Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.4 KB, 109 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠM - TP HỒ CHÍ MINH

±±±



ĐẶNG THỊ HUY LAM



ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN KIM LÂN



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 5.04.33






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PSG- TS TRẦN HỮU TÁ




THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –2005





1

DẪN NHẬP


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Làng Chợ Dầu, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là mảnh đất lắm
nhân tài, nhiều văn nhân. Chính mảnh đất tài hoa ấy đã đem đến cho văn học Việt
Nam hiện đại một nhà văn có tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm
1920. Nhà văn ấy sau này lấy bút danh Kim Lân.
Nhắc đến các cây bút nổi tiếng viết về nông dân và nông thôn Việt Nam, không
thể không nhắc đến Kim Lân. Ông đến với văn chương bằng sự say mê, ham thích như
lời ông tâm sự: “Viết văn, trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước, gửi gắm của
chính mình. Sau nữa, đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những điều đang
nhức nhối, đang thôi thúc” [19, 263]. Tuổi thơ cơ cực, chòu nhiều thiệt thòi, Kim Lân
phải sớm vào đời để kiếm sống và ông viết văn cũng là để thể hiện mình. Kim Lân
viết văn khi vẫn còn là một anh thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong. Kim Lân là
người thông minh, ham hiểu biết và thích quan sát, do vậy ông đã tích luỹ được một
vốn sống dày dặn, hiểu biết khá cặn kẽõ phong phú về nông thôn, đặc biệt là phong tục
văn hoá của vùng Kinh Bắc quê hương ông. Vốn sống ấy giúp Kim Lân sau này có
những trang viết độc đáo, hấp dẫn nhưng mộc mạc, bình dò như chính cuộc sống.
Kim Lân trình làng văn bằng truyện ngắn đầu tiên Đứa con người vợ lẽ đăng trên
tuần báo Trung Bắc chủ nhật (1942) và hơn hai mươi năm sau, ông có truyện ngắn

cuối cùng Bà mẹ Cẩn (1969). Đến nay, đã lâu lắm rồi, Kim Lân không sáng tác nữa
nhưng không ít độc giả vẫn tìm đến với các tác phẩm của ông vì nhiều lí do khác nhau.
Cả đời văn, Kim Lân chỉ chuyên viết truyện ngắn và viết về người lao động
nghèo với tất cả tấm lòng đôn hậu của người con sinh ra từ đồng ruộng. Trước Cách

2
mạng tháng Tám, Kim Lân tạo được tiếng vang trên văn đàn văn học bằng một loạt
truyện ngắn viết về phong tục tập quán và thú chơi đồng quê - mảng đề tài mà ông am
hiểu cặn kẽ. Các truyện nổi tiếng như Con mã mái, Đôi chim thành, Đuổi tà, Chó
săn……... không chỉ giúp người đọc hiểu biết về những phong tục đất lề quê thói mà còn
yêu mến hơn những con người bình dò, trong sáng mà tài hoa. Sau Cách mạng tháng
Tám, Kim Lân ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của nhà văn. Ông có những trang
viết xuất sắc về sự đổi thay trong nhận thức, tình cảm cũng như sự đổi đời của người
nông dân, người lao động nghèo. Truyện ngắn Làng và Vợ nhặt là hai truyện ngắn
viết sau Cách mạng tháng Tám. Đó là hai truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam
hiện đại. Hai tác phẩm này đã được tuyển chọn đưa vào dạy và học trong chương trình
văn học ở các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông bên cạnh những tác phẩm
của các tác giả văn học lớn.
Tuy viết không nhiều nhưng “Q hồ tinh bất q hồ đa”, Kim Lân được xem là
người có biệt tài viết truyện ngắn và đóng góp nhiều cho thể tài này. Viết thay lời bạt
trong Tuyển tập Kim Lân, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã nhận xét độc đáo, sắc sảo về
truyện ngắn Kim Lân:
“Những truyện ngắn Kim Lân thì quả là đặc sắc, tinh vi, ranh
mãnh, dồn nén và cả đáo để nữa” [62, 645]. Một lời nhận xét như một sự gợi ý khiến
người yêu văn học, nghiên cứu văn học thích thú khám phá mà kiểm nghiệm cho nhận
xét độc đáo đầy gợi mở này.

II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Để hoàn thành đề t luận văn, chúng tôi đã khảo sát và nghiên cưú truyện ngắn

Kim Lân từ ba nguồn tài liêụ sau đây:
1-Tuyển tập Kim Lân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, được nhà xuất bản Văn học ấn
hành năm 1996. Gồm 17 truyện ngắn.

3
2- Kim Lân-Tác phẩm chọn lọc, ấn phẩm do nhà xuất bản Hội nhà văn mới phát hành
năm 2004. Gồm 23 truyện ngắn, nhiều hơn Tuyển tập Kim Lân 6 truyện nhưng lại
không có truyện Nỗi này ai có biết.
3- Truyện Cô Viạ- một truyện ngắn do chúng tôi vừa sưu tầm được từ baó Trung Bắc
chủ nhật số 135, ngày 8-11-1942.
Như vậy, tổng số tác phẩm Kim Lân được chúng tôi tập trung khảo sát và nghiên
cứu là 27 truyện ngắn, trong đó có 13 truyện viết trước Cách mạng tháng Tám và 14
truyện viết sau Cách mạng tháng Tám.

III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

3.1. Những ý kiến, nhận xét về truyện ngắn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám
Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân đến với làng văn bằng một loạt các
truyện ngắn như : Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Người kép già, Cô
Vòa….. … Đó là những truyện ngắn viết về đề tài xã hội. Nguyên Hồng - người bạn văn
của Kim Lân đã nhận xét về những truyện ngắn Kim Lân thời kì nà trong Những
nhân vật ấy đã sống với tôi rằng: “Từ giữa năm 1943- 1944 ấy, tôi được đọc mấy
truyện của Kim Lân. Thoạt nhiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim
Lân chương chướng thế nào ấy. … Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi
thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại nó có một cái gì chân chất của
đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc
biệt lại gần gũi với mình”[42,10]. Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực
khách quan - nhà văn - tác phẩm, Nguyên Hồng đã có những nhận xét xuất sắc, chính
xác cảø về phương diện nội dung, tư tưởng lẫn giọng điệu văn chương của Kim Lân.
Văn của Kim Lân có cái gì rất gần gũi, bình dò. Đó là văn của một người viết về

chính cuộc sống mình, hàng xóm mình. Kim Lân viết văn với ý nguyện rất đỗi giản dò
như lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá trong Từ điển Văn học, tập

4
1: “Kim Lân quan niệm viết văn như cách đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng
trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của quê hương”[113,369}.
Trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông ( Nhà xuất bản Giáo dục
ấn hành năm 1997), Vũ Dương Quỹ đã nhận xét khá sắc sảo về nội dung, tư tưởng của
truyện ngắn Kim Lân: “Những truyện ngắn Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám,
bên những thân phận con người lam lũ vất vả, vẫn phập phồng trái tim yêu đời, những
mong muốn tuy mơ hồ nhưng da diết, con người đối xử với nhau bao dung, nhân hậu
hơn”.
Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân được đánh giá cao khi viết về mảng đề tài
sinh hoạt văn hoá và phong tục làng quê. Vũ Bằng khi đọc các truyện của Kim Lân đã
khen và khuyên Kim Lân nên viết về thú chơi thôn quê. Các truyện Con Mã mái, Đôi
chim thành, Đánh vật, Chó săn…...… lần lượt được đăng trên các Báo Trung Bắc chủ
nhật và Tiểu thuyết thứ bảy. Nhận xét truyện ngắn viết về đề tài phong tục và thú chơi
đồng quê của Kim Lân sau khi so sánh với truyện của các tác giả khác cùng chung đề
tài, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng đònh rõ: “ Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn
khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng” và ông
tiếp tục lí giải: “Sở dó có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy, những tập quán ngộ nghónh kì
lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn
đã hiển hiện lên được những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ,
thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [73, 64 ]. Kim Lân thật may mắn khi được sinh ra và lớn
lên từ vùng quê Bắc Ninh, một vùng văn vật nổi tiếng của đất Kinh Bắc. Chất tài hoa,
sự lòch lãm, nề nếp cổ xưa dường như in đậm dâú ấn trong văn chương của ông. Đọc
truyện ngắn Kim Lân, chúng ta dễ bò cuốn hút bơỉ một thứ chất đồng bằng Bắc bộ kín
đáo, dung dò và chín chắn. Truyện ngắn Kim Lân vì thế cũng rất có ích cho những nhà
xã hội học muốn nghiên cưú, tìm hiểu về mảnh đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn
hóa.


