Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nhân vật tha hóa trong sáng tác của hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.07 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

VŨ ĐÌNH VỤ

NHÂN VẬT THA HÓA
TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

VŨ ĐÌNH VỤ

NHÂN VẬT THA HÓA
TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRƢƠNG ĐĂNG DUNG


HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Trương Đăng Dung. Mọi tham khảo dùng trong luận
văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm
công bố. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả

Vũ Đình Vụ


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu cùng với sự tận tình chỉ bảo của PGS.TS
Trương Đăng Dung, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn này. Qua luận văn,
tôi xin gửi đến PGS.TS Trương Đăng Dung lời cảm ơn chân thành và lòng
biết ơn sâu sắc nhất. Trong suốt thời gian thực hiện, thầy đã luôn tận tình chỉ
dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Qua luận văn, tôi cũng xin gửi lời biết ơn chân thành đến quý thầy cô
trong khoa Văn học, các thầy cô phòng sau đại học, thầy cô trong thư viện
trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi mong luận văn này như một lời cảm ơn để gửi tới bạn
bè, gia đình và đặc biệt là người vợ thân yêu đã cổ vũ, động viên và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.

Một lần nữa, xin chân trọng cảm ơn.

Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

VŨ ĐÌNH VỤ


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài. ........................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề. .............................................................................................. 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................. Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng nghiên cứu.................................. Error! Bookmark not defined.
5. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. ......... Error! Bookmark not defined.
6. Cấu trúc luận văn. ....................................... Error! Bookmark not defined.
B. PHẦN NỘI DUNG ................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1. VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI SAU ĐỔI MỚI 1986 VÀ HIỆN
TƢỢNG HỒ ANH THÁI. ............................ Error! Bookmark not defined.
1.1. Tình hình chính trị xã hội và tình hình văn học.Error! Bookmark not
defined.
1.1.1. Tình hình chính trị xã hội. ..................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Tình hình văn học.................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Hồ Anh Thái – hiện tượng độc đáo của nền văn học đương đại. .... Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Vài nét về tác giả. .................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Sự nghiệp văn chương........................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Quan niệm văn chương. ........................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. NHÂN VẬT THA HÓA VÀ MỘT SỐ KIỂU NHÂN VẬT
THA HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI.Error! Bookmark

not defined.
2.1. Nhân vật tha hóa trong tác phẩm văn học.Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học.......... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Kiểu nhân vật tha hóa trong văn học. ... Error! Bookmark not defined.
2.2. Một số kiểu nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái. ....... Error!
Bookmark not defined.

1


2.2.1. Nhân vật đam mê danh vọng, quyền lực.Error!

Bookmark

not

defined.
2.2.2. Nhân vật say sưa dục vọng.................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Nhân vật tham lam của cải, vật chất. .... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Nhân vật sống sa đọa............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Nhân vật sống nhẫn tâm, độc ác. .......... Error! Bookmark not defined.
2.2.6. Nhân vật biến dạng................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT THA HÓA
TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁIError!

Bookmark

not

defined.

3.1. Nghệ thuật mờ hóa nhân vật. ................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Không lai lịch. ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Không ngoại hình. ................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Không đời sống nội tâm. ....................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Nghệ thuật đặt tên nhân vật...................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật. ... Error! Bookmark not defined.
3.4. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật. .. Error! Bookmark not defined.
3.5. Giọng điệu giễu nhại. ............................... Error! Bookmark not defined.
3.6. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bản năng. . Error! Bookmark not defined.
3.7. Nghệ thuật xây dựng nhân vật biến dạng. Error! Bookmark not defined.
C. PHẦN KẾT LUẬN. .................................. Error! Bookmark not defined.
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 7

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Con người luôn là chủ đề trung tâm của văn học từ văn học dân gian,
văn học Trung đại đến văn học hiện đại và văn học hậu hiện đại. Với tư cách
là sinh vật cao cấp nhất, là tinh hoa của muôn loài, con người luôn sống có ý
thức và tự tạo nên "cái tôi" riêng biệt. Sự hình thành và phát triển của nhân
cách là sự thống nhất của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội để xác lập "cái
tôi" cá nhân. Sự biến đổi to lớn, sâu sắc của đời sống kinh tế – xã hội tác động
mạnh mẽ đến con người cũng như sự hình thành nhân cách con người.
Khi đất nước chuyển sang phát triển theo nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập, nước ta tiến một bước dài về
kinh tế xã hội cũng như đời sống và quyền con người. Nhưng khi mà giá trị
vật chất được con người đặt lên quá cao, khi mà đại đa số mọi người đều chạy
theo lối sống thực dụng thì tình trạng tha hóa, biến chất về đạo đức của một số

