Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết miền hoang của sương nguyệt minh (LV01949)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ MAI

CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT “MIỀN HOANG”
CỦA SƢƠNG NGUYỆT MINH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS La Khắc Hòa

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS La Khắc Hòa, ngƣời
thầy đã tận tình hƣớng dẫn ,chỉ bảo và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này
bằng tinh thần khoa học nhiệt tình và nghiêm túc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng
dạy trong quá trình tôi học tập tại trƣờng, phòng Sau Đại học - trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ động viên của gia đình,bạn bè và
đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, ngày 6 tháng 7 năm 2016


Ngƣời viết

Nguyễn Thị Mai


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết
quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả với sự trân trọng và biết ơn, nhƣng những nội dung tôi
nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Ngƣời viết

Nguyễn Thị Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
7. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 6
8. Bố cục của luận văn ................................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chƣơng 1. SƢƠNG NGUYỆT MINH TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI
VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XX ĐẦU THẾ KỈ XXI ........................................ 8

1.1. Những hiện tƣợng nổi bật trên bức tranh văn xuôi Việt Nam cuối
thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI ............................................................................... 8
1.1.1. Thể loại truyện ngắn ....................................................................... 12
1.1.2. Thể loại tiểu thuyết ......................................................................... 14
1.2. Sƣơng Nguyệt Minh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam cuối thế kỉ
XX đầu thế kỉ XXI ....................................................................................... 22
1.2.1. Truyện ngắn Sương Nguyệt Minh ................................................... 22
1.2.2. Tiểu thuyết Sương Nguyệt Minh ..................................................... 25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................. 28
Chƣơng 2. NHỮNG CÁCH TÂN CỦA SƢƠNG NGUYỆT MINH
TRONG TỔ CHỨC TRUYỆN KỂ VÀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT ............. 29
2.1. Tổ chức truyện kể trong Miền hoang của Sƣơng Nguyệt Minh ........... 29
2.1.1. Khái lược về tổ chức truyện kể ....................................................... 29


2.1.2. Tổ chức truyện kể trong Miền hoang của Sương Nguyệt Minh...... 32
2.1.2.1. Tổ chức sự kiện ......................................................................... 32
2.1.2.2. Tổ chức không gian .................................................................. 36
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Miền hoang của Sƣơng
Nguyệt Minh ................................................................................................ 42
2.2.1. Khái lược về nhân vật ..................................................................... 42
2.2.2. Cách tân về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Miền hoang
của Sương Nguyệt Minh............................................................................ 45
2.2.2.1. Nghệ thuật miêu tả gợi bản chất nhân vật ............................... 45
2.2.2.2. Ngôn ngữ nhân vật.................................................................... 55
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .............................................................................. 63
Chƣơng 3. CÁCH TÂN TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
TRONG MIỀN HOANG CỦA SƢƠNG NGUYỆT MINH............................ 64
3.1. Khái lƣợc về điểm nhìn trần thuật ........................................................ 64
3.2. Cách tân tổ chức điểm nhìn trong Miền hoang của Sƣơng Nguyệt

Minh ............................................................................................................. 72
3.2.1. Điểm nhìn gắn với ngôi kể .............................................................. 74
3.2.1.1. Ngôi kể thứ nhất........................................................................ 74
3.2.1.2. Ngôi kể thứ ba ........................................................................... 89
3.2.2. Tính luân phiên giữa điểm nhìn nhân vật và điểm nhìn người
kể chuyện ................................................................................................... 94
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .............................................................................. 97
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 102


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sƣơng Nguyệt Minh xuất hiện trên văn đàn vào khoảng những năm đầu
của thập niên chín mƣơi của thế kỉ XX, cho tới nay với sự đam mê và lao
động nghệ thuật nghiêm túc, nhà văn đã cho ra đời bảy tập truyện ngắn, rất
nhiều bài bút ký, tùy bút… định hình đƣợc một phong cách riêng vừa ổn định
lại không ngừng đổi mới. Trong những năm gần đây, Sƣơng Nguyệt Minh đã
nhận đƣợc rất nhiều giải thƣởng khẳng định đóng góp của anh với nền văn
học đƣơng đại nƣớc nhà. Sƣơng Nguyệt Minh là một hiện tƣợng lạ, mỗi tác
phẩm của anh ra đời luôn tạo đƣợc tiếng vang, đƣợc bạn đọc, những nhà lí
luận phê bình văn học quan tâm đánh giá nhiều chiều. Với vốn sống phong
phú của một ngƣời lính đã từng đi nhiều, đọc nhiều, trăn trở nhiều, cộng thêm
một tấm lòng nhân hậu luôn hƣớng về cuộc đời và con ngƣời với cái nhìn trìu
mến và lo lắng, các sáng tác của Sƣơng Nguyệt Minh cho ngƣời đọc thấy
đƣợc nhiều điều trong cuộc sống: những đƣợc - mất, vui buồn trong chiến
tranh hay khi đã hòa bình; những mặt sáng - tối của đời sống nông thôn, thành
thị; những góc khuất trong đời sống riêng tƣ con ngƣời… Đọc văn của Sƣơng

Nguyệt Minh, ngƣời đọc đƣợc bƣớc vào một thế giới nghệ thuật riêng, phong
phú, đa chiều với một phong cách văn chƣơng giản dị nhƣng luôn không
ngừng tìm tòi, đổi mới.
Miền hoang là tiểu thuyết đầu tay của Sƣơng Nguyệt Minh, đồng thời
cũng là cuốn tiểu thuyết xuất sắc của nền văn học đƣơng đại Việt Nam, đã
đoạt giải Sách hay 2015. Miền hoang là câu chuyện viết về chiến tranh, khi
nền văn học dân tộc lại đang thiếu vắng những tác phẩm mới về chiến tranh,
về trải nghiệm đầy gian truân, sống chết của ngƣời lính. Miền hoang ra đời
giữa những kì vọng đó, điều đặc biệt hơn là cuốn tiểu thuyết này đƣợc tác giả
trăn trở viết nên chính từ những trải nghiệm của mình trong những năm tháng