5
Trong Tổng tập văn học Việt Nam, Nguyễn Đăng Mạnh một lần nữa nhận xét
tổng quát hơn về đặc điểm truyện ngắn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám và tấm
lòng nhân hậu của nhà văn: “Đó là những trang số phận của các đầu thừa đuôi thẹo
được đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt giấy trắng chứa chất nhân thế, nhân tình,
hoặc những trang tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi
lành mạnh nhưng vẫn biểu hiện được một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân
trước Cách mạng tháng Tám - những người sống vất vả, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời,
trong sáng, thông minh, tài hoa”[73, 369].
Thành công của Kim Lân chủ yếu là do năng khiếu tài hoa và một vốn sống tự
nhiên mà theo Nguyên Hồng - tác giả cuốn Bước đường viết văn (năm 1970) đã từng
khẳng đònh đó là một con người luôn luôn: “Một lòng đi về với đất, với người, với
thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn trước Cách mạng tháng Tám.
3.2. Những ý kiến đánh giá - nhận xét về truyện ngắn
Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám.
Trên báo Văn nghệ số 34 (1991), Trần Ninh Hồ đã có nhận xét thật xúc động:
“Tuy tầm vóc, vò trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường
đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời…...
Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng
đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua mà Kim Lân không đả
động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn”. Đây có lẽ là lời
nhận xét của một người hiểu và cảm nhận sâu sắc truyện ngắn Kim Lân để rồi thấy rõ
vai trò, tác dụng của những tác phẩm ấy với hiện thực khách quan.
Trong Tác giả văn học Việt Nam, tập 2, với cái nhìn biện chứng sắc sảo và quan
điểm lòch sử, Nguyễn Đăng Mạnh đã đưa ra những lời nhận xét thuyết phục về đặc
điểm, vò trí của truyện ngắn Kim Lân: “Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Kim Lân
tập trung vào phương diện xã hội chính trò, của đời sống nông dân gắn liền với vận
mệnh của đất nước. Về đề tài này, Làng và Vợ nhặt xứng đáng được xem là những


6
truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại” [77, 49]. Như vậy, cũng
giống bao văn nghệ só khác, Cách mạng đã đem đến cho Kim Lân cảm hứng mới, ý
thức hơn về trách nhiệm nhà văn trước cuộc sống cũng như tầm nhìn, tầm nghó của
chính bản thân.
Truyện Làng được viết và in năm 1948 trên Tạp chí Văn nghệ số đầu tiên ở
chiến khu Việt Bắc. Tác phẩm này nhanh chóng được khẳng đònh và là một trong số
không nhiều truyện ngắn thành công sớm nhất của văn học thời kì kháng chiến chống
Pháp (1946-1954). Cùng với Đôi mắt cuả Nam Cao, Thư nhà của Hồ Phương, Làng
của Kim Lân đã khai phá và mở ra những triển vọng tốt đẹp cho văn học kháng chiến
chống Pháp. Làng là một truyện ngắn xuất sắc Kim Lân miêu tả và ca ngợi sự đổi mới
về nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám.
Sau truyện ngắn Làng, Kim Lân tiếp tục nổi tiếng với Vợ nhặt. Tác phẩm được
nhà văn viết với sự xúc động mãnh liệt từ nạn đói khủng khiếp của dân tộc năm 1945 -
nạn đói đã cướp mất một phần mười dân số ít ỏi của Việt Nam lúc bấy giờ. Trong
Tiếng nói tri âm viết 1994, Trần Đồng Minh đã đánh giá, khẳng đònh vò trí của truyện
ngắn Vợ nhặt bằng sự so sánh văn học: “ Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói 1945) cho
truyện Vợ nhặt không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong
văn chương từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương
cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết ở Kim Lân, khiến ta khiếp sợ, rụng rời”
[82,126].
Đặt trong mối liên hệ biện chứng và sự phát triển chung của văn học thời kì này,
Vũ Dương Quỹ đánh giá chân xác: “Vợ nhặt dường như đã mang nét mới của thời đại,
vượt lên trên chủ nghóa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng
Tám 1945” [89, 125]. Đúng vậy, truyện ngắn này không một dòng tố cáo mà sức mạnh
tố cáo cứ dậy lên trên từng con chữ. Số phận bi thảm của những con người nghèo đói,

7
cuộc hôn nhân lạ lùng của Tràng chính là bản án đanh thép tố cáo tội ác hủy diệt của
Pháp- Nhật.

Trong Nghề văn cũng lắm công phu ( tái bản năm 2003), Nguyễn Khải, một
nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại tâm sự: “Về văn xuôi là nghề của tôi,
trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân. Sau
này viết lách được cái gì thường cũng lấy văn của ba ông làm chuẩn”. Theo cách nói
của Nguyễn Khải, nhà văn Kim Lân được xếp vào hàng những nhà văn xuất sắc của
thế kỷ XX. Chẳng thế mà Nguyễn Khải khi đọc Làng và Vợ Nhặt của Kim Lân đã
ngạc nhiên mà thốt lên rằng: “Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những
trang sách bất hủ”.
Khẳng đònh về tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, Hà Minh Đức viết trong
Nhà văn nói về tác phẩm : “Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc
của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng
Kim Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc”
[19,31]. Cả đời văn Kim Lân chỉ chuyên tâm viết truyện ngắn. Truyện của ông thường
tập trung miêu tả sinh hoạt làng quê và hình tượng người nông dân. Nhưng thế giới
nghệ thuật của ông không vì vậy mà bò giảm sức sống và sự hấp dẫn. Dù bao lớp bụi
phủ mờ thời gian, truyện ngắn Kim Lân đã và đang có vò trí xứng đáng trong văn xuôi
Việt Nam hiện đại.
Sau khi dừng lại ở một số ý kiến nhận xét, đánh giá đáng chú ý của các nhà
nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi thấy về cơ bản các nhà nghiên
cứu đều có chung nhận xét: Kim Lân chỉ chuyên viết truyện ngắn và viết không nhiều
nhưng nói đến những nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc ở nước ta không thể không nhắc
đến Kim Lân. Mặc dù Kim Lân được đánh giá là người có tài viết truyện ngắn nhưng
những công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông còn quá ít ỏi và mới chỉ là những
bài viết, những ý kiến nhận xét chung chung hoặc chỉ tập trung nhận xét về hai truyện
ngắn Làng và Vợ nhặt. Thật sự chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát,

8
có hệ thống đặc điểm truyện ngắn Kim Lân. Do đó luận văn chúng tôi không hẳn là
hoàn toàn mới mẻ nhưng hi vọng sẽ góp thêm tiếng nói khẳng đònh vò trí xứng đáng
của truyện ngắn Kim Lân trong văn học Việt Nam hiện đại.

