Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em trong điều kiện hiện nay ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.32 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ LIÊN

THANH TRA VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ LIÊN

THANH TRA VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số

: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh

HÀ NỘI - 2014




Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn ch-a từng
đ-ợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Thị Liên


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN

7


TRẺ EM VÀ THANH TRA VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM

1.1.

Khái niệm trẻ em, quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em

7

1.1.1. Khái niệm về trẻ em

7

1.1.2. Quyền trẻ em

9

1.1.3. Bảo vệ quyền trẻ em

12

1.1.4. Hệ thống bảo vệ trẻ em

13

1.2.

13

Pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em


1.2.1. Luật pháp quốc tế

13

1.2.2. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em

18

1.3.

23

Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em

1.3.1. Khái niệm thanh tra

23

1.3.2. Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em

26

1.4.

36

Mô hình thanh tra bảo vệ quyền trẻ em của một số quốc gia


trên thế giới


1.4.1. Mô hình thanh tra viên vì trẻ em (Ombudsman for Children)

36

1.4.2. Hoạt động thanh tra vì trẻ em của tổ chức phi chính phủ (NGO)

37

1.4.3. Những kinh nghiệm về thanh tra quyền trẻ em trên thế giới có

38

thể được áp dụng ở Việt Nam
Chương 2:

THỰC TRẠNG THANH TRA VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ

42

EM HIỆN NAY Ở NƢỚC TA

2.1.

Tổ chức và hoạt động của thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em ở

42

Việt Nam
2.1.1. Giai đoạn 1990-2008


42

2.1.2. Giai đoạn từ khi Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em giải thể

44

đến nay (năm 2008-nay)
2.2.

Kết quả thanh tra về quyền trẻ em của thanh tra Lao động -

47

Thương binh và Xã hội
2.2.1. Trong công tác tham mưu, tham gia xây dựng chính sách,

47

pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em
2.2.2. Tiếp công dân, xử lý thư đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo

47

liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em
2.2.3. Kết quả hoạt động thanh tra về quyền trẻ em

48

2.2.4. Đánh giá chung kết quả thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em


54

2.3.

56

Những hạn chế, bất cập trong thanh tra quyền trẻ em hiện nay

2.3.1. Hạn chế từ các quy định pháp luật

56

2.3.2. Hạn chế về nhận thức

74

2.3.3. Hạn chế về mô hình tổ chức của Thanh tra Lao động - Thương

77

binh và Xã hội
2.3.4. Hạn chế về nguồn nhân lực của thanh tra ngành Lao động -

79

Thương binh và Xã hội
2.3.5. Hạn chế về thẩm quyền của thanh tra Lao động - Thương binh

84



và Xã hội
2.3.6. Thiếu cơ chế phối hợp về thu thập thông tin, kiểm tra, thanh

85

tra về bảo vệ quyền trẻ em
2.4.

Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót trên

87

Chương 3:

90

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT
ĐỘNG THANH TRA VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM

3.1.

Yêu cầu khách quan nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra

90

về bảo vệ quyền trẻ em

3.1.1. Bảo đảm thực hiện quyền, lợi ích trẻ em


90

3.1.2. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế, kỷ luật, kỷ cương trong hoạt

91

động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
3.1.3. Xuất phát từ những tồn tại, thiếu sót của hoạt động thanh

92

tra về bảo vệ quyền trẻ em
3.1.4. Phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính

92

3.2.

93

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra về bảo vệ
quyền trẻ em

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật

93

3.2.2. Hoàn thiện, đổi mới tổ chức Thanh tra Lao động - Thương


100

binh và Xã hội và hoạt động thanh tra bảo vệ quyền trẻ em
3.2.3. Tăng cường số lượng, nâng cao năng lực và đảm bảo điều

105

kiện làm việc đội ngũ công chức thanh tra ngành Lao động Thương binh và Xã hội
3.2.4. Phân định rõ thẩm quyền thanh tra, bảo vệ, chăm sóc trẻ em

109

giữa các cấp, các ngành
3.2.5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp và trách nhiệm của các

110


cơ quan, tổ chức khác trong hoạt động giám sát, kiểm tra,
thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em
KẾT LUẬN

112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

114


DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Tổng hợp kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải

