Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 81 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
* Thực hiện đƣờng lối đổi mới chuyển từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang
cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng Xã Hội Chủ Nghĩa,
nền kinh tế nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, từ đó tạo điều kiện nƣớc ta
bƣớc vào thời kỳ mới : Thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, từng bƣớc hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế .
* Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam
nhiều cơ hội và thách thức mới. Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có những
định hƣớng, những mục tiêu cụ thể, đúng đắn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh có hiệu quả. Có nhiều doanh nghiệp thành công nhƣng cũng không ít
doanh nghiệp thất bại trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay. Vậy chìa khóa nào
để mở đƣợc cánh cửa thành công?. Câu hỏi đặt ra nhƣ một lời thách thức đối với các
doanh nghiệp Việt Nam. Trong doanh nghiệp sản xuất thì việc tiết kiệm chi phí sản
xuất và hạ giá thành sản phẩm có thể nói là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thực
hiện tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là căn cứ để tạo điều kiện
cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo vị trí vững
trắc trên thị trƣờng tiêu thụ. Để làm đƣợc nhƣ vậy thì công tác tổ chức kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết và quan trọng, có làm tốt
công tác này mới tìm đƣợc nguyên nhân cơ bản, những yếu tố cụ thể nào đã làm
tăng, giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm rồi trên cơ sở đó đề ra các biện
pháp hạn chế, loại trừ ảnh hƣởng của các nhân tố tiêu cực, duy trì và phát huy ảnh
hƣởng của nhân tố tích cực, khai thác khả năng tiềm tàng trong việc quản lý, sử dụng
nguồn vật tƣ, lao động và tiền vốn, không ngừng giảm chi phí sản xuất và hạ giá
thành sản phẩm .
* Xuất phát từ những vấn đề trên đây, em đã chọn đề tài : “ Thực trạng kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn ”.
2 - Kết cấu của đề tài
Gồm 3 chƣơng :


 Chƣơng I : Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn.
 Chƣơng II : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn.
 Chƣơng III : Một số nhận xét và kiến nghị .
Mặc dù đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy cô hƣớng dẫn,
các cô chú, anh chị của phòng Tài chính - Kế toán tại Công ty nhƣng do sự hạn chế
1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

về thời gian thực tập cũng nhƣ nhận thức về công tác kế toán trên thực tế nên không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp
của thầy cô, ban lãnh đạo Công ty và các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính-Kế
toán để em có thể hoàn thiện hơn chuyên đề mà em nghiên cứu, đồng thời em có thể
mở rộng hơn tầm nhận thức của em .

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG LẠNG SƠN
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn.
1.1.1 Tên công ty : : Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn
1.1.2 . Giám đốc : NGUYỄN BÌNH SƠN
Kế toán trưởng: cử nhân HÀ THỊ MAI
1.1.3. Địa chỉ : Đƣờng Phai Vệ,Phƣờng Đông Kinh –Thành phố Lạng Sơn-Tỉnh
Lạng Sơn.

Điện thoại: 025 878 425
Fax: 025 872 957
1.1.4.cơ sở pháp lý : Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn đƣợc thành lập theo quyết
định số 1342/QĐ-UBND ngày 21/7/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
- Vốn điều lệ: 58,389,990,000 đồng
1.1.5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn là doanh nghiệp
đƣợc chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nƣớc sang Công ty cổ phần và chính thức đi
vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần từ ngày 01/05/2006.
1.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Lĩnh vực kinh doanh:
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 1403000166 ngày 28/4/2006
do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lạng Sơn cấp với các ngành nghề kinh doanh: sản
xuất xi măng, bê tông, gạch, ngói; khai thác đá, mua bán vật liệu xây dựng, kinh
doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao
thông; xây dựng đƣờng dây và trạm biến áp đến 35 KV; mua bán máy móc, thiết bị
và phụ tùng thay thế; kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ; kinh doanh bất động sản
nhƣng chủ yếu là xi măng, chiếm 85% tổng giá trị sản phẩm.
Công ty có các chức năng và nhiệm vụ cụ thể sau:
- Thực hiện chế độ hạch toán tự chủ về tài chính
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của công ty
- Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đúng chế độ chính sách hiện hành của
nhà nƣớc bảo toàn và phát triển vốn đƣợc giao
- Chấp hành đầy đủ các chế độ,chính sách pháp luật của nhà nƣớc và qui định
của tỉnh ủy lạng sơn
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đã kí kết với khác hàng
3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


