ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN TỨ TUYỆT
PHI ĐIỂU NGUYÊN ÂM CỦA NHỮ BÁ SĨ – NGHIÊN CỨU
VĂN BẢN VÀ GIÁ TRỊ VĂN CHƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hán Nôm
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN TỨ TUYỆT
PHI ĐIỂU NGUYÊN ÂM CỦA NHỮ BÁ SĨ – NGHIÊN CỨU
VĂN BẢN VÀ GIÁ TRỊ VĂN CHƢƠNG
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 60 22 01 04
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn
Hà Nội – 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn, người
đã tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện Luận
văn của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã
giảng dạy, chỉ bảo trong suốt khóa học của tôi. Xin chân thành cảm ơn gia
đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Nguyễn Tứ Tuyệt
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 6
6. Bố cục luận văn ................................................................................................. 6
NỘI DUNG......................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG I: NHỮ BÁ SĨ VÀ TÁC PHẨM PHI ĐIỂU NGUYÊN ÂM Error!
Bookmark not defined.
1.1. Thân thế và sự nghiệp .................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Tiểu sử tác giả ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Quan điểm thơ văn và sự nghiệp sáng tác. Error! Bookmark not defined.
1.2. Tác phẩm Phi điểu nguyên âm ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1.Tình hình văn bản....................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. So sánh các dị bản và chọn ra thiện bản ... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Nguyên nhân ra đời và nhan đề tác phẩm . Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết ................................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN CHƢƠNG PHI ĐIỂU NGUYÊN ÂM ..... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Chủ đề, cảm hứng chủ đạo trong Phi điểu nguyên âm Error! Bookmark not
defined.
2.1.1. Chủ đề sáng tác trong Phi điểu nguyên âmError! Bookmark not defined.
2.1.2. Cảm hứng chủ đạo trong Phi điểu nguyên âm ......... Error! Bookmark not
defined.
2.2. Thể loại sáng tác trong Phi điểu nguyên âm Error! Bookmark not defined.
2.3. Nghệ thuật ngôn từ trong Phi điểu nguyên âm ........... Error! Bookmark not
defined.
Tiểu kết ................................................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 7
PHỤ LỤC .......................................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bức tranh toàn cảnh về diện mạo văn học Việt Nam thì văn học chữ
Hán đóng vai trò vô cùng quan trọng. Suốt mười thế kỷ kể từ buổi đầu của ngày
độc lập tự chủ cho đến khoa thi năm 1919 thì sáng tác chủ yếu của văn học Việt
Nam được viết bằng chữ Hán là chính. Chữ Hán hiện diện và được sử dụng
trong mọi hoạt động của đời sống từ chính trị, văn hóa, lịch sử, y học... cho đến
phô bày, diễn đạt tâm tư tình cảm của con người. Chữ Hán được các nhà thơ nhà
văn sử dụng trong sáng tác của mình trải dài cả nghìn năm nên về khối lượng
văn chương ngày nay chúng ta được thừa hưởng là không hề nhỏ. Nhiều tác
phẩm đã được dịch và phổ biến gắn liền với những tên tuổi quen thuộc như:
Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công
Trứ... song bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều tác phẩm tác giả lớn nchưa được nhiều
người biết đến. Nhữ Bá Sĩ và Phi điểu nguyên âm là một trong những điển hình
như vậy.
Tuy được xem là một tác gia lớn của thế kỷ XIX song những sáng tác của
Nhữ Bá Sĩ vẫn chưa được quan tâm nhiều, người ta chỉ nhắc đến ông qua một số
giai thoại, hay trích dẫn sơ lược một vài ý kiến của ông về các vấn đề văn học
trong một số bài viết chứ chưa nghiên cứu chuyên sâu về quan điểm tư tưởng
cũng như những đóng góp của ông cho văn học thời kỳ đó. Đối với thời đại
mình Nhữ Bá Sĩ nổi bật ở vai trò là người thầy xuất chúng. Cuộc đời của ông
gắn liền với việc dạy dỗ và đào luyện nhân tài, ông bắt đầu sự nghiệp dạy dỗ
ngay khi còn rất trẻ, Nghi am học hiệu của ông là một trong những trường đào
tạo có tiếng vào thời đó. Ông là người thầy giáo mẫu mực, luôn đề cao điều
nhân và yêu mến học trò. Trong số môn sinh của ông có Phạm Thanh đỗ Bảng
nhãn (1851) được ca tụng là 國朝亞狀 (quốc triều á trạng) và Đỗ Xuân Cát đỗ
cử nhân song không ra làm quan.