Luận văn của chúng tôi đã tiếp thu, vận dụng những ý kiến, đánh giá của các nhà
nghiên cứu, đặt chúng vào trong một hệ thống chung khi khảo sát, phân tích, nghiên
cứu đặc điểm truyện ngắn Kim Lân.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Khảo sát và nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, trước hết có ý nghóa thiết
thực cho việc dạy và học tác phẩm Kim Lân trong nhà trường phổ thông. Đồng thời
nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Kim Lân cũng chính là góp phần nghiên cứu phong
cách một tác giả cụ thể của văn học Việt Nam hiện đại. Trên cơ sở khảo sát, phân tích
và nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi hy vọng luận văn góp một
phần nhỏ khẳng đònh vò trí, vai trò của Kim Lân đối với sự nghiệp phát triển truyện
ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


5.1. Phương pháp lo hình
Để có thể xác lập được những luận điểm, những nhận đònh có sức thuyết phục,
luận văn sẽ chú ý tới phương pháp loại hình để phân loại, thống kê các số liệu cụ thể
một cách có hệ thống. Tất nhiên chúng tôi hiểu rằng, mọi con số trong nghiên cứu văn
học nói chung và nhất là nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn chỉ mang tính chất tương
đối.
5.2 Phương pháp so sánh
Nhằm phát hiện, khẳng đònh bản sắc riêng của truyện ngắn Kim Lân, luận văn của
chúng tôi không thể không so sánh đối chiếu đặc điểm truyện ngắn của Kim Lân với
đặc điểm truyện ngắn của một số nhà văn khác cùng thời, cùng viết về nông dân và
nông thôn Việt Nam

9
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp.


Đây là một phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung.
Chúng tôi đã vận dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp từ cấp độ câu văn,
đoạn văn có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận điểm tổng hợp,
trong luận văn.
VI. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Cấu trúc luận văn ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, còn có phần nội dung gồm
ba chương:
+ Chương 1: Người lao động nghèo ở làng quê và
tấm lòng của nhà văn Kim Lân.
+ Chương 2 : Nghệ thuật dựng truyện và xây dựng
nhân vật.
+ Chương 3 : Ngôn ngữ và giọng điệu











10
Chương một:

NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHÈO Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
VÀ TẤM LÒNG CỦA NHÀ VĂN KIM LÂN


1.1 . Hiện thực về làng quê Việt Nam và người lao động nghèo.
Xã hội Việt Nam những năm 1940 – 1945 có rất nhiều biến động. Đây là thời kì
tiền khởi nghiã, là đêm trước của Cách mạng tháng Tám. Hơn nữa, Nhật nhảy vào
Đông Dương cấu kết với Pháp đàn áp phong trào cách mạng, bóc lột nông dân nên
mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt, quyết liệt. Hoàn cảnh
lòch sử - xã hội đầy biến động ấy đã tác động lớn vào tất cả các khuynh hướng văn
học, trong đó có văn học hiện thực. Thời kì này, các nhà văn hiện thực không thể phản
ánh xã hội một cách trực diện mà phải lưạ chọn cách đi riêng : viết về phong tục, tập
quán đòa phương, đi sâu vào mối quan hệ làng xóm, gia đình với những câu chuyện
thường ngày, thông qua số phận cá nhân khám phá thế giới nội tâm con người. Bên
cạnh những cây bút già dặn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,
trên văn đàn đã xuất hiện một đội ngũ nhà văn trẻ như Nam Cao, Nguyên Hồng, Bùi
Hiển, Tam Kính, Phi Vân, Mạnh Phú Tứ, Tô Hoài và Kim Lân….…
Tuy nhiên, mỗi nhà văn ở mỗi hoàn cảnh, chòu sự ảnh hưởng của chủ nghóa Mác-
Lê Nin ở mức độ khác nhau, có cách nhìn, cách cảm khác nhau. Do đó, các nhà văn
khi viết về cuộc sống của dân quê đều có những cách tiếp cận riêng rẽ. Các nhà văn
trên mỗi người một vẻ đã đem lại sự phong phú đa dạng và nhiều màu sắc mới cho
văn học hiện thực 1940- 1945.
Kim Lân cũng chọn và viết về đời sống của nông thôn Việt Nam nhưng ông không
dẫm đạp lên lối mòn xưa cũ mà những đàn anh như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan
đã đi. Kim Lân chủ yếu tiếp cận làng quê từ bình diện phong tục, sinh hoạt văn hoá và

11
những câu chuyện bình dò hằng ngày. Nhà văn đã có những trang viết mô tả rất chân
thực, tinh tế và sống động những thuần phong mỹ tục của người làng quê sau luỹ tre
làng. Ông đã làm cho truyện ngắn của mình có cách hấp dẫn riêng từ chính những
khám phá các giá trò văn hoá cổ truyền của vùng đất Kinh Bắc, quê hương ông.
1.1.1. Phong tục và sinh hoạt văn hoá làng quê
Bất kì một nhà văn nào khi viết về hiện thực làng quê không nhiều thì ít đều đề
cập, miêu tả đến những yếu tố phong tục, sinh hoạt văn hóa làng xã. Bởi vì phong tục

tập quán là cái đời thường, là đời sống tinh thần tồn tại và chi phối cuộc sống của
người dân quê trong suốt chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian. Trong
văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, người đọc rất thú vò khi tìm
thấy những nét văn hóa riêng biệt, những phong tục tập quán mang đậm sắc màu đòa
phương trong các tác phẩm văn học. Đó là một Hải Phòng náo nhiệt trong tác phẩm
của Nguyên Hồng; một vùng ven đô Hà Nội của nhà văn Tô Hoài; một Bùi Hiển với
tập tục cổ hủ của người dân chài xứ Nghệ; một xứ Huế mộng mơ, dòu dàng, với giọng
hò ngọt ngào của nhà văn Thanh Tònh và một vùng sình lầy tận cùng phía Nam Tổ
quốc của Phi Vân. Kim Lân cũng góp một mảng màu vào bức tranh phong tục dân tộc
bằng những nét văn hóa đặc trưng đậm màu sắc dân gian từ chính cuộc sống, sinh hoạt
thường ngày của xứ sở Kinh Bắc quê hương ông.
Truyện ngắn Kim Lân đã đem đến cho người đọc những thú vò bất ngờ và độc đáo.
Tiếp cận hiện thực làng quê từ hướng phong tục, ông đã đưa những chuyện hàng ngày,
những sinh hoạt văn hóa bình dò và cả những thói tục vốn có của làng quê nghìn đời
trở thành đối tượng phản ánh và khám phá trong truyện ngắn của mình. Có thể nói
trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân đã khẳng đònh mình trên văn đàn bằng những
truyện ngắn viết về phong tục, sinh hoạt văn hoá làng quê. Chính sự tiếp cận này đã
thể hiện ý thức nghệ thuật sâu sắc của nhà văn. Ý thức về giá trò văn hóa cổ truyền, ý
thức bảo vệ, ngợi ca và tôn vinh sức sống, sức mạnh của văn hóa dân tộc Việt Nam.

