Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.67 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

CHU VĂN TIẾN

HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO:
ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH BỀN VỮNG
(Nghiên cứu trƣờng hợp hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và ngƣời không
theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh – Mỹ Đức – Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Xã hội học

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

CHU VĂN TIẾN

HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO:
ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH BỀN VỮNG
(Nghiên cứu trƣờng hợp hôn nhân giữa ngƣời Công giáo và ngƣời không
theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh – Mỹ Đức – Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30 01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thu Hƣơng

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đ ến các thầy cô trong khoa Xã
Hội Học và Báo chí và Truyề n thông , Trường ĐHKHXH&NV, Đa ̣i ho ̣c Quố c
gia Hà Nô ̣i . Nhờ sự chỉ bảo dạy dỗ tận tình của các thầy, cô trong suốt quá
trình học tập, rèn luyện đã giúp tôi n ắm được những kiến thức cơ bản về
chuyên ngành. Đây là nền tảng cho tôi vận dụng để hoàn thiê ̣n luâ ̣n văn này ,
đồ ng thời giúp tôi những kiế n thức vững chắ c cho c ông viê ̣c nghiên cứu hiê ̣n
nay.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn là
PGS.TS Hoàng Thu Hương , người đã cấ p ý tưởng thực hiê ̣n đề tài , đã hướng
dẫn tôi tận tình, luôn quan tâm, động viên tôi đưa ra cho tôi những ý kiến
đóng góp xác đáng trong suốt quá trình làm luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn để bảo vê ̣ trước hô ̣i đồ ng khoa ho. ̣c
Tôi xin bày tỏ lòng thành kiń h tri ân tới tấ t cả các thầ y cô , gia điǹ h và
bạn bè vì tất cả sự quan tâm và hỗ trợ đó.
Trong quá trin
̀ h thực hiê ̣n luâ ̣n văn , chắ c chắ n sẽ còn những thiế u sót ,
rấ t mong nhâ ̣n đươ ̣c những ý kiế n đóng góp của thầ y, cô và các ba ̣n.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Chu Văn Tiến



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .............................................................10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................ Error! Bookmark not defined.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .......... Error! Bookmark not defined.
6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................ Error! Bookmark not defined.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................... Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG .................................................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . Error! Bookmark
not defined.
1.1. Khái niệm công cụ ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Hôn nhân ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Tôn giáo ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Gia đình ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Các Lý thuyết sử dụng trong đề tài .................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Lý thuyết xung đột ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined.
1.4. Khái quát về sự hình thành và phát triển đạo Công giáo tại Việt Nam Error!
Bookmark not defined.
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO TẠI GIÁO XỨ
NGHĨA ẢI – HỢP THANH – MỸ ĐỨC – HÀ NỘI Error! Bookmark not defined.
2.1. Quan niệm của Giáo hội Công giáo về hôn nhân khác tôn giáo ............ Error!
Bookmark not defined.
2.2. Độ tuổi kết hôn của các cặp vợ chồng khác tôn giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải........ Error!
Bookmark not defined.



2.3. Thời gian tìm hiểu trƣớc khi kết hôn của các cặp vợ chồng khác tôn giáo
tại Giáo xứ Nghĩa Ải. .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4. Sự khác biệt về tôn giáo giữa vợ chồng khi kết hôn tại Giáo xứ Nghĩa Ải
Error! Bookmark not defined.
2.5. Thỏa thuận khi kết hôn của các cặp vợ chồng .. Error! Bookmark not defined.
2.5.1. Về việc học giáo lý ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.5.2 Những thỏa thuận trước khi kết hôn của các cặp vợ chồng ............ Error!
Bookmark not defined.
Chƣơng 3: BIỂU HIỆN CỦA TÍNH BỀN VỮNG TRONG HÔN NHÂN GIỮA
NGƢỜI CÔNG GIÁO VÀ KHÔNG CÔNG GIÁO TẠI GIÁO XỨ NGHĨA ẢI
Error! Bookmark not defined.
3.1. Quan niệm của các cặp vợ chồng khác tôn giáo về những giá trị trong gia
đình ngƣời Công giáo .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.Việc thực hiện các chức năng trong gia đình vợ chồng khác tôn giáo. .. Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Chức năng thỏa mãn tình cảm .................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Chức năng giáo dục con cái ..................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Chức năng kinh tế....................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4 Chức năng điều tiết tính dục ...................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Xử lý xung đột trong đời sống gia đình .............. Error! Bookmark not defined.
3.4. Vai trò kiểm soát của đạo Công giáo đối với sự bền vững trong hôn nhân
khác tôn giáo ................................................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................11
PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................11



