Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG sử DỤNG, THẢI bỏ THỦY NGÂN từ HOẠT ĐỘNG y tế tại một số BỆNH VIỆN TRÊN địa bàn hà nội và đề XUẤT GIẢI PHÁP xử lý PHÙ hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.95 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Vũ Minh Hải Tuyền

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG, THẢI BỎ THỦY NGÂN TỪ
HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ PHÙ HỢP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
5 quyển -90 trang – xc14

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Vũ Minh Hải Tuyền

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG, THẢI BỎ THỦY NGÂN TỪ
HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ PHÙ HỢP

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Hà



Hà Nội, 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này tôi đã
nhận được sự giúp đỡ vô cùng tận tình của gia đình, bạn bè, thầy cô và các cơ sở
đào tạo.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Hà, là
giáo viên hướng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi trường Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và Bộ môn
Công nghệ Môi trường nói riêng đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức
quý giá trong suốt khóa học.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ tạo
điều kiện thuận lợi, tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác quý báu của cán bộ, nhân
viên Bệnh Viện 19-8 Bộ Công An và Bệnh viện E Trung ương.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp
về sự chia sẻ, động viên, khuyến khích trong suốt quá trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Tác Giả

Vũ Minh Hải Tuyền



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASTM

American Society for Testing and Materials - Hiệp hội vật liệu và thử
nghiệm Mỹ

HA

Huyết áp

HCWH

Health Care Without Harm - Tổ chức chăm sóc sức khỏe không gây
hại

Hg

Thủy ngân

POPs

Persistant Organic Pollmant - Các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền

PTS

Persistent toxic substances - Chất độc hại khó phân hủy

UNDP


United Nations Development Programme - Chương trình Phát triển
Liên Hợp Quốc

UNEP

United Nations Environment Programme - Chương trình Môi trường
Liên Hiệp Quốc

U-POPs

Các khải khí nguy hại không chủ định

URENCO

Urban Enviroment Company - Công ty môi trường đô thị

WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới

TWA

Giới hạn phơi nhiễm trung bình đo trong khoảng 8 giờ

STEL

Giới hạn phơi nhiễm ngắn hạn trong 15 phút


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


VŨ MINH HẢI TUYỀN

MỞ ĐẦU
Thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân là những chất độc mạnh. Tính độc
của chúng đã được biết đến từ rất lâu nhưng chúng vẫn được sử dụng trong các loại
thuốc chữa bệnh. Đặc biệt vào thế kỷ thứ 16, thủy ngân trở nên quan trọng vì nó
được sử dụng trong thuốc chữa bệnh giang mai. Cách điều trị này chữa được một số
bệnh xã hội nhưng cũng mang lại sự nhiễm độc không tránh khỏi. Trong quá khứ,
nhiễm độc nghề nghiệp đã được mô tả một cách sinh động qua những ghi nhận của
Ramazzini cách đây 300 năm về những người thợ làm gương soi: “Ở Venice, trên
một hòn đảo tên là Murano, nơi sản xuất rất nhiều gương soi, người ta có thể thấy
những người thợ này nhìn vào ảnh của họ trong gương một cách lưỡng lự hay cau
có, giận dữ và họ nguyền rủa nghề nghiệp mà họ đang làm”. Lịch sử cổ đại La Mã
cũng cho biết những người khai thác mỏ thủy ngân (sunfua thủy ngân) đã bị nhiễm
độc. Trên thế giới, hiện tượng nhiễm độc thủy ngân khá phổ biến (sau chì và
benzen). Bệnh Minamata (Nhật) đã đi vào lịch sử độc học như một điển hình cho ô
nhiễm và gây độc của Hg.
Thủy ngân đã sử dụng thủy ngân cách đây khoảng 3.500 năm. Nước Ai Cập
cổ xưa đã biết cách pha trộn thủy ngân với Sn và Cu rất sớm, khoảng thế kỷ thứ 6
sau Công nguyên. Cách sử dụng kim loại Hg và thần sa trong y khoa đã từng tồn tại
ở Trung Quốc và Ấn Độ ở cùng thời điểm. Người Hy Lạp đã quen thuộc với kĩ
thuật tách Hg từ các quặng kim loại dùng làm thuốc. Người La Mã đã thừa kế hầu
hết các kiến thức này và rất tập trung vào việc đánh giá tính chất thương mại của
kim loại. Hầu hết Hg đã bị người La Mã tiêu thụ và chế tạo chất màu đỏ của thần
sa, nhưng Hg cũng được sử dụng để điều trị nhiều thứ bệnh khác. Sau sự sụp đổ của
đế quốc La Mã, tiêu dùng Hg chủ yếu được giới hạn để bào chế thuốc; cho đến khi
những dụng cụ khoa học được phát minh, như là vào năm 1643, Torricelli phát
minh ra dụng cụ đo nhiệt gọi là nhiệt kế sơ khởi. Đến năm 1720 Fahrenheit giới
thiệu nhiệt kế Hg và đưa vào nghiên cứu khoa học.