12
Người Việt không ai không biết sự tích cây nêu nhưng tập tục đuổi tà trừ ma sống
động, tươi rói sắc màu dân gian chỉ có thể được thưởng lãm qua trang viết của Kim
Lân. Truyện ngắn Đuổi tà, ngay tựa đề cũng đã gợi lên sự tò mò về một tập tục kì lạ,
ngộ nghónh nhưng lại rất quen thuộc của cư dân đồng bằng Bắc bộ. Bằng sự quan sát
sắc sảo, cái nhìn hóm hỉnh và cảm thông, Kim Lân dường như hoá thân vào trang viết.
Ông miêu tả khá tỉ mỉ, tường tận từ việc sắp đặt đồ lễ cúng tế cho đến việc tiến hành
lễ nghi. Việc đuổi tà hàng năm “có ảnh hưởng đến sự thònh đạt, suy vi của dân làng
sang năm mới tới đây”. Rõ ràng đây là một thuần phong mó tục vì một mục đích cao
cả, thể hiện ước muốn về một cuộc sống bình an, thònh vượng trong tương lai. Một tập

tục đã trở thành cố hữu mà dân làng ai cũng vui vẻ đóng góp thì tập tục đó đã gắn bó,
ăn sâu bám rễ vào đời sống tâm linh, đời sống tinh thần của người dân quê. Chẳng thế
mà khi buổi lễ tiến hành, mọi người đều hào hứng tham gia “ông Tự Năm cầm cành
phan chạy ra đường cái. Bốn cậu nhà oản với bốn chiếc bùa cái cũng lẽo đẽo theo sau.
Mấy bác tuần vừa quất vừa ném gạo muối đuổi. Trẻ con, người lớn à à theo sau reo hò
ầm ó. Có người lượm đất, gạch ném theo sau. Họ tin như thế là đang trục ma đói, ma
khát ra khỏi làng, năm mới tới đây dân làng làm ăn mới thònh đạt ” [62, 133].
Đuổi tà không phải là một truyện ngắn có đề tài phục cổ như Bút nghiên của Chu
Thiên, Thanh đạm của Nguyễn Công Hoan cũng không phải là tác phẩm có ý nghóa
đả phá hủ tục như Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố. Cái hay của truyện
ngắn Đuổi tà chính là tập tục độc đáo được Kim Lân miêu tả gắn liền với niềm vui,
nỗi háo hức trong không khí thiêng liêng đón tết cổ truyền của dân tộc “Mọi người như
yên lặng kính cẩn đón chờ cái năm mới rỡ ràng”. Yêu quê hương, gắn bó và tự hào về
quê hương, nhà văn Kim Lân đã hiểu hết ý nghóa sâu sắc của tết Nguyên đán đối với
mỗi người dân đất Việt. Tết là khoảng thời gian thể hiện đời sống tâm linh trong quan
niệm tín ngưỡng đa thần của người Việt. Việc đuổi tà đầu năm là một thuần phong mó
tục có ý nghóa nhân văn cao cả, là sợi dây vô hình gắn kết tình cảm của các thành viên

13
trong cộng đồng với một niềm tin thiêng liêng không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của người dân quê.
Đi vào hiện thực làng quê từ bình diện phong tục, Kim Lân đã tiếp cận với con
người làng quê mang bản sắc văn hóa làng truyền thống. Hình ảnh người nông dân
trên trang viết của Kim Lân khác xa với hình ảnh người nông dân dưới ngòi bút miêu
tả của Tự lực Văn đoàn. Họ không phải là những con người nghèo đói đến mức ngu
dốt, bẩn thỉu như Nhất Linh đã viết trong Hai vẻ đẹp: “Mỗi lần nhìn những người nhà
quê nhem nhuốm ngồi bệt xuống đất, bên những đống rác hôi hám, hàng bán lèo tèo
mấy thứ quà vặt bẩn thỉu, đầy cát bụi và mỗi lần ngửi thấy mùi quần áo, mùi mồ hôi
người lẫn với trăm nghìn thức mùi khác ở các hàng xông lên, Doãn có cái cảm tưởng
khó chòu về sự bất di bất dòch của những xã hội quê, bao giờ cũng khốn nạn, cũng xơ

xác”. Đó là cái nhìn miệt thò có pha chút thương hại của tác giả Tự lực Văn đoàn.
Những người vốn là các nhà văn Tây học, sống và lớn lên ở đô thò, trách sao được khi
họ có cái nhìn phiến diện như thế đối với người nông dân. Do vậy tiểu thuyết luận đề
mà họ đưa ra cũng chỉ mang tính chất cải lương nửa vời.
Với Kim Lân thì hoàn toàn khác, ông viết về người nông dân bằng những tình cảm
chân thật, tha thiết của “người con vốn sinh ra từ đồng ruộng”. Người nông dân trên
trang viết của Kim Lân không chỉ là người lao động suốt ngày “đầu tắt mặt tối”, “cày
sâu cuốc bẫm” mà họ còn là những con người thông minh, tài hoa, say mê, vui nhộn
trong những sinh hoạt văn hoá, những thú chơi lành mạnh chốn hương thôn.
Khác với những nhà văn cũng viết về phong tục như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, Bùi Hiển, truyện ngắn Kim Lân trình bày miêu tả những sinh hoạt văn hóa ngộ
nghónh, đáng yêu. Ở đó người đọc không bắt gặp cái lo âu, sợï hãi vì gánh nặng của lệ
làng, của hủ tục. Người nông dân hòa vui vào không khí tưng bừng của lễ hội, đình
đám để quên hết mọi âu lo, vất vả của cuộc sống thường ngày.
Đọc truyện ngắn Cầu đánh vật, Thượng tướng Trần Quag Khải - Trạng vật, Ông
Cản Ngũ, người đọc cảm nhận một không khí làng quê nhộn nhòp, vui tươi khác xa với

14
làng quê nhàn nhạt buồn thường thấy trong các tác phẩm của Khái Hưng, Nhất Linh.
Với tài viết truyện ngắn của mình, Kim Lân đã giới thiệu đến bạn đọc những chiêu võ
đẹp, thế võ hay của môn đấu vật cổ truyền dân tộc. Hòa mình vào không khí lễ hội
náo nức, sôi động để thưởng lãm, để bình xét. Hội vật tổ chức ở Kinh đô thì: “cờ xí,
tàn quạt rợp trời. Nam phụ lão ấu đứng vây quanh xem đông như kiến cỏ” [62,118]. Hội
vật ở làng tỉnh cũng đông vui rộn ràng: “Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ
đổ về đông như nước chảy. Người ta chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật” [62, 287].
Nếu tranh dân gian đấu vật của làng Đông Hồ là bức tranh tónh thì những trang
viết của Kim Lân về môn vật lại là bức tranh động, rực rỡ sắc màu dân gian, rộn rã âm
thanh, đa dạng về góc cạnh: “Dưới mái tam quan đền, những vuông nhiễu điều bay đỏ
rực. Các đô vật trong tỉnh cởi trần đóng khố ngồi hai bên xới. Trên thềm cao, ông Cản
Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu đậu trắng cạp điều. Người ông đỏ như đồng tụ, to

lớn, lẫm liệt. Đầu ông buộc một vuông màu xanh lục giữ tóc, mình trần đóng khố, bao
khăn vắt ” [62,288]. Không chỉ miêu tả chân thực, sống động cách thức, trang phục mà
Kim Lân còn am hiểu cả cử chỉ, hành động đầy khí khái của đô vật:“bước ra sới, xóc
lại mảnh khố nhiễu xanh, tiến lên thềm tam đền, giơ bàn tay thô vụng vuốt dài trên mấy
vuông giải nhất, miệng cừơi rất tươi ” [62, 288] là dấu hiệu thách thức, quyết tâm
giành giải của đô vật trước khi vào kèo.
Nếu ngòi bút Nam Cao chủ yếu thiên về kể hơn là miêu tả, Thạch Lam ngược lại
tả nhiều hơn kể, thì Kim Lân lại khéo léo hài hoà vừa tả vừa kể. Những keo vật đẹp
mắt, những thế vật bất ngờ hồi hộp được Kim Lân miêu tả như khắc như chạm. Ngòi
bút của Kim Lân như một ống kính quay cận cảnh rõ nét đến từng chi tiết: “ Quắm Đen
như con cắt luồn qua hai cánh tay ông Cản Ngũ ôm lấy một bên chân ông bóc lên.
Nhưng ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại
dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bỗng anh ta lên, coi
nhẹ như ta giơ một con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy” [62,290]. Mượn ngôn ngữ
điện ảnh, Kim Lân đã làm sống dậy trong lòng người đọc những cảm giác hồi hộp lo

