Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

QUAN điểm của hồ CHÍ MINH về đoàn kết QUỐC tế và sự vận DỤNG của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ cứu nước (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.58 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trần Thị Hoàn

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1954-1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trần Thị Hoàn

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1954-1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa

Hà nội – 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu
của luận văn không trùng với các công trình khác.
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 4
1.Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................... 2
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 4
3.1 Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................... 5
5.1. Nguồn tư liệu......................................................................................... 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 6
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 6
7. Bố cục của luận văn.................................................................................. 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG QUAN ĐIỂM VỀ
ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH ......................................... 7
1.1. Cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế ............. 7
1.1.1. Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam ..................................... 7

1.1.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin ..................................................................... 11
1.2. Nội dung hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức .... Error! Bookmark not defined.


1.2.2. Đoàn kết giữa phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với
phong trào cách mạng vô sản ở chính quốc .. Error! Bookmark not defined.
1.2.3 Đoàn kết giữa các đảng cộng sản và các nước trong hệ thống xã hội chủ
nghĩa ............................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.4 .Đoàn kết với các nước láng giềng, các nước trong khu vực ....... Error!
Bookmark not defined.
1.2.5 Đoàn kết với các lực lượng yêu chuộng hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên
thế giới ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC (1954-1975) ...... Error! Bookmark not
defined.
2.1. Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử và yêu cầu khách quan về đoàn kết
quốc tế .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Yêu cầu khách quan về đoàn kết quốc tế của Việt Nam trong kháng
chiến chống Mỹ ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) .... Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Đoàn kết với Lào, Campuchia chống kẻ thù chung . Error! Bookmark
not defined.
2.2.3. Tăng cường đoàn kết với các lực lượng dân chủ, hòa bình, tiến bộ trên
thế giới ......................................................... Error! Bookmark not defined.

2.3. Một số kinh nghiệm lịch sử ................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .....................................................Error! Bookmark not defined.
Tài Liệu Tham Khảo ................................................................................ 12



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1.CSVN : Cộng sản Việt Nam
2.CNĐQ : chủ nghĩa đế quốc
3. XHCN: xã hội chủ nghĩa
4. CNTD: chủ nghĩa thực dân


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần quý
báu của dân tộc Việt Nam. Thông qua những bài nói, bài viết và phong cách
hoạt động của Hồ Chí Minh đã hình thành nên tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Trải qua nhiều Đại hội, Đảng CSVN đã quán triệt tầm quan trọng của việc
nghiên cứu phổ biến và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách
mạng của dân tộc.
Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh đã đang và sẽ là một trong trong
những nguồn lực cho sự nghiệp phát triển “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh” của Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới
đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều nội dung khác nhau và được thể
hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc
tế - hai nội dung lớn, thống nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, được hình

thành trên một nền tảng vững chắc. Đó là sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác –
Lênin; là chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế; là độc lập dân
tộc gắn liền với giải phóng xã hội, giải phóng con người, vươn tới CNXH.
Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng do Hồ Chí Minh sáng
lập và rèn luyện trải qua một chặng đường dài, đã giành nhiều thắng lợi vẻ
vang. Một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi đó là có đường lối quốc tế
đúng đắn, mà cốt lõi là chiến lược đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Quá
trình hình thành và phát triển chiến lược đoàn kết của Hồ Chí Minh gắn liền
với cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, gắn liền với các thời kỳ
phát triển của Đảng và cách mạng Việt Nam, gắn liền với tiến trình cách
mạng thế giới. Đoàn kết quốc tế cùng với đoàn kết dân tộc thực sự trở thành
chiến lược cách mạng và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, của Đảng
CSVN.


2

Nhận thức và thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào cách mạng
trong nước với phong trào cách mạng và lực lượng tiến bộ trên thế giới, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Đảng CSVN luôn quan tâm và
coi nhiệm vụ đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại là một nhiệm vụ chiến lược.
Cũng nhờ vào truyền thống quý báu đó, trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, quân dân Việt Nam đã tiêu diệt, làm tan rã và xóa bỏ toàn bộ
bộ máy chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam,
đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi cuối cùng, mở ra một giai
đoạn mới của cách mạng Việt Nam - cả nước quá độ lên CNXH.
Góp phần vào thắng lợi đó có nhiều yếu tố và đoàn kết quốc tế là một
trong những nguyên nhân cực kỳ quan trọng dẫn đến thắng lợi của cách mạng
Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Với tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tôi

quyết định chọn vấn đề “Quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954 – 1975) làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Hồ Chí
Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể kể đến các công trình tiêu biểu
sau đây:
- Ngoại giao Việt Nam (1945-2000), nhà xuất bản chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2002. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học công phu của tập
thể tác giả là các nhà ngoại giao, các chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế
ở Việt Nam. Cuốn sách làm sống lại những sự kiện đối ngoại chủ yếu của
Đảng, Nhà nước Việt Nam và ngoại giao nhân dân trong nữa cuối của thế kỷ
XX