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu: .......................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.1. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu giai đoạn 1989-2009 ............. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.2. Thống kê độ tuổi kết hôn của vợ .......... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.3. Thống kê độ tuổi kết hôn của chồng .... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.4 Thời gian tìm hiểu trƣớc hôn nhân của vợ/chồng khác tôn giáo
.................................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng2.5 Tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo thời kì 1987-1993 .. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2.6 Tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo thời kì 1987-1993 . Error! Bookmark not
defined.
Bảng2.7 Tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo thời kì 2008-2013 .. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2.8. Sự khác biệt tôn giáo vợ/chồng............. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.9. Niềm tin tôn giáo của các cặp vợ/chồng khác tôn giáo tại Giáo xứ
Nghĩa Ải ................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.10. Mức độ đi lễ, đi thờ của các cặp vợ/chồng ...... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ hữu ích của việc học giáo lý trƣớc khi kết hôn
.................................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.12. Giá trị trung bình của việc Đánh giá mức độ hữu ích của việc học
giáo lý trƣớc khi kết hôn ........................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.13. Những thỏa thuận trƣớc khi kết hôn của các cặp vợ chồng .. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.1. Mức độ hài lòng trong các mối quan hệ gia đình và xã hội ..... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.2 Quan niệm về đứa con khi sinh ra của các cặp vợ chồng ......... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.3. Định hƣớng tôn giáo cho con sau khi sinh ra của các cặp vợ chồng
.................................................................................. Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.4 Thu nhập bình quân/tháng của các hộ gia đình Error! Bookmark not


defined.
Bảng 3.5 Thực trạng thu nhập trong gia đình ..... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.6 Thực trạng quyết định chi tiêu trong gia đình .. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.7 Đánh giá về sự hòa hợp về tình dục trong quan hệ vợ chồng khác
tôn giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải ................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.8. Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai của các vợ chồng
khác tôn giáo tại Giáo xứ Nghía Ải ....................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.9. Đối tƣợng chia sẻ khi gặp khó khăn trong đời sống gia đình .. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.10. Thực trạng việc suy nghĩ hƣớng giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn
.................................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.11. Thực trạng cách giải quyết mâu thuẫn gia đình của các cặp vợ chồng
.................................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.12 Thực trạng giải quyết mâu thuẫn trong nuôi dạy con cái ...... Error!
Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hôn nhân là cơ sở hình thành nên đời sống gia đình và là một trong
những sự kiện quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi vai trò xã hội của cá
nhân.Trong mỗi nền văn hóa quan niệm về hôn nhân và gia đình không giống
nhau.Trong xã hội hiện đại, sự biến đổi của nền kinh tế - xã hội đã tạo ra
những tác động trực tiếp đến mọi khía cạnh của đời sống trong đó phải nói
đến sự tác động đến các gia đình. Ta có thể thấy, ngày nay tình trạng ly
thân, ly hôn có xu hướng gia tăng. Những hệ lụy của nó đã tạo ra nhiều vấn

đề đáng lo ngại mà xã hội cần phải quan tâm, giải quyết. Hiện nay, ngoài
hôn nhân hợp pháp trên thực tế vẫn tồn tại những hình thức sống với nhau
như vợ chồng có hoặc không có sự chứng kiến của hai bên gia đình và không
đăng ký kết hôn. Tại khoản 6 điều 8 theo Luật Hôn Nhân và Gia đình (2000)
quy định: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” [6,
tr 4]. Với quan điểm như vậy việc đăng ký kết hôn là sự kiện đánh dấu sự
hợp thức hóa cuộc sống vợ chồng. Mặc dù vậy, trong truyền thống văn hóa
Việt Nam, sự hợp thức này còn cần có được sự thừa nhận của gia đình, họ
hàng hai bên thông qua lễ kết hôn. Riêng đối với đạo Thiên Chúa giáo, lễ
kết hôn được tổ chức dưới sự chứng kiến của Thiên Chúa. Trong Sách
Phúc Âm Tân ước do Thánh Mattheu ghi chép lại tại câu 6 chương 19 có ghi:
“Sự gì mà Chúa liên kết thì loài người không được phép phân ly” [25, tr
1313]. Điều này có nghĩa là khi hai người đã kết hôn với nhau thành một gia
đình dưới sự chứng kiến của Chúa và do Chúa liên kết thì không được phép
chia rẽ hoặc ly dị kể cả trường hợp hôn nhân khác tôn giáo. Vấn đề đặt ra
liệu hệ thống giáo lý, giáo luật của đạo Công giáo có tác động như thế nào
đến đặc điểm và tính bền vững trong hôn nhân khác tôn giáo?
1


