Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276 KB, 5 trang )

Quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Trần Thị Hồng Lương
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trúc Lê
Năm bảo vệ: 2014
Abstract. - Đề ra các giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn công tác quản lý hoạt
động kinh doanh thẻ và sử dụng thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam hiện tại
và trong thời gian tới.
- Tạo cơ sở khoa học cho Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam có những định hướng
và quyết định trong quản lý hoạt động kinh doanh thẻ và sử dụng thẻ mang lại hiệu quả
cao.
- Là tài liệu tham khảo hữu ích áp dụng trong việc quản lý hoạt động kinh doanh thẻ và
sử dụng thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
Keywords. Quản lý kinh tế; Kinh doanh thẻ; Ngân hàng thương mại cổ phần; Kỹ thương
Việt Nam; Ngân hàng Thẻ Ngân hàng
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ thông tin đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại. Sự tiến bộ
của nó ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh thẻ đã mang đến cho các ngân
hàng một vị thế mới, một diện mạo mới. Ngoài việc xây dựng được hình ảnh thân thiện với
từng khách hàng, triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ
của một ngân hàng. Với các sản phẩm dịch vụ thẻ mang tính chuẩn hóa quốc tế cao là những
sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập và phát triển. Chính vì vậy
dịch vụ thẻ đã và đang được các ngân hàng thương mại nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết
sức quan trọng.
Mặt khác, nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu thanh toán của mọi đối tượng
ngày càng phong phú. Bên cạnh đó, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào hoạt động kinh tế
thế giới song tình hình thực tế hoạt động thanh toán nói chung và hoạt động thanh toán thẻ nói riêng


tại các Ngân hàng thuơng mại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và chưa theo kịp tốc độ


phát triển chung của quốc tế. Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý và kinh
doanh thẻ của các Ngân hàng thương mại của Việt Nam là:
 Động lực nào khiến các Ngân hàng thương mại Việt Nam lựa chọn phát triển hoạt động
kinh doanh thẻ?
 Làm thế nào để hạn chế tối đa tổn thất do những rủi ro từ hoạt động kinh doanh thẻ gây
ra?
 Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh
thẻ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam là gì và định hướng phát triển trong thời
gian tới?
Việc tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ
thương Việt Nam” cũng chính là để trả lời những câu hỏi đó.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề Quản lý hoạt động kinh doanh thẻ là vấn đề đang được nhiều Ngân hàng thương
mại quan tâm. Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này đăng trên các tạp chí Thời báo
Ngân hàng, tạp chí Kinh tế, các báo cáo nghiên cứu khoa học như:
- “Thanh toán không dùng tiền mặt thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của tác giả Văn
Tạo - đăng trên Tạp chí Ngân hàng (số 19/2009).
- TS. Trần Minh Ngọc, ThS. Phan Thuý Nga: “Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam” Tạp chí Ngân hàng số 13- 2006.
- PGS.,TS. Lê Đình Hợp: “ Phương hướng và giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong
khu vực dân cư ở Việt Nam đến năm 2020” - Kỷ yếu các công trình khoa học ngành Ngân
hàng, NXB Thống kê năm 2004.
Nội dung chính của các bài viết này đề cập đến thực trạng thanh toán bằng tiền mặt ở
nước ta, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa thuận tiện, nguyên nhân của thực
trạng này và một số kiến nghị góp phần mở rộng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt,
cải thiện tình trạng thanh toán bằng tiền mặt hiện đang rất phổ biến ở nước ta hiện nay.
Ở phạm vi hẹp hơn, bài viết “Nhận dạng và phòng chống rủi ro về sử dụng thẻ ngân
hàng” của tác giả Lê Thị Kim Thu- Giám đốc Trung tâm thẻ BIDV- đăng trên trang web của

Hiệp hội ngân hàng – 2013 đã đề cập đến việc nhận dạng các rủi ro trong phát hành và thanh
toán thẻ. Trên cơ sở đó bài viết đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn thất do rủi
ro gây ra trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ.
Ta thấy rằng, cách công trình nghiên cứu khoa học trên chủ yếu nghiên cứu về lĩnh vực
thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có một phần nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chính thức nghiên cứu về công
tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ cụ thể tại các ngân hàng thương mại. Mặc dù vậy, công
tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ chưa được nghiên cứu toàn diện như đã nêu ở trên, song
vấn đề này cũng đã được đề cập đến như một bài nghiên cứu chuyên khảo, hoặc là một phần
trong một số công trình, đề tài nghiên cứu, dưới dạng là một đề tài nghiên cứu khoa học hoặc
một đề án ứng dụng.