Ngoài dạy học ra thì Nhữ Bá Sĩ còn là một tác gia lớn. Ông nghiên cứu rất
nhiều lĩnh vực, trước tác của ông bao gồm các mặt: Lịch sử, văn học, địa lý, bói
1
toán... trong đó những sáng tác về văn chương, nhất là thơ chiếm số lượng lớn.
Đương thời người ta ca tụng ông là:
Thi văn Cát Xuyên
Đối liên Phùng Cầu
(Tài thơ văn thì có Nhữ Bá Sĩ ở Cát Xuyên, đối liên thì có Lê Văn Thạc
làng Phùng Cầu).
Dù số lượng sáng tác đa dạng song thơ văn vẫn là trọng tâm trong sự
nghiệp của ông. Bằng tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, xuất phát từ trái tim ưu thời mẫn
thế trước hiện thực cuộc sống Nhữ Bá Sĩ đã sáng tác rất nhiều thơ văn. Tác
phẩm của ông được ghi lại trong các tập thơ như: Phi điểu nguyên âm, Việt sử
tam bách vịnh, Việt hành tạp thảo... Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan lẫn
chủ quan mà cho đến nay chỉ mới có một số tác phẩm của ông được dịch và
trích dẫn. Chính vì lý do đó mà chúng tôi lựa chọn tác phẩm của ông làm đối
tượng cho đề tài nghiên cứu. Trong khuôn khổ phạm vi luận văn của mình
chúng tôi không thể giới thiệu hết những trước tác của Nhữ Bá Sĩ mà chỉ nghiên
cứu Phi điểu nguyên âm - tác phẩm thơ văn tiểu biểu cho khuynh hướng sáng
tác của ông. Việc đi sâu vào nghiên cứu văn bản cũng như nội dung tác phẩm
này sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu thêm con người, quan điểm, lập trường, tư
tưởng của Nhữ Bá Sĩ cũng như giá trị văn chương của tác phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đối với bất kì một công trình nghiên cứu nào, việc tìm hiểu lịch sử nghiên
cứu vấn đề, từ đó tổng kết những giá trị và hạn chế của việc nghiên cứu trước
khi đưa ra những kiến giải của bản thân người nghiên cứu là một công việc hết
sức quan trọng và cần thiết.
Là một nhà thơ lớn của thời đại, nên thơ văn của Nhữ Bá Sĩ được ghi
chép trong khá nhiều tư liệu có thể kể ra như: Ai vãn đối liên tập (哀輓對聯集),
Ất Mùi tiến sĩ Nguyễn tiên sinh soạn (乙未進士阮先生撰), Bi ký tạp biên (碑記
雜編), Chư gia văn tập (諸 家 文 集), Dương Đình thi trướng tập (陽亭詩帳),
2
Trung ngoại quần anh hội lục (中 外 群 英 會 錄), Quần anh hội thi (群 英 會
詩)... Nghiên cứu Về Nhữ Bá Sĩ hay tác phẩm của ông theo hướng chuyên biệt,
cho đến nay, theo sự khảo sát của chúng tôi thì mới chỉ có Đỗ Hoàng Tú Anh
với luận văn tốt nghiệp: Lược khảo và phiên dịch Nghi am sơ định học thức. Tuy
nhiên cho đến nay theo khảo sát của chúng tôi thì tên tuổi và tác phẩm của ông
mới chỉ được tuyển dịch và giới thiệu sơ lược trong một số tác phẩm.
Có thể chia các loại tài liệu đề cập đến Nhữ Bá Sĩ thành hai loại: các công
trình thư mục học, từ điển và bài viết có tính chất giới thiệu, trích dẫn hoặc
tuyển dịch một số bài rải rác trong các tập thơ của Nhữ Bá Sĩ.
2.1. Các công trình thƣ mục học, từ điển
- Di sản Hán Nôm Việt Nam- Thư mục đề yếu, Trần Nghĩa - Francois
Gros, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993. Tác phẩm giới thiệu khái
quát về Nhữ Bá Sĩ, bút danh và các sáng tác của ông. Phần giới thiệu về tập thơ
Phi điểu nguyên âm chủ yếu điểm qua về kí hiệu văn bản, đồng thời khái quát về
tình hình văn bản của tác phẩm hiện được lưu giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
- Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (Nguồn tư liệu văn học, sử học Việt Nam),
Trần Văn Giáp, Nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội 1984, Giới thiệu sơ lược về tự,
hiệu, năm sinh, năm mất và tác phẩm của Nhữ Bá Sĩ.
- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá
Thế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1991. Cũng giới thiệu sơ lược như vậy.
- Từ điển văn học (bộ mới), Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), cùng các soạn giả
Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, Nhà xuất bản thế giới, 2004.
Trong công trình này đã có những đánh giá khái quát xác đáng và chi tiết về
xuất thân, sự nghiệp quan điểm sáng tác của Nhữ Bá Sĩ cũng như giới thiệu về
tác phẩm Phi điểu nguyên âm. Trong đó có đoạn nhận định về ông: “Mặc dù
nhận thức còn đề cao sách vở và đạo đức nhà Nho, nhưng với lòng yêu nước sâu
sắc, với số lượng tác phẩm có nhiều đóng góp về mặt nội dung và thể loại như
trên, Nhữ Bá Sĩ xứng đáng được coi là một nhà văn có tầm cỡ ở thế kỷ XIX” .
3
Tên tự, tên hiệu các tác gia văn học Việt Nam, Trịnh Khắc Mạnh, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, 2002, Giới thiệu về tác giả Nhữ Bá Sĩ, tên tự, tên hiệu
và các tác phẩm của ông.
2.2. Bài viết có tính chất giới thiệu, điểm qua hoặc tuyển chọn và trích
dẫn một số tác phẩm trong các sáng tác của Nhữ Bá Sĩ.
Những công trình thuộc nhóm này hiện nay còn rất ít. Qua kết quả khảo
sát của chúng tôi thì đa phần chỉ là trích dẫn mang tính gợi ý về giai thoại, quan
niệm văn học, về thơ vịnh sử.
Giai thoại văn học Việt Nam, Kiều Thu Hoạch, viết lại những giai thoại
về Nhữ Bá Sĩ cũng như sơ lược về tiểu sử của ông đồng thời có trích một số bài
thơ dịch: Hạ tân khoa tiến sĩ bát viên vinh quy, Mã Giang thu nguyệt ký Phạm
Ôn Như... Có thể nói sau bộ từ điển văn học thì đây là bài viết về ông chi tiết
nhất. Thơ văn trong bài được trích từ Phi điểu nguyên âm và Việt sử tam bách
vịnh.
Những bài viết có nêu tên ông như: Tình hình văn học chữ Hán nửa sau
thế kỷ XIX của Trần Thanh Mại viết: “Nhữ Bá Sĩ làm văn tế vợ chết trẻ, hứa với
linh hồn vợ sẽ lấy ngay vợ khác, để chóng có con trai nó sẽ thờ cúng người vợ
đã chết đi!”. Đây là một bài phê bình thơ văn thời Nguyễn theo tư tưởng giai cấp
một thời nên cái nhìn khá hằn học với các tác giả.
Bài Có một dòng thơ vịnh sử trong di sản văn học của cha ông của
Nguyễn Xuân Diện thì chỉ điểm tên và tổng kết 307 bài vịnh sử của Nhữ Bá Sĩ.
Tổng tập văn học Việt Nam, (42 tập), Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2000.
Trong đó, tập 19 của bộ sách này có giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm và
tuyển dịch một số bài thơ tiêu biểu trong các sáng tác của ông.
Nhìn chung có thể thấy, tất cả những công trình nghiên cứu trên phần lớn
chỉ giới thiệu một cách sơ lược về tác giả, quê quán, các bút danh, chức danh và
các sáng tác của ông, đồng thời trích dẫn một số bài thơ tiêu biểu để làm rõ
những nhận định mà người viết đánh giá về Nhữ Bá Sĩ. Cho đến nay, chưa có
một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu về tác giả và các sáng tác của ông, đặc
biệt là về vấn đề văn bản của Phi điểu nguyên âm - một trong những sáng tác
4
quan trọng thể hiện tâm tư, tình cảm của Nhữ Bá Sĩ. Đó cũng chính là một hạn
chế đáng kể trong việc nghiên cứu nền văn học chữ Hán của Việt Nam thời
trung đại nói chung và vấn đề nghiên cứu thi ca nhà Nguyễn nói riêng. Do vậy,
chúng tôi chọn đề tài Phi điểu nguyên âm của Nhữ Bá Sĩ_ Nghiên cứu văn
bản và giá trị văn chương làm luận văn nghiên cứu tốt nghiệp.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn bản 飛鳥元音 Phi điểu nguyên âm
của Nhữ Bá Sĩ 汝伯仕 được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm với 3 dị bản:
VHV.1773, VHV.83 và A.2911 .
