Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.93 KB, 120 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





PHẠM THỊ NGỌC HÀ






NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG SÁNG TÁC
CỦA HỒ ANH THÁI






LUÂN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC
















HÀ NỘI - 2009


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM THỊ NGỌC HÀ






NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG SÁNG TÁC

CỦA HỒ ANH THÁI



Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.34


LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC




Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. NGUYỄN BÍCH THU




HÀ NỘI - 2009

3
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 7
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 13
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 15

Chương 1: HỒ ANH THÁI VÀ NHỮNG SÁNG TÁC TRÀO PHÚNG 16
1.1. VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC TRÀO PHÚNG VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 16
1.2. SỰ LỰA CHỌN BÚT PHÁP TRÀO PHÚNG CỦA HỒ ANH THÁI 24
1.3. HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI TRONG SÁNG TÁC
TRÀO PHÚNG CỦA HỒ ANH THÁI 29
1.3.1. Cuộc sống là một “Nhà cƣời” 33
1.3.2. Con ngƣời trong sáng tác trào phúng của Hồ Anh Thái 37
Chương 2: NHÂN VẬT, TÌNH HUỐNG VÀ CỐT TRUYỆN TRONG
SÁNG TÁC TRÀO PHÚNG CỦA HỒ ANH THÁI 44
2.1. NHÂN VẬT TRÀO PHÚNG 44
2.1.1. Nhân vật nghịch dị 44
2.1.2. Ký hiệu hóa nhân vật – Những nhân vật vô danh 53
2.2 MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRÀO PHÚNG 58
2.2.1. Tình huống mâu thuẫn - hài hƣớc 59
2.2.2. Tình huống kỳ ảo 63
2.2.3. Chuỗi tình huống nghịch dị trong Mười lẻ một đêm 66
2.3. MỘT SỐ CẤU TRÚC CỐT TRUYỆN ĐỘC ĐÁO 70
2.3.1. Xâu chuỗi các chi tiết trào phúng 71
2.3.2. Cấu trúc cốt truyện phân mảnh 74

4
2.3.3. Cấu trúc cốt truyện lồng ghép 76
Chương 3: PHƢƠNG THỨC TRẦN THUẬT, GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN
NGỮ TRONG SÁNG TÁC TRÀO PHÚNG CỦA HỒ ANH THÁI 80
3.1. PHƢƠNG THỨC TRẦN THUẬT 80
3.1.1. Mở đầu và kết thúc bất ngờ, hóm hỉnh 80
3.1.2. Cách thức trần thuật tạo tiếng cƣời trào phúng 83
3.1.2.1. Trần thuật ngôi thứ nhất 83
3.1.2.2. Trần thuật khách quan với sự dịch biến điểm nhìn 87
3.1.3. Thủ pháp gián cách và đối thoại độc giả 91

3.2. HỢP XƢỚNG GIỌNG ĐIỆU 94
3.2.1 Giọng điệu hài hƣớc 94
3.2.2. Giọng điệu châm biếm 96
3.2.3. Giọng điệu giễu nhại 98
3.2.4. Giọng điệu triết lý 100
3.3. NGÔN NGỮ ĐA THANH, HIỆN ĐẠI 102
3.3.1. Ngôn ngữ thị dân hiện đại 102
3.3.2. Sự phức hợp của các hệ lời 104
3.3.3. Các thủ pháp lạ hóa ngôn ngữ 106
3.3.4. Một số biện pháp tu từ 108
KẾT LUẬN 112
THƢ MỤC THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.







5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đặc biệt là từ những năm 1980
trở lại đây đã chứng kiến sự trở lại của tiếng cƣời trào phúng sau một thời gian
vắng bóng. Hiện tƣợng này cho thấy những thay đổi đáng kể trong quan niệm,
tƣ duy nghệ thuật của nhà văn về hiện thực cuộc sống và con ngƣời. Sự “phục
sinh” tiếng cƣời là một sự đổi thay lớn trong nội dung cảm hứng của văn xuôi
giai đoạn này. Nó xuất hiện trong các sáng tác của nhiều nhà văn, từ lớp nhà
văn lão thành nhƣ Vũ Bão, Tô Hoài, Trang Thế Hy, Ma Văn Kháng, Nguyễn

Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên cho đến lớp nhà văn đã và đang
sung sức nhƣ: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Khắc Trƣờng, Tạ Duy Anh và đặc biệt xuất hiện nhiều ở các tác
phẩm gần đây của Hồ Anh Thái. Trong không khí dân chủ của đời sống văn
học, các nhà văn tìm đến những phƣơng tiện nghệ thuật trào phúng để phản
ánh hiện thực cuộc sống đang có nhiều biến chuyển dữ dội, một mặt kế thừa
những thành tựu nghệ thuật trào phúng từ lớp các nhà văn bậc thầy trong văn
học Việt Nam, mặt khác có những khám phá, tìm tòi, thể nghiệm mới mẻ, góp
phần tạo nên diện mạo mới cho văn học Việt Nam đƣơng đại.
1.2. Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn trƣởng thành trong thời
kỳ đổi mới. Ông đến với nghề văn khá sớm (từ năm 17 tuổi) với tác phẩm đầu
tay Bụi phấn. Từ đó đến nay, trải qua hơn 30 năm cầm bút, Hồ Anh Thái đã
có trong tay hơn 30 đầu sách gồm cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Hồ Anh Thái
cũng đã đƣợc nhận giải thƣởng truyện ngắn của báo Văn nghệ với truyện ngắn
Chàng trai ở bến đợi xe, giải thƣởng văn xuôi 1986 – 1990 của Hội Nhà văn
Việt Nam và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam với tiểu thuyết Người và xe
chạy dưới ánh trăng; giải thƣởng của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt

6
Nam, với tập truyện ngắn Người đứng một chân. Nhìn vào chặng đƣờng sáng
tác của Hồ Anh Thái có thể nhận thấy một sức viết bền bỉ, miệt mài thể hiện
những nỗ lực trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Số lƣợng tác phẩm của
Hồ Anh Thái tăng dần theo thời gian: tiểu thuyết Phía sau vòm trời (1982),
Mai phục trong đêm hè (1982), Vẫn chưa tới mùa đông (1984), Người đàn bà
trên đảo (1985), Trong sương hồng hiện ra (1989), Mảnh vỡ của đàn ông
(1993), Lũ con hoang (1995) Tiếng thở dài qua rừng kim tước (2003), Tự sự
265 ngày (2003) (tác phẩm này đƣợc giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam
nhƣng tác giả từ chối không nhận), Cõi người rung chuông tận thế (2003),
Bốn lối vào nhà cười (2004), Mười lẻ một đêm (2006), Đức Phật, nàng Savitri
và tôi (2007) Hồ Anh Thái cũng là một trong số ít những nhà văn có tác

