Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Một số đặc điểm truyện kiều dưới cái nhìn của một người pháp qua bài viết truyện kiều và xã hội á đôngcủa rené crayssac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.02 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------

TRỊNH THỊ THANH HUYỀN

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN KIỀU DƢỚI CÁI
NHÌN CỦA MỘT NGƢỜI PHÁP : QUA BÀ I VIẾT
“TRUYỆN KIỀU VÀ XÃ HỘI Á ĐÔNG”
CỦA RENÉ CRAYSSAC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------

TRỊNH THỊ THANH HUYỀN

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN KIỀU DƢỚI CÁI
NHÌN CỦA MỘT NGƢỜI PHÁP : QUA BÀ I VIẾT
“TRUYỆN KIỀU VÀ XÃ HỘI Á ĐÔNG”
CỦA RENÉ CRAYSSAC

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam


Mã số: 60220121

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Nho Thìn

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những luận điểm được trình bày trong Luận văn này là kết
quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước những luận điểm khoa học mà tôi nêu ra trong Luận văn này.

Người thực hiện

Trịnh Thị Thanh Huyền


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là kết quả sau thời gian học tập và nghiên cứu của tôi tại
khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc
gia Hà Nội. Để hoàn thành luận văn này, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Văn học đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn đến thầy – PGS.TS Trần Nho Thìn, người đã hết lòng giúp đỡ,
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn

Người thực hiện

Trịnh Thị Thanh Huyền



MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................

3

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................

3

2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................

5

3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu......................................................

7

3.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................

7

3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................

7

4. Phạm vi đối tượng nghiên cứu............................................................................


8

5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................

8

6. Đóng góp của luận văn.........................................................................................

8

7. Cấu trúc của luận văn ............................................ ..............................................

8

Chƣơng 1: Nhìn qua lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều và vấn đề
nghiên cứu so sánh....................................................................................................

9

1.1. Lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều...................................................................

9

1.2. Vấn đề nghiên cứu so sánh .............................. ..............................................

17

Chƣơng 2: Vấn đề con ngƣời cá nhân và con ngƣời cộng đồng trong
Truyện Kiều………………………………………………………………


24

2.1. Con người trong văn học phương Đông nhìn từ góc độ lý thuyết…….

24

2.2. Ý kiến của René Crayssac về con người cá nhân qua bài viết
“Truyện Kiều và xã hội Á- Đông”.........................................................................

42

Chƣơng 3: Vấn đề thi pháp Truyện Kiều

53

3.1. Nhìn qua về đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam………….

53

3.2. Nhìn qua về lịch sử nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều………………….
3.3. Ý kiến của René Crayssac về thi pháp Truyện Kiều, thi pháp văn
học trung đại Việt Nam qua bài viết “Truyện Kiều và xã hội Á

61

1

70



Đông”………………………………….......................................................................
KẾT LUẬN ........................................................................................................................

79

PHỤ LỤC ............................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................

2

81


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyện Kiều là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của
Việt Nam. Nó ăn sâu vào căn cơ văn hóa dân tộc, nó đi vào lối sống, vào các
câu ca, vào cả trong tiềm thức của con người Việt Nam. Truyện là tác phẩm
đỉnh cao của truyện Nôm, được viết bằng nghệ thuật điêu luyện nhất, và cũng
chứa đựng những giá trị hiện thực, nhân đạo vô cùng sâu sắc. Nội dung chính
của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của
Thúy Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái “sắc nước hương trời” và
có tài “cầm kỳ thi họa”. Ngay từ khi ra đời, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã
khẳng định được vị thế của mình trong tâm hồn dân tộc Việt Nam. Tác phẩm
đã trở thành mảnh đất lí tưởng cho bao nhà nghiên cứu tìm tòi, “đào xới”.
“Truyện Kiều từng là niềm say mê lớn trong hàng trăm năm, đối với hàng
triệu người. Truyện Kiều sẽ mãi mãi là một niềm say mê lớn”. Theo thống kê
của Trần Đình Sử, có khoảng 661 bài viết về Truyện Kiều. Truyện Kiều từ
trước tới nay đã được nghiên cứu trên rất nhiều phương diện: khảo đính, chú

