Lê Anh Nhật – CĐSP Tuyên Quang – Email: – Đt: 0912844866
Tuần 2:
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG MÁY TÍNH (2 TIẾT)
CHƯƠNG 3: PHẦN MỀM VÀ GIẢI THUẬT (1 TIẾT)
I. Mục tiêu
• Giới thiệu cấu trúc phần cứng của máy tính điện tử.
• Học viên biết phân biệt các thiết bị ngoại vi và các cấu trúc bên trong của mtđt.
• Học viên phân biệt được các loại phần mềm.
II. Chuẩn bị
• Giáo viên: bài soạn, máy tính, máy chiếu, tài liệu tham khảo.
• Học viên: Vở, bút.
III. Nội dung
1. CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG MÁY TÍNH (2 TIẾT)
1.1. Khối xử lí trung tâm
- CPU là nơi điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
- Bộ điều khiển không trực tiếp thực hiện chương trình, nó chỉ điều khiển các bộ phận khác
làm việc đó.
- Khi đang xử lí dữ liệu, CPU dùng một vùng nhớ là register để lưu tạm thời các dữ liệu,
các lệnh. Vùng nhớ này có tốc độ truy nhập nhanh.
- CPU: Central Processing Unit.
- CU: Control Unit - bộ điều khiển.
- ALU: Arithmetic / Logic Unit - bộ số học / logic, thực hiện các phép toán số học, logic.
- Register: thanh ghi – vùng nhớ lưu trữ tạm thời của CPU.
1.2. Bộ nhớ trong
- Bộ nhớ chính còn gọi là bộ nhớ trong.
- Trong ROM có chứa các chương trình hệ thống, ta chỉ được đọc chứ không thay đổi nội
dung trong đó được, điều này đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của hệ thống. Khi
khởi động máy, các chương trình trong ROM tiến hành kiểm tra máy (kiểm tra tình trạng
của các thiết bị, báo lỗi nếu có trục trặc xảy ra), giao tiếp với các chương trình do người
dùng đưa vào, thực hiện xong thì máy vào trạng thái bắt đầu làm việc. Vì chứa các
chương trình hệ thống nên khi tắt máy, các chương trình trong ROM sẽ không bị xóa đi.
- RAM cũng là bộ nhớ trong nhưng có thể ghi thông tin, xóa thông tin, và các thông tin đó sẽ
bị xóa đi lúc tắt máy, nó chỉ tồn tại trong lúc máy tính hoạt động. RAM gồm có các ô nhớ
được đánh số thứ tự (còn gọi là địa chỉ ô nhớ). Máy tính sẽ truy nhập nội dung thông tin
ghi trong các ô nhớ thông qua địa chỉ của ô đó. Có thể truy nhập bất cứ ô nào mà không
cần phải theo thứ tự, nên nó được gọi là bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên. Mỗi ô nhớ có dung
lượng 1 byte, một thanh RAM có dung lượng 128MB, 256MB,…
- Bộ nhớ chỉ đọc: ROM (Read – Only Memory), chứa một số chương trình hệ thống, chỉ
đọc được chứ không sửa đổi được.
- Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: RAM (Random Access Memory), có thể ghi, xóa thông tin
trong lúc làm việc.
1.3. Bộ nhớ ngoài
- Đĩa được chia thành những hình quạt bằng nhau gọi là các sector, trên mỗi sector thông tin
được ghi trên các rãnh (là các đường tròn đồng tâm) gọi là track. - Đĩa cứng có dung lượng
lớn, tốc độ đọc nhanh.
- Đĩa A (đĩa mềm) có dung lượng nhỏ hơn đĩa CD (1.44 MB so với 700 MB).
- Bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong cần phải trao đổi thông tin với nhau, việc đó được thực
hiện bởi hệ điều hành - một chương trình hệ thống. Hệ điều hành cũng điều khiển việc tổ
chức thông tin ở bộ nhớ ngoài.
- Bộ nhớ ngoài còn được gọi là bộ nhớ thứ cấp.
- Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài các thông tin và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
1
Lê Anh Nhật – CĐSP Tuyên Quang – Email: – Đt: 0912844866
- Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng (gắn trong máy), đĩa mềm, đĩa CD,…
- Hệ điều hành điều khiển việc trao đổi thông tin giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài, việc
tổ chức thông tin ở bộ nhớ ngoài.