phẩm đƣợc in và dịch ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ
Tác phẩm Hồ Anh Thái không chỉ nhiều về số lƣợng mà còn có giá trị về nội
dung và nghệ thuật, thu hút sự quan tâm của độc giả và giới phê bình.
1.3. Nhìn vào quá trình sáng tác của Hồ Anh Thái, chúng tôi tạm thời
phân chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu là những tác phẩm tràn đầy ƣớc
mơ khát vọng, niềm tin về lớp ngƣời trẻ đầy nhiệt huyết trong sự nghiệp khôi
phục và phát triển đất nƣớc sau chiến tranh; giai đoạn tiếp theo là những sáng
tác về Ấn Độ; và gần đây là những sáng tác về thành thị và đời sống công
chức. Trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái thời gian gần đây, có thể thấy một
phƣơng diện nghệ thuật nổi bật là tiếng cười trào lộng. Cùng với đó là sự thay
đổi về bút pháp nghệ thuật, từ bút pháp lãng mạn, huyền thoại hoá tới bút
pháp hiện thực, trào phúng. Đọc các tập truyện ngắn nhƣ Tự sự 265 ngày, Bốn
lối vào nhà cười, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết gây đƣợc tiếng vang đặc biệt nhƣ
Mười lẻ một đêm, có thể thấy Hồ Anh Thái là một ngƣời thích cƣời, biết cƣời
và có thể làm độc giả cƣời đƣợc. Nghệ thuật trào phúng đã giúp nhà văn
không chỉ tạo đƣợc tiếng cƣời mà còn là phƣơng tiện giúp nhà văn thể hiện

7
cách nhìn về cuộc sống và con ngƣời đƣơng thời hài hƣớc mà không kém
phần sâu sắc. Tác giả một mặt kế thừa truyền thống văn học trào phúng qua
những bậc thầy nhƣ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xƣơng, Nguyễn Công Hoan,
đặc biệt là Vũ Trọng Phụng, mặt khác, luôn có những tìm tòi, sáng tạo nghệ
thuật tạo nên sắc diện mới cho tiếng cƣời trong nhiều tác phẩm của mình.
Xuất phát từ niềm hứng thú với tác phẩm trào phúng nói chung và các tác
phẩm của Hồ Anh Thái nói riêng, chúng tôi nghiên cứu đánh giá nghệ thuật
trào phúng ở một vài tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác gần đây nhất
của Hồ Anh Thái. Tuy đây chỉ là một phần nhỏ trong thành tựu đạt đƣợc của
Hồ Anh Thái, song chúng tôi hy vọng, việc tìm hiểu về nghệ thuật trào phúng
trong sáng tác của Hồ Anh Thái cũng là một trong những cách đánh giá
những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn cùng những đóng

góp của ông trong nền văn xuôi đƣơng đại nói riêng và văn học Việt Nam nói
chung.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Các tác phẩm của Hồ Anh Thái ngay từ khi ra đời đã thu hút đƣợc sự
quan tâm giới nghiên cứu, phê bình văn học và dƣ luận bạn đọc trong và ngoài
nƣớc. Hàng loạt bài tiểu luận, nghiên cứu phê bình, bài viết giới thiệu tác
phẩm và các bài phỏng vấn nhà văn đƣợc đăng tải trên các tạp chí, các báo,
phƣơng tiện truyền thông. Chúng tôi chú ý đến những ý kiến xoay quanh nghệ
thuật trào phúng của Hồ Anh Thái trong những năm gần đây.
Có thể nói, sự ra đời của ba tác phẩm Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà
cười, Mười lẻ một đêm đánh dấu một lối viết mới của Hồ Anh Thái. Rất nhiều
công trình, nhiều bài viết khẳng định, nghệ thuật trào phúng là một trong
những đặc điểm độc đáo trong sáng tác Hồ Anh Thái trong những năm gần
đây, đặc biệt là ở các tác phẩm nêu trên. Tác giả Vân Long trong bài Một
giọng văn khác nhận ra ở tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày, “nhà văn hình thành

8
một giọng văn hoàn toàn khác thời kỳ đầu: trào lộng, châm biếm hóm hỉnh và
sắc sảo những câu chuyện, những thói tật đáng cƣời trong xã hội. Đọc tập
truyện này, ngƣời đọc nhiều chỗ phải bật cƣời thành tiếng nhƣ đọc Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hay những chuyện châm
biếm của Azit Nêxin (Thổ Nhĩ Kỳ)” [50, 245]. Trong bài viết này, tác giả
cũng đã chỉ ra một vài thủ pháp nghệ thuật đặc sắc tạo nên một vị trí riêng ở
thể văn này và cho rằng, đó cũng là một cách nhà văn nhập sâu vào thực tại
đời sống đang đan xen lẫn lộn giữa cái mới đích thực và sự học đòi nhố
nhăng, dùng tiếng cƣời thông minh để phê phán chúng.
Trong bài viết Cái mà văn chương còn thiếu, Ma Văn Kháng cũng
khẳng định trào phúng là một đặc điểm nổi bật của văn phong Hồ Anh Thái,
và tác giả thực sự thích thú với giọng văn mới này: “Tôi thích giọng văn của
Hồ Anh Thái ” bởi “nó có cái thông minh hóm hỉnh, vừa sâu sắc, vừa có tính

truyền thống. Hơn nữa cái này mới thật thích đây: chất trào phúng, giễu nhại
chua cay mà tâm thiện. Chất này văn chương ta thiếu quá” [48, 327]. Bằng
nhận định này, Ma Văn Kháng đã khẳng định vai trò của Hồ Anh Thái khi
góp phần đổi mới văn học theo khuynh hƣớng dân chủ hoá, thông qua việc
sáng tạo tiếng cƣời trào phúng, cái vốn có truyền thống trong văn học dân tộc
nhƣng bị đứt gãy, vắng bóng một thời gian do sự chi phối của điều kiện lịch
sử, chính trị, xã hội Nhà văn Ma Văn Kháng cũng nhận thấy những câu
chuyện của Hồ Anh Thái mở ra một góc nhìn nhân sinh, cho thấy tính đa tầng,
những thực tại nhìn thấy và không nhìn thấy, những ấn tƣợng đặc sắc thông
qua chủ đề của nó ở chính cuộc đời này, của hôm nay
Nhiều bài viết cũng khẳng định sự hiện diện của tiếng cƣời trào phúng
trong nhiều sáng tác của Hồ Anh Thái. Trong bài viết Nói bằng lời của mình,
tác giả Võ Anh Minh nhận xét, Hồ Anh Thái là nhà văn tinh nhạy trong việc
phát hiện những thói xấu đáng cƣời, đáng chê của con ngƣời và vạch nó ra