47

bảng
2.1

quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em
từ 2011-2013
2.2

Tổng hợp kết quả thanh tra việc chấp hành quy định của

49

pháp luật đối với người lao động chưa thành niên tại
doanh nghiệp của Thanh tra Bộ từ 2011-2013
2,3

Tổng hợp kết quả thanh tra việc chấp hành quy định của

50


pháp luật đối với người lao động chưa thành niên tại
doanh nghiệp của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội các tỉnh từ 2011-2013

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ

Trang

Tổ chức bộ máy Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh

45

Số hiệu
sơ đồ
2.1

và Xã hội hiện nay


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Vị trí của trẻ em đã được Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Ngày nay các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu
là người chủ của nước nhà, của thế giới" [28]. Ngày nay, tư tưởng đó của Bác Hồ
vẫn tiếp tục được kế thừa, phát triển và hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của thời
đại "Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai". Vì vậy, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em là một sự nghiệp lớn lao và hệ trọng. Sự nghiệp ấy đòi hỏi sự lãnh đạo của
Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã
hội. Điều này được thể hiện trong từng bước xây dựng và hoàn thiện nhiều chính

sách, pháp luật nhằm tạo một hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em. Do đó, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta
trong những năm qua có nhiều chuyển biến đáng khích lệ, các quyền của trẻ em đã
và đang được cải thiện về nhiều mặt [17].
Trẻ em tự mình không thực hiện được các quyền mà phải dựa vào người
lớn. Việc thực hiện quyền trẻ em chủ yếu phụ thuộc vào trách nhiệm của gia đình,
nhà trường, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Mặc dù đã có sự nỗ
lực rất lớn của các cấp, các ngành song sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang
đứng trước những thách thức cam go, nhất là các yếu tố nảy sinh do mặt trái của
nền kinh tế thị trường mang lại. Khoảng cách giàu, nghèo, phân biệt về giới giữa
các gia đình, giữa các vùng vẫn có xu hướng gia tăng làm cho nhiều trẻ em rơi vào
cảnh thất học, nhiều trẻ em phải xa gia đình để kiếm sống; các áp lực về kinh tế, xã
hội, lối sống thực dụng hay sự suy đồi của đạo đức làm tăng thêm nguy cơ trẻ em
lang thang, trẻ em bị buôn bán, bị xâm hại tình dục, bị bóc lột sức lao động, bị bạo
hành cả trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ với khoảng hơn 25 triệu trẻ em, chiếm


khoảng gần 29% dân số. Trong đó, số trẻ mồ côi không nơi nương tựa và số trẻ em
bị bỏ rơi là 126.248; số trẻ em khuyết tật là 326.327; số trẻ em là nạn nhân chất
độc hóa học là 22.559; số trẻ nhiễm HIV/AIDS là 5.704 em; trẻ em làm việc xa
gia đình là 6.056, số trẻ em bị tai nạn thương tích là 13.594... [5], [47], [48].
Chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số với nhiều nhóm đối tượng trẻ em cần sự bảo vệ
đặc biệt, trong khi đó, hệ thống bảo vệ, chăm sóc còn nhiều yếu kém, lạc hậu, kiến
thức, trách nhiệm của những người chăm sóc trẻ em của gia đình và cộng đồng
chưa bắt kịp thời tốc độ phát triển dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em trong gia đình,
cộng đồng và những người chăm sóc trẻ em bị giảm sút; hệ thống quản lý nhà nước
về bảo vệ quyền trẻ em liên tục điều chỉnh; mạng lưới cán bộ, cộng tác viên, tình
nguyện viên tham gia công tác bảo vệ quyền trẻ em không ổn định nên việc cập
nhật kiến thức và kỹ năng bảo vệ quyền trẻ em rất hạn chế; công tác kiểm tra, giám

sát về bảo vệ quyền trẻ em còn rất ít... Tất cả các yếu tố đó đã và đang trở thành
rào cản trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở nước ta hiện nay; đồng thời, đây
cũng là những thách thức không nhỏ đối với những người làm công tác bảo vệ trẻ
em, trong đó có công tác thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em.
Trước tình hình đó, thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em được xem là yêu cầu
cấp thiết trong hoạt động quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Là một
trong các nhiệm vụ của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, thanh
tra về bảo vệ quyền trẻ em thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận
góp phần phát huy được những yếu tố tích cực, phát hiện được nhiều hiện tượng
tiêu cực, từ đó có hướng xử lý kịp thời, nghiêm minh, đảm bảo pháp luật. Qua
thanh tra cũng kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách trong công
tác bảo vệ quyền trẻ em cho phù hợp. Tuy vậy, đây là một lĩnh vực quản lý rộng,
liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và mang tính "xã hội", nên thanh tra về bảo
vệ quyền trẻ em còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện. Bên
cạnh hệ thống luật pháp, chính sách còn nhiều "lỗ hổng" thì thanh tra về bảo vệ


