã hội XHCN.
b) Qua từng giai đoạn cách mạng của dân tộc, bằng những phong trào sôi nổi của quần chúng thiếu nhi,
Đội đã tổ chức, giáo dục, động viên quần chúng của mình đóng góp cụ thể vào sự nghiệp chung và góp phần
động viên cổ vũ phong trào cách mạng. Kết quả hoạt động của Đội trên các mặt chính trò - xã hội, văn hóa nghệ
thuật, khoa học kỹ thuật, lao động sản xuất, thể dục, vệ sinh, đã góp phần nhất đònh vào quá trình tiến triển của
ba cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng văn hóa tư tưởng ở
nông thôn cũng như ở thành phố. Biết bao gương chiến đấu hy sinh anh dũng của các em trong các cuộc kháng
chiến chống Pháp, Mỹ, bọn bành trướng Bắc Kinh đã đi vào lòch sử vẻ vang, một truyền thống anh dũng, một
niềm tự hào và một bài học quý giá cho các em và cho thế hệ thiếu nhi tiếp theo.
3. Hoạt động Đội phục vụ cho yêu cầu và nguyện vọng của quần chúng thiếu nhi :
Các em thiếu niên nhi đồng đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ về tâm lý cũng như về sinh lý. Sự hoạt
động của các em để thỏa mãn sức sống dồi dào ngày một tăng lên của mình, để hiểu biết thêm cái mới, muôn
màu muôn vẻ của xã hội ngày một đi lên. Hoạt động Đội không những đáp ứng được yêu cầu của các em, giúp
cho các em phát triển toàn diện đúng hướng mà còn tránh cho các em những trò chơi nguy hiểm, những ảnh
hưởng xấu đến phẩm chất đạo đức của các em.
Mặt khác, hoàn cảnh xã hội chung quanh tác động mạnh mẽ đến các em. Phong trào lao động sản xuất, cần
kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN sôi nổi trong cả nước thôi thúc các em hành động. Bằng những chủ đề,
những phong trào thiết thực thích hợp, hoạt động Đội gắn liền với học tập, chiến đấu, sản xuất, các em đã cùng
cha anh tham gia vào công cuộc cách mạng của cả nước.
Cuộc sống bình thường hằng ngày trong gia đình của các em cũng cần được Đội chú ý giúp đỡ. Quan tâm
đến quần chúng, Đội tổ chức những hoạt động sát với đời sống các em, lấy những hành động thực tế hằng ngày
làm nội dung, bổ sung và nâng cao lên tầm vóc cao đẹp của cuộc cách mạng, làm cho các hoạt động đó có thêm
sức hấp dẫn giúp cho các em trở thành những “con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, đội viên chăm”, những “cháu ngoan
Bác Hồ”.
Hoạt động Đội còn góp phần bảo vệ các em. Trong cuộc đấu tranh giai cấp giữa hai con đường một mất,
một còn này, bên cạnh những tàn dư của xã hội cũ còn rớt lại, tác động không nhỏ đến mọi người và các em, kẻ
đòch còn có nhiều âm mưu xảo quyệt, lợi dụng tính hiếu động của trẻ để sử dụng, lưu manh, trụy lạc hóa các em.
Đội tổ chức hướng dẫn các em hoạt động phục vụ cho cách mạng đã đem lại kết quả giáo dục tư tưởng chính trò
cao nhất, xây dựng cho các em một nền đạo đức cơ bản khả dó chống đỡ được mọi tấn công của chúng, tiến lên
vạch mặt chúng trước pháp luật, cùng chính quyền bảo vệ trật tự, an ninh Tổ quốc. Đó là cách bảo vệ các em một
cách tích cực và chủ động nhất.
4. Hoạt động Đội củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức cho các em .
Hoạt động Đội có tác dụng rất lớn cho việc hoàn chỉnh và nâng cao kiến thức cho các em.
a) Trong hoạt động các em có dòp ứng dụng các kiến thức học được ở trường, ở xã hội, trong đời sống.
Hoạt động Đội đã trở thành những “bài ôn tập” nhẹ nhàng, thoải mái, dễ dàng tiếp thu ở mức độ khác nhau cho
tất cả các loại trình độ. Dưới nhiều dạng vẻ và được nhắc lại nhiều lần của hoạt động Đội, “các vết hằn” tri thức
càng in sâu trên vỏ não giúp các em nhớ lâu bền hơn. Qua hoạt động các em có dòp xác minh bằng thực tiễn sự
đúng đắn của lý thuyết học được, tự kiểm tra được trình độ hiểu biết của mình qua đó mà củng cố niềm tin vào
bản thân. Lenin đã nói: “Kết quả của hoạt động là sự kiểm nghiệm nhận thức chủ quan và là tiêu chuẩn của tính
khách quan chân chính”. (Bút ký triết học, NXB ST, 1977, trang 243).