9
bằng cái nhìn hài hƣớc. Nhƣng cái cƣời trong văn xuôi Hồ Anh Thái thật thâm
sâu, đến mức cƣời xong thì thấy ƣu tƣ, xa xót, thậm chí giật mình chợt nghĩ:
khéo ta vừa mới cƣời chính ta. Các tập truyện Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào
nhà cười, cùng tiểu thuyết Mười lẻ một đêm mới xuất bản đầu năm 2006 và
một số truyện ngắn khác là những nụ cƣời nhƣ vậy của Hồ Anh Thái. Tác giả
Võ Anh Minh cũng phân tích rõ đối tƣợng của tiếng cƣời trong sáng tác của
Hồ Anh Thái. Nếu nhƣ ở tập truyện Tự sự 265 ngày, nhà văn chủ yếu hƣớng
tiếng cƣời vào giới trí thức, công chức thì đến Bốn lối vào nhà cười, cái cƣời
có phạm vi rộng hơn, vƣơn tới bao trùm nhiều hạng ngƣời trong xã hội, nhiều
lĩnh vực khác nhau Nhiều bài viết cũng đánh giá cao tiếng cƣời trong Mười
lẻ một đêm. Tác giả Hoài Nam trong bài “Chất hài hƣớc, nghịch dị trong Mười
lẻ một đêm của Hồ Anh Thái đánh giá sáng tác của Hồ Anh Thái “có thể khiến
ta phải bật cƣời, bởi tính chất hài hƣớc của nó. ( ) kể từ khi Số đỏ của nhà
văn Vũ Trọng Phụng ra đời đến nay, văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nói chung

và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng đã đánh mất (một cách rất đáng tiếc) tiếng
cƣời hài hƣớc. Suốt một thời gian dài các nhà văn Việt Nam ít cƣời và cũng ít
muốn khiến cho độc giả phải bật cƣời thông qua tác phẩm của mình” [55,
339]. Ở đây, tác giả bài viết đã đặt tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh
Thái trong bối cảnh văn học đƣơng thời đang thiếu vắng tiếng cƣời sắc sảo,
càng cho thấy ý nghĩa của cuốn tiểu thuyết này. Trên báo Thanh niên cũng
đƣa ra những nhận xét về chất hài hƣớc trong tiểu thuyết này: “Mười lẻ một
đêm đƣợc viết bằng giọng hài hƣớc chủ đạo. Thậm chí có những truyện đƣợc
lồng cả vào truyện cƣời dân gian. Câu văn thụt thò, dài ngắn có chủ đích
Tác giả dũng cảm - phải dùng từ dũng cảm - nhảy thẳng vào những ngổn
ngang của cuộc sống hôm nay.”
Nhƣ vậy, rất nhiều nhà phê bình, bạn đọc đã nhận thấy một lối viết mới
trong sáng tác của Hồ Anh Thái, gắn với việc tạo dựng tiếng cƣời trào phúng.

10
Nhiều công trình, bài viết cũng bƣớc đầu nghiên cứu, đánh giá những phƣơng
diện cụ thể trong nghệ thuật trào phúng của Hồ Anh Thái.
Trong bài viết Hồ Anh Thái người mê chơi cấu trúc của Nguyễn Đăng
Điệp cho rằng, Hồ Anh Thái dám nhìn thẳng vào những “mảnh vỡ”, những bi
kịch nhân sinh, mổ xẻ nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo… Chính vì hình
dung cuộc sống nhƣ những mảnh vỡ, tác giả sẽ nhận thấy sự xen cài của cái ác
và cái thiện, cái cao cả và thấp hèn, cái sang trọng đi liền với cái nhếch nhác,
cái trong suốt xen lẫn cái phàm tục. Đây là cái nhìn “suồng sã” của tƣ duy
nghệ thuật hiện đại. Nguyễn Đăng Điệp cũng phân tích cho thấy một vài nét
đặc sắc trong nghệ thuật của Hồ Anh Thái: “Có thể nói, Hồ Anh Thái đã xây
dựng những tác phẩm của mình bằng tƣ duy nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại.
(…) Nhà văn không chú ý nhiều đến chuyện mà chú ý nhiều hơn cấu trúc
truyện. Tƣơng ứng với điều đó là sự gia tăng các chi tiết miêu tả không gian
so với hệ thống chi tiết miêu tả thời gian. Điều này giúp nhà văn dựng lên các
hoạt cảnh để nhân vật diễn vai mình một cách chân thực trong quá trình va

quệt với môi trƣờng và với các nhân vật khác” [48, 352]. Chính vì vậy mà các
nhân vật trong sáng tác của Hồ Anh Thái chinh phục ngƣời đọc một cách khá
tự nhiên, không gây cảm giác gƣợng. Theo Nguyễn Đăng Điệp: “Dấu vết các
“mối hàn” khi xây dựng nhân vật trong các trƣờng đoạn khác nhau đƣợc ngụy
trang rất khéo khiến cho ngƣời đọc không nhận thấy sự sắp xếp lộ liễu của nhà
văn. Đây là một thành công đáng ghi nhận của Hồ Anh Thái về nghệ thuật
dựng truyện và tạo “lực hấp dẫn” nhằm thu phục ngƣời đọc.”
Tác giả Hoài Nam trong bài viết: Hồ Anh Thái - người lúc nào cũng
viết đăng trên báo Văn nghệ cho rằng từ năm 1995 cho đến nay, các tập truyện
ngắn Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Sắp đặt và diễn, và tiểu thuyết
Mười lẻ một đêm “không nhƣ các giai đoạn trƣớc đôn hậu, trong sáng hoặc
tỉnh táo sắc lạnh - giọng điệu văn xuôi Hồ Anh Thái lúc này nghiêng về giễu

11
cợt, trào lộng, mỉa mai sâu cay và không hề nƣơng nhẹ trƣớc đối tƣợng.” Tác
giả nhận thấy: “trong truyện Hồ Anh Thái luôn tạo đƣợc những tình huống
“chẳng giống ai”, những tình huống truyện mang chức năng của những nút
nhấn để từ đó các panorama hiện ra với tất cả đƣờng nét và dáng vẻ xiêu xó
tức cƣời. Nhà văn phát hiện rất nhanh nhạy cái lố bịch trong đời sống, khai
thác đến cùng phƣơng diện gây cƣời của nó để đƣa vào tuyến vận động của
cốt truyện một cách thật nhuần nhuyễn. Tƣơng hợp tối đa với sự phát hiện này
là một kiểu văn phong bất chấp chuẩn mực ngữ pháp tiếng Việt, câu cú xô
lệch thụt thò, khi dài lê thê, khi cụt lủn cộc lốc.” Tác giả bài viết cũng nhận ra;
“nhân vật trong những tác phẩm này chỉ là những con rối trong bàn tay điều
khiển của nhà văn. Chúng xuất hiện và hành động chỉ để thể hiện cho cái cảm
quan của anh về một trần thế ngả nghiêng đầy rẫy sự tức cƣời.”
Nhận xét về cấu trúc truyện của Hồ Anh Thái, nhiều tác giả cho rằng Hồ
Anh Thái nhiều khi không chú trọng xây dựng cốt truyện theo diễn biến trình
tự mà thƣờng phát hiện và kết nối các chi tiết trào phúng. Tác giả Nguyễn
Vĩnh Nguyên trong bài Chợt gặp trong nhà cười nhận xét: “Cái hài đƣợc nảy

