Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần máy tính Vĩnh Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.73 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

~~~~~~*~~~~~~

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MÁY TÍNH VĨNH XUÂN
Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS KIM VĂN CHÍNH

Sinh viên thực hiện

: MAI THỊ DUNG

Lớp

:

QLNS17.05

Mã sinh viên

:

12102096



HÀ NỘI – 2016


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1.............................................................................................................. 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH VĨNH XUÂN ............... 3
1.1. Quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ của Công ty ................................ 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty .............................................. 3
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty ................................................................... 3
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty ............................................... 5
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty ...................................................... 5
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban ........................................................ 5
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty......................................... 7
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH VĨNH
XUÂN ..................................................................................................................... 10
2.1. Một số nhận thức cơ bản về năng lực canh tranh ............................................ 10
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh .................................................................................... 10
2.1.2. Khái niệm cạnh tranh trong doanh nghiệp, các chỉ tiêu đo lƣờng năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................................................... 10
2.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh .......................................... 12
2.1.3.1 Các nhân tố chủ quan .................................................................................. 12
2.1.3.2 Các nhân tố khách quan .............................................................................. 13
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần máy tính Vĩnh Xuân ..... 14

2.2.1. Khả năng tài chính......................................................................................... 14
2.2.2. Nguồn nhân lực ............................................................................................. 16
2.2.3. Chiến lƣợc kinh doanh và đảm bảo chất lƣợng sản phẩm ............................ 19
2.2.3.1. Chiến lƣợc của Công ty .............................................................................. 19
2.2.3.2. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ..................................................................... 20
2.2.3.3 Quản lý vật tƣ: ............................................................................................. 23
2.2.3.4. Duy trì hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm .......................................... 24
2.2.4. Đối thủ cạnh tranh ......................................................................................... 25


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

2.24.1 Năng lực vốn với các đối thủ cạnh tranh ..................................................... 25
2.2.4.2 Só sánh doanh thu với các đối thủ cạnh tranh............................................. 26
2.3.1. Ƣu điểm ......................................................................................................... 28
2.3.2. Nhƣợc điểm ................................................................................................... 29
2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................................. 31
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH VĨNH
XUÂN ..................................................................................................................... 32
3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty .................................................................. 32
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần máy tính
Vĩnh Xuân ............................................................................................................... 33
3.2.1. Phát triển nguồn nhân lực, phân công nhiệm vụ đúng và đủ, kiện toàn bộ
máy tổ chức của công ty .......................................................................................... 33
3.2.2. Tăng năng lực tài chính ................................................................................. 34
3.3.3. Một số giải pháp khác ................................................................................... 36
3.3.3.1 Giải pháp về chất lƣợng dịch vụ ................................................................. 36

3.3.3.2 Giải pháp nhằm đa dạng hóa dịch vụ .......................................................... 36
3.3.3.3 Về phát triển mạng lƣới kinh doanh............................................................ 37
3.3.3.4 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing và xúc tiến hỗn hợp ................. 38
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 40


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU

Xu hƣớng quốc tế hóa nền kinh tế là xu hƣớng tất yếu trong quá trình phát
triển của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia nếu muốn phát triển không thể bó buộc nền
kinh tế của mình trong một phạm vi nhỏ hẹp mà phải mở rộng ra toàn thế giới,
tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế là xu hƣớng chung của thời đại. Hơn 20
năm đổi mới những gì mà nền kinh tế đạt đƣợc đã chứng tỏ chiến lƣợc phát triển
kinh tế mà Đảng và Nhà nƣớc ta đề ra là hết sức đúng đắn và có hiệu quả. Trong
xu thế phát triển đó, nền kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc chuyển mình đáng kể,
ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp, nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực trong đó có ngành máy tính, thiết bị văn phòng.
Thị trƣờng máy tính thiết bị văn phòng trong thời điểm hiện tại đang phát
triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đặc biệt với sự thay đổi từng ngày từng giờ của
khoa học công nghệ đã làm cho sự cạnh tranh trên thị trƣờng này ngày càng trở
nên gay gắt và quyết liệt. Đó là tín hiệu đáng mừng cho thị trƣờng máy tính và các
thiết bị công nghệ Việt Nam nhƣng đồng thời đó cũng là thách thức không nhỏ cho
các doanh nghiệp trong ngành tồn tại và cạnh tranh đƣợc với các đối thủ lớn trên
cả thị trƣờng trong nƣớc. Không nằm ngoài xu thế đó, Công ty cổ phần máy tính
Vĩnh Xuân cũng phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn làm ảnh hƣờng đến tốc
độ phát triển cũng nhƣ vị thế của Công ty trên thị trƣờng. Là một doanh nghiệp đi
sau trong sự phát triển của ngành kinh doanh máy tính và các thiết bị văn phòng

Việt Nam, nhƣng với những chiến lƣợc đúng đắn của mình, Công ty đã nhanh
chóng phát triển, tạo đƣợc lòng tin đối với khách hàng. Mục tiêu trong giai đoạn
tới của Công ty cổ phần máy tính Vĩnh Xuân là phát triển nhanh, bền vững để trở
thành một trong những nhà cung cấp thiết bị văn phòng số một trên thị trƣờng địa
phƣơng vào năm 2020. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, nhiệm vụ đặt ra cho Công ty là
phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình.
Chính vì vậy việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần máy tính Vĩnh Xuân” có ý nghĩa lý luận,
thực tiễn sâu sắc và phù hợp với chuyên ngành Quản lý kinh doanh.

1


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

Sau đây là những nội dung trong đề tài:
Chƣơng 1: Tổng quan về Công ty cổ phần máy tính Vĩnh Xuân
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh
tranh tại Công ty cổ phần máy tính Vĩnh Xuân.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
tại Công ty cổ phần máy tính Vĩnh Xuân.

2


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH VĨNH XUÂN
1.1. Quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ của Công ty
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Máy tính Vĩnh Xuân
Tên giao dịch: SPC COMPUTER.,JSC
Địa chỉ: Số 39 Trần Quốc toản, Phƣờng Trần Hƣng Đạo, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội
Giấy phép kinh doanh: 0100516045 cấp ngày 17/07/2008
Ngày hoạt động: 28/08/2008
Điện thoại: 0439439121
Fax: 9434137
Giám đốc: NGUYỄN KHẮC SƠN
Công ty Cổ phần Máy tính Vĩnh Xuân, tên giao dịch quốc tế là SPC
COMPUTER.,JSC. Đƣợc thành lập ngày 28 tháng 02 năm 1997 theo giấy phép
thành lập số 5892/ QĐ - UB do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp.