1


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

VŨ MINH HẢI TUYỀN

Không có một loại chất nào, trừ sinh vật, được nghiên cứu nhiều như thủy
ngân trong quan hệ tuần hoàn của nó với chuỗi thực phẩm. Mỗi năm toàn thế giới
sản xuất ra 9.000 tấn thủy ngân, trong đó 5.000 tấn rơi vào các đại dương. Trong hồ
Oasinton, trong 100 năm trở lại đây lượng thủy ngân trong bùn tăng lên gấp 100
lần. Hàm lượng thủy ngân cao thường thấy ở các loại cá thờn bơn biển Atlantích;
đôi khi hàm lượng thủy ngân còn cao hơn ở một số loài cá mập.
Nhà văn R.Kipling đã viết: “Tôi thà chọn cái chết tồi tệ còn hơn phải làm
việc trong mỏ thủy ngân, nơi mà răng bị mục dần trong miệng...”. Cho đến nay
trong các hầm lò quanh co, nơi mà xưa kia khai thác thủy ngân, có thể tìm thấy vô
số bộ xương người. Người xưa đã phải trả một giá rất đắt, hàng ngàn sinh mạng để
đổi lấy thứ đá đỏ dường như đã nhuốm máu tất cả những ai từng tham gia khai thác.
Thuốc và các thiết bị chứa thủy ngân tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mặc dù
chúng đã được sử dụng rộng rãi trong quá khứ. Nhiệt kế và huyết áp kế chứa thủy
ngân đã được phát minh trong thế kỷ 18 và 19, trong đầu thế kỷ 21, việc sử dụng
chúng đã giảm và bị cấm ở một số quốc gia, khu vực và trường đại học [7]. Tuy
nhiên tại Việt Nam, việc sử dụng các loại thiết bị này vẫn còn là phổ biến.
Tiến tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe không có thủy ngân tại Việt Nam và
nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên y tế, trong luận văn này thực hiện
đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng và thải bỏ thủy ngân từ hoạt động y tế tại một
số bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp”
với mục tiêu nhằm góp phần từng bước giảm phát thại thủy ngân đến loại bỏ hoàn
toàn thủy ngân để phù hợp với công ước quốc tế.

Nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Tổng quan về sử dụng thủy ngân trong y tế trên thế giới và Việt Nam
- Đánh giá hiện trạng sử dụng và thải bỏ thủy ngân liên quan đến hoạt động
y tế tại Bệnh viện E trung ương và Bệnh viện 198 Bộ Công An.
- Đề xuất giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu sử dụng, quản lý và xử lý an
toàn chất thải y tế chứa thủy ngân.

2


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

VŨ MINH HẢI TUYỀN

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Sử dụng thủy ngân và các sản phẩm chứa thủy ngân
1.1.1. Sử dụng thủy ngân và các sản phẩm chứa thủy ngân trong công nghiệp
Thủy ngân nguyên tố (Hg) là một kim loại nặng, ánh bạc, nóng chảy ở
- 38,9oC và sôi ở 357oC. Nó là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ
phòng. Giọt thủy ngân rất di động và kết hợp với các kim loại khác như thiếc, đồng,
vàng, và bạc tạo thành hợp kim (gọi là amalgam). Trọng lượng riêng của thủy ngân
là 13,5g/cm3 ở 25oC [8].