sinh từ những biểu hiện mâu thuẫn giữa tính nội tại và biểu hiện, bên trong và
bên ngoài và sự va đập của chi tiết (Chợ, Cả một dây theo nhau đi). Hầu hết
các truyện trong tập này là cấu trúc phản ứng dây chuyền của trùng trùng chi
tiết xô bồ và bừa bộn bất chấp thứ tự lớp lang. Nó sẽ bị gọi là lan man với
ngƣời đọc quen tìm cốt truyện. Nhƣng thú vị với những ai đọc để tìm sự liên
tƣởng và mạch ngầm trong “rừng” chi tiết, cấu trúc ấy”[36].
Nhiều ngƣời khác lại nhận thấy nét độc đáo trong giọng điệu và ngôn
ngữ Hồ Anh Thái. Trong bài Người luôn làm mới mình, tác giả Tôn Phƣơng
Lan nhận xét, “trong các truyện ngắn viết gần đây ít khi ta gặp lại một Hồ Anh
Thái trong kiểu kết cấu truyền thống. Anh tạo cho mình một kiểu cấu trúc
riêng, một thứ ngôn từ riêng. Phải nói rằng ngôn từ của thị dân là một đặc

12
trƣng rất riêng trong văn Hồ Anh Thái. Đó là một nét lạ và không thể nói là
không hấp dẫn. Thứ ngôn từ đó rất phù hợp với giọng giễu nhại có trong nhiều
sáng tác của anh. Anh giễu nhại một lớp cán bộ khoa học làm công ăn lƣơng,
một số họa sĩ, đạo diễn, diễn viên bất tài, giễu nhại các thứ thi cử, phong
danh ” [28]. Tác giả Tôn Phƣơng Lan cũng nhận thấy nét đặc sắc trong cách
xây dựng đối thoại giữa các nhân vật, “ít khi ta gặp trong truyện ngắn của anh
các cuộc đối thoại của nhân vật. Thƣờng anh chuyển từ lời nói trực tiếp thành
lời nói gián tiếp và sử dụng từ đồng âm khá thành thục. Đọc Hồ Anh Thái, ta
cảm giác nhƣ đang tiếp xúc với các mảnh vỡ khác nhau của hiện thực: đa
dạng về kiểu dáng và phong phú về sắc màu. Nhiều trang viết của anh tƣơi
nguyên hơi thở của đời sống gấp gáp đầy bon chen và vất vả” [28].
Còn Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết Mười lẻ một đêm cái nhìn hắt
sáng từ phía sau chỉ ra sự sáng tạo mới lạ trong giọng kể của Hồ Anh Thái,
một giọng kể mang tính thông tấn, để tìm đƣợc một thi pháp mới cho riêng
cuốn tiểu thuyết này. Tác giả bài viết gọi đó là thi pháp giễu nhại - thông tấn.
Cùng nhận xét về giọng điệu của Hồ Anh Thái còn có bài viết Bước vào
đó mà cười của tác giả Xuân Hạo: “Trong Bốn lối vào nhà cười, ở lối nào

(Sinh - Lão - Bệnh - Tử) cũng có tiếng cƣời, nó biến giọng văn của Hồ Anh
Thái thành cái giọng khác: giọng châm chọc, giọng hoạt kê, đả kích, hơi giống
cái giọng của Vũ Trọng Phụng ở đầu thế kỷ trƣớc” [20]. Các tác giả nhƣ
Nguyễn Đăng Điệp, Hoài Nam, Nhị Hà đều khẳng định rằng nhà văn có
giọng điệu phong phú, đa dạng, song nổi bật lên là giọng điệu giễu nhại,
châm biếm, tạo nên tiếng cƣời trào phúng lúc nhẹ nhàng, lúc sâu cay.
Thời gian qua, các sáng tác Hồ Anh Thái cũng trở thành đề tài nghiên
cứu khoa học hoặc luận văn tốt nghiệp nhƣ: Khoá luận tốt nghiệp Tiếng cười
trong truyện ngắn Hồ Anh Thái của sinh viên Nguyễn Thị Tƣơi, trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội; Luận văn thạc sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ

13
Anh Thái của Nguyễn Thị Hải Huyền, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn thạc sĩ Cảm hứng trào lộng
trong sáng tác Hồ Anh Thái của Thiều Đức Dũng, trƣờng Đại học Vinh
Luận văn thạc sĩ Nghệ thuật truyện ngắn của Hồ Anh Thái của Nguyễn Thị
Vân, trƣờng Đại học Sự phạm Hà Nội
Nhƣ vậy, nhìn một cách khái quát về tình hình nghiên cứu nghệ thuật
trào phúng trong sáng tác Hồ Anh Thái qua các bài phê bình, phỏng vấn,
những công trình nghiên cứu đã tập hợp đƣợc, chúng tôi nhận thấy:
Nhìn chung, giới nghiên cứu phê bình đều nhất trí cho rằng, những sáng
tác gần đây của Hồ Anh Thái mang đậm tiếng cƣời trào lộng. Điều đó cho
thấy nhà văn đã có sự thay đổi trong tƣ duy nghệ thuật mà cụ thể là đang
hƣớng đến bút pháp nghệ thuật trào phúng, để phản ánh thế giới và con ngƣời.
Trong bối cảnh chung đó, chúng tôi nhận thấy, những nghiên cứu về nghệ
thuật trào phúng ở Hồ Anh Thái mới chỉ dừng lại ở những nhận định khái
quát, chƣa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề này. Song, những ý
kiến đánh giá, phê bình mang tính khách quan đó thực sự là những gợi ý qúy
báu giúp chúng tôi tiếp cận và triển khai đề tài.
Với việc lựa chọn đề tài Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác Hồ

Anh Thái, chúng tôi hy vọng sẽ đƣa tới một cái nhìn hệ thống và khái quát về
những đóng góp của Hồ Anh Thái đối với nghệ thuật trào phúng trong văn
xuôi Việt Nam đƣơng đại.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lựa chọn hai tập truyện ngắn và một tập tiểu thuyết của Hồ
Anh Thái làm đối tƣợng khảo sát, nghiên cứu cho đề tài: “Nghệ thuật trào
phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái”:
- Tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày, NXB Hội Nhà văn Hà Nội 2003

