Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

NHU cầu và THỰC TRẠNG học tập kỹ NĂNG mềm của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học KHOA học, đại học HUẾ HIỆN NAY (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.59 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN TƢ HẬU

NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG HỌC TẬP KỸ NĂNG MỀM
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC,
ĐẠI HỌC HUẾ HIỆN NAY

Chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội - 2014


Lời cảm ơn!
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hà – giáo viên hướng dẫn luận văn đã giúp
đỡ tận tình và luôn động viên tinh thần giúp tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ.
Ban chủ nhiệm Khoa và quý thầy cô khoa Xã hội học, trường Đại học
Khoa học, Đại học Huế đã tạo điều kiện tốt nhất và luôn quan tâm tôi trong


suốt quá trình làm luận văn.
Toàn thể sinh viên và giảng viên trường Đại học Khoa học, Đại học
Huế năm học 2013-2014 đã cung cấp những thông tin thiết thực và ý nghĩa
giúp tôi hoàn thành luận văn.
Gia đình cũng là động lực giúp tôi hoàn thành luận văn này. Vì vậy
tôi xin tặng luận văn này tới Mẹ và các chị của tôi – cùng lời biết ơn sâu
sắc!
Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Học viên
Nguyễn Tƣ Hậu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................5
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................7
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..........................................................8
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu...................................14
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................15
6. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................16
7. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................16
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................17
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu .........................................................17
8.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến..........................................................17
8.3. Phương pháp quan sát......................................................................20
8.4. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................20
9. Khung phân tích ..............................................................................21
NỘI DUNG CHÍNH.............................................................................22
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......22
1.1. Khái niệm công cụ của đề tài.........................................................22

1.1.1. Khái niệm nhận thức ....................................................................22
1.1.2. Khái niệm nhu cầu, mong muốn ....................................................23
1.1.3. Khái niệm kỹ năng, Kỹ năng mềm .................................................23
1.1.4. Khái niệm sinh viên ......................................................................26
1.2. Lý thuyết áp dụng .........................................................................26
1.2.1 Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber (1864- 1920) ...............26
1.2.2. Lý thuyết xã hội hóa .....................................................................28
1.2.3. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow .......................................30
1.3. Yêu cầu về các kỹ năng cần thiết đối với ngƣời lao động trên thế
giới và ở Việt Nam ...............................................................................32
1


1.3.1. Trên thế giới ................................................................................32
1.3.2. Ở Việt Nam ..................................................................................36
1.4. Đặc điểm trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế.........................40
CHƢƠNG 2: NHU CẦU HỌC TẬP KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH
VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ ................42
2.1. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng mềm .....................................43
2.1.1. Mức độ hiểu biết kỹ năng mềm của sinh viên .................................43
2.1.2. Nhận thức của sinh viên về mức độ quan trọng của kỹ năng mềm ...48
2.1.3. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của kỹ năng mềm ..............51
2.2. Thực trạng nhu cầu học tập kỹ năng mềm của sinh viên ..............53
2.2.1. Nhu cầu của sinh viên về hình thức đào tạo và cách thức tổ chức lớp
học kỹ năng mềm ..................................................................................54
2.2.2. Nhu cầu của sinh viên về thời gian học tập kỹ năng mềm ...............60
2.2.3. Nhu cầu của sinh viên về nội dung và học phí khóa học kỹ năng mềm
.............................................................................................................63
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HỌC TẬP KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH
VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ ................70

3.1. Cách thức sinh viên học tập kỹ năng mềm....................................70
3.2. Đánh giá của sinh viên về mức độ đạt đƣợc kỹ năng mềm hiện tại
.............................................................................................................80
3.3. Những hạn chế trong học tập kỹ năng mềm của sinh viên ............88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................96
1. Kết luận............................................................................................96
2. Khuyến nghị .....................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................103
PHẦN PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Bộ Lao động thương binh và xã hội
2. Công tác xã hội
3. Kỹ năng mềm
4. Kinh tế - xã hội
5. Khoa học môi trường
6. Khoa học Tự nhiên
7. Khoa học Xã hội và Nhân văn
8. Sinh viên