bộ phận con người trong xã hội lại càng nhiều và tốc độ càng nhanh chóng.
Vấn đề đạo đức con người đã được những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, đạo diễn
phim… đề cập đến. Nhưng những tác phẩm văn học, những bài báo, bộ phim
hay công trình nghiên cứu của các nhà khoa học mới chỉ lột tả được phần nào
trong lối sống và đạo đức của con người trong xã hội hiện nay. Nhà văn chính
là những người nhanh nhạy nhất với vấn đề đạo đức của con người, đồng thời
cũng là người đau đời nhất. Thiên chức của nhà văn là làm cho con người trở
nên hoàn thiện, hoàn mỹ hơn vì trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại hai
mặt: tốt đẹp – tha hóa, thiện – ác, cao cả – thấp hèn, buồn, tiêu cục – tích
cực… Ở đó, con người đứng trên ranh giới nhỏ nhoi giữa hai bờ thiện ác, nếu
không giữ được mình, con người sẽ bị tha hóa một cách nhanh chóng.
Văn xuôi Việt Nam từ sau đổi mới 1986 có những bước tiến dài và ghi
dấu ấn với nhiều tên tuổi như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Ma

3


Văn Kháng, Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Hoài, Phan Vàng Anh, Nguyễn
Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu… Trong lớp những nhà văn
kể trên không thể không kể đến Hồ Anh Thái – một gương mặt văn học có
nhiều cá tính và kĩ thuật viết hậu hiện đại.
Hồ Anh Thái là nhà văn có ý thức trách nhiệm trước đời sống nên anh
nhanh chóng thấu hiểu bản chất thật của sự sống đang diễn ra trước mắt.
Trước mắt anh là cuộc sống xô bồ vì xã hội ta bây giờ lắm loại người, nhiều
kiểu sống. Vì thế, nhân vật tha hóa trở thành một tuyến nhân vật rất quan
trọng trong sáng tác của Hồ Anh Thái.
Con người vốn rất phức tạp, cho nên Hồ Anh Thái đặc biệt quan tâm
đến con người tự nhiên, bản năng. Theo anh, con người có những khao khát
bản năng mang tính, nhân bản nhưng cũng có những bản năng lại nhấn
chìm con người trong hố đen của sự suy đồi. Bên cạnh con người bản năng,

Hồ Anh Thái còn nhìn thấy sự tha hóa ở con người đương đại. Với Hồ Anh
Thái, xã hội càng phát triển thì con người càng trở nên tha hóa. Đằng sau
sự tha hóa của con người là cả một xã hội nhố nhăng, ngổn ngang không gì
cải biến được.
Tác phẩm của Hồ Anh Thái luôn nhận được sự quan tâm của công
chúng bởi phong cách viết trẻ trung và cách nhận thức đời sống sâu sắc. Sáng
tác của Hồ Anh Thái có nhiều cách tân nghệ thuật, với cách viết và lối tư duy
nghệ thuật mới mẻ theo hướng hội nhập với kĩ thuật viết hậu hiện đại so với
các nhà văn cùng thời. Đặc biệt, cách xây dựng nhân vật của Hồ Anh Thái
thường mang đến những bất ngờ cho độc giả, nhất là cách xây dựng nhân vật
tha hóa. Tìm hiểu con người tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái là góp
phần tìm hiểu thế giới nhân vật trong sáng tác của tác giả nói riêng và của các
nhà văn hiện nay nói chung, đó là lí do chúng tôi chọn “Nhân vật tha hóa
trong sáng tác của Hồ Anh Thái” làm đề tài cho luận văn này.

