Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực VNPT hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.26 KB, 7 trang )

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực VNPT
Hà Tĩnh
Trần Bắc
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Phạm Vũ Thắng
Năm bảo vệ: 2014
Abstract. - Tổng hợp lý luận về phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của VNPT Hà Tĩnh.
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực tại VNPT Hà Tĩnh, từ đó tìm ra các giải pháp
phát triển nguồn nhân lực cho VNPT Hà Tĩnh.
Keywords. Quản lý kinh tế; Nguồn nhân lực; Quản lý nhân sự; Doanh Nghiệp
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nền kinh tế thị trường có bản chất, một số quy luật hoạt động vừa gần với tự nhiên vừa
mang dấu ấn của thời đại và về cơ bản là khác với kinh tế bao cấp - chỉ huy tập trung. Trong kinh
tế thị trường để đạt được hiệu qủa hoạt động chúng ta phải thay đổi nhận thức, cách thức tiếp
cận, thay đổi các căn cứ của các quyết định, phải năng động, linh hoạt... Để không ngừng nâng
cao hiệu quả hoạt động nói chung, hoạt động kinh doanh nói riêng có sự tham gia của nhiều
người trong khung giới hạn về các điều kiện nhân - tài- vật lực, thời gian, không gian và có cạnh
tranh ngày càng mạnh mẽ các nhà quản lý không còn cách nào khác là phải đích thực hóa mọi
vấn đề; thiết thực hóa, hiện đại hóa các yếu tố đầu vào; trật tự hóa, hợp lý hóa, đồng bộ hóa các
hoạt động bộ phận, tức là phải đặc biệt coi trọng việc học tập nâng cao trình độ quản lý hoạt
động nói chung, trình độ quản lý hoạt động kinh doanh nói riêng.
Nguồn nhân lực là tài sản quí giá và quan trọng nhất trong mỗi doanh nghiệp, yếu tố con
người luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh.


Nguồn nhân lực là một tài sản quan trọng nhất của một tổ chức, điều này được thể hiện


trên một số khía cạnh như: chi phí cho nguồn nhân lực trong một tổ chức có thể được coi là một
nguồn đầu tư, lợi ích do nguồn nhân lực chất lượng cao tạo ra là rất đáng kể. Nguồn nhân lực
trong một tổ chức vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho hoạt động của tổ chức. Nguồn nhân lực là
yếu tố cơ bản cấu thành nên tổ chức, là điều kiện cho tổ chức tồn tại và phát triển đi lên. Vì vậy
một tổ chức được đánh giá mạnh hay yếu, phát triển hay tụt hậu phụ thuộc phần lớn vào chất
lượng nguồn nhân lực của tổ chức đó.
Trong điều kiện xã hội phát triển như ngày nay, nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi
cao hơn với tiêu chí là giá cả không ngừng giảm xuống, chất lượng sản phẩm không ngừng được cải
tiến. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại phải chú trọng đến việc đổi mới công nghệ sản xuất, nâng
cao hàm lượng chất xám có trong một sản phẩm, nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Làm được điều này đòi hỏi phải có đội ngũ với nhân viên năng
động, luôn bám sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng, kịp thời đáp ứng nhanh nhất theo sự thay đổi đó.
Mặt khác ngày nay khoa học kỹ thuật thay đổi rất nhanh chóng, vòng đời công nghệ cũng
như các sản phẩm có xu hướng ngày càng bị rút ngắn. Bởi vậy doanh nghiệp luôn phải đảm bảo
có đội ngũ nhân viên đáp ứng kịp thời với sự thay đổi đó.
Chính vì các lý do trên, nên có thể khẳng định rằng việc nâng cao chất lượng cho nguồn
nhân lực trong một tổ chức là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ tổ chức nào. Một
lực lượng lao động chất lượng cao luôn là lợi thế cạnh tranh vững chắc cho các doanh nghiệp. Ở
một khía cạnh khác, đầu tư vào con người được xem là cách đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả
năng tăng trưởng nhanh, bền vững của một doanh nghiệp, đảm bảo khả năng lành nghề của đội
ngũ công nhân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm bớt tai nạn lao động.
Làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả là vấn đề khó khăn nhưng luôn đòi
hỏi đối với các doanh nghiệp nói chung và VNPT Hà Tĩnh nói riêng, trong nền kinh tế chuyển
đổi như ở nước ta hiện nay. Sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, của áp lực hội
nhập kinh tế quốc tế, làm thế nào để đáp ứng ngày càng cao của người lao động trong nền kinh tế
thị trường đã đang đặt ra cho những nhà quản trị ở các cấp độ khác nhau, phải có các quan điểm
mới, những phương pháp và những kỹ năng mới về quản trị và phát triển nguồn nhân lực một
cách khoa học.
Viễn thông Hà Tĩnh (VNPT Hà Tĩnh) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam, có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn

thông công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm qua, thị trường viễn thông


- công nghệ thông tin đã có rất nhiều thay đổi, các doanh nghiệp viễn thông ngày càng phải cạnh
tranh ở mức độ cao hơn, trong khi sự thay đổi công nghệ trong lĩnh vực này cũng xảy ra hết sức
nhanh chóng, cùng với việc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đang trong quá trình tái cơ
cấu theo chủ trương, định hướng của Chính phủ và Bộ Thông tin truyền thông đã đặt ra yêu cầu
cấp thiết cho Viễn thông Hà Tĩnh phải đổi mới tư duy quản lý, kinh doanh và đặc biệt cần có giải
pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng các yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh
trong tình hình mới.
Nhằm góp phần tham gia nghiên cứu nhiệm vụ quản trị con người, trong đó giải quyết
mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý với hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nên đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của VNPT Hà
Tĩnh” được tôi chọn làm luận văn thạc sỹ kinh tế với tính cấp thiết cao.
2. Tình hình nghiên cứu.
Nguồn nhân lực trong một tổ chức vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho hoạt động của tổ
chức. Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Các nghiên cứu đã đề cập đến các
vấn đề chính: cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, đặc điểm của nguồn nhân
lực...
Về cơ sở lý luận nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, các tác giả Đỗ Minh
Cương (2001), Phạm Minh Hạc (1996), Dương Hoàng Anh (2007) … đã nghiên cứu sâu sắc về
các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực, mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với quản trị
nhân lực, chỉ rõ đối tượng của phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên các tác giả cũng có các quan
điểm khác nhau về yếu tố cấu thành nguồn nhân lực, nội dung phát triển nguồn nhân lực ít đề cập
đến và bản thân tôi chưa được tiếp cận với đề tài nào nói về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh
vực viễn thông.
Trong lúc đó, các nghiên cứu, các bài viết về các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực thường xem xét ở phạm vi rộng, chung chung, áp dụng vào doanh nghiệp, tổ
chức nào cũng được.
Hiện nay, các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp viễn thông nói riêng đều có các bộ

phận quản lý nguồn nhân lực. Các bộ phận này thường xuyên có các báo cáo, phân tích, đánh giá và
đề xuất tham mưu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực lên lãnh đạo cấp cao của doanh
nghiệp. Nhưng vấn đề này thường thuộc về bí mật của doanh nghiệp để đảm bảo cạnh tranh, do đó
các kết quả nghiên cứu này thường không được công bố rộng rãi.


Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp
viễn thông công nghệ thông tin tại các địa bàn tỉnh, thành cụ thể thường do các chi nhánh doanh
nghiệp tại tỉnh thành thực hiện, nhưng chưa được tổ chức bài bản, do đó kết quả nghiên cứu chưa
nhiều, chưa nêu được các giải pháp hiệu quả, phù hợp với tình hình điều kiện thực tế và xu thế
phát triển của thị trường.
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố, nghiên
cứu này sẻ góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của VNPT Hà Tĩnh trong giai đoạn 2013 đến 2020 và những năm tiếp theo.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích của đề tài.
Làm rõ một số vấn đề về lý luận; đánh giá đúng thực trạng, đề xuất giải pháp xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực của VNPT Hà Tĩnh
3.2 Nhiệm vụ của đề tài.
Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng.
- Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực tại VNPT Hà Tĩnh, từ đó phân tích, xem xét,
đánh giá và tìm ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực đảm bảo khả năng phát triển cho
VNPT Hà Tĩnh.
- Đề xuất, kiến nghị một số vấn đề về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực của VNPT Hà
Tĩnh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Nguồn nhân lực của VNPT Hà Tĩnh, trong đó bao gồm cả nhân lực hoạt động trong lĩnh