Chúng ta đều biết, càng ngày loài người càng giàu kinh nghiệm, nhiều kiến thức trong thực tiễn đấu tranh,
tronh tìm tòi khoa học, kỹ thuật. Lượng thông tin vì thế rất lớn, con người phải học tập bằng nhiều cách và chỉ
tiếp thu những điều cơ bản rồi qua hoạt động ghi nhớ những gì có giá trò thực tiễn, biến nó thành của riêng và dần
dần khái quát lên cho mình một bài học xử thế đúng đắn nhất. Hoạt động Đội giúp cho các em gạn lọc giữ lại cho
mình những điều mà các em cho là cần thiết hơn cả, bổ sung dần dần đến hoàn chỉnh.
b) Trong hoạt động, cái bổ sung lớn nhất về kiến thức cho các em là những bài học ứng dụng trong thực
tế. Thực tiễn xã hội phát triển rất phong phú, các hiện tượng vật chất không xảy ra dưới dạng các đònh lý đơn
thuần, những quy luật riêng biệt tách rời. Để hoạt động có kết quả, các em phải biết kết hợp vận dụng linh hoạt
nhiều đònh lý quy luật để sau đó rút ra những biện pháp mới, những quy luật thích hợp cho mình.
Đôi khi trong hoạt động các em gặp những vấn đề vượt quá sự hiểu biết và chương trình học tập ở trường.
Các em đã say sưa, thích thú khi phát hiện ra điều mới mẻ ấy và cố gắng giải quyết cho được. Qua đấy các em
phát huy tính năng động, phát triển trí thông minh, óc sáng tạo, rèn luyện khả năng thực hiện làm cơ sở thực tế
cho việc tiếp thu tốt bài học lý luận có hệ thống sau này.
c) Hoạt động Đội còn nâng cao kiến thức cho các em. Việc củng cố và bổ sung kiến thức đã góp phần cơ
bản vào việc nâng cao kiến thức cho các em.
Cách mạng ngày một đi lên. Xã hội hằng ngày đổi mới, không cho phép các em áp dụng một cách máy
móc những tri thức học được. Mỗi lần hoạt động, vận dụng có kết quả những kinh nghiệm sẵn có, các em lại có
được bài học mới cao hơn.
Việc nâng cao chất lượng học tập văn hóa ở trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong việc dạy và học, song
yếu tố tích cực nhất vẫn là tinh thần nỗ lực, tự nguyện, tự giác và sự tác động qua lại giữa các em với nhau trong
học tập. Trong tập thể Đội các em đã đề ra được những hình thức hay, những biện pháp sáng tạo. Đó cũng là
những bài học bổ ích cho các em.
Đội không thay thế nhà trường và không có hoạt động nào thay thế bài học ở trường. Đội cũng không giảng
lại bài học ở trường. Song Đội có thể tổ chức các hoạt động phục vụ cho nhiệm vụ học tập của các em, động viên
được tinh thần của những thành viên của một tổ chức cách mạng, tự nguyện, tự giác làm việc, làm cho Đội trở
thành “một môi trường thuận lợi cho việc học tập, rèn luyện của các em, góp phần vào việc nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường, gắn liền việc học tập với thực tế sản xuất và chiến đấu ngoài xã hội” (nghò quyết hội
nghò BCH TƯ Đoàn lần thứ 12-1968).
III. NỘI DUNG - HÌNH THỨC PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG ĐỘI:
A. NĂM MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH:
“Việc xây dựng con người mới phải được tiến hành thường xuyên liên tục, kiên trì bền bỉ, đồng thời phải có
những đợt vận động tập trung, phải qua nhiều phong trào của nhân dân nói chung, phong trào từng tập thể, từng
giới, từng lứa tuổi nói riêng nhất là phong trào lao động”. (Báo cáo chính trò Đại hội Đảng lần IV).
Đội phải thường xuyên bồi dưỡng đạo đức cộng sản cho các em, giúp cho các em xác đònh được hành vi của
mình, trong bất kỳ điều kiện nào và bất kỳ hoàn cảnh nào các em cũng biết tự phân biệt cái gì tốt, cái gì xấu theo
tinh thần đạo đức cộng sản.