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về văn bản và giá trị văn
chương của tác phẩm Phi điểu nguyên âm để phần nào hiểu hơn về Nhữ Bá Sĩ
và đóng góp của ông cho văn học thế kỷ XIX.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
theo hướng tiếp cận liên ngành như:
Phương pháp thống kê phân loại: Phương pháp này được sử dụng để
khảo sát các sáng tác của Nhữ Bá Sĩ, thống kê những dẫn chứng từ Phi điểu
nguyên âm trực tiếp thể hiện quan niệm văn chương của tác phẩm. Trên cơ sở
dẫn chứng khảo sát, tiến hành phân loại để tìm ra nội dung, khái quát thành luận
điểm cơ bản.
Phương pháp thống kê tổng hợp: đây là phương pháp thường được sử
dụng để khai thác dẫn chứng. Phương pháp này được vận dụng để xử lý các dẫn
chứng, giúp đưa ra kết luận xác đáng.
Phương pháp văn bản học: Phương pháp này được sử dụng để so sánh,
đối chiếu, phân loại giữa các dị bản, đưa ra bản đáng tin cậy để phiên dịch và
công bố.
Phương pháp phân tích tác phẩm: Thông qua phương pháp này chúng tôi
tiến hành tìm hiểu nội dung và giá trị văn chương của tác phẩm.
5
5. Đóng góp của luận văn
Đưa ra các vấn đề về văn bản Phi điểu nguyên âm và giải quyết phần nào
các vấn đề ấy, góp phần cho văn bản học Hán Nôm nói chung.
Nghiên cứu về Nhữ Bá Sĩ với phương tiện thông tin cập nhật hiện nay.
Lần đầu tiên giới thiệu tác phẩm Phi điểu nguyên âm của Nhữ Bá Sĩ.
Thông qua khảo sát, thống kê, phân loại tìm ra nội dung tác phẩm và giá
trị văn chương của nó.
Tuyển dịch tác phẩm Phi điểu nguyên âm.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục
phiên âm dịch nghĩa văn bản Phi điểu nguyên âm, luận văn được chia ra làm 2
chương:
Chƣơng 1: Nhữ Bá Sĩ và tác phẩm Phi điểu nguyên âm
Chƣơng 2: Giá trị văn chƣơng Phi điểu nguyên âm
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Hán Nôm
1. Đạm Trai áp tuyển tập 癚齋壓線集 VHv.1738, A.2152
2. Việt hành tạp thảo 粵行雜草 VHv.1797, A.2793
3. Nguyên Lập việt hành tạp thảo thi 元 立 粵 行 雜 草 詩
Vhv.100
A.1285
4. Đạm Trai thi khóa 癚 齋 詩 科 A. 2263, VHV.2418
5. Nghi am sơ định học thức 沂 庵 初 定 學 式 VHV.2237,
VHV.308
II. Tài liệu tiếng Việt
1.
Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học
và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội
2.
Nguyễn Đổng Chi (1942), Việt Nam cổ văn học sử, Nxb
Hàn Thuyên, Hà Nội
3.
Nguyễn Huệ Chi (1983), Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam –
giai đoạn cổ trung đại, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội
4.
Hà Như Chi (1967), Việt Nam thi văn giảng luận, Nxb
Tân Việt, Sài Gòn
5.
Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ảnh hưởng Hán văn Lí Trần
qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn, Nxb Giáo Dục
6.
Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân (2000), Nghệ thuật ngôn
ngữ thơ Đường, Nxb Văn học, Hà Nội
7.
Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, (2006), Các triều đại Việt
Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội
8.
Lưu Hiệp (2000), Văn tâm điêu long (bản dịch), Nxb
7
Lao động, Hà Nội
9.
Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình văn học
trung đại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội
10.
Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam từ thế kỷ
X đến thế kỷ XX, Nxb ĐHQG, Hà Nội
11.
