ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------
ĐỖ VĂN BIÊN
VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI VÀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN QUA KHẢO SÁT TẠI
XÃ ĐỒNG VĂN HUYỆN THANH CHƢƠNG TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2014
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------
ĐỖ VĂN BIÊN
VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI VÀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN QUA KHẢO SÁT TẠI
XÃ ĐỒNG VĂN HUYỆN THANH CHƢƠNG TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.T.S Trịnh Văn Tùng
Hà Nội - 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ này, tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên
hướng dẫn khoa học PGS.TS Trịnh Văn Tùng đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này trong suốt thời gian qua. Làm việc với giáo viên,
tôi không chỉ được hướng dẫn về mặt khoa học, mà còn hiểu thêm nhiều điều về đạo
đức nghề nghiệp của nhà nghiên cứu.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- ĐHQG Hà
Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, các Thầy/Cô giáo trong Khoa đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và đảm bảo giáo viên hướng dẫn cho tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
- Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo xã Đồng Văn, huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An đã tạo mọi điều kiện cung cấp các thông tin để tôi có thể
hoàn thành tốt được bài nghiên cứu của mình.
- Bộ phận đào tạo của Khoa, Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn
thiện hồ sơ bảo vệ và hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn.
- Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình - những người thân yêu của tôi, bạn bè
đã động viên, khích lệ và nhiều khi ủng hộ rất thầm lặng của họ có giá trị rất lớn để
tôi say mê hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Học viên
Đỗ Văn Biên
MỤC LỤC
2.3. Kết quả trong việc thực hiện chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội chung
trong cả nƣớc ...........................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Kết quả đạt được.............................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Hạn chế trong việc thực hiện chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội ... Error!
Bookmark not defined.
2.4. Thực tế thực hiện chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội tại xã Đồng Văn
huyện Thanh Chƣơng tỉnh Nghệ An .....................Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Thực tế thực hiện chính sách ưu đãi xã hội .Error! Bookmark not defined.
2.4.1.1. Quy trình triển khai chính sách ....................Error! Bookmark not defined.
2.4.1.2. Quy trình thực hiện chính sách ....................Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Thực tế thực hiện chính sách trợ giúp xã hội..Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH
...................................................................................Error! Bookmark not defined.
3.1. Vai trò của chính sách ƣu đãi, trợ giúp xã hội trên toàn quốc nói chung
Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội trên toàn quốc . Error! Bookmark not
defined.
3.1.2. Vai trò của chính sách trợ giúp xã hội trên toàn quốcError! Bookmark not
defined.
3.2. Vai trò của chính sách ƣu đãi xã hội và trợ giúp xã hội đối với đời sống vật
chất của các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách tại địa bàn nghiên cứu ....... Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Vai trò của chính sách ưu đãi tới đời sống vật chất của các đối tượng thụ
hưởng chính sách .....................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1.1. Tác động của chính sách ưu đãi xã hội tới nguồn thu nhập, chi tiêu .. Error!
Bookmark not defined.
3.2.1.2. Tác động của chính sác ưu đãi xã hội về nhà ở và tài sản của các đối tượng
thụ hưởng chính sách ................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1.3. Tác động từ nguồn vốn vay ưu đãi tới năng lực tạo dựng việc làm của các
đối tượng thụ hưởng chính sách................................Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Vai trò của chính sách Ưu đãi xã hội tới đời sống tinh thần của các đối
tượng thụ hưởng chính sách ...................................Error! Bookmark not defined.
3.2.2.1. Tác động của chính sách ưu đãi xã hội tới hoạt động giải trí ............. Error!
Bookmark not defined.
3.2.2.2. Tác động của chính sách ưu đãi xã hội tới việc khám chữa bệnh của các đối
tượng thụ hưởng chính sách ......................................Error! Bookmark not defined.
3.2.2.3. Tác động của chính sách ưu đãi xã hội tới hoạt động giáo dục .......... Error!
Bookmark not defined.
3.3.Vai trò của chính sách trợ giúp xã hội đến đời sống vật chất và tinh thần
của các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách trợ giúp xã hội .. Error! Bookmark not
defined.
3.3.1. Vai trò của chính sách trợ giúp xã hội đến đời sống vật chất của các đối
tượng thụ hưởng chính sách tại địa bàn nghiên cứu........... Error! Bookmark not
defined.
3.3.1.1. Tác động của chính sách trợ giúp xã hội tới thu nhập và chi tiêu....... Error!
Bookmark not defined.