14
- Tập truyện ngắn Bốn lối vào nhà cười, NXB Đà Nẵng 2004
- Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, NBX Đà Nẵng 2006
Đây là những tác phẩm tiêu biểu, đánh dấu sự đổi mới trong phong cách
nghệ thuật của nhà văn gắn với việc sử dụng bút pháp trào phúng để phản ánh
hiện thực cuộc sống.
3.2. Nhiệm vụ đề tài
Nhiệm vụ luận văn:
Luận văn khái lƣợc về văn học trào phúng Việt Nam hiện đại, nguyên
nhân dẫn đến sự lựa chọn bút pháp trào phúng của Hồ Anh Thái; hiện thực
cuộc sống và con ngƣời trong các sáng tác trào phúng của Hồ Anh Thái.
Luận văn sẽ tập trung phân tích, đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật
trào phúng của Hồ Anh Thái ở các phƣơng diện: xây dựng nhân vật, tình
huống, cốt truyện. Ngoài ra còn nghiên cứu nghệ thuật trần thuật độc đáo,
phát huy khả năng tạo dựng tiếng cƣời ở phƣơng thức trần thuật, hệ thống
giọng điệu và ngôn ngữ.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp phân tích
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích tác phẩm theo đặc trƣng thể

loại… để làm sáng tỏ các thủ pháp nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm
4.2. Phương pháp so sánh
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh trên phƣơng diện đồng đại và
lịch đại để thấy đƣợc những nét độc đáo và sáng tạo của nhà văn Hồ Anh Thái
trong nghệ thuật trào phúng.
4.3. Phương pháp lịch sử
Nhìn nhận sang tác của Hồ Anh Thái trong tính lịch sử cụ thể của điều
kiện hoàn cảnh ra đời tác phẩm, từ đó nhìn nhận, lí giải đúng về thành công

15
của Hồ Anh Thái trong việc sử dụng bút pháp trào phúng để phản ánh hiện
thực.
4.4. Phương pháp tổng hợp
Trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu chúng tôi sử dụng phƣơng pháp
tổng hợp để nhằm đƣa ra những kết luận, đánh giá khái quát về nghệ thuật
trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần thƣ mục tham khảo, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng sau:
Chương 1: Hồ Anh Thái và những sáng tác trào phúng
Chương 2: Nhân vật, tình huống và cốt truyện trong sáng tác trào
phúng của Hồ Anh Thái
Chương 3: Phƣơng thức trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ trong sáng
tác trào phúng của Hồ Anh Thái















16
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
HỒ ANH THÁI VÀ NHỮNG SÁNG TÁC TRÀO PHÚNG
1.1. VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC TRÀO PHÚNG VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
“Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để
cƣời nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền
với phạm trù mỹ học và cái hài” [19, 363]. Ở đây cũng phải hiểu cái hài là “sự
mâu thuẫn, sự không tƣơng xứng mà ngƣời ta có thể cảm nhận đƣợc về
phƣơng diện xã hội – thẩm mỹ (chẳng hạn hình thức với nội dung, hành động
với tình huống, mục đích và phƣơng tiện, bản chất và biểu hiện…). Luận văn
quan niệm trào phúng với nghĩa khái quát nhất là gây cƣời (tiếng cƣời có ý
nghĩa xã hội). Thủ pháp gây cƣời trong tác phẩm trào phúng rất phong phú, đa
dạng. Mỗi nhà văn có tài nghệ riêng trong việc tạo ra tiếng cƣời bằng những
thủ pháp nghệ thuật khác nhau. Những thủ pháp này liên quan đến đặc trƣng
thể loại của các tác phẩm.
Liên quan đến trào phúng còn có một khái niệm có nội hàm khá gần đó
là trào lộng. Nếu trào phúng là tiếng cƣời để châm biếm, phê phán đả kích
những hiện tƣợng đáng cƣời, đáng lên án thì trào lộng là một cấp độ biểu hiện
nhẹ hơn, nó cũng hƣớng vào những đối tƣợng đáng cƣời nhƣng chỉ dừng lại ở
mức độ chế giễu gây cƣời. Cảm hứng trào lộng là nguồn cảm hứng lớn trong
văn học Việt Nam. Cảm hứng trào lộng khởi nguồn từ những cái lệch chuẩn

gây cƣời, gắn liền với sự phát hiện cái xấu và nhu cầu phê phán cái xấu, cái
đáng cƣời đáng bị xóa bỏ trong xã hội.
Văn học trào phúng bao hàm lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái
hài khác nhau từ truyện cƣời, truyện tiếu lâm, truyện trạng trong văn học dân
gian đến tiểu thuyết hoạt kê, từ các vở hài kịch đến các bài thơ hài hƣớc, châm

17
biếm. Ở Việt Nam, bộ phận văn học trào phúng ra đời từ rất sớm và chiếm vị
trí rất quan trọng trong nền văn học dân tộc. Các truyện cƣời, vè, truyện trạng
trong văn học dân gian đã xuất hiện tiếng cƣời trào phúng. Trong văn học viết,
văn học trào phúng phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XV- XVIII với những tên
tuổi nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hƣơng, bằng những vần thơ chống
phong kiến quyết liệt. Văn học trào phúng phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ
XIX, với đỉnh cao là Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng, văn học trào phúng trở
thành vũ khí sắc bén phê phán những mặt tiêu cực của xã hội, lên án bọn quan
lại thối nát và giả dối, chế giễu những kẻ chạy theo đồng tiền, đả kích việc thi
cử lúc bấy giờ bằng ngòi bút châm biếm sâu cay. Từ thế kỷ XX, bên cạnh thơ
ca trào phúng còn xuất hiện văn xuôi trào phúng đặc biệt là truyện ngắn và
tiểu thuyết trào phúng, hai thể loại mới xuất hiện nhƣng ngay lập tức đạt đƣợc
những thành tựu lớn, với các tác giả nổi tiếng nhƣ Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng… Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, văn học trào
phúng có bƣớc phát triển thăng trầm, dù chƣa có những đỉnh cao, nhƣng văn
chƣơng trào phúng vẫn phát triển và góp phần làm phong phú diện mạo văn
học nƣớc nhà.
Nói đến nghệ thuật trào phúng là nói đến nguyên tắc cấu trúc trong việc
tổ chức một phát ngôn nghệ thuật (chẳng hạn nhƣ cách thức sử dụng từ ngữ;
câu; quy tắc thể loại; nguyên tắc xây dựng cốt truyện; nguyên tắc phong
cách). Qua đó làm bật lên tiếng cƣời trƣớc một sự vật, hiện tƣợng nào đó.
Nhìn chung, để tạo tiếng cƣời trào lộng, các tác giả thƣờng sáng tạo những
mâu thuẫn, nghịch lý, sử dụng bút pháp phóng đại, xây dựng những chân dung

châm biếm…Tùy vào từng thời kỳ khác nhau, các thể loại khác nhau mà nghệ
thuật trào phúng có sự thay đổi và phát triển. Chẳng hạn trong văn học dân
gian, văn học trung đại, yếu tố trào phúng thƣờng xuất hiện trong truyện cƣời;
thơ ca. Do đặc trƣng thể loại, tác giả vận dụng triệt để các biện pháp tạo dựng

