Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.44 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------

NGÔ THỊ THU TRANG

NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số : 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------

NGÔ THỊ THU TRANG

NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

Chuyên ngành: Lý luận văn học


Mã số : 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng

Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân là
công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đoàn Đức
Phương.
Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng trong khóa luận là trung thực và có xuất
xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Ngô Thị Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS Đoàn Đức Phương, người thầy đã trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới tất cả các thày giáo, cô giáo trong
trường, các thày giáo, cô giáo trong khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho tôi vốn kiến thức và tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong suốt khóa học tại trường, giúp tôi hoàn thành luận văn

này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sẵn sàng giúp đỡ,
chia sẻ với tôi những điều kiện, kiến thức học tập để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu
trong gia đình đã ủng hộ, động viên để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Ngô Thị Thu Trang


MỤC LỤC:
Mở đầu: ………..….……………………………………………..………..…… 1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………….………1
2. Lịch sử vấn đề ……………………...……………………………….…. 3
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu……...…………..………... 12
4. Phương pháp nghiên cứu………………………...…………………….. 13
5. Cấu trúc luận văn ……...……………...……………………………. ….14
Chương 1: Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Kim Lân ............ 14
1. Hành trình sáng tác của Kim Lân…………………………………….…14
1.1.

Sáng tác của Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám 1945 …….. .15

1.2.

Sáng tác của Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám 1945 ….. ……19

2. Quan niệm nghệ thuật của Kim Lân …………… .……………………..21

2.1. Quan niệm của Kim Lân về con người …..……………………..…22
2.2. Quan niệm của Kim Lân về cái đẹp ………………………….……33
2.3. Quan niệm của Kim Lân về việc viết văn ………...……………… 44
Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân …………...….……….….… 48
1. Nhân vật trong tác phẩm văn học ……………………...……...……….48
2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân …….…………..………50
2.1.

Nhân vật mang thân phận bé mọn, thua thiệt ..……………… …50

2.2.

Nhân vật nặng lòng với quê hương bản xứ ……….………….…60

2.3.

Nhân vật có sức sống tiềm tàng …………….…….………….…67

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân …….…73
3.1.

Tạo dựng chân dung nhân vật ……………………….…………73

3.2.

Đặt nhân vật vào những tình huống thử thách, …… …………..79

3.3.

Khắc họa đời sống nội tâm nhân vật …………….……………. 81


3.4.

Xây dựng nhân vật mang tính chất tự truyện …….…………….87

Chương 3: Cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân … .………………..……. 93


1. Cốt truyện trong tác phẩm văn học …..………….……………………. 93
2. Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân …….....….………….. 95
2.1.

Cốt truyện tuyến tính …………………...……...……………… 95

2.2.

Cốt truyện gấp khúc ………………………….………………... 99

2.3.

Cốt truyện khung ……………………….……………...……. .103

2.4.

Cốt truyện tâm lý ……………………….……………………. 106

3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn của Kim Lân ....….... 111
3.1.

Trình bày …...…..…………………………………...……….. 111


3.2.

Vận động ………………….………………….……..…..…… 116

3.3.

Kết thúc………………………………….…..……..…………. 124

Kết luận: ………………….……………………...……..………………… 127
Thư mục tham khảo


MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài
Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Kim Lân thuộc nhóm những

nhà văn viết không nhiều nhưng lại tạo được những dấu ấn đặc biệt. Nhắc đến
ông, cả bạn đọc và bạn văn đều cảm nhận một điều gì đó gần gũi, thân thiết mà
cũng rất đáng nể trọng. Cái tên Kim Lân đã được công chúng biết và nhớ đến từ
rất sớm, khi ông cho đăng Đứa con người vợ lẽ trên báo Trung Bắc chủ nhật
năm 1942. Hơn tám mươi năm cuộc đời và gần sáu mươi năm đau đáu với
nghiệp văn nhưng gia tài ông để lại không nhiều, chỉ khoảng ngoài ba mươi tác
phẩm, mà chủ yếu lại chỉ là truyện ngắn. Vỏn vẹn chừng ấy “đứa con tinh thần”
nhưng “đứa” nào cũng có một chỗ đứng, thậm chí vị trí trang trọng, trong lòng
độc giả.
Nhớ đến Kim Lân là nhớ đến phong vị làng quê Bắc Bộ. Cái hồn quê xứ