Hình 1.1: Giọt thủy ngân
Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi
bị đổ, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Những giọt nhỏ có thể
bốc hơi với tốc độ nhanh hơn trong điều kiện thông gió. Tốc độ bay hơi của thủy
ngân nguyên tố tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10oC. Ở nước ta, giới hạn cho phép
đối với thủy ngân trong không khí vùng làm việc được quy định tại Quyết định số
3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế [3]:



Thủy ngân hữu cơ:

Trung bình 8 giờ (TWA) 0,01mg/m3
Từng lần tối đa (STEL) 0,03 mg/m3.

-

Thủy ngân và hợp chất thủy ngân vô cơ :
Trung bình 8 giờ (TWA) 0,02mg/m3
Từng lần tối đa (STEL) 0,04mg/m3.

3


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

VŨ MINH HẢI TUYỀN

Thủy ngân không phân hủy và tồn tại trong môi trường. Khi giải phóng vào
không khí, nó tuần hoàn trong không khí, đất, và nước, và tạo thành các hợp chất
hóa học phức tạp và biến đổi vật lý thành các dạng khác nhau của thủy ngân. Thủy
ngân nguyên tố là dạng phổ biến nhất của thủy ngân trong không khí. Trong các hệ
thống thuỷ sinh, thủy ngân được chuyển đổi thành dạng hữu cơ methyl thủy ngân
độc hơn dạng vô cơ và tích lũy sinh học trong cá và động vật hoang dã rồi vào
chuỗi thức ăn..
Thủy ngân được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như hóa chất, phân
bón, chất dẻo, kỹ thuật điện, điện tử, xi măng, sơn, tách vàng bạc trong các quặng sa
khoáng, sản xuất các loại đèn huỳnh quang, pin, phong vũ kế, nhiệt kế, huyết áp kế,

mỹ phẩm...
Thủy ngân đi vào môi trường như một chất gây ô nhiễm từ các ngành công
nghiệp khác nhau:
-

Từ các xí nghiệp sử dụng than làm nhiên liệu

-

Các ngành công nghiệp sản xuất clo, thép, phốt phát &vàng

-

Khai thác mỏ thủ công hàng năm thải ra môi trường khoảng 1.000 tấn thủy
ngân, chiếm 30 - 40% lượng ô nhiễm trên trái đất.

-

Luyện kim

-

Sản xuất xi măng, chế tạo biến thế điện, thuộc da

-

Sản xuất và sửa chữa thiết bị điện tử

-


Đốt và vùi lấp các chất thải đô thị

-

Công nghiệp mỹ phẩm

-

Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm liên quan đến thủy ngân

-

Các sản phẩm có chứa thủy ngân như các bộ phận ô tô, pin, đèn huỳnh
quang, máy điều nhiệt...

4


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

VŨ MINH HẢI TUYỀN

Chương trình môi trường liên hiệp quốc (UNEP) nêu rõ, điều đáng lo ngại là
ngày càng có nhiều thủy ngân lẫn trong sông hồ vốn luôn là nguồn nước sinh hoạt
chính của con người.
Theo số liệu của tổ chức này hiện có khoảng 260 tấn thủy ngân lẫn trong
dòng nước của các sông hồ trên toàn thế giới, và cũng do hoạt động của con người,
trong vòng 100 năm qua, lượng thủy ngân đã tăng gấp đôi trên bề mặt của các đại
dương. Còn ở đáy các đại dương, lượng thủy ngân cũng tăng 25%, cuối cùng chính
con người là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả từ thực trạng ô nhiễm trên, mà một

trong những nguyên nhân đó là việc sử dụng nguồn thủy sản nhiễm thủy ngân.
1.1.2. Sử dụng thủy ngân và các sản phẩm chứa thủy ngân trong y tế
Thủy ngân đã được sử dụng để chữa bệnh trong nhiều thế kỷ. Thế kỷ 16,
trước khi có các chất kháng sinh, thủy ngân được dùng để điều trị giang mai. Thuốc
có chứa thủy ngân để điều trị các triệu chứng bệnh như táo bón, trầm cảm, đau răng,
lợi tiểu, sát trùng. Các hợp chất có chứa thủy ngân như Thimerosal được sử dụng
trong một số sản phẩm nhãn khoa, dạng phun sương mũi họng, và vaccin; các sản
phẩm tẩy trắng và một số hóa chất trong phòng thí nghiệm cũng chứa thủy ngân
cũng như hỗn hợp Almagam trong nha khoa và pin. Ngoài ra nhiệt kế và huyết áp
kế chứa thủy ngân được phát minh từ thế kỷ 18, 19 và được sử dụng cho đến ngày
nay. Tại một số cơ sở y tế còn sử dụng thiết bị tháo lồng ruột có cột thủy ngân để
kiểm soát áp lực khí bơm vào ruột bệnh nhân.
Các nguồn phát sinh thủy ngân chính trong y tế từ:
• Nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân chưa vỡ
• Nhiệt kế và huyết áp kế thủy ngân vỡ
• Máy tháo lồng ruột có cột thủy ngân
• Amalgam dùng trong nha khoa.
• Các bóng đèn huỳnh quang chưa vỡ