18
tình huống mâu thuẫn, phóng đại, chơi chữ, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ… Văn
học hiện đại có thêm thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, đặc trƣng thể loại cho
phép nhà văn mở rộng, vận dụng tổng hợp các thủ pháp nghệ thuật hiện đại, từ
đó làm tăng sức mạnh và ý nghĩa xã hội cho tiếng cƣời trào phúng.
Trong lịch sử văn học dân tộc, văn học trào phúng luôn giữ một vai trò
quan trọng. Ở mỗi một thời kỳ khác nhau, tùy vào hoàn cảnh lịch sử xã hội mà
tiếng cƣời trong văn học trào phúng hƣớng vào những đối tƣợng, hiện tƣợng
khác nhau; tính chất, sắc thái của tiếng cƣời trào phúng cũng khác nhau. Văn
học hiện đại Việt Nam đƣợc tính từ đầu thế kỷ XX trở đi. Trong giai đoạn
1930-1945, văn học Việt Nam có một bộ phận không nhỏ dùng tiếng cƣời để
phản ánh và phê phán xã hội. Tiếng cƣời xuất hiện trƣớc hết trên báo chí (Duy
Tân, Phong Hóa, Ngày Nay…), sau đó đi vào tác phẩm văn học ở hầu hết các
thể loại. Trong lĩnh vực văn xuôi hiện thực phê phán, tiếng cƣời nở rộ trong
tác phẩm của nhiều cây bút nhƣ: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Đồ
Phồn, Tam Lang, Bùi Hiển, Nam Cao…). Trong đó những nhà văn nhƣ:
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao là những cây bút xuất sắc
đƣa văn học trào phúng phát triển lên một tầm cao mới.
Đối tƣợng tiếng cƣời trào phúng giai đoạn này là bộ mặt xấu xa của chế
độ thực dân phong kiến; lối sống Âu hóa lố lăng, kệch cỡm của một bộ phận
tiểu tƣ sản thành thị, sự xuống cấp, suy đồi dạo đức của con ngƣời trong buổi
giao thời… Rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Công Hoan nhìn thẳng vào hiện
thực, lấy tiếng cƣời trào phúng để phơi bày mặt trái của xã hội đầy bất công
thối nát, kẻ giàu sống phè phỡn, bất nhân, còn ngƣời nghèo thì bị ức hiếp, chà
đạp, đói khổ cùng cực. Những tác phẩm nhƣ: Răng con chó của nhà tư bản,

Thằng ăn cắp, Thế nó chừa…mang đậm chất trào phúng, làm nổi bật lên sự
bất công có tính chất giai cấp của xã hội, sự xung đột giữa kẻ giàu ngƣời
nghèo. Nguyễn Công Hoan cũng đặc biệt sắc sảo trong việc vạch trần bộ mặt

19
tàn bạo xấu xa của giai cấp thống trị từ quan phụ mẫu, những cụ Chánh, ông
Lý ở nông thôn đến các ông chủ, bà chủ ở thành thị.
Từ đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những giai cấp,
tầng lớp xã hội mới: tƣ sản, tiểu tƣ sản, công nhân, dân nghèo thành
thị…Cùng với đó là làn sóng Âu hóa, vui vẻ, trẻ trung lan tràn khắp thành thị,
kéo theo lối sống kệch cỡm lố lăng. Nhƣng nguy hiểm hơn cả là sự xuống cấp
của đạo đức trong xã hội Tây- Tàu hỗn loạn. Tất cả những hiện tƣợng đó đều
đƣợc phản ánh qua “tấm gƣơng” văn học, đặc biệt là phản ánh bằng tiếng cƣời
trào phúng. Vũ Trọng Phụng là một trong số không nhiều nhà văn dùng tiếng
cƣời trào phúng để tái hiện sâu sắc và toàn diện xã hội tƣ sản thành thị láo
nháo buổi Âu hóa. Trong xã hội đó có đủ các hạng ngƣời: từ mụ mẹ Tây đĩ
thõa đến gái tân thời hƣ hỏng, từ đốc tờ đến cảnh sát, từ sƣ hổ mang đến ma
ta, ma Xiêm, toàn quyền, thống Sứ…tất cả chìm đắm trong phong trào Âu
hóa, cổ động cho phong trào Âu hóa. Trong xã hội đang quay cuồng vì Âu hóa
ấy, nhà văn phát hiện những cái bịp bợm, giả dối…Theo nhà phê bình Hoàng
Ngọc Hiến, văn hài hƣớc của Vũ Trọng Phụng đặc biệt khởi sắc, đặc biệt dí
dỏm và hóm hỉnh khi miêu tả cái rởm tự trình bày một cách hồn nhiên và
ngang nhiên.
Nếu nhƣ ở Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, cảm hứng trào lộng
bắt nguồn từ hiện tƣợng xã hội rộng lớn, thì Nam Cao lại đi sâu khai thác ở
kiếp “Sống mòn” của giới trí thức, tiểu tƣ sản lúc bấy giờ. Nam Cao không
chuyên về trào phúng nhƣng những sáng tác về đề tài trí thức, tiểu tƣ sản của
ông vẫn thấp thoáng tiếng cƣời. Đối tƣợng tiếng cƣời Nam Cao không phải là
bản thân sự “Sống mòn” mà là sự không cƣỡng lại đƣợc tình trạng “Sống
mòn” do thèm khát những dục vọng tầm thƣờng. Tiếng cƣời Nam Cao nhằm

vào cái hèn kém tầm thƣờng nhƣng cố che đậy một cách giả dối.

20
Từ đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hƣởng của
văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phƣơng
Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Luồng văn hóa mới thông qua tầng lớp trí
thức Tây học (phần lớn là tiểu tƣ sản) ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm
hồn ngƣời cầm bút. Ngoài ra, từ thế kỷ XX, chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán,
chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực từ hành chính công vụ tới văn chƣơng nghệ
thuật. Tất cả những yếu tố này tạo điệu kiện cho văn học Việt Nam đổi mới
theo hƣớng hiện đại hóa, làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn
học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phƣơng Tây. Giai đoạn này,
các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết phát triển mạnh. Nhờ tiếp thu kinh
nghiệm của văn học phƣơng Tây, truyện ngắn và tiểu thuyết đƣợc viết theo
kiểu mới, khác với cách viết trong văn học trung đại trong cách xây dựng
nhân vật, nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ nghệ thuật. Bút pháp trào phúng
trong giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể so với văn học dân gian,
hay trong thơ Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng…Đến năm 1930-
1945, quá trình hiện đại hóa văn học cơ bản hoàn tất. Với ƣu thế của thể loại
truyện ngắn, tiểu thuyết, các nhà văn hiện đại đã sáng tạo nhiều thủ pháp tạo
tiếng cƣời trào phúng. Nguyễn Công Hoan thƣờng sáng tạo những tình huống
gây cƣời, những mâu thuẫn hài hƣớc trong sự vật hiện tƣợng. Mỗi truyện ngắn
của ông là một tình thế mâu thuẫn đầy tính chất hài hƣớc. Để làm nổi bật mâu
thuẫn trào phúng, các nhà văn thƣờng các biện pháp phóng đại, qua đó tạo
tiếng cƣời. Trong nhiều tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, bút pháp phóng đại
đƣợc sử dụng triệt để, khắc họa nên một xã hội Âu hóa đầy những điều kệch
cỡm và vô nghĩa lí. Thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết cũng cho phép các nhà
văn trào phúng khắc họa đƣợc nhiều chân dung trào phúng, điển hình trong xã
hội. Các nhà văn thƣờng chú trọng xây dựng nhân vật qua hành động, ngôn
ngữ hài hƣớc. Ngoài ra, quá trình hiện đại hóa văn học giúp các nhà văn trào