-

Quản lý toàn bộ đội ngũ cán bộ.công nhân viên,thực hiện chăm lo đời sống

vật chất, tinh thần và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho
cán bộ công nhân viên
- Làm tốt công tác bảo vệ,an toàn lao động,trật tự xã hội ,bảo vệ môi
trƣờng,bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa,an ninh quốc phòng.
1.1.7. .Lịch sử phát triển của công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn.
Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn là một doanh nghiệp nhà nƣớc thành lập
vào tháng 10 năm 1960 lấy tên Xí nghiệp Vôi Phai Duốc trực thuộc Ty kiến trúc
Tỉnh Lạng Sơn (Sở Xây dựng). Nhiệm vụ là sản xuất vôi với quy mô nhỏ số cán bộ
công nhân viên chỉ có vài chục ngƣời.
Đến năm 1972. Ty kiến trúc Tỉnh Lạng Sơn quyết định sát nhập Xí nghiệp với đội cơ
giới đá Hồng Phong lấy tên là Xí nghiệp vôi đá, lúc này ngoài nhiệm vụ sản xuất vôi
Xí nghiệp còn sản xuất đá các loại. Số lƣợng công nhân viên trên 100 ngƣời.
Năm 1974 Xí nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm 2 lò vôi
liên hoàn và sản xuất thêm một số sản phẩm khác nhƣ ngói xi măng, gạch lát, cột bê
tông ... Số lƣợng công nhân gần 200 ngƣời.
Đầu năm 1978 Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh Lạng Sơn có chủ trƣơng mở rộng mặt
bằng Xí nghiệp, lập dự án xây dựng một phân xƣởng sản xuất Xi măng lò đứng P
300. Cuối năm 1978 " Xí nghiệp Vôi Đá '' đƣợc đổi tên thành " Xí nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng ". Trong thời gian này, do chiến tranh biên giới xảy ra, dự án
ngừng thi công.
Đến năm 1985 phân xƣởng sản xuất Xi măng mới chính thức bƣớc vào sản
xuất với công suất thiết kế 10.000 tấn / một năm.
Năm 1991 " Xí nghiệp vật liệu xây dựng " đƣợc đổi tên thành " Nhà máy xi
măng Lạng Sơn ". Sản lƣợng sản xuất Xi măng ngày một tăng và trở thành sản phẩm
chủ đạo của đơn vị.
Từ những năm 1995 trở lại đây nhu cầu xi măng ngày càng lớn đòi hỏi chất

lƣợng ngày càng cao. Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất xi măng, làm luận chứng
kỹ thuật dự án xây dựng mở rộng dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng với công suất
85.000 tấn/ năm với thiết bị hiện đại đồng bộ của Trung quốc, luận chứng kỹ thuật
này đã đƣợc Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh Lạng Sơn đồng ý phê chuẩn. Đến quý III năm
1997 dây truyền sản xuất xi măng với công suất 85.000 tấn/năm bắt đầu chính thức
đi vào hoạt động.
Tháng 5/2002 Nhà máy đƣợc đổi tên thành Công ty xi măng và xây dựng công
trình Lạng Sơn. Lúc này nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất sản phẩm xi
4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

măng và các sản phẩm khác, đồng thời tham gia xây dựng các công trình trong toàn
tỉnh .
Tháng 5/2006 do yêu cầu của nhà nƣớc cũng nhƣ để thích ứng với sự phát triển
của nền kinh tế và phát huy tối đa nội lực của doanh nghiệp ,Công ty đã tiến hành
hóa cổ phần hóa doanh nghiệp và đổi tên thành Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn.
Hiện nay Công ty đã cung cấp ra thị trƣờng một lƣợng xi măng tƣơng đối lớn, có
chất lƣợng tốt, giá thành hạ. Công ty trở thành đơn vị làm ăn có hiệu quả và khả năng
phát triển trong tƣơng lai là rất lớn. Các sản phẩm của Công ty đƣa ra thị trƣờng là
những sản phẩm đảm bảo về chất lƣợng, giá cả hợp lý, phƣơng thức mua bán thuận
tiện và có dịch vụ hỗ trợ kịp thời cho khách hàng. Công ty luôn coi trọng chiến lƣợc
đúng đắn về chất lƣợng, giá cả hợp lý và đặt uy tín lên hàng đầu. Công ty có nhiều
năm liền luôn hoàn thành kế hoạch tỉnh giao, có cán bộ công nhân viên lao động luôn
hăng say và tâm huyết với nghề.
Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, Công ty đã không ngừng phấn đấu vƣơn tự
khẳng định mình. Từ năm 2000 Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo
tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001: 2000, duy trì ổn định và không ngừng phấn đấu để
nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đã đƣợc chứng nhận hợp chuẩn Quốc Gia. Với những

cố gắng đó, Công ty đã đạt đƣợc một số giải thƣởng nhƣ : Huân chƣơng lao động
hạng nhất, giải thƣởng Vàng chất lƣợng Việt Nam năm 2003, giải thƣởng huy
chƣơng Vàng và cấp dấu chất lƣợng cao, phù hợp tiêu chuẩn, cúp Sen Vàng của hội
chợ EXIMPO năm 2004.
Trong năm 2003, thực hiện Nghị định 64 của chính phủ về việc xử lý môi
trƣờng. Nhà máy xi măng Lạng Sơn là một trong những cơ sở phải di dời ra khỏi
thành phố. Vì vậy, UBND Tỉnh có quyết định 601/UBND ký ngày 21/9/2003 phê
duyệt xây dựng nhà máy xi măng Hồng Phong 8,5 vạn tấn/năm. Hiện nay, Công ty
đã đi vào hoạt động và đạt công suất thiết
Trong năm 2011, dƣới sự chỉ đạo Hội đồng quản trị, cùng với sự quyết tâm cao
của các phòng ban nghiệp vụ trong Công ty, Ban quản lý dự án đã thực hiện triển
khai thực hiện thi công dự án đầu tƣ xây dựng công trình chuyển đổi công nghệ lò
quay Nhà máy xi măng Hồng Phong công suất 35.000 tấn/năm. Đã hoàn thành đúng
tiến độ đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật và chất lƣợng công trình đến nay Nhà
máy đã đƣợc đƣa vào vận hành sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xi măng
trên thị trƣờng trong và ngoài tỉnh.
1.1.8 Khái quát tình hình sản xuất –kinh doanh
ĐVT:VNĐ
5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chỉ tiêu