Công ty Cổ phần Máy tính Vĩnh Xuân đã và đang là mộtt trong những công
ty thƣơng mại hoạt động trong lĩnh vực tin học hàng đầu của Việt Nam. Công ty là
đại lý chính thức của nhiều hãng máy tính nƣớc ngoài có tên tuổi nhƣ: IBM,
COMPAQ, HP, CNET, ZIDA, vv… và đƣợc khách hàng tin cậy trong nhiều lĩnh
vực.
Công ty Cổ phần Máy tính Vĩnh Xuân có một đội ngũ nhân viên có trình độ
chuyên môn cao (hơn 80% đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế,
Kỹ thuật), đủ khả năng để có thể đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của
khách hàng. Không những thế, đội ngũ nhân viên của Vĩnh Xuân còn là những
ngƣời đầy lòng nhiệt tình và có thái độ niềm nở trong cung cách phục vụ khách
hàng. Tất cả các cán bộ nhân viên trong Công ty Cổ phần Máy tính Vĩnh Xuân đều
thấu hiểu: Khách hàng mới là ngƣời quyết định tƣơng lai, sự tồn tại và phát triển
của Công ty Cổ phần Máy tính Vĩnh Xuân.


3


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
* Chức năng
Công ty Cổ phần Máy Tính Vĩnh Xuân chuyên kinh doanh các sản phẩm:
Máy tính thiết bị ngoại vi và phần mềm
Máy móc và thiết bị văn phòng: máy photo, máy fax, máy in...
Máy ảnh kỹ thuật số,điện thoại các loại.
Sửa chữa máy tính, thiết bị liên lạc, thiết bị ngoại vi
Phân phối các sản phẩm tin học ứng dụng, sản phẩm tin học công nghệ cao.
Lập trình máy tính
Tƣ vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
* Nhiệm vụ
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo luật hiện
hành của Nhà Nƣớc và theo hƣớng dẫn của Bộ Công Thƣơng để thực hiện mục
đích và nội dung hoạt động nêu trên.
Nắm khả năng sản xuất và nhu cầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc để
xây dựng và tổ chức thực hiện các phƣơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Quản lý, sử dụng vốn kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật đạt hiệu quả
kinh tế cao, đảm bảo và phát triển vốn với nhiều hình thức thích hợp.
Chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ và luật pháp của Nhà Nƣớc, quyết
định của Bộ Công Thƣơng.
Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua với các đối tác.
Chủ động điều phối hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý các đơn vị,

phòng ban trực thuộc công ty.
Kiểm tra thƣờng xuyên hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị dƣới
phân xƣởng sản xuất.
Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ công nhân viên để có các kế hoạch điều
chỉnh phù hợp, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với Cán Bộ Công Nhân
Viên.

4


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng
Marketing

Phòng Kỹ

thuật

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Hành
Chính
Nhân Sự

Phòng Tài
chính kế
toán

Kho

Cửa hàng

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban
Đại hội đồng cổ đông:
Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền
cao nhất. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề đƣợc Luật pháp và Điều
lệ của công ty quy định, đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các Báo cáo tài chính
hàng năm của công ty, duyệt ngân sách cho năm tiếp theo. Ngoài ra, đại hội đồng
cổ đông còn là cơ quan bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty.

5



Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, quyết định
phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển của Công ty và kế hoạch kinh doanh hàng
năm. Thông qua điều lệ, bầu, bãi miễn giám đốc kinh doanh
Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại đội đồng cổ đông bầu ra và trực thuộc
Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp
trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty; ban kiểm
soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban tổng giám đốc.
Ban Giám đốc bao gồm:
- Giám đốc: Là ngƣời đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm
pháp lý trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Là ngƣời
điều hành cao nhất, ra mọi quyết định quan trọng của Công ty.
- Phó giám đốc: Là ngƣời dƣới quyền giám đốc, thực hiện các công việc
giám đốc giao, có quyền giải quyết một số công việc thƣờng xuyên và đột xuất
khác của Công ty.
Phòng hành chính nhân sự: Là các phòng chức năng của Công ty có nhiệm
vụ tham mƣu cho ban giám đốc trong việc tổ chức nhân sự. Thực hiện công tác
tuyển dụng, bố trí nhân viên, chấm công, tính lƣơng và theo dõi tình hình nộp
BHYT cho ngƣời lao động, lƣu trữ thông tin về doanh nghiệp và ngƣời lao động.
Phòng tài chính – kế toán: Có chức năng phản ánh một cách trung thực và
khách quan các nghiệp vụ kế toán xảy ra giúp nhà lãnh đạo nắm rõ tình hình tài
chính, tài sản, hàng hoá và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khi có yêu
cầu để ban giám đốc có thể đƣa ra đƣợc giải pháp phù hợp nhằm đạt đƣợc các mục
tiêu đề ra.
Phòng marketing: Có nhiệm vụ đƣa ra các chiến lƣợc, chính sách để tìm
kiếm khách hàng mới, tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng hiện tại, giới thiệu

sản phẩm và quảng bá hình ảnh của Công ty.
Phòng kinh doanh: Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động Công ty. Bộ
phận kinh doanh chiêu trách nhiệm thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công
ty nhƣ tìm hiểu thị trƣờng, tìm kiếm các thông tin khách hàng, các nhà cung cấp,
chào hàng tới các khách hàng tiềm năng, lựa chọn nhà cung cấp, thực hiện hợp
đồng mua bán.
6


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ hỗ trợ phòng kinh doanh lắp đặt máy móc thiết
bị, tham gia công tác bảo hành, bảo trì, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các
vấn đề kỹ thuật.
+ Kho: Bộ phận kho chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa xuất nhập kho,
thƣờng xuyên cập nhật số lƣợng hàng hóa, chủng loại hàng hóa trong kho và thông
báo thƣờng xuyên cho trƣởng phòng kinh doanh nắm đƣợc tình hình hàng hóa
trong kho. Đồng thời chịu trách nhiệm bảo quản, đảm bảo chất lƣợng hàng hóa
luôn trong tình trạng tốt nhất.
+ Cửa hàng: Bày bán các sản phẩm của công ty, giới thiệu các sản phẩm trực
tiếp đến với khách hàng.