Bộ LĐTB&XH
CTXH
KNM
KT-XH
KHMT
KHTN
KHXN-NV

SV

DANH MỤC HỘP
Ký hiệu
Tên hộp
Trang
Hộp 2.1 Cách hiểu của sinh viên về kỹ năng mềm
44
Hộp 3.1 Hạn chế trong hoạt động làm việc nhóm, thuyết trình
93
của sinh viên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Ký hiệu
Bảng 1
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 3.1

Bảng 3.2

Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Tên bảng
Trang
Cơ cấu mẫu nghiên cứu
19
Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng

49
mềm khi đi làm việc
Mong muốn về số lượng sinh viên trong lớp học kỹ
59
năng mềm
Mong muốn của sinh viên về thời gian được đào tạo kỹ
62
năng mềm
Tương quan giữa ngành học với đánh giá của sinh viên
73
về mức độ sử dụng kỹ năng mềm trong học tập (đơn vị
tính: Điểm)
Tương quan giữa năm học với đánh giá của sinh viên
74
về mức độ sử dụng kỹ năng mềm trong học tập (đơn vị
tính: Điểm)
Nơi sinh viên tham gia lớp học kỹ năng mềm
78
Tương quan giữa ngành học với đánh giá của sinh viên
84
về trình độ kỹ năng mềm hiện tại (đơn vị tính: Điểm)
Tương quan giữa năm học với đánh giá của sinh viên
86
về trình độ kỹ năng mềm hiện tại (đơn vị tính: Điểm)

3


DANH MỤC CÁC BIỂU
Tên biểu đồ

Trang
Các nguồn tiếp thu kỹ năng mềm của sinh viên
45
Nguồn thông tin ảnh hưởng nhiều nhất đến hiểu
46
biết của sinh viên về kỹ năng mềm
Biểu đồ 2.3 Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của
48
kỹ năng mềm ở Đại học
Biểu đồ 2.4 Lý do sinh viên cho rằng kỹ năng mềm quan trọng
49
Biểu đồ 2.5 Đánh giá của sinh viên về những kỹ năng cần thiết
52
khi học Đại học và khi đi làm
Biểu đồ 2.6 Nhà trường có nên đưa kỹ năng mềm vào chương
54
trình đào tạo
Biểu đồ 2.7 Mong muốn của sinh viên về hình thức đào tạo
55
KNM
Biểu đồ 2.8 Mong muốn của sinh viên về hình thức lớp học
57
KNM
Biểu đồ 2.9 Mong muốn của sinh viên về phương pháp giảng
58
dạy KNM
Biểu đồ 2.10 Nhu cầu của sinh viên về thời gian bắt đầu học tập
60
kỹ năng mềm
Biểu đồ 2.11 Các kỹ năng mềm sinh viên mong muốn học

64
Biểu đồ 2.12 Mong muốn của sinh viên về mức học phí khóa học
66
KNM (đơn vị tính tiền: ngàn vnd)
Biểu đồ 3.1 Cách thức sinh viên rèn luyện KNM thành thạo
71
Biểu đồ 3.2 Đánh giá của sinh viên về mức độ sử dụng kỹ năng
72
mềm trong học tập (đơn vị tính: Điểm)
Biểu đồ 3.3 Đánh giá của SV về sự thay đổi KNM so với trước
80
đây
Biểu đồ 3.4 Cơ sở để sinh viên xác định mình đã có KNM
81
Biểu đồ 3.5 Đánh giá của sinh viên về trình độ kỹ năng mềm
83
hiện tại (đơn vị tính: Điểm)
Biểu đồ 3.6 Những khó khăn khi sinh viên học tập kỹ năng
90
mềm
Ký hiệu
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, ngày