2010

2011

2012


Giá trị sản xuất
76,500,000,000

91,760,000,000

99,700,000,000

62,400,000,000

71,300,000,000

78,700,000,000

4,460,000,000

5,400,000,000

6,300,000,000

4,007,000,000

5,124,000,000

6,070,000,000

1,833,000

2,100,000


3,100,000

Doanh thu
Lợi nhuân trƣớc thuế
Nộp NS Nhà nƣớc
Thu nhập bq/ngƣời
Nhƣ vậy , qua việc tìm hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
có thể khẳng định Công ty xi măng và xây dựng Công trình Lạng Sơn là một doanh
nghiệp đang dần làm ăn có hiệu quả, Công ty đã cố gắng nỗ lực và đã đạt đƣợc
những thành quả quan trọng trong việc tự chủ về vốn kinh doanh, tổ chức quản lý sản
xuất, tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động .
Các chỉ tiêu doanh thu thuần, lợi nhuận ròng và tỷ xuất lợi nhuận, doanh thu
thuần năm sau cao hơn năm trƣớc, điều này cho thấy sự nỗ lực của Công ty trong
việc tổ chức sản xuất, tăng sản lƣợng sản xuất và sản lƣợng tiêu thụ .
Tỷ suất lợi nhuận và chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh chất lƣợng và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty, Chỉ tiêu lợi nhuận ròng phản ánh số kết quả mà công ty
đƣợc hƣởng so với chỉ tiêu doanh thu thuần, chỉ tiêu lợi nhuận ròng có tốc độ tăng
nhanh hơn, lợi nhuận ròng năm sau cao hơn năm trƣớc, để có kết quả này Công ty đã
phấn đấu nâng cao chất lƣợng sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm .
Cùng với sự tăng lên của các chỉ tiêu này, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và tỷ xuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
cũng đều cao hơn năm trƣớc .
Kết quả này cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Công ty trong việc tổ chức sản xuất
kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả .
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
nộp Ngân sách với nhà nƣớc thông qua các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, tiền thuế đất ... công ty đã luôn hoàn thành và hoàn
thành vƣợt mức kế hoạch nộp Ngân sách Nhà nƣớc .
Thu nhập bình quân đầu ngƣời lao động năm sau cũng cao hơn năm trƣớc. Đây
là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng sản xuất kinh doanh của Công ty, công nhân có mức


6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thu nhập cao so với mức thu nhập bình quân của toàn xã hội. Mức thu nhập ổn định
nhƣ vậy là điều kiện khuyến khích ngƣời lao đông hăng say, tận tình với công việc.
Đạt đƣợc nhƣng thành công trong kinh doanh trong những năm qua cũng là công
sức đóng góp, sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ phòng kế toán công
ty.
Nhƣ vậy đơn vị vẫn đang trên đà kinh doanh phát triển và thực hiện một nhiệm
vụ, trọng trách hết sức nặng nề và lâu dài đó là góp phần phục vụ cho công cuộc hiện
đại hoá trong việc phát triển cơ sở hạ tầng do đó công tác hạch toán kế toán ngày
càng phải đựơc từng bƣớc hoàn chỉnh và thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính của
Nhà nƣớc
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty .
1.2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn

Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát
Giám Đốc
Phó GĐ kỹ thuật

Phó GĐ kinh doanh
Phòng tiêu thụ

Phân xƣởng liệu


Phòng tổ chức hành chính

Phân xƣởng lò

Phòng tài vụ

Phòng kỹ thuật

Phòng kế hoạch

Phân xƣởng thành phẩm
Phân xƣởng cơ điện

Xí nghiệp khai thác đá
Phân xƣởng bê tông đúc sẵn

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan quyết định cao nhất của Công
ty. ĐHĐCĐ bầu hội đồng quản trị để quản lí công ty giữa 2 kì đại hội, bầu ban kiểm
soát để kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm mang lại hiệu
quả cao nhất.
Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất, là đại diện pháp nhân cho Công ty, có
quyền đại diện cho Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi
của Công ty, ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

Ban kiểm soát: là một bộ phận thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động
kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Kiểm tra tính trung thực và hợp pháp
trong quản lí và điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty trong ghi chép sổ sách
kế toán và báo cáo kế toán.
Giám đốc: Phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó Giám đốc kinh doanh: Trực tiếp chỉ đạo mảng kinh doanh và tiêu thụ sản
phẩm .
Phó Giám đốc kỹ thuật : phụ trách kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất ở các bộ phận.
* Chức năng nhiêm vụ của các phòng và các phân xƣởng trong Công ty:
 Phòng tiêu thụ : Có nhiệm vụ mở rộng thị trƣờng, đảm nhiệm việc tiêu thụ sản
phẩm, vận chuyển hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng theo đúng số lƣợng,
chất lƣợng.
 Phòng tổ chức hành chính: Quản lý, điều động, bồi dƣỡng cán bộ công nhân
viên, tổ chức phát động thi đua trong Công ty.
 Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tƣ, cung cấp vật tƣ kịp
thời đảm bảo sản xuất đƣợc liên tụcvà tạo sự nhịp nhàng giữa các phân xƣởng.
Phòng kỹ thuật KCS : Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật sản xuất, giám sát kỹ
thuật
Kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu đầu vào và quản lý chất lƣợng sản phẩm đầu
ra của
Công ty.
 Phòng kế toán tài vụ: Quản lý công tác tài chính, đảm bảo tiền vốn một cách
kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh, hạch toán kế toán chính xác kết quả
kinh doanh của đơn vị .
 Phân xƣởng liệu: Có nhiệm vụ sản xuất bột phối liệu .
 Phân xƣởng lò: Có nhiệm vụ sản xuất Klinke - nửa thành phẩm
 Xi nghiệp khai thác đá: Có nhiệm vụ sản xuất đá hộc, là nguyên liệu cho sản
xuất xi măng .
8



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Phân xƣởng thành phẩm: Có nhiệm vụ sản xuất xi măng rời và xi măng thành
phẩm .
 Phân xƣởng cơ điện: Sửa chữa, kiểm tra, bảo dƣỡng thiết bị sản xuất toàn
Công ty.
 Phân xƣởng gạch bê tông: Có nhiệm vụ sản xuất gạch bê tông, cột điện
1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty xi măng Lạng Sơn.
1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.


Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn là doanh nghiệp có quy mô và phạm vi tƣơng
đối lớn. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý,
Công ty vận dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Tất cả công việc kế toán
thực hiện tại phòng kế toán, ở dƣới các phân xƣởng có các thống kê theo dõi
chấm công và làm lƣơng. Cuối tháng tập hợp gửi về phòng kế toán tài vụ để hạch
toán. Lãnh đạo phòng Tài vụ là kế toán trƣởng: chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy
kế toán sao cho gọn nhẹ, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và yêu cầu
quản lý của đơn vị, là ngƣời chỉ đạo trực tiếp tất cả mọi nhân viên kế toán thực
hiện các phần hành kế toán .
Sơ đồ : Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn
Kế toán trƣởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán thanh
toán

Kế toán Vật tƣ


Kế toán tiêu
thụ

( Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành kế toán)
Kế toán trƣởng: Đảm bảo duy trì công tác quản lí, kiểm soát các hoạt động tài
chính trong Công ty. Nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời về vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tổng hợp tình hình tài chính và các số liệu kế toán để báo cáo cấp trên
nhằm đƣa ra những biện pháp thích hợp đảm bảo tiến độ thi công và thu hồi vốn. Lập
và nộp báo cáo định kì theo quyết định quản lí kinh tế của Nhà nƣớc và của Công ty.
Cùng cấp trên xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty.
 Kế toán tiêu thụ: Theo dõi chi tiết các khoản công nợ phải thu, phải trả, doanh
thu bán hàng, hàng tháng lên bảng tiêu thụ tính thuế GTGT phải nộp cho Nhà
nƣớc .
9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Kế toán thanh toán: Theo dõi tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng các khoản
thanh toán với công nhân viên, BHXH các khoản tạm ứng .
 Kế toán Vật tƣ: Theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất tồn kho vật tƣ, các khoản
chi tiết với ngƣời bán. Cuối tháng lên bảng tổng hợp nhập xuất vật liệu. Tính
thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ .
 Kế toán tổng hợp: Theo dõi chi tiết các Tài khoản nguồn vốn, các quỹ của xí
nghiệp, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm .
1.3.2

Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán:
Công ty áp dụng sổ kế toán theo hình thức Nhật kí – Chứng từ, sơ đồ và trình tự


ghi sổ nhƣ sau:
Sơ đồ: : Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty cổ phần xi măng
Lạng Sơn.
Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp chứng
từ gốc

Sổ nhật ký đặc biệt

Sổ nhật ký chung

Sổ (thẻ) kế toán
chi tiết

Sổ cái tài khoản

Sổ tổng hợp chi
tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính
: Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
■ Hệ thống sổ kế toán sử dụng:
− Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái.


10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

− Sổ kế toán chi tiết: sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ, sổ chi tiết với
ngƣời bán,sổ chi tiết vay ngắn hạn, dài hạn, sổ chi tiết theo dõi các nguồn vốn, quỹ
■ Trình tự ghi sổ:
 Đối với nghiệp vụ ít phát sinh thì định kỳ căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ,
định khoản kế toán rồi ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian ngày từ
01 đến ngày cuối tháng .
 Đối với nghiệp vụ phát sinh nhiều, để đơn giản và giảm bớt khối lƣợng ghi
đơn vị mở sổ nhật ký đặc biệt (nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền) sau đó căn cứ
vào nhật ký đặc biệt vào sổ cái tài khoản .
■ Các số liệu phát sinh đƣợc nhập vào máy, sau đó, máy tự vào sổ cái các TK, sổ chi
tiết, sổ tổng hợp máy và các báo cáo kế toán .
1.3.3 Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
■ Hiện nay, từ ngày 01/5/2006 Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt
Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài
chính, theo đó hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống các báo cáo tài chính, chứng từ,
sổ sách kế toán của Công ty cũng tuân thủ theo Quyết định số 15. Từ khi áp dụng chế
độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC công ty đã mở thêm một
số tài khoản mới nhƣ :
TK 243-Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
TK347-Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
TK418- Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở
TK419-Cổ phiếu quỹ
TK821-Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
■ Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam sau:
Chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung

Chuẩn mực số 02 - Hàng tồn kho
Chuẩn mực số 03 - Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực số 04 - Tài sản cố định vô hình
Chuẩn mực số 06 - Thuê tài sản
Chuẩn mực số 10 - ảnh hƣởng của viêc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác
Chuẩn mực số 15 - Hợp đồng xây dựng
Chuẩn mực số 16 - Chi phí đi vay
Chuẩn mực số 23 - Trình bày báo cáo tài chính
Chuẩn mực số 24- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
■ Công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng
11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

xuyên. Nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thuế ,khấu hao tài sản cố định
theo phƣơng pháp tuyến tính đƣờng thẳng và tính trị giá vốn hàng hóa ,nguyên vật
liệu theo phƣơng pháp bình quân gia quyền.
■ Công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm dƣơng lịch (Từ ngày 1/1 đến ngày
31/12). Kỳ kế toán là theo tháng ,các báo cáo kế toán mỗi quý gửi một lần theo quy
định của Bộ Tài Chính.