2

ngƣời lính chiến đấu trên Biên giới Tây Nam và làm ngƣời lính quân tình
nguyện Việt Nam ở Campuchia. Bên cạnh đó, trên phƣơng diện nghệ thuật
tác phẩm cũng có những nét đặc sắc, những đổi mới đáng kể trong cách tổ
chức truyện kể và nhân vật, tổ chức điểm nhìn tạo nên sức hấp dẫn, dấu ấn
riêng biệt cho tiểu thuyết này.
Vậy dƣới góc nhìn nghệ thuật, tác phẩm đem đến cho ngƣời đọc điều gì
đặc sắc? Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết này
song chƣa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu Miền hoang trên
phƣơng diện những cách tân nghệ thuật. Do vậy, chúng tôi mạnh dạn tìm
hiểu, nghiên cứu đề tài: “Cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền hoang
của Sƣơng Nguyệt Minh”. Chúng tôi mong muốn rằng, đề tài này sẽ góp một
phần nhỏ vào kết quả nghiên cứu về những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết Miền hoang, cũng nhƣ việc đọc – hiểu tác giả, tác phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sƣơng Nguyệt Minh là nhà văn mặc áo lính và có 25 năm cầm bút. Số
lƣợng những bài phê bình, giới thiệu về tác phẩm của Sƣơng Nguyệt Minh

tƣơng đối nhiều. Điều đó chứng tỏ và khảng định sức hút từ những trang văn
của ông. Không quá lạ lùng, không quá đột ngột… nhƣng những tác phẩm
của Sƣơng Nguyệt Minh vẫn gây ấn tƣợng với độc giả. Nhận xét về cách viết
của Sƣơng Nguyệt Minh, nhà văn Phong Điệp trên tờ Văn nghệ trẻ (2002) đã
từng khẳng định: “Truyện của anh viết kỹ đến từng câu chữ, từng chi tiết. Đặc
biệt anh rất dụng công trong việc dựng cốt truyện”… Nhà văn - nhà phê bình
Văn Chinh trong bài viết Tôi muốn cái lục lạc ấy bằng đất nung cũng cho
rằng: “Một trong những yếu tố đảm bảo cho thành công của Sương Nguyệt
Minh là sự tích tụ các chi tiết và tình huống khác lạ” [52]. Nhìn nhận khái quát
về quá trình sáng tác của Sƣơng Nguyệt Minh, các nhà phê bình đều nhận ra
những bƣớc chuyển đáng mừng trong văn phong của nhà văn quân đội này.


3

Nếu trong những tập truyện đầu tay nhƣ Đêm làng Trọng Nhân, Ngƣời ở bến
sông Châu, Đi qua đồng chiều, Sƣơng Nguyệt Minh đƣợc đánh giá là: “mang
đến cho người đọc một khuôn mặt văn chương theo lối truyền thống, nhuần
nhụy từ giọng văn cho tới tên của các nhân vật trong tác phẩm” [53], thì càng
về sau với các tập truyện Mƣời ba bến nƣớc, Chợ tình và đặc biệt là Dị
hƣơng, Sƣơng Nguyệt Minh càng thể hiện những tìm tòi, bứt phá mới nhƣ
chính anh quan niệm: “Nhà văn là người sáng tạo không ngừng như dòng
sông chảy liên tục chở nặng phù sa tươi tốt bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng.
Dòng sông không chảy là dòng sông lấp, sông chết. Nhà văn ngừng sáng tạo
là nhà văn rơi vào lãng quên trong lòng bạn đọc”.
Miền hoang của Sƣơng Nguyệt Minh ra mắt bạn đọc vào năm 2014, sau
đó đƣợc Nhà xuất bản Trẻ in thành sách cùng tên. Nếu chỉ tính tiểu thuyết, nó
là đứa con đầu lòng của tác giả. Trƣớc đó, ông thành danh nhờ truyện ngắn.
Đặt bên cạnh những tập truyện ngắn trƣớc kia của ông, thấy Miền hoang vẫn
nằm trong văn mạch của một cây bút đã định hình phong cách.

Trong buổi tọa đàm mang tên "Nhà văn Sương Nguyệt Minh với tiểu
thuyết Miền hoang" đƣợc tổ chức vào 8h30 phút ngày 17/12/2014 tại Đại học
Văn hóa Hà Nội, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã có những nhận
xét, nhận định về tiểu thuyết Miền hoang của Sƣơng Nguyệt Minh. Phạm
Xuân Nguyên nhận định Miền hoang là cuốn tiểu thuyết công phu, tâm
huyết; môtíp “lạc rừng” tuy không mới nhƣng với tƣ cách là một ngƣời từng
trực tiếp can dự vào cuộc chiến trên đất bạn Campuchia nhƣ Sƣơng Nguyệt
Minh thì đây có lẽ là sự lựa chọn khả dĩ nhất để nhà văn trút vào đấy một
phần đời của mình với tất cả những trải nghiệm, suy tƣ, ám ảnh đầy ứ
chật căng trong mình. Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, vừa là đồng đội cũ, vừa là ngƣời
biên tập cuốn sách này, rất đồng cảm với những gì nhà văn Sƣơng Nguyệt


4

Minh hồi ức, tái hiện, gửi gắm trong Miền hoang, một cuốn tiểu thuyết ám
gợi, vừa có Campuchia vừa không có Campuchia.
Nhà văn Lê Minh Khuê và nhà phê bình Mai Anh Tuấn lại muốn tác giả
Miền hoang viết tốc độ hơn, cô nén hơn, gợi nhiều hơn tả thực. Mai Anh
Tuấn tỏ ra không muốn ngày hôm nay một câu chuyện lớn về chiến tranh
đƣợc viết bằng một hình thức cổ điển. Nhà phê bình này ƣa hƣ cấu, suy tƣ về
cuộc chiến, phơi mở tâm tƣ hậu chiến hơn là tái hiện, tả thực về cuộc chiến.
Tóm lại, đƣờng đi của một tác phẩm lớn viết về chiến tranh theo Mai Anh
Tuấn là tác phẩm đó phải đƣợc viết bằng tâm thế trí thức thay vì tâm thế của
ngƣời trực tiếp can dự, và từ một cuộc chiến cụ thể phải nâng lên thành phạm
trù mang tính phổ quát, mang tầm nhân loại.
Bên cạnh đó, trên phƣơng diện nghệ thuật, nhà văn Nguyễn Văn Thọ và
nhà văn Đỗ Bích Thúy tâm đắc với việc nhà văn Sƣơng Nguyệt Minh biết tận
dụng lợi thế của một tác giả truyện ngắn có nghề để viết tiểu thuyết, đó là
nghệ thuật chọn lựa, xử lý, phân bố và xâu chuỗi hệ thống chi tiết. Nhà văn