19/4/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt chiến
lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020. Một trong những
mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển nhân lực thời kỳ 2011 – 2020 là:
“Nhân lực Việt Nam hội đủ các yếu tố cần thiết về thái độ nghề nghiệp, năng
lực ứng xử (đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong làm việc, kỷ luật lao
động, tinh thần hợp tác, tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân…) và năng
động, tự lực cao, đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với người lao động
trong xã hội công nghiệp” [26, tr.2]. Như vậy, xét ở tầm vĩ mô, Đảng và Nhà
nước đã xác định rất rõ những yếu tố cần thiết của nguồn nhân lực nhằm đáp
ứng quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và định hướng "Phát
triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng
cao là một đột phá chiến lược" [27, tr.12].
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng: “người sử dụng lao động ở Việt
Nam vẫn đang vất vả tìm kiếm những người lao động phù hợp với mình.
Mặc dù thành tựu về biết đọc, viết và tính toán của người lao động Việt Nam
rất ấn tượng, nhiều công ty Việt Nam vẫn nói rằng họ gặp trở ngại đáng kể
trong hoạt động do khó tìm được những người lao động có kỹ năng phù hợp.
Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng tuyển dụng lao động là công việc
khó khăn vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp (“thiếu hụt kỹ năng”),
hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề (“thiếu hụt
người lao động có tay nghề” trong các ngành cụ thể). Khác với nhiều quốc
gia khác trên thế giới hiện nay, Việt Nam không gặp khó khăn về thiếu cầu
lao động. Người sử dụng lao động ở Việt Nam vẫn luôn tìm kiếm người lao
động, nhưng họ không thể tìm thấy người lao động phù hợp với kỹ năng họ
cần” [32, Tr.3].
5


Báo cáo phát triển Việt Nam 2014 của Ngân hàng thế giới cũng đã chỉ
ra rằng: “việc trang bị cho người lao động những kỹ năng cần thiết sẽ là một

phần quan trọng trong những nỗ lực của Việt Nam để tăng tốc độ tăng
trưởng kinh tế và tiếp tục tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế trong thập kỷ tới
và xa hơn nữa” [32, Tr.3].
Ở Việt Nam hiện nay để đáp ứng sự phát triển KT-XH, hệ thống giáo
dục Đại học đã có những thay đổi đáng kể về chất và lượng. “Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu, giáo dục Đại học vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất
cập liên quan tới chất lượng giáo dục mà nguyên nhân chủ yếu do Việt Nam
chưa có được một công cụ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục Đại học
mang tính phổ quát và được thừa nhận rộng rãi. Khi chất lượng đào tạo của
giáo dục Đại học đang bỏ ngỏ thì vấn đề về đầu ra ở bậc đại học càng nhận
được sự quan tâm của dư luận xã hội” [16, tr.1].
Có một thực trạng khá phổ biến đó là phần lớn sinh viên sau khi ra
trường phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp hoặc rất khó khăn khi tìm việc
làm bởi không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vậy vấn đề đặt ra
ở đây là làm thế nào để sinh viên sau khi ra trường thích ứng nhanh với môi
trường công việc và có thể vận dụng tốt các kiến thức chuyên ngành đã được
học. Đây là điều mà không những chính bản thân sinh viên cần phải quan
tâm khi đang ngồi trên giảng đường mà còn đòi hỏi sự quan tâm của các cơ
sở đào tạo. Bởi vì, việc làm của sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp là một
trong những chỉ báo quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo
của các trường Đại học.
Ngày nay, để đáp ứng yêu cầu công việc thì bên cạnh tiêu chí kiến thức
chuyên môn thì tiêu chí kỹ năng mềm (KNM) được các nhà tuyển dụng đặc
biệt quan tâm ở các ứng viên. “Tuy nhiên trình độ thực tế KNM của sinh viên
chưa đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng. Khả năng đáp ứng những đòi hỏi của
6


công việc, giao dịch của đa số sinh viên tốt nghiệp đại học còn hết sức hạn
chế” [1]. Nắm bắt được nhu cầu thực tế của thị trường lao động và yêu cầu