3

- Hồ Chí Minh chiến sĩ cách mạng quốc tế, Nhà xuất bản quân đội nhân
dân Hà Nội, 2000 của hai tác giả Phan Ngọc Liên và Trịnh Vương Hồng.
Trong cuốn sách này các tác giả đã tổng hợp tất cả những hoạt động quốc tế
của Hồ Chí Minh qua các thời kỳ lịch sử, những chính sách ngoại giao hết sức
mềm dẻo của Bác Hồ.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2004 của tác giả Đỗ Đức Hinh; Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 của Nguyễn Dy Niên;
Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao của Viện Quan hệ Quốc tế
(1990), Nxb Sự Thật, Hà Nội. Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
của Ban Dân vận Trung ương, (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội…
Các cuốn sách trên đã đề cập khá sâu về một số khía cạnh của tư
tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, về hoạt động đối

ngoại của Hồ Chí Minh nhằm thực hiện đoàn kết quốc tế với nhiều nguyên
thủ quốc gia và quốc gia khác nhau. Những công trình trên đánh giá vai trò
của Hồ Chí Minh trong xây dựng lý luận về đoàn kết quốc tế; những đóng
góp của Hồ Chí Minh đối với thành công của phong trào giải phóng dân tộc
trong nước và trên thế giới, nêu cao tấm gương về đoàn kết dân tộc và đoàn
kết quốc tế.
“Bác Hồ nói về ngoại giao” (Học viện Quan hệ Quốc tế, 1994); “Chiến
lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh” (PGS. Phùng Hữu Phú chủ biên, Nxb CTQG,
HN, 1995); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân
tộc thống nhất” (Nxb CTQG, HN, 1996); “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh”(Nxb CTQG, HN, 2002); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với
vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới” (Học
viện CTQG Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN, 2004); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đối ngoại - một số nội dung cơ bản” (Nxb CTQG, HN, 2005); “Hồ Chí Minh -


4

Nhà tư tưởng lỗi lạc” (Nxb Lý luận chính trị, 2005); “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới” (Nxb CTQG,
HN, 2007)…
Đây là nhóm công trình có số lượng tương đối lớn với các hình thức,
phương pháp tiếp cận khá phong phú. Nhìn chung, các nhà khoa học đã có
những đóng góp quan trọng trong việc làm rõ những quan điểm của Hồ Chí
Minh về ngoại giao, hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh, sự vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao của Đảng trong các thời kỳ cách mạng…
- Về quan điểm quốc tế trong tư tưởng chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí
Minh của Vũ Dương Ninh. Tạp chí LSĐ, số 3/1993; Nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc tế - Một số vấn đề nhìn từ tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của
Trần Minh Trưởng, Tạp chí thông tin Lý luận số 10/ 1999; Công tác đối

ngoại hiện nay trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh của Văn Tạo.
Tạp chí LSĐ, số 6/1993…
Các công trình nói trên, ở các góc độ khác nhau, đã nghiên cứu những
vấn đề liên quan đến tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh, về hoạt
động đoàn kết quốc tế của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ.
Trên cơ sở những tài liệu này và một số tài liệu đáng tin cậy khác, luận
văn sâu vào nghiên cứu về những quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết
quốc tế và sự vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh vào những hoạt động
đoàn kết quốc tế của của Đảng CSVN giai đoạn 1954-1975.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự
vận dụng của Đảng CSVN vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 –
1975); nêu một số kinh nghiệm, khuyến nghị.


