Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tiết 1 Một số phương pháp biểu hiện trên bản đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.86 KB, 4 trang )

Giáo án Địa Lí 10 cơ bản – Lưu Thu Liên

Ngày soạn 18/8/2015 – Ngày dạy 26/8/2015.
Tuần 1, tiết 1.
Lớp: 10 Anh, 10 Lí, 10 Toán.

CHUYÊN ĐỀ I: BẢN ĐỒ
BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ
TRÊN BẢN ĐỒ
Tiết 1: Phương pháp kí hiệu và phương pháp đường chuyển động
I.

MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần:

1. Kiến thức
- Nhận biết được các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Phân biệt được các phương pháp biểu hiện các đối tượng ĐL trên BĐ: phương pháp kí
hiệu, phương pháp đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp bản đồ biểu đồ
thông qua đối tượng, hình thức thể hiện và khả năng thể hiện
2. Kĩ năng
- Xác định các đối tượng địa lí và phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
tư nhiên và kinh tế.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong giờ học, hăng hái phát biểu.
4. Định hướng phát triển năng lực
Định hướng pháp triển năng lực tự nghiên cứu, hợp tác, sử dụng bản đồ…
II.

CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH


1. Chuẩn bị của giáo viên
-

Thiết bị dạy học: Tư liệu, tranh ảnh về bài giảng

-

Học liệu: SGK, SGV, các sách tham khảo, tài liệu internet.
1


Giáo án Địa Lí 10 cơ bản – Lưu Thu Liên

2. Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị các kiến thức về các phương pháp biểu hiện các đối tượng ĐL trên bản đồ.
III.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định lớp (5 phút)
-

Ổn định lớp, sĩ số lớp.

-

Giới thiệu qua về chương trình Địa lí 10.

2. Tiến trình bài học (35 phút)
Mở bài: Nhìn bản đồ 2.2, 2.3 hãy cho biết nội dung bảng chú giải: các đối tượng được

biểu hiện bằng hình gì? Đại diện cho nội dung nào?
Các đối tượng trên bản đồ đều được kí hiệu hóa để người đọc bản đồ dễ hiểu hơn, mỗi
đối tượng địa lí được thể hiện một kí hiệu riêng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các phương
pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu (20 phút)
(1) Phương pháp dạy học/kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm
(2) Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm 4 học sinh/nhóm, cả lớp.
Hoạt động giáo viên – học sinh

Nội dung kiến thức

- Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm HS, mỗi nhóm 4 HS/nhóm.

1. Phương pháp kí hiệu

+ Nhóm lẻ: 1, 3, 5,7,9: Quan sát hình 2.1, bản đồ 2.2 và kiến thức
SGK, trả lời câu hỏi mục 1 - phương pháp kí hiệu. Hoàn thành phiếu
(Thông tin phản hồi)
học tập.
+ Nhóm chẵn: 2, 4, 6, 8, 10: Quan sát hình 2.3 và kiến thức SGK, trả
lời câu hỏi mục 2 – phương pháp đường chuyển động. Hoàn thành
phiếu học tập.
- Bước 2: HS bàn bạc, thảo luận.
- Bước 3: HS trả lời các câu hỏi, lên bảng điền câu trả lời. HS khác
nhận xét.
- Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2



Giáo án Địa Lí 10 cơ bản – Lưu Thu Liên

Phiếu học tập:
Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Hình thức biểu hiện

Nội dung biểu hiện

Phương pháp kí hiệu
Phương pháp kí hiệu
đường chuyển động

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu đường chuyển động (15 phút)
(1) Phương pháp dạy học/kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm
(2) Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp.
Hoạt động giáo viên – học sinh

Nội dung kiến thức

- Bước 1: GV chia lớp (như trên).

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển
động

- Bước 2: HS thảo luận, HS đại điện các nhóm trả lời,
HS khác bổ sung.
(Thông tin phản hồi)

- Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiển thức.
Thông tin phản hồi
Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Hình thức biểu hiện

Nội dung biểu hiện

Phương pháp kí hiệu

- Các đối tượng phân
bố theo điểm cụ thể:
điểm dân cư, trung
tâm công nghiệp, mỏ
khoáng
sản,
hải
cảng…

- Kí hiệu được đặt
chính xác vào vị trí
mà đối tượng đó phân
bố trên bản đồ.

- Thể hiện: vị trí, số
lượng (quy mô), cấu
trúc, chất lượng và
động lực phát triển

của đối tượng.

- Các dạng kí hiệu:
+ Kí hiệu hình học.
+ Kí hiệu chữ.
+ Kí hiệu tượng hình.

Phương pháp kí hiệu - Sự di chuyển của - Các mũi tên: dài
đường chuyển động
hiện tượng tự nhiên ngắn, dày mảnh khác
cũng như các hiện nhau.
tượng kinh tế - xã hội

- Thể hiện: hướng di
chuyển, khối lượng,
tốc độ di chuyển của
đối tượng địa lí
3


Giáo án Địa Lí 10 cơ bản – Lưu Thu Liên

trên bản đồ.

IV.

TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (5 phút)
1. Tổng kết

GV: Nội dung bài học hôm nay chúng ta đã tim hiểu phương pháp kí hiệu và phương

pháo đường chuyển động. Hãy nhắc lại những nội dung chính của các phương pháp này?
2. Hướng dẫn học tập
2.1 Làm bài tập:
Câu 1: Thế nào là phương pháp kí hiệu và phương pháo đường chuyển động?
Câu 2: So sánh phương pháp kí hiệu và phương pháo đường chuyển động
2.2 Tìm hiểu bài tiết sau: học bài cũ và chuẩn bị bài 1 tiết 2: phương pháp chấm điểm và
phương pháp bản đồ biểu đồ.

Tổ trưởng chuyên môn

Phan Trung Kiên

4



×