15
âu, mừng vui như đang trực tiếp tham gia cổ vũ cho những keo vật đẹp mắt. Tác giả
như hoá thân vào những đô vật để đem tới những cảm nhận rất thực: “Trạng Sặc lúng
túng xoay xoả. Chỉ một lúc là ù tai hoa mắt. Mồ hôi đổ ra như tắm. Chân tay cuống
quýt, đánh gỡ lạo chạo. Trạng Kế nhanh cơ hội đưa tay phải lên bấu chặt lấy quai xanh,
còn tay trái vít gáy kẻ đòch ghìm xuống. Trạng Sặc vùng vẫy cố gỡ nhưng không sao
thoát được năm ngón tay như thép nguội kẹp chặt lấy xương quai xanh. Da dẻ trạng Sặc
tái dần tái dần và toàn thân run lên bần bật” [62, 120]. Không am hiểu và yêu môn vật
truyền thống, tác giả khó có thể miêu tả được như thế!
Trân trọng nâng niu các giá trò văn hoá cổ truyền, Kim Lân không thể để mất đi
những thú chơi lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc. Những truyện ngắn Kim Lân viết
về môn võ vật như món quà quê giúp bạn đọc thưỡng lãm một thú chơi dân dã của
người Việt, vừa để cổ vũ khích lệ cho môn vật cổ truyền của dân tộc. Truyện Cầu
đánh vật, Thượng tướng Trần Quang Khải – Trạng vật, Ông Cản Ngũ là những

truyện ngắn Kim Lân lấy cảm hứng từ đề tài lòch sử, với tinh thần suy tôn những gía trò
văn hóa dân gian đậm màu sắc dân tộc. Cách khai thác truyện thông minh, tài hoa, kết
hợp hài hoà giữa qúa khứ và hiện đại, ngôn từ vừa trau chuốt, vừa giản dò bình dân đã
đem đến cho những truyện ngắn trên của Kim Lân vẻ đẹp riêng độc đáo.
Kim Lân là người con của xứ sở Kinh Bắc, được thụ hưởng và nuôi dưỡng bởi
dòng sữa ngọt của văn hóa làng quê, ý thức về giá trò văn hoá cổ truyền luôn tuôn
chảy trong sáng tác của ông. Kim Lân hiểu việc cần phải làm để giữ gìn và phát huy
văn hoá cổ truyền của dân tộc. Ngoài những truyện ngắn viết về đánh vật, Kim Lân đi
sâu thể hiện những thuần phong mó tục qua những thú chơi đồng quê khác như: trồng
cây cảnh, nuôi gà chọi, thả chim bồ câu v.v… Có thể nói các truyện ngắn Đôi chim
thành, Con mã mái, Chó săn là những truyện ngắn thành công nhất viết về đề tài này.
Nhận xét những truyện ngắn viết về các thú chơi của Kim Lân, nhà nghiên cứu văn
học Trần Hữu Tá trong Từ điển Văn học khẳng đònh: “Tuy nghiêng nhiều về phía
phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ

16
đẹp tâm hồn của người dân trước Cách mạng- những người sống cực nhọc, khổ nghèo
nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh và tài hoa” [113,360].
Truyện ngắn viết về phong tục và các thú tiêu khiển nếu không khéo sẽ dễ sa vào
những trang khảo cứu. Khác với Toan nh, Kim Lân không khảo sát phong tục mà mô
tả phong tục bằng con mắt cuả một nhà văn. Đằng sau những sinh hoạt văn hóa, những
thú chơi đồng quê là cuộc sống sinh động như vốn có, chằng chòt nhiều mối quan hệ
trong cộng đồng làng xã. Truyện ngắn Kim Lân viết về đề tài trên mang phong vò
riêng độc đáo, hấp dẫn bởi vì trong đó còn có sự thấp thoáng, ẩn hiện “cái tôi” nhà
văn tài hoa, thông minh hóm hỉnh. Trong An ninh cuối tháng số 34 – năm 2004, trả lời
phỏng vấn báo chí, Kim Lân cho rằng: “Trước tôi cứ nghó những truyện mà tôi viết có
tính chất xã hội thì tôi cho là hay. Còn những truyện mà viết những cái chơi chim, chơi
gà, chơi chó săn, chơi này nọ là không hay. Thế nhưng, bây giờ tôi đọc lại cái mình viết
về chim, về chó lại tử tế vì mình hiểu nó và yêu nó”. Thật vậy, truyện viết về thuần
phong mó tục qua các thú chơi đồng quê, Kim Lân viết bằng tất cả vốn sống dày dặn,

sự tài hoa và đam mê nhiệt tình của mình. Nhà văn hóa thân, nhập vai vào nhân vật
khá tài tình khiến người đọc băn khoăn tự hỏi đâu là nhân vật, đâu là nhà văn? Ở
truyện ngắn Con mã mái, là hình ảnh ông cả Chuẩn - một nhà nho nghèo “danh lợi bất
như nhàn” yêu thích thú chơi cây cảnh nhàn nhã thanh tao. Tuy gia cảnh nghèo túng,
chỉ có một “mảnh sân nhỏ, ba gian nhà tranh lụp xụp” nhưng “bần thanh còn hơn trọc
phú”. Với bàn tay khéo léo, óc thẩm mó và tài sáng tạo, ông đã tạo nên “một hòn non
bộ sần sùi, gân guốc. Cỏ tóc tiên mọc um tùm giữ một vẻ hoang vu, bí mật đối với bọn
người sành nhỏ bé đặt theo điển tích. Nào chùa, nào tháp, cầu, quán chênh vênh hiểm
trở, nào ngư, tiều, canh, độc, cầm kì thi tửu, nào Bá Nha ngộ Tử Kì, tất cả ngụ một vẻ
an nhàn thư thái, gác đường danh lợi ra ngoài” [62,58]. Một thế giới ảo nhưng sinh
động kì thú. Sơn, thuỷ, canh, tiều, ngư, độc, cận kề sum vầy bên nhau. Cảnh vật dẫu
vô tri vô giác nhưng sống động bởi gửi gắm vào đó tâm hồn tình cảm của chủ nhân. Cả
Chuẩn nếu không có tâm hồn nghệ só yêu cái đẹp, am hiểu nghệ thuật thì làm sao có