Nguyễn Văn Thọ đánh giá cao sự “khôn ngoan” của tác giả Miền hoang trong
việc lựa chọn nhiều ngôi kể, quy chiếu đƣợc nhiều góc nhìn, điểm nhìn, nhờ
đó nội dung câu chuyện đƣợc kể thoải mái hơn, thật hơn, khách quan hơn.
Nhà văn Đỗ Bích Thúy cho rằng mình bị cuốn sách của nhà văn Sƣơng
Nguyệt Minh hấp dẫn ngay lần đọc bản thảo đầu tiên, và cảm thấy mình là
ngƣời phụ nữ dũng cảm khi đọc tiểu thuyết này bởi tính chất tàn bạo, man rợ
ngoài sức tƣởng tƣợng của bản thân về một cuộc chiến đã đƣợc tác giả phơi
trần. Nữ nhà văn này hoàn toàn tin tƣởng rằng nhà văn Sƣơng Nguyệt Minh
có thể làm chủ thể loại tiểu thuyết.
Nhà văn Đỗ Tiến Thụy cũng đánh giá cao nghệ thuật tự sự của Miền
hoang khi cho rằng, tuy là lần đầu viết tiểu thuyết nhƣng Sƣơng Nguyệt Minh
đã trổ hết những “ngón nghề” của thể loại. Cả nhà văn Đỗ Tiến Thụy và nhà


5

phê bình Nguyễn Chí Hoan đều cho rằng tác giả Miền hoang “khôn ngoan”
khi dùng những bản tin thông tấn ngắn gọn làm đề từ nhƣ một sự hỗn dung
thể loại: văn chƣơng – báo chí, tiểu thuyết tƣ liệu – tiểu thuyết phiêu lƣu; bản
thân những bản tin đã có sức khơi tạo đƣợc không khí, bối cảnh của sự kiện,
tiết kiệm đƣợc công sức của nhà văn.
Nhận xét về sự sáng tạo, đổi mới nghệ thuật trong tiểu thuyết “Miền
hoang”, nhà văn Nguyên Ngọc chia sẻ: "Với đời sống văn học, chiến tranh
luôn là một đề tài lớn, trong đó, đề tài về cuộc chiến của người lính Việt Nam
trên chiến trường Campuchia là cuộc chiến vô cùng ác liệt, phức tạp, khắc
nghiệt và gay gắt. Sự sáng tạo trong bút pháp của Sương Nguyệt Minh đã góp
phần giúp cho độc giả hiểu thêm về bản chất của cuộc chiến này" [54].
Những nhận định, ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học
đã góp phần giúp bạn đọc dần dần khám phá những nét đặc sắc trong sáng tác
của Sƣơng Nguyệt Minh nói chung và tiểu thuyết Miền hoang nói riêng. Tuy

nhiên hiện chƣa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu về
những đổi mới trên phƣơng diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông. Do vậy,
tôi mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết "Miền hoang" của Sƣơng Nguyệt Minh”. Tôi mong muốn rằng, đề
tài này sẽ góp một phần nhỏ vào kết quả nghiên cứu về cách tân nghệ thuật
trong tiểu thuyết “Miền hoang” nói riêng, cũng nhƣ vào việc đọc và hiểu tác
giả và tác phẩm hiện nay nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Phân tích những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Sƣơng Nguyệt
Minh, luận văn này nhằm hƣớng tới hai mục đích sau đây:
- Thứ nhất: Mục đích lí thuyết. Ở khía cạnh này,luận văn hi vọng sẽ góp
phần làm rõ đặc trƣng của tiểu thuyết nhƣ một phạm trù năng động,không
ngừng biến đổi.


6

- Thứ hai: Mục đích văn học sử. Ở bình diện này, luận văn góp phấn xác
định sự phát triển của văn xuôi đƣơng đại Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra hai nhiệm vụ cơ bản:
- Thứ nhất: Phân tích những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền
hoang của Sƣơng Nguyệt Minh ở bình diện tổ chức truyện kể và xây dựng
nhân vật.
- Thứ hai: Phân tích những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền
hoang của Sƣơng Nguyệt Minh ở bình diện tổ chức điểm nhìn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết
Miền hoang của Sƣơng Nguyệt Minh.

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Sƣơng Nguyệt Minh và văn xuôi Việt
Nam sau 1986.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận đề tài từ các nguyên tắc ,phƣơng pháp luận sau đây:
6.1. Quan điểm hệ thống, xem văn bản tiểu thuyết là một cấu trúc
chỉnh thể.
6.2. Tiếp cận đề tài từ lý thuyết trần thuật học.
6.3. Vận dụng thao tác nghiên cứu của thi pháp học.
7. Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu trƣớc,
chúng tôi mong muốn luận văn sẽ góp phần bổ sung vào các kết quả nghiên
cứu về cách tân nghệ thuật thể loại tiểu thuyết. Đồng thời, kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ góp phần hữu ích cho việc tìm hiểu tác giả Sƣơng Nguyệt Minh
và tiểu thuyết Miền hoang.


7

8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Sƣơng Nguyệt Minh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam cuối
thế kỉ XX đầu TK XXI.
Chương 2: Những cách tân của Sƣơng Nguyệt Minh trong tổ chức
truyện kể và xây dựng nhân vật
Chương 3: Cách tân trong tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết “Miền
hoang” của Sƣơng Nguyệt Minh



8

NỘI DUNG
Chƣơng 1
SƢƠNG NGUYỆT MINH TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỈ XX ĐẦU THẾ KỈ XXI
1.1. Những hiện tƣợng nổi bật trên bức tranh văn xuôi Việt Nam cuối thế
kỉ XX đầu thế kỉ XXI
Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, đặc biệt từ sau thời kì đổi mới (1986)
cùng với quá trình đổi mới đất nƣớc, nền văn học của chúng ta nói chung và
văn xuôi nói riêng đã có những chuyển mình lớn lao làm nên diện mạo mới
của nền văn học nƣớc nhà.
Nền văn học Việt Nam trong ba mƣơi năm 1945 – 1975 đã hoàn thành
sứ mệnh của một nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. Đó là nền
văn học theo khuynh hƣớng sử thi, đƣợc thể hiện trên sự thống nhất toàn diện
các mặt, từ cảm hứng, đề tài, chủ đề, thế giới nhân vật đến kết cấu, giọng
điệu… Những đặc trƣng về dấu ấn của nền văn học ấy có ảnh hƣởng mạnh
mẽ đến nền văn học Việt Nam nửa cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80.
Những chuyển biến của đời sống xã hội, văn hóa, tƣ tƣởng tất yếu dẫn đến sự
thay đổi về nhu cầu và quan niệm thẩm mĩ, đòi hỏi văn học phải đổi mới.
Cuối những năm 70 đã xuất hiện nhu cầu nhìn lại, chỉ ra những giới hạn của
nền văn học trƣớc đó để hình thành hƣớng đi mới. Cuộc kháng chiến chống
Mĩ cam go và quyết liệt của dân tộc vẫn là một đề tài thu hút sự quan tâm của
nhiều cây bút, nhƣng có điều họ không muốn và cũng không thể viết nhƣ cách
viết trƣớc đây đƣợc nữa. Trong bài tiểu luận Viết về chiến tranh đăng trên tạp
chí Văn nghệ quân đội số 11 – 1978, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra câu hỏi và
tự trả lời: Con ngƣời hay sự kiện? Câu trả lời dƣờng nhƣ không phải lựa chọn
nữa: Phải viết về con ngƣời, tất nhiên con ngƣời không tách rời sự kiện chiến