Trong báo cáo nghiên cứu khoa học” Đẩy mạnh hoạt động marketing thẻ tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh Biên Hòa” của tác giả Nguyễn Ngọc Phương
Thanh đã nêu được lên một số lý luận cơ bản về hoạt động phát hành và thanh toán thẻ cũng
như đưa ra được chiến lược Marketing hợp lí trong kinh doanh , thu hút được khách hàng đến
với sản phẩ m thẻ . Tuy nhiên, luận văn mới chỉ đề cập đến sự phát triển của dịch vụ thẻ chứ
chưa nhấn mạnh đến vai trò của việc quản lý hoạt động này.
Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, tất cả các công trình
nghiên cứu nói trên chỉ là những lát cắt từ nhiều góc độ về hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt nói chung và hoạt động thanh toán thẻ nói riêng. Chúng chưa phải là một nghiên cứu
toàn diện về công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng thương mại. Vì vậy
tác giả chọn nghiên cứu đề tài này với hi vọng làm rõ thêm về công tác quản lý thẻ, cụ thể tại
ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, nhằm bổ sung kiến thức chuyên môn cho
bản thân và tìm ra giải pháp giúp cho việc quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn đồng thời qua đó góp phần
thúc đẩy và từng bước hoàn thiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ trong hệ thống
ngân hàng thương mại, cũng như nền kinh tế, tạo tiền đề đẩy nhanh tiến trình thanh toán qua
ngân hàng, giúp giảm tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát và tiêu cực

xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa lý luận về thẻ thanh toán của ngân
hàng thương mại, phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân
hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm
hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng
TMCP kỹ thương Việt Nam trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) Làm rõ vai trò và lợi ích của công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam nó riêng;
(2) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng chủ quan, khách quan đến công tác quản lý hoạt động
kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam nhằm chỉ rõ những thuận lợi
và khó khăn đối với công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng.
(3) Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam trong thời gian qua, từ đó chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân;
(4) Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ
tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng chính của luận văn:


Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý và kinh doanh
thẻ, sử dụng thẻ của ngân hàng thương mại, trong đó chú trọng nghiên cứu thực tiễn công tác
quản lý hoạt động kinh doanh thẻ, sử dụng thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: trong hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
- Thời gian: Số liê ̣u nghiên cứu giới ha ̣n trong giai đoa ̣n 2009 đến 2013.

- Nội dung: công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ, sử dụng thẻ của Ngân hàng
TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn bao gồm:
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ internet, các bản báo cáo của Ngân
hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2009 đến năm 2013, các bài báo liên
quan đến hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
- Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp: từ việc thu thập số liệu, dữ liệu về công
tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ cuả Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cũng như các
thông tin về định hướng chiến lược và các chính sách liên quan của Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước để phân tích nhằm đưa ra những kiến giải.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương
mại.
Chương 2: Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP
Kỹ Thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
References.
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Chính phủ (2012), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 về thanh
toán không dùng tiền mặt.
Lê Đình Hợp (2004), “ Phương hướng và giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong

khu vực dân cư ở Việt Nam đến năm 2020”, Nxb Thống kê.
Nguyễn Văn Lộc, Hà Minh Sơn (2014), Giáo trình Kế toán NHTM, Nxb Tài chính, Hà
Nội.
Frederic S. Mishkin (2001), Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường tài chính, Nxb
Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
NHNN (2013), Chỉ thị số 01/CT- NHNN của NHNN Việt Nam ngày 31 tháng 01 năm 2013
về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả năm 2013.
Ngân hàng Techcombank (2013), Báo cáo tài chính hợp nhất Quý 1/2013.


7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

16.

17.
18.

Trần Minh Ngọc, Phan Thuý Nga (2006), “Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam”,
Tạp chí Ngân hàng, số 13.
Văn Tạo (2009), “Thanh toán không dùng tiền mặt thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”,
đăng trên Tạp chí Ngân hàng, số 19.
Techcombank (2009-2012), Báo cáo thường niên

Nguyễn Ngọc Phương Thanh (2010), Đẩy mạnh hoạt động marketing thẻ tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh Biên Hòa”.
Nguyễn Thị Thu Thảo (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế, Nxb Lao động, Hà Nội.
Thống đốc NHNN Việt Nam (1999), Quyết định 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999 ban
hành “ Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ”.
Thống đốc NHNN Việt Nam (1999), Quyết định 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999 ban
hành “ Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ”
Lê Thị Kim Thu (2013), “Nhận dạng và phòng chống rủi ro về sử dụng thẻ ngân hàng”,
đăng trên trang web của Hiệp hội ngân hàng.
Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg “ Phê duyệt Đề án thanh
toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt
Nam”.
Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm
2006 “ Phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và định
hướng đến năm 2020 tại Việt Nam”.
Tổng Giám đốc Techcombank (2003), Quyết định 01181/TCB – QĐ.TGĐ ban hành ngày
09/12/2003 ban hành “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ F@stAccess”.
Trung tâm thẻ Techcombank (2010-2012), Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ



×