4


2. Lịch sử vấn đề.
Với lối viết trẻ trung cùng kĩ thuật viết hiện đại, sáng tác của Hồ Anh
Thái luôn thu hút sự quan tâm của dư luận từ bạn đọc đến giới phê bình trong
và ngoài nước. Dư luận về Hồ Anh Thái tập trung chủ yếu tập trung trong giới
chuyên môn qua những công trình nghiên cứu, phê bình, đánh giá, giới thiệu
sách, những khóa luận tốt nghiệp của sinh viên và luận văn của học viên trong
các trường đại học. Những công trình nghiên cứu, đánh giá về sáng tác của
Hồ Anh Thái là khá cô đọng, có giá trị định hướng và khơi gợi sự khám phá.
Chúng tôi có thể lược ra những bài viết, phê bình, đánh giá tiêu biểu về
nhà văn Hồ Anh Thái cũng như sáng tác của anh:
Trong Giấc mơ lạ tặng cho người đọc, Nguyễn Thị Minh Thái nhận
xét: “Trong tình hình bộn bề xuất bản hôm nay, lạ nhất là tiểu thuyết Hồ Anh

Thái vẫn có chỗ đứng riêng trên thương trường sách văn học, vẫn được số
lớn người có nhu cầu đọc, và nóng lòng chờ đợi; và chờ đợi theo cách riêng
mà Hồ Anh Thái được quyền “ấn định”: cung cấp một giấc mơ tiểu thuyết
thật mới” [80. tr. 469]. Những tác phẩm của Hồ Anh Thái ngay khi ra đời đã
thu hút sự chú ý rộng rãi của bạn đọc cũng như giới phê bình bởi tính độc đáo
của nó. Tính độc đáo trong văn phẩm Hồ Anh Thái có thể phân tích từ nhiều
góc độ như: cấu trúc tác phẩm, đề tài, ngôn ngữ và đặc biệt là giọng điệu tác
phẩm không lẫn với bất cứ tác giả nào. Tác phẩm của Hồ Anh Thái mỗi lần
xuất bản lên đến hàng nghìn cuốn, cùng với đó là một số lượng lớn độc giả,
giới phê bình đón đọc. Chính vì thế, Hồ Anh Thái là nhà văn “hốt” nhất trong
nền văn chương đương đại nước nhà. Không chỉ nổi tiếng trong nước, các tác
phẩm của Hồ Anh Thái còn được dịch ra hơn 10 thứ tiếng như Mỹ, Pháp,
Thụy Điển, Hàn Quốc, Đan Mạch, Ấn Độ… Không những vậy, tác phẩm của
Hồ Anh Thái được sinh viên và các nhà nghiên cứu Mỹ sử dụng làm tư liệu
nghiên cứu và giảng dạy.

5


Trong Hồ Anh Thái – người lúc nào cũng đang viết, Hoài Nam cũng
khẳng định: “Nhà văn chuyên nghiệp là người phải biết tự ép mình vào một
thứ kỉ luật viết. Và nhà văn chuyên nghiệp là người có đủ kỹ năng và nghệ
thuật để khi ngồi vào bên bàn, có thể huy động cảm hứng đến. Hồ Anh Thái
đã làm được điều ấy” [56]. Trong số những nhà văn Việt Nam hiện nay, Hồ
Anh Thái là người viết khỏe nhất, viết đều đặn nhất, được bạn đọc đón nhận
nồng nhiệt nhất và anh sống khỏe bằng ngòi bút của mình. Hồ Anh Thái là
một cây bút hết sức chuyên nghiệp trong sáng tạo nghệ thuật. Anh đều đặn
viết hàng ngày và lao động viết một cách nghiêm túc chứ không viết theo kiểu
“ngẫu hứng” như nhiều người. Với hơn 30 năm tìm tòi, khám phá Hồ Anh
Thái đã có khoảng 30 đầu sách đã xuất bản. Nếu nhìn vào số liệu năm xuất

bản, độc giả có thể thấy hầu như năm nào Hồ Anh Thái cũng cho ra đời một
cuốn sách. Với những thành công vang dội cả trong và ngoài nước như vậy,
năm 2000, Hồ Anh Thái được đông đảo các bạn viết tôn vinh và bầu giữ chức
Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội.
Trong Người luôn làm mới mình, Tôn Phương Lan nhận xét: “Dường
như với anh, viết là một sự khai phá mới trên mảnh đất đã có chi chít dấu
chân. Tạo ra một “thương hiệu” cho mình, chí ít là anh đã làm đa dạng
gương mặt văn chương đất nước những năm đầu của thế kỉ mới” [77. tr. 267].
Đây là nhận xét hoàn toàn chính xác vì với sự hiểu biết có chiều sâu về lịch sử
xã hội cùng với thiên chức của một nhà văn thực tài, anh viết về cuộc sống
tươi nguyên đang cuồn cuộn chảy trước mắt. Có thể nói, anh là người chuẩn
bị tương đối đầy đủ về mặt văn hóa, trong đó có cả những giá trị văn chương
trong nước và của nhiều nước trên thế giới. Càng dấn thân trên con đường văn
chương, nhà văn càng hiểu biết sâu hơn về văn hóa. Anh khám phá những vỉa
sâu trong tâm hồn con người và viết về những vấn đề của nó. Lúc mới cầm
bút viết văn Hồ Anh Thái đã vậy, sau này anh cũng vậy.