của Bộ giáo dục một số trường Đại học trong cả nước đã triển khai việc đào
tạo KNM cho sinh viên như: Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường Đại
học ở khu vực miền Nam. Tuy nhiên, Đại học Huế chưa triển khai đào tạo
chính thức KNM cho sinh viên các trường thành viên. Vì vậy câu hỏi được
đặt ra: Tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, sinh viên hiện nay trang
bị KNM như thế nào và bằng cách nào? Họ có nhận thức như thế nào về tầm
quan trọng của KNM? Trình độ KNM hiện tại của sinh viên ra sao? Nhận
thức được vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài “Nhu cầu và thực trạng học
tập kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua việc vận dụng một số khái
niệm, lý thuyết như: lý thuyết hành động xã hội của M. Weber, lý thuyết nhu
cầu của Abraham Maslow, lý thuyết xã hội hóa; khái niệm nhu cầu, nhận
thức, kỹ năng mềm, … để làm rõ một vấn đề xã hội học giáo dục đó là việc
tìm hiểu nhu cầu và thực trạng học tập kỹ năng mềm của sinh viên. Chính vì
vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài được coi như là một luận chứng góp phần
làm sáng tỏ hơn cho những lý thuyết đó.
Đề tài góp phần bổ sung tài liệu, làm phong phú hơn những nghiên
cứu về kỹ năng mềm của sinh viên. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu
của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức
quan tâm khi nghiên cứu về kỹ năng mềm của sinh viên.
 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu được thực hiện không những nhằm chỉ ra nhận thức của
sinh viên về vai trò của kỹ năng mềm và nhu cầu của họ về việc học tập kỹ
7


năng mềm mà còn mô tả thực trạng sử dụng kỹ năng mềm trong học tập và

trình độ KNM của sinh viên. Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng
cao nhận thức của sinh viên, giảng viên và Nhà trường về vấn đề này. Đồng
thời, trên cơ sở thực trạng đề tài đề xuất các khuyến nghị nhằm góp phần
nâng cao việc học tập kỹ năng mềm của sinh viên.
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Kỹ năng mềm là một thuật ngữ mới được quan tâm trong vài năm trở
lại đây. Đặc biệt, trong bối cảnh sinh viên ra trường gặp khó khăn trong việc
tiếp cận thị trường lao động. Có một nghịch lý là hằng năm tỉ lệ sinh viên tốt
nghiệp ra trường rất cao, nhu cầu của nhà tuyển dụng về nguồn nhân lực này
cũng rất lớn nhưng tỉ lệ sinh viên thất nghiệp và làm không đúng ngành nghề
được đào tạo rất cao. Dư luận xã hội cố gắng lý giải nguyên nhân của thực
trạng trên và nhận thấy rằng sinh viên chưa đáp ứng được các yêu cầu của
nhà tuyển dụng/ người sử dụng lao động. Và các nhà tuyển dụng lên tiếng về
lý do sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu của họ không phải thuộc về trình
độ chuyên môn đã được đào tạo mà chủ yếu là những yếu tố thuộc về kỹ
năng mềm của sinh viên. Chính vì vậy chủ đề về kỹ năng mềm của sinh viên
đã được đưa ra mổ xẻ, phân tích dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau của các
nhà nghiên cứu, nhà tuyển dụng, nhà giáo dục…và của chính sinh viên trên
các diễn đàn, báo điện tử và tạp chí khoa học trong thời gian gần đây.
 Nghiên cứu nước ngoài
Trên các thư viện trực tuyến của một số tạp chí Quốc tế đã đăng tải
một số bài viết của các giảng viên Đại học và các nhà giáo dục. Các bài viết
đều bàn tới định nghĩa cũng như tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với
sinh viên.
Bài viết: “The Importance of Soft Skills: Education beyond academic
knowledge” (Tầm quan trọng của kỹ năng mềm: học thức nằm ngoài kiến
thức giáo khoa) đăng trên Journal of Language and Communication của
8