3.3.1.2. Tác động của chính sách trợ giúp xã hội tới nhà ở, tài sản của các đối
tượng thụ hưởng chính sách. .....................................Error! Bookmark not defined.
3.3.1.3. Tác động của chính sách trợ giúp xã hội tới nguồn vốn vay và năng lực tạo
dựng việc làm của các đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp.. Error! Bookmark
not defined.
3.3.2. Vai trò của trợ giúp xã hội đối với đời sống tinh thần của các đối tượng thụ
hưởng chính sách .....................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.2.1. Tác động của chính sách trợ giúp xã hội tới hoạt động vui chơi giải trí .... Error!
Bookmark not defined.
3.3.2.2. Tác động của chính sách trợ giúp xã hội tới việc khám chữa bệnh..... Error!
Bookmark not defined.
3.3.2.3. Tác động của chính sách trợ giúp xã hội tới hoạt động giáo dục ....... Error!
Bookmark not defined.
3.4. Đánh giá chung của các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách ƣu đãi và trợ giúp
xã hội.........................................................................Error! Bookmark not defined.
3.5. Kỳ vọng, đề xuất của các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách ƣu đãi và trợ
giúp xã hội ................................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................11
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho trợ cấp thường xuyên ................ Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.2: Tỷ lệ đối tượng hưởng chính sách ưu đãi xã hội trên địa bàn xã Đồng Văn
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.3: Tỷ lệ đối tượng được hưởng trợ cấp các loại trong 12 tháng năm 2012.... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.4:Tỷ lệ vướng mắc, khó khăn khi nhận trợ cấp, ưu đãi của nhà nước .......... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.5: Tỷ lệ người hưởng chính sách trợ giúp xã hội Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1 : Mức thu nhập hàng tháng trong năm 2012 của gia đình các đối tượng hưởng ưu
đãi xã hội .................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2: Mức độ đáp ứng của các khoản trợ cấp hàng tháng dành cho các đối tượng
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3: Số người hưởng chính sách ưu đãi phân theo loại nhà .. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.4: Số người và tỷ lệ người vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội............. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.5: Tự đánh giá về mức sống của các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội .. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.6: Số đối tượng trợ giúp/loại nhà ....................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đối tượng trên từng loại nhà ........ Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.2: So sánh tỷ lệ đối tượng ưu đãi có và không chi tiêu cho khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe. ...................................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ % hài lòng với những khoản trợ giúp mà gia đình người thân
nhận được. ................................................................. Error! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới nền kinh tế đã có những bước phát triển
vượt bậc, đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của một chế độ
kinh tế bao cấp. Đi kèm với sự phát triển của kinh tế đã làm thay đổi căn bản các
mặt của đời sống xã hội, văn hóa, giáo dục,...và đặc biệt hơn là sự quan tâm của
Nhà nước tới công tác cung cấp các dịch vụ an sinh và phúc lợi xã hội cho những
người dân có hoàn cảnh khó khăn và tiến tới cho toàn bộ xã hội. Tuy là một nước
còn đang trên đường phát triển, điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng Việt Nam
luôn là nước dẫn đầu trong công tác phát triển các vấn đề an sinh xã hội, điều đó
chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước tới đời sống của nhân dân, song do ảnh hưởng
của nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, mà hiệu quả và vai trò của các
chính sách ưu đãi và trợ giúp của nhà nước tới người dân vẫn chưa đạt được những
thành tựu đáng mong đợi, các hình thức ưu đãi, trợ giúp nhiều nơi chưa phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương, mức độ ưu đãi trợ cấp còn nhiều thiếu sót nên tạo
ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, thực hiện công
bằng bình đẳng trong đời sống nhân dân.
Việc thực hiện các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội là một vấn đề quan
trọng, có ảnh hưởng lớn tới đời sống nhân dân, công bằng xã hội. An sinh xã hội thể
hiện quyền cơ bản của con người và là công cụ để xây dựng một xã hội hài hòa, văn
minh và không có sự loại trừ. An sinh xã hội có nguyên tắc cơ bản là đảm bảo sự
đoàn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời sống, do vậy
có tác dụng thúc đẩy sự đồng thuận, bình đẳng và công bằng xã hội. Bên cạnh đó,
hệ thống an sinh xã hội thông qua tác động tích cực của các chính sách chăm sóc
sức khỏe, an toàn thu nhập và các dịch vụ xã hội, sẽ nâng cao năng suất lao động,
hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu lao động nói riêng và toàn bộ quá trình phát triển kinh tế
nói chung.