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Qua bảng số liệu bên dƣới ta có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty
khởi sắc nhất trong năm 2014 khi mà doanh thu lên đến 15.756 triệu đồng tăng
4.170 triệu đồng so với năm 2013. Đây chính là giai đoạn đầu khi công ty triển
khai dự án mở rộng mạng lƣới kinh doanh, đặc biệt là mạng lƣới các tỉnh thành lân
cận Hà Nội, điều này đã đem lại hiệu quả kinh tế tƣơng đối lớn cho công ty. Tuy
nhiên đến giữa năm 2015 hoạt động kinh doanh của công ty bắt đầu gặp những khó

khăn, đầu tiên phải kể đến khó khăn về vốn, nguồn vốn vay từ bên ngoài giảm
trong khi nhu cầu vốn do mở rộng thị trƣờng tăng cao. Cùng lúc đó thị trƣờng phát
triển mạnh, các đối thủ cạnh tranh tham ra vào thị trƣờng ngày càng nhiều, sự cạnh
tranh trong ngành cao khiến cho công ty mất đi nhiều thị phần. Chính vì vậy đến
cuối năm 2015 tình hình doanh thu tiêu thụ của công ty còn ở mức 10.862 triệu
đồng giảm 4.894 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ giảm 31,06% so với năm 2015.
Điều này cũng đồng nghĩa thị phần của công ty đã bị thu hẹp, dẫn đến bị chia sẻ lợi
nhuận, do vậy năm 2015 lợi nhuận của công ty chỉ ở mức 1.945 triệu đồng giảm
41,77% so với năm 2014 đây là con số thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Trong khi
đó năm 2014 lợi nhuận sau thuế của công ty là 3.340 triệu đồng tăng 1.143 triệu so
với năm 2013.

7


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2013 - 2015

STT Các chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị
tính

Năm
2013

Năm

2014

Năm
2015

So sánh
2014/2013
Số
tuyệt
%
đối

So sánh
2015/2014
Số
tuyệt
%
đối

1

Doanh thu tiêu thụ
theo giá hiện hành

triệu
đồng

11.586

15.756


10.862

4.170

2

Tổng số lao động

ngƣời

65

99

61

34

16.589

17.911

12.617

1.322

7,97 -5.294 -29,56

4.584


4.892

2.014

308

6,72 -2.878 -58,83

12.005

13.019

10.603

1.014

8,45 -2.416 -18,56

2.197

3.340

1.945

1.143

52,03 -1.395 -41,77

549


835

486

286

52,09

4.242

4.662

5.124

420

9,90

462

9,91

178,25

159,15

178,07 -19,10 -10,72

18,92


11,89

chỉ số

0,19

0,21

0,18

0,02

10,53

-0,03 -14,29

Tổng vốn KDBQ
3

3a. VCĐ bình quân

triệu
đồng

3b. VLĐ bình quân
4

Lợi nhuận sau thuế


5

Nộp ngân sách

6
7
8

Thu nhập BQ 1 lao
động (V)
Năng suất lao động
BQ năm (7) = (1)/(2)
Tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu tiêu
thụ (8) = (4)/(1)

triệu
đồng
triệu
đồng
1.000
đ/tháng
triệu
đồng

35,99 -4.894 -31,06
52,31

-38 -38,38


-349 -41,80

9

Tỷ suất lợi nhuận/vốn
KD (9) = (4)/(3)

chỉ số

0,13

0,19

0,15

0,06

46,15

-0,04 -21,05

10

Số vòng quay vốn lƣu
động (10) = (1)/(3b)

Vòng

0,97


1,21

1,02

0,24

24,74

-0,19 -15,70

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Mặc dù doanh thu và lợi nhuận của công ty đang có xu hƣớng giảm, nhƣng
công ty vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách và với lao động. Do đó nộp
ngân sách nhà nƣớc năm 2015 của công ty là 486 triệu đồng giảm 348 triệu đồng
so với năm 2014. Tuy hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn, nhƣng công ty
vẫn đảm bảo cuộc sống cho ngƣời lao động, nhằm giữ chân nguồn lao động có chất
lƣợng cao, nên thu nhập bình quân 1 lao động vẫn giữa đà tăng trƣởng đều qua các
năm. Năm 2013 thu nhập bình quân 1 lao động ở mức 4.242 nghìn đồng thì đến
8


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

năm 2015 thu nhập bình quân lao động đã tăng lên 5.124 nghìn đồng tăng 462
nghìn đồng so với năm 2014.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang có dấu hiệu sa sút trong
năm 2015 còn đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty. Trƣớc hết là
chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm 2014 nếu nhƣ trong 1 đồng

doanh thu công ty thu về đƣợc tới 0,21 đồng lợi nhuận tăng 0,02 đồng tƣơng
đƣơng tăng 10,53% so với năm 2013. Thì đến năm 2015 công ty chỉ có thể thu về
đƣợc 0,18 đồng lợi nhuận trong 1 đồng doanh thu của mình, giảm 0,03 đồng so với
năm 2014. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hoạt động kinh doanh trong
năm 2015 của công ty chƣa thực sự hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận đều có xu
hƣớng giảm, dẫn đến chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu giảm trong năm 2015.
Còn tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cũng có xu hƣớng giảm trong
năm 2015. Khi mà trong năm 2014 với 1 đồng vốn công ty đƣa vào hoạt động kinh
doanh sẽ thu lại về 0,19 đồng lợi nhuận tăng 0,06 đồng so với năm 2013. Còn khi
bƣớc sang năm 2015 thì với 1 đồng vốn công ty đƣa vào hoạt động kinh doanh thì
công ty chỉ thu về đƣợc 0,15 đồng lợi nhuận giảm 0,04 đồng soi với năm 2014.
Vòng quay vốn lƣu động tại công ty có xu hƣớng giảm trong năm 2015, và
số vòng quay còn nhỏ, vì vậy tốc độ luân luân chuyển vốn lƣu động năm 2015 của
công ty chƣa thực sự cao và không hiệu quả. Cụ thể năm 2013 vòng quay vốn lƣu
động là 0,97 vòng/năm đến năm 2014 là 1,21 vòng/năm tăng 0,24 vòng so với năm
2013. Năm 2015 số vòng quay vốn lƣu động giảm chỉ còn 1,02 vòng/năm giảm
0,19 vòng so với năm 2014.
Nhƣ vậy qua bảng kết quản hoạt động kinh doanh có thể nói, hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty đang ngày một giảm, tốc độ giảm nhanh, các chỉ tiêu
phản ánh doanh thu đều có xu hƣớng giảm. Do vậy trong thời gian tới công ty cần
có các biện pháp, cũng nhƣ phƣơng hƣớng phát triển phù hợp nhằm tăng hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty.