21
phúng tìm tòi, sáng tạo nhiều thủ pháp nghệ thuật gây cƣời để nhằm châm
biếm, hay đả kích cái xấu.
Nhƣ đã nói ở phần trên, tùy vào từng giai đoạn với điều kiện lịch sử
khác nhau mà văn học trào phúng có những đặc điểm khác nhau. Thậm chí có
giai đoạn gần nhƣ thiếu vắng tiếng cƣời trào phúng. Đó là từ năm 1945 đến
năm 1975, cả dân tộc đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lƣợc, bảo vệ Tổ quốc. Văn học giai đoạn này vận động và phát triển
dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đƣờng lối văn nghệ của Đảng
là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một nền văn học thống nhất về
khuynh hƣớng, quan niệm nghệ thuật. Khuynh hƣớng tƣ tƣởng chủ đạo của
nền văn học mới là tƣ tƣởng cách mạng, văn học trƣớc hết phải là vũ khí phục
vụ sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, văn học giai đoạn này gắn bó sâu sắc với vận
mệnh chung của đất nƣớc; văn học hƣớng về đại chúng công-nông-binh, mang
khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Gánh vác nhiệm vụ chính trị,
văn học trở nên trang nghiêm hơn lúc nào hết để phản ánh cuộc chiến đấu của
dân tộc. Cảm hứng ngợi ca đã chi phối toàn bộ các sáng tác của nhà văn, nhà
thơ giai đoạn này. Tiếng cƣời với ý nghĩa phê phán xã hội gần nhƣ bị đứt gãy,
chìm khuất.
Thế nhƣng từ sau 1975 đến nay, cảm hứng trào lộng lại bắt đầu nảy
sinh. Văn học trào phúng hồi sinh mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu xuất sắc.
Sự xuất hiện trở lại của tiếng cƣời trong văn học sau 1975 có tiền đề từ cơ sở
kinh tế xã hội của đất nƣớc. Chiến tranh qua đi, con ngƣời lại trở về cuộc sống
bình thƣờng. Cuộc sống không có chiến tranh máu lửa, nhƣng lại xuất hiện và
bộc lộ bao nhiêu vấn đề phức tạp. Cơ chế thị trƣờng và hội nhập quốc tế một
mặt đem đến điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, nhƣng mặt khác
lại bộc lộ nhiều mặt trái đáng lo ngại. Đó là sự suy thoái đạo đức, lối sống của
một bộ phận ngƣời trong xã hội, là sự xuống cấp của nhiều lĩnh vực trong xã


22
hội. Hiện thực cuộc sống này làm nảy sinh cảm hứng phê phán và tiếng cƣời
trào phúng trở thành một phƣơng tiện hữu hiệu để vạch trần và phủ định cái
xấu.
Tiếng cƣời trong văn học giai đoạn này còn xuất phát từ nhu cầu đối
mới văn học. Nhiều nhà văn sớm nhận thấy độ “vênh” giữa văn học và cuộc
sống. Từ năm 1978, Nguyễn Minh Châu đã đề nghị: “hãy đọc lời ai điếu cho
một nền văn nghệ minh họa”, Nguyễn Khải cũng muốn giã từ “cái thời lãng
mạn”, còn Nguyên Ngọc tâm niệm: “Cần tìm cho mình một ngôn ngữ nghệ
thuật khác”. Rõ ràng các nhà văn nhận thức cần một sự đổi mới văn học từ nội
dung đến hình thức nghệ thuật. Và văn chƣơng phải bắt nguồn, phải bám sát
và phản ánh chân thực cuộc sống hơn nữa, đồng thời cũng cần hình thức nghệ
thuật mới mẻ, để theo kịp với sự đổi thay của hiện thực cuộc sống và hoà nhập
với thế giới.
Trƣớc sự chuyển mình của thời đại, Đại hội Đảng lần thứ VI đã đặt ra
yêu cầu phải đổi mới văn hóa, văn nghệ, đổi mới tƣ duy, đổi mới cách nghĩ,
cách làm. Đảng khuyến khích các văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo thậm chí có
những thể nghiệm táo bạo, độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật. Khi đặt vấn đề
đổi mới toàn diện, Đảng ta rõ ràng đã ý thức sâu sắc về những bất ổn, bất cập
của cơ chế cũ. Thái độ dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, khuyến khích nói rõ
sự thật đã tạo điểm tựa tinh thần vững chắc cho văn học mở rộng phạm vi
chiếm lĩnh hiện thực.
Văn học giai đoạn này nhƣ đƣợc mở rộng tối đa phạm vi phản ánh hiện
thực. Ngay cả những vấn đề tiêu cực trong xã hội vốn bị giấu kín trong văn
học, nay đƣợc đem ra “ánh sáng”, đƣợc soi chiếu dƣới nhiều góc độ khác
nhau và phản ánh trong văn học với nhiều hình thức khác nhau. Nếu trƣớc đây
văn học cách mạng thiên về cảm hứng ngợi ca, biểu dƣơng, khẳng định những
cái đẹp, cái lý tƣởng của con ngƣời và cuộc sống thì bây giờ, nhƣ để cân bằng

23

lại, văn học khám phá mặt trái, mặt tiêu cực của xã hội đƣơng thời thông qua
tiếng cƣời trào phúng. Mặc dù khó tìm đƣợc những cây bút chuyên về trào
phúng đạt đến mức độ bậc thầy nhƣ Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng
nhƣ trƣớc đây, nhƣng có thể thấy từ sau 1975 đến nay, nhiều nhà văn đã lấy
tiếng cƣời là phƣơng tiện để thể hiện cách nhìn, cách cảm của mình trƣớc hiện
thực cuộc sống. Sự nở rộ của tiếng cƣời cùng cảm hứng trào lộng hiện diện
trong nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại, đặc biệt là trong văn xuôi của nhiều
tác giả, từ thế hệ các nhà văn lão thành đã đi qua chiến tranh nhƣ Nguyễn Minh
Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải… đến những cây bút xuất hiện từ sau đổi
mới nhƣ: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái… Nó đã chi phối
đặc điểm bút pháp, ngôn ngữ, giọng điệu… của các tác giả nói trên.
Cảm hứng trào lộng đã cho thấy khuynh hƣớng đổi mới quan trọng
trong cách nhìn và quan niệm về con ngƣời và cuộc sống, dẫn tới những cách
tân trong hình thức của văn xuôi nghệ thuật. Từ sau 1975, nằm trong xu
hƣớng đổi mới văn học nghệ thuật, những nhà văn lấy cảm hứng trào lộng để
phản ánh hiện thực cũng tìm tòi sáng tạo về mặt hình thức nghệ thuật để tạo
nên tiếng cƣời trào phúng khi nhẹ nhàng, hóm hỉnh, khi châm biếm, sâu cay.
Về xây dựng nhân vật, nhiều nhà văn không chú trọng xây dựng nhân vật điển
hình, càng không muốn xây dựng kiểu nhân vật lí tƣởng, mẫu mực. Nhân vật
trong những tác phẩm mang đậm tính trào phúng chỉ là những con ngƣời bình
thƣờng, trong đời sống bình thƣờng với tất cả bản chất ngƣời tự nhiên của nó.
Các nhà văn cũng không chú trọng xây dựng cốt truyện trong đó chứa đựng
những xung đột gay gắt. Có thể nhận thấy trong nhiều tác phẩm của Nguyễn
Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái… không phải cốt truyện nào cũng có
những tình huống gay cấn với những xung đột quyết liệt mà là những câu
chuyện về những cái bình thƣờng, nhỏ nhặt, là các trạng thái tâm linh, là
những xung đột bên trong của cá nhân. Tất cả hợp thành yếu tố thúc đẩy và