sở ấy đã thấm đẫm trên từng trang văn của ông. Đó là hơi thở của vẻ đẹp văn
hóa tao nhã, nên thơ vùng văn vật, là sức sống bền bỉ, dẻo dai của những con
người đồng ruộng vượt lên từ lam lũ cuộc đời, cũng là những ánh lửa của niềm
tin yêu, lạc quan mà nhà văn gửi gắm. Không những vậy, nhớ đến Kim Lân, bạn
đọc cũng không thể quên cái lối kể chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm, cứ như đang
chuyện trò gần gũi, thân thiết, đặc biệt là cái cách ông xây dựng thế giới nhân
vật và tổ chức cốt truyện trong tác phẩm. Mọi nỗi niềm muốn tâm sự với cuộc
đời, bao mơ ước muốn sẻ chia, gây dựng, và cả tài năng độc đáo đều bộc lộ qua
thế giới nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn của nhà văn. Nó cũng bình dị
và sâu sắc như chính con người ông vậy. Chính bởi thế, truyện ngắn Kim Lân
không những tạo nên một bản sắc rất riêng cho người sáng tạo ra nó mà còn góp
phần không nhỏ vào việc hoàn thiện và hiện đại hóa một thể loại văn học vẫn
còn mới mẻ của văn đàn dân tộc từ những buổi đầu của thế kỷ XX.

1


Kim Lân cũng là một trong số không nhiều nhà văn luôn có tác phẩm
được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn phổ thông qua các thời
kỳ. Trước năm 1995, ông có hai tác phẩm được đưa vào chương trình dạy học là
Làng (lớp 9 Phổ thông Cơ sở) và Vợ nhặt (lớp 12 Phổ thông Trung học). Sau
năm 1995, trong chương trình chỉnh lý sách giáo khoa, hai tác phẩm kể trên vẫn
được giữ nguyên vị trí tại chương trình giảng dạy ở các khối lớp. Đặc biệt, tác
phẩm Vợ nhặt có mặt trong cả ba bộ sách: Văn học 12 chưa phân ban và Ngữ
Văn 12 thí điểm ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ngữ Văn 12 thí điểm ban
Khoa học Tự nhiên. Hiện nay, khi chương trình Ngữ Văn phổ thông đã có sự
thống nhất thì Làng và Vợ nhặt vẫn là các tác phẩm được giảng dạy như trước.
Vợ nhặt vẫn có mặt trong hai bộ sách Chương trình chuẩn và Chương trình
nâng cao. Cùng với đó, cái tên Kim Lân và Vợ nhặt cũng xuất hiện khá thường
xuyên trong các đề thi tốt nghệp Trung học Phổ thông và đề thi tuyển sinh Đại

học nhiều năm gần đây. Có thể thấy, Kim Lân là một nhà văn luôn có một vị trí
quan trọng trong đời sống văn học dân tộc.
Trong thế giới tác phẩm của Kim Lân, nhân vật và cốt truyện luôn là yếu
tố tạo dấu ấn đặc biệt với bạn đọc. Đây cũng là hai phương diện không thể tách
rời nhau trong một truyện ngắn nói chung. Nhân vật chính là phương tiện để nhà
văn khái quát hiện thực đời sống một cách hình tượng, cũng là nơi để họ thể
hiện nhận thức của mình về muôn mặt cuộc đời. Và cốt truyện lại là phương
diện để nhân vật ấy bộc lộ những tính cách thông qua một hệ thống các sự kiện
được tạo dựng. Khi viết truyện, Kim Lân luôn có ý thức tạo dựng nhân vật một
cách kỹ lưỡng và xây dựng cốt truyện hợp lý, sao cho vấn đề truyền tải đến bạn
đọc được hiệu quả nhất.
Việc tìm hiểu nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân sẽ giúp
bạn đọc phần nào thấy rõ hơn những thông điệp, tư tưởng của nhà văn về cuộc
sống cũng như tài năng nghệ thuật truyện ngắn bậc thầy của ông.