Trần Trung Hỷ (2007), Thơ sơn thủy cổ trung đại Trung
Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội
12.
Nguyễn Sĩ Đại (1996), Một số đặc trưng nghệ thuật của
thơ tứ tuyệt đời Đường, Nxb Văn học
13.
Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội
14.
Trần Xuân Đề (1998), Lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
15.
Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu,
Trung tâm học liệu Bộ giáo dục Sài Gòn
16.
Nguyễn Thị Bích Hải (1997), Thi pháp thơ Đường, Nxb
Thuận Hóa, Huế
17.
Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thi ca, Nxb
Thuận Hóa, Huế
18.
Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam
trung cận đại, Nxb. Văn hóa - Thông tin
19.
Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1976), Hợp tuyển thơ văn
Việt Nam, tập II (Văn học thế kỷ XIX – thế kỷ XVII), Nxb Giáo dục,
Hà Nội
20.
Trần Văn Giáp (chủ biên), (1972) Lược truyện tác gia
Việt Nam, Nxb. KHXH
21.
Trần Văn Giàu (1993), Xã hội Việt Nam trong thời
nguyễn và Nho giáo Việt Nam thế kỉ XIX, Nxb.KHXH
22.
Nguyễn Lộc (1997), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ
XVIII – đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội
8
23.
Phương Lựu (chủ biên) (1997), Góp phần xác lập hệ
thống quan niệm văn học trung đại việt nam, Nxb. Giáo dục
24.
Phương Lựu (chủy biên) (1997), Lý luận văn học, Nxb.
Giáo dục
25.
Phương Lựu (1985), Về quan niệm văn chương cổ điển
Việt Nam. Nxb. Giáo dục
26.
Nguyễn Nam Phong (chủ biên) (1997), Những vấn đề
lịch sử và văn chương triều Nguyễn, Nxb. Giáo dục
27.
Trịnh Khắc Mạnh (2002), Tên tự tên hiệu các tác gia
Hán Nôm Việt Nam, Nxb. KHXH
28.
Lạc Nam (1996), Tìm hiểu các thể thơ từ thơ cổ phong
đến thơ luật, Nxb Văn học Hà Nội
29.
Nguyễn Tôn Nhan (1999), Từ điển văn học cổ điển
Trung Quốc, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh
30.
Lê Đức Niệm (1998), Diện mạo thơ Đường, Nxb Văn
hóa thông tin Hà Nội.
31.
Bùi Văn Nguyên (2006), Thơ ca Việt Nam, hình thức và
thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
32.
Nguyễn Quốc Siêu (2001), Thơ Đường bình giải, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
33.
Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung
đại Việt Nam, Nxb Giáo dục
34.
Bùi Duy Tân (1998), Khảo và luận một số thể loại – tác
gia – tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, tập II, Nxb GD
35.
Phạm Minh Tấn (chủ biên), Trần Lê Sáng, Minh Hạnh,
Trần Nghĩa (1981), Từ trong di sản: những ý kiến về văn học từ thế
kỷ X đến hết thế kỷ XIX, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội
36.
Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thông (1992), Từ
điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb. KHXH
37.
Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới
9
góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội
38.
Ngô Đức Thọ (2003), Các nhà khoa bảng Việt Nam,
Nxb giáo dục, Hà Nội.
39.
Ngô Đức Thọ, Trịnh Khắc Mạnh (2006), Cơ sở văn bản
học Hán Nôm, Nxb. KHXH
40.
Trịnh Thanh Vân (1996), Thành ngữ điển tích danh ngôn
từ điển, Nxb Hồn Thiêng, Sài Gòn
41.
Đoàn Thị Thu Vân (1995), Khảo sát đặc trưng nghệ
thuật của thơ Thiền Việt Nam TK XI – XIV, Trung tâm nghiên cứu
quốc học.
42.
Lê Trí Viễn (Chủ biên) (1887), Giáo trình văn học trung
đại Việt Nam, trường ĐHSP TP.HCM
43.
Trần Ngọc Vương (1999), Văn học Việt Nam dòng riêng
giữa nguồn chung, Nxb ĐHQG, Hà Nội
44.
Trần Ngọc Vương (chủ biên) (2007), Văn học Việt Nam
thế kỷ X – XIX, những vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Giáo dục
45.
Lê Thu Yến (2000), Văn học trung đại những công trình
nghiên cứu, Nxb Giáo dục
10