Hệ thống an sinh xã hội hiện nay của Việt Nam gồm có nhiều bộ phận cấu
thành khác nhau với các hình thức chính là bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi
xã hội, trong đó nổi bật hơn cả là bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội. Hiện nay, cùng
1
với sự tăng trưởng kinh tế xã hội, đời sống vật chất tinh thần của con người ngày
càng được nâng cao, vấn đề an sinh xã hội cũng ngày càng được quan tâm nhiều
hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện an sinh xã hội cần được nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng, sâu sắc hơn nữa trên cơ sở đặc điểm của vùng miền, để có những chính sách
an sinh xã hội phù hợp hơn và phát huy hơn nữa vai trò cũng như tác dụng của nó
trong đời sống nhân dân.
Nghiên cứu này được thực hiện tại địa bàn xã Đồng Văn, huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An, đây là một xã miền núi với số lượng đối tượng đang được
hưởng ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội nhiều thứ 3 ở huyện Thanh Chương, xã có
những đặc thù về điều kiện kinh tế, xã hội riêng nhưng cũng có những đặc điểm
chung giống với nhiều địa bàn khác ở Nghệ An nói riêng và trên cả nước nói chung
để thực hiện đề tài nghiên cứu “Vai trò của chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội
đối với đời sống của ngƣời dân qua khảo sát tại xã Đồng Văn huyện Thanh
Chƣơng tỉnh Nghệ An”. Trong nghiên cứu này nhằm làm rõ các vấn đề: về việc
thực hiện chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội trên địa bàn được thực hiện như thế
nào? Những chính sách này có vai trò gì đối với đời sống của người dân (đối tượng
được hưởng lợi từ chính sách) và từ đó tìm hiểu xem các đối tượng của chính sách
này mong muốn và kỳ vọng gì từ các chính sách đó?
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu của các tác giả trên thế giới
Vào năm 1949, nhà xã hội học người Anh Thomas Marshall là người đầu
tiên gắn khái niệm an sinh xã hội với khái niệm quyền công dân và cho rằng quyền
được hưởng an sinh (hay nói gọn là quyền xã hội) là nhóm quyền thứ ba mà các
thành viên của xã hội đã giành được trong thế kỷ 20, sau nhóm các quyền dân sự
(đã giành được trong thế kỷ 18) và nhóm các quyền chính trị (giành được trong thế
kỷ 19). Marshall nhấn mạnh rằng việc được hưởng các khoản an sinh xã hội hay
phúc lợi xã hội cần được quan niệm như một loại quyền mang tính pháp lý và tính
phổ quát.
2
Như vậy, quyền có nhà ở, quyền được học hành, quyền được chăm sóc sức
khỏe là những quyền cơ bản của con người hay nói rộng ra là quyền của mỗi người
được hưởng một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm của mình.
Nguy cơ của xu hướng “hàng hóa hóa” các dịch vụ phúc lợi xã hội
Theo Karl Polanyi, hệ thống an sinh xã hội là một thành tố không thể thiếu
trong một hệ thống chính sách kinh tế - xã hội quốc gia nhằm giúp cho xã hội có thể
“Tự bảo vệ mình trước những mối hiểm họa cố hữu của một hệ thống thị trường tự
điều tiết”.
Gosta Esping-Andersen còn nhấn mạnh rằng cần xem xét hệ thống an sinh xã
hội dưới góc độ khả năng “phi hàng hóa hóa” các quyền xã hội. Ông gọi sự phi
hàng hóa hóa (de-commodification) là tình trạng trong đó sở dĩ người ta được
hưởng các dịch vụ phúc lợi là do người ta có quyền được hưởng và người ta có thể
duy trì cuộc sống của mình mà không cần dựa trên thị trường. Ông nói rõ rằng cho
dù có những chính sách trợ giúp xã hội hay bảo hiểm xã hội thì điều này không nhất
thiết dẫn đến một tình hình “phi hàng hóa hóa” thực thụ nếu chúng không thực sự
giải phóng các cá nhân ra khỏi sự phụ thuộc vào thị trường. “Tiêu chuẩn nổi bật của
các quyền xã hội phải là mức độ mà theo đó chúng cho phép con người có thể xác
lập được mức sống của mình mà không phụ thuộc vào các lực lượng của thị trường .
Chính là theo ý nghĩa này mà các quyền xã hội có thể làm giảm bớt tư cách “hàng
hóa” của các công dân”.