Đề tài sẽ làm rõ các vấn đề: Đặc điểm khi kết hôn, độ tuổi kết hôn, sự
khác biệt về tôn giáo của vợ và chồng và những biểu hiện của nó. Khả năng
duy trì tính bền vững trong hôn nhân mà cụ thể là duy trì mối quan hệ bền
vững giữa vợ và chồng trong cuộc sống gia đình. Việc thực hiện các chức
năng trong gia đình và Vai trò của đạo Công giáo đối với tính bền vững trong
hôn nhân khác tôn giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải. Điều này sẽ được trình bày cụ
thể trong luận văn của Tác giả: “ Hôn nhân khác tôn giáo – Đặc điểm và
tính bền vững” ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người công giáo và
người không theo công giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh – Mỹ Đức –
Hà Nội).

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Theo lời nhận xét của một tác giả: “Gần đây trong xã hội ta rất nhiều
người bàn bạc về vấn đề gia đình, ở nông thôn vấn đề gia đình, họ hàng nổi
lên khá rầm rộ” Trần Đình Hượu. Gia đình là mối quan tâm không chỉ của
người bình thường mà của cả giới nghiên cứu. Cũng theo tác giả trên “ Nhiều
chương trình nghiên cứu trong nước và hợp tác quốc tế do Hội Liên hiệp Phụ
nữ, Đoàn thanh niên, Viện Xã hội học…chủ trương cũng thường gặp nhau ở
một điểm chung là gia đình” Những nghiên cứu về gia đình dựa trên các
phương pháp thu thập dữ liệu của xã hội học như điều tra dung bảng hỏi,
phỏng vấn, thảo luận nhóm…được triển khai ở nhiều nơi; các ấn phẩm nghiên
cứu về gia đình trong những năm gần đây được công bố ngày càng nhiều.
Trong các nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam có một số nhóm
chủ đề chính như: Nghiên cứu về gia đình truyền thống liên quan đến
những vấn đề văn hóa gia đình, gia đình với những phong tục tập quán, văn
hóa trong quan hệ giữa các thành viên với nhau. Có thể kể đến một loạt

2


những nhiên cứu của tác giả như Phan Kế Bính (1915), Phạm Khắc Chương
(2013), Mai Quỳnh Nam…
Dưới góc độ xã hội học có nhiều nghiên cứu đề cập ở một số khía cạnh
như: nghiên cứu về gia đình truyền thống, những vấn đề xoay quanh đời sống
gia đình như sự biến đổi gia đình, phân công lao động trong gia đình, cơ cấu
hộ gia đình, vấn đề bạo lực gia đình và định hướng giáo dục con cái.
Hướng nghiên cứu về phân công lao động gia đình được thể hiện
trong cuốn “Xu hướng gia đình ngày nay” (nghiên cứu một vài đặc điểm từ
nghiên cứu thực nghiệm tại Hải Dương) do tác giả Vũ Tuấn Huy (2004) chủ
biên cùng tập thể tác giả : Vũ Mạnh Lợi, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn
Hồng Hải, Nguyễn Thị Bích Trâm, Hoàng Đốp.

Hướng nghiên cứu về bạo lực gia đình: Đồng tác giả và cũng là Chủ
biên với cuốn “Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trò truyền thông
đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ” của tác giả Hoàng Bá Thinh
(2005). Bài viết “ Bạo lực gia đình – Nguyên nhân và giải pháp can thiệp”
Hoàng Bá Thịnh (2006).
Hướng nghiên cứu về chức năng gia đình : B à i v i ế t “Chức
năng giáo dục gia đình và vấn đề truyền thông dân số” (2006) của
tác giả Hoàng Bá Thịnh.
Hướng nghiên cứu về những biến đổi trong đời sống gia đình
:Bài viết của tác giả Vũ Tuấn Huy (1995) trên tạp trí Xã hội học“
Những khía cạnh của sự biến đổi gia đình”. “ Nếp sống gia đình ở
khu đô thị mới” của tác giả Nguyễn Hồng Hà.
Xã hội học gia đình” của tác giả Mai Huy Bích (2003)

