Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận Lý luận hành chính: Phương pháp giáo dục thuyết phục trong hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.02 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................3
Chương 1: Khái niệm phương pháp...............................................................4
Chương 2: Nội dung phương pháp.................................................................5
2.1.
Cơ sở, nội dung............................................................................5
2.2.
Đặc trưng......................................................................................6
2.3.
Ưu điểm, nhược điểm...................................................................8
Chương 3: Thực tiễn áp dụng phương pháp..................................................10
PHỤ LỤC......................................................................................................14
1. Chú thích và danh mục tài liệu............................................................14
2. Danh sách thành viên..........................................................................15
3. Bảng phân công công việc..................................................................15


PP Giáo dục, thuyết phục

LỜI MỞ ĐẦU
“Hành chính là một nghề”(1). Do đó mà trong hành chính, chủ thể hành
chính luôn cần sự nhanh nhẹn, linh hoạt, áp dụng khéo léo các phương pháp
hành chính để giải quyết hiệu quả các tình huống công việc đưa ra. Đồng thời,
chủ thể hành chính cũng cần tích cực tiếp thu, trau dồi những cái mới, xu thế
mới xuất hiện trong ngành nghề để phù hợp với thực tiễn.
Việc áp dụng khéo léo, nhanh nhẹn các phương pháp hành chính trong
thực tiễn công việc hàng ngày được xem như quan trọng nhất vì nó cho thấy
hiệu quả công việc đối với từng chủ thể hành chính. Việc nghiên cứu từng
phương pháp hành chính để nâng cao hiệu quả của công việc thực sự cần thiết


đối với từng chủ thể hành chính. Các phương pháp hành chính bao gồm phương
pháp giáo dục, thuyết phục, phương pháp tổ chức, phương pháp kinh tế, phương
pháp hành chính. Gần với cuộc sống thực tiễn, ngoài ra, còn dễ dàng và được
thường xuyên sử dụng, phương pháp giáo dục thuyết phục được xem như công
cụ hàng ngày của các chủ thể hành chính để thực hiện triệt để. Nghiên cứu
phương pháp, ngoài mục đích đi sâu, hiểu sâu phương pháp, chủ thể hành chính
còn rút ra được kinh nghiệm cho phương pháp từ đó có thể sử dụng phương
pháp một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.
Bằng việc nghiên cứu giáo trình, sách đọc thêm, tìm hiểu nguồn tài liệu
trên mạng và hệ thống các kiến thức, cũng như liên hệ thực tiễn một cách khoa
học nhất, nhóm chúng em mong rằng qua việc nghiên cứu phương pháp này, các
thành viên trong nhóm sẽ tự rút kinh nghiệm, làm phong phú vốn kiến thức, bổ
trợ cho những môn học, công việc sau này.

2


PP Giáo dục, thuyết phục

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP
Để tác động tới các quan hệ xã hội, hành vi của các đối tượng bị quản lý, các
cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng nhiều biện pháp, cách thức
khác nhau. Việc sử dụng các biện pháp mang tính thuyết phục hay cưỡng chế
tuỳ thuộc vào bản chất, tính xã hội của Nhà nước.
Trong các kiểu Nhà nước như: chủ nô, phong kiến, tư sản để bảo vệ lợi ích
của giai cấp thống trị, các Nhà nước đó chủ yếu sử dụng các biện pháp cưỡng
chế, biện pháp thuyết phục đặt xuống hàng thứ yếu. Trong điều kiện chủ nghĩa
xã hội, Nhà nước là của dân do dân và vì dân, mọi hoạt động của bộ máy Nhà
nước phục vụ cho lợi ích của nhân dân, không vì bất kì mục đích tự thân nào, do
đó giáo dục thuyết phục là phương pháp chủ yếu được sử dụng nhằm thực hiện

những nhiệm vụ trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ở nước ta(2).
Phương pháp giáo dục là phương pháp bồi dưỡng con người những phẩm
chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kĩ
năng, kĩ xảo cần thiết trong đời sống.
Phương pháp thuyết phục là phương pháp làm cho người ta thấy đúng, hay
mà tin theo, thông qua tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn, nêu gương.
Từ đó, ta có thể hiểu rằng phương pháp giáo dục, thuyết phục trong hành
chính là phương pháp do các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội tác động vào
nhận thức đối tượng quản lý nhằm tạo ra ý thức về lối sống cộng đồng, ý thức
pháp luật, tạo ra thói quen sống và làm việc theo pháp luật, đồng thời, nâng cao
tính tự giác, tinh thần trách nhiệm và năng lực trí tuệ của họ(3).
Giáo dục, thuyết phục có vai trò rất to lớn để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà
nước, tăng cường củng cố pháp chế và kỉ luật trong quản lý hành chính Nhà
nước. Nhà nước vững mạnh chính bởi ý thức giác ngộ của quần chúng, chứ
không chỉ do tăng cường các biện pháp cưỡng chế bắt buộc. Vì vậy, công tác
tuyên truyền giáo dục trong hành chính Nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
2.1.