9

tranh… Rồi trƣớc sau con ngƣời cũng đã leo lên trên các sự kiện để đòi quyền
sống. Bộ tiểu thuyết Đất trắng (1979) của Nguyễn Trọng Oánh gây đƣợc sự
chú ý của dƣ luận không phải chỉ vì nó viết về một giai đoạn đầy khó khăn
của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà vì tác giả đã chú ý diễn tả tác động
nhiều mặt của hoàn cảnh chiến tranh đến tính cách và con đƣờng đi của nhân
vật, trong đó có cả những tác động mang chiều hƣớng tiêu cực. Đòi hỏi văn
học phải tiếp cận và nói lên sự thật toàn diện đƣợc nhà phê bình Ngô Thảo
diễn tả bằng hình ảnh so sánh: một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhƣng một
nửa sự thật có khi lại là giả dối. Yêu cầu nhìn lại, đánh giá văn học thời kì
chống Mĩ, chỉ ra những hạn chế của nó để khắc phục đã đƣợc nêu ra trong
Báo cáo đề dẫn tại Đảng đoàn Hội nghị các nhà văn đảng viên (1979). Những
tiếng nói tiên phong trƣớc đòi hỏi đổi mới này đã gặp phải không ít khó khăn,
trở ngại từ hạn chế trong nhận thức, quan niệm, thói quen của số đông ngƣời
viết và ngƣời đọc cũng nhƣ một bộ phận lãnh đạo văn nghệ lúc đó.
Sang những năm 80, đặc biệt là sau đại hội lần VI của Đảng (1986), nhu
cầu đổi mới văn học đã dần trở thành đòi hỏi chung của cả giới sáng tác, lí
luận phê bình và công chúng. Trong bài báo Hãy đọc lời ai điếu cho một giai
đoạn văn nghệ minh họa [13], Nguyễn Minh Châu viết: “Tôi không hề nghĩ
rằng mấy chục năm qua nền văn học cách mạng - nền văn học ngày nay có
được là nhờ bao nhiêu trí tuệ, mồ hôi và cả máu của bao nhiêu nhà văn –
không có những cái hay, không để lại được những tác phẩm chân thực.
Nhưng về một khía cạnh khác, cũng phải nói thật với nhau rằng: mấy chục
năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, văn học minh họa,
với những cây bút chỉ quen việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khuôn
khổ đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy đã là tất cả hiện thực đời sống đa
dạng và rộng lớn. Nhà văn chỉ được giao phó công việc như một cán bộ
truyền đạt đường lối chính sách bằng hình tượng văn học sinh động và do



10

nhiều lí do từ những ngày đầu cách mạng, các nhà văn cũng tự nguyện tự
giác thấy nên và cần làm như thế. Từ đấy rồi trở thành thói quen. Thói quen
của một người vốn quen đi trong một hành lang hẹp, vừa hẹp vừa thấp. Lần
lượt bắt đầu là các nhà văn tiền chiến rồi hết lớp người cầm bút này đến lớp
người cầm bút khác, với một khả năng thích nghi hết sức ghê gớm, các nhà văn
đã thích nghi với văn học minh họa như thích nghi với cách sống gian khổ,
thiếu thốn trong chiến tranh. Những nhà văn tuy đều cảm thấy thiếu thốn và
bức bối nhưng lại tự dụ dỗ mình và khuyên nhủ lẫn nhau tự bạt chiều cao cho
thấp để khỏi chạm trần, tự ép khuôn khổ chiều ngang lại để khỏi kềnh càng, để
đi lại được thoải mái trong cái hành lang kia” [13]. Với bài viết này, Nguyễn
Minh Châu không hƣớng đến việc phủ định thành tựu văn học quá khứ mà
mong muốn văn học đƣợc trở về với chính mình, chống lại nguy cơ nhà văn
đánh mất cái đầu và những tác phẩm đánh mất tƣ tƣởng, nghĩa là những tƣ
tƣởng mới và độc đáo, mang tính khái quát cuộc đời của riêng nhà văn.
Bằng những tìm tòi và thể nghiệm trên nhiều phƣơng diện, văn học giai
đoạn này đã từng bƣớc hình thành một tƣ duy nghệ thuật mới trên cơ sở đổi
mới toàn diện các quan niệm về hiện thực, về nhà văn, về văn chƣơng, về
công chúng văn học… Đổi mới trong quan niệm về nhà văn đã đem đến sự
mới mẻ trong mối quan hệ giữa nhà văn với hiện thực, với công chúng, với
chính mình. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cũng có những biến đổi to
lớn. Từ quan niệm con ngƣời lịch sử, con ngƣời cộng đồng đã dần chuyển
sang quan niệm con ngƣời cá nhân phức tạp và bí ẩn, đồng thời con ngƣời
cũng đƣợc khám phá trên nhiều bình diện: con ngƣời nhƣ sản phẩm của lịch
sử, con ngƣời duy ý chí, ảo tƣởng, con ngƣời mang thuộc tính nhân loại, con
ngƣời là sản phẩm của tự nhiên, con ngƣời và đời sống tâm linh… Và tất
nhiên, về phƣơng diện thể loại, văn học giai đoạn này cũng có nhiều biến đổi,
nhƣ: xu hƣớng nhạt dần chất sử thi và tăng dần chất tiểu thuyết, sự trần thuật



11

từ nhiều điểm nhìn và sự đổi mới về mặt ngôn ngữ. Văn học giai đoạn này vì
thế đa giọng điệu, đa sắc màu và nhiều tranh cãi hơn.
Các tác giả nghiên cứu văn học thời kì này đã khẳng định, văn học
đƣơng đại phát triển theo hƣớng dân chủ hóa, có ý nghĩa bổ sung, hoàn thiện
những quan niệm hiện thực về con ngƣời cho văn học gia đoạn trƣớc. Trong
chuyên luận Văn học Việt Nam hiện đại – Nhận thức và thẩm định, tác giả
Vũ Tuấn Anh cho biết: “Nếu như cách nhìn sử thi là thích hợp thể hiện tầm
rộng lớn của những vấn đề lịch sử xã hội và cộng đồng thì cách nhìn tiểu
thuyết là cách nhìn tập trung, xoáy sâu vào những vấn đề của con người cá
nhân cũng như mối quan hệ cá nhân – xã hội trên hành trình tìm kiếm và
khẳng định giá trị nhân văn” [7; tr.54]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình
cũng cùng chung nhận định: “Văn xuôi sau 1975 phát triển trong bối cảnh
đất nước chuyển đổi kinh tế, giao lưu văn hóa nhiều chiều. Ý thức cá nhân
được sự cổ vũ của cơ chế thị trường trỗi dậy mạnh mẽ. Nhu cầu thức tỉnh gắn
liền với cảm hứng khám phá, nghiền ngẫm hiện thực, nhu cầu công bố tư
tưởng riêng trong thái độ nhập cuộc của nhà văn” [12; tr.11].
Trong bài viết Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới tại cuộc hội
thảo quốc tế Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lƣu văn hóa khu vực và
quốc tế, nhà lí luận Lê Ngọc Trà đã nêu ra ba đặc điểm của văn học sau 1986.
Đặc điểm nổi bật theo ông là tính chất phê phán. Đặc điểm thứ hai là tinh
thần phân tích xã hội với sự chiêm nghiệm lại lịch sử. Đặc điểm thứ ba là sự
trở lại với đời thường, với những số phận riêng.
Có thể nói, các nhà nghiên cứu đã có thống nhất khá cao về những đặc
điểm nội dung của giai đoạn văn học 1986 đến nay (cuối thế kỉ XX đầu thế
kỉ XXI).
Về đổi mới thi pháp, tuy chƣa đi sâu vào nghiên cứu một cách sâu rộng