2


Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn nhân vật và cốt truyện
trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2. Lịch sử vấn đề
Là cây bút truyện ngắn sớm có chỗ đứng vững chãi trên văn đàn dân tộc,
cũng là nhà văn được bạn đọc trân trọng và yêu mến trong suốt thời gian qua,
Kim Lân và tác phẩm của ông đã trở thành đối tượng bàn luận, nghiên cứu của
rất nhiều học giả, độc giả khác nhau. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng
tôi chỉ xin hệ thống những ý kiến, nhận định nổi bật về tác giả, tác phẩm và
những ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài.
Năm 1942, Kim Lân trình làng văn tác phẩm đầu tay Đứa con người vợ
lẽ trên tờ báo Trung Bắc chủ nhật. Rồi sau đó là hàng loạt truyện ngắn khác như
Đứa con người cô đầu, Người kép già, Đôi chim thành… Rất nhanh, tên tuổi

ông đã để lại một dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả. Và có lẽ, người nghiên cứu
sớm nhất về truyện ngắn Kim Lân chính là nhà văn Nguyên Hồng. Trong cuốn
Những nhân vật ấy đã sống với tôi, ông đã hồi tưởng lại: “Từ giữa những năm
1943 - 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân… Thoạt tiên tôi chẳng
những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình
như định chọi, định đả chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương,
hay Hoài Trạch, Hoài Tâm… lúc bấy giờ vậy. Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện
của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại có một cái
gì đó chân chất của đời sống con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều
rung cảm thắm thiết, đặc biệt là lại gần gũi với mình…” [18, tr. 82]. Như vậy,
tác phẩm của ông đã có một ấn tượng sâu sắc về nội dung tư tưởng và giọng
điệu với bạn đọc.
Sau hàng loạt truyện ngắn của Kim Lân ra đời, cùng với thời gian, các nhà
nghiên cứu đã có cái nhìn dày dặn và cụ thể hơn về tác phẩm cũng như tài năng
nghệ thuật của ông. Sáng tác của Kim Lân đã được giới phê bình quan tâm trên
rất nhiều bình diện.
3


Nổi bật hơn cả và cũng sớm hơn cả là hướng nghiên cứu tập trung vào nội
dung sáng tác của Kim Lân. Đây cũng là điều tất yếu, bởi vấn đề nhà văn phản
ánh cũng chính là chìa khóa để mở cánh cửa những điều trăn trở, quan tâm của
họ trước cuộc đời. Điều làm nên ấn tượng “gần gũi” với Nguyên Hồng từ tác
phẩm của Kim Lân cũng không là gì xa lạ ngoài thế giới mà nhà văn phản ánh:
đời sống của những con người “nghèo hèn, khổ đau”.
Sau này, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong một bài viết đăng trên Tạp
chí Văn học số 6 với nhan đề: Văn xuôi Kim Lân đã nói cụ thể hơn về nội dung
truyện ngắn của tác giả này: “Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của
những người thường dân nghèo khổ vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những
người nông dân miền xuôi mất nhà mất đất xiêu dạt lên miền ngược, táp vào

một xóm chợ bến sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền, một xóm trai, tiếp
tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hằng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những
nhân vật thân thuộc ấy của ngòi bút mình là “những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp
xó xỉnh cuộc sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của
chính các nhân vật ấy” [1].
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong một bài viết: Kim Lân – nhà văn
của những kiếp người đầu thừa đuôi thẹo cũng khẳng định: “Hình như những
mẫu người đầu thừa đuôi thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và
Kim Lân đã làm việc này một cách tự nguyện” [67].
Năm 1983, trong bài viết Khải luận cho cuốn Tổng tập văn học Việt Nam,
tập 30A, Nguyễn Đăng Mạnh có viết: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn
khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”.
Ông cũng cho rằng, “Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy những tập quán
ngộ nghĩnh, kỳ lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kỳ được trình bày cặn kẽ, mà
chính là nhờ nhà văn đã thể hiện lên được những con người ở làng quê Việt
Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [32, tr. 64].