9


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội
CHƢƠNG 2


THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH VĨNH XUÂN
2.1. Một số nhận thức cơ bản về năng lực canh tranh
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Thế nào là cạnh tranh? Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh
tranh. Theo cách hiểu thông thƣờng, cạnh tranh là quá trình mà các chủ thể tìm mọi
biện pháp để vƣợt lên so với các đối thủ về một lĩnh vực nhất đinh. Trong nhiều
trƣờng hợp, quá trình này là sự thu đua hay sự ganh đua... Cạnh tranh cũng có thể
đƣợc hiểu là quá trình tạo ra sự nổi trội của chủ thể so với đối thủ. Đây là một quá
trình sáng tạo và đổi mới có tính toàn diện.
Cạnh tranh đó là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành
khách hàng hoặc thị trƣờng. Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp, các
ngành, các quốc gia cùng sản xuất một loại hàng hóa hay cung ứng hàng hóa dịch
vụ trên cùng một thị trƣờng đề giành đƣợc nhiều khách hàng và đạt lợi nhuận cao
nhất.
Trong quá trình cạnh tranh nhất thiết phải có đối thủ cạnh tranh. Dù vậy,
cạnh tranh trong thƣơng trƣờng không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà là mang
lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng
lựa chọn mình chứ không phải lựa chọn đối thủ cạnh tranh của mình. Cạnh tranh
có thể mang lại lợi ích cho ngƣời này nhƣng cũng có thể gây thiệt hại cho ngƣời
khác. Nhƣng suy cho cùng cạnh tranh luôn có tác động tích cự, là nguồn gốc tạo ra
động lực thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế.
2.1.2. Khái niệm cạnh tranh trong doanh nghiệp, các chỉ tiêu đo lường năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp
* Khái niệm cạnh tranh trong doanh nghiệp
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khả năng cạnh tranh của DN.
- Là khả năng DN đó có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí biến đổi trung
bình thấp hơn giá của nó trên thị trƣờng (theo Fafchams).


10


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

- Là khả năng giành đƣợc và duy trì thị phần trên thị trƣờng vái lợi nhuận
nhất định (theo Randall).
Các quan điểm đứng trên các góc độ khác nhau nhƣng chung quy lại đều nói
tới việc chiếm lĩnh thị trƣờng và lợi nhuận. Tóm lại có thể khái quát:
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh
nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường
cạnh tranh, đảm bảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi
cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện được những
mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
* Các chỉ tiêu đo lƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Thị phần
Là phần mà Công ty chiếm đƣợc trong toàn ngành máy tính và máy văn
phòng Việt Nam. Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ hoặc qua các năm
ta có thể đánh giá đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiều
hƣớng tốt hay xấu. Nếu doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng lên qua
các năm nhƣng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc đánh giá là tốt, và ngƣợc lại.
Thị phần của doanh nghiệp đƣợc xác định:
Doanh thu của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp

=


Tổng doanh thu toàn ngành

Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trƣờng của doanh nghiệp
càng rộng. Nếu doanh nghiệp có một mảng thị trƣờng lớn thì chỉ số trên đạt mức
cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vị trí ƣu thế trên thị trƣờng, và ngƣợc
lại. Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh
thị trƣờng so với toàn ngành.
Năng suất lao động
Năng suất lao động là nhân tố có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất
kinh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi thông qua năng suất lao động
ta có thể đánh giá đƣợc trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ công nghệ
của doanh nghiệp.
11


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

Uy tín của doanh nghiệp
Uy tín của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
năng lực canh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiều bạn
hàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lƣợng khách hàng rất lớn. Để đạt đƣợc
các mục tiêu đó doanh nghiệp phải tạo đƣợc uy tín của mình trên thị trƣờng, phải
tạo đƣợc vị thế của mình trong con mắt của khách hàng. Cơ sở, tiền đề để tạo đƣợc
uy tín của doanh nghiệp đó là doanh nghiệp phải có một nguồn vốn đảm bảo để
duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, có một hệ thống máy móc, cơ sở hạ
tầng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
Năng lực quản trị
Năng lực của nhà quản trị đƣợc thể hiện ở việc đƣa ra các chiến lƣợc, hoạch

định hƣớng đi cho doanh nghiệp. Nhà quản trị giỏi phải là ngƣời giỏi về trình độ,
giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết các công việc một cách linh hoạt và nhạy
bén, có khả năng thuyết phục để ngƣời khắc phục tùng mệnh lệnh của mình một
cách tự nguyện và nhiệt tình. Nhà quản trị chính là ngƣời cầm lái con tầu doanh
nghiệp, họ là những ngƣời đứng mũi chịu sào trong mỗi bƣớc đi của doanh nghiệp.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
2.1.3.1 Các nhân tố chủ quan
* Khả năng về tài chính
Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Một
doanh nghiệp có tiềm lực lớn về tài chính sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn
đầu tƣ, trong mua sắm đổi mới công nghệ và máy móc cũng nhƣ có điều kiện để
đào tạo và đãi ngộ nhân sự. Những thuận lợi đó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao
đƣợc trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ, nhân viên, nâng cao chất lƣợng sản
phẩm, hạ thấp chi phí để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhƣ vậy khả
năng tài chính là yếu tố quan trọng đầu tiên để doanh nghiệp hình thành và phát
triển.
* Nguồn lực và vật chất kỹ thuật
Trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ có ảnh hƣởng mạnh mẽ tói khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Có hệ thống máy móc hiện đại sẽ thúc đẩy
12


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá, tăng nhanh vòng quay về vốn, giảm bớt đƣợc
khâu kiểm tra về chất lƣợng hàng hoá có đƣợc bảo đảm hay không. Mặt khác khi
mà việc bảo vệ môi trƣờng nhƣ hiện nay đang trở thành một vấn đề của toàn cầu
thì doanh nghiệp nào có trình độ công nghệ cao thiết bị máy móc nhất định sẽ dành

đƣợc ƣu thế trong cạnh tranh.
* Nguồn nhân lực
Con ngƣời là yếu tố quyết định mọi thành bại của hoạt động kinh doanh. Bởi
vậy, doanh nghiệp phải chú ý việc sử dụng con ngƣời phát triển nhân sự, xây dựng
môi trƣờng văn hoá và có nề nếp, tổ chức của doanh nghiệp. Đồng thời doanh
nghiệp phải quan tâm đến các chỉ tiêu rất cơ bản nhƣ số lƣợng lao động, trình độ
nghề nghiệp, năng suất lao động, thu nhập bình quân, năng lực của cán bộ quản lý.
2.1.3.2 Các nhân tố khách quan
* Nhà cung cấp
Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tiến hành ổn định theo kế hoạch
đã định trƣớc. Để giảm tính độc quyền và sức ép từ phía các nhà cung cấp, các
doanh nghiệp phải biết tìm đến các nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý với
phƣơng châm là đa dạng hoá các nguồn cung cấp, thực hiện nguyên tắc “không bỏ
tiền vào một ống”. Mặt khác trong quan hệ này doanh nghiệp nên tìm cho mình
một nhà cung cấp chính có đầy đủ sự tin cậy, nhƣng phải luôn tránh sự lệ thuộc,
cần phải xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình.