6


THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Lan Anh (2013) – Cõi người cũng bao dung lắm… Cõi người
rung chuông tận thế, tr. 249-256.
2. Phan Lan Anh (2005).– Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết
của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.
3. Thái Phan Vàng Anh – Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn
hậu hiện đại, nguồn: 1052.
4. Đào Tuấn Ảnh (2005) – Quan niệm thực tại và con người trong văn
học hậu hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8, tr. 43-59.
5. Đào Tuấn Ảnh (2007) – Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt

Nam qua so sánh với văn xuôi Nga, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 12, tr. 39-57.
6. Lê Huy Bắc (2012) – Khuynh hướng cực hạn trong văn hóa hậu hiện
đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8, tr. 22-27.
7. Lê Huy Bắc (2013) – Lí thuyết phê bình hậu hiện đại như một siêu
ngữ, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4, tr. 17-25.
8. Nguyễn Thị Bình ( 2007) – Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 – một cái
nhìn khái quát, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2, tr. 49-54.
9. Nguyễn Thị Bình (2005) – Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết
Việt Nam gần đây, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 11, tr. 61-66.
10. Nguyễn Thị Bình (2003) – Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực
trong văn xuôi nước ta từ sau 1975, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4, tr. 21-25.
11. Anh Chi (2009) – Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái, Tạp chí
nghiên cứu văn học, số 8 , tr. 47-56.
12. Trương Đăng Dung (1996) – Tác phẩm văn học như là quá trình,
Tạp chí văn học, số 12 , tr. 19-27.
13. Trương Đăng Dung (2002) – Phương thức tồn tại của tác phẩm văn
học, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 7, tr.36-47 và số 8, tr. 7-18.

7


14. Trương Đăng Dung (2011) – Khoa học văn học hiện đại, hậu hiện
đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8 , tr. 12-25.
15. Phan Cự Đệ (2004) (chủ biên) – Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB
Giáo dục, HN
16. Nguyễn Đăng Điệp (2013) – Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc,
Cõi người rung chuông tận thế, tr. 384-405.
17. Hà Minh Đức (2003) (chủ biên) – Lí luận văn học, NXB Giáo dục, HN.
18. Hà Minh Đức (2002) – Vũ Trong Phụng và xã hội thời hiện đại,
Tạp chí nghiên cứu văn học, số 11, tr. 10-17.

19. Hà Minh Đức (2008) – Hưởng thụ văn hóa và văn hóa hưởng thụ,
Tạp chí nghiên cứu văn học, số 10, tr. 38-47.
20. Hà Minh Đức (2009) – Nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng đến
các hoạt động tinh thần của xã hội, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2, tr. 3-12.
21. Hoàng Cẩm Giang (2010) – Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỉ XXI, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4, tr. 90-104.
22. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995) – Quan niệm nghệ thuật
về con người trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. Chương
trình KHCN cấp nhà nước KX – 07, Đề tài KX – 07 – 01.
23. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2008) – Kết cấu tiểu thuyết hiện đại qua tiểu
thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.
24. Phạm Thị Ngọc Hà (2009) – Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác
của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH và NV Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Hạnh (2011) – Văn chương trước hết và cuối cùng là
chuyện về con người, về sự sống, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 7, tr. 111-116.
26. Đào Duy Hiệp (2008) – Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại,
NXB Giáo dục, Quảng Nam.

8


27. Nguyễn Thị Minh Hoa (2010) – Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu
thuyết “Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư
phạm Hà Nội.
28. Lê Thị Hoa (2011) – Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh qua thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Hoàng, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH
sư phạm Hà Nội.
29. Tô Hoài (1977) – Sổ tay viết văn – NXB Tác phẩm mới, HN.
30. Nguyễn Chí Hoan (2014) – Truyện: không là truyện, nhân vật:
không là nhân vật, ấy là truyện, Bốn lối vào nhà cười, tr. 259-266.