4


TÀI LIỆUTHAM KHẢO
SÁCH TÁC PHẨM, LÝ LUẬN, NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH, BÁO, TẠP CHÍ

1. Lại Nguyên Ân (1986), Văn xuôi Kim Lân, Tạp chí Văn học (số 6), Viện
văn học - Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam.
2. Y Ban (2004), Nhà văn Kim Lân: thuở ấy chúng tôi sống bằng hữu lắm,
Báo Giáo dục và thời đại chủ nhật (số 17).
3. Lê Huy Bắc (2008), Cốt truyện trong tự sự, Tạp chí Nghiên cứu Văn học
(số 7)
4. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Đồng Tháp.

5. Nam Cao (1995), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội
6. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội
7. Nguyễn Đăng Điệp (2005), Chân dung các nhà văn hiện đại, Nxb Giáo
dục, Hà Nội
8. Hà Minh Đức (chủ biên) (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học,
Hà Nội.
9. Hà Minh Đức (chủ biên) (1996), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Lê Bá Hán (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học - vấn đề
và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, TP.HCM.
12. Khổng Thị Minh Hạnh (2012), Cái nhìn thời gian, không gian nghệ thuật
trong truyện ngắn Kim Lân, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái
Nguyên
13. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và học văn, Nxb Văn học, Hà Nội.
14. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
5


15. Tô Hoài (1959), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà
Nội.
16. Nguyễn Công Hoan (1959), Nghệ thuật viết truyện ngắn, Báo Văn nghệ
(số 23 - 24)
17. Trần Ninh Hồ (1991), Một ngày Kim Lân, Báo Văn nghệ (số 34).
18. Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật ấy đã sống với tôi, Nxb Tác phẩm
mới, Hà Nội
19. Nguyễn Khải (2003), Nghề văn cũng lắm công phu, Nxb Trẻ, TP.HCM.
20. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi

pháp, Nxb Giáo dục, TP.HCM
21. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà
Nội.
22. Nguyễn Đức Khuông (2008), Đối thoại với các nhà văn có tác phẩm dạy
– học trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội
23. Lê Đình Kỵ (1984), Cơ sở lý luận văn học, Nxb Đại học và trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
24. Kim Lân (2012), Kim Lân tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội
25. Kim Lân (1996), Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học, Hà Nội
26. Kim Lân (1962), Con chó xấu xí, Nxb Văn học, Hà Nội
27. Phong Lê (2007), Kim Lân, nhà văn của những phận người bé mọn, Tạp
chí Sông Hương, số 223, Tháng 09
28. Nguyễn Văn Long, Trần Đăng Xuyền (1999), Tư liệu văn 12 - phần Văn
học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội
29. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà,
La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình, (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.

6


30. Phương Lựu (2009), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại
học sư phạm, Hà Nội
31. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn
học, Hà Nội.
32. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Khải luận - Tổng tập văn học Việt Nam, tập
30A, Nxb KHXH, Hà Nội.
33. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1986), Các nhà văn nói về văn (tập 2),
Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
34. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Các tác giả văn học Việt Nam (tập 2), Nxb

Giáo dục, Hà Nội.
35. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
36. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và
phong cách, Nxb Trẻ, TP.HCM.
37. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb
Đại học quốc gia, Hà Nội.
38. M.B.Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển
của văn học, Nxb Tác phẩm mới (Hội nhà văn Việt Nam), Hà Nội.
39. Trần Đồng Minh (1994), Bóng tối và ánh sáng trong câu chuyện nhặt vợ,
Tiếng nói tri âm, Nxb Trẻ, TP.HCM.
40. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, TP.HCM.
41. Hồ Quý Nghĩa (2004), Sức sống trong truyện ngắn Vợ nhặt, Báo Giáo
dục và thời đại, (số 49).
42. Bảo Nguyên (1997), Sử dụng ngôn ngữ - nghệ thuật đặc sắc của truyện
ngắn Kim Lân, Tạp chí Ngữ học trẻ, Nxb Hội ngôn ngữ học Việt Nam.
43. Lữ Huy Nguyên (1997), Kim Lân với những thú chơi ngày xuân Kinh
Bắc, Báo Văn nghệ (số 5+6), Hội nhà văn Việt Nam.
7