Bernd Schulz (2008) đã bàn về khái niệm kỹ năng mềm và tầm quan trọng
của kỹ năng mềm trong đời sống sinh viên cả trong lẫn ngoài trường học. Đó
là cách mà các kỹ năng mềm bổ sung cho các kỹ năng cứng, hay còn gọi là
các yêu cầu chuyên môn của công việc mà sinh viên được đào tạo để thực
hiện. Bài viết khuyến khích các nhà giáo dục có trách nhiệm hơn đối với
việc đào tạo kỹ năng mềm, vì trong cuộc sống sinh viên, các nhà giáo dục
chính là người quyết định đến việc phát triển kỹ nằng mềm. Kết hợp đào tạo
kỹ năng mềm với các khóa học chuyên ngành là một cách hiệu quả và hợp lý
nhằm tạo ra một phương pháp giảng dạy vừa hấp dẫn về nội dung vừa nâng
cao kỹ năng mềm [36].
Cũng quan tâm đến vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên, bài
viết: “Need and Importance of soft skills in students”, (Sự cần thiết và tầm
quan trọng của các KNM đối với sinh viên) đăng trên Journal of Literature,
culture and Media studies của tác giả S. Mangala Ethaiya Rani (2010) cho
rằng kỹ năng mềm được biết đến với tên gọi khác là “trí thông minh cảm
xúc” đóng góp 85% thành công của một cá nhân và khẳng định kỹ năng
mềm sẽ giúp sinh viên tăng cơ hội việc làm của họ và đối mặt với những
thách thức ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra nhận định
kỹ năng mềm sẽ giúp phát triển tiềm năng con người và việc đào tạo kỹ năng
mềm bao gồm việc giảng dạy, đóng vai, hỏi đáp và rất nhiều khóa học cần
sự tham gia khác. Trong đó, trọng tâm của việc học là hành động [34].
Bài viết: “Importance of soft skills in students’ life” (tầm quan trọng
của kỹ năng mềm trong đời sống sinh viên) đăng trên Cyber Literature: The
International Online Journal của Sharayu Potnis (2013). Bài viết bàn về định
nghĩa và tầm quan trọng của các kỹ năng mềm nhằm bắt kịp nhu cầu phát
triển trong cuộc sống hiện đại của một sinh viên. Tác giả khẳng định, rất khó
để trả lời câu hỏi căn bản “Kỹ năng mềm chính xác là gì”. Và, mặc dù tầm
quan trọng của các kỹ năng mềm đã tăng lên trong những năm gần đây,
9



chương trình học của các sinh viên vẫn nhấn mạnh vào các kỹ năng cứng, bỏ
qua các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng giải quyết tình huống, khả năng làm việc nhóm, kỹ
năng đàm phán, quản lý thời gian…. Sự thiếu sót này, thật kỳ lạ, có cả trong
lĩnh vực nhân văn. Bên cạnh việc trình bày một số kỹ năng: kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán, quản lý thời gian. Tác giả còn đề
cập đến trách nhiệm của các nhà giáo dục là phải đưa kỹ năng mềm vào
chương trình giảng dạy và các giáo viên cũng cần phải có những phẩm chất,
kỹ năng mềm này [35].
Như vậy, nhìn chung tất cả các bài viết trên đều khẳng định tầm quan
trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên kể cả trong học tập lẫn trong cuộc
sống. Kỹ năng mềm không chỉ giúp sinh viên tăng cơ hội việc làm sau khi
tốt nghiệp, giúp họ thành công hơn trong sự nghiệp mà còn hoàn thiện nhân
cách của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, các bài viết đều đề cập đến vai trò của
giảng viên, các nhà giáo dục trong việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên
với nhiều cách thức khác nhau. Một trong những phương pháp hiệu quả là
kết hợp đào tạo kỹ năng mềm với các khóa học chuyên ngành. Tuy nhiên,
trong giới hạn các tài liệu mà tác giả có thể tiếp cận được chưa có nghiên
cứu nào đánh giá nhu cầu và thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên.
 Nghiên cứu trong nước
+ Những nghiên cứu về yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với KNM của
sinh viên
Bài viết: “Những kỹ năng mềm giúp sinh viên mới ra trường thuyết
phục nhà tuyển dụng” của Nguyễn Bá Dương trong hội thảo doanh nghiệp
của trường Đại học Lạc Hồng, đã chỉ ra trong thực tiễn, điều mà các bạn sinh
viên mới ra trường cần có để được các nhà tuyển dụng mời vào làm việc là
bạn hãy thể hiện được khả năng của mình chỉ trong vài phút ít ỏi tiếp xúc với
phỏng vấn viên. Điều quan trọng quyết định bạn có được chọn hay không là
10