31. Nguyễn Công Hoan (1971) – Đời viết văn của tôi, NXB Văn học.
32. Cao Hồng – Nghệ thuật xây dựng nhân vật tha hóa trong truyện ngắn
Lê Minh Khuê, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2, tr.75-82.
33. Nguyễn Thị Thu Huệ (2001) – 21 truyện ngắn Thu Huệ, NXB Hội
nhà văn, HN.
34. Nguyễn Thị Thu Huệ (2012) – Thành phố đi vắng, NXB Trẻ, HCM.
35. Nguyễn Nhật Huy (2011) – Liên văn bản trong tiểu thuyết Hồ Anh
Thái (qua tiểu thuyết Đức phật, nàng Savitri và tôi), Luận văn thạc sĩ, Trường
ĐH sư phạm Hà Nội.
36. Lê Thị Thu Hương (2007) – Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ
Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.
37. Lê Thị Thu Hương (2007) – Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ
Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.
38. Lê Minh Khuê (2013) – Người còn đi dài với văn chương, Cõi
người rung chuông tận thế, 264-275.
39. Phùng Ngọc Kiếm – Nhân vật vô danh trong “Tự sự 265 ngày” – từ
cái nhìn so sánh với văn học phi lí – Tự sự 265 ngày, tr. 252-276.
40. Phùng Kiên (2010) – Phiên chợ Giát từ góc nhìn hiện đại, Tạp chí
nghiên cứu văn học, số 9, tr. 94-106.

9


41. Ngọc Lan (2006) – Nhà văn đích thực phải là người tử tế, Mười lẻ
một đêm, tr. 339-344.
42. Tôn Phương Lan (2014) – Người luôn làm mới mình, Bốn lối vào
nhà cười, tr. 267-274.
43. Lê Hồng Lâm (2001) – Phong cách không phải là cái vỏ ngoài bất
biến và ngoan cố, Tự sự 265 ngày, tr. 222-229.
44. Lê Hồng Lâm (2002) – Người đi qua bóng mình, Cõi người rung

chuông tận thế, tr. 257-263.
45. Phong Lê (2005) – Tiểu thuyết Việt Nam mở đầu thế kỉ XXI trong
tiến trình văn học Việt Nam từ tháng Tám – 1945, Tạp chí nghiên cứu văn
học, số 9, tr. 13-28.
46. Phong Lê (2010) – Vài nét tiếp cận lịch sử và giá trịn văn xuôi Việt
Nam hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 3, tr. 3-12.
47. Phạm Thị Phương Loan (2013) – Sự tha hóa của con người trong
“Giông tố” và “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, Khóa luận tốt nghiệp, Trường
Đại học Tây Bắc.
48. Nguyễn Văn Long – Lê Thị Thu Hằng (2012) – Những cách tân
nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI nguồn: http://vannghe
quandoi.com.vn/802/ news-detail/391352/phe-binh-van-nghe/nhung-cach-tannghe-thuat-cua-tieu-thuyet-viet-nam-dau-the-ki-xxi.html, 23/10/2012.
49. Nguyễn Văn Long (2001) – Văn học Việt Nam trong thời đại mới,
NXB Giáo dục, HN.
50. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006) – Văn
học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo
Dục, HN.
51. Phương Lựu (chủ biên) (2003) – Lí luận văn học, NXB Giáo Dục, HN.
52. Phương Lựu (2010) – Khái quát và tranh luận trực tiếp về văn hóa
hậu hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8, tr. 3-16.

10


53. Tôn Thảo Miên (2013) – Thị hiếu thẩm mĩ của công chúng – nhìn từ
đời sống văn học Việt Nam đương đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2, tr. 76-84
54. Hà Minh (2006) – Suy nghĩ về một vài hướng tìm tòi đổi mới trong
văn học, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4, tr. 21-28.
55. Hoài Nam (2009) – Chất hài hước, nghịch dị trong Mười lẻ một
đêm, Mười lẻ một đêm, tr. 370-380.