17
thể tạo nên được một hòn non bộ đẹp như thế. Rồi lại còn tạo một dáng cây “kiểu long
cuốn thuỷ” mà ai cũng trầm trồ thán phục.
Trong truyện ngắn của Kim Lân, ta bắt gặp hình ảnh người nông dân không chỉ
biết “cày sâu cuốc bẫm” vì cơm no áo ấm mà ở họ còn dậy lên một khát vọng mãnh
liệt về cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh và tươi đẹp. Cuộc sống trở nên đáng
yêu, có ý nghóa hơn khi Cả Chuẩn, Trưởng Thuận, Cả Nội đặt hết niềm tin vào thú
chơi cầu kì, công phu của mình. Ông Cả Chuẩn “mê thích gà chọi suốt ngày chỉ lăn lóc
với gà”, Cả Nội “nổi tiếng là tay chơi chó săn lão luyện” còn Trưởng Thuận thì khéo
léo tài hoa trong cách nuôi và thả chim bồ câu. Dường như những người nông dân này
đã gửi gắm tất cả niềm vui, nỗi buồn vào các thú chơi tao nhã, lành mạnh như những
nghệ só trong sáng tạo nghệ thuật. Cụ Tú, ông Trưởng Thuận tinh từơng, tài nghệ ngay
từ việc lựa chọn giống chim hay: “Tinh! Trưởng Thuận tinh lắm! Cào bò ấy kháp với
nhau không tách ra được. Ngừng một chút, cụ Tú tiếp: Phàm giả cái giống chim Văn
Giàng này cứ con nào “cào” nhọn là bay cao, con nào “bò” to là đông đen. Đôi chim
này được cả “cào” lẫn “bò” [62,36]. Sự khen thưởng, thán phục của cụ Tú chính là sự

đồng điệu của nhân vật cụ Tú, ông Trưởng thuận và cả nhà văn Kim Lân. Họ gặp
nhau ở điểm chung đều say mê, tài hoa, am hiểu tường tận thú chơi tao nhã. Chỉ ngắm
nhìn mã bên ngoài của đôi chim mà biết được lối bay, cái hay cái dở của giống chim
Văn Giàng. Chơi chim bồ câu đòi hỏi người chơi phải là người kiên nhẫn, lanh lẹ, khéo
léo. Hãy quan sát cách thả chim của Trưởng Thuận: “Đặt lồng chim xuống vệ đường,
ông Trưởng cởi dây, rút ống nước đâu đấy, rồi mới quày tay ra sau lưng rút chiếc quạt
cạp quần, se sẽ đập vào nan lồng. Đàn chim xô về một phía. Đập mạnh thêm mấy chiếc
nữa, ông mở bật nắp lên. Đàn chim bay ra một loạt, cánh vỗ phanh phách” [62, 39].
Bằng sự quan sát và vốn sống thực tế, Kim Lân đã cho người đọc thấy được sự điệu
nghệ, khéo léo trong cách thả chim của Cả Thuận. Bởi nếu không biết cách thả“một
hai con chim sẽ bò vướng vào lồng hoặc do chủ nhân đập mạnh vào lồng, con chim có

18
thể bò choáng váng đứng lại ở đế lồng không bay kòp theo đàn, lẽ tất nhiên đàn chim này
không bao giờ trúng giải” [1,198].
Thả chim bồ câu là một thú chơi có từ xa xưa. Các cụ ta ngày xưa yêu chuộng thú
thả chim bồ câu vì chúng là loại “nghóa điểu” trung thành, có tình có nghóa. Hội thi thả
chim bồ câu là một thú chơi đồng quê có ý nghóa giáo dục sâu sắc và tế nhò về tinh
thần tập thể, về đức tính chung thuỷ của con người. Vì lẽ đó Kim Lân say mê và muốn
san sẻ niềm đam mê ấy để mọi người cùng thưởng thức về thú chơi thanh tao này.
Xưa nay, trong các tác phẩm viết về nông thôn Việt Nam, người đọc thường chỉ
thấy hình ảnh người nông dân lam lũ, nghèo khổ và dốt nát. Bên cạnh cuộc sống đói
nghèo của họ, Kim Lân phát hiện ra đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh của họ.
Nhà văn không hề tô hồng, trau chuốt hình ảnh người nông dân trên trang viết của
mình. Ông viết rất thật về họ như viết về chính bản thân mình. Kim Lân viết từ vốn
sống, sự am hiểu, gắn bó gần gũi của một người con làng quê với những người làng
quê. Có thể nói, Kim Lân là cây bút truyện ngắn gắn bó sâu sắc và am hiêủ tường tận
cuộc sống nông thôn, truyện của ông thường giàu chất liệu hiện thực. Cảnh nông thôn
với không khí sinh hoạt văn hoá đầm ấm, đậm đà tình làng nghóa xóm hiện lên bình dò
trong từng trang viết của ông. Ngay sau khi “cái tiếng quần chim của Trưởng Thuận ăn

khao liên tam trúng, nức cả hàng phủ”, dân làng kéo đến nhà ông Trưởng rất đông “họ
cười nói xôn xao cả năm gian nhà khách”. Cũng như nhà Trưởng Thuận, nhà ông Cả
Chuẩn trước khi chuẩn bò đem gà đi thi “hội Nhân Thọ”cũng nườm nượp “khách mỗi
lúc mỗi thêm đông”. Gian nhà tuy lụp xụp, chật chội nhưng vui vẻ ồn ào “tiếng cười,
tiếng nói xôn xao ầm ó”. Dẫu cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, vất vả nhưng đời sống
tinh thần của người dân quê thật phong phú, tươi tắn. Họ có thể ngồi “ngửa mặt lên
trời xem mê man” và say sưa ngắm nhìn đàn chim bay “quên cả sức nóng thiêu người
của trưa mùa hạ”. Họ có thể mải mê bàn tán chuyện chọn gà, chăm gà, luyện gà
trong một không khí vui vẻ, giòn giã tiếng cười hóm hỉnh: “ Con sám miến hồng mới
thích chứ. Chết! Nó đá cứ vun vút “liên chi thanh nguyệt chi công”. Nhắc chân lên là

19
thành cần cao. Đầu cong thon thon né đòn rất tài,… chao bên này! Chao bên này! Cứ
thoăn thoắt ! Coi sướng lạ !” [62,85]. Ở đây, người đọc bắt gặp trong trang viết của
Kim Lân hình ảnh người nông dân hiền lành, chất phác nhưng không kém phần thông
minh, tài hoa và dí dỏm.
Tiếp cận hiện thực làng quê từ bình diện phong tục, Kim Lân đã khẳng đònh sức
sống của truyền thống đạo lý dân tộc qua những sinh hoạt văn hoá làng quê. Kim Lân
hiểu rằng nền tảng gia đình là gốc rễ, là điều kiện để người dân quê thực sự sống với
niềm vui của chính mình qua những thú chơi tao nhã. Ở truyện Con mã mái, nếu
không có sự chòu thương chòu khó của bà Cả và cô Tưởng thì làm sao ông Cả Chuẩn
“mê gà chọi” sống hết mình cho thú chơi ấy. Hình ảnh bà Cả Chuẩn không khỏi làm
người đọc liên tưởng đến hình ảnh người vợ chu toàn, đảm đang “nuôi đủ năm con với
một chồng” của Tú Xương. Trong hơn 37 trang sách của truyện, Kim Lân chỉ dành một
câu nói về bà: “Đầu tối mặt tắt, ngược xuôi tần tảo lấy tiền về nuôi gia đình”[62,60].
Chỉ một câu cũng đủ ca ngợi đức tính chòu thương chòu khó, cần mẫn của bà Cả Chuẩn.
Với phong cách của một nhà văn phong tục, Kim Lân hiểu rất rõ cái tình, cái cội rễ lâu
bền trong truyền thống tình cảm, đạo lý phu thê của người Việt. Nếu không có sự tận
tụy, hi sinh của vợ làm sao Cả Chuẩn thảnh thơi để tiêu khiển bên cây cảnh và thú
chọi gà. Ở truyện Đôi chim thành, bà Trưởng Thuận cũng vậy, chưa bao giờ than vãn

trước thú chơi chim bồ câu đến quên ăn, quên nghỉ của Cả Thuận. Nếu có cũng chỉ
một câu trách móc nhẹ nhàng, chứa chan tình yêu thương dành cho chồng: “Chim với
chả cò. Đày nắng suốt ngày, không trách cảm được!”[62.47]
Từ tình cảm, quan hệ trong gia đình, Kim Lân đi sâu khám phá tình cảm cộng
đồng, tình làng nghóa xóm vốn bền chặt của người nông dân ở làng quê qua hội hè và
những thú vui tiêu khiển. Trong truyện Đôi chim thành, ông Trưởng Thuận dẫu biết
trời hôm đó chắc sẽ có dông vì trời xấu “vừa oi vừa có gió Tây”, tiết trời như thế nếu
thả chim, mưa gió có thể làm đàn chim lạc mất. Nhưng vì nể nang tình cảm chân tình,

