Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài 3 ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.81 KB, 11 trang )

Ngữ văn 7- Lương Thị Ngọc Anh- Trường THCS Dương Nội- TP Hà Đông.
Bài 3
Kết quả cần đạt
- Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca. Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình
thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca có chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê
hương, đất nước, con người trong bài học. Thuộc những bài ca dao trong hai văn bản.
- Nắm được cấu tạo của các loại từ láy. Bước đầu hiểu được mối quan hệ âm- nghĩa
của từ láy.
- Viết tốt bài tập làm văn số 1. Chú ý đến tính liên kết, bố cục và mạch lạc của văn
bản.
- Nắm được các bước tạo lập một văn bản. Củng cố lại kiến thức và kĩ năng về liên
kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.

Tiết 9 Ca dao- dân ca
Những câu hát về tình cảm gia đình
A.Mục tiêu cần đạt:
- Tiết học nhằm giúp HS hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và các hình thức nghệ thuật tiêu biểu quen thuộc qua
các bài ca dao về tình cảm gia đình.
- Học thuộc những bài ca dao được học và những bài khác có cùng chủ đề.
- Giáo dục HS tình cảm yêu thương gần gũi những người thân trong gia đình.
B. Chuẩn bị:
- GV: Tuyển tập ca dao- dân ca; Một số bài ca dao về tình cảm gia đình.
- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Kiểm tra: Tóm tắt ngắn gọn “Cuộc chia tay của những con búp bê”? Nêu cảm nghĩ
của em sau khi học văn bản.
D. Tổ chức các hoạt động dạy học:
GV giới thiệu bài: Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, Ca dao- dân ca là dòng sữa
ngọt ngào, vỗ về, an ủi, tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, của chị
những buổi trưa hè nắng lửa, hay những đêm đông giá lạnh. Chúng ta ngủ say sưa mơ
màng, chúng ta dần dần cùng với năm tháng, lớn lên và trưởng thành cùng với dòng suối


trong lành đó. Bây giờ ta cùnd đọc lại, lắng nghe và suy ngẫm.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
* GV hướng dẫn HS cách đọc: Là những
câu thơ lục bát-> đọc giọng thiết tha, tình
cảm.
- GV đọc- HS đọc- nhận xét.
H. Ngoài những bài trong SGK, em còn
thuộc những bài nào khác? (HS đọc)
H. Em hiểu thế nào là ca dao- dân ca?
(Ca dao là phần lời, phần thơ -> thêm nhạc
I. Đọc - hiểu chú thích
1. Đọc

2. Chú thích
- Ca dao là những câu hát dân gian biểu
hiện tâm tư, tình cảm của nhân dân lao
Ngữ văn 7- Lương Thị Ngọc Anh- Trường THCS Dương Nội- TP Hà Đông.
điệu sẽ thành dân ca).
* Hs đọc thêm phần chú thích
(Cho thêm ví dụ minh hoạ)
H. Cả 4 bài ca dao đều hướng về một đề
tài, đó là đề tài gì? (Tình cảm gia đình)
H. Theo em, từng bài ca dao là lời của ai
nói với ai?
* Bài 1: Lời mẹ hát ru con, mẹ nói với con.
* Bài 2: Lời của người con gái lấy chồng
xa.
* Bài 3: Lời của con cháu với ông bà, tổ
tiên
* Bài 4: Lời nhắc nhở của ông bà, cha mẹ

đối với con cháu.
H. Hãy đọc bài 1. NT của bài ca dao là gì?
(so sánh)? Hãy chỉ ra các hình ảnh so sánh
đó?
+ Công cha như núi ngất trời
+ Nghĩ mẹ như nước biển đông
H. Nghệ thuật đó muốn nói lên điều gì?
H. Em có biết bài ca dao nào có nội dung
tương tự? (Công cha như núi Thái Sơn…)
* GV bình: Cha mẹ không chỉ có công
sinh thành, dưỡng dục mà còn là người
theo dõi, nâng đỡ ta khôn lớn…
H. Bổn phận làm con chúng ta phải làm
gì?
HS đọc bài 2
H. Em hình dung ntn về không gian, thời
gian và tâm trạng của nhân vật trữ tình
trong bài ca dao?
- Bài ca dao là tâm trạng của người con gái
đi lấy chồng hoặc đi làm xa, cứ chiều
chiều lại nhớ về quê mẹ…
H. Tại sao cứ chiều đến, con người mới
hay nhớ nhà?
- Ban ngày, công việc bận rộn nên khi
chiều đến, nỗi nhớ mới trào dâng (Liên hệ
với bài “Qua đèo ngang”)
H. Nhận xét về âm điệu của bài thơ?
(Trầm buồn- chiều chiều -> nhiều hôm như
động.
- Dân ca: Sáng tác kết hợp lời và nhạc