Hiểu theo nghĩa đó, có thể nói chính hệ thống an sinh xã hội, hiểu theo nghĩa
rộng, là một định chế quan trọng giúp cho người dân xác lập được tư thế con người
cũng như tư thế công dân của mình một cách đúng đắn trong một xã hội dân chủ và
văn minh.
2.2. Nghiên cứu về chính sách ưu đãi xã hội và an sinh xã hội trong nước:
Trong nhiều năm gần đây, công tác nghiên cứu về các chính sách ưu đãi xã
hội và trợ giúp xã hội đã có những bước phát triển mạnh tại Việt Nam như: Bài viết
“Phúc lợi xã hội trên thế giới: quan niệm và phân loại” của Trần Hữu Quang đăng
trên Tạp chí Khoa học Xã hội, số 4, 2009. Bài viết đề cập đến Sự phát triển của các
hệ thống phúc lợi xã hội là một trong những thành tựu lớn lao của nhiều quốc gia
3
trên thế giới trong thế kỷ XX. Phúc lợi xã hội được nhìn nhận như là một trong
những quyền căn bản của con người trong một quốc gia văn minh và hiện đại. Bài
viết này lược thuật lại một số quan niệm chính về phúc lợi xã hội, đồng thời đưa ra
những quan điểm cũng như những nhận định của nhiều tác giả trên thế giới về các
thuật ngữ liên quan như: an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, phúc lợi xã hội, chính sách
xã hội,… Bên cạnh đó, tác giả phân tích một số lý thuyết phân loại các hệ thống
phúc lợi xã hội trên thế thông qua các đánh giá của các nhà phân tích trên thế giới
về phúc lợi xã hội [29].
Cuốn sách “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam. Lý luận
và thực tiễn” của Nguyễn Đình Liêu, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội, 1996. Cuốn sách được nêu ra những vấn đề mấu chốt của chính sách ưu đãi,
khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật này, đưa ra thực trạng của
pháp luật này, đồng thời đưa ra những nhận định và khuyến nghị để hoàn thiện pháp
luật về ưu đãi xã hội tại Việt Nam trong thời gian tới [21].
Năm 2003, Trần Thị Thanh Thanh chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước về “Bảo
vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ đổi mới, một số vấn đề lý luận và thực
tiễn”. Năm 2004, Lê Bạch Dương và các tác giả xuất bản cuốn sách “Bảo trợ xã hội
cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam”. Năm 2007, Đàm Hữu Đắc có bài viết với
chủ đề “ Việt Nam đang hướng tới hệ thống an sinh xã hội năng động và hiệu quả”.
Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội trong hệ thống pháp luật an
sinh xã hội Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hiền Phương, (giảng viên khoa Pháp luật
kinh tế, Đại học Luật Hà Nội) tạp chí Luật học số 11/2007 đã khái quát chính sách
trợ giúp xã hội trong tổng thể hệ thống an sinh xã hội Việt Nam trong suốt thời kỳ
thực hiện đối với các đối tượng được hưởng chính sách [27].
Nguyễn Hải Hữu (2007), Giáo trình nhập môn an sinh xã hội, nhà xuất bản
Lao động Xã hội. Năm 2008, thực hiện đề tài của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội về “Đổi mới chính sách và cơ chế trợ giúp xã hội cho phù hợp với bối cảnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Tác giả phân tích cụ thể đối
tượng được hưởng từng chính sách an sinh xã hội và đánh giá khách quan đối với
4
từng chính sách cụ thể để đưa ra được những mặt tích cực và hạn chế trong việc ban
hành và thực hiện các chính sách đó tới các đối tượng được hưởng trong xã hội [13].
Nguyễn Hải Hữu (2007), Báo cáo chuyên đề “Thực trạng trợ giúp xã hội và
ưu đãi xã hội ở nước ta, năm 2001 – 2007 và khuyến nghị đến năm 2015” đưa ra
một bức tranh tổng thể về trợ giúp xã của Việt Nam trong cả một giai đoạn với
những thuận lợi và không ít thách thức khi đất nước bước vào quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước, từ đó đưa ra những khuyến nghị cụ thể để hoàn thiện
hệ thống chính sách trợ giúp xã và ưu đãi xã hội Việt Nam trong tổng thể hệ thống
an sinh xã hội nói chung [14].
Luận án Tiến sỹ Kinh tế về “an sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Mai Ngọc Anh, Đại học kinh tế Quốc dân, năm
2009 đã trình bày và khái quát cơ sở lý luận về hệ thống an sinh xã hội đối với nông
dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam thời điểm đó và đánh giá thực
trạng hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam, cuối cùng tác giả đưa ra
phương pháp và giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội đối với
nông dân Việt Nam trong những năm tới [1].