Để giúp các em rèn luyện thói quen làm chủ tập thể, thói quen tổ chức hoạt động và phát huy sáng kiến,
Đội đã có nhiều hình thức hoạt động tổ chức rất linh hoạt, từ những hoạt động chỉ gồm những hành động đơn giản
của từng cá nhân, từng tổ nhóm thực hiện thống nhất trong một thời gian ngắn đến những phong trào, những đợt
hoạt động tập thể dài hàng tuần, hàng tháng ở khắp mọi nơi, trong mọi môi trường gia đình, nhà trường, xã hội.
Hội nghò BCHTƯ Đoàn lần thứ 5 (1962) sau khi đã tổng kết tình hình hoạt động của Đội từ Cách mạng
Tháng Tám nhất là từ ngày hòa bình lập lại trên một nử đất nước ta (từ 1954 đến 1962) đã viết:
“Nói một cách đại cương, hoạt động của Đội bao gồm:
1. Bằng những phương pháp của mình và phù hợp với lứa tuổi các em, Đội phải cùng nhà trường chăm lo
giáo dục bồi dưỡng tư tưởng chính trò và đạo đức cộng sản cho thiếu niên, nhi đồng, tích cực rèn luyện
các em thành những con người mới…
2. Đội phải chăm lo cho các em có thái độ học tập tốt, biết giúp đỡ nhau tự nguyện ham mê học tốt…
3. Đội phải mở rộng các hoạt động lao động sản xuất và giúp ích xã hội, mang những điều đã học được ở
trường áp dụng vào cuộc sống xã hội, hằng ngày trong xã hội một cách thường xuyên và chính Đội sẽ
đem những cách sản xuất, chăn nuôi, những cách giữ gìn vệ sinh, phònh bệnh học được ở trường về làm
ở nhà, ở thôn xóm, ở đường phố mình ở…” (Văn kiện Đoàn từ 1961 đến 1968, NXB TN, trang 80).
Như vậy là hoạt động của Đội đã hướng theo các mặt giáo dụng tư tưởng chính trò, đẩy mạnh học tập, mở
rộng hoạt động lao động sản xuất gắn liền với cuộc sống xã hội.
Trong những năm đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, đời sống toàn dân ta bò
đảo lộn, Đoàn đã đẩy mạnh hoạt động của Đội đối với việc học tập của các em, đẩy mạnh những hoạt động
thường xuyên tập dượt phòng không, phát triển những tổ nhóm cứu thương, hội “chữ thập đỏ” thiếu niên, đẩy
mạnh những hoạt động trong lao động sản xuất, bảo vệ sản xuất như chăm sóc, bảo vệ trâu bò, làm ruộng thí
nghiệm cho hợp tác xã, phát triển hoạt động trong việc phục vụ chiến đấu và chiến đấu. Đội đã làm cho các em
tự giác chấp hành nội quy phòng không nhân dân , hướng tinh thần và ý chí của các em vào việc dũng cảm, kiên
trì rèn luyện thân thể, luyện tập quân sự, xây dựng nếp sống nhanh nhẹn, gọn gàng có tổ chức và kỷ luật, chuyển
hướng hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, tăng cường những hoạt động văn hóa quần chúng trong các em cho
thích hợp với tình hình mới. “Cần thiết vẫn cho các em ca hát, nhảy múa” (NQ Ban bí thư TƯ Đoàn (1965) NXB
TN tập 61-68 trang 472). Trong tình hình chiến đấu ác liệt của toàn dân, hoạt động Đội tiếp tục phát triển rộng
rãi và toàn diện hơn.
Nói chung hoạt động của Đội TNTP rất đa dạng , qua từng giai đoạn cách mạng hoạt động của Đội đã phát
triển và dần dần hình thành năm mặt hoạt động để giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy phù hợp với yêu cầu
cụ thể của tình hình.
Khả năng giáo dục của mỗi hoạt động là rất lớn và rất toàn diện. Kết quả đạt được về mặt này hay mặt
khác còn tùy thuộc ở khả năng tổ chức, sử dụng và khai thác của người chỉ đạo. Năm mặt hoạt động đó là:
Hoạt động chính trò - xã hội
Hoạt động phục vụ học tập văn hóa
Hoạt động lao động sản xuất, khoa học kỹ thuật
Hoạt động văn học nghệ thuật
Hoạt động thể dục, vệ sinh, quân sự hóa
Ngoài năm mặt hoạt động trên đây Đội còn tổ chức, tùy từng thời gian và hoàn cảnh cần thiết, những đợt
học tập tìm hiểu về Đội, rèn luyện và thi biểu diễn nghi thức, v.v… để xây dựng và củng cố tổ chức Đội, những
hoạt động hữu nghò, quốc tế, phối hợp hành động đấu tranh bản vệ hòa bình.