giải, tìm hiểu khám phá những giá trị nội dung và nghệ thuật, dịch và giới
thiệu ra nước ngoài...Trong quá trình tiến hành những nghiên cứu đó, các nhà
nghiên cứu chắc chắn không ít thì nhiều đều từng làm công việc so sánh.
Hiện nay, văn học so sánh đang là xu hướng phổ biến trong nghiên cứu
văn học, nhất là văn học trung đại. Vì trong mỗi thời kì văn học trung đại, các
nhà văn khi sáng tác dù bằng chữ Hán hay chữ Nôm cũng ít nhiều có sử dụng
nguồn văn liệu ngoại nhập. Văn hoá Trung Hoa và các nước quanh vùng trở
thành nguồn ảnh hưởng chủ yếu trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Việt
Nam nói riêng và các nước đồng văn nói chung. Nghiên cứu văn học Việt
Nam, đặc biệt là văn học viết, không thể không có cái nhìn của văn học so
sánh. Vì chỉ có so sánh mới có thể khẳng định được mức độ sáng tạo, trình độ
3


văn hoá, bản sắc dân tộc thể hiện trong tác phẩm. Chỉ có so sánh như thế mới
thấy đâu là tư tưởng của Nguyễn Du gửi gắm trong Truyện Kiều, đâu là sự
ảnh hưởng của văn hoá, văn học các nước vào sáng tác của ông. So sánh áp
dụng trong nghiên cứu Truyện Kiều có thể diễn ra theo nhiều hướng như sau:
So sánh các văn bản Truyện Kiều; so sánh Truyện Kiều với các tác phẩm văn
học trung đại trong nước; hoặc so sánh Truyện Kiều với các hiện tượng văn
học nước ngoài…[58]. Bất cứ phương pháp so sánh nào cũng đều rất cần
thiết cho việc nghiên cứu, đánh giá Truyện Kiều.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu Truyện Kiều từ góc độ so sánh: So
sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân; so sánh Truyện Kiều và Truyện Xuân Hương của Hàn Quốc, so
sánh Truyện Kiều và Truyện Evgeny Onegin của Pushkin…Nhưng so sánh
Truyện Kiều với văn học Pháp thì chưa có công trình nghiên cứu nào thật sự
có ý nghĩa. Bài viết “Truyện Kiều và xã hội Á- Đông” có lẽ là công trình
nghiên cứu Truyện Kiều từ điểm nhìn so sánh với văn học phương Tây (Pháp)
đầu tiên ở Việt Nam. René Crayssac đã đặt Truyện Kiều trong tầm nhìn so

sánh văn hóa, văn học Đông- Tây để đưa ra những kiến giải mới lạ về Truyện
Kiều. Bài viết này của Crayssac tuy đã ra đời hơn 90 năm nhưng với điểm
nhìn so sánh mới lạ, những kiến giải của ông vẫn gợi mở ra những hướng
nghiên cứu mới, hấp dẫn, mới mẻ, có giá trị nhất định trong việc tiếp nhận
Truyện Kiều. Cho đến nay chưa có một ai đi sâu phân tích cụ thể, chi tiết vấn
đề nêu ra trong bài viết này, có rất nhiều luận điểm bài viết đưa ra, có thể là
những hướng tìm tòi mới cho việc tiếp nhận tác phẩm Truyện Kiều.
Tính cấp thiết và cái mới của đề tài này chính là khai thác nhận thức của
một trí thức phương Tây nửa đầu thế kỷ XX về Truyện Kiều- Tập đại thành
của văn học dân tộc từ điểm nhìn văn học so sánh Đông- Tây. Qua đó ta cũng
thấy được ý nghĩa vô cùng to lớn của phương pháp so sánh tác phẩm qua so
4


sánh liên văn hóa (chữ dùng của PGS.TS Trần Nho Thìn). Đồng thời, với
phương pháp so sánh này, luận văn cũng khái quát một số nét đặc trưng của
thi pháp văn học trung đại Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu, bàn luận Truyện Kiều theo hướng so sánh hiện nay
không còn là việc làm mới, đã có không ít công trình nghiên cứu lớn nhỏ bàn
về điều này. Nhưng các công trình này đều thể hiện cái nhìn của người Việt
Nam đương đại, mà ý thức về văn hóa và văn học dân tộc của lớp người Việt
đương đại có phần khác với điểm nhìn của các thế hệ phê bình văn học trước
Cách mạng tháng Tám. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng
lợi đã mang lại sự tự tin và niềm tự hào dân tộc, từ đó, xuất hiện xu hướng tìm
kiếm và khẳng định văn học trung đại Việt Nam có sự tương đồng với những
gì có trong văn học phương Tây, ví dụ như sự hiện diện của chủ nghĩa hiện
thực, của con người cá nhân…
Ta cần nói thêm: khái niệm văn học trung đại dùng ở đây nhằm chỉ nền
văn học Việt Nam truyền thống, nằm trong khung thời gian từ thế kỷ X đến