CƠ SỞ, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC, THUYẾT PHỤC
3


PP Giáo dục, thuyết phục

Phương pháp giáo dục thuyết phục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật
về nhận thức của con người và khoa học tâm lý để tác động có hiệu quả đến tư
tưởng, tình cảm làm thay đổi hành vi cá nhân theo hướng tích cực(4).
Thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý Nhà nước và xã

hội, phát huy tính tích cực chính trị, sự sáng tạo của quần chúng trong cách
mạng là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm
đó được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Đảng, đặc biệt được ghi nhận trong
Hiến pháp 1992 (Điều 53)(5). Kế thừa và phát huy quan điểm của V.I. Lênin là
“Nhà nước vững mạnh bởi ý thức giác ngộ của quần chúng chứ không phải sự
tăng cường đàn áp của bộ máy chuyên chính như quân đội và cảnh sát của Nhà
nước đó”(6), Đảng ta đã khái quát thành quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng”(7), “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” (8). Do đó, bằng hoạt
động tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy lòng yêu nước thương nòi và truyền thống
cách mạng của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
chúng ta đã giành được sự thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến trường
và gian khổ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Đặc biệt, trong tình hình kinh tế – chính trị khá nóng hiện nay, khi các thế
lực thù địch luôn nhòm ngó, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh việc xây
dựng Nhà nước vững mạnh, Đảng và Nhà nước luôn cố gắng giúp xây dựng
lòng dân vững mạnh, một lòng với đất nước, tự nhận thức được điều đúng – sai,
tạo quan điểm đúng đắn về tình yêu đất nước, có ý thức tự chống lại những tư
tưởng đi lệch hướng Đảng và Nhà nước đề ra.
Với vị trí địa lý cửa ngõ thuận lợi cho việc giao lưu về kinh tế cũng như
văn hoá, từ xưa đến nay, Việt Nam luôn là điểm sáng của những nước lớn mạnh
sang xâm chiếm. Sự kiện biển Đông vào năm 2013 được xem như một hồi
chuông cảnh báo trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng và chủ quyền
đất nước nói chung. Bằng việc đưa dàn khoan HD981 ra địa phận hàng hải Việt
Nam, Trung Quốc đã khơi mào trong loạt hành động sai trái mang tính chất xâm
phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Trái với những hành động ngang ngược của
Trung Quốc ngoài biển Đông, Việt Nam luôn theo tiêu chí Hòa bình – Hữu nghị,

4



PP Giáo dục, thuyết phục

kêu gọi sự đồng thuận, bảo vệ của các nước khác trên toàn thế giới. Mặt khác,
Đảng và Nhà nước luôn giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục cho người dân thấy
những điều sai trái mà Trung Quốc đã làm, không nên có bất cứ động thái tiêu
cực nào nhằm đáp trả hành động gây hấn của Trung Quốc, đồng thời, khơi dậy
ngọn lửa yêu nước ở mỗi người dân Việt Nam. Rất nhiều những gia đình sau khi
được các cán bộ tuyên truyền, thuyết phục đã tình nguyện ra ngoài đảo sinh
sống, bảo vệ chủ quyền hải đảo Việt Nam. Bất chấp những khó khăn thiếu thốn,
họ tin và mong muốn được góp một phần công sức để bảo vệ toàn vẹn chủ
quyền lãnh thổ Việt Nam.
Với mục đích dùng phương pháp để tác động vào nhận thức của con
người trong tổ chức, hay công dân trong xã hội nhằm nâng cao tính tự giác, tinh
thần trách nhiệm và năng lực trí tuệ của con người, phương pháp luôn được
đánh giá cao trong hiệu quả áp dụng.
2.2.