vấn đề thi pháp của văn xuôi sau 1986, song các bài nghiên cứu gần đây nhấn


12

mạnh vào hình thức biểu đạt của tác phẩm nhƣ: sự suy giảm vai trò của cốt
truyện, sự đa dạng trong hình thức kết cấu tác phẩm, tính chất đa thanh trong
nghệ thuật trần thuật, những khám phá về hệ thống nhân vật… Từ đó, các nhà
nghiên cứu bƣớc đầu đi đến kết luận về khả năng mở rộng, gia tăng tính đối
thoại của tự sự đƣơng đại trƣớc các vấn đề hiện thực và lịch sử.
Tóm lại, đƣờng lối mở cửa và hội nhập mà Đảng đề ra đã tạo cơ hội để
mở rộng và giao lƣu văn hóa, văn học giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới,
đặc biệt là các nƣớc phƣơng Tây. Nhờ vậy, nhiều trào lƣu, khuynh hƣớng lí
luận văn học hiện đại của thế giới đã ảnh hƣởng đến Việt Nam, tác động đến
sự tìm tòi, thể nghiệm và sáng tạo của nhà văn cũng nhƣ mang lại luồng gió
mới mẻ trong thị hiếu tiếp nhận của độc giả.
1.1.1. Thể loại truyện ngắn
Sự đổi mới quan niệm và ý thức nghệ thuật của văn học sau 1986 đƣợc
đánh giá là nhân tố đặc biệt quan trọng, có ảnh hƣởng chi phối mọi thể loại,
trong đó có truyện ngắn. Với đặc thù là một thể loại nhỏ, gọn và cơ động,
truyện ngắn bắt nhịp rất nhanh với những vấn đề của đời sống. Truyện ngắn
nhanh nhạy, len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, phản chiếu mọi tâm điểm
nóng bỏng của hiện thực. Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc nhận xét: “Đây có
thể coi là một thời kì có nhiều truyện ngắn hay trong văn học Việt Nam, tiếp
theo “vụ được mùa truyện ngắn” năm 1960 và những vụ mùa khác, trong
chiến tranh”. Tuy nhiên truyện ngắn lần này có những nét khác biệt rõ rệt:
“Những năm 1960 từng để lại nhiều truyện ngắn đẹp như thơ, trong veo, trữ
tình. Truyện ngắn thời chiến tranh thì vạm vỡ, chắc chắn. Đặc điểm nổi bật
lần này là cầm cái truyện ngắn trong tay có thể cảm thấy cái dung lượng của
nó nặng trĩu. Có những truyện ngắn chỉ mươi, mười lăm trang thôi mà sức

nặng có vẻ còn hơn cả một cuốn tiểu thuyết trường niên” [12; tr.71].


13

Không đƣợc coi là thể loại chủ đạo trong đời sống văn học nhƣ tiểu
thuyết nhƣng khả năng khái quát hiện thực của truyện ngắn sau 1986 đến nay
không hề thua kém phƣơng thức tự sự cỡ lớn này. Trƣớc sự chín muồi của đội
ngũ cây bút đã có thành tựu và sự nở rộ của lớp nhà văn mới 1986 đến nay
đƣợc coi là một trong những giai đoạn hoàng kim của lịch sử truyện ngắn
Việt Nam. Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng khẳng định: “Nhìn tổng thể,
truyện ngắn 1975 – 2000 vượt trội so với thơ và kịch vì nhiều lý do, trong đó
phải kể đến sự ưu ái của đời sống là mảnh đất màu mỡ cho các thể của văn
xuôi phát triển. Nếu có so sánh thì truyện ngắn Việt Nam trong thế kỉ XX có
hai thời hoàng kim của nó: 1930 – 1945 và 1986 – 2000” [42; tr.113]. Nhà
nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên trong bài “ Truyện ngắn và cuộc sống hôm
nay” đánh giá: “truyện ngắn hôm nay tiếp xúc, xới lật các mảng hiện thực ở
cả hai chiều quá khứ và hiện tại để mong đóng góp một tiếng nói định vị cho
người đọc, một thái độ nhìn nhận đánh giá những việc, những người của bây
giời, nơi đây”. Còn trong bài viết “Từ một góc nhìn về sự vận động của
truyện ngắn chiến tranh”, tác giả Tôn Phƣơng Lan lí giả chi tiết hơn:
“Những truyện ngắn đã khai thác yếu tố tâm linh và tạo ra những chi tiết,
cảnh huống, li kì, hấp dẫn đem lại cho các truyện một vóc dáng hiện thực mới
khiến người đọc không chỉ cảm mà còn thấy”.
Những đổi mới về nội dung tất yếu dẫn đến đổi mới về hình thức thể loại
truyện ngắn. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng nhận xét: “Về khía cạnh thi pháp,
truyện ngắn 1986 – 2006 đã trở nên phong phú về hình thức, phong cách và
bút pháp. Đã có thể tách ra các dòng bút pháp chủ yếu sau: phong cách cổ
điển (ứng với lớp nhà văn như Nguyễn Thành Long, Nguyên Ngọc, Nguyễn
Kiên, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải…), phong cách trữ tình (ứng với Y Ban,

Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Thu Huệ…). Về hình thức, truyện ngắn giai
đoạn này khá đa dạng, có thể nói đến một kiểu truyện kỳ hiện đại (Bến trần