quyền trẻ em hoạt động chưa hiệu quả, cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra về
bảo vệ quyền trẻ em còn quá ít về số lượng, chưa đáp ứng về chất lượng so với yêu
cầu quản lý nhà nước, các điều kiện để thực hiện công tác thanh tra về bảo vệ
quyền trẻ em còn nhiều thiếu thốn, chưa có cơ chế phối hợp nhằm tập hợp sức
mạnh giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động này… Do đó, việc nghiên cứu
công tác thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em để góp phần điều chỉnh, sửa đổi cơ chế,
chính sách nhằm đáp ứng với tình hình thực tiễn đất nước và nhu cầu ngày càng
cao của sự nghiệp bảo vệ trẻ em càng trở nên cần thiết.
Mặt khác, hiện nay ở nước ta, chưa có một công trình khoa học hay một đề
tài nghiên cứu một cách toàn diện về thanh tra bảo vệ quyền trẻ em. Vì thế, trước
yêu cầu cấp thiết của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tôi
chọn: "Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam"
làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn làm sáng tỏ về lý luận

và thực tiễn, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác thanh tra về bảo vệ quyền
trẻ em nói riêng, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ trẻ em nói chung hiện nay ở nước
ta.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước đây, đã có một số nghiên cứu chuyên khảo về lĩnh vực bảo vệ quyền
trẻ em như: "Pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam", Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia (1994); "Những điều cần biết về quyền trẻ em", của Vũ Ngọc Bình, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia (1996); Bộ tài liệu về lao động trẻ em của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2009); Bộ tài liệu thanh tra về lao động trẻ em - Thanh tra
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012)... Một số công trình nghiên cứu về
công tác thanh tra như: "Nâng cao năng lực hệ thống thanh tra ngành Lao động Thương binh và Xã hội", Đề án của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và
Xã hội (2013); "Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra
đối với Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Hoàng Phương (2010);


"Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên trong điều kiện hội nhập quốc
tế", Luận văn tiến sĩ Luật học, của Trần Thắng Lợi (2012). Hay một số bài viết:
"Luật pháp quốc tế về quyền tham gia của trẻ em", Tạp chí Lao động - xã hội
(2013); "Nâng cao nhận thức trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em", Tạp chí
Gia đình - Trẻ em (2014)…
Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm, các nghiên cứu mới chỉ mang tính chất
chuyên đề, nghiên cứu chủ yếu về một vài nhóm quyền trẻ em, hoặc nghiên cứu ở
tầm vĩ mô về hệ thống thanh tra ngành nói chung mà chưa có một nghiên cứu toàn
diện, đầy đủ thuộc lĩnh vực thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em. Vì vậy, việc nghiên
cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em, từ
đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra về
bảo vệ quyền trẻ em nói riêng và thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội là rất cần thiết.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Ngọc Bình (2000), Các văn bản quốc tế về bảo vệ trẻ em, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.
2. Vũ Ngọc Bình (2002), Giới thiệu Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ
em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2000), Phân tích, đánh giá chính sách
pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Nxb Lao động - Xã
hội, Hà Nội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Chính sách và dịch vụ xã hội
đối với các nhóm yếu thế, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.