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

2.1

ĐĂC ĐIỂM CHUNG VỀ SẢN PHẨM VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI

CÔNG TY
2.1.1 Đặc điểm sản phẩm sản xuất tại công ty
Công ty cổ phần Xi Măng Lạng Sơn là đơn vị sản xuất công nghiệp, sản phẩm của
nhà máy mang hình thái vật chất cụ thể. Trong đó sản phẩm chính là xi măng, sản
phẩm phụ gồm: vôi cục, ngói xi măng, gạch lát, bê tông, gạch bê tông, gạch 30*30,
đá xây dựng.
Do đặc điểm sản phẩm không phải là hàng hóa tiêu dùng mà là nguyên liệu cho sản
xuất xi măng nên số lƣợng khách hàng không nhiều, giá cả sản phẩm không phụ
thuộc vào đặc điểm nguồn nguyên liệu chính của mỗi nhà máy sản xuất xi măng
.khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty xây dựng công trình công cộng ,cơ sở
hạ tầng.....
Sản phẩm xi măng của công ty đã có hơn 45 năm nay trên thị trƣờng,nên có thể
dễ dàng thấy rằng thị trƣờng chính của công ty là những thị trƣờng truyền thống mà
công ty có sự uy tín, trách nhiệm cao.Không chỉ tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh (
11 huyện và thành phố ), Công ty còn cung cấp sản phẩm sang địa bàn tỉnh lân cận
nhƣ Cao Bằng, Bắc Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ....... chiếm 80% tổng sản phẩm
của công ty.
Trong công ty ngoài bộ máy quản lý công nghiệp có các phân xƣởng sản xuất
nhƣ: phân xƣởng liệu, phân xƣởng , phân xƣởng thành phẩm, phân xƣởng cơ điện,
phân xƣởng khai thác đá, và phân xƣởng sản xuất bê tông.
Đối với phân xƣởng liệu có nhiệm vụ sản xuất bột phối liệu, số ngƣời trong phân
xƣởng khoảng 50 ngƣời.Trong đó có một quản đốc phân xƣởng, hai phó quản đốc
phân xƣởng, hai thống kê và ba tổ trƣởng, làm ba ca liên tục.
Đối với phân xƣởng I có nhiệm vụ sản xuất clinke, số ngƣời trong phân xƣởng
khoảng 53 ngƣời. Trong đó có một quản đốc phân xƣởng, ba phó quản đốc phân
xƣởng, một thống kê và sáu tổ trƣởng, làm ba ca liên tục.

Đối với phân xƣởng thành phẩm có nhiệm vụ sản xƣớt xi măng rời và xi măng
bao. Bao gồm một quản đốc phân xƣởng, một phó quản đốc phân xƣởng, một cán bộ
kĩ thuật, một tổ trƣởng và 98 công nhân sản xuất, làm ba ca liên tục.
Đối với phân xƣởng cơ điện phục vụ sửa chữa, kiểm tra, bảo dƣỡng thiết bị sản
xuất toàn nhà máy. Số ngƣời trong phân xƣởng có 35 ngƣời. Trong đó có một quản
đốc phân xƣởng, một phó quản đốc phân xƣởng, một tổ trƣởng, chủ yếu làm theo giờ
hành chính.
Đối với phân xƣởng khai thác đá có nhiệm vụ khai thác và sản xuất đá hộc, đá
dăm, số công nhân viên trong phân xƣởng là 47 ngƣời, trong đó bao gồm một quản

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

đốc phân xƣởng, một phó quản đốc phân xƣởng, một thống kê, một tổ trƣởng sản
xuất, làm vào giờ hành chính.
Đối với phân xƣởng sản xuất bê tông có nhiệm vụ sản xuất gạch bê tông, cột
điện. Bao gồm một quản đốc phân xƣởng, một phó quản đốc phân xƣởng, một thống
kê và 86 công nhân sản xuất, làm hai ca.
Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất xi măng ở Công ty cổ phần xi măng
Lạng Sơn .
Đá vôi

Đất sét

Ba rít

Đập hàm


Đập

Đập búa
búa

Sấy

Silô đá
vôi

Quặng
ba rít

Ba rít

Quặng sắt

Than

Si lô
đất set
ộtets

Si lô than

Phối liệu bằng cân điện tử
Si lô
P.liệu

Nghiền

P.liệu

Phân
ly

VL hỗn
hợp

Đập

gầu
nâng

Thạch
cao
Vê viên
trộn ẩm

Nung
Klinke

Đo
lƣờng

Đập
Klinke

Si lô
Klinke


Si lô vật liệu
hỗn hợp

Phối liệu bằng cân điện tử

Si lô xi
măng

Xi măng rời

Phân ly

Đóng bao xi
măng

14

Nghiền xi măng

Kho Thành
phẩm

Si lô
Thạch cao


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.1.2 Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty:
* Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,