14

gian của Lưu Sơn Minh, Hai ngƣời đàn bà xóm Trai của Nguyễn Quang
Thiều), kiểu truyện giả cổ tích (Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy
Thiệp), truyện ngắn kịch (Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh), truyện rất ngắn
(Vùng lặng của Phạm Sông Hồng), truyện ngắn triết luận (Tâm tƣởng của
Bùi Hiển, Sống mãi với cây xanh của Nguyễn Minh Châu…). Trong tiến trình
phát triển lịch sử văn học nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng, truyện
ngắn nữ cũng có thành tựu đáng ghi nhận” [42; tr.34].
1.1.2. Thể loại tiểu thuyết
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), đất nƣớc đã có nhiều thay đổi lớn
lao trên mọi mặt văn hóa, chính trị,… Điều đó đã tạo ra những thay đổi lớn
trong văn học nhất là ở Văn Xuôi. Khi vấn đề tự do, dân chủ trong sáng tạo văn
hóa, văn học đƣợc Đảng đặc biệt chú trọng, xem đó nhƣ “điều kiện sống còn
để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ để phát triển tài năng” thì
sự đổi mới văn học mới thực sự diễn ra ở bề sâu với một quan niệm đa dạng,
nhiều chiều về đời sống [47]. Đối với tiểu thuyết, mọi phƣơng diện đều có sự
thay đổi nhƣ: điểm nhìn, cảm hứng, đề tài, chủ đề, thi pháp thể loại. Tất cả đã
và đang có những nỗ lực cách tân đáng đƣợc ghi nhận của một loạt các tác giả
tài năng. Họ không chỉ dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà còn đi sâu vào khám
phá hiện thực bằng cái nhìn phân tích, chiêm nghiệm phê phán. Đồng thời, họ
còn đi sâu khám phá những chiều sâu tâm lý, những biểu hiện tâm linh sâu
thẳm của con ngƣời. Đúng nhƣ PGS. TS Nguyễn Thị Bình nhận xét:
“Có một dòng mạch mới, lúc đầu âm thầm lặng lẽ, càng về sau càng
mạnh mẽ hơn, trong đó chứa đựng nhận thức khoa học hơn, đầy đủ hơn về
hiện thực. Từ những truyện ngắn mang tính thể nghiệm của Nguyễn Minh

Châu, đến các tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vƣờn của Ma Văn Kháng, Thời
xa vắng của Lê Lựu, Vòng sóng đến vô cùng, Một cõi nhân gian bé tí của
Nguyễn Khải,… và hàng loạt các tác phẩm ra đời sau năm 1986, đã xuát hiện


15

cái nhìn hiện thực đa dạng, nhiều chiều, đặc biệt là mối quan hệ tự do với
hiện thực” [12; tr.20].
Từ thời điểm cao trào đổi mới (1986) đến cuối thế kỷ XX, tiểu thuyết nở
rộ, đội ngũ ngƣời viết ngày càng đông đúc, số lƣợng tác phẩm dồi dào, nhiều
cuốn nhận đƣợc giải thƣởng từ các cuộc thi hoặc giải thƣờng niên của Hội
Nhà văn, có cuốn không đƣợc giải nhƣng làm xôn xao dƣ luận: Thời xa
vắng (Lê Lựu), Bên kia bờ ảo vọng (Dƣơng Thu Hƣơng), Thiên sứ (Phạm
Thị Hoài), Đám cƣới không có giấy giá thú, Ngƣợc dòng nƣớc lũ, Côi cút
giữa cảnh đời (Ma Văn Kháng), Một cõi nhân gian bé tý (Nguyễn Khải),
Mảnh đất tình yêu (Nguyễn Minh Châu), Quãng đời xƣa in bóng (Dũng
Hà), Cuốn gia phả để lại (Đoàn Lê), Phố, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Bến
không chồng (Dƣơng Hƣớng), Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma (Nguyễn
Khắc Trƣờng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ngƣời và xe chạy dƣới
ánh trăng (Hồ Anh Thái), Ngày thƣờng (Phùng Khắc Bắc), Hồ Quý
Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Cơ hội của chúa (Nguyễn Việt Hà), Miền thơ
ấu (Vũ Thƣ Hiên), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán),… Có thể nói tiểu thuyết
chặng này viết về mọi đề tài nhƣng hệ quy chiếu phổ biến là các giá trị nhân
bản. Không phải sự kiện lịch sử mà số phận cá nhân mới là trung tâm chú ý.
Chính những câu hỏi về con ngƣời (trạng thái tồn tại của nó, ý nghĩa cuộc
sống của nó) là nơi giao hội nhiều cảm hứng, nhiều chủ đề, làm nảy sinh
nhiều loại nhân vật, nhiều sắc thái ngôn ngữ, nhiều cảm thức văn học. Sự
phân biệt đề tài chiến tranh, đề tài sản xuất, đề tài tình yêu… thực ra chỉ có ý
nghĩa hình thức vì mối bận tâm của cá nhân sáng tác lẫn ngƣời đọc nằm ở cái

nhìn hiện thực, ở quan niệm nghệ thuật về con ngƣời mà mỗi tác phẩm đề
xuất. Nỗ lực đổi mới chặng đƣờng này chủ yếu dồn vào cách xử lý chất liệu
hiện thực: một hiện thực đa chiều, hiện thực vừa có tính tất định, vừa đáng
ngờ, vừa hữu lý vừa phi lý, vừa trật tự vừa hỗn loạn, vừa thuộc về cái rõ rành


16

lý trí vừa nhƣ thuộc cõi siêu linh bí ẩn huyền hồ… đó là sự nới rộng đáng kể
biên độ hiện thực so với tiểu thuyết trƣớc 1975. Soi qua “tấm gƣơng” tiểu
thuyết, có thể thấy các mối quan hệ giữa văn chƣơng với hiện thực, nhà văn
với bạn đọc đều đƣợc dân chủ hoá mạnh mẽ. Nhà văn có quyền xem hiện thực
là mục đích phản ánh hay chỉ là phƣơng tiện để công bố tƣ tƣởng riêng, do
vậy anh ta không còn bị lệ thuộc vào hiện thực. Ngƣời đọc từ bỏ dần thói
quen đối chiếu những điều tác phẩm kể lại với cuộc sống có thực ngoài tác
phẩm để suy tƣ về những gì đƣợc nhà văn gửi gắm qua cái hiện thực đƣợc lựa
chọn có khi đầy tính chủ quan, cá biệt. Ngƣời đọc có quyền tin hay không tin
câu chuyện đƣợc kể bằng kinh nghiệm cá nhân nhƣ thế.
Điều đáng lƣu ý là dù nhu cầu đổi mới văn chƣơng đã trở thành phổ biến
và cấp thiết trong toàn bộ đời sống văn học nhƣng văn xuôi (trong đó có tiểu
thuyết) cho tới chặng cao trào vẫn tập trung vào sự đổi mới nội dung hiện
thực của tác phẩm, nghĩa là câu hỏi “viết về cái gì” luôn đƣợc ƣu tiên hơn hẳn
câu hỏi “viết nhƣ thế nào?”. Dù viết về ngƣời lính hay ngƣời nông dân, trí
thức hay doanh nhân, trẻ em hay ngƣời già, ngƣời gặp thời hay kẻ lạc thời, về
quá khứ lịch sử hay về hiện tại, hƣớng tới cảm hứng triết luận hay cảm hứng
trào lộng; ngợi ca, khẳng định hay phê phán, phủ nhận… thì tinh thần chung
vẫn là kể một câu chuyện có đầu có cuối theo logic nhân – quả, sao cho ngƣời
đọc có thể dễ dàng quy chiếu ý nghĩa tác phẩm về hình tƣợng thế giới khách
quan. Nói cách khác, giá trị thẩm mỹ mà tác phẩm đem lại chủ yếu phụ thuộc
vào nội dung hiện thực của câu chuyện. Những biến đổi ở nghệ thuật trần