ĐẶC TRƯNG CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THUYẾT PHỤC.
Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, tức là giúp cho con

người phân biệt được phải, trái, đúng, sai để mỗi người nỗ lực cống hiến cho xã
hội một cách có trách nhiệm và tự giác sống, làm việc theo pháp luật. Khi sử
dụng phương pháp này, các chủ thể hành chính phải xác định đúng địa vị pháp
lý của mình với đối tượng thuyết phục để bảo đảm kỷ cương chung trong xã
hội(9).
Chúng ta vừa mới thoát khỏi cuộc chiến tranh lâu dài, bước vào xây dựng
cuộc sống mới, cơ chế cũ chưa mất, cơ chế mới chưa hình thành ổn định và phát
triển, đời sống xã hội còn nhiều khó khăn, do đó trong xã hội tồn tại những nhân
tố xã hội chủ nghĩa và cả những nhân tố chưa phải là xã hội chủ nghĩa, còn có
nhiều nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật, cộng với ý

thức pháp luật chưa cao trong một bộ phận lớn của dân cư, trình độ, ý thức pháp
luật của cán bộ viên chức, công chức Nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu đòi
hỏi ngày càng cao trong quản lý Nhà nước, vì vậy công tác tuyên truyền, giáo
dục pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt. Nhưng sẽ là sai lầm, nếu cho rằng
trong quản lý Nhà nước và xã hội chỉ cần các biện pháp thuyết phục. Bởi vì
5


PP Giáo dục, thuyết phục

trong xã hội luôn tồn tại tội phạm, vi phạm pháp luật, còn tồn tại sự chống đối,
phá hoại trật tự quản lý Nhà nước và An ninh quốc gia, an toàn xã hội. Vì vậy
phải kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế trong quản lý hành chính Nhà nước.
V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: “Trước hết phải thuyết phục và sau đó mới cưỡng bức,
dù thế nào đi nữa trước hết chúng ta cũng phải thuyết phục rồi mới cưỡng
chế”(10).
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế là cần thiết đối với những cá nhân, tổ
chức vi phạm pháp luật, gây rối trật tự trị an, có thái độ chống đối lại chính
quyền nhân dân, không chấp hành đường lối, chủ trương và pháp luật của Nhà
nước. Trong các trường hợp đó việc áp dụng cưỡng chế không trái với nguyên
tắc nhân đạo và dân chủ của Nhà nước ta, trái lại nó được thực hiện vì lợi ích
chung của nhân dân, xã hội Nhà nước, trong đó có cả lợi ích cá nhân.
Không áp dụng cưỡng chế, hay coi nhẹ nó cũng có nghĩa là buông nhẹ kỷ
cương dẫn tới tình trạng vô kỷ luật trong xã hội và trong bộ máy Nhà nước.
Ngược lại, quá nhấn mạnh đến cưỡng chế sẽ dẫn đến độc đoán, chuyên quyền
trái với bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, kết hợp thuyết
phục và cưỡng chế một cách hợp lý sẽ có tác dụng to lớn đối với việc thực hiện
tốt những nhiệm vụ cụ thể trong quản lý Nhà nước. Đây cũng là yêu cầu đối với
khoa học quản lý.


6


PP Giáo dục, thuyết phục

2.3.

ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC,
THUYẾT PHỤC.
Theo phương pháp này, các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như các

thủ trưởng không phải lúc nào cũng điều chỉnh hành vi chỉ bằng luật pháp, mà
phải kết hợp giữa giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế hành chính. Ý thức đúng
thì hành động đúng. Do vậy, phải giáo dục đạo đức và tư tưởng để cho mọi đối
tượng biết được việc làm nào là tốt, là vinh, là thiện, việc làm nào là xấu, là
nhục, là ác. Phải giáo dục ý thức pháp luật, tư tưởng chính trị đúng đắn, kỷ luật
và trách nhiệm, pháp chế kỷ cương… thì kết quả lao động sẽ cao, việc phạm
pháp giảm hoặc không vi phạm pháp luật(11).
Mỗi phương pháp luôn tồn tại những ưu nhược điểm song song nhau. Ưu
điểm dễ nhận thấy nhất của phương pháp này là do phương pháp dễ tiếp cận,
thực hiện nên đối tượng hành chính dễ tiếp thu, tiếp nhận kiến thức một cách dễ
dàng. Ngoài ra, chủ thể hành chính còn có thể linh hoạt trong việc lựa chọn
không gian, thời gian để sử dụng phương pháp. Nếu sử dụng phương pháp này
thành công còn tạo môi trường thân thiện, tích cực giữa chủ thể hành chính và
đối tượng hành chính. Từ đó, ta có thể mong đợi được một tương lai xã hội Việt
Nam công bằng, dân chủ, văn minh, vững mạnh, phát triển.
Bên cạnh những ưu điểm, ta vẫn luôn nhìn thấy những nhược điểm tồn
tại song song. Vì với mỗi nhóm đối tượng thì có độ tuổi, trình độ học vấn khác
nhau nên cần áp dụng các phương pháp khác nhau. Chúng ta không thể áp dụng
đại trà một phương pháp nhất định cho toàn nhóm đối tượng. Vì vậy, phương

