ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO
1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của đơn vị
Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO được thành lập ngày 02/12/2005 và
chính thức hoạt động ngày 26/12/2005, với tổng số vốn điều lệ là 351 tỷ đồng,
trong đó vốn nhà nước nắm giữ 51%.
· Tên viết tắt : VIPCO
· Địa chỉ: 37 Phan Bội Châu, Hồng Bàng, Hải Phòng.
· Tel: 031.3 838 680, Fax: 031.3 838 033, E-mail:
· Website: />Tiền thân của Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO là Công ty Vận tải
Xăng dầu Đường thủy 1, được thành lập ngày 22/07/1980 tại Quyết định số
1683/VT-QĐ của Bộ Vật tư trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu nay là Tổng
Công ty Xăng dầu Việt Nam. Trải qua 25 năm hình thành và phát triển Công ty
đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách và đã hoàn thành được sứ mệnh của mình
trong từng giai đoạn, có thể tóm lược như sau:
1. Giai đoạn 1980 – 1986:
Đây là giai đoạn hình thành và phát triển trong cơ chế quản lý tập trung bao
cấp. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là phát huy cao năng lực vận tải để
giải phóng tàu ngoại, cùng với các công ty xăng dầu đảm bảo nhu cầu xăng
dầu cho nền kinh tế quốc dân, quốc phòng và đời sống của nhân dân.
Công tác hạch toán kinh tế còn mang nặng tính bao cấp,chưa quan tâm nhiều
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.Các tàu biển và các phương tiện vận tải sông
từ Công ty Vận tải Ven biển chuyển sang hầu hết là phương tiện già cỗi, kém
hiệu quả do Liên Xô và Trung Quốc giúp trong thời kỳ chống chiến tranh phá
hoại Miền Bắc của đế quốc Mỹ.
Để đảm bảo số lượng phượng tiện vận tải đáp ứng nhu cầu và giải phóng tàu
ngoại, Tổng Công ty Xăng dầu đã đầu tư mua các tàu chở dầu cũ của Nhật Bản
và đóng mới các sà lan không tự hành 300 Tấn và sà lan tự hành 110 Tấn.
Trong giai đoạn này Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần cùng Tổng
Công ty Xăng dầu tiếp nhận hết số lượng đã ký theo hiệp định giữa Chính phủ
Việt Nam và Liên Xô, giải phóng nhanh tàu ngoại, không xảy ra tình trạng đứt
nguồn xăng dầu, đáp ứng kịp thời các nhu cầu xăng dầu, đặc biệt là các công
trình trọng điểm của Nhà nước như: Nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại, Xi măng,
Than, ....
2. Giai đoạn 1987 – 1994:
Đây là giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế hạch
toán kinh tế các hoạt động sản xuất kinh doanh, khởi đầu của cơ chế thị
trường theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và Nghị định 65
CP – NĐ và Quyết định 217 HĐBT - QĐ của Chính Phủ.
Trong giai đoạn này Công ty đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức và tổ chức sản
xuất; giải bản, bán các tàu già cỗi, kém hiệu quả, giải quyết lao động theo
chế độ 176, mở thêm ngành nghề kinh doanh, mở tuyến vận tải quốc tế. Kết
quả trong 8 năm đã giải bản 14.500 DWT tàu biển và 5.500 DWT phương
tiện vận tải sông, giải quyết hơn 300 lao động nghỉ hưu và nghỉ chế độ 176.
Đưa tàu ra hoạt động tuyến quốc tế, xuất khẩu thuyền viên vì vậy đã tự cân
đối được ngoại tệ, sửa chữa tầu và mua phụ tùng nước ngoài, mở thêm hoạt
động kinh doanh xăng dầu chủ yếu là bán dưới nước. Chuyển Phòng Vật tư,
xí nghiệp sửa chữa tàu và Phòng Đời sống sang hạch toán tự trang trải. Thực
hiện cơ chế khoán quản, mở rộng quyền tự chủ cho các tàu biển và tàu sông
đặc biệt là trong lĩnh vực sửa chữa nhỏ, đột suất, tự mua sắm các vật tư
nhóm B và các hàng hoá phục vụ sinh hoạt.
Tinh giảm bộ máy gián tiếp, mở lớp Tiếng Anh cho cán bộ khối văn phòng và
sỹ quan thuyền viên tàu biển ... Có thể nói Công ty là một trong những đơn vị
đầu tiên của Tổng Công ty xăng dầu và của thành phố Hải Phòng đi đầu và
chuyển đổi tích cực trong công việc xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp sang hạch
toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa, mở rộng thêm những ngành nghề kinh
doanh mới.
Nhờ những quyết định mạnh mẽ và táo bạo của tập thể lãnh đạo Công ty và sự
đồng tình ủng hộ cao của CBCNV, nên công ty đã vượt qua được giai đoạn khó
khăn nhất, tưởng chừng như đã đứng trên bờ vực của sự phá sản.
3. Giai đoạn 1995- 2000
: Đây là giai đoạn hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước. Đồng thời cũng là giai đoạn phục hồi và phát triển của công ty theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong giai đoạn này Công ty tập trung
phát triển đội tàu viễn dương, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh xăng
dầu, mở thêm dịch vụ đại lý tàu biển, cổ phần hóa Xí nghiệp Hồng Hà,
không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Trong 5 năm Công ty đã
đầu tư được 35.500 DWT tàu viễn dương có tính hiệu quả cao, phù hợp với
các yêu cầu của công ước quốc tế. Là đơn vị có khối lượng bán tái xuất xăng
dầu và đại lý tái xuất lớn nhất khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh. Cuối năm
2000, Công ty hoàn thành việc cổ phần hóa Xí nghiệp Hồng Hà thành Công
ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng.