Việc phân chia hoạt động của Đội theo năm mặt trên đây đã gắn liền sự hoạt động của Đội và của nhà
trường trong sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ trách Đội trong việc tổ chức, hướng dẫn,
chỉ đạo các em hoạt động ở trong trường và ngoài xã hội.
B. HÌNH THỨC PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG ĐỘI:
Quá trình hoạt động của Đội từ lúc thành lập đến nay đãchứng tỏ Đội biết dựa vào khả năng và thực tiễn
hoạt động của các thành viên, đề ra được nhiều hình thức hoạt động phong phú, hấp dẫn, có hình thức đã được
các em rất thích có tác dụng giáo dục rõ rệt như sinh hoạt chủ đề, cắm trại, v.v… Nhiều hình thức đã có sẵn từ
trước được Đội cải biên, mang một nội dung thích hợp như trò chơi, múa hát, song có những hình thức sáng tạo
như sinh hoạt truyền thống, kế hoạch nhỏ, công tác Trần Quốc Toản… Bên cạnh những hoạt động do các em tự tổ
chức điều khiển, còn có những hoạt động mà người lớn tổ chức cho các em tham gia như câu lạc bộ, nhà văn hóa
thiếu nhi, rạp chiếu bóng, khu triễn lãm v.v… Ở những nơi, những hoạt động này tuy các em không trực tiếp tổ
chức xây dựng, chỉ đạo chuyên môn song vẫn cần có sự tổ chức các hình thức động viên của Đội để giúp các em
tiếp thu bài học tốt nhất.
Tùy theo khả năng, trình độ và đòa điểm thực hiện ta có thể phân loại hoạt động như sau:
a) Theo khả năng của các em đội viên thiếu niên, nhi đồng và phù hợp với từng lứa tuổi Đội có những
hoạt động đơn giản như quét dọn vệ sinh, lao động tăng gia sản xuất, thể dục… Những hình thức hoạt động tập thể
này thường được xuất hiện khi có yêu cầu trước mắt của xã hội. Nếu được tổ chức động viên cổ vũ tốt, những
hoạt động này dễ biến thành phong trào rộng rãi trong quần chúng, đôi khi cuốn hút cả người lớn tham gia…
Ngược lại, Đội cũng có những hoạt động mang tính chất tổng hợp nhiều hình thức khác nhau như sinh hoạt
chủ đề, sinh hoạt truyền thống, cắm trại hội thao, hội diễn v.v… thực hiện trong một thời gian tương đối dài nhằm
đạt một yêu cầu giáo dục nhất đònh các em đội viên.
b) Tùy tình hình yêu cầu công việc, hoàn cảnh các em, Đội phải tổ chức cho các em làm tập thể, tổ
nhóm hay cá nhân.
Hoạt động tập thể cùng một lúc trên một đòa bàn có tác dụng động viên khí thế phấn khởi của toàn thể các
em hoàn thành khối lượng công việc lớn trong một thời gian ngắn, biểu dương được thanh thế, lực lượng trước các
em và mọi người, phát động được tư tưởng các em gây được khí thế đoàn kết thi đua sôi nổi. Song nó cũng dễ đi
đến hình thức khi không được tập thể chuẫn bò chu đáo.
Hoạt động tổ nhóm (phân đội, nửa phân đội theo đòa dư) đảm bảo cho nhiệm vụ công tác thường xuyên của
người Đội viên , kiểm tra đôn đốc việc thực hiện một nghò quyết của Đội. Hoạt động tổ nhóm phải được coi là
một trong hình thức sinh hoạt quan trọng của tổ chức Đội, giáo dục các em tình thân ái đoàn kết, tình đồng chí
trên cơ sở gần gũi hiểu biết lẫn nhau sâu sắc.