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế về "Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn
đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái" của Nguyễn Trường
Phát, Khoa Kinh tế Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, 2009. Luận văn tập trung
nghiên cứu ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế và chương trình135 đến vấn
đề nghèo đói hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái và được thực hiện tại các
cơ quan chức năng của tỉnhYên Bái, huyện Văn Chấn và các hộ nông dân tại 8 xã
và 1 thị trấn trong huyện. Sử dụng các số liệu về thực trạng của trợ cấp giáo dục, y
tế và chương trình 135 trong giai đoạn 2006 - 2008 và số liệu điều tra hộ gia đình
năm 2008. Đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu; Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã
hội tới thu nhập và nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn chấn - tỉnh Yên Bái;
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng hệ thống an sinh xã hội toàn
diện bảo đảm giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo. Đề tài nghiên cứu
đã chỉ ra được ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục, y tế đến thu nhập, việc huy động trẻ
5
đến, đến chăm sóc sức khỏe của người, ảnh hưởng của chương trình 135 đến phát
triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của an sinh xã hội tới nghèo đói của hộ nông
dân. Những bước đầu trong nghiên cứu cho thấy cuộc sống của người dân có sự
thay đổi tích cực khi các chính sách an sinh xã hội tác động. Tuy nhiên còn nhiều
mặt hạn chế và thiếu sót trong công tác thực hiện [28].
Luận văn Xã hội học về : “Đánh giá hoạt động ưu đãi xã hội ở Việt Nam”
năm 2010. Luận văn bao gồm các phần: Đánh giá thực trạng chính sách ưu đãi xã
hội ở Việt Nam bao gồm các hoạt động như: đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình
nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa,… ; Quan điểm của đảng và nhà nước về ưu đãi
xã hội; chính sách ưu đãi xã hội Việt Nam qua các thời kỳ; Quan điểm cụ thể về
mức độ trợ cấp,ưu đãi hàng tháng đối với người có công với cách mạng; Một số
hoạt động đền ơn đáp nghĩa tiêu biểu năm 2010. Luận văn tập chung nghiên cứu sâu
về vấn đề ưu đãi xã hội đối với cá nhân, gia đình, nhóm người có công với tổ quốc
như chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham gia kháng
chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam. Chính sách ưu đãi đối với gia
đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ Cách mạng. Luận văn cũng đã chỉ ra những
điểm hạn chế trong công tác thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có
công như: việc thực thi Pháp lệnh chưa đồng bộ, mức độ trợ cấp không phù hợp với
điều kiện sống của người dân hiện tại.
Luận văn về “Tình hình thực hiện ưu đãi người có công với cách mạng ở xã
Nghi Sơn - Tĩnh Gia - Thanh Hóa”. Khoa Công tác trường Đại học Lao Động 2010.
Báo cáo đánh giá tổng quan vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người
có công như thân nhân liệt sỹ, thương bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học. Báo cáo chỉ ra được tầm quan trọng của việc thực hiện
chính sách với những đối tượng có công với cách mạng, đã tạo điều kiện cho các
đối tượng có cuộc sống ổn định hơn về cả vật chất và tinh thần. Những chính sách
ưu tiên cho con em đối tượng có công với cách mạng, đồng thời đưa ra những giải
pháp để hoàn thiện lại bộ máy chính quyền địa phương cũng như việc thực hiện các
chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng này [18].
6
Đề tài cấp nhà nước về "Hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội trong hệ thống
an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2006- 2010", Đề tài nghiên cứu và hệ thống hoá
các vấn đề lý luận về trợ cấp xã hội, hệ thống an sinh xã hội trong mối quan hệ biện
chứng với sự phát triển và ổn định xã hội. Phân tích thực trạng chính sách trợ cấp xã
hội ở nước ta giai đoạn vừa qua, từ đó rút ra những vấn đề cần phải hoàn thiện để
nâng cao chất lượng chính sách và mở rộng đối tượng thụ hưởng nhằm xây dựng hệ
thống an sinh xã hội hiện đại, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước
ta. Luận văn tập chung nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn việc xác định cơ sở
khoa học, hình thành chính sách trợ cấp xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010.
Phân tích thực trạng hình thành và tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp xã hội ở
nước ta giai đoạn vừa qua và một số bài học kinh nghiệm nước ngoài có liên quan.