công ty đã tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục. Công ty chƣa
thực hiện mã hoá cho các đối tƣợng chịu chi phí mà mới chỉ thực hiện đăng ký chi
tiết thông qua các tài khoản 621, 622, 627.
2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :Bao gồm giỏ mua ,chi phớ mua của cỏc nguyờn
vật liệu phụ ,cụng cụ dụng cụ sản xuất mà cụng ty phải mua thờm để tiến hành sản
xuất kinh doanh theo đỳng yờu cầu của khỏch hàng.
Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lƣơng
chính, lƣơng phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền
lƣơng của công nhân sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ thực tế phát sinh nếu liên quan đến một đối
tƣợng thì đƣợc tập hợp trực tiếp.
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung tại
các bộ phận sản xuât ( phân xƣởng, đội, trại, tổ sản xuất ) .
Chi phí sản xuất chung theo chế độ hiện hành bao gồm: Chi phí nhân viên, chi
phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi
phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
2.1.4 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn.
Để sản xuất đƣợc xi măng thành phẩm từ nguyên vật liệu sử dụng phải qua bốn
giai đoạn chế biến sản xuất bột phối liệu ,sản xuất klinke ,sản xuất xi măng rời và
hoàn tất xi măng thành phẩm.
Do đó để xác định đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với quy
tình công nghệ sản xuất này thì Công ty xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất
là từng phân xƣởng sản xuất qua các giai đoạn chế biến sau:
Giai đoạn sản xuất bột phối liệu - Phân xƣởng liệu
Giai đoạn sản xuất klinke - Phân xƣởng lò
Giai đoạn sản xuất xi măng rời - Phân xƣởng thành phẩm

Giai đoạn sản xuất xi măng thành phẩm - Phân xƣởng thành phẩm
Các sản phẩm phụ: Gạch bê tông, đá dăm, đá hộc, cột điện chữ H, cột điện ly
tâm, cống ly tâm chu kỳ sản xuất ngắn, không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Nên đối

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của từng sản
phẩm .
2.2 THỰC TẾ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trong doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở vật chất chủ yếu
cấu thành nên sản phẩm, nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng từ 70-80% trong
giá thành và thƣờng ổn định trong cơ cấu mỗi loại sản phẩm. Nguyên vật liệu ở công
ty bao gồm nhiều loại khác nhau, căn cứ vào vai trò và tác dụng của từng loại nguyên
vật liệu trong sản xuất thì nguyên vật liệu ở công ty đƣợc chia thành :
+Đối với sản phẩm xi măng thì vật liệu chính là đá vôi, đất sét, vật liệu phụ là
quặng sắt, quặng ba rít, thạch cao, xỉ pi rít, cồn nhiên liệu là than.
+Đối với sản phẩm đá hộc, đá dăm thì nguyên liệu là vật liệu nổ..
+Đối với gạch bê tông thì nguyên liệu chính là xi măng, đá..
+Đối với sản phẩm cột điện, cống li tâm sử dụng nguyên vật liệu chính là sắt, xi
măng..
- Các nguyên nhiên liệu tự khai thác hay mua ngoài trƣớc khi đƣa vào sản xuất
đều phải kiểm tra chất lƣợng do bộ phận kiểm tra chất lƣợng thực hiện.
- Tài khoản sử dụng: TK 621 “chi phí nguyên ,vật liệu trực tiếp”.
- Nội dung kết cấu TK:

 Bên nợ : Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm

 Bên có : ( Giá trị vật liệu không dùng hết trả lại kho
( Kết chuyển chi phí NVLTT vào TK154 để tính giá thành sản
phẩm

 Số dƣ

: TK621 cuối kỳ không có số dƣ.

Sơ đồ : Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp
16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TK 152

TK152

TK621

NVL xuất dùng trực tiếp
để sản xuất

NVL không dùng hết trả lại nhập
kho
TK154

TK 111,112, 331

Giá trị NVL mua ngoài

dùng trực tiếp sx

Kết chuyển CPNVLTT để
dùng tính giá thành SP

TK1331

Thuế VAT đƣợc
khấu trừ của VL
mua ngoài

Phƣơng pháp tính giá:
- Các vật liệu của công ty đƣợc nhập từ nhiều nguồn khác nhau và giá nhập
khác nhau. Do đó trị giá vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho đƣợc đánh giá theo trị
giá vốn thực tế vật liệu nhập kho.
Giá thực tế = Giá mua ghi trên + Chi phí mua - khoản chiết khấu
Nhập kho
hoá đơn chƣa có
thực tế
giảm giá (nếu có)
Thuế GTGT
- Căn cứ vào phiếu xuất kho, chứng từ gốc hàng ngày kế toán vật liệu vào sổ
chi tiết vật tƣ. Từ sổ chi tiết vật tƣ kế toán vật liệu lên bảng tổng hợp xuất vật liệu,
sau đó lên bảng phân bổ vật liệu. Từ bảng phân bổ vật liệu kế toán vào máy vào sổ

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


nhật ký chung, máy tự lên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp. Sau đó kết chuyển sang TK 154 tính giá thành sản phẩm.
Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ được xác định:
chi phiNVL
trực tiếp trong =


tri giaNVL trị giáNVL trị giáNVL
xuất dung + tồn đầu - tồn cuối trong kỳ
kỳ ở nơiSX kỳ ở nơi SX

trị giá
phế liệu
thu hồi

Chứng từ gồm : phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu yêu cầu xuất vật tƣ .