3

Cuốn giáo trình “


Hướng nghiên cứu về gia đình ở nước ngoài trong bài viết của tác
giả Trần Mạnh Cát và Hoàng Bá Thịnh (2007) “Hôn nhân có yếu tố nước
ngoài”.
Ở Việt Nam, hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về gia đình với những
lĩnh vực nghiên cứu khá phong phú nhằm đề cập đến sự biến đổi của gia
đình Việt Nam nói chung, bên trong đó là cơ cấu hộ gia đình, cơ cấu độ
tuổi kết hôn, những thay đổi của gia đình trong quá trình Công nghiệp
hóa - Hiện đại hóa…
Trong nghiên cứu “Sự hài lòng về cuộc sống của con người Việt
Nam; Một số phát hiện ban đầu và hàm ý chính sách”, Hoàng Bá Thịnh
(2012) đã sử dụng hệ thống câu hỏi Likert thang đo 5 với 2400

mẫu. Để đo mức độ hài lòng với các khía cạnh của đời sống gia đình
bao gồm: Hôn nhân, con cái, mối quan hệ với con cái, mức độ hài lòng về
chi tiêu, thu nhập, trình độ học vấn, cơ sở hạ tầng của người dân ở cả miền
Bắc ( Hà Nội và Hải Dương) và Nam ( TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương) .
Theo những phát hiện ban đầu của nghiên cứu cho thấy mức độ hài
lòng cao nhất nằm ở mối quan hệ cha mẹ - con cái, hôn nhân và gia đình sau
đó đến các mức độ hài lòng về chi tiêu, học vấn, cơ sở hạ tầng. Điều này nói
lên rằng người dân Việt Nam khá lạc quan về đời sống gia đình. Mức độ hài
lòng ở các khía cạnh gia đình được người dân đánh giá cao hơn so với các
khía cạnh khác như hài lòng về kinh tế, nghề nghiệp, thu nhập hay điều kiện
môi trường sống của họ. Nghiên cứu cũng chỉ rõ những yếu tố của nền kinh
tế thị trường cũng khiến cho mối quan hệ vợ chồng gặp trở ngại. Việc
giáo dục con cái trở nên khó khăn và khác biệt so với xã hội truyền thống.
Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy đối với người Việt
Nam, gia đình vẫn là một giá trị hết sức quan trọng, và mức độ hài lòng
4


về hôn nhân, gia đình cùng với quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
vẫn đạt ở mức cao. Đây là những chỉ báo phản ánh sự bền vững của gia đình
Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để
duy trì sự bền vững gia đình, trong thời gian tới công tác gia đình cần tập
trung hỗ trợ thực hiện tốt các chức năng của gia đình, nhất là chức năng
kinh tế, chức năng giáo dục con cái, chức năng tình cảm và chức năng văn
hoá. Chú trọng các giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu các yếu tố rủi ro đối
với gia đình, xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình, lựa chọn giới tính
thai nhi, đồng thời phát triển các dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu cần hỗ
trợ của các gia đình.
Một số bài viết khác như “Gia đình và cơ cấu hộ gia đình Việt Nam –
vài nét đại cương từ một cuộc khảo sát xã hội học gần đây” của Charles

Hirsch- man và Vũ Mạnh Lợi (1994) ta có thể nhận thấy gia đình Việt Nam
nói chung là một hệ thống chịu ảnh hưởng phức hợp nhiều yếu tố. Trong
nghiên cứu bước đầu này phía tác giả cố gắng đánh giá di sản của Nho giáo ở
Việt Nam trong gia đình và cơ cấu hộ gia đình đương đại.
Tác giả cũng chỉ rõ gia đình là đơn vị xã hội cơ bản của hầu hết (có thể
là tất cả) các xã hội. Trẻ em được xã hội hóa theo những chuẩn mực và giá trị
xã hội, ở mức độ lớn qua những tương tác trong gia đình. Trong suốt lịch sử,
gia đình là đơn vị kinh tế chủ yếu cũng như nhóm xã hội mà ở đó những quan
hệ tính giao được thừa nhận là hợp pháp và tạo ra môi trường cho những quan
hệ tình cảm và nuôi dưỡng. Trong khi vai trò gia đình có thể biến mất trong
các xã hội hiện đại, nghiên cứu cơ cấu và tổ chức gia đình vẫn còn là một
triển vọng để hiểu bản chất của những động thái xã hội rộng lớn hơn trong
mỗi xã hội. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhấn mạnh đến những khía cạnh
của cấu trúc hộ gia đình (ai sống với ai) và tần suất viếng thăm giữa cha mẹ
5