những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ mà bạn đã gặt hái được
trên giảng đường Đại học. Bên cạnh đó thì chìa khóa giúp bạn mở ra cánh
cửa thành công và vượt qua những ứng viên khác chính là kỹ năng mềm, kỹ
năng này sẽ giúp bạn phát huy hết những kiến thức chuyên môn và kỹ năng
nghiệp vụ để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn xứng đáng được tuyển dụng. Tác
giả cũng đã đưa ra một số kỹ năng mềm: Khả năng thích nghi nhanh, Nhún
nhường và nhẫn nại, Cập nhật thông tin, Tự quản thời gian, Nói trước công
chúng, Kỹ năng xử trí xung đột, Kỹ năng truyền đạt thông tin, Kỹ năng về
máy móc công nghệ, Khả năng lãnh đạo, Khả năng làm việc nhóm, Khả
năng làm việc độc lập [3].
Bài viết: “Cải thiện kỹ năng mềm cho sinh viên: hãy trao cho các em cơ
hội” của TS. Vũ Thế Dũng- Đại học Bách Khoa thành phố HCM đã đề cập
đến sự cần thiết phải bổ sung các kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo
dựa trên cơ sở các cuộc nghiên cứu, khảo sát thực tế. Cụ thể, nhu cầ u bức
thiế t cầ n đươ ̣c bổ sung các kỹ năng mề m (soft skills ) là kết quả thống nhất
đươ ̣c chi ̉ ra từ ba nghiên cứu đô ̣c lâ ̣p đươ ̣c thực hiê ̣n gầ n đây của Khoa Quản
Lý Công Nghiệp

(Đa ̣i Ho ̣c Bách Khoa Tp .HCM) về yêu cầ u của doanh

nghiê ̣p đố i vớ i sinh viên mới tố t nghiê ̣p

(nghiên cứu các giám đố c / trưởng

phòng nhân sự của các doanh nghiệp ), nhu cầ u đươ ̣c đào ta ̣o của sinh viên
sắ p hoă ̣c mới tố t nghiê ̣p

(nghiên cứu các sinh viên ) và nghiên cứu khách


quan về các yêu cầ u tu yể n du ̣ng sinh viên mới tố t nghiê ̣p đăng tải trên các
báo (nghiên cứu nô ̣i dung – content analysis thực hiê ̣n trên 300 mẫu quảng
cáo tuyển dụng trên các báo/ tạp chí lớn). Trong đó nổ i bâ ̣t yêu cầ u về các kỹ
năng như : truyề n thông (nói, viế t , trình bày, thuyế t phu ̣c ), làm việc nhóm ,
giao tiế p , tìm kiếm thông tin , giải quyết vấn đề , phân ti ́ch và tổ chức công
viê ̣c bên ca ̣nh các kỹ năng đã trở thành đương nhiên phải có
và tin học [2].

11

như ngoa ̣i ngữ


12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Dũng (2012), Kỹ năng và thái độ của sinh viên tốt nghiệp thực
trạng và một số giải pháp, 25/11/2012
2. Nguyễn Thế Dũng (2009), Cải thiện kỹ năng mềm cho sinh viên: hãy trao
cho các em cơ hội, l, 7/8/2009
3. Nguyễn Bá Dương (2012), Những kỹ năng mềm giúp sinh viên mới ra trường
thuyết phục nhà tuyển dụng, , 6/10/2012
4. Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Hướng dẫn Xây dựng và hoàn thiện
chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra ở Đại học Quốc gia Hà Nội, số
3109/HD – ĐHQGHN ngày 29/10/2010
5. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Hệ thống văn bản quy phạm và một số thủ
tục hành chính ở Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 243-245
6. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Hệ thống văn bản quy phạm và một số thủ

tục hành chính ở Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 246-248
7. Bùi Trọng Giao, Kỹ năng là gì ?, 13/1/2012
8. Hoàng Văn Hành, Nguyên Vũ (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách
Khoa, Hà Nội
9. Hồng Hạnh, Vì sao có tới 72.000 cử nhân thất nghiệp?, Báo điện tử dân trí,
26/3/2014
10.