Đóng góp của đề tài: - Nghiên cứu hệ thống các vấn đề lý luận của việc lựa chọn
căn cứ khoa học cho các chính sách trợ cấp xã hội và hệ thống an sinh xã hội; Phân tích thực trạng thực hiện chính sách trợ cấp xã hội ở nước ta giai đoạn vừa qua
và một số kinh nghiệm của một số nước ngoài; - Đề xuất một số kiến nghị và giải
pháp nhằm hoàn thiện việc ban hành và thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội giai
đoạn tới.
Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Ngọc Toản “Chính sách trợ giúp xã hội thường
xuyên cộng đồng ở Việt Nam” Chuyên ngành Khoa học quản lý, Đại học kinh tế
Quốc dân, năm 2010. Luận án đã đánh giá về thực trạng thực hiện chính sách trợ
giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ở Việt Nam với những thành tựu đạt được
trong thời gian qua cũng như những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra những giải
pháp như: Từng bước mở rộng đối tượng hưởng lợi nhằm bao phủ toàn bộ dân cư
khó khăn; Nghiên cứu mức chuẩn trợ và hệ số trợ giúp xã hội phù hợp; Đa dạng các
hình thức chăm sóc trong đó ưu tiên trợ giúp tại cộng cồng, gia đình; Chuyển đổi cơ
chế miễn giảm trong việc thực hiện một số chính sách hiện nay sang cung cấp tiền
mặt để đối tượng tự chi trả khi sử dụng dịch vụ; Khung pháp luật và kế hoạch quốc
gia về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng; Nâng cao hiệu quả công
cụ giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy tổ chức thực thi chính sách [32].
7
Luận án Tiến sỹ “chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu
hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Bắc Ninh), 2011” của
Nguyễn Văn Nhường, Chuyên ngành Quản lý Kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân,
năm 2011. Luận án chú trọng tới nhóm đối tượng là nông dân sau khi bị thu hồi đất
còn gặp nhiều bất cập trong cuộc sống như chỗ ăn, ở, đặc biệt là công việc, việc làm
chuyển đổi rất khó khăn khi nông dân bị thu hồi đất để làm khu công nghiệp,…
Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội tới nhóm đối tượng này còn đang bất
cập và còn nhiều thiếu sót. Tác giả đã điều tra và phân tích đưa ra được bức tranh rõ
nét nhất về cuộc sống sau khi bị thu hồi của nông dân [26].
Cuốn sách ''Phát triển hệ thống an sinh xã hội Việt Nam đến năm 2020'', năm
2013 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ). Cuốn sách ''Phát triển hệ
thống an sinh xã hội Việt Nam đến năm 2020'' đưa ra những vấn đề chung về an
sinh xã hội, nội dung cơ bản của Nghị quyết số 15-NQ/TW, các kết quả đã đạt
được, những tồn tại của CS ASXH hiện hành và các định hướng chính sách cho giai
đoạn từ nay đến năm 2020. Cuốn sách gồm hai phần là những vấn đề chung về an
sinh xã hội và an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2020. Khẳng định đến năm
2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu cầu
như bảo đảm để người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã
hội, bảo đảm hỗ trợ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; bảo đảm người dân tiếp
cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu, góp phần từng bước nâng cao
thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân [34].
Nguyễn Hữu Dũng “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và thực hiện hệ
thống chính sách an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, tạp chí Cộng sản, số 834 tháng 4-2012, đã đề cập
tới vấn đề mô hình cấu trúc hệ thống an sinh xã hội trong kinh tế thị trường, hệ
thống an sinh xã hội trong các nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước ta
trong thời gian qua, định hướng phát triển chính sách an sinh xã hội trong thời gian
tới [6].
8
Nguyễn Trọng Đàm “An sinh xã hội ở Việt Nam, những quan điểm và cách
tiếp cận thống nhất” tạp chí Cộng sản số 834, tháng 4-2012, trong bài viết này tác
giả đã đề cập tới thực trạng của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta hiện nay, những
măt đã đạt được và một số hạn chế cần khắc phục, từ đó đưa ra các quan điểm, cách
tiếp cận an sinh xã hội trong giai đoạn 2012-2020. Đưa ra mục tiêu cơ bản và những
nhiệm vụ chủ yếu về an sinh xã hội, từ đó đưa ra một số nhóm giả pháp nhằm phát
triển hệ thống an sinh xã hội ở nước ta hiện nay [10].
