Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện quảng ninh tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.13 KB, 5 trang )

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa ở huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình
Lê Thị Mỹ Thúy
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Bùi Đại Dũng
Năm bảo vệ: 2014
Abstract. Thứ nhất, Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp t heo
hướng sản xuấ t hàng hóa . Tổng kết kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của một số địa
phương ở tỉnh Quảng Bình cũng như ở Việt Nam, qua đó rút ra những bài học áp dụng cho
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Thứ hai, Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiê ̣p theo hướng sản xuấ t hàng
hóa ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Thứ ba, Đề xuất quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển nông
nghiê ̣p theo hướng sản xuấ t hàng hóa ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Keywords. Nông nghiệp; Sản xuất hàng hóa; Kinh tế nông nghiệp; Kinh tế chính trị
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, là ngành sản xuất vật
chất quan trọng, cơ bản của xã hội, cung cấp nhiều sản phẩm thiết yếu cho đời sống. Là thị
trường rộng lớn của các ngành sản xuất, dịch vụ trong nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và
tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự phát triển. Đa số các nước phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để
đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu cần thiết của người dân và tạo nền
tảng, cơ sở cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển. Một trong những yếu tố nhằm
đẩy mạnh phát triển kinh tế là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là vấn đề
quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam.
Nước ta là một nước nông nghiệp với xuất phát điểm thấp, hiện có trên 70% dân số sống ở
nông thôn và 56% lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm qua,
Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và giải pháp phát triển nông nghiệp từ kinh tế hàng hoá
nhỏ lên nền kinh tế thị trường hiện đại nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng


hóa nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực


và thế giới, đặc biệt khi chúng ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở phát huy mọi tiềm
năng, lợi thế để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn nhằm giải quyết việc làm, tăng thu
nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân; góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp theo ướng sản xuất hàng hóa ở nước ta vẫn còn nhiều
hạn chế. Đó là, sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp với quy mô hiệu quả chưa cao, năng suất
cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động nhìn chung còn thấp. Mặc dù, nông nghiệp nước ta có
thế mạnh về đất đai, lao động và có khả năng đa dạng hóa sản phẩm, nhưng vẩn còn nhiều hạn
chế về cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ sản xuất và chế biến, trình độ tổ chức quản
lý, kinh nghiệm thương trường,... Những hạn chế đó làm cho chất lượng sản phẩm còn thấp, giá
thành sản xuất cao, hiệu quả thấp, tính cạnh tranh chưa cao. Để hội nhập kinh tế với thị trường
khu vực và quốc tế, giữ được thị trường trong nước, thì cần phải thúc đẩy phát triển nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa.
Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình là huyện sản xuất nông nghiệp độc canh. Trong
những năm qua, vấn đề đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thường
xuyên được quan tâm. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế về nông nghiệp vẩn còn chậm, hiệu quả
chưa cao trong khi các yếu tố thuộc chi phí đầu vào có xu hướng ngày càng tăng, trong khi còn
đầu ra của các sản phẩm lại quá bấp bênh. Mặt khác, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Trình độ dân trí , kỹ năng, kỹ
thuật trong sản xuất còn thấp , hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém, khả năng ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất còn hạn chế, trình độ chuyên môn hóa chưa cao…Vì vậy, năng suất, chất
lượng sản phẩm nông nghiệp còn đạt thấp, việc đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp còn hạn
chế, số lượng các mặt hàng nông sản được liên kết trong sản xuất từ sản xuất đến chế biến và
tiêu thụ sản phẩm còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân đặc biệt là trong xuất khẩu. Thực
tiễn sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh tăng trưởng còn
thấp, tính bền vững chưa cao, sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng về các sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho sản xuất và tiêu

dùng, đặc biệt là phát huy lợi thế so sánh để thực hiện quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp
nông thôn, hội nhập kinh tế quốc tế thì việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học
để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan
trọng. Nhận thức được điều đó, tôi đã chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa sẽ đưa lại lợi ích gì cho nhân dân
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình?
- Tại sao Huyện Quảng ninh chưa đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa?
- Để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Quảng Ninh, thì cần
phải làm gì?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


- Mục tiêu: Đề xuấ t những giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Nhiệm vụ:
Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng
Bình.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung và không gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp của Huyện
Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình gồm các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Đề
xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

giai đoạn 2009 - 2013. Phần mục tiêu, phương hướng, giải pháp phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa từ nay đến 2020.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4
chương:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
- Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
References.
1.
2.

3.
4.