Bảng 1

Phiếu nhập kho Mẫu số: 01-VT
Ngày 10 tháng 12 năm 2012

Nợ : 152

Số : 30

Có : 1111


Ngƣời giao : Vũ Hùng.
Theo chứng từ số 30, ngày 10 tháng 12 năm 2012
Nhập tại kho : Đồng chí Hậu.
STT

Đvt: VNĐ

Tên,nhãn



Đơn

hiệu ,quy

số

vị

Theo

Thực

tính

chứng

nhập

cách phẩm

chất vật tƣ
1

Số lƣợng

Đơn

Thành tiền

giá

từ

Thạch cao

Tấn

Thuế

đồng

Số 30

300

700.000 210.000.000
21.000.000

Cộng


210.000.000
Thuế : 10%

-Tổng số tiền(Viết bằng chữ): Hai trăm mƣời đồng chẵn.
-Số chứng từ gốc kèm theo: 1 chứng từ.
Ngƣời lập phiếu
(Đã ký)

Ngƣời giao hàng

Thủ kho

(Đã ký)

(Đã ký)

Kế toán trƣởng
(Đã ký)

* Hàng ngày, căn cứ vào nhu cầu cấp vật tƣ, phục vụ sản xuất của từng phân
xƣởng qua phiếu yêu cầu, phòng kỹ thuật đối chiếu với định mức của Công ty rồi
đƣa lên thủ trƣởng ký duyệt, chuyển xuống phòng kế toán vật tƣ viết phiếu xuất vật
18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

tƣ vào máy, máy tự vào sổ chi tiết vật tƣ theo biểu mẫu quy định. Cuối tháng, kế toán
in bảng tổng hợp xuất vật tƣ cho từng sản phẩm, căn cứ vào đó lập bảng phân bổ
nguyên vật liệu xuất vật liệu cho từng loại sản phẩm, rồi vào nhật ký chung, sổ cái,

sổ tổng hợp chi tiết. Trị giá thực tế của vật liệu xuất kho đƣợc xác định theo phƣơng
pháp giá bình quân gia quyền nên kế toán không phản ánh ngay đƣợc giá trị thực tế
của vật liệu xuất kho mà phải đến cuối tháng mới tính đƣợc, đơn giá phản ánh trên
phiếu xuất kho là đơn giá ở đầu thời điểm tính giá .
Bảng 2

Phiếu xuất kho
Mẫu số : 02-VT
Ngày 5 tháng 12 năm 2012

Nợ : 621

Số : 8

Có : 152

Xuất cho : Phân xƣởng thành phẩm.
Lý do xuất : Xuất cho sản xuất
Xuất tại kho : Đồng chí Hậu.
STT

Đvt: VNĐ

Tên,nhãn hiệu



Đơn

,quy cách phẩm


số

vị

chất vật tƣ

Số lƣợng
Yêu cầu

tính

Đơn

Thành tiền

giá

Thực
xuất

1

Thạch cao

Tấn

322,76

322,76


700.000

225.932.000

2

Đá đen

Tấn

2.110,03

2.110,03

55.000

116.051.650

Cộng

341.983.650

-Tổng số tiền(viết bằng chữ): Ba trăm bốn mƣơi mốt triệu chín trăm tám mƣơi ba
nghìn sáu trăm năm mƣơi đồng.
-Số chứng từ gốc kèm theo: 2 chứng từ.
Ngƣời lập phiếu
(Đã ký)

Ngƣời nhận hàng

(Đã ký)

Thủ kho
(Đã ký)

19

Kế toán trƣởng
(Đã ký)

Giám đốc
(Đã ký)


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Cách tính giá vật liệu xuất kho :
Giá thực tế vật liệu
tồn kho đầu kỳ

Đơn giá bình
quân vật liệu =
xuất kho
Giá thực tế
của vật liệu
xuất kho

Số lƣợng vật liệu
tồn kho đầu kỳ
Số lƣợng vật

liệu xuất kho

=

+

+

x

Giá thực tế vật liệu
nhập trong kỳ
Số lƣợng vật liệu
nhập trong kỳ

Đơn giá bình quân
vật liệu xuất kho

*Cụ thể ,đối với nguyên vật liệu là Thạch cao :
Số lƣợng(tấn)

Thành tiền(đồng)

Tồn đầu kỳ

140

57.520.000

Nhập trong kỳ


420

210.000.000

Xuất trong kỳ

360

Đơn giá vật
liệu thực tế
xuất kho

57.520.000
57.520.000 ++210.000.000
= 171.780.000

Trị giá thực tế
xuất kho

140 + 420

= 477.714(đ/tấn)

= 360 x 477.714 = 171.977.040 (đ)

Tƣơng tự, đối với vật liệu khác cũng tính nhƣ trên.

20



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 3

Sổ chi tiết vật tư

(Trích)

TK 152
Tháng 12 năm 2012
Tại kho : Đồng chí Hậu
Tên vật liệu : Thạch cao
Đvt: VNĐ
Chứng từ
Số

Diễn giải

Đơn giỏ

Ngày

Nhập
SL

Xuất

Thành tiền


Tồn

Thành tiền

SL

SL

Tồn đầu thỏng
90

10/12





22

20/12





Nhập vật liệu


477.714


300

143.314.200





Xuất cho sản xuất

Cộng

420

200.639.880

21

322,76

154.186.970,64





360

171.977.040


Thành tiền

140

57.520.000

200

95.542.800


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Bình Yến

Bảng 4
Bảng phân bổ NVL, CCDC
Tháng 12 năm 2012
Đvt:VNĐ
ST
T

Tài khoản 152

Ghi có các TK
Ghi nợ các TK

HT

TT


Tài khoản 153
HT

TT

Tài khoản 621
Sản phẩm Đá hộc

80.683.188

Bột phối liệu

709.837.303

Klinke

946.449.737

Xi măng rời

1.419.674.606

Xi măng TP

1.655.287.042

Tài khoản 6273
Sản phẩm Đá hộc
Bột phối liệu


10.112.331

Klinke

115.677.200

Xi măng rời

90.461.200

Xi măng TP

173.273.969
152.534.000

Cộng

4.811.931.876

542.058.700

* Các trƣờng hợp nhƣ nguyên vật liệu sử dụng trong nội bộ, hay xuất thẳng
dùng cho sản xuất không thể hiện trên bảng phân bổ mà kế toán căn cứ vào phiếu
xuất kho để vào sổ nhật ký chung. Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu, các phiếu xuất
kho, kế toán vào sổ nhật ký chung, máy sẽ tự vào sổ cái và tự lên bảng tổng hợp chi
tiết tài khoản 621.