Mai Ngọc Cường “An sinh xã hội 25 năm đổi mới: Thành tựu và vân đề đặt
ra”; tạp chí Cộng sản số 834, tháng 4-2012, đã khái quát lại hệ thống an sinh xã hội
trong hơn 25 năm đổi mới, từ đó nêu lên được những bất cập trong hệ thống an sinh
xã hội đòi hỏi cần được giải quyết và đưa ra hướng tổ chức hệ thống chính sách an
sinh xã hội tới năm 2020 mà Đảng và nhà nước ta cần quan tâm chú trọng [4].
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài vận dụng một số lý thuyết, phương pháp nghiên cứu xã hội học vào
phân tích vấn đề cho thấy được vai trò của các lý thuyết xã hội học ứng dụng vào
giải quyết các vấn đề thực tiễn tại Việt Nam, qua đó đóng góp vào hoàn thiện bổ
sung các yếu tố cần thiết để xã hội học ngày càng chứng tỏ được vị trí của mình với
tư cách là một ngành khoa học có tính thực tiễn cao chứ không dừng lại ở việc
nghiên cứu hàn lâm như một số quan niệm trước đây.
Đề tài sẽ là một bộ phận quan trọng góp phần làm phong phú thêm số lượng
các nghiên cứu về chính sách ưu đãi và cứu trợ xã hội, tiếp nối và hoàn thiện những
điểm hạn chế của các nghiên cứu trước đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho
những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến vấn đề.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua nghiên cứu nhằm chứng minh vai trò và sự tác động của các chính
sách trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội đối với đời sống của người dân tại địa phương,
đánh giá những ưu, nhược điểm trong quá trình triển khai thực hiện chính sách. Từ
đó đưa ra các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế để phát huy hơn nữa vai trò của
các chính sách đối với người dân trong thời gian tới.
9
Đánh giá hiệu quả, đo lường mức độ ảnh hưởng của các chính sách ưu đãi và
cứu trợ xã hội đối với đời sống người dân.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu và lý giải được vai trò của các chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội
đối với đời sống của người dân trên địa bàn, đo lường, đánh giá mức độ hài lòng
của đối tượng hưởng chính sách ưu đãi và cứu trợ xã hội trực tiếp.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Vai trò của chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội đối với đời sống của các đối tượng
thụ hưởng chính sách.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Người thụ hượng các chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội trên địa bàn xã
Đồng Văn.
Cán bộ phụ trách thực hiện chính sách đối với người dân.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung: Vai trò của chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội đối với
người dân tại địa bàn xã Đồng Văn nhằm phân tích:
Vai trò thiết chế của chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội chính là tập
hợp các quy định được ghi trong Luật của Nhà nước trên cơ sở đưa ra những tiêu
chí thực hiện rất rõ ràng.
Vai trò kì vọng của chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội chính là mức
sống kì vọng của các đối tượng hướng lợi được xác định trong chính sách. Việc
đánh giá quá trình thực hiện chính sách cần phải căn cứ vào mục tiêu kì vọng của
chính nó, chứ không căn cứ vào kì vọng của người được hưởng lợi. Tuy nhiên, kì
vọng của và nhu cầu của người được hưởng lợi vượt quá chính sách quy định cũng
là một cơ sở để xem xét điều chỉnh chính sách.
Vai trò khách quan của chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội chính là những
đánh giá khách quan của người được hưởng lợi chính sách ấy.
* Phạm vi không gian: địa bàn xã Đồng Văn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Mai Ngọc Anh (2009), Luận án Tiến sĩ ề “an sinh xã hội đối với nông dân trong
điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Đại học kinh tế Quốc dân.
2.
UBND xã Đồng Văn Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm
2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
3.
Mai Ngọc Cường (2013), Về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020,
Nxb Chính trị quốc gia – sự thật Hà Nội.
4.
Mai Ngọc Cường (2012), An sinh xã hội 25 năm đổi mới: thành tựu và vân đề
đặt ra, Trong tạp chí cộng sản số 834, tháng 4 (trang,17).
5.
Mai Ngọc Cường – Phạm Kim Oanh, “an sinh xã hội theo nguyên tắc đóng hưởng đối với nông dân ở nước ta: Thực trạng và giải pháp”; Trong tạp chí
Kinh tế và phát triển, Số 185, ( 2012), trang 71-77.
6.
Nguyễn Hữu Dũng; “cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và thực hiện hệ
thống chính sách an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng Sản, số 834,
(2012),trang22-28
7.