Hoạt động cá nhân đòi hỏi tinh thần tự nguyện tự giác của mỗi em. Nó có tác dụng quyết đònh đến việc rèn
luyện tư tưởng, đạo đức tác phong nền nếp của người đội viên trong học tập, lao động sinh hoạt hằng ngày. Đây
là cơ sở của phong trào nếp sống đội viên. Nó đòi hỏi phải được tổ chức xây dựng từng bước, có yêu cầu nội
dung cụ thể, nhũng tiêu chuẩn, chỉ tiêu rõ ràng để bản thân mỗi em tự rèn luyện, theo dõi kiểm tra mình và tiếp
thu dễ dàng sự đánh giá của tập thể.
c) Cơ sở tổ chức chi đội là lớp học , song để tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng đội viên rèn luyện,
học tập, hoạt động Đội phát triển không chỉ trong những lónh vực học tập của người đội viên mà phải trải rộng
trên mọi lónh vực, khắp mọi môi trường sống của các em. Có những hoạt động Đội trong và ngoài trường học,
hoạt động Đội ở thôn xóm, đường phố, hoạt động Đội trong gia đình. Sự phân chia này căn cứ trên cơ sở không
gian và thời gian diễn biến của từng hoạt động.
Nhiệm vụ chính của các em là học tập. Trong giờ học văn hóa, lên lớp của giáo viên, yêu cầu cao nhất là
tập trung tư tưởng, vì vậy ngoài việc theo dõi giúp đỡ cho người đội viên phát huy phẩm chất chính trò của người
học sinh trong giờ học trên lớp, hoạt động Đội phải tổ chức ngoài giờ. Tùy theo yêu cầu từng lúc mà chúng ta có
những hoạt động tổ chức ở trong phạm vi nhà trường như theo dõi thi đua học tập, xây dựng nền nếp học tập, sửa
sang bồn hoa v.v… có hoạt động chỉ thực hiện được ở thôn xóm đường phố như “góc học tập”, “tiếng trống chất
lượng” v.v… và có những hoạt động bắt đầu và kết thúc ở trường song quá trình diễn biến lại xảy ra ở thôn xóm
ngoài trường học: công tác Trần Quốc Toản, lao động sản xuất, hội diễn, hội thao v.v…
Những hoạt động Đội ở thôn xóm, đường phố như ca hát dưới trăng, làm vệ sinh, giữ gìn trật tự an ninh v.v…
nhằm tập hợp, quản lý và tiếp tục giáo dục các em. Những hoạt động này mang tính chất đoàn kết rộng rãi với
nội dung hoạt động nhẹ nhàng thích hợp với điều kiện đòa phương. Và khi có điều kiện chúng ta có thể tổ chức
các em tham gia với những hình thái tập hợp khác nhau hoạt động chuyên sâu như: HTX măng non, câu lạc bộ,
đội văn nghệ v.v… tiến lên có một nhà văn hóa để thâu tóm mọi hoạt động kể trên lại. Song muốn cho loại hoạt
động này được duy trì thường xuyên và hoạt động đạt kết quả thì việc tổ chức phải dựa trên cơ sở Đội ở trường
lớp và phải có sự phối hợp chỉ đạo.
Mỗi đội viên còn là một thành viên của gia đình. Các em chòu ảnh hưởng rất lớn của gia đình và cũng có
trách nhiệm trong cuộc cách mạng “gia đình văn hóa mới”. Hoạt động Đội phải nhằm giúp cho các em tiếp thu
và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, xây dựng cho mình và cho toàn gia đình nề nếp, tác phong văn
minh, đấu tranh chống những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật, v.v… Đây là những hoạt động thường xuyên
của cá nhân đội viên trong xã hội nhỏ bé thân thương. Các em phải đấu tranh trong một môi trường mà các em ở
một vò trí thứ yếu. Đội cần tổ chức sự hỗ trợ của tập thể Đội, sự ủng hộ của mọi người chung quanh, gây một
không khí đồng tình giúp cho các em và gia đình xác đònh đúng đắn.
IV. KẾT LUẬN:
Không có tổ chức nào không hoạt động. Con người qua hoạt động mà hình thành nhân cách. Trong xã hội
XHCN chúng ta đòi hỏi mọi hoạt động của con người phải tốt, tốt trong mục đích, động cơ, tốt trong cả các biện
pháp hành động cùng với kết quả thực tế. Hoạt động sẽ làm cho con người lớn lên và từng trải.
Trẻ em chúng ta đang lớn lên, đòi hỏi hoạt động. Đó là yêu cầu tất yếu, rất chính đáng buộc chúng ta phải
quan tâm.
Đội TNTP là một tổ chức chính trò của quần chúng nhỏ tuổi. Đội cần có sinh hoạt, hoạt động thường xuyên
gắn liền với thực tiễn xã hội để củng cố xây dựng tổ chức mình vững mạnh làm cơ sở cho việc phát huy quyền
làm chủ tập thể của các em, đồng thời đẩy mạnh việc học tập rèn luyện của trẻ. Đó là điểm ưu việt của tổ chức
Đội.