56. Hoài Nam – Hồ Anh Thái – người lúc nào cũng đang viết, nguồn:
http://

giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/ho-anh-thai-nguoi-luc-nao-

cung-dang-viet-1973009.html, 25/1/2008.
57. Lê Thanh Nga (2006) – Thân phận con người trong sáng tác của
Franz Kafka, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 3, tr. 107-117.
58. Lã Nguyên (2007) – Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại
trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,
Tạp chí văn học, số 12, tr. 12-38.
59. Nhà xuất bản hội nhà văn (2005) – Nguyễn Huy Thiệp – truyện
ngắn, HN.
60. Nhà xuất bản văn học (2005) – Tuyển tập Nam Cao, tập 1, 2, HN.
61. Vương Trí Nhàn – Bảy bước tới tha hóa, nguồn: http://
vuongtrinhan. blogspot. com/2013/11/bay-buoc-toi-tha-hoa.html, 4/11/2013.
62. Trần Thị Mai Nhân – (2006) – Kiểu nhân vật “tha hóa” trong tiểu
thuyết về chiến tranh sau 1975, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP HCM,
số 9, tr.91-103.
63. Nhiều tác giả (2004) – Từ điển văn học, NXB Thế giới.
64. Nhiều tác giả (2004) – Văn học phương Tây, NXB Giáo dục, HN.
65. Đỗ Hải Ninh (2011) – Mối quan hệ giữa tự truyện – tiểu thuyết và
một số dạng thức tự thuật trong văn học Việt Nam đương đại, Tạp chí nghiên
cứu văn học, số 8, tr. 113-122.

11


66. Hà Quảng – Văn xuôi hậu hiện đại Việt, đôi điều trao đổi… nguồn:
13/4/2013.

67. Nghiêm Xuân Sơn (chủ biên) – Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1,2,
NXB văn học, HN.
68. Trần Đăng Suyền (2002) – Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn
học, Tạp chí văn học, số 9, tr. 12-18.
69. Trần Đăng Suyền (2002) – Cá tính sáng tạo và đặc điểm tiểu thuyết
hiện thực Vũ Trọng Phụng, Tạp chí văn học, số 10, tr. 22-28.
70. Trần Đăng Suyền (2004) – Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, NXB
khoa học xã hội.
71. Trần Đình Sử (2009) – Thi pháp học hiện đại trong nghiên cứu văn
học ở Việt Nam thế kỉ XX, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2, tr. 13-25.
72. Trần Đình Sử (2013) – Sáu mươi năm đồng hành cùng tiến trình
văn học Việt Nam đương đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 11, tr. 13-16.
73. Nguyễn Thanh Tâm (2011) – Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ
Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH và NV Hà Nội.
74. Nguyễn Hữu Tâm (2006) – Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết
Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.
75. Nguyễn Bá Thạc (2007) – Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của
Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.
76. Đỗ Ngọc Thạch (2010-2011) – Vài đặc điểm văn xuôi hiện đại Việt
Nam, nguồn: />77. Hồ Anh Thái (2014) – Bốn lối vào nhà cười, NXB Trẻ, HCM.
78. Hồ Anh Thái (2013) – Cõi người rung chuông tận thế, NXB Trẻ, HCM.
79. Hồ Anh Thái (2012) – Dấu về gió xóa, NXB Trẻ, HCM.
80. Hồ Anh Thái (2010) – Đức Phật, nàng Savitri và tôi, NXB Thanh
niên, HN

12


81. Hồ Anh Thái ( 2014) – Mảnh vỡ của đàn ông, NXB Trẻ, HCM.
82. Hồ Anh Thái (2003) – Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng

hiện ra, NXB Phụ nữ, HN.
83. Hồ Anh Thái (1987) – Người và xe chạy dưới ánh trăng, NXB Tác
phẩm mới, HN.
84. Hồ Anh Thái (2012) – SBC là săn bắt chuột, NXB Trẻ. HCM
85. Hồ Anh Thái (2014) – Tiếng thở dài qua rừng kim tước, NXB Trẻ, HCM.
86. Hồ Anh Thái (2014) – Tự sự 265 ngày, NXB Trẻ, HCM.
87. Hồ Anh Thái (2014) – Những đứa con rải rác trên đường, NXB
Trẻ, HCM.
88. Hồ Anh Thái (2009) – Mười lẻ một đêm, NXB Lao động, HN
89. Nguyễn Thị Minh Thái – Mười lẻ một đêm, cái nhìn hắt sáng từ
phía sau, Mười lẻ một đêm, tr. 360-369
90. Nguyễn Thị Kim Thanh (2012) – Văn hóa Ấn Độ trong sáng tác
của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH và NV Hà Nội.
91. Phạm Thị Bích Thảo (2006) – Thế giới nhân vật tha hóa trong hai
tác phẩm Ơgiêni Grăngđê và Lão Gôriô của Balzăc, Khóa luận tốt nghiệp đại
học, Trường Đại học Vinh
92. Nguyễn Thị Thắng (2011) – Nhân vật trong tác phẩm Franz Kafka,
Luận án tiến sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.
93. Phùng Gia Thế (2012) – Tính bất khả tín, hàm hồ trong thế giới
nghệ thuật văn xuôi Việt Nam đương đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 12,
tr.60-71.
94. Phùng Gia Thế - Điều kiện hậu hiện đại của văn học Vệt Nam,
nguồn:

/>
kien-hau-hien-dai-cua-van-hoc-viet-nam.html.

13



95. Nguyễn Thành Thi – Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, nguồn: &ID=
11059, 2010.
96. Lã Nhâm Thìn (2002) – Đặc trưng quan niệm nghệ thuật về con
người của Nguyễn Trãi, Tạp chí văn học, số 10 tr. 45-48.
97. Trần Nho Thìn (2002) – Tính hệ thống của tiến trình lịch sử văn
học Việt Nam, Tạp chí văn học, số 7, tr. 58-67.
98. Võ Thị Thoa – Vấn đề tình dục trong văn học Việt Nam sau 1975,
nguồn:

/>
van-hoc-viet-nam-sau-1975-(vo-thi-thoa)-657.html, 4/8/2013.
99. Lưu Khánh Thơ (2005) – Từ quan niệm về thơ đến lí luận về tiểu
thuyết – bước tiến trên con đường hiện đại hóa văn học dân tộc, Tạp chí
nghiên cứu văn học, số 4, tr. 71-80
100. Lưu Khánh Thơ (2010) – Một hướng tiếp cận văn học Việt Nam
hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8, tr. 113-118.
101. Bích Thu (2006) – Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì
đổi mới, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 11, tr. 15-30.
102. Lí Hoài Thu – Hoàng Cẩm Giang (2011) – Một cách nhìn về tiểu
thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 6, tr. 74-88.
103. Lí Hoài Thu – Hoàng Cẩm Giang – Tiểu thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam
một cái nhìn lịch đại trên bình diện đồng đại, nguồn: />TrangVan HocDaiHocTayBac/posts/318244074962073, 11/2013.
104. Phạm Thị Thu – Vài nét so sánh về nhân vật tha hóa trong truyện
ngắn của Akutagawa (Nhật Bản) và của Nam Cao (Việt Nam), nguồn: http://
www.inas.

gov.vn/506-vai-net-so-sanh-ve-nhan-vat-tha-hoa-trong-truyen-

ngan-cua-akutagawa-nhat-ban-va-cua-nam-cao-viet-nam.html, 2/11/2014


14


105. Hỏa Diệu Thúy – Cái lạ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, nguồn:
http://hoanh thai.vn/Tac-Pham/Cai-la-trong-truyen-ngan-Ho-Anh-Thai-Ky-181.html.
106. Hoàng Thu Thủy (2009) – Điểm nhìn trong tiểu thuyết Hồ Anh
Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.
107. Hoàng Vũ Thuật – Con người tha hóa cô đơn và khát vọng,
nguồn: 7/11/2005.
108. Lê Ngọc Trà (2007) – Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới,
Tạp chí nghiên cứu văn học, số 1, tr. 35-51.
109. Bùi Thanh Truyền, Lê Biên Thùy – Hồ Anh Thái và dấu ấn hậu
hiện đại, nguồn: 30/3/2013.
110. Nguyễn Thị Vân (2005) – Nghệ thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái,
Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.
111. Hoàng Thị Xuân (2008) – Hồ Anh Thái và những nỗ lực cách tân
tiểu thuyết, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.
112. E. Mounier (1970) ( dịch giả Thụ Nhân) – Những chủ đề triết hiện
sinh, NXB Nhị Nùng, Sài Gòn.
113. Jacques Colette (2011) ( dịch giả Hoàng Thạch) – Chủ nghĩa hiện
sinh, NXB Thế giới, HN.

15



×