Nguyễn

Hoàng,

Nhu

cầu,

mong

muốn



yêu

cầu,

11/10/2009
11. Phạm Thị Lan Hương và Lê Thị Thương (2012), Sinh viên với kỹ năng
mềm: nhận thức, mong muốn và các yếu tố tác động đến việc học kỹ năng mềm
của sinh viên hiện nay, tiểu luận môn học, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN


13


12. Trần Đăng Khoa, Kỹ năng sống

và kỹ

năng mềm là gì?

9/3/2011
13. A.I. Krapvtrenco, Chuyên đề Xã hội hóa và giáo dục (bản dịch Nguyễn Thị
Thu Hà), thư viện Khoa Xã hội học, ĐH KHXH & NV
14. Đinh Thị Phương Liên, Đặng Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Lan (2010),
Khảo sát kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Thương Mại Hà Nội hiện
nay, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường Đại học Thương Mại Hà
Nội
15. Thanh Như, Kỹ năng sống-người lớn cũng cần, 22/3/2012
16. Nguyễn Thanh Ngọc (2012), Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kĩ năng
cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học, Tóm tắt luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Xã hội học, ĐH KHXH & NV, ĐHQGHN
17. Nguyễn Thị Oanh (2005), Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, NXB Trẻ,
TPHCM
18. Phân biệt kỹ năng mềm và kỹ năng cứng, 23/5/2013
19. Vũ Hào Quang (1997), Về lý thuyết hành động xã hội của M.Weber, tạp chí
Xã hội học, số 1, tr.92-98
20. Lê Hoàng Quân (2012), Phát triển kỹ năng mềm (Soft Skills) cho sinh viên,
25/11/2012
21. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã
hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

22. Huỳnh Văn Sơn (2012), Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên đại học Sư
Pham, Tạp chí khoa học và công nghệ- Đại học Đà Nẵng, số 11 (60) quyển 1,
tr. 93-98
23. Nguyễn Văn Tường (2010), chuyên đề Tâm lý học nhận thức,
, 06/06/2010
24. Tâm Việt Huế, truy cập ngày 30/11/2014

14


25. Hoàng Anh Thắng, Kỹ năng mềm trong học sinh – sinh viên không thể học
đại

trà,

/>
Khong-the-hoc-dai-tra/59/8348598.epi, 26/4/2012
26. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển
nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020, số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011, Cổng
thông tin điện tử chính phủ, 20/4/2011
27. Thủ tướng chính phủ (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam thời kỳ 2011 – 2020, Cổng thông tin điện tử chính phủ,
4/3/2011
28. Thư viện Wikipedia, Kỹ năng sống, 12/3/2013
29. Thư viện Wikipedia, Kỹ năng mềm, 2/10/2013
30.

Trường

Đại


học

Khoa

học

Huế,

Giới

thiệu

trường,

ngày truy cập 30/7/2014
31. Phan Quốc Việt, Nguyễn Huy Hoàng, Top 10 kỹ năng mềm thiết yếu để
thành đạt, 10/9/2009
32. Worldbank (2014), Báo cáo phát triển Việt Nam 2014, Phát triển kỹ năng:
Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt
Nam, Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam, Hà Nội
33. Maslow (1943), A Theory of Human Motivation đăng trên tạp chí
Psychological Review, Vol 50, pg 370-396
34. S. Mangala Ethaiya Rani (2010), “Need and Importance of soft skills in
students”, Journal of Literature, culture and Media studies, ISSN: 0974-7192,
Vol.-II 3 Jan-June (Summer) 2010, pg 1-6
35. Sharayu Potnis (2013), “Importance of soft skills in students’ life”, Cyber
Literature: The International Online Journal; ISSN: 0972-0901 Volume:6
Issue:1, June 2013, pg 57-65


36. Bernd Schulz (2008), “The Importance of Soft Skills: Education beyond
academic knowledge”, Journal of Language and Communication, June 2008,
Pg 146-154

15



×