SV: Hoàng Thị Hồng Liên


22

Lớp: K2-CĐKT


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 5

Sổ cái

(Trích)

Tháng 12 năm 2012
TK621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số hiệu :
Chứng từ
Số

Nội dung - Diễn giải

Đvt: VNĐ
Phỏt sinh trong kỳ

T.K
đối

Ngày

Nợ




Số dƣ
Nợ

ứng
BPBNVL

30/12

Xuất NVL p.bổ cho SP Đá hộc

152

80.683.188

80.683.188

BPBNVL

30/12

Xuất NVL p.bổ cho SP Bột phối liệu

152

709.837.303

790.520.491


BPBNVL

30/12

Xuất NVL p.bổ cho SP Klinhke

152

946.449.737

1.736.970.228

BPBNVL

30/12

Xuất NVL p.bổ cho SP xi măng rời

152

1.419.674.606

3.156.644.834

BPBNVL

30/12

Xuất NVL p.bổ cho xi măng TP


152

1.655.287.042

4.811.931.876

KCCP

30/12

KCCP NVL TT SX cho SP đá hộc

154

80.683.188

4.731.248.688

KCCP

30/12

KCCP NVL TT SX cho SP bột phối liệu

154

709.837.303

4.021.411.385


KCCP

30/12

KCCP NVL TT SX cho SP Klinhke

154

946.449.737

3.074.961.648

KCCP

30/12

KCCP NVL TT SX cho SP xi măng rời

154

1.419.674.606

1.655.287.042

KCCP

30/12

KCCP NVL TT SX cho SP xi măng TP


154

1.655.287.042

Công phát sinh, số dƣ

4.811.931.876

23

4.811.931.876




Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 6

Bảng tổng hợp chi tiết
K621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đvt : VNĐ

Tháng 12/2012
ST

Danh sách

T


chi tiết

1

Đá hộc

2

Số dƣ

Phát sinh

Số dƣ

ĐK

trong kỳ

CK

Nợ



Nợ



80.683.188


80.683.188

Bột phối liệu

709.837.303

709.837.303

3

Klinhke

946.449.737

946.449.737

4

Xi măng rời

1.419.674.606

1.419.674.606

5

Xi măng TP

1.655.287.042


1.655.287.042

4.811.931.876

4.811.931.876

Cộng

Nợ



2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải thanh toán cho công
nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm. Bao gồm các khoản:
- Tiền lƣơng của công nhân trực tiếp sản xuất gồm: Lƣơng sản phẩm, lƣơng
thời
gian, phụ cấp lƣơng..
- Tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào giá thành sản phẩm.
- Tiền ăn ca.
-Tài khoản sử dụng:TK 622:”chi phớ nhõn cụng trực tiếp”.
- Nội dung kết cấu TK622:

 Bên nợ : Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm
 Bên có : Kết chuyển CPNCTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm.
 Số dƣ

: TK622 cuối kỳ không có số dƣ.


24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ : Sơ đồ Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
TK 334

TK154

TK622
Tiền lƣơng và phụ cấp phải trả
cho công nhân trực tiếp

TK 338

Các khoản trích theo lƣơng
đƣợc tính vào chi phí

K/chuyển CP nhân công TT
để tính giá thành sản phẩm

TK 335
Trích trƣớc tiền lƣơng cuả
công nhân sx vào chi phí

-

Công ty áp dụng chế độ trả lƣơng theo sản phẩm, hàng tháng căn cứ vào


phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành đã đƣợc phòng kỹ thuật chấp nhận, thủ trƣởng
phê duyệt, viết phiếu nhập kho thành phẩm trong tháng và các đơn giá tiền lƣơng
của từng công việc cụ thể. Trên cơ sở đó sẽ tính tiền lƣơng cho từng công nhân sản
xuất, sau đó kế toán thanh toán lên bảng tổng hợp lƣơng và căn cứ vào bảng này lập
bảng phân bổ tiền lƣơng và BHXH.
- Cách lập:
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp công ty sử dụng TK 622Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp của tổ sản xuất Bột phối liệu, klinke, xi măng
rời, xi măng bao, gạch bê tông, đá hộc, đá dăm, cột điện thì kế toán tập hợp trực
tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp của phân xƣởng điện, phòng kỹ thuật có liên
quan đến nhiều đối tƣợng thì tập hợp chung sau đó phân bổ theo giờ công thực tế.
Tổng tiền lƣơng của PX điện và phòng kỹ thuật
Hệ số phân bổ =
Tổng giờ công thực tế của hai phân xƣởng
Tiền lƣơng phân bổ = giờ công thực tế * hệ số phân bổ
* Sau khi phân bổ xong, tiền lƣơng của 2 bộ phận này sẽ đƣợc kế toán cộng
vào cột lƣơng của từng sản phẩm. Hàng tháng kế toán trích 2% KPCĐ trên tổng số
25


×