5

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
Hệ thống hóa, phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về
đoàn kết quốc tế.
Làm rõ quá trình vận dụng những quan điểm về đoàn kết quốc tế của
Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 –
1975) của Đảng CSVN.
Làm rõ thành công, hạn chế của quá trình vận dụng quan điểm về đoàn
kết quốc tế của Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước; trên cơ sở đó, nêu lên một số kinh nghiệm lịch sử có giá trị tham khảo
cho hiện tại.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống quan điểm Hồ Chí
Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của Đảng CSVN và thực tiễn cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nguồn gốc, quá trình hình thành, những quan điểm cơ bản
của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của Đảng CSVN trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
- Các tác phẩm của Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng là những tài liệu gốc
của luận văn.
- Các công trình nghiên cứu khoa học, các sách, báo, tạp chí có liên
quan do các cơ quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện Lịch sử Đảng,
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Sử học… là nguồn tư liệu quan trọng,
dùng để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu khác nhau của luận văn.


6

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài việc sử dụng
rộng rãi các phương pháp khoa học phổ quát như lịch sử, logic, logic – lịch
sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản khác
như phân tích, tổng hợp, so sánh, để khảo cứu toàn diện, hệ thống những nội
dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng
của Đảng CSVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
Nhằm làm rõ tính hệ thống, toàn diện, giá trị độc đáo của tư tưởng Hồ Chí
Minh về nội dung vấn đề này, phương pháp logic và khái quát hóa được sử

dụng tích cực.
6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, góp phần làm sáng tỏ những quan điểm, nội dung cơ bản của
tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
Thứ hai, làm rõ quá trình vận dụng và những thành công, hạn chế của
quá trình vận dụng quan điểm đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh vào thực
tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975); phát huy, vận dụng
vào việc tăng cường hợp tác quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, hoặc giảng dạy những vấn đề, môn học liên quan.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn được kết cấu thành hai chương, 5 tiết:
Chương 1. Cơ sở, quá trình hình thành vầ nội dung hệ thống quan điểm
của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Chương 2. Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng quan điểm của Hồ Chí
Minh về đoàn kết quốc tế vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (19541975)


7

Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG QUAN ĐIỂM VỀ ĐOÀN KẾT
QUỐC TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH
1.1. Cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
1.1.1. Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Sang thế kỷ XX, nhiều sự kiện lịch sử diễn ra dồn dập, báo trước bước
chuyển biến trong tình hình quốc tế. Cuộc xung đột tranh giành quyền lợi
giữa các nước đế quốc đã dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914
– 1918) làm cho các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa đế quốc trở nên gay gắt.

Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước đế quốc,
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa bùng lên mạnh
mẽ, điển hình là Ấn Độ, Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ… bão táp cách mạng
với “phương Đông thức tỉnh” là nét đặc trưng của tình hình quốc tế trong giai
đoạn này. Trong bối cảnh ấy, Lênin phân tích tình hình cụ thể, tiếp tục phát
triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đề ra lý luận cách
mạng vô sản có thể thành công ở một số nước, thậm chí trong một nước tư
bản phát triển trung bình, đồng thời nêu nguyên lý về cách mạng giải phóng
dân tộc thuộc địa, về sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản ở các nước đế quốc và
các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ. Thực tiễn chứng
minh lý luận của Lênin là đúng bằng thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng
Mười Nga năm 1917. Thắng lợi đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong trào
cách mạng thế giới, nhất là cách mạng thuộc địa. Năm 1919, Lênin cùng với
các nhà cách mạng ở các nước thành lập Quốc tế cộng sản, đồng thời phát
triển khẩu hiệu chiến lược của Mác thành: Vô sản tất cả các nước và các dân
tộc bị áp bức, đoàn kết lại! Quốc tế cộng sản ra đời, đánh dấu bước phát triển


8

mới về chất của phong trào cách mạng vô sản và phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc trên phạm vi quốc tế.
Trong bối cảnh chung của thế giới, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, chi
phối bởi những điều kiện lịch sử đó. Việt Nam là một quốc gia hình thành
sớm. Ý thức quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộng đồng người Việt có
từ ngàn xưa. Cuộc chiến đấu với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm trong lịch sử
ngàn năm đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Yêu
nước nồng nàn, độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thống nhất,
nhân ái khoan dung.
Vào giữa thế kỷ XIX, đế quốc Pháp nổ súng đánh chiếm Việt Nam.