20
ngưỡng mộ quần chim hay của bà con dân làng, ông đã “không ngần ngại thả đàn
chim” để mọi người được thưởng lãm và bình giá. Việc làm của Cả Chuẩn thể hiện nét
đẹp trong cư xử thân tình của người dân quê. Tình cảm tốt đẹp đó của người làng quê
được Kim Lân thể hiện sắc sảo không phải chỉ bằng sự quan sát tinh tế mà bằng cả
tâm hồn và trái tim nhân hậu của một người con sinh ra từ đồng ruộng.
Trong bức tranh phong tục dân gian với những tập quán ngộ nghónh, những thú
chơi tao nhã như đánh vật, chọi gà, thả chim, nhà văn Kim Lân đã thể hiện niềm tự
tôn, tự hào về văn hoá cổ truyền của dân tộc một cách kín đáo và tinh tế. Truyện ngắn
của Kim Lân đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc về sợi dây ràng buộc giữa những
thành viên trong cộng đồng làng xã qua sinh hoạt văn hoá, qua những phong tục tập
quán. Đây chính là nét riêng độc đáo của Kim Lân so với các nhà văn cũng tiếp cận
làng quê từ hướng phong tục. Kim Lân theo thời gian, không gian của những làng quê
thân quen để tìm hiểu con người, đời sống tinh thần của người dân quê qua lối cũ nếp
xưa nhuần nhụy. Chẳng thế, mà trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân, Lữ Huy
Nguyên đã đánh giá: “Kim Lân là người đã thành công trong một loạt truyện về thú
chơi. Đặc biệt ông nổi tiếng với các truyện viết về phong tục làng quê” [62,19].
1.1.2 .Những mảnh đời “đầu thừa đuôi thẹo”
Con người bao giờ cũng là đối tượng chính trong tác phẩm văn học. Cuộc sống
thiên hình vạn trạng, niềm vui luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên cạnh
bóng tối và cái xấu len lỏi giữa cái tốt, hạnh phúc xen lẫn nỗi đau. Và những khổ đau,

bất hạnh của con người xưa nay vốn là nỗi bức xúc lớn nhất thôi thúc người nghệ só
cầm bút.
Kim Lân đã bước vào con đường văn học với một sự thôi thúc như thế. Khi Kim
Lân đến với văn chương chính là lúc xã hội Việt Nam ngột ngạt, bế tắc và đầy biến
động. Đời sống người nông dân khốn đốn trăm bề. Nạn đói, nạn sưu thuế, lũ lụt, hạn
hán, dồn dập ập xuống thân phận bé nhỏ của ngừơi lao động nghèo. Xuất thân trong

21
một hoàn cảnh éo le, con một người vợ lẽ thứ ba nghèo túng, không ruộng đất, làm
thuê làm mướn khắp nơi, Kim Lân ý thức rất rõ về cuộc sống mòn mỏi, lắt lay, cơ cực
của những người lao động nghèo trước Cách mạng tháng Tám. Nhà văn chú tâm vào
những cảnh đời cụ thể, chọn một khoảng khắc tiêu biểu trong cuộc sống của nhân vật
để miêu tả nhưng chất liệu hiện thực cứ ngồn ngộn trong từng trang viết của ông. Kim
Lân đã đem đến cho người đọc sự cảm thông, tình yêu thương xen lẫn nỗi chua xót,
đắng cay về thân phận của những con người bé nhỏ dưới chế độ cũ. Ông thấy rõ họ là:
“ Những con người bò cái đói nghèo đoạ đầy cho đến thành tàn tật, thành ngớ ngẩn”.
Kim Lân sáng tác truyện ngắn của mình bằng cảm hứng dạt dào yêu thương của một
trái tim nhận hậu và tấm lòng rộng mở vì những người lao động nghèo. Truyện ngắn
của ông đúng như lời nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh: “Là những trang số phận của
các đầu thừa đuôi thẹo, được đưa từ khắp các xó xỉnh tối khuất lên mặt giấy trắng chất
chứa nhân thế, nhân tình” [73,369].
Đứa con người vợ lẽ là truyện ngắn đầu tay, khẳng đònh chỗ đứng của nhà văn trên
văn đàn. Tác phẩm mang tính chất tự truyện. Cuộc đời đói nghèo, thận phận hẩm hiu
của mẹ con Tư chính là phiên bản về cuộc đời, thân phận của hai mẹ con nhà văn. Mẹ
của Tư là người phụ nữ cần mẫn, chòu thương chòu khó nhưng lại là nạn nhân của chế
độ đa thê. Bà là người vợ lẽ thứ ba, cuộc hôn nhân của bà không có tình yêu. Thân
phận lẽ mọn của chế độ đa thê đã cay cực, tủi nhục mà ngay đến con cái họ cũng bò
ruồng bỏ hắt hủi. Tư sống giữa gia đình mà như không có gia đình, anh em, họ mạc
đều thờ ơ với Tư. Cái đói quay, đói quắt không chỉ hành hạ Tư về thể xác mà còn xoáy
sâu vào tâm can Tư một ý nghóa chua chát về thân phận bèo bọt của mình: “Làm một

thằng con người vợ lẽ, không phải vì hương khói, chỉ là một thằng thừa trong gia đình”
[62, 27]. Quả là cuộc đời thật oái oăm ! Hiện thực cuộc sống luôn hiền hòa, ưu ái với
một số ít người giàu sang nhưng lại khắc nghiệt, tàn nhẫn với số đông người nghèo.
Chính cuộc đời khổ đau, chòu thiệt thòi như nhân vật trong tác phẩm tự truyện này, mà