Hàng năm đào tạo nghiệp vụ và ngoại ngữ nâng cao cho hàng trăm lượt sỹ
quan thuyền viên và cán bộ quản lý. Lợi nhuận bình quân năm trong giai
đoạn này đạt 12 tỷ đồng. Nổi bật trong giai đoạn này là đã nâng cao được
chất lượng và hiệu quả của hoạt động kinh doanh và chất lượng đội ngũ
CBCNV đặc biệt là SQTV khối tàu viễn dương.
Là một trong ba chủ tàu đầu tiên của Việt Nam thực hiện Bộ luật An toàn Quốc
tế bằng Hệ thống Quản lý An toàn của Công ty, số tấn trọng tải tàu đầu tư trong
giai đoạn này tăng 3 lần so với số tấn trọng tải hiện có đầu năm 1995. Có thể
nói đây là một giai đoạn quan trọng trong việc tạo thế và lực chuẩn bị bước vào
thiên niên kỷ mới trong xu thế hội nhập và phát triển.
4. Giai đoạn 2001 – 2005
: Đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển, phát
triển bền vững và tham gia hội nhập. Trong giai đoạn này Công ty tiếp tục
tập trung phát triển đội tàu viễn dương theo hướng hiện đại, trẻ, có tính phù
hợp cao và lâu dài với công ước quốc tế. Đa dạng hóa có chọn lọc các ngành
nghề kinh doanh hướng vào kinh doanh cảng biển và kinh doanh bất động
sản.
Nghiên cứu và đề xuất chuyển Công ty thành Công ty cổ phần nhằm tạo ra
phương thức quản lý có tính phù hợp cao hơn với cơ chế thị trường, phát huy
cao hơn nữa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động và sáng tạo. Kết quả
trong 5 năm Công ty đã đầu tư được xấp xỉ 37.000 DWT tàu viễn dương, trong
đó tàu Petrolimex 06 là con tàu chở sản phầm dầu vỏ kép đầu tiên của Việt
Nam, tự động hóa cao, trẻ và phù hợp lâu dài với công ước quốc tế. Nâng tổng
số tấn trọng tải của đội tàu lên xấp xỉ 80.000 DWT tăng 600% so với đầu năm
1995. Đã mở thêm ngành nghề kinh doanh bất động sản, đang thực hiện dự án
khu đô thị Anh Dũng VII tại Hải Phòng, với tổng diện tích 17 héc ta. Dự án
Cảng hóa dầu và container tại Đình Vũ – Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng I khu vực phía Bắc với tổng diện
tích của dự án xấp xỉ 41 hécta bao gồm: 2 bến container và 1 cảng dầu cùng hệ
thống kho bãi.
Đã được Bộ Giao Thông Vận tải và Cục Hàng Hải Việt Nam cho phép mở cảng.
Đã hoàn tất các thủ tục cổ phần hóa Công ty Vận tải Xăng dầu Đường thủy 1 và
chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên “CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO” vào ngày 26/12/2005. Về cơ bản Công
ty đã thực hiện được những mục tiêu trong giai đoạn này, tạo ra được những
tiền đề và cơ sở chắc chắn để phát triển và tham gia hội nhập giai đoạn 2006 –
2010.
Công ty hiện là thành viên của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
thành viên của hiệp hội chủ tầu Việt Nam, hiệp hội tầu dầu Quốc tế.
Với những cố gắng và thành tích của toàn thể CBCNV các thế hệ trong 25 năm
qua, Công ty đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng:
* Tập thể:
- Danh hiệu đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000
- 02 huân chương lao động hạng 3 năm 1985, 1990
- 01 huân chương lao động hạng nhì năm 1995
- 01 huân chương chiến công hạng 3 năm 1999
- 01 huân chương lao động hạng nhất năm 2001
- 01 huân chương bảo vệ tổ quốc hạng nhì năm 2005
- 01 huân chương độc lập hạng 2 năm 2006
- Nhiều cờ thi đua của Chính phủ và UBND thành phố Hải Phòng. Nhiều bằng
khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản HCM. Liên tục được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
* Về cá nhân:
- 02 danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc
- 01 huân chương lao động hạng 3
- 01 huân chương lao động hạng 2
- 03 bằng khen của thủ tướng Chính phủ.
1.2 .Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh : Dịch vụ,thương mại,xây dựng.
Ngành nghề kinh doanh :
• Vận tải ven biển và viễn dương;
• Dịch vụ hàng hải, đại lý tàu biển,kiểm đếm hàng hoá,vệ sinh tàu biển, đại
lý vận tải đường biển,cung ứng tàu biển,môi giới tàu biển,lai dắt tàu biển
và bốc dỡ hàng hoá tại cảng biển,khai thuế hải quan;
• Kinh doanh khai thác cầu cảng;
• Kinh doanh xăng dầu,gas hoá lỏng,các sản phẩm hoá dầu và các thiết bị
sử dụng gas hoá lỏng;
• Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá;
• Kinh doanh vật tư,thiết bị phụ tùng : Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hoá xuất nhập khẩu;