và con cái đã trường thành.Nét đặc trưng này thể hiện những hiểu biết quan
trọng về cơ sở xã hội và văn hóa của xã hội Việt Nam đương đại.
Trong một nghiên cứu khác người ta cho rằng xu hướng xuất hiện
hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ trên thế giới là đáng lo ngại vì nó liên
quan đến vấn đề hộ gia đình nghèo khổ. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu
“Hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở Việt Nam” đưa ra giả thuyết rằng
liệu hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở Việt Nam có nghèo hơn các hộ gia
đình do nam giới làm chủ hộ không? Qua nghiên cứu thực tế đã chứng
minh rằng, hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ không hề nghèo hơn các hộ
gia đình do nam giới làm chủ hộ thậm chí còn có mức sống cao hơn dù
không đáng kể. Từ đó có thể thấy có một khoảng cách giữa các giả thuyết
và thực tiễn.
Trên thực tế, không như một số nước khác, gia đình ở Việt Nam biến

đổi là do rất nhiều yếu tố mà nghiên cứu này đã chỉ ra được. Đây không phải
là mất đi các đặc trưng truyền thống mà chỉ là sự điều chỉnh để thích nghi với
những hoàn cảnh xã hội mới, để có thể tồn tại. Tác phẩm “Những khía cạnh
của sự biến đổi gia đình” của Vũ Tuấn Huy (1995) đã chỉ ra trong mối quan
hệ gia đình bất bình đẳng vẫn tồn tại ngay cả trong chính tư tưởng của mỗi
thành viên trong gia đình, bất bình đẳng là nguyên nhân dẫn đến xung đột,
mâu thuẫn trong gia đình. Đây là vấn đề nan giải không phải ngày một
ngày hai mà có thể thay đổi được, cần phải có sự điều chỉnh trong tư tưởng
và hành động của mỗi người. Một câu hỏi được đặt ra ở trong nghiên cứu
cần có được sự quan tâm thích đáng của các nhà hoạch định chính sách xã
hội, đó là mối quan hệ giữa gia đình và chính sách xã hội, cần có những
chính sách xã hội như thế nào cho phù hợp.

6


Trên đây là một số tác giả cũng như những công trình nghiên cứu về
gia đình truyền thống, những vấn đề xoay quanh đời sống gia đình như sự
biến đổi gia đình, cơ cấu hộ gia đình, vấn đề bạo lực gia đình và định hướng
giáo dục con cái.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo và gia đình có một hướng
nghiên cứu mới trong những năm gần đây đó là về ảnh hưởng của tôn giáo tới
đời sống gia đình trong cuố n “Tôn giáo và Biế n đổ i mức sinh”

(Nghiên cứu

từ trường hợp Thiên Chúa giáo Xứ đạo Bùi Chu – Nam Định) của Phạm Văn
Quyế t (2007) Là tổng hợp những nghiên cứu về vấn đề tôn giáo và sự thay
đổ i về mức sinh. Từ những khảo sát thực nghiê ̣m tác giả đã đưa ra những dẫn
chứng rấ t cu ̣ thể để lý giải những khác biê ̣t và những nguyên nhân của sự biế n

đổ i mức sinh giữa các nhóm xã hô ̣i . Tác phẩm cũng đề cập nhiều đến giáo lý
của đạo Công giáo, tác giả coi yếu tố tôn giáo (tín ngưỡng) như mô ̣t khiá ca ̣nh
của văn hóa, và Văn hóa cũng là một nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về mức
sinh giữa các vùng miề n , tác giả cũng chỉ ra sự biến đổi mức sinh không phải
chỉ do các yếu tố về ki nh tế , chính trị mà còn do nhiều yếu tố khác , mà trong
đó yế u tố tôn giáo , tín ngưỡng cũng là một trong những nguyên nhân rất quan
trọng.
Luận văn của tác giả Cù Thị Thanh Thúy (2012) với đề tài: “ Vai trò
của tôn giáo trong việc giáo dục các giá trị đạo đức cho trẻ em theo đạo
Thiên Chúa” ( Nghiên cứ trường hợp một số giáo xứ trên địa bàn Hà nội).
Luận văn khẳng định đạo Thiên Chúa vai trò quan trọng và đóng góp những
tích cực nhất định trong việc giáo dục các giá trị đạo đức cho trẻ em, cụ thể là
những giá trị đạo đức tốt đẹp cần được phát huy trong đời sống hiện thực. Tác
giả cũng chỉ ra đạo Thiên Chúa có thể làm rất tốt chức năng giáo dục xã hội,
có khả năng san sẻ trách nhiệm giáo dục con người, mà cụ thể hơn là giáo dục
7