Nguyễn Hữu Dũng, (2010) Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam:
Thực trạng và định hướng phát triển trong tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh
tế và Kinh doanh 26 các trang 118-128.
8.
Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb: chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
9.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Sđd, tr.74.
10. Nguyễn Trọng Đàm: “an sinh xã hội ở Việt Nam, những quan điểm và cách
tiếp cận thống nhất” tạp chí cộng sản số 834, tháng 4-2012.
11. Nguyễn Văn Định: giáo trình an sinh xã hội: nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc
dân năm 2008.
12. Nguyễn Hải Hữu (2008), “Đổi mới chính sách và cơ chế trợ giúp xã hội cho
phù hợp với bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.
13. Nguyễn Hải Hữu (2007), Giáo trình nhập môn an sinh xã hội, nhà xuất bản
Lao động Xã hội.
11
14. Nguyễn Hải Hữu (2007), Báo cáo chuyên đề “Thực trạng trợ giúp xã hội và ưu
đãi xã hội ở nước ta, năm 2001 – 2007 và khuyến nghị đến năm 2015”.
15. Lê Bạch Hồng – Đặng Nguyên Anh – Khuất Thu Hồng – Lê Hoài Trung –
Robert Leroy Bach: Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam;
Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2005.
16. Lê Bạch Hồng – Khuất Thu Hồng; Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt Nam trong
thời kỳ quá độ sang nền kinh tế thị trường; nhà xuất bản thế giới, Hà Nội, 2008.
17. Lê Ngọc Hùng: “Lịch sử và lý thuyết xã hội học; nhà xuất bản ĐHQGHN 2008”.
18. Khoa Công tác trường Đại học Lao Động 2010: Luận văn về “Tình hình thực
hiện ưu đãi người có công với cách mạng ở xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa”.
19. Kỷ yếu hội thảo “ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng: kinh tế Việt
Nam năm 2010 và đà tăng trưởng 2011.
20. Bùi Hồng Lĩnh: Nhìn lại ba năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng, Tạp chí Lao động và xã hội, số 362 (từ 1 - 15-7-2009).
21. Nguyễn Đình Liêu: Cuốn sách “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở
Việt Nam. Lý luận và thực tiễn”, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 1996.
22. Phương ly: Vấn đề an sinh xã hội với phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam:
website trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia
/>23. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam
(Ngày 18 tháng 12 năm 1986).
24. Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 1/6/2012, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn
2012 – 2020.
25. Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Nghị định số 101/2013/NĐ-CP,
ngày 4/9/2013 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với
người có công cách mạng, thì những trường hợp được Chủ tịch nước tặng hoặc
truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
12
26. Nguyễn Văn Nhường: Luận án Tiến sỹ “chính sách an sinh xã hội với người
nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại
Bắc Ninh), 2011” , Chuyên ngành Quản lý Kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân,
năm 2011.
27. Nguyễn Hiền Phương: Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội trong
hệ thống pháp luật an sinh xã hội Việt Nam”, tạp chí Luật học số 11/2007.
28. Nguyễn Trường Phát; Luận văn Thạc sỹ Kinh tế về "Ảnh hưởng của hệ thống
an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh
Yên Bái" của, Khoa Kinh tế Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, 2009.
29. Trần Hữu Quang: Bài viết “Phúc lợi xã hội trên thế giới: quan niệm và phân
loại”, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 4, 2009.
30. Từ điển xã hội học Oxford; Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội – 2012.
31. Bùi Đình Thanh: Xã hội học và chính sách xã hội; nhà xuất bản khoa học xã
hội Hà Nội – 2004.
32. Nguyễn Ngọc Toản: Luận án tiến sĩ: chính sách trợ giúp thường xuyên cộng
đồng ở Việt Nam.
33. Nguyễn Minh Tâm: An sinh xã hội và hạnh phúc nhân sinh: website; Ngân
hàng chính sách xã hội Việt Nam:
/>34. Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối
hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) xuất bản Cuốn sách Phát triển
hệ thống an sinh xã hội Việt Nam đến năm 2020'', năm 2013.
35.
Bộ lao động thương binh và xã hội; Hội nghị Biểu dương người có công tiêu
biểu toàn quốc 2014; ; Ngày cập nhật: 18-07-2014.
/>
Trịnh Văn Tùng tổng thuật từ ANKOUN André và ANSART Pierre, Từ điển xã hội
học (“Dictionnaire de sociologie”)(1999), Paris, Nxb. Le Robert/Seuil, các
trang 460 – 461.
13