* Khách hàng
Doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng rất nhiều bởi yếu tố khách hàng, khách hàng
có thể ganh đua với doanh nghiệp bằng cách yêu cầu chất lƣợng sản phẩm cao hơn,
hoặc ép giảm giá xuống, mặt khác khách hàng còn làm cho các đối thủ canh tranh
chống chọi lại nhau và dẫn đến làm tổn hao lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu
doanh nghiệp không theo đuổi kịp những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng
thì họ sẽ có xu hƣớng chuyển dịch sang những doanh nghiệp khác mà doanh
nghiệp đó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ. Điều đó chứng tỏ yếu khách hàng
có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
13


Luận văn tốt nghiệp


Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

* Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn
Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ canh tranh. Vấn đề
quan trọng ở đây là không đƣợc coi thƣờng bất kỳ đối thủ nào, nhƣng cũng không
nên coi đối thủ là kẻ địch. Cách xử lý khôn ngoan nhất không phải là hƣớng mũi
nhọn vào đối thủ của mình mà ngƣợc lại vừa phải xác định, điều khiển và hoà giải,
lại vừa phải hƣớng suy nghĩ và sự quan tâm của mình vào khách hàng có nghĩa là
mình đã thành công một phần trong canh tranh. Nếu ở trong một thị trƣờng kinh
doanh nhất định, doanh nghiệp vƣợt trội lên các đối thủ về chất lƣợng sản phẩm,
về giá cả và chất lƣợng phục vụ thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và sẽ
có điều kiện để tiến xa hơn so với các đối thủ.
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần máy tính Vĩnh Xuân
2.2.1. Khả năng tài chính
Bảng 5: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2013 - 2015
Đơn vị: Triệu đồng
Năm

So sánh
So sánh
2014/2013
2015/2014
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Số
Số
Số
Số

Số
trọng
trọng
trọng tuyệt
%
tuyệt
%
lƣợng
lƣợng
lƣợng
(%)
(%)
(%)
đối
đối
16.589 100 17.911 100 12.617 100 1.322
7,97 -5.294 -29,56
Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

4.869 29,35

4.911 27,42

4.754 37,68

42


0,86

11.720 70,65 13.000 72,58

7.863 62,32

1.280

10,92

-5.137 -39,52

2.014 15,96

308

6,72

-2.878 -58,83

- Vốn lƣu động 12.005 72,37 13.019 72,69 10.603 84,04

1.014

8,45

-2.416 -18,56

Chỉ tiêu

Tổng vốn

Chia theo sở hữu
- Vốn CSH
- Vốn vay

-157

-3,20

Chia theo tính chất
- Vốn cố định

4.584 27,63

4.892 27,31

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy trong những năm gần đây tổng vốn của Công
ty có biến động tăng giảm theo từng giai đoạn khác nhau. Nếu nhƣ giai đoạn năm
2013 tổng vốn của Công ty đạt 16.589 triệu đồng thì giai đoạn năm 2014 tổng vốn
của Công ty đã tăng lên 17.911 triệu đồng tăng 1.322 triệu đồng so với năm 2013.
Sở dĩ nguồn vốn của công ty tăng mạnh trong năm 2014 với tỷ lệ tăng 7,79% là do
14


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội


các dự án kinh doanh nhằm mở rộng thị trƣờng của Công ty đã thu hút đƣợc nguồn
vốn đầu tƣ, đặc biệt là nguồn vốn vay từ bên ngoài. Do đó nguồn vốn vay từ bên
ngoài năm 2014 đã tăng 13.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 72,58% tăng 1.081 triệu
đồng so với năm 2013. Trong khi đó vốn chủ sở hữu mặc dù chỉ chiếm 27,42% với
4.911 triệu đồng nhƣng cũng có đà tăng 42 triệu so với năm 2013.
Tuy nhiên sau hơn một năm triển khai dự án mở rộng thị trƣờng, đặc biệt là
phát triển thị trƣờng ra các tỉnh thành lân cận, với việc mở rộng mạng lƣới phân
phối nhằm tạo sự ảnh hƣởng, và chiếm lĩnh thị trƣờng các tỉnh thành lân cận. Thì
hiệu quả kinh doanh đem lại chƣa thực sự cao, chƣa tƣơng xứng với nguồn lực tài
chính của công ty. Vì vậy đến hết năm 2015 tổng vốn của Công ty chỉ còn đạt
12.617 triệu đồng, giảm 5.294 triệu đồng so với năm 2014. Do tính khả thi của dự
án mở rộng thị trƣờng không cao, buộc công ty phải thay đổi phƣơng án kinh
doanh, thu hẹp, phân khúc lại thị trƣờng, và chỉ giữ lại các thị trƣờng chiến lƣợc,
nên uy tín của công ty có phần giảm sút, vì vậy không còn thu hút đƣợc lƣợng vốn
vay từ bên ngoài. Nên năm 2015 lƣợng vốn vay từ bên ngoài chỉ còn đạt 7.863
triệu đồng chiếm tỷ trọng 62,32% giảm 5.137 triệu đồng so với năm 2014. Kéo
theo đó là nguồn vốn chủ sở hữu năm 2015 cũng giảm còn 4.754 triệu đồng với tỷ
trọng chiếm 37,68%, giảm 157 triệu đồng so với năm 2014.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử, nên có thể thấy
rằng tổng vốn kinh doanh của công ty tập trung chủ yếu vào vốn lƣu động. Do vậy
mà trong những năm qua lƣợng vốn lƣu động của công ty trong những năm qua
luôn chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong tổng vốn của công ty. Cụ thể năm 2013
vốn lƣu động chiếm tỷ trọng 72,37% với 12.005 triệu đồng, đến năm 2014 lƣợng
vốn lƣu động đã tăng lên 13.019 triệu đồng chiếm 72,69% trong tổng vốn, tăng
1.014 triệu đồng so với năm 2013. Bƣớc sang năm 2015 do tình hình mở rộng kinh
doanh không thực sự hiệu quả nên công ty đã thu hẹp phạm vi hoạt động do đó
nguồn vốn cố định đã giảm còn 2.014 triệu đồng và chỉ còn chiếm tỷ trọng 15,96%
giảm 2.878 triệu đồng so với năm 2013. Nguồn vốn cố định giảm phần lớn là do
các thiết bị máy móc sử dụng lâu, nên đƣợc công ty khấu hao và thanh lý, điều này
khiến cho vốn cố định giảm mạnh trong năm 2015. Trong khi đó vốn lƣu động tuy

15


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

vẫn chiếm tỷ trọng 84,04% năm 2015 nhƣng giá trị chỉ còn ở mức 10.603 triệu
đồng giảm 2.416 triệu đồng so với năm 2014.