thuật nhƣ: điểm nhìn di động, ngƣời kể chuyện, bút pháp huyền thoại hoá, bút
pháp hài hƣớc giễu nhại, ngôn ngữ suồng sã bụi bặm, … vẫn không đủ tạo ra
một bƣớc ngoặt trong tƣ duy thể loại.
Trên cái phông chung đó, chúng tôi chú ý đến một số tiểu thuyết mà
những nỗ lực thể nghiệm có khi còn dang dở, hoặc lạ lẫm, khó đọc… nhƣng ít


17

nhất chúng đang báo hiệu một ý thức mới về thể loại và việc trả lời câu hỏi
“Có thể viết tiểu thuyết nhƣ thế nào?” rõ ràng đƣợc tự giác hơn, do đó ngƣời
đọc tìm đƣợc nhiều hứng thú bất ngờ hơn. Có thể kể ra những cuốn nhƣ
vậy: Thiên sứ (Phạm Thị Hoài – 1989), Cõi ngƣời rung chuông tận thế (Hồ
Anh Thái – 2002), Trong sƣơng hồng hiện ra (Hồ Anh Thái – 2003),Giàn
thiêu (Võ Thị Hảo – 2003), Thoạt kỳ thuỷ (Nguyễn Bình Phƣơng –
2004), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh – 2004), Ngƣời sông Mê (Châu
Diên – 2004)… Gần đây nhất là hai cuốn tiểu thuyết đƣợc giả thƣởng của Hội
nhà văn: Mình và Họ (Nguyễn Bình Phƣơng – 2014) và Miền Hoang (Sƣơng
Nguyệt Minh – 2015).
Có thể thấy tƣ tƣởng “sáng tạo nghệ thuật trƣớc hết là sáng tạo hình
thức” hiện đang đƣợc coi trọng hơn trƣớc nhiều. Đọc các tiểu thuyết này, ấn
tƣợng mạnh nhất là sự khác lạ. Dƣờng nhƣ nhà văn không phải đang tái hiện
bức tranh hiện thực mà đang trình bày cách thức họ làm ra các “kết cấu nghệ
thuật” nhƣ thế nào. Đây là các kết cấu mang rõ tinh thần “khƣớc từ truyền
thống”, nghĩa là “vƣợt” khỏi mô hình tiểu thuyết quen thuộc, xác lập mối
quan hệ mới giữa văn chƣơng với hiện thực, giữa nhà văn với bạn đọc để tạo
ra những kinh nghiệm đọc mới. Ngoài sự gia tăng mạnh mẽ các yếu tố huyền
thoại, trào lộng, xu hƣớng ngắn gọn, dồn nén… cuộc thể nghiệm ở các tiểu
thuyết trên triển khai từ quan niệm về tính “trò chơi” của văn chƣơng. Khi
Phạm Thị Hoài lần đầu tiên đƣa ra quan niệm này [48], chị dƣờng nhƣ đã xúc

phạm đến số đông độc giả vốn luôn tin rằng lý do tồn tại duy nhất của văn
chƣơng là chức năng xã hội nghiêm túc mà nó truyền tải (Văn dĩ tải đạo).
Trƣớc đó, tiểu thuyết Thiên sứ thực sự là một “món lạ”, rất lạ so với “khẩu
vị” phổ biến của ngƣời đọc Việt Nam. Từ Thiên sứ, “tiếng gọi của trò chơi”
hình nhƣ càng ngày càng hấp dẫn nhiều ngƣời viết hơn. Dù nghệ thuật bao
giờ chả có hƣ cấu, bịa đặt, nhƣng xem ra hƣ cấu ở văn chƣơng truyền thống là


18

để thuyết phục ngƣời đọc tin vào tính chất thật của câu chuyện đƣợc kể. Còn
ở “trò chơi tiểu thuyết” bây giờ, sự hƣ cấu, bịa đặt lại cố cho lộ liễu để vừa
gián cách ngƣời đọc với câu chuyện, vừa gây men ngờ vực trong họ.
Thiên sứ mở đầu với lời ghi chú “Cuốn sách này bắt đầu từ một điển
tích của nhà văn G. G và những chuyện khó tin của nhà văn F.”. Các chƣơng
nhƣ sự lắp ghép ngẫu nhiên những mảnh vụn rời rạc của hiện thực, những chi
tiết nhƣ tiện đâu kể đấy. Cuộc “chơi kết cấu”, “chơi nhân vật” đƣợc công khai
ngay ở hình thức văn bản, ở cách đặt tên chƣơng, mục đến cách mô hình
hoá nhân vật. Mỗi nhân vật giống cuộc thử nghiệm của một cái tôi nhỏ bé,
tính cách nhân vật không đƣợc nhà văn lý giải mà đƣợc ngƣời đọc quan sát từ
“cuộc chơi” của chúng. Mỗi nhân vật cũng là một mô hình, đƣợc số hoá (Mô
hình I – Chƣơng 8, Mô hình II – Chƣơng 13, Người đàn bà công dân –
Chƣơng 17,…). Các chƣơng đƣợc sắp xếp sao cho có khả năng phá vỡ mạnh
nhất tính cân xứng, hài hoà của tiểu thuyết truyền thống: Chƣơng 10 – Không
đề chỉ là mƣơi dòng tự luận của ngƣời kể chuyện. Chƣơng 14 – Ván bài mở
ra với bảng phân vai và “tóm tắt lý lịch” nhân vật nhƣ một văn bản kịch.
Chƣơng 18 – Nhật ký chị Hằng, Chƣơng 15 – Thơ PH… Nhìn vào hình thức
văn bản đã thấy ngay sự sắp đặt, pha trộn, lai ghép của các thể loại. Tạ Duy
Anh xác nhận tính trò chơi trong Thiên thần sám hối bằng lời Tựa: “Câu
chuyện khó tin này là của một đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ. Nếu đọc xong

quý vị vẫn không tin thì cũng không sao”. Và ngƣời kể chuyện xƣng tôi sẽ
chính là cái bào thai ấy. Nguyễn Bình Phƣơng tạo cho Thoạt kỳ thuỷ cấu trúc
đứt gẫy, nhảy cóc liên tục, đan cài vô thức với hữu thức, tô đậm cái bất lực
của ngôn từ, dƣờng nhƣ tác giả đang dùng ánh sáng Phân tâm học để rọi vào
thế giới bí ẩn tăm tối bên trong con ngƣời, tạo một chiều sâu mới cho chủ đề
tố cáo bạo lực. “Trò chơi” của Châu Diên đƣợc công khai ngay từ tên
truyện Ngƣời sông Mê. Tác phẩm không chia chương mà chia khúc, vừa theo