nhân cách trẻ em cho gia đình và nhà trường. Tuy nhiên để làm được điều này
cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu khoa học về hoạt động giáo dục của
tôn giáo để phát huy yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực trong giáo
dục tôn giáo.
Bài viết : “Tương đồng và khác biệt giữa hôn nhân của người công
giáo với người ngoài công giáo ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Anh
(2013) [11, tr 80-86]. Bài viết đã đề cập đến các đặc điểm tương đồng giữa
hôn nhân của người công giáo và người không theo công giáo là có chung
quan niệm về mục đích hôn nhân đó là vợ chồng trọn đời yêu thương nhau
bên cạnh đó phân tích vai trò của người phụ nữ khi kết hôn. Nhưng trên cơ
bản là hội nhập và phát triển nền văn hóa Việt Nam cùng chuẩn mực xã hội.
Bên cạnh đó Tác giả cũng chỉ ra một số điểm khác biệt trong hôn nhân người

công giáo với người không công giáo như về lễ nghi và quan niệm về sự rang
buộc trong đời sống gia đình. Với sự phân tích và nhận xét của tác giả thì giữa
sự tương đồng và khác biệt giữa hôn nhân của người công giáo và người
ngoài công giáo ở Việt Nam tạo nến sự đa dạng về ý thức xã hội, về văn hóa
lối sống nhưng cũng tạo nên sự khác biệt về chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
Giữa đạo Công giáo và văn hóa dân tộc có sự hòa quyện lẫn nhau và bổ trợ
cho nhau.
Luận Văn của tác giả Bùi Phương Thanh (2014) với đề tài: “Định
hướng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo Thiên chúa ở Hà Nội hiện
nay” Tác giả phân tích và lý giải trong bối cảnh hiện nay, quá trình hội nhập
và sự giao thoa văn hóa có tác động đến định hượng giá trị hôn nhân của
thanh niên hiện nay và chỉ ra sự khác biệt đối với thanh niên nói chung. Tác
giả cũng đã chỉ ra sự thay đổi trong nhận thức, quan niệm về hôn nhân và gia
đình. Chỉ ra những giá trị mới xuất hiện và những giá trị đang dần phai nhạt
8


trong nền kinh tế thị trường. Tác giả nhận định tình yêu là giá trị hàng đầu
trong việc lựa chọn bạn đời của thanh niên theo đạo Thiên chúa giáo và đối
tượng thanh niên theo đạo cũng luôn mong muốn có sự chia sẻ trách nhiệm về
giới giữa hai giới trong gia đình và kết luận gia đình cùng với Giáo lý hôn
nhân chính là yếu tố chính tác động đến định hướng giá trị trong hôn nhân của
thanh niên theo đạo Thiên Chúa Giáo. Trên đây là những đóng góp thiết thực
trong vấn đề nghiên cứu về định hướng giá trị trong hôn nhân của thanh niên
theo đạo Thiên chúa nói riêng và thanh niên theo đạo nói chung. Tuy nhiên
đây là nghiên cứu trường hợp ở hai Giáo xứ trên địa bàn Hà Nội hơn nữa chỉ
nghiên cứu những thanh niên hiện đang theo đạo Thiên Chúa giáo là chủ yếu
chứ chưa nghiên cứu cả đối tượng thanh niên không phải là người theo đạo
Thiên Chúa giáo.
Bài viết: “Vấn đề hôn nhân khác tôn giáo” của Sư Thầy Thích Thanh