Đoàn được Đảng giao cho nhiệm vụ giáo dục các em. Đoàn thực hiện nhiệm vụ này thông qua tổ chức Đội
và sự hoạt động tích cực của nó. Người phụ trách Đội được Đoàn phân công hướng dẫn giúp đỡ các em xây dựng
tổ chức và tiến hành hoạt động. Người phụ trách Đội phải tùy theo tình hình học tập trong các em tình hình thời
sự chính trò và sản xuất chiến đấu trong xã hội mà suy nghó, tìm tòi sáng tạo những hoạt động thích hợp, linh hoạt
đáp ứng được những yêu cầu của trẻ.
Không tổ chức cho Đội hoạt động hoặc tổ chức hoạt động không tốt, chúng ta tự tước mất biện pháp sinh
động nhất, phong phu nhất mà lại đạt hiệu quả giáo dục cao trong việc rèn luyện các em thành con người mới,
con người cộng sản.
Bài 2
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
I. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG ĐỘI:
Đội giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Hoạt động Đội là biện pháp giáo dục của Đội. Vì vậy, những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động, một mặt phải
căn cứ vào những nguyên tắc và nguyên lý giáo dục, mặt khác cũng phải xuất phát từ mục đích tính chất và
nguyên tắc tổ chức của Đội.
1. Hoạt động Đội phải đảm bảo tính giáo dục cộng sản.
Mục đích của công tác giáo dục của chúng ta là đào tạo các em thiếu niên nhi đồng ngày nay sẽ là lớp
người xây dựng CNXH, CNCS sau này. Các em chúng ta phải được chăm sóc dạy dỗ trong một nền giáo dục
CSCN. Các em sẽ xây dựng đất nước và đưa Tổ quốc đi xa hơn, cao hơn nữa trên con đường văn minh.
Tổ chức Đội TNTP mang tính chất giáo dục CSCN, thể hiện qua các mặt hoạt động của nó.
Mục đích yêu cầu của hoạt động Đội phải đặt vấn đề giáo dục chủ nghóa Mác Lênin cho các em. Nội dung
hoạt động phải toàn diện và hình thức hoạt động cũng như biện pháp tiến hành chỉ đạo phải mang tính phổ cập.
Hoạt động Đội phải động viên được tất cả các em tham gia. Những em giỏi, khá đạt thành tích, song các em yếu
kém cũng phải nỗ lực cố gắng để đạt được thành tích nhất đònh.
Nguyên tắc này không những phải được tôn trọng trong toàn bộ hoạt động Đội mà phải được đảm bảo trong
mỗi hoạt động, không phải chỉ đảm bảo ở mục đích cuối cùng của hoạt động mà còn thể hiện trong suốt quá trình
thực hiện.
Giữ vững nguyên tắc này, chúng ta cương quyết gạt bỏ những gì cản trở đến mục đích giáo dục, sữa chữa
những tư tưởng không đúng mức trong các em.
Giữ vững tính giáo dục CSCN trong hoạt động là đảm bảo chuyên chính vô sản trong giáo dục, giữ cho việc
hoạt động học tập, rèn luyện của mỗi em đi đúng đường lối phương hướng của Đảng. Người phụ trách chi đội cần
nhận thức rõ và nắm chắc nguyên tắc này luôn có ý thức vận dụng nó trong khi đề ra một hoạt động cho chi đội.
Là người tổ chức các em hoạt động nhằm kết quả cuối cùng là giáo dục con người, một người phụ trách chi
đội cần tránh những sai lầm trong chỉ đạo như bệnh hình thức chủ nghóa chỉ chú ý đến hình thức rầm rộ, phô
trương bề ngoài, lo lắng đến kết quả con số đến thành tích đẩy các em đến hoạt động quá sức, biểu dương những
em có thành tích lớn mà không chú ý đến những biện pháp sử dụng có đúng đắn hay không, cũng không chú ý
đến nhữnng em đã và đang phải cố gắng vươn qua bao khó khăn gian khổ mới hoàn thành được nhiệm vụ một
cách khiêm tốn. Trong những điều kiện thuận lợi khác nhau theo thời gian, chúng ta cần có biện pháp thích hợp,
tránh sự nôn nóng trong chỉ đạo, đảm bảo cho các em tham gia đông đảo và đầy đủ từ đầu đến phút cuối của hoạt
động.