- Ca dao: Lời thơ của dân ca.
II. Đọc - hiểu văn bản
*Bài 1
- NT so sánh gần gũi, dễ hiểu bài ca dao ca
ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc
nhở con cái phải ghi nhớ công lao ấy.
* Bài 2
- Bài ca dao là nỗi lòng nhớ thương da diết
của người con gái xa quê đối với mẹ, với
quê nhà.
Ngữ văn 7- Lương Thị Ngọc Anh- Trường THCS Dương Nội- TP Hà Đông.
thế)
* GV bình: Ta hình dung trong ánh hoàng
hôn, ở nơi ít người qua lại (ngõ sau) người
con gái đứng trông về quê mẹ mà nước
mắt tuôn trào…
HS đọc bài 3
H. Bài ca dao diễn tả tình cảm gì? Tình
cảm ấy được diễn tả bằng những hình ảnh
nào?
+ Bao nhiêu nuộc lạt- nhớ ông bà bấy
nhiêu => so sánh.
+ Giải thích “nuộc lạt” (nhà lợp tranh
thường có nhiều lạt buộc) -> hình ảnh cụ
thể, dễ hiểu nhưng cũng rất phù hợp bởi
ngôi nhà là sự gắn bó giữa các thế hệ…
H. Từ ghép “ông bà” thuộc loại nào? Tìm
những từ có nội dung tương tự trong bài
học?
(từ ghép đẳng lập: Ông bà, cha mẹ, bác

mẹ)
HS đọc bài 4
H.Bài ca dao viết về tình cảm gì trong gia
đình? (Tình cảm anh em ruột thịt)? Tình
cảm ấy được diễn tả bằng những hình ảnh
nào?
+ Chung bố mẹ
+ Chung 1 nhà Gắn bó thiêng liêng
+ Như tay chân
H. Qua những hình ảnh đó, bài ca dao
muốn nhắn nhủ điều gì?
H. Tìm một số câu có nội dung tương tự?
“Khôn ngoan đá dáp người ngoài..”
“Anh em như thể chân tay..”
H. Em có nhận xét gì về thể thơ? Âm điệu
và những biện pháp NT ở ca dao?
H. Nội dung, ý nghĩa?
* Bài 3
- Với cách so sánh cụ thể, gần gũi bài ca
dao là tình cảm nhớ thương của con cháu
đối với ông bà, tổ tiên.
* Bài 4
- Bài ca dao thể hiện tình cảm gắn bó
khăng khít giữa anh chị em ruột trong gia
đình.
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
- Tìm, đọc những bài ca dao có cùng
chủ đề.
- Đọc phần đọc thêm SGK

E. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc lòng 4 bài ca dao
- Soạn bài: “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước”.
Ngữ văn 7- Lương Thị Ngọc Anh- Trường THCS Dương Nội- TP Hà Đông.
Tiết 10 Những câu hát về tình yêu
quê hương, đất nước, con người.
A.Mục tiêu cần đạt
- Như tiết 9
- HS thấy đượctình yêu quê hương, đất nước, con người cũng là đề tài được ca dao đề
cập đến khá nhiều.
- Qua tiết học, giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước, con người.
B. Chuẩn bị
- GV: - Tranh minh hoạ về phong cảnh đất nước.
- Tài liệu có liên quan đến bài học.
- HS: Soạn bài kĩ
C. Kiểm tra:
- Đọc thuộc lòng hai bài ca dao nói về tình cảm gia đình? Em thích nhất bài nào? Vì
sao?
- Ngoài những bài trong SGK, em hãy đọc một số bài ca dao khác cũng thuộc chủ đề
gia đình?
D. Tổ chức các hoạt động dạy- học
GV giới thiệu bài: Ở lớp 6, em đã được học những văn bản nào nói về tình yêu quê
hương - đất nước? (Buổi học cuối cùng, lòng yêu nước). Như vậy, cùng với tình cảm gia
đình, tình yêu quê hương, đất nước con người cũng là chủ đề được ca dao đề cập đến
khá nhiều.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
* GV hướng dẫn cách đọc: Lời đọc thiết
tha như lời hát.
- GV đọc mẫu-Gọi HS đọc- Nhận xét
- GV đặt câu hỏi về phần chú thích như

SGK tr39
- HS chọn ý b và c(có thể đưa dẫn chứng
chứng minh)
H. Tại sao chàng trai- cô gái lại chọn địa
danh và đặc điểm của từng địa danh để
hỏi- đáp? (thử tài về kiến thức lịch sử, địa
lý).
H. Bài ca dao nhắc tới những địa danh
nào?
- Hà Nội, Sông Lục Đầu, sông Thương,
Tản Viên…
H. Những địa danh ấy thuộc vùng, miền
nào? (Bắc bộ nước ta)
H.Việc nhắc tới những địa danh tiêu biểu
I. Đọc- hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
II. Đọc- hiểu văn bản
*Bài 1
Bằng hình thức hỏi- đáp
Ngữ văn 7- Lương Thị Ngọc Anh- Trường THCS Dương Nội- TP Hà Đông.
thể hiện tình cảm gì?
* GV bình: Tình yêu nam nữ gắn liền với
tình yêu quê hương đất nước…
*HS đọc bài 2
H. Bài ca dao viết về địa danh nào? (Hồ
Gươm)
H. Tìm một số bài ca dao có cụm từ “Rủ
nhau”
- Rủ nhau xuống biển mò cua…

H. Khi nào ta dùng cụm từ này?
- Người rủ và người được rủ có quan hệ
gần gũi, thân thiết.
H. Nêu nhận xét của em về cách tả cảnh ở
bài thơ?
- Gợi nhiều hơn tả: Nhắc tới những hình
ảnh tiêu biểu nhất của Hồ Gươm.
H. Qua những địa danh, cảnh trí, em hình
dung ntn về cảnh vật nơi đây?
- Gợi một hồ Gươm, 1 Thăng Long đẹp,
giàu truyền thống lịch sử, văn hoá -> gợi
một không gian thơ mộng, thiêng liêng ->
mọi người muốn rủ nhau đến xem.
H. Hồ Gươm còn có những tên gọi nào
khác?
- Hoàn Kiếm, Tả Vọng…
H. Em hiểu gì về câu hỏi cuối bài?
- Nhắc nhở về công lao xây dựng đất nước
của ông cha -> biết giữ gìn và phát huy
truyền thống lịch sử.
H. Vậy, nội dung bài ca dao muốn nói lên
điều gì?
* GV bình: Hà Nội là thủ đô là trung tâm
văn hoá của cả nước. Nhắc tới Hà Nội, là
nhắc tới Hồ Gươm- cảnh đẹp, nét văn hoá
đặc sắc của Thăng Long xưa…
* HS đọc bài 3
H. Bài ca dao viết về địa danh nào? (Xứ
Huế)
H. Nhận xét cảnh được miêu tả trong bài?

- Non xanh, nước biếc- tranh hoạ đồ =>
nghệ thuật so sánh cổ truyền.
H. Đại từ “ai” và lời mời “Ai vô xứ Huế
=>Bài ca dao là niềm tự hào, tình yêu quê
hương đất nước cùng với tình cảm lứa đôi
trong sáng.
* Bài 2
- Ca ngợi vẻ đẹp Hồ Gươm, tự hào về vùng
đất lịch sử, văn hoá và nhắc nhở mọi người
nhớ tới công dựng nước, giữ nước của cha
ông ta.
*Bài 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×