22
Kim Lân đã ý thức sâu sắc hơn về thân phận cơ cực của những ngừơi lao động nghèo
trước Cách mạng.
Từ thân phận hẩm hiu của mẹ mình, Kim Lân thấu hiểu và thông cảm với số phận
của những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ. Họ là “nô lệ của nô lệ”, họ thường
là nạn nhân của chế độ đa thê bò tước đoạt quyền quyết đònh hạnh phúc của mình.
Không chỉ những thân phận làm lẽ phải chòu thiệt thòi cay đắng, mà ngay cả khi làm
vợ cả cũng phải chòu bao nhiêu tủi nhục vì số phận hẩm hiu. Đó là tình cảnh của Cẩn
trong truyện ngắn Bà mẹ Cẩn. Cuộc đời chồng con của Cẩn chòu nhiều đau khổ, dở
dang. Người ta cưới Cẩn về không phải để làm vợ, mà thực chất làm một con hầu
không công. Chồng Cẩn là: “Một thằng bé sún răng và mũi lúc nào cũng chảy tận
mồm”[62, 509]. Suốt ngày Cẩn quần quật, đầu tắt mặt tối lo hầu hạ bố mẹ chồng,
chăm bẵm chồng. Đến khi chồng trở thành “anh lực điền, khoẻ mạnh” lại chê Cẩn già
xấu xí, “bỏ đi cưới vợ lẽ”. Trong một lần, ngoài ý muốn, người chồng đã để lại cho
Cẩn một đứa con. Thế là Cẩn phải chòu bao nhiêu khổ sở vì đòn ghen tuông trái ngược
của người vợ lẽ. Chế độ đa thê và nạn tảo hôn là cái ách đã trói buộc cuộc đời Cẩn
vào trong khổ đau, nhục nhã.
Tiếp nối mạch cảm xúc về những mảnh đời khổ đau của người phụ nữ là nhân vật
cô Vòa trong truyện ngắn cùng tên. Vòa chòu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm gia
đình ngay từ lúc còn bé nhỏ. Mẹ chết, cha lấy kế mẫu. Cô phải sống kiếp mẹ ghẻ con
chồng, bò hành hạ khổ sở “dưới quyền hành độc ác” của người mẹ kế. Năm 10 tuổi,
người cha - chỗ dựa tinh thần của cô cũng rời bỏ cô sau một trận ốm ngã nước “rừng
thiêng nước độc”. Mới 10 tuổi đầu, cô bò đánh đập hành hạ “da diết suốt ngày”, cơm
ăn không đủ no, đêm ngủ không tròn giấc. May nhờ có ông anh họ đem về cưu mang.
Rồi cô cũng có một gánh hàng xén nho nhỏ tuy không dư dả cũng đủ nuôi sống qua

ngày. Nhưng sự đời nào đâu có thể bình lặng với những ước muốn, khát khao bình dò
của cô. Thiếu thốn tình cảm gia đình từ thû nhỏ, cô khao khát một mái ấm gia đình.

23
Nhưng cô đã rơi vào bẫy tình của một chàng họ Sở. Cú sốc bò lừa tình đã cướp hết ở cô
cái xuân thì tuổi hai mươi. Cô trở nên thân tàn ma dại: “Mắt trắng dã giương lên lại
nhìn xuống, da vàng xủm bấm ra nước. Cái váy đụp cũn cỡn để hở mấy vết chó cắn.
Nước vàng rỉ ra loang lổ đọng lại trên cặp chân gầy guộc” [53, 25]. Nhưng nấc thang
về cuộc đời khổ đau của Vòa chưa dừng lại ở đó. Sau lần vấp ngã, cô được gia đình anh
họ tìm về lo lắng thuốc thang, cô luôn có ảo tưởng được làm vợ Phán Đường, sống một
cuộc sống giàu sang, hạnh phúc. Nhưng khát khao của cô cũng chỉ là một giấc mơ, nó
cũng giống như lời nói đùa của Ứng, không bao giờ là sự thật. Con đường tìm đến hạnh
phúc gia đình tắt ngấm, cô trở nên điên dại. Bộ dạng lúc nào cũng lôi thôi lếch thếch,
miệng nghêu ngao hát: “Ăn mày là ai ? Ăn mày là ta. Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày,
xừ xang xê ứ ư ...” [ 53,25].
Truyện kết thúc trong cái chết tội nghiệp của Vòa trên con đường kiếm tìm
hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc của một mái ấm gia đình. Cái chết của Vòa như một hồi
chuông nguyện cầu hãy rủ lòng yêu thương con người. Nếu không có tình yêu thương,
con người sẽ dễ dàng rơi vào hố thẳm chông chênh của cái chết mà lằn ranh mỏng
manh là kiếp sống ăn mày lang thang.
Có thể nói, nhân vật nữ trong truyện ngắn Kim Lân đại diện cho những mảnh đời
xót xa, cay đắng của phụ nữ nông thôn bò “quan niệm”, lề thói xã hội “ăn cắp” mất
bản ngã của mình.
Hiện thực cuộc sống đa dạng phong phú, nên có khá nhiềâu “lát cắt”, khá nhiều
những mảnh đời khổ đau khác nhau trong truyện ngắn Kim Lân. Dường như các nhân
vật “đầu thừa đuôi thẹo” đều gửi đại diện của họ vào trong truyện ngắn của Kim
Lân. Ở truyện Anh chàng hiệp só gỗ những mảnh đời khốn khó được hiện lên qua
giọng văn đầy trăn trở, yêu thương của nhà văn. Đó là cảnh đời cô đơn, nghèo khó
của ông lão làm nghề múa rối rong. Năm tận tháng cùng, một mình côi cút thân già
“đẩy cái xe gỗ lọc cọc đi tha phương cầu thực”. Đó là nỗi niềm ai oán, cùng cực của


24
lão ăn mày mù loà. Lão có một con chó vàng rất khôn ngoan. Ngày ngày con chó
“vẫn dắt ông lang thang khắp chợ ăn xin, đêm về hai thầy trò lại ôm nhau ngủ dưới gốc
đa ngoài quán trọ” [62,35]. Con chó là người bạn chung thuỷ của ông, cùng ông kiếm
sống và giúp ông vượt qua những tháng năm cuối cùng của tuổi già. Nhưng một “kẻ
ác tâm nào đó” đã đánh bả con chó của ông lão “cướp đi cái nguồn sống và tình yêu
thương cuối cùng của con người tàn tật ấy”[62,35].
Tài năng của một nhà văn thường là ở chỗ cảm được, nghe được, nhìn thấy được
ý nghóa sâu xa trong những việc bình thường nhỏ nhặt. Đúng vậy, truyện ngắn Kim
Lân không viết về những vấn đề to tát mà truyện của ông bắt nguồn từ những cái vụn
vặt, bình thường trong cuộc sống của người lao động nghèo. Nhưng chính từ những cái
bình thường, vụn vặt ấy lại là những cái chân thực nhất của cuộc sống. Truyện của
Kim Lân vì thế đem đến sự gần gũi và đồng cảm sâu sắc. Đó cũng chính là nét độc
đáo, hấp dẫn riêng của tác phẩm Kim Lân.
Trước Cách mạng tháng Tám, thân phận bé nhỏ của người lao động nghèo trở nên
rẻ rúng, khốn khổ hơn trong cảnh đói. Cái đói đeo bám, hành hạ họ khổ sở về mặt thể
xác, đắng cay về mặt tinh thần. Ngô Tất Tố, Nam Cao có nhiều tác phẩm viết về cái
đói. Trong những truyện ngắn Một ổ chó và một đứa con, Cái bánh chưng, Mớ rau
trong hòm, Ngô Tất Tố viết cảnh đói khát tuyệt vọng ở quê hương ông. Nhà văn cất
lên tiếng kêu đầy đau xót phẫn nộ: hãy cứu đói cho người nông dân. Với những truyện
ngắn Một bữa no, Tư cách mõ, Trẻ em không ăn được thòt chó, Nam Cao đã viết về
miếng ăn của những người đói. Và tác giả đã gióng lên hồi chuông hãy cứu lấy nhân
phẩm, nhân cách con ngừơi đang bò cái đói và miếng ăn huỷ hoại, tha hóa đi. Truyện
ngắn Kim Lân cũng xoay quanh nỗi khốn khổ vì đói của những người lao động nghèo,
những người nông dân thấp cổ bé họng. Cái đói trong truyện ngắn Ngô Tất Tố, Nam
Cao làm chúng ta xót xa thương cảm. Cái đói và cái chết trong trên ngắn Kim Lân
lại làm ta rụng rời, khủng khiếp.

×