24
hình thành cốt truyện. Hiện thực đời sống cũng không diễn ra theo trục tuyến

tính truyền thống mà đƣợc tháo gỡ, cấu trúc thành nhiều dạng thức mới: theo
hành trình số phận nhân vật đan xen giữa quá khứ - hiện tại, theo lối xây dựng
các biểu tƣợng gắn với sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật và sự biến đổi
cấu trúc thể loại; là sự xuất hiện của nhiều thủ pháp nghệ thuật mới mẻ và
hiện đại: thủ pháp cắt dán, lồng ghép, đồng hiện, liên văn bản…
Tóm lại, cảm hứng trào lộng trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 gắn
bó mật thiết với quan niệm đa chiều về cuộc sống và con ngƣời. Trong số
những nhà văn hiện đại, Hồ Anh Thái đƣợc coi là một trong những hiện tƣợng
nổi bật khi đƣa yếu tố trào lộng vào tác phẩm. Đối với riêng Hồ Anh Thái, đây
cũng là một bƣớc thay đổi trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. Vậy điều
gì đã khiến nhà văn tìm đến bút pháp trào lộng để phản ánh hiện thực cuộc
sống?
1.2. SỰ LỰA CHỌN BÚT PHÁP TRÀO PHÚNG CỦA HỒ ANH THÁI
Hồ Anh Thái cho rằng: “Một cách tái hiện trào lộng có lẽ phù hợp với
cái thế giới hỗn tạp, bất ổn, quay cuồng và mất phƣơng hƣớng hiện nay. Nếu
thể hiện nó bằng phƣơng pháp hiện thực nghiêm ngặt, có lẽ giống nhƣ đối
diện một cơn đau giải phẫu mà không có thuốc giảm đau. Yếu tố trào phúng là
liều thuốc giảm đau ấy - chấp nhận mổ xẻ để giảm đƣợc đau đớn. Tiếng cƣời
không phải là sự hoà giải với đời sống để rồi quên đi, mà làm cho ngƣời ta ý
thức rõ hơn về đời sống ấy, từ đó quyết tâm cải thiện nó. Thêm nữa, khi chọn
giọng điệu hài hƣớc ngƣời viết thấy mình đƣợc tự do hơn, phóng khoáng hơn,
trong việc chọn điểm nhìn, trong cách nhìn và thực hiện công việc sáng tạo”.
Trên đây là câu trả lời của Hồ Anh Thái đối với tác giả luận văn về việc lựa
chọn bút pháp trào phúng hay việc sử dụng các yếu tố trào lộng ngày càng sắc
nét trong nhiều tác phẩm gần đây. Nhƣ vậy có thể thấy, Hồ Anh Thái gia tăng
các yếu tố trào phúng trong nhiều truyện ngắn và ngay cả tiểu thuyết trƣớc hết

25
là bởi hiện thực cuộc sống mà nhà văn gọi là “cái thế giới hỗn tạp, bất ổn,
quay cuồng và mất phƣơng hƣớng”. Xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ

XX đầu thế kỉ XXI có những thay đổi với tốc độ chóng mặt. Cái cũ trong cơ
chế bao cấp chƣa hẳn đã mất hết đi, trong khi cái mới ồ ạt xuất hiện, làm nảy
sinh những cái kệch cỡm, lố bịch. Thời đại kinh tế thị trƣờng một mặt thúc
đẩy sự phát triển của đất nƣớc, mặt khác lại bộc lộ những mặt trái của nó, tác
động đến các mối quan hệ của con ngƣời. Tâm thế sống của con ngƣời cũng
thay đổi vì chạy theo tiền bạc, danh vọng, tranh đua nhau để đạt đƣợc mục
đích bằng mọi thủ đoạn. Đất nƣớc thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, mục đích
là để theo kịp thời đại. Nhƣng chính sự mở cửa, hội nhập ấy đang từng ngày
từng giờ tác động đến đời sống, lối sống của nhiều ngƣời trong xã hội. Có
điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau, những luồng tƣ tƣởng
khác nhau, dễ khiến ngƣời ta mất phƣơng hƣớng nếu không có điểm tựa tinh
thần vững chắc. Bằng sự nhạy cảm và sắc bén, Hồ Anh Thái nhanh chóng
phát hiện những điều phức tạp và bất ổn của xã hội đƣơng thời, nơi mà mọi
giá trị đạo đức, tƣ tƣởng văn hóa đang có nguy cơ biến dạng, đảo lộn vì đồng
tiền và cuộc sống hiện đại. Với tƣ cách là một nhà văn trƣởng thành trong thời
kỳ đổi mới, Hồ Anh Thái cũng nhận thấy nếu phản ánh bằng một hiện thực
nghiêm ngặt, hay là chủ nghĩa hiện thực theo kiểu truyền thống sẽ giống nhƣ
là một ca phẫu thuật mà không sử dụng thuốc giảm đau. Có thể nhà văn, với
phƣơng pháp ấy, sẽ mổ xẻ, phơi bày những cái ung nhọt của xã hội, nhƣng
biết đâu sẽ gây cảm giác đau đớn, nặng nề cho ngƣời đọc. Hồ Anh Thái đã tìm
đến bút pháp trào phúng để phản ánh hiện thực cuộc sống, giống nhƣ tìm một
liều thuốc giảm đau cho một cuộc phẫu thuật. Ở đây, rõ ràng là nhà văn ý thức
đƣợc sức mạnh của nghệ thuật trào phúng trong việc tìm và đƣa ra ánh sáng
những cái phức tạp, bất ổn và quay cuồng của cuộc sống. Các yếu tố trào lộng
là những phƣơng thuốc thần kỳ làm nổi rõ những cái hài hƣớc, lệch chuẩn của

×