pháp đòi hỏi chủ thế hành chính cần bỏ công sức nghiên cứu trước về nhóm đối
tượng cần áp dụng phương pháp. Tiếp đó, đề ra những nội dung cơ bản, thiết
thực nhất với nhóm đối tượng sẽ tiếp xúc.
Ngoài ra, ta vẫn còn thấy sự giáo dục thủ công, thiên nhiều về lý thuyết
tồn tại trong phương pháp này. Chủ thể hành chính vẫn còn chưa đưa ra những
kiến thức thực tiễn để đối tượng hành chính có thể nhận thức và áp dụng trong
cuộc sống hàng ngày. Đôi lúc, chủ thể hành chính vẫn còn khá bảo thủ trong
việc áp dụng hình thức đổi mới, dẫn đến tình trạng đối tượng hành chính không
thể hiểu được chủ thể hành chính muốn truyền đạt gì, gây khó khăn cho cả hai
7


PP Giáo dục, thuyết phục

bên, làm giảm tiến độ công việc. Ta có thể thấy hình ảnh khá quen thuộc là chỉ
có chủ thể hành chính đưa ra, tuyên truyền ý kiến của mình mà chưa có sự phản
hồi tích cực từ phía đối tượng hành chính, do vậy, vẫn chưa tạo ra được tương
tác giữa hai bên. Đối tượng hành chính chỉ tiếp thu theo tính thụ động, bắt buộc
mà không phải chủ động, tích cực tiếp thu ý kiến, từ đó dễ gây ra hiểu lầm cho
hai bên.
Ngược lại với ưu điểm, nếu áp dụng phương pháp thất bại, sẽ tạo ra môi
trường làm việc kém hiệu quả thân thiện, làm tăng thêm khoảng cách giữa chủ
thể hành chính và đối tượng hành chính.
Từ việc tìm hiểu về ưu – nhược điểm của phương pháp, ta có thể tự rút
kinh nghiệm được cho chính bản thân mình, đặc biệt là với chủ thể hành chính.
Đồng thời, ta còn tìm được con đường ngắn nhất để thực hiện phương pháp
thành công.

8



PP Giáo dục, thuyết phục

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP
Trong hoạt động hành chính Nhà nước nhiều năm qua, chúng ta không thể
phủ nhận được tầm quan trọng của phương pháp giáo dục, thuyết phục. Hiệu
quả phương pháp này cũng được thể hiện rõ qua những hoạt động công việc
hàng ngày của những chủ thể hành chính. Do bản chất của phương pháp này là
làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ được sự cần thiết và tự giác thực hiện hoặc
tránh thực hiện những hành vi xác định. Thông qua thuyết phục, các chủ thể
quản lý hành chính Nhà nước giáo dục cho công dân nhận thức đúng đắn về kỉ
cương xã hội, kỉ luật Nhà nước, động viện họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với
Nhà nước và xã hội.
Không quá khó để tìm được những ví dụ về phương pháp giáo dục thuyết
phục trong hoạt động hành chính thực tiễn hàng ngày, ngành phát triển đô thị là
một trong những ngành được xem như cần dùng nhiều phương pháp này nhất,
bởi vì ngành liên quan nhiều đến các dự án giải toả đền bù cho những hộ dân
thuộc diện có đất nằm trong dự án.
Hàng năm, với hàng chục những dự án lớn nhỏ khác nhau, nhà quản lý
hành chính trong lĩnh vực này đòi hỏi cần kĩ thuật chuyên môn cao kèm theo sự
kết hợp khéo léo cùng phương pháp giáo dục thuyết với những hộ dân có đất
nằm trong diện giải toả đền bù. Để làm cho dự án kịp tiến độ, đi theo đúng
hướng đã khó nhưng việc đảm bảo cho những hộ dân có đất nằm trong dự án
hợp tác, chấp thuận theo quyết từ người quản lý đưa ra còn khó hơn.
Bài học điển hình cho ngành quản lý phát triển đô thị phải nhắc đến là câu
truyện Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng, Hải Phòng, hay vụ cưỡng chế đất ở Văn
Giang, Hưng Yên,… Người dân Việt Nam vốn luôn “bám đất, bám làng”, không
dễ dàng để họ có thể đánh đổi chia lìa hoặc bán lại mảnh đất mà họ đã chung
sống hơn chục năm mà có khi là nhiều đời thế hệ chung sống trên cùng một
mảnh đất. Điều đó lại càng khó hơn với những nhà quản lý trong ngành khi

những dự án phát triển đô thi vẫn còn đó và đòi hỏi luôn kịp tiến độ và hiệu quả.
Vì thế, việc áp dụng khéo léo hiệu quả phương pháp giáo dục thuyết phục
càng cần thiết hơn nữa. Áp dụng khéo léo thành công phương pháp này nhằm
giúp người dân hiểu rõ được vấn đề, tầm quan trọng của việc di dời nhà ở đối
9