5


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

VŨ MINH HẢI TUYỀN

• Các bóng đèn huỳnh quang vỡ (bóng đèn tuýp huỳnh quang, bóng đèn
huỳnh quang compact, đèn sát khuẩn cực tím) .
• Khí thải từ lò đốt chất thải y tế có chứa thủy ngân [9]


a, Lọ đựng thủy ngân nguyên tố

b, Lọ đựng chất hỗn hợp (alloy) để tạo
amalgam nha khoa

c, Hiệu chỉnh huyết áp kế thủy ngân

d, Nhiệt kế thủy ngân vỡ

e, Máy tháo lồng ruột có cột thủy ngân
Hình 1.2: Một số hình ảnh về thủy ngân và sử dụng thủy ngân

6


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

VŨ MINH HẢI TUYỀN

Nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân nguyên tố khi thủy ngân
giải phóng từ các thiết bị có chứa thủy ngân bị vỡ hoặc khi chỉnh sửa, bảo dưỡng
thiết bị có chứa thủy ngân.
Bảng 1.1: Hàm lƣợng thủy ngân trong một số thiết bị y tế [11]
STT

Hàm lƣợng thủy ngân

Loại thiết bị

1


Nhiệt kế

0,5-1,5 g

2

Huyết áp kế

3

Bóng đèn huỳnh quang

4

1 nang Amalgam (1 liều=200mg)

110-200 g
10-50mg
100 mg

Hiện trạng sử dụng thủy ngân trong ngành y tế chủ yếu liên quan đến việc sử
dụng nhiệt kế, huyết áp kế và một số giải pháp y tế khác. Tại Mỹ, chất thải bệnh
viện được ước tính đóng góp 1% thủy ngân trong dòng chất thải rắn của đất nước
này [16].
Thủy ngân sử dụng trong bệnh viện thường được loại bỏ không đúng cách
như chất thải y tế lây nhiễm hoặc chất thải thông thường. Chẳng hạn như thủy ngân
trong nhiệt kế dùng một lần cho bệnh nhân cách lý, nó được thải bỏ như chất thải y
tế lây nhiễm trong túi màu đỏ hoặc hộp đựng vật sắc nhọn. Phương pháp chính để
xử lý chất thải y tế lây nhiễm thu được trong túi màu đỏ hoặc hộp đựng vật sắc

nhọn là thiêu đốt, thủy ngân từ nguồn chất thải này sẽ vào khí quyển bắt đầu một
chu trình và kết thúc là lắng đọng trong môi trường nước và methyl hóa[17].
Một nghiên cứu của EPA năm 1997 đã cho thấy, lò đốt chất thải y tế đóng
góp 13% là nguồn lớn thứ tư phát thải thủy ngân ra môi trường do con người[18].
Các chất thải y tế chứa thủy ngân nếu không được kiểm soát đúng quy định
sẽ gây nguy cơ rủi ro nghiêm trọng cho con người và môi trường.

7


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

VŨ MINH HẢI TUYỀN

Thủy
ngân

Bệnh
viện

Chất thải y tế có chứa thủy ngân

Lò đốt

Chôn lấp

Methuyl thủy ngân

Hình 1.3: Chu trình phát thải thủy ngân từ hoạt động y tế [10]
1.2. Thực trạng quản lý và thải bỏ thủy ngân và các sản phẩm chứa thủy ngân