Nhƣ vậy qua phân tích ở trên ta thấy tổng vốn của công ty đang có xu hƣớng
giảm trong năm 2015, do hiệu quả kinh doanh chƣa cao, buộc công ty phải thu hẹp
thị trƣờng. Tuy có xu hƣớng giảm trong năm 2015 nhƣng cơ cấu nguồn vốn chủ sở
hữu của Công ty vẫn chiếm tỷ trọng 35,74% trong tổn vốn kinh doanh, điều này
cho thấy khả năng tự chủ về vốn của công ty vẫn tƣơng đối tốt, do đó đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh của công ty đƣợc diễn ra liên tục. Ngoài ra là một công ty
hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử, thì lƣợng vốn lƣu động chiếm tỷ
trọng cao cũng là điều tƣơng đối hợp lý.
2.2.2. Nguồn nhân lực
Bảng 6: Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2013 - 2015
Đơn vị: Người
So sánh
So sánh
2014/2013
2015/2014
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Số
Số
Số

Số
Số
trọng
trọng
trọng tuyệt
%
tuyệt
%
lƣợng
lƣợng
lƣợng
(%)
(%)
(%) đối
đối
65 100
99 100
61 100
34 52,31
-38 -38,38
Năm 2013

Tổng số lao động

Năm 2014

Năm 2015

Phân theo tính chất lao động
LĐ trực tiếp


35 53,85

57 57,58

35 57,38

22

62,86

-22 -38,60

LĐ gián tiếp

30 46,15

42 42,42

26 42,62

12

40,00

-16 -38,10

- Nam

38 58,46


58 58,59

36 59,02

20

52,63

-22 -37,93

- Nữ

27 41,54

41 41,41

25 40,98

14

51,85

-16 -39,02

- ĐH và trên ĐH

26 40,00

44 44,44


26 42,62

18

69,23

-18 -40,91

- Cao đẳng

20 30,77

28 28,28

20 32,79

8

40,00

-8 -28,57

- Trung cấp, THPT

19 29,23

27 27,27

15 24,59


8

42,11

-12 -44,44

9,84

0

0,00

-2 -25,00

Phân theo giới tính

Phân theo trình độ

Phân theo độ tuổi
- Trên 45 tuổi

8 12,31

8

8,08

6


- Từ 35 đến 45 tuổi

10 15,38

14 14,14

8 13,11

4

40,00

-6 -42,86

- Từ 25 đến 35 tuổi

28 43,08

48 48,48

26 42,62

20

71,43

-22 -45,83

- Dƣới 25 tuổi


19 29,23

29 29,29

21 34,43

10

52,63

-8 -27,59

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
16


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

Có thể nói cùng với sự phát triển của và mở rộng của công ty, số lao động
cũng có sự biến động theo quy mô của công ty, từ những ngày đầu thành lập số lao
động của công ty chỉ có 15 ngƣời thì đến năm 2013 tổng số lao động toàn công ty
đã là 65 ngƣời. Cùng với nhu cầu mở rộng thị trƣờng, mở rộng quy mô thì nhu cầu
nguồn nhân lực cũng tăng, do đó năm 2014 số lao động của công ty đã tăng lên 99
ngƣời tăng 34 ngƣời so với năm 2013. Tuy nhiên do chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng
không đem lại hiệu quả, buộc công ty phải thu hẹp mạng lƣới phân phối, vì vậy
nhu cầu nhân lực cũng giảm. Đồng thời công ty cũng tiến hành cải tổ nhân sự, cắt
giảm những vị trí không cần thiết, nhằm tiết kiệm chi phí quản lý kinh doanh. Nên
tính đến hết 31/12/2015 số lƣợng lao động chỉ còn 61 ngƣời, giảm 38 ngƣời so với

năm 2014. Trong đó xét về cơ cấu nhân lực của công ty cụ thể nhƣ sau:
- Phân theo tính chất lao động:
Qua bảng số liệu ta có thể thấy trong những năm qua số lao động trực tiếp
luôn chiếm trên 50% tổng số lao động toàn công ty, đây là lực lƣợng trực tiếp tƣ
vấn, giới thiệu, đƣa các sản phẩm dịch vụ của công ty đến với ngƣời tiêu dùng. Số
lao động này năm 2014 là 57 ngƣời tăng 22 ngƣời so với năm 2013, nhƣng đến
năm 2015 chỉ còn 35 ngƣời giảm 22 ngƣời so với năm 2014.
Số lao động gián tiếp của công ty cũng có xu hƣớng giảm, nếu nhƣ năm
2014 công ty do mở rộng mạng lƣới phân phối ra các tỉnh thành lân cận, nên nhu
cầu lao động tăng vì vậy số lao động gián tiếp cũng tăng 42 ngƣời, tăng 12 ngƣời
so với năm 2013. Thì đến năm 2015 công ty tiến hành cải tổ, cắt giảm các vị trí
không cần thiết, nên số lao động trực tiếp chỉ còn 26 ngƣời giảm 16 ngƣời so với
năm 2014. Lực lƣợng lao động gián tiếp đƣợc phân bổ tại các vị trí quản lý, điều
hành các hoạt động của công ty.
- Phân theo tính giới tính:
Trƣớc đây công ty có xu hƣớng tuyển dụng nam giới nhiều hơn nữ giới, vì
thị trƣờng lao động khi đó chủ yếu là nam giới am hiểu về công nghệ thông tin hơn
nữ giới, do vậy mà cuối năm 2013 số lao động nam chiếm đến 58,46% tổng số lao
động trong công ty. Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, thị trƣờng lao động đã có nhiều
thay đổi, số lao động nữ giới quan tâm, am hiểm về công nghệ thông tin ngày càng
17


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

nhiều, không những vậy mà hiệu quả công việc còn cao hơn nam giới. Do đó mà
lƣợng lao động nữ tính đến hết năm 2015 đã chiếm 40,98% tổng số lao động trong
công ty với 25 ngƣời, còn số lao động nam chỉ còn chiếm 59,02% với 36 ngƣời.