Các phong trào yêu nước, chống Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn liên tiếp
nổ ra khắp Bắc, Trung, Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, các phong trào yêu nước
chống Pháp đều thất bại.
Sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác, bóc lột
thuộc địa Việt Nam. Dưới chế độ khai thác, bóc lột và thống trị của đế quốc
Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Các trào lưu tư tưởng dân chủ tư
sản dồn dập dội vào Việt Nam… dưới ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng
đó, phong trào yêu nước Việt Nam chuyển sang khuynh hướng mới là cuộc
vận động dân tộc dân chủ tư sản mà tiêu biểu là phong trào Đông Du, Đông
Kinh Nghĩa Thục, cải cách dân chủ, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ… Sau
một thời gian phát triển rầm rộ, các phong trào trên cùng nối tiếp nhau ran rã
trước sự đàn áp dã man của đế quốc Pháp.
Trong bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước như vậy, giải phóng
dân tộc là yêu cầu căn bản của xã hội Việt Nam và là nguyện vọng của dân
tộc Việt Nam. Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, sự nghiệp giải phóng dân
tộc Việt Nam ở trong tình thế hết sức khó khăn và phức tạp


9

Thời niên thiếu, Nguyễn Tất Thành được chứng kiến cuộc sống khổ
cực của người dân, sự áp bức, bóc lột dã man của bọn thực dân, phong kiến.
Lúc bấy giờ, Nguyễn Tất Thành đã có chí đuổi thực dân, giải phóng đồng
bào. 1906, Nguyễn Tất Thành vào Huế, học ở trường tiểu học Pháp – Việt,
Đông Ba, sau đó vào học ở trường Quốc học Huế. Trong thời gian ở Huế,
Nguyễn Tất Thành có điều kiện bổ sung vốn kiến thức Nho học, tiếp thu văn
hóa phương Tây. Năm 1908, ở Huế bùng nổ phong trào chống thuế rầm rộ.
Nguyễn Tất Thành cùng số đông học sinh trường Quốc học tích cực tham gia.
Thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào. Thất bại của phong trào chống thuế
ở Huế, cùng với các phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX làm cho

Nguyễn Tất Thành nhận rõ hơn bản chất dã man của bọn thực dân và cũng
làm cho Nguyễn Tất Thành sớm thấy được sức mạnh đoàn kết đấu tranh của
quần chúng khi được tổ chức, từ đó Nguyễn Tất Thành suy nghĩ và nhắc đến
con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Nguyễn Tất Thành quyết định cho
mình hướng đi mới, đến các nước phương Tây. Về quyết định này, về sau,
Nguyễn Tất Thành nói: Nhân dân Việt Nam trong đó có cụ thân sinh ra tôi,
lúc này thường hỏi ai sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người
này nghĩ Nhật, người khác nghĩ Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thì thấy
phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ. Như vậy,quyết định của Nguyễn Tất
Thành có mục đích rõ ràng và có định hướng cụ thể.
Sinh ra trên mảnh đất của bao anh hùng hào kiệt, của truyền thống bất
khuất chống ngoại xâm, chống sự thống trị về mặt tư tưởng, sự nô lệ về mặt
văn hóa, Nguyễn Tất Thành đã hình thành chí hướng rõ rệt. Mặc dù Việt Nam
lúc đó là một thuộc địa, nhưng những nhà Nho đương thời không bao giờ chịu
khuất phục trước sự thống trị của Pháp. Đó chính là động lực, là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Tiếp nhận trực
tiếp qua cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc và bao nhà nho khác trong vùng cùng


10

với việc chịu ảnh hưởng truyền thống văn hóa dân tộc trong quá trình trưởng
thành ở các trường học, chứng kiến nhiều cảnh bất công, nhiều phong trào của
nông dân, công nhân, những người lao động đặc biệt là phong trào học sinh,
Nguyễn Tất Thành đã có ý thức tìm con đường riêng cho mình để sao cho
đặng cứu nước, cứu nhà.
Trước lúc ra đi tìm chân lý cách mạng, Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu
truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc, am hiểu vốn văn hóa phương
Đông, một phần văn hóa phương Tây. Đó là vốn quý, là cơ sở quan trọng để
tiếp thu chân lý cách mạng, là nhân tố đầu tiên của quá trình hình thành tư