từ hoạt động y tế
1.2.1. Trên thế giới
Thủy ngân đã được sử dụng để chữa bệnh trong hàng thế kỷ. Clorua thủy
ngân (I) và clorua thủy ngân (II) là những hợp chất phổ biến nhất. Thủy ngân được
đưa vào điều trị giang mai sớm nhất vào thế kỷ 16, trước khi có các chất kháng
sinh. "Blue mass", viên thuốc nhỏ chứa thủy ngân, đã được kê đơn trong suốt thế kỷ
19 đối với hàng loạt các triệu chứng bệnh như táo bón, trầm cảm, sinh đẻ và đau
răng.
Trong đầu thế kỷ 20, thủy ngân được cấp phát cho trẻ em hàng năm như là
thuốc nhuận tràng và tẩy giun. Nó là bột ngậm cho trẻ em và một số vacxin có chứa
chất bảo quản Thimerosal (một phần là etyl thủy ngân) kể từ những năm 1930.
Clorua thủy ngân (II) là chất tẩy trùng đối với các bác sĩ, bệnh nhân và thiết bị.

8


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

VŨ MINH HẢI TUYỀN

Thuốc và các thiết bị chứa thủy ngân tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mặc dù
chúng đã được sử dụng rộng rãi trong quá khứ. Nhiệt kế và huyết áp kế chứa thủy
ngân đã được phát minh trong thế kỷ 18 và 19, trong đầu thế kỷ 21, việc sử dụng
chúng đã giảm và bị cấm ở một số quốc gia, khu vực và trường đại học.
Năm 2002, Thượng viện Mỹ đã thông qua sắc luật cấm bán nhiệt kế thủy
ngân không theo đơn thuốc. Năm 2003, Washington và Maine trở thành các bang
đầu tiên cấm các thiết bị đo huyết áp có chứa thủy ngân . Năm 2005, các hợp chất
thủy ngân được tìm thấy ở một số dược phẩm quá mức cho phép, ví dụ các chất tẩy
trùng cục bộ, thuốc nhuận tràng, thuốc mỡ trên tã chống hăm, các thuốc nhỏ mắt
hay xịt mũi.

Năm 2008 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phối hợp với Tổ chức chăm sóc
sức khỏe không gây hại (HCWH) triển khai “Khởi xướng toàn cầu về chăm sóc y tế
không có thủy ngân”[12]. Đặc biệt hiện nay, các nước trên thế giới đang cùng nhau
xây dựng và hoàn thiện Công ước toàn cầu về thủy ngân - kim loại nặng có khả
năng tích lũy sinh học, đang gây độc nguồn cung cấp cá, đe dọa sức khỏe cộng
đồng và môi trường trên thế giới. Một trong những giải pháp mà Công ước đưa ra là
dừng sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu nhiệt kế và huyết áp kế có chứa thủy ngân
vào năm 2020.
Công ước Minamata về thủy ngân đã được các đại biểu của 140 quốc gia
thông qua sau 4 năm đàm phán. Đây là Công ước toàn cầu nhằm bảo vệ sức khỏe
con người và môi trường do những ảnh hưởng có hại của thủy ngân. Nội dung này
được thực hiện bằng cách kết thúc việc sản xuất, nhập và xuất khẩu các thiết bị y tế
có thủy ngân vào năm 2020. Các nội dung chính của công ước:
- Các nhà máy đốt than, lò hơi và lò nấu chảy kim loại:
Công ước yêu cầu các quốc gia phải có những công nghệ kiểm soát phát thải
tốt nhất ở các nhà máy năng lượng, lò hơi và lò nấu chảy kim loại mới. Điều này
không áp dụng đối với các nhà máy cũ nhưng các biện pháp kiểm soát khác cần
phải được triển khai.

9


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

VŨ MINH HẢI TUYỀN

- Bóng đèn:
Bóng đèn huỳnh quang compact dưới hoặc bằng 30 watts có nhiều hơn 5 mg
thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020. Bóng đèn huỳnh quang và halophosphate cũng
sẽ bị cấm vào năm 2020.