Ban Chấp hành Trung ương, 2008. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008. Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hà Nội.
Bộ Chính trị, 2014. Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014, Một số chủ trương, giải pháp
tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông
thôn”, Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam, 1993. Văn kiện Hội nghị toàn quốc của Đảng giữa nhiêm kì lần
thứ VII. Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Hà Nội.


5.

6.
7.
8.
9.

10.
11.
12.
13.
14.

15.
16.

17.
18.
19.

20.
21.
22.

Đảng cộng sản Việt Nam, 2008. Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng (khóa X). Hà
Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội.
Đảng bộ huyện Quảng Ninh, 2010. Báo cáo Đại hội đảng bộ huyện Quảng Ninh lần thứ
XXIII, nhiệm kỳ 2010-2015. Quảng Bình.
Đảng bộ huyện Quảng Ninh, 2011. Nghị quyết 04-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện Quảng
Ninh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2010-2015 về xây dựng Nông thôn mới. Quảng Bình.
Triệu Thị Minh Hồng, 2009. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa ở Huyện Đông Hỷ - Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học kinh tế và
Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.
Vũ Trọng Khải và cộng sự, 2004. Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng , xã truyền thống
đến văn minh thời đại. Đề tài cấp Nhà nước mã số KC.07-13. Hà Nội.
Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Chuổi giá trị và kết nối thị trường. Chương trình hỗ trợ kỹ thuật
hậu gia nhập WTO - Dự án ICRE. Sở NN&PTNT tỉnh An Giang.
Nguyễn Thị Thanh Mai, 2010. Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ kinh
tế chính trị. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Mai Văn Nam 2008. Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin.
Ngân hàng Châu Á , 2004. “Thương ma ̣i hóa nông nghiê ̣p, chuỗi giá tri ̣và giảm nghèo” , Báo
cáo tổng kết về sự tham gia của người nghèo trong chuổi giá trị nông nghiệp đối với ngành
chè. Hà Nội.
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quảng Ninh , 2013. Báo cáo từ năm 2009 đến năm
2013. Quảng Bình.
Dương Ngọc Thí và Trần Minh Vĩnh, 2006. “Nghiên cứu đánh giá các hình thức giao dịch
thương mại nông sản ở Việt Nam”. Chương trình hỗ trợ Quốc tế của Viện Chính sách và
chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Bản tổng hợp khuyến nghị chính sách - PAB.
Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ, 2010. Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010, Phê duyệt Đề án
“Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”. Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012, Quy hoạch tổng
thể phát triển sản xuấ t nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, Phê duyệt Đề án
“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Hà Nội.
Đoàn Tranh, 2012. Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2020. Luận án
Tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Đà Nẵng.
Trường Đại học kinh tế Quốc dân, 2000. Giáo trình Chính sách kinh tế xã hội. Hà Nội: Nhà
xuất bản Khoa học kỹ thuật.

Nguyễn Từ , 2008. “Tác đô ̣ng của hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế đố i với phát triể n nông nghiê ̣p
Viê ̣t Nam”. Tạp chí kinh tế, số 56, trang 27.


23. UBND huyện Bố Trạch, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013. Quảng Bình.
24. UBND tỉnh Quảng Bình, 2010. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2009. Quảng
Bình.
25. UBND tỉnh Quảng Bình, 2014. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2013. Quảng
Bình.
26. UBND huyện Quảng Ninh, 2012. Báo cáo công tác Tài nguyên - môi trường từ năm 2009
đến năm 2013. Quảng Bình.
27. UBND huyện Quảng Ninh, 2010. Báo cáo quy hoạch phát triể n kinh tế - xã hội huyện Quảng
Ninh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2010-2015. Quảng Bình.
28. UBND huyện Quảng Ninh, 2009, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2009, 2013.
Quảng Bình
29. UBND huyện Quảng Ninh, 2013. Báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp nông thôn từ
năm 2009 đến 2013. Quảng Bình
30. UBND huyện Quảng Ninh, 2013. Báo cáo kế t quả thực hiện chương trình Quốc gia về xây
dựng Nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh năm 2013. Quảng Bình
31. UBND huyện Quảng Ninh, 2014. Đề án chuyển đổi cây trồng theo hướng nâng cáo giá trị và
hiệu qảu kinh tế giai đoạn 2014 - 2020. Quảng Bình
32. UBND huyện Quảng Ninh, 2012. Kế hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Quảng Ninh giai
đoạn 2011-2015. Quảng Bình
33. UBND huyện Quảng Ninh, 2014. Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh năm 2013. Quảng
Bình
34. UBND huyện Quảng Ninh, 2010. Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh năm 2009. Quảng
Bình.
35. Trần Quốc Vinh, 2011. Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Đà Nẵng.




×