vực quản lý và nhân lực trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Các vấn đề liên quan đến chính sách nhằm đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển của
VNPT Hà Tĩnh. Thời gian từ năm 2008 (VNPT Hà Tĩnh thành lập) đến năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu thống kê.


- Phương pháp mô tả, phương pháp so sánh.
- Sử dụng phương pháp thu thập thông tin thực tế.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn tiến hành phân tích thực trạng của nguồn nhân lực VNPT Hà Tĩnh dựa trên
những số liệu đầy đủ và những chỉ số khoa học.
- Từ những phân tích trên, tác giả đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng nhân lực VNPT Hà Tĩnh
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành 3 chương, trong đó:
Chương 1 sẻ trình bày các cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Chương 2 nêu lên thực trạng nguồn nhân lực VNPT Hà Tĩnh.
Và chương 3 sẻ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực VNPT Hà
Tĩnh.

References.
Tiếng Việt
1. Nguyễn Xuân Vinh (2004), Chiến lược thành công trong thị trường Viễn thông cạnh
tranh, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội.
2. Trung tâm Thông tin Bưu điện (2001), Những xu hướng cải tổ viễn thông trên thế giới,
Nhà xuất bản Bưu điện.
3. Viễn thông Hà Tĩnh, Báo cáo Tổng kết năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

4. UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2050.
5. Thủ tướng Chính phủ, Quyết đinh số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 v.v Phê duyệt quy
hoạch phát triển Viễn thông Quốc gia đến năm 2020.
6. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Dự thảo Đề án tái cấu trúc trình Bộ Thông tin
và Truyền thông của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, tháng 6 năm 2013.
7. Văn bản pháp quy:
-

Luâ ̣t Viễn thông số 41/2009/QH12 ban hành ngày 23/11/2009.


-

Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính p hủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành mô ̣t số điề u của Luâ ̣t Viễn thông.

-

Quyết định số 158/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18 tháng 10 năm
2001, phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính – Viễn thông Việt Nam đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020.

-

Quyết định số 32/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/02/2006 về qui hoạch phát
triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010.

-


Quyế t đinh
̣ số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/9/2010 phê duyê ̣t đề án
“Đưa Viê ̣t Nam sớm trở thành nước ma ̣nh về công nghê ̣ thông tin và truyề n thông” .

8. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước, NXB Lao động, Hà Nội.
9. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và Đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện
mới, Đề tài KX07-14, Hà Nội.
10. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
11. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Đào tạo cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô ở Việt
Nam – Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Lao động,
Hà Nội.
13. Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt nam trước yêu cầu phát triển đất nước, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Phạm Quang Phan (2003), Những vấn đề về kinh tế tri thứ và sự vận dụng ở Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Chương trình hành động phát triển đào tạo nguồn nhân
lực 10 năm thời kỳ 2001-2020, Hà Nội
17. Đại học Quốc gia Hà Nội, Đổi mới Việt Nam tiến trình, thành tựu và kinh nghiệm, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Ban khoa giáo Trung ương (2000), Về phát triển nhân lực trên thế giới ở Việt nam, Hà
Nội


19. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 khoá VII về chiến lược cán bộ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

20. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Trung ương 7 khoá VIII về chiến lược cán bộ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
21. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên môn
nghiệp vụ
22. Chính phủ Việt Nam (2005), Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 02
tháng 11 năm 2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn
2006-2020, Hà Nội



×