- Phân theo trình độ:
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử, do vậy nhu cầu về
trình độ lao động của công ty là tƣơng đối cao. Vì thế số lao động có trình độ đại
học và trên đại học tại công ty luôn chiếm trên 40%, cụ thể năm 2014 số lao động
này là 44 ngƣời chiếm tỷ trọng 44,44% tăng 18 ngƣời so với năm 2013, đến năm
2015 số lao động này chỉ còn 26 ngƣời, chiếm tỷ trọng 42,62%. Lực lƣợng lao
động này đều giữ các vị trí quan trọng và chiến lƣợc của Công ty.
Ngoài ra, số lao động có trình độ cao đẳng cũng chiếm khoảng 30%, cụ thể
năm 2014 số lao động này là 28 ngƣời chiếm tỷ trọng 28,28% tăng 8 ngƣời so với
năm 2013. Đến năm 2015 số lao động này chỉ còn lại 20 ngƣời chiếm tỷ trọng
32,79% giảm 8 ngƣời so với năm 2014, còn lại là lao động có trình độ trung cấp
chiếm tỷ trọng trên 20%. Số lao động này chủ yếu đƣợc phân công vào các vị trí
kỹ thuật, kinh doanh, nên khi tuyển dụng công ty đều chọn lọc lao động có tay
nghề cao, chuyên môn tốt.
- Phân theo độ tuổi:
Với đặc thù hoạt động kinh doanh của mình, nên lao động của công ty có độ
trẻ hóa cao, do cần phải luôn nắm bắt các thông tin, công nghệ mới, vì vậy luôn đòi
ngƣời lao động cần năng động, sáng tạo, luôn tìm hiểu cập nhật thông tin mới. Do
đó số lao động ở rộng tuổi dƣới 25 tuổi và từ 25 tuổi đến 35 tuổi chiếm tỷ trọng
tƣơng đối cao trong tổng số lao động toàn công ty. Năm 2015 số lao động dƣới 25
tuổi là 21 ngƣời chiếm tỷ trọng 34,43%, thì số lao động có độ tuổi từ 25 đến 35
tuổi cũng chiếm đến 42,62% tổng số lao động toàn công ty với 26 ngƣời.
Không chỉ chú trọng đến lao động trẻ năng động, công ty cũng cần những
lao động có kinh nghiệm, đặc biệt là những lao động có kinh nghiệm trong quản lý,
điều hành hoạt động của công ty. Vì vậy số lao động từ 35 đến 45 tuổi năm 2015
cũng chiếm 13,11% tổng số lao động toàn công ty với 8 ngƣời và số lao động trên
45 tuổi cũng chiếm 9,84% với 6 ngƣời.
18



Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

Nhƣ vậy có thể thấy cơ cấu lao động của công trong những năm qua là hết
sức hợp lý. Đầu tiên phải nói đến số lao động nam và nữ tƣơng đối cân bằng, điều
này sẽ tăng hiệu quả hơn trong công việc. Ngoài ra số lao động gián tiếp cũng giảm
đáng kể trong năm 2015 so với năm 2013 và 2014, cho thấy bộ máy quản lý của
công ty đã đƣợc cắt giảm, không còn cồng kềnh, giảm sự chồng chéo trong khâu
quản lý. Độ tuổi lao động trong bình tại công ty tƣơng đối trẻ, năng động, khả năng
thích ứng công việc cùng trình độ học vấn và tay nghề cao, điều này giúp cho công
ty luôn thích ứng đƣợc với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng.
2.2.3. Chiến lược kinh doanh và đảm bảo chất lượng sản phẩm
2.2.3.1. Chiến lược của Công ty
Công ty Cổ phần Máy tính Vĩnh Xuân đã xây dựng chiến lƣợc kinh doanh
dựa trên các sản phẩm mới của công ty đƣợc xem là các mặt hàng mà công ty mới
tìm kiếm đƣợc nhà cung ứng, hoặc những sản phẩm mà công ty mới làm một vài
lần đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công tác lập kế hoạch sản xuất, chiến lƣợc
kinh doanh đƣợc công ty thực hiện nhƣ sau:
Bƣớc 1: Xác định nhu cầu của khách hàng. Đây là công việc mà phòng kinh
doanh và phòng marketing của công ty chịu trách nhiệm. Việc điều tra thị trƣờng
đƣợc tiến hành khá chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động,
nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. Sau khi đã xác định đƣợc nhu cầu, lãnh đạo công
ty xác định và lên kế hoạch cho việc nên chọn lựa những mặt hàng nào để đáp ứng
những nhu cầu đó, lựa chon nhà cung cấp nhƣ thế nào, …
Bƣớc 2: Tìm kiếm nhà cung cấp. Công việc này cũng do phòng kinh doanh
phối hợp với phòng Marketing đảm nhận. Với các mối quan hệ sẵn có của phòng
Marketing và phòng kinh doanh với các nhà sản xuất trong vè ngoài nƣớc, cộng
với kinh nghiệm của họ trong việc giao dịch với các nhà cung cấp trƣớc đó, công
việc tìm kiếm những nhà cung cấp những sản phẩm mới của công ty không mấy

khó khăn. Vấn đề là sau khi tìm kiếm đƣợc nhà cung cấp, công ty lại phải xác định
nên chọn nhà cung cấp nào cho phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng mà mình đang
theo đuổi.

19


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

Bƣớc 3: Giới thiệu với khách hàng và thuyết phục khách hàng về sản phẩm
mới. Công ty thƣờng sử dụng trang web của mình để giới thiệu sản phẩm của
mình. Bên cạnh đó là hoạt động quảng cáo của các nhân viên kinh doanh, việc giới
thiệu sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng đƣợc các nhân viên kinh doanh đảm
nhiệm. Đây chính là hoạt động giới thiệu hiệu quả mà hiện nay công ty đang áp
dụng, sau khi có đƣợc những khách hàng của mình, thông qua họ, công ty sẽ tiếp
tục phát triển các khách hàng khác nhờ mối quan hệ với các khách hàng trƣớc đó,
và cũng từ uy tín của những thƣơng vụ trƣớc mà các khách hàng giới thiệu cho
nhau. Các sản phẩm mới của công ty luôn là những sản phẩm đảm bảo chất lƣợng,
giá cả hợp lý và các dịch vụ kèm theo hấp dẫn, do vậy mà các sản phẩm mới cũng
dễ dàng xâm nhập vào thị trƣờng.