Thắng (2011). Bài viết đã nêu đưa ra vấn đề bàn luận: “ Những người có niềm
tin tôn giáo quan niệm ra sao về hiện tượng hôn nhân khác tôn giáo? Có phải
hôn nhân khác tôn giáo là một hệ quả tiêu cực trong cuộc sống?”. Cùng quan
điểm: “ Có phải cứ hôn nhân cùng tôn giáo là có hạnh phúc và hôn nhân
khác tôn giáo là không có hạnh phúc?”[31, tr11-20] Tác giả cũng phân tích
thực trạng bất đồng quan điểm giữa hôn nhân cùng tôn giáo và hôn nhân khác
tôn giáo và đưa ra giải pháp: Để thoát khỏi những giáo điều vị kỷ, cả hai
người, cùng hai bên gia đình nên cố gắng dẹp bỏ những bất đồng, tôn trọng
niềm tin tôn giáo của nhau trước khi đến hôn nhân và tuân thủ giao ước khi về
sống chung với nhau. Cả hai cùng tạo điều kiện cho nhau trong việc thực
hành niềm tin tôn giáo, tránh tối đa sự tranh luận về tôn giáo, hay so sánh có ý
hạ thấp tôn giáo của khác. Tác giả cũng khẳng định hôn nhân khác tôn giáo
không phải là một hệ quả tiêu cực trong cuộc sống và cuộc sống gia đình hạnh
9


phúc hay không phụ thuộc vào hành vi ứng xử. Bài viết đã có đóng góp to lớn
trong việc tác động đến nhận thức và điều chỉnh lại hành vi của các gia đình
có hiện tượng hôn nhân khác tôn giáo. Bài viết chủ yếu phân tích các đối
tượng hôn nhân khác tôn giáo nói chung chứ không có một mẫu nghiên cứu,
hay một địa bàn nghiên cứu xác định cụ thể.
Từ những tác phẩ m và bài viế t trên đây, về cơ bản các đề tài bằ ng nhiề u
cách tiếp cận khác nhau các tác giả đã bám sát các vấn đề nghiên cứu

, phác

thảo bức tranh về vấn đề đời sống gia đình nói chung cùng những sự biến đổi
của nó trong xã hội hiện nay và ảnh hưởng của tôn giáo và đến đới sống hôn
nhân gia đình trên các điạ bàn khác nhau . Ở công trình nghiên cứu này , tác
giả có sự kế thừa và tiếp nhận những giá trị đã đạt được của các công trình

nghiên cứu trên. Mă ̣t khác đề tài này đi sâu vào viê ̣c tim
̀ hiểu những đặ c điểm
và tính bền vững trong hôn nhân khác tôn giáo mà ở đây là giữa người theo
Công giáo và người không theo Công giáo thông qua các chức năng chính
vốn có của đời sống gia đình đồng thời chỉ ra vai trò của đạo Thiên Chúa giáo
đối với tính bền vững trong hôn nhân gia đình.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Ý nghĩa khoa học của đề tài: “ Hôn nhân khác tôn giáo: Đặc điểm và
tính bền vững”. (Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và
không theo Công giáo tại Giáo Xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh – Mỹ Đức TP. Hà
Nội), được thể hiện ở sự phân tích làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản
trong xã hội học như khái niệm hôn nhân, hôn nhân khác tôn giáo, tính
bền vững trong hôn nhân, gia đình,Thiên Chúa giáo…. Những kết quả
nghiên cứu của đề tài góp phần sáng tỏ hơn về lý thuyết xã hội học như
thuyết cấu trúc chức năng, , lý thuyết xung đột
10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Huy Bích (2003), “Xã hội học gia đình”, Nxb Khoa học xã hội.
2. Phạm Khắc Chương ( 2013) “ Gia đình và những tình huống giáo dục
trong gia đình”, Nxb Thanh niên.
3. Đặng Thế Đại (1997) “ Từ góc độ kinh tế thử lý giải một số hiện tượng
tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam”, Xã hội học. Nxb. Khoa học xã hội.
4. Nguyễn Hồng Hà (2012) “ Nếp sống gia đình ở khu đô thị mới”. Nxb.
Khoa học xã hội.
5. Vũ Tuấn Huy cùng các tác giả ( 2004) Xu hướng gia đình ngày nay,
Nxb Khoa học Xã hội.
6. Luật Hôn Nhân và Gia đình. Năm 2000.

7. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình xã hội học về giới, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Vũ Tuấn Huy ( 1995) Những khía cạnh của sự biến đổi gia đình, Tạp
chí Xã hội học số 4 ( 52).
9. Hoàng Bá Thịnh ( 2005), “Bạo lực trong gia đình Việt Nam và vai trò
truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ”, Nxb Thế
giới ( Tiếng anh & Tiếng việt).
10.Phạm Văn Quyết (2007), “Tôn giáo và biến đổi mức sinh”, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
11.Đỗ Thị Ngọc Anh, “Tương đồng và khác biệt giữa hôn nhân của người
công giáo với người ngoài công giáo ở Việt Nam”, Nghiên cứu tôn
giáo số 12(126),2013, Nxb Lao động xã hội.
12.Trần Mạnh Cát, Hoàng Bá Thịnh ( 2007) Hôn nhân có yếu tố nước
ngoài – Thực trạng và giải pháp. Gia đình và Trẻ em, kì 1 tháng
1/2007.
11


13.Hoàng Bá Thịnh (2006), Bạo lực gia đình – Nguyên nhân và giải pháp
can thiệp, Gia đình và Trẻ em, kì 1 tháng 6/2006.
14.Hoàng Bá Thịnh ( 2006), Chức năng giáo dục gia đình và vấn đề
truyền thông dân số, Gia đình và Trẻ em, kì 1 tháng 8/2006
15.Hoàng Bá Thịnh ( 2012), “Sự hài lòng về cuộc sống của con người Việt
Nam: Một số phát hiện ban đầu và hàm ý chính sách”, Tạp chí Nghiên
cứu Con người (4), 2012.
16.Chu Văn Tiến ( 2012), Các yêu tố tác động thế tục hóa và ý thức về tội
lỗi của giáo dân ( Nghiên cứu trường hợp Giáo xứ Nghĩa Ải – Hợp
Thanh –Mỹ Đức – Hà Nội.
17.C.Mác và Ph Ăng ghen (1994) Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

18.Charles Hirsch- man và Vũ Mạnh Lợi (1994), Gia đình và cơ cấu hộ
gia đình Việt Nam – vài nét đại cương từ một cuộc khảo sát xã hội học
gần đây, Tạp chí Xã hội học số 3 ( 47) 1994.
19.Emile Durkheim, Định nghĩa hiện tượng tôn giáo về tôn giáo, trong
Hội khoa học lịch sử Việt Nam ( 2006), Những vấn đề nhân học tôn
giáo, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr 60.
20.Emile Durkheim. Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo. Bản
dịch chép tay của Bùi Đình Thanh. 1912
21.Gregory Popcak. Năm tiêu chí gia đình công giáo, linh mục G.B.
Nguyễn Kim Ngân chuyển ngữ, nguồn: Gpquinhon.org
22.John J.Macionis - Phân tích lý thuyết về tôn giáo – Xã hội học – Trung
tâm Dich thuật thực hiện, Hiệu đính: TS Triết học Trần Nhựt Tân.
NXB Thống kê.

12


23.Sabio Acqaviva & Enzo pace. Xã hội học tôn giáo. Nxb. Khoa ho ̣c xã
hô ̣i. Hà Nội. 1998
24.Hôn Nhân Công giáo – Tổng Tòa Giám Mục Xuân Lộc. NXB Tôn
giáo.
25. Kinh thánh trọn bộ Tân ước và Cựu ước ( 2003), Nxb Tôn giáo, Hà
Nội.
26. Giáo lý Hôn nhân và gia đình - Ủy ban giáo lý Đức tin trực thuộc Hội
đồng Giám mục Việt Nam. Bản sửa lần cuối và in ra ngày 10.12.2004,
Tp. Hồ Chí Minh.
27.Giáo lý đạo công giáo. (1997) Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
28.Tông Huấn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II về đời sống gia đình
Công giáo
29.Thư Chung Hội đồng Giám mục Việt Nam

30.Xem Thông điệp “ Sự sống và con người” số 10 – Giáo huấn Hội
thánh công giáo.
31.Bài viết “Vấn đề hôn nhân khác tôn giáo” Trích trong Hương Pháp –
Ban Văn hóa chùa Hoằng Pháp - Ấn phẩm văn hóa. Nhà xuất bản Tổng
hợp TP.HCM. 2011.
32. Số liệu thống kê tài liệu ghi chép tư liệu về hôn phối của giáo xứ
Nghĩa Ải từ năm 1987 đến năm 2013
33.Theo Tạp chí điện tử Thanh Niên Việt Cơ quan của Trung ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh
34.Thu Nga. “ Đẩy xe bán xôi, cả làng xây nhà lầu” Báo VietnamnetDantri.com.vn

13



×