hết thế kỷ XIX. Nhưng nếu chỉ gọi tên nền văn học này dựa vào khung thời
gian mười thế kỷ như vậy thì rất khó xác định bản chất của nó vì ở những
thập niên cuối thế kỷ XIX, đã manh nha những yếu tố của nền văn học hiện
đại, trước hết là những yếu tố của nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ, nền
văn học báo chí. Theo Giáo sư Lê Trí Viễn thì có thể ông thuộc những người
đầu tiên sử dụng khái niệm này. Trong mục Khái niệm văn học trung đại của
sách Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, ông cho hay chính nhà nghiên
cứu người Nga Niculin đã là người trước nhất dùng khái niệm “văn học trung
đại”, một khái niệm dựa trên cơ sở văn hóa trung đại. “Văn học trung đại
nằm trong văn hóa trung đại. Cách gọi ấy phát xuất trước tiên từ bản chất
của văn học, sau đó mới tới lịch sử, chính trị, xã hội ngụ trong khái niệm
5


trung đại” [54, 672]. Nhận thức này đã được nhiều nhà nghiên cứu tán đồng
và khái niệm “văn học trung đại” cho đến hôm nay đã được sử dụng rộng
rãi. Trong một cuốn sách gần đây, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cũng giải
thích ý nghĩa của cách định danh này một cách cụ thể: “Văn học Việt Nam từ
thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX” trong sách này còn được định danh là văn học
trung đại. Cách định danh như vậy không chỉ vì sự ngắn gọn mà chủ yếu vì lý
do học thuật. Khái niệm trung đại tự nó đã ẩn chứa một nghĩa so sánh với
khái niệm hiện đại, giúp người đọc nhớ đến đặc trưng có tính loại hình của
văn học trung đại vốn mang những đặc điểm của văn học phương Đông so với
văn học hiện đại vốn là sản phẩm của giao lưu văn hóa, văn học giữa phương
Đông và phương Tây [45, 7].
Trở lại với nội dung luận văn, chúng ta đều biết: điểm nhìn của nhà phê
bình có ý nghĩa to lớn đối với nội dung những vấn đề mà nhà phê bình nêu
lên. Cũng với mục đích tìm hiểu đặc điểm của Truyện Kiều dưới góc nhìn so
sánh, nhưng một nhà phê bình người nước ngoài hẳn sẽ quan tâm đến những
vấn đề không hoàn toàn tương đồng với những quan tâm của nhà phê bình

trong nước. Vấn đề quan tâm trong luận văn này là điểm nhìn rất riêng của
một độc giả phương Tây về Truyện Kiều và về thi pháp văn học trung đại Việt
Nam trong thế đối chiếu giữa văn học phương Đông và văn học phương Tây.
Ai cũng biết những năm đầu thế kỷ XX là giai đoạn diễn ra tiến trình hiện đại
hóa nền văn học dân tộc. Trong mấy thập kỷ nửa đầu thế kỷ XX, giữa bối
cảnh ảnh hưởng văn hóa và văn học Pháp,nhà phê bình này đã chọn điểm
nhìn so sánh văn học trung đại Việt Nam với văn học phương Tây, lấy văn
học phương Tây làm hệ quy chiếu để đánh giá, phân tích văn học trung đại.
Cái nhìn so sánh Đông- Tây của ông đã đem đến những nhận thức rất khác lạ
về tác phẩm với các điểm nhìn khác. Qua bài viết của nhà phê bình này, người
ta đã phát hiện nhiều vấn đề của Truyện Kiều nói riêng và của nền văn học
6