1.4. Các thiết bị vào ra
a. Thiết bị vào
- Bàn phím: gồm có nhóm phím ký tự và nhóm phím chức năng. Các chức năng của nhóm
phím chức năng được quy định bởi phần mềm có sử dụng phím đó hoặc chức năng mặc định.
- Đưa hình ảnh vào văn bản với nhiều mục đích: lưu trữ, đưa vào một văn bản, một trang
web, chỉnh sửa,…
- Bàn phím: khi ta gõ một phím thì mã tương ứng của nó được truyền vào máy.
- Chuột: chỉ định việc thực hiện một lựa chọn nào đó, có thể thay cho một số thao tác bàn
phím.
- Máy quét (Scanner): đưa hình ảnh vào máy tính.
- Thiết bị vào: ổ đĩa CD, ổ đĩa mềm,…
b. Thiết bị ra
Màn hình máy tính có cấu tạo vật lí tương tự màn hình TV. Khi ta nhìn thấy một hình ảnh
trên màn hình thì lúc đó trên màn hình sẽ có các điểm có màu sắc, độ sáng, vị trí khác nhau
tập hợp lại thành hình ảnh chúng ta đang thấy. Như vậy nếu càng nhiều điểm hợp lai cho
một chi tiết nhỏ thì hình ảnh càng rõ nét. Các điểm đó chính là các điểm ảnh, mật độ
các điểm ảnh trên màn hình là độ phân giải của màn hình.
- Màn hình cho hình ảnh đẹp hơn nếu chế độ màu của màn hình cho nhiều màu (16 bit, 32
bit,…).
- Dùng modem để kết nối một máy tính với đường dây điện thoại, dùng để truy cập
Internet, gọi điện thoại (Internet phone).
- Màn hình.
- Máy in: in thông tin ra giấy.
- Modem: hỗ trợ cả việc đưa thông tin vào và lấy thông tin ra từ máy tính
2. CHƯƠNG 3: PHẦN MỀM VÀ GIẢI THUẬT (1 TIẾT)
1. Phần mềm
Thế nào là phần mềm?
Phần mềm được chia làm 4 loại cơ bản:
Hệ điều hành (HĐH).
Phần mềm ứng dụng.
Chương trình tiện ích.
Các ngôn ngữ lập trình.
1.1. Hệ điều hành
HĐH là phần mềm cơ bản, gồm tập hợp các chương trình điều khiển của máy tính cho
phép người sử dụng khai thác dễ dàng và hiệu quả các thiết bị của hệ thống.
Ví dụ: MS-DOS, Windows, Linux, Mac,...
Các chức năng cơ bản:
Điều khiển việc thực thi mọi chương trình.
Quản lí, phân phối và thu hồi bộ nhớ.
Điều khiển các thiết bị bao gồm cả việc khởi động máy tính.
Điều khiển và quản lí việc vào/ra dữ liệu.
Làm nhiệm vụ trung gian gép nối giữa máy tính với người sử dụng.
1.2. Phần mềm ứng dụng
Là các chương trình phục vụ cho các ứng dụng cụ thể.
Có nhiều loại chương trình ứng dụng:
Soạn thảo văn bản: MS-Word, OO-Writer, ...
Bảng tính điện tử: MS-Excel, OO-Calc, ...
Học tập.
Thư tín, ...
2
Lê Anh Nhật – CĐSP Tuyên Quang – Email: – Đt: 0912844866
1.3. Chương trình tiện ích
Là những chương trình nhỏ bổ trợ thêm cho hệ điều hành bằng cách cung cấp một số
dịch vụ mà HĐH chưa có hoặc chưa làm tốt.
Thí dụ:
Chương trình tối ưu hóa đĩa cứng.
Khôi phục thông tin bị xóa.
Chương trình NC.
Bộ tiện ích NU,...
1.4. Các ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình là các chương trình giúp người sử dụng lập ra các chương trình của
chính họ.
Với ngôn ngữ lập trình, người dùng có thể sáng tạo ra các phần mềm của riêng mình.
Ngôn ngữ lập trình gồm:
Ngôn ngữ máy: đó là các chuỗi nhị phân.
Hợp ngữ: Assembly
Ngôn ngữ lập trình bậc cao: Pascal, C, FoxPro,...
3