19

trình tự kiếp luân hồi nhƣ quan niệm nhà Phật, vừa ngẫu hứng, vu vơ nhƣ lời
hát đồng dao: Kiếp ảo, Kiếp gốc, Kiếp thực, Gốc một – Nhất gốc, Gốc đôi –
Hai gốc… Lời giới thiệu nhân vật chính “thật thà” đến khó tin: “Khi thì cô
này nghĩ mình là Hoa, có khi chính cô lại cho mình là Hương. Cô này có lúc
lẫn lộn chuyện giữa hai người đàn bà, người tên Hoa và người tên Hương,
chả rõ ai là mẹ và ai là con”. Các nhân vật khác cũng tƣơng tự thế “ngƣời nào
cũng nhớ nhớ quên quên” vì họ đều là “ngƣời sông Mê ấy mà”. Giàn
thiêu của Võ Thị Hảo trộn lẫn chính sử với dã sử, sự kiện bị xoá hết đƣờng
viền thời gian, không gian, nên lịch sử hiện lên qua kiếp luân hồi của Từ Lộ
(khi là nạn nhân của cái ác, khi là Lý Thần Tông quyền uy, khi lại mang lốt
hổ) là một thứ lịch sử rất đáng ngờ. Cấu trúc lồng ghép ở Giàn thiêu in đậm
cảm quan Phật giáo. Câu chuyện về ba kiếp của Từ Lộ - Lý Thần Tông – hổ
là sự đan xen ứng chiếu theo logic nhân quả giữa hai thế giới thực và hƣ.
Milan Kundera khi bàn về Nghệ thuật tiểu thuyết có một ý rất độc đáo: Ở
bên ngoài tiểu thuyết ngƣời ta sống trong thế giới của những điều khẳng định.
Mọi ngƣời đều tin chắc ở lời nói của mình. Trong lãnh địa tiểu thuyết ngƣời
ta không khẳng định bởi đây là lãnh địa của “trò chơi” và những giả thuyết.
Những tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại thử nghiệm trò chơi này có một số
điểm đáng chú ý nhƣ sau:

Thứ nhất: Một hiện thực không đáng tin cậy: đó là những bức tranh đầy
tính ƣớc lệ, không theo logic nhân quả. Thiên sứ, Ngƣời sông Mê, Thiên
thần sám hối là những bức hoạ bằng ngôn từ theo phong cách lập thể, không
nhằm trình bày một hiện thực phổ biến, khả tín mà là những giấc mơ, những
ám ảnh vô thức, những trò diễn của sân khấu múa rối hay của lễ hội hoá trang.
Hiện thực đó không để ngƣời ta tin, mà để ngƣời ta nghi ngờ và ngẫm nghĩ.
Quan hệ dân chủ giữa văn học với hiện thực đƣợc xác lập đồng thời với việc
khƣớc từ sự áp đặt chân lý lên ngƣời đọc (Chuyện 299 ngƣời đàn ông cầu hôn


20

chị Hằng, chuyện cô bé 14 tuổi tự đình tăng trƣởng trong Thiên sứ; chuyện
cái thai không chịu chào đời vì cảm giác bất an trong Thiên thần sám hối,
chuyện cô gái Mai Trừng đƣợc sinh ra để trừng trị cái ác trong Cõi ngƣời
rung chuông tận thế,...
Thứ hai: Những nhân vật dị biệt hoặc kỳ ảo: Quang lùn (gợi hình ảnh
quỷ lùn) - ngƣời chỉ tôn thờ duy nhất sức mạnh của các nguyên tắc và ý chí,
bé Hon – thiên sứ pha lê đến trần gian chỉ để “ban phát nụ cƣời và môi hôn
thơm ngậy mùi sữa”, Hoài – cô bé mãi mãi 14 tuổi, không chịu làm ngƣời lớn
vì không chấp nhận “thế giới phủ thảm của ngƣời lớn” (Thiên sứ), Mai
Trừng (Cõi ngƣời rung chuông tận thế) có khả năng phát “điện trƣờng” cực
mạnh mỗi khi kẻ ác đến gần, chàng trai 17 tuổi sống lại sau tai nạn điện giật
có khả năng đi ngƣợc thời gian (Trong sƣơng hồng hiện ra), linh hồn của
Hoa, Hƣơng, Khánh (Ngƣời sông Mê), Từ Lộ, Dã nhân, chàng Cá bơn (Giàn
thiêu), Tính (Thoạt kỳ thuỷ) – một con bênh tâm thần hiếu sát chỉ thích nhìn
máu chảy… là những nhân vật đƣợc xây dựng nhƣ một sự đối thoại, hoặc
chối từ quan niệm điển hình hoá của chủ nghĩa hiện thực truyền thống. Ở đây
cái cá biệt, cái “phi sử thi” là đặc điểm chính.
Thứ ba: Điểm nhìn trần thuật chủ yếu đƣợc giao cho các nhân vật dị biệt

đó. Tính chủ quan của câu chuyện là một cách khẳng định kinh nghiệm cá
nhân và làm tăng chất nghịch, chất hài cho tiểu thuyết. Thế giới trong Thiên
sứ đƣợc đặt dƣới cái nhìn của Hoài - cô bé không chịu làm ngƣời lớn và kiên
quyết “từ chối không đứng vào bất kỳ bộ đồng phục quá rộng hoặc quá chật
nào”, “khƣớc từ mọi quan hệ họ hàng với những nhân vật xa lạ kia, khƣớc từ
những sản phẩm confection may hàng loạt”. Điểm nhìn ở Ngƣời sông
Mê luân chuyển liên tục từ Hoa sang Hƣơng, Khánh và ngƣời thứ ba giấu
mặt. Ngƣời kể chuyện - thai nhi trong Thiên thần sám hối hiện diện với khát
vọng “chấp nhận cuộc thách đấu của cái chết khi cái chết “cất giọng đắc thắng


×