trung đại Việt Nam nói chung nhờ có lý thuyết đọc của phương Tây mà cách
đọc theo lý thuyết phản ánh hiện thực cũ không thấy được. Tóm lại, tính cấp
thiết và cái mới của đề tài luận văn chính là khai thác những nhận thức của
một trí thức phương Tây nửa đầu thế kỷ XX về đặc trưng của văn học trung
đại Việt Nam (tác phẩm tiêu biểu “Truyện Kiều”) qua việc họ so sánh văn học
trung đại Việt Nam và văn học phương Tây, chủ yếu là văn học Pháp.
3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
- Lý luận văn học so sánh: Trước hết, luận văn điểm qua các ý kiến về văn
học trung đại của một số nhà phê bình Tây học giai đoạn 1900- 1945 trên cơ
sở liên hệ so sánh với văn học phương Tây, mà trước hết là văn học Pháp. Sau
đó, tìm hiểu, phân tích chi tiết bài viết “Truyện Kiều và xã hội Á Đông” của
René Crayssac dựa trên cơ sở so sánh văn hóa, văn học Đông- Tây. Qua phép
so sánh, luận văn chỉ ra một số đặc điểm của Truyện Kiều dưới điểm nhìn đặc
biệt của trí thức phương Tây, khái quát hơn là một số đặc trưng thi pháp trung
đại biểu hiện qua Truyện Kiều.

- Lý luận xã hội học: Mỗi tác phẩm văn học được viết lên trong một hoàn
cảnh xã hội nhất định và việc tiếp nhận bình phẩm tác phẩm ấy cũng thay đổi
theo từng giai đoạn lịch sử. Việc nghiên cứu tác phẩm từ góc nhìn xã hội học
sẽ cho ta những nhìn nhận đầy đủ nhất, cặn kẽ nhất về tác phẩm.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh văn hóa- văn học
- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, bình luận văn học
- Phương pháp lịch sử xã hội: Chú ý đến ngữ cảnh lịch sử, mục tiêu văn hóa
cụ thể của nhà phê bình phương Tây khi nhận xét về Truyện Kiều và về văn
học trung đại Việt Nam nói chung.

7


- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Luận văn đặt vấn đề tìm hiểu ý kiến của
nhà phê bình Pháp trong ngữ cảnh giao lưu văn hóa Đông- Tây với tất cả
những cuộc tranh luận về Đông- Tây hồi đầu thế kỷ XX cả ở phương Đông và
Việt Nam, nhất là Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Bài viết: “Truyện Kiều và xã hội Á Đông”- tạp chí Nam Phong, 1926.
- Một số đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam được tìm hiểu qua bài
viết.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Từ những kiến thức về văn học so sánh, luận văn phân tích những đặc điểm
của Truyện Kiều qua cái nhìn của một người Pháp. Qua đó cũng chỉ ra một số
đặc trưng tiêu biểu của thi pháp văn học trung đại Việt Nam.
6. Đóng góp luận văn
- Luận văn khai thác cụ thể ý kiến của René Crayssac về Truyện Kiều qua
cách nhìn so sánh văn học Đông- Tây
- Lý giải vì sao Réne Crayssac lại đưa ra những ý kiến nhận xét như vậy.

- Bước đầu nhận xét về ý kiến của René Craysac trên cơ sở lý thuyết văn học
so sánh.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở Đầu và Kết Luận, luận văn gồm ba chương sau:
Chương 1: Nhìn qua lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều và vấn đề nghiên
cứu so sánh.
Chương 2: Vấn đề con người cá nhân và con người cộng đồng trong
Truyện Kiều.
Chương 3: Vấn đề thi pháp Truyện Kiều.

8


NỘI DUNG
Chƣơng 1: Nhìn qua lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều và vấn đề nghiên
cứu so sánh
1.1. Lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều
Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc Việt Nam với vị trí và tầm
vóc khó có ai sánh nổi. Tên tuổi và sự nghiệp của ông được thế giới biết đến
nhiều nhất trong số tất cả các nhà thơ Việt Nam, bởi một lẽ đơn giản ông là
người thể hiện tài hoa nhất tính dân tộc và tâm hồn Việt. Trong số các tác
phẩm của Nguyễn Du Truyện Kiều là kiệt tác hết sức đặc biệt, vừa mang tính
văn chương bác học, vừa mang tính phổ cập bình dân, vì thế được đông đảo
quần chúng hơn hai thế kỷ qua nồng nhiệt đón nhận và nhiều thế hệ các nhà
nghiên cứu không ngừng bình luận, khám phá.
Trong các hướng nghiên cứu Truyện Kiều, việc so sánh Truyện Kiều với
Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thu hút khá nhiều ý kiến từ
giới phê bình bởi cả hai tác phẩm đều thuộc nền văn học phương Đông, đều
mang những đặc điểm chung của nghệ thuật phương Đông. Hơn nữa nền văn
học Trung Hoa và Việt Nam xưa nay luôn có sự giao lưu, tiếp thu và ảnh