5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo quốc gia Việt Nam lần
thứ ba và thứ tư về thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em giai đoạn
2002-2007, Hà Nội.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Báo cáo đánh giá đề xuất sửa
đổi, tăng cường thực hiện các quy định pháp luật về lao động trẻ em, Hà Nội.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Báo cáo khảo sát về tăng độ
tuổi của trẻ em, Hà Nội.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế (2009), Bộ
tài liệu tìm hiểu về lao động trẻ em, Hà Nội.
9. Chính phủ (2012), Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 quy định
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hà Nội.
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, cứu trợ xã
hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Hà Nội.
11. Chính phủ (2013), Quyết định số 2155/QĐ-TTg ngày 01/11/2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cán bộ thanh tra ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020, Hà Nội.
12. Cục Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(2009), Thuật ngữ bảo vệ trẻ em, Nxb Thời đại, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Chỉ thị 38-CT/TW ngày 30/5/1994 của Ban

bí thư Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của
Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm
sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, Hà Nội.
18. Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên) (2010), Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước,
Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.
19. Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Chính phủ
(2011), "Pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em", Đặc san tuyên
truyền pháp luật, (2).
20. Chu Mạnh Hùng (2003), “Công ước quyền trẻ em năm 1989 - cơ sở cho việc
bảo vệ quyền trẻ em”, Luật học, (3), tr. 31-34.
21. Trần Thị Kim Liên (2011), "Trẻ em và quyền trẻ em - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn", Hội thảo khoa học: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Trường
Đại học An Giang tổ chức.
22. Liên hợp quốc (1924), Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ của về quyền trẻ em.
23. Liên hợp quốc (1959), Tuyên bố (thứ hai) của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
24. Liên hợp quốc (1974), Tuyên bố của Liên hợp quốc về bảo vệ phụ nữ và trẻ em
trong tình trạng khẩn cấp và xung đột vũ trang.
25. Liên hợp quốc (1989), Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
26. Liên hợp quốc (1990), Tuyên bố của Liên hợp quốc về sự sống còn, bảo vệ và
phát triển của trẻ em.

27. Trần Thắng Lợi (2012), Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên trong
điều kiện hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.


28. Hồ Chí Minh (1997), Về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
29. Đinh Hạnh Nga (2004), "Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam hiện
hành", Khoa học, (Kinh tế- Luật), (1), Tập XX, tr. 65-74.
30. Hoàng Phê (Chủ biên) (1994), Từ điển Tiếng Việt (1994), Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội
31. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
32. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
33. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
34. Quốc hội (1991), Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Hà Nội.
35. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
36. Quốc hội (1998), Luật Giáo dục, Hà Nội.
37. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
38. Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.
39. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
40. Quốc hội (2008), Luật Quốc tịch, Hà Nội.
41. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra, Hà Nội.
42. Quốc hội (2012), Luât Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.
43. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội.
44. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
45. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
46. Quốc hội (2014), Luật Quốc tịch (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
47. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (2006), Báo cáo rà soát, đánh giá
chính sách, pháp luật của Việt Nam về phòng, chống lạm dụng, xâm hại trẻ em,
Hà Nội.

48. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (2011), Báo cáo của tổ chức phi
chính phủ cho báo cáo định kỳ lần thứ ba, thứ tư của Chính phủ Việt Nam về
thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Hà Nội.


49. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Tài liệu tập huấn
công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong điều kiện hội nhập kinh tế, Hà Nội.
50. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Bộ tài liệu tập huấn
thanh tra về lao động trẻ em, Hà Nội.
51. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Danh sách hàng hóa
được sản xuất bởi lao động trẻ em và lao động cưỡng bức theo quy định của Đạo
luật tái phê chuẩn về bảo vệ nạn nhân buôn bán người (TVPRA) và Sắc lệnh
(E.O.) 13126 do Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố năm 2012, (Tài liệu dịch tham
khảo), Hà Nội.
52. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Báo cáo khảo sát về
tăng độ tuổi của trẻ em, Hà Nội.
53. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010 - 2013), Báo cáo tổng
kết công tác thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2010,
2011, 2012, 2013, Hà Nội.
54. Tổ chức Lao động quốc tế (1973), Công ước quốc tế số 138 về độ tuổi lao
động tối thiểu.
55. Tổ chức Lao động quốc tế (1999), Công ước quốc tế số 182 về xóa bỏ các hình
thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
56. Trường Cán bộ thanh tra (2012), Giáo trình Nghiệp vụ công tác thanh tra, Nxb
Giao thông vận tải, Hà Nội.
57. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (1997), Việt Nam và các văn kiện quốc tế
về quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (1998), Công tác thanh tra và việc phát
huy quyền trẻ em, (Tài liệu tham khảo nội bộ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Nguyễn Khắc Viện (Chủ biên) (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà

Nội.


60. Wolgang Benedek (2008), Tìm hiểu về quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà
Nội.



×