2.2.3.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Bảng 3: Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm 2013 - 2015
Đơn vị: đồng
Thị trƣờng tiêu thụ

Năm 2013

Năm 2014


Năm 2015

Khu vực Hà Nội

10.714.725.917

14.471.781.640 10.103.943.030

Quận Ba Đình

1.756.325.232

2.362.532.503

1.775.256.252

Quận Đống Đa

1.725.263.252

2.088.526.523

1.805.245.253

Quận Hoàn Kiếm

825.632.542

1.556.235.254


758.562.532

Quận Hai Bà Trƣng

956.252.425

1.725.236.205

856.865.258

Quận Cầu Giấy

702.562.542

1.156.325.252

725.235.263

Quận Thanh Xuân

652.545.242

758.254.521

662.545.212

Huyện Thanh Trì

725.452.452


956.254.215

702.452.152

Quận Tây Hổ

858.565.412

856.252.142

752.652.452

Quận Long Biên

788.562.503

952.545.253

525.262.652

Quận Hoàng Mai
Huyện Từ Liêm

585.645.452
551.425.325

625.325.452
725.452.142


566.325.242
505.630.524

Thị Trân Đông Anh

586.493.538

708.842.178

467.910.238

Thị trƣờng khác

871.526.445

1.284.632.523

758.415.232

11.586.252.362 15.756.414.163
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

10.862.358.262

Tổng

20


Luận văn tốt nghiệp


Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

Thị trƣờng chủ yếu của công ty là thị trƣờng Hà Nội và một số các tỉnh
thành lân cận nhƣ Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Bắc Ninh ... Tuy nhiên thị trƣờng chính
của công ty vẫn là thị trƣờng Hà Nội luôn là nguồn doanh thu chính của công ty.
Năm 2013 doanh thu khu vực Hà Nội là 10.714 triệu đồng thì doanh thu tiêu thụ từ
thị trƣờng các tỉnh khả chỉ là 871 triệu đồng. Đến năm 2015 doanh thu tiêu thụ từ
thị trƣờng Hà Nội là 10.103 triệu đồng còn các thị trƣờng khác là 758 triệu đồng.
Trong đó khu vực tiêu thụ chính của công ty là 2 quận Ba Đình và Đống Đa
là hai khu vực công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình do đó doanh thu
từ 2 quận này luôn là khá cao trong tổng doanh thu toàn công ty. Ngoài ra các quận
thành thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vị
trí địa lý không thuận tiện cho khách hàng, cũng nhu sự cạnh tranh tại các khu vực
khác đã ảnh hƣởng nhiều đến doanh thu tiêu thụ của công ty.
Do Vĩnh Xuân là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nên tiềm lực về tài
chính và con ngƣời là có hạn do đó kênh phân phối vẫn chƣa rộng rãi, lớn mạnh.
Website của Công ty vẫn chƣa đƣợc khai thác tốt vào hệ thống phân phối của công
ty. Ban lãnh đạo của công ty cho rằng, nếu sắp xếp các yếu tố tạo dựng thành năng
lực cạnh tranh của Vĩnh Xuân hiện nay theo thứ tự quan trọng giảm dần thì đó là:
Chất lượng -Uy tín - Giá cả - Kênh phân phối.
Là một Công ty mới hoạt động đƣợc 7 năm, kinh nghiệm cũng nhƣ tiềm lực
của Vĩnh Xuân chƣa thực sự vững mạnh, khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng còn hạn
chế. Hiện nay thị trƣờng máy tính và máy văn phòng luôn biến động với rất nhiều
đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ khác nhau, thêm vào đó sự gia nhập ngày càng nhiều
của các đối thủ là các Công ty và tập đoàn quốc tế với nguồn lực dồi dào khiến cho
Vĩnh Xuân ngày càng gặp nhiều khỏ khăn trong việc cạnh tranh giữ và mở rộng thị
trƣờng.
Hiện nay, tại công ty công tác nghiên cứu thị trƣờng đƣợc giao cho phòng
Kinh doanh và Kế hoạch cùng nhau thực hiện. Do đó có sự chồng chéo nhiệm vụ

của hai phòng cùng với đó là thiếu các thông tin về thị trƣờng sản phẩm nên việc
thực hiện công việc nghiên cứu thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm đang là một vấn đề

21


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội

khó khăn cần đƣợc giải quyết trong công ty. Các thông tin thu thập về phòng Kinh
doanh và phòng Kế hoạch qua các nguồn sau:
- Từ các văn phòng đại diện của công ty, tại đây các nhân viên bán hàng và
nhân viên phòng kế hoạch tổng hợp có thể trực tiếp thăm dò ý kiến khách hàng của
mình. Tuy nhiên, phần lớn đây là khách hàng mua lẻ và chủ yếu do đó những
thông tin này chỉ có thể hữu ích ở kênh bán lẻ.
- Từ các nhân viên trong phòng kinh doanh, họ chịu trách nhiệm đi tiếp thị
và bán hàng ở các khu vực khác, mỗi nhân viên phụ trách một số khu vực nhất
định, ngoài lƣơng họ còn đƣợc hƣởng một tỷ lệ phần trăm thƣởng trên doanh số
bán hàng, do đó họ là ngƣời hiểu và nắm rõ nhất khách hàng của mình. Những
thông tin mà họ cung cấp về đối thủ cạnh tranh, về nhu cầu thị hiếu, về phong tục
tập quán khách hàng, thời điểm tiêu dùng … có ý nghĩa lớn trong việc đƣa ra các
chính sách khuyến mãi theo từng khu vực. Nhƣng trên thực tế, có trƣờng hợp
thông tin đƣa về sai lệch, thiếu chính xác do nhân viên làm việc chƣa chuyên môn
hóa, chƣa đƣợc đào tạo tốt cũng nhƣ chƣa có trách nhiệm về công việc nghiên cứu
xác định nhu cầu thị trƣờng hết sức quan trọng này.
- Thông qua hệ thống các nhà phân phối trung gian để thu thập các thông tin
về các phản hồi sau mỗi đợt khuyến mãi, tăng, giảm giá, tình hình đối thủ cạnh
tranh …
- Từ những đơn đặt hàng trực tiếp tới công ty, nhân viên phòng kinh doanh

và phòng kế hoạch có thể phân loại và nắm đƣợc một phần nhu cầu thị trƣờng. Tuy
nhiên, dựa vào những đơn hàng lớn này mang nhiều tính chủ quan và thiếu linh
hoạt. Nên trên thực tế vẫn cần phải kết hợp cả ba nguồn thông tin trên để tiến hành
nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng, đƣa ra các quyết định về chiến lƣợc kinh doanh của
công ty.
- Căn cứ vào số lƣợng đã bán kỳ trƣớc theo kế hoạch và thực tế, số lƣợng
đơn đặt hàng trong thời gian tới để biết sản phẩm có đƣợc khách hàng chọn dùng,
ƣu thích hay không.
- Căn cứ vào các thông tin trên, công tác xử lý dữ liệu và đƣa ra các quyết
định về thị trƣờng đƣợc cán bộ phòng Kinh doanh và phòng Kế hoạch dựa và kinh
22


×