hưởng lẫn nhau, vì thế xoay quanh hai tác phẩm này luôn đặt ra những vấn đề
so sánh để khẳng định nét riêng và nét chung trong nền văn học của mỗi
nước. Đa phần các nhà phê bình đều so sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều
Truyện ở các phương diện: chủ đề, cốt truyện, nhân vật…
Điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là Nguyễn Du sáng tác Truyện
Kiều trên cơ sở vay mượn cốt truyện của một tiểu thuyết chương hồi Trung
Quốc ra đời khoảng cuối Minh đầu Thanh- Kim Vân Kiều truyện. Nhưng các
nhà nghiên cứu đã khẳng định hết sức đúng đắn: đây không phải là hiện tượng
dịch văn học mà là sự sáng tạo mới, là hiện tượng “hoán cốt đoạt thai”.

9


Khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du khi mượn cốt truyện Kim Vân
Kiều truyện là điều đã được giới nghiên cứu Việt Nam quan tâm tìm hiểu từ
khá lâu. Muốn hay không, việc so sánh hai tác phẩm đã được đặt ra và thực
hiện ở các mức độ khác nhau. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu so sánh này dẫu sơ
lược, là rất hữu ích vì từ điểm nhìn so sánh, ta có điều kiện hiểu biết sâu hơn
về Truyện Kiều.
Người thuộc lớp đầu tiên đưa ra những quan sát so sánh Truyện Kiều với
văn học Trung Quốc (chứ không riêng gì Kim Vân Kiều truyện) có lẽ là Phạm
Quỳnh. Trong bài diễn thuyết năm 1924 (sau đó đăng trên tạp chí Nam
Phong, số 86/ 1924), ông nói : “Cứ thực thì Truyện Kiều dẫu là đầm thấm cái
tinh thần của văn hóa Tàu, dẫu là dung hòa những tài liệu của văn chương
Tàu, mà có một cái đặc sắc văn chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự
“kết cấu”. Nhà văn, nhà thơ Tàu, ngoài những bài thơ văn nho nhỏ ngăn ngắn,
phàm làm sách chỉ biết cách biên tập, không sánh kết cấu. Biên tập là cóp
nhặt mà đặt liền lại; kết cấu là thu xếp mà gây dựng lên, thế nào cho thành
một cái toàn bức các bộ phận điều hòa thích hợp với nhau, không thêm bớt
được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn bức như thế”. Phạm Quỳnh đã

nêu ra một vấn đề quan trọng nhưng rõ ràng những lời vắn tắt như thế không
đủ sức thuyết phục. Giai đoạn đầu tiên trong nghiên cứu so sánh thường chỉ
dừng lại ở những nhận xét đại loại như vậy.
Người đầu tiên có ý thức so sánh khoa học hai tác phẩm Truyện Kiều và
Kim Vân Kiều Truyện chính là Đào Duy Anh. Trong công trình nghiên cứu
Khảo luận về Kim Vân Kiều xuất bản năm 1943, ông đã so sánh khá chi tiết
cốt truyện để khẳng định “Nguyễn Du giữ nguyên sự tích của tiểu thuyết Tàu,
hầu như không thêm bớt chút gì” và đưa ra nhận xét về kết cấu na ná như của
Phạm Quỳnh “song nguyên văn thì tự thuật rườm rà, tỷ mỉ, kết cấu theo một
trật tự dễ dàng đơn giản, mà Nguyễn Du thì châm chước và sắp đặt lại thành
10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

René Crayssac (1923), Bút sắt và bút lông, Thượng Chi dịch từ Pháp
văn, tạp chí Nam phong, số 78.

2.