tưởng đoàn kết quốc tế của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Trước hết, là chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt qúa trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Những nội dung chủ yếu
của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã từng bước được đúc kết, hình thành một
hệ thống các nguyên lý với tư tưởng của các anh hùng hào kiệt như: Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung… chính sức mạnh
truyền thống ấy đã thúc giục người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm
đường cứu nước. Đó cũng là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của
Nguyễn Tất Thành trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Hồ Chí Minh đã
viết: Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã
đưa tôi theo Lênin, tin theo quốc tế thứ III. Truyền thống yêu nước của dân
tộc được Nguyễn Tất Thành tiếp thu từ những ngày ở quê hương và trên con
đường bôn ba khắp năm châu bốn bể. Nguyễn Tất Thành đã đến với những
người lao động trên thế giới, đến với tình hữu ái vô sản và đến với chủ nghĩa
Mác-Lênin, đó là con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Thứ hai, đó là tinh thần đoàn kết, tương ái của dân tộc. Truyền thống
này hình thành cùng một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và yêu
cầu đấu tranh chống thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm. Người Việt Nam


11

quen gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. Bước
sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa về giai cấp,
truyền thống này vẫn bền vững. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa và
phát huy sức mạnh truyền thống đoàn kết của dân tộc để hình thành tư tưởng
đoàn kết quốc tế, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển.
Thứ ba, ngoại giao truyền thống Việt Nam cũng là một nhân tố quan
trọng hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Ngoại giao
truyền thống Việt Nam xem trọng việc giữ hòa khí, đoàn kết hữu nghị với các

nước, phấn đấu cho sự thái hòa, yêu chuộng hòa bình là bản chất của ngoại
giao Việt Nam. Trong khi lập trường nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự xâm lược của các ngoại bang, Đại Việt luôn
kiên trì đường lối hòa bình trong quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.
Hòa hiếu là tư tưởng cốt lõi của ngoại giao Đại Việt đ như nhà sử học Phan
Huy Chú đã đúc kết về lịch sử đấu tranh và ngoại giao của nhân dân Việt
Nam: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giềng là việc lớn”.
1.1.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Sau nhiều năm bôn ba ở các nước, các châu lục, cuối năm 1917,
Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp, tham gia phong trào công nhân Pháp và
gia nhập Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc muốn nhanh chóng tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn và tìm lực lượng đoàn kết tin cậy. Điều quan trọng
hơn hết của Nguyễn Ái Quốc là “sự đoàn kết”, “đoàn kết với các dân tộc
thuộc địa”. Hầu hết trong các buổi mít tinh, thảo luận, Nguyễn Ái Quốc đều
phát hiện và khéo lái những vấn đề đang thảo luận sang vấn đề đoàn kết với
các vấn đề thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã từng nói: Trong các cuộc bàn cãi,
người ta rất ít nói đến sự đoàn kết với các dân tộc thuộc địa, nhưng đó lại là
vấn đề mà tôi quan tâm hơn hết.


12

Tài Liệu Tham Khảo
1. Bộ Ngoại giao: Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30
năm qua
2. Bộ Tổng Tham mưu(1965): Báo cáo tình hình trang bị của quân đội ta
và đề nghị xin viện trợ quân sự năm 1966 ngày 23-9-1965, Tài liệu lưu trữ,
Trung tâm lưu trữ, Bộ Quốc phòng
3. Nguyễn Đình Bin (2003): Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán
Paris về Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Bin (2002), Ngoại giao Việt Nam (1945-2000), Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng nhân ngày độc lập của
nước Khơme tự do, Báo Nhân Dân (Việt Nam), số 196, từ ngày 19 đến ngày
21-6-1954.
6. Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phòng
Ban Lào - Miên, số 73, Mục lục số 1, ĐVBQ số 102
7. Trường Chinh (1985): Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự
nghiệp của chúng ta, Nxb. Sự thật, Hà Nội
8. Hoàng Dũng (2000). Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1954)
Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
9. Phạm Văn Đồng (1976): Hồ Chủ tịch, tinh hoa của dân tộc, lương
tâm của thời đại, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
10. Phạm Văn Đồng(1990): Hồ Chí Minh – Một con người, một dân
tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội
11. Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và Con đường cách mạng
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội


13

12. Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội
13. Học viện Quan hệ Quốc tế: Thắng lợi có tính thời đại và cuộc đấu
tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1995
14. Nguyễn Quốc Hùng (2005) Hồ Chí Minh – người chiến sĩ quốc tế,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
15. Vũ Khoan: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại đến nay vẫn còn
nguyên giá trị. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6/1993
16. Vũ Như Khôi (chủ biên) (2005): 75 năm Đảng Cộng sản Việt Nam

dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (3-2-1930 – 3-2-2005),
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội
17. Đinh Xuân Lâm, Tư tưởng đoàn kết quốc tế và chiến lược đoàn kết
quốc tế Hồ Chí Minh, Tạp chí lịch sử Đảng số 3/ 1999
18. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập II, Quyển một, Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội 1988
19. Nguyễn Đình Liêm (2006) Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, những
sự kiện 1961-1970, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
20. Phan Ngọc Liên – Trịnh Vương Hồng (2000). Hồ Chí Minh – người
chiến sĩ cách mạng quốc tế, Nxb. Công An nhân dân, Hà Nội
21. Lưu Văn Lợi (2004) Ngoại giao Việt Nam 1945-1995, Nxb. Công An
nhân dân, Hà Nội
22. Nguyễn Phúc Luân (2003) Ngoại giao Hồ Chí Minh lấy chí nhân
thay cường bạo, Nxb. Công An nhân dân, Hà Nội
23. Nguyễn Phúc Luân (1999) Chủ tịch Hồ Chí Minh –trí tuệ lớn của nền
ngoại giao Việt Nam hiện đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội


14

24. ILYA V. GAIDUK, người dịch Trần Huy Thắng- Trần Văn Liên
(1998): Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam, Nxb. Công An nhân dân,
Hà Nội
25. Trương Tiểu Minh(2002) Chiến tranh lạnh và di sản của nó, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội
26. Đào Huy Ngọc(1996) Lịch sử quan hệ quốc tế (1870 -1964), Học
viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội
27. Nguyễn Dy Niên (2002): Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Dy Niên (2001): Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện

đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn mới, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
29. Vũ Dương Ninh: Về quan điểm quốc tế trong tư tưởng chiến lược đại
đoàn kết Hồ Chí Minh. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3/1993.
30. Nguyễn Hùng Phi - TS Buasi Chalơnsúc(2006): Lịch sử Lào hiện
đại, Tập II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
31. Nguyễn Trọng Phúc (2006) Các Đại hội đại biểu toàn quốc và hội
nghị ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1930-2006), Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Song Thành (Chủ biên) (2006): Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb. Lý luận
chính trị, Hà Nội.
33. Song Thành (2005): Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. Lý luận
chính trị, Hà Nội
34. Lê Văn Thái – Nguyễn Huy Toàn (2003) Góp phần nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.


15

35. Trần Dân Tiên ( 1976): Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ
Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
36. Triệu Quang Tiến: Tìm hiểu chiến lược tranh thủ đồng minh của Hồ
Chí Minh trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc. Tạp chí Lịch sử Đảng,
số 5/1994.
37. Trần Minh Trưởng (2005) Hoạt động ngoại giao của chủ tịch Hồ Chí
Minh từ 1954-1969, Nxb. Công An nhân dân, Hà Nội
38. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng Việt Nam, phòng Quân ủy Trung
ương, hồ sơ số 114.
39. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phòng Bộ Tổng tham mưu, hồ sơ

số 203.
40. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phòng Cục Tác chiến, hồ sơ số
118.
41. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phòng Cục Tác chiến, hồ sơ số
250.
42. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phòng Bộ Tổng tham mưu, hồ sơ
số 577.
43. Viện Lịch sử Đảng: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân
dân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987
44. Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh(1965): Một số văn kiện của Đảng về
chống Mỹ, cứu nước ( Tập I):1954 -1965, Nxb. Sự thật, Hà Nội
45. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 1, 2002, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội
46. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 2, 2002, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội
47. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 7, 2002, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội


16

48. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 15, 2002,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
49. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 16, 2002,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
50. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 17, 2002,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
52. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 18, 2002,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
53. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 31, 2002,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
54. Hồ Chí Minh toàn tập, tập1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
55. Hồ Chí Minh Toàn tập,tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
56. Hồ Chí Minh Toàn tập,tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
57. Hồ Chí Minh Toàn tập,tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
58. Hồ Chí Minh Toàn tập,tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
59. Hồ Chí Minh Toàn tập,tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
60. Hồ Chí Minh Toàn tập,tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
61. Hồ Chí Minh Toàn tập,tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
62. Hồ Chí Minh Toàn tập,tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
63. Hồ Chí Minh Toàn tập,tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
64. Hồ Chí Minh Toàn tập,tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
65. Hồ Chí Minh Toàn tập,tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000



×