44. Nhiều tác giả (2010), Ai lên Quán Dốc Chợ Dầu, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội
45. Nhiều tác giả (1992), Khảo cứu về các phong tục và những thú chơi đẹp
ở đồng quê miền Bắc Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
46. Nhiều tác giả (2003), Tuyển tập 10 năm tạp chí văn học và tuổi trẻ, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
47. Nhiều tác giả (2003), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.
48. Nhiều tác giả (2004), Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng
cho nhà trường, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

49. Đoàn Đức Phương (2008), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, giáo
trình Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
50. Vũ Dương Quỹ (Tuỵển chọn và biên soạn) (1999), Nhà văn và tác phẩm
trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
51. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Trường Đại học
Huế
52. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học (tập tiểu luận), Nxb
Hội nhà văn, Hà Nội.
53. Nguyễn Quốc Thanh (2006), Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật
trong truyện ngắn Kim Lân, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP TP HCM
54. Vương Thảo (2004), Nhà văn Kim Lân và sự im lặng của nỗi buồn, Báo
An ninh thế giới cuối tháng (số 30).
55. Bùi Việt Thắng (2011), Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
thể loại, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội
56. Nguyễn Huy Thắng (2011), Ẩn sĩ giữa làng văn, Nxb Kim Đồng, Hà Nội
57. Nguyễn Thị Nha Trang (2012), Phong cách văn xuôi Kim Lân, Luận văn
Thạc sĩ, ĐHSP TP HCM

8


58. Phùng Văn Tửu (1996), Một phương diện của truyện ngắn, Tạp chí Văn
học (số 2).
59. Hoài Việt (1999), Nhà văn trong nhà trường - Kim Lân, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
BÀI VIẾT TRÊN CÁC TRANG INTERNET
60. Hoàng Thị Thu Giang (2009), Cốt truyện và kết cấu truyện ngắn đầu thế
kỷ XX - những biến đổi theo hướng hiện đại, Tạp chí Văn nghệ quân đội

61. Nguyễn Phương Khánh (2012), Truyện ngắn - những đường biên thể

loại, Tạp chí Văn, 05.03
62. Cao Kim Lan, Mấy vấn đề thi pháp cốt truyện, />63. Kim Lân (2014), Nói thêm về Vợ Nhặt, Tạp chí Văn nghệ Quân đội,
, 23.10
64. Kim Lân (2005), Có lúc bản thân tôi cũng coi những truyện ấy chẳng ra
gì!, Báo Tiền Phong, 02.07
65. Nguyễn Đình Minh, Độc đáo của Nam Cao – Kim Lân trong đề tài người
nông dân, />66. Vương Trí Nhàn (2011), Cái đẹp trong văn Thạch Lam, Tạp chí Văn
nghệ Quân đội, , 11.05
67. Vương Trí Nhàn, Kim Lân, nhà văn của những kiếp người đầu thừa đuôi
thẹo, Blog Vương Trí Nhàn, />68. Lê Đình Phước (2013), Cốt truyện và kết cấu của tác phẩm văn học,
17.3
69. Hồng Thanh Quang, Kim Lân – cá tính phải mạnh,
/>70. Chu Văn Sơn (2011), Tiếp cận truyện ngắn từ góc độ tình huống,
13.3
9


71. Đỗ Ngọc Thạch (2010), Truyện ngắn, đặc trưng thể loại,
02.10
72. Nguyễn Quang Thiều, Phỏng vấn Kim Lân về tác phẩm Vợ nhặt,
, 23.04
73. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm (2009), Sự di chuyển của kết cấu truyện lồng
truyện và kiểu truyện khung trong văn học từ Ấn Độ sang Đông Nam Á,
http://khoavanhoc -ngonngu.edu.vn/, 06.08

10




×