René Crayssac (1926), Truyện Kiều và xã hội Á Đông, Thượng Chi
dịch từ Pháp văn, tạp chí Nam phong 6, các số 111 và 112 (tháng 11 và
12)

3.

Lại Nguyên Ân (2003), Phan Khôi – tác phẩm đăng báo 1928, NXB
Đà Nẵng.


4.

Đào Duy Anh (1943), Khảo luận về Kim Vân Kiều, Quan hải tùng thư
xuất bản, Huế. Chuyên dẫn theo bản in lại trong Nguyễn Du, về tác gia
tác phẩm, NXB Giáo dục.

5.

Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, NXB Văn hóa thông tin.

6.

Đào Duy Anh (1942), Tập Văn họa kỷ niệm Nguyễn Du.

7.

Nhan Bảo, Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt
Nam, in trong sách nhiều tác giả Tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc ở
châu Á
( từ thế kỷ XVII-thế kỷ XX), Claudine Salmon biên soạn, Trần Hải Yến
dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

8.

Dương Quảng Hàm (1950), Việt Nam văn học sử yếu, NXB Quốc gia
Hà Nội.

9.


Nguyễn Bách Khoa (1951), Nguyễn Du và Truyện Kiều, NXB Thế
giới, tái bản có sửa chữa.

10 Phan Khôi (2006), Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ, báo Phụ
.

nữ Tân văn, số 122. Dẫn theo Phan Khôi tác phẩm đăng báo, Lại
Nguyên Ân sưu tầm biên soạn, chú thích, NXB Tri thức.

11 Trần Trọng Kim , Nho giáo (2 tập), Trung Bắc tân văn, Hà Nội. Bản in
11


.

trọn bộ của NXB Văn học.

12 Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim (1925), Truyện Thúy Kiều, NXB Văn học.
.
13 Phong Lê (1992), Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam, Tạp chí Văn học,
. số 3
14 Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và truyện thơ Nôm, NXB Khoa
.

học xã hội Hà Nội.

15 Lê Xuân Lít (2010), 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều, NXB
.

Giáo dục.


16 Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế
.

kỷ XIX. (tái bản lần thứ 3), NXB Giáo dục.

17 Nguyễn Triệu Luật (1924) , Bàn góp về “Truyện Kiều”, tạp chí Nam
.

phong, số 81.

18 Phương Lựu (1997), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học
.

trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19 Phương Lựu(Chủ biên) (1986-1988), Lí luận văn học (tập 1, 2, 3),
.

NXB Giáo dục, Hà Nội.

20 Trần Hạnh Mai (2003), Sự nghiệp phê bình văn học của Hoài Thanh,
.

NXB Giáo dục, Hà Nội.

21 Đặng Thai Mai (1969), Trên đường học tập và nghiên cứu, NXB Văn
.

học, Hà Nội


22 Nguyễn Đăng Na (2001), Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại –
.

Những vấn đề văn xuôi tự sự, NXB Giáo dục.

23 Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt
.

Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

24 Phan Ngọc (1992), Ảnh hưởng văn học Pháp tới văn học Việt Nam giai
.

đoạn 1932 – 1940, tạp chí Sông Hương, số 2.
12


25 Phan Ngọc (2006), Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Pháp, NXB Văn
.

hóa Thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội.

26 Phan Ngọc (2001), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện
.

Kiều, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

27 Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Khoa
.


học xã hội.

28 Phạm Thế Ngũ (1969), Lịch sử văn học Việt Nam giản ước tân
. biên,Quốc học tùng thư Sài Gòn.
29 Phạm Đan Quế (1991), Truyện Kiều đối chiếu, NXB Hà Nội.
.
30 Phạm Quỳnh, Văn chương Pháp (Pháp quốc văn học đại quan), tạp chí
.

Nam phong, số 53.

31 Nguyễn Hữu Sơn (2004), Nghiên cứu Văn – Sử – Địa (1954 – 1959),
.

Những vấn đề lịch sử ngữ văn, quyển I, Những vấn đề văn học trung
đại, Viện Văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

32 Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử (2010), Về con người cá nhân trong
.

văn học cổ Việt Nam, NXB Giáo dục.

33 Thiếu Sơn (1933), Chủ nghĩa cá nhân với văn học, Phụ nữ tân văn, số
.

223.

34 Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục.
.