- Khai thác mỏ thủy ngân:
Khai thác mỏ thủy ngân nguyên sinh sẽ bị cấm. Các mỏ thủy ngân đang khai
thác có thể tiếp tục được khai thác trong vòng 15 năm kể từ ngày ký Công ước và
sau đó sẽ bị cấm.
- Khai thác mỏ vàng:
Thủy ngân được phép sử dụng để tách vàng từ đá và trầm tích trong khai
thác vàng thủ công và có phạm vi nhỏ. Công ước khuyến khích các quốc gia giảm
hoặc loại trừ việc sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng nhưng không đưa ra thời
gian cụ thể.
- Hàn răng:
Hàn răng bằng amalgam chưa bị cấm vào năm 2020. Các nước thống nhất
giảm sử dụng thủy ngân trong hàn rằng bằng cách tăng sử dụng các chất thay thế,
xây dựng chương trình hàn răng giảm tối đa nhu cầu hàn răng bằng amalgam hoặc
thực hiện các biện pháp khác.
- Vắc xin:
Công ước chưa đề cập đến việc cấm sử dụng hợp chất thủy ngân (thimerosal)
làm chất bảo quản trong vắc xin.
- Pin:
Pin có chứa thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020, ngoại trừ pin tiểu dạng cúc
áo sử dụng trong các thiết bị y tế có thể cấy dưới da.
- Công tắc và Rơ le:
Công tắc và Rơ le có chứa thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020.

10


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

VŨ MINH HẢI TUYỀN


- Xà phòng và mỹ phẩm:
Xà phòng và mỹ phẩm chứa trên 1ppm thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020,
ngoại trừ Mascara và mỹ phẩm vùng mắt vì không có chất thay thế an toàn.
- Các thiết bị y tế:
Các thiết bị y tế gồm dụng cụ đo khí áp, nhiệt kế, dụng cụ đo độ ẩm, áp kế và
huyết áp kế chứa thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020.
- Các hoạt động tôn giáo và truyền thống:
Thủy ngân sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo hoặc truyền thống không nằm
trong phạm vi của Công ước này.

11


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

VŨ MINH HẢI TUYỀN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt

1. Bệnh viện Việt Đức (2012), Kế hoạch quản lý chất thải y tế có chứa thủy ngân,
Dự án trình diễn và thúc đẩy những kỹ thuật và phương thức tốt nhất giảm
chất thải y tế nhằm tránh phát thải những chất có chứa thủy ngân hay Dioxin
ra môi trường, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007
của Bộ Y tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày
10 tháng 10 năm 2002 Về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05

nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động, Hà Nội.

4. Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2011), Thông tư 01/2011/TTLTBLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác An
toàn-Vệ sinh lao động trong cơ sở lao động, Hà Nội.

5. Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh Xã hội (1976), Thông tư 08-TTLB BYTBLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 19/5/1976 Quy định một số bệnh nghề nghiệp và
chế độ đãi ngộ công nhân viên chức nhà nước mắc bệnh nghề nghiệp, Hà
Nội.

6. Lê Trung (2002), Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội,
Hà Nội, Trang 225-256.
Tiếng Anh

7. WHO

(2011),

“Replacement

of

mercury

thermometers

and

sphygmomanometers in health care”, Technical guidance.

8. WHO (2005), “Mercury in Healthcare”, Policy Paper.

9. US Environment Protection Agency (2002), Eliminating Mercury in Hospitals
JCAHO Environment of Care Standards 1.3, 2.3, 4.0.

12


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

VŨ MINH HẢI TUYỀN

10. WHO-HCWH (2013), Press release: World’s Governments Agree to MercuryFree Healthcare in 2020.

11. HCWH (2007), Guide for Eliminating Mercury from Health Care
Establishments.

12. HCWH (2007), The global movement for mercury-free health care
13. UNDP (2007), Demonstrating and Promoting Best Techniques and Practices
for Reducing Health-Care Waste to Avoid Environmental Releases of
Dioxins and Mercury.

14. WHO-HCWH (2008), TOWARD THE TIPPING POINT Global Initiative to
Substitute Mercury-Based Medical Devices in Health Care

15. N.K. Markandu, F. Whitcher; A. Arnold and C. Carney. “The Mercury
Sphygmomanometer Should Be abandoned Before it is Proscribed.” Journal
of Human Hypertension, Volume 14, pages 31 through 36. 2000.

16. Joanne Mitchell (1999), “Rochester Committee for Scientific Information”,
Medical Waste Disposal


17. Laurie J. Tenace (1999), FLORIDA CENTER FOR SOLID AND HAZARDOUS
WASTE MANAGEMENT, Best Management Practices for Reducing and
Managing Mercury in Florida Medical Facilities: Field Testing, January July, 1999

18. EPA (1997), Mercury Study Report to Congress, Volume II: An Inventory of
Anthropogenic Mercury Emissions in the United States.

13



×