35 Trần Đình Sử tuyển tập (2005), Tập 1: Những công trình thi pháp học,
.

Nguyễn Đăng Điệp giới thiệu và tuyển chọn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

36 Hoài Thanh (1943), Một vài ý kiến về quyển “Nguyễn Du và Truyện
.

Kiều” của ông Nguyễn Bách Khoa, Vì Chúa nguyệt san, số 238.

37 Hoài Thanh (1935), Văn chương là văn chương, báo Tràng An, số 15-8.
.
13


38 Hoài Thanh (1949), Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của
.

Nguyễn Du, in lại trong Nguyễn Du, về tác gia và tác phẩm.

39 Đổng Văn Thành, So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt
.

Nam . Phạm Tú Châu dịch, in trong trong Hai trăm năm nghiên cứu
bàn luận Truyện Kiều, NXB Giáo dục, 2010.

40 Trần Đức Thảo (3/1956), Nội dung xã hội Truyện Kiều, tập san đại
.

học sư phạm Hà Nội.


41 Nguyễn Ngọc Thiện (1997), Tuyển tập phê bình, nghiên cứu văn học
.

Việt Nam (1900-1945), tập III, NXB Văn học.

42 Trần Nho Thìn (2012), Văn học Việt Nam (Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ
.

XIX), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

43 Trần Nho Thìn (2012), Nhà thơ lãng mạn đọc văn học phương Đông
.

truyền thống : Xuân Diệu với Mơ xưa, tạp chí Nghiên cứu văn học, số
6.

44 Trần Nho Thìn (2007), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn
.

hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội.

45 Trần Nho Thìn (2012) Văn học Việt Nam (Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ
.

XIX), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

46 Trần Nho Thìn (2007), Hành trình Truyện Kiều từ thế kỷ XIX đến thế kỷ
.


XXI, bài viết giới thiệu cuốn sách Truyện Kiều khảo- chú- bình, NXB
Giáo dục, Hà Nội.

47 Trần Nho Thìn (2014), Đối thoại liên văn hóa trong thời đại toàn cầu
.

hóa và vấn đề lý thuyết tiếp nhận văn học phương Tây ở Việt Nam, in
trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10/2014

48 Trần Mạnh Tiến (2001), Lí luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ
.

XX, NXB Giáo dục, Hà Nội.

49 Vũ Đình Trác (1993), Triết lý nhân bản Nguyễn Du, xuất bản tại
14


.

Califonia, Hoa Kỳ.

50 Đinh Gia Trinh (1941), Thanh niên với văn chương Việt Nam: Một vài
.

tín tưởng về nghệ thuật, Thanh nghị, số 1, tháng 6.

51 Đinh Gia Trinh (1941), Tính cách văn chương Việt Nam trước thời kỳ
.


Âu hóa, Thanh nghị, số 2, 3 và 4.

52 Đinh Gia Trinh (1965), Hồi tưởng lại một số nhận định về Nguyễn Du
.

và Truyện Kiều của tôi trước Cách mạng, Tạp chí Văn học, số 12.

53 Tuyển tập Hoài Thanh (1982), NXB Văn học Hà Nội.
.
54 Lê Trí Viễn (2006), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại
.

học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. Bản in lại trong Lê Trí Viễn
toàn tập, Một đời dạy văn, viết văn, tập 4, NXB Giáo dục.

55 Trần Ngọc Vương, Trần Đình Hượu tuyển tập (2007), Tập 1: Những
.

vấn đề triết học và lịch sử tư tưởng, NXB Giáo dục, Hà Nội.

56 Nhiều tác giả (1997), Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam (tập 1 – 5),
.

NXB Văn học.

57 Tập Văn họa kỷ niệm Nguyễn Du (1942), Đào Duy Anh dịch.
58 Tiếp cần Truyện Kiều từ hướng so sánh văn học và phương pháp so
sánh loại hình lịch sử, Bài viết của PGS.TS Trần Thị Phương Phương
đăng trên web khoa Văn học và ngôn ngữ, Trường đại học Khoa học
xã hội và nhân

văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
/>content&view=article&id=2212:tip-cn-truyn-kiu-t-hng-so-sanh-vn-hcva-phng-phap-so-sanh-loi-hinh-lch-s&catid=63:vn-hc-vitnam&Itemid=106

15



×