PP Giáo dục, thuyết phục

với dự án, một phần giúp đẩy nhanh tiến độ của dự án, một phần giúp tạo môi
trường thân thiện, làm việc hiệu quả giữa người dân và những nhà quản lý hành
chính. Từ đó, ta có thể khẳng định được tầm quan trọng của phương pháp giáo
dục, thuyết phục với ngành quản lý phát triển đô thị trong thực tiễn.
Tuy đã đã đứng vào hàng những nước đang phát triển, Việt Nam vẫn luôn
cố gắng về mọi mặt để khẳng định mình trên trường quốc tế. Những công tác xã
hội luôn được động viên thực hiện nhằm đảm bảo đời sống an sinh xã hội. Với
đặc điểm đa văn hoá, đa dân tộc, chủ trương quan tâm chú trọng đến các dân tộc
miền núi, hải đảo được đặt lên hàng đầu. Do địa hình đồi núi, sông ngòi dày đặc,
việc đưa con em đi học ở các dân tộc miền núi hay đồng bằng sông Cửu Long
vẫn còn hạn chế, thực trạng học sinh bỏ học vẫn còn nhiều. Nhằm cải thiện tình
trạng, các cán bộ huyện, phường, xã tại các vùng trung du, miền núi phía Bắc,
vùng đồng bằng sông Cửu Long luôn cố gắng vận động, thuyết phục các gia
đình cho con em mình đi học. Theo số liệu thống kê cho thấy năm học 2009–
2010, 15 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có số học sinh bỏ học giảm 0,09%,
bằng 942 em so với năm trước, nhiều tỉnh không có học sinh tiểu học bỏ học.
Hiệu quả của phương pháp thuyết phục còn được thể hiện qua chính sách
kế hoạch hoá gia đình trong nhiều năm qua. Với số dân cao, Việt Nam luôn là
điểm đến của những nhà đầu tư nước ngoài với nguồn nhân lực rẻ và dồi dào.
Tuy vậy, mỗi gia đình có hơn hai người con, thậm chí bảy, tám người con lại là
vấn đề cần sự can thiệp của những nhà chức trách. Do đông con, cha mẹ thường

không thể quán xuyến, chỉ dạy, quan tâm đến từng người con trong gia đình, bên
cạnh đó là nỗi lo về “cơm, áo, gạo, tiền” cho đủ các thành viên trong gia đình.
Điều đó làm giảm chất lượng an sinh xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát
triển đất nước. Trước vấn đề đó, việc can thiệp của các nhà quản lý, các nhà
chức trách là rất quan trọng. Hình ảnh những biển quảng cáo, áp phích với nội
dung về kế hoạch hoá gia đình xuất hiện khắp nơi, từ nông thôn đến thành phố,
nhưng cũng phải kể đến các cán bộ huyện, phường, xã luôn sẵn sàng đi đến từng
hộ gia đình, khu dân cư tuyên truyền, giáo dục về kế hoạch hoá gia đình nhằm
giúp người dân hiểu rõ tận sâu vấn đề và nghiêm chỉnh chấp hành theo. Sau 10
10


PP Giáo dục, thuyết phục

năm thực hiện Pháp lệnh dân số, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích quan
trọng và duy trì mức sinh thay thế (tức mỗi người phụ nữ được phép đẻ một
hoặc hai người con) từ năm 2006, tuổi thọ bình quân cao: đạt 73 tuổi, tỷ suất
chết của trẻ dưới 1 tuổi giảm đáng kể: từ 21% (2003) xuống còn 15,8% (2012),
tỷ suất chết của người mẹ đã giảm từ 85 trên một trăm nghìn trẻ sinh ra sống
(2003) xuống còn 68 trên một trăm nghìn trẻ sinh ra sống (2010). Có thể nói,
một lần nữa phương pháp giáo dục, thuyết phục đã giúp một phần không nhỏ
vào thành công của kế hoạch hoá gia đình.
Trên thực tế, việc áp dụng phương pháp giáo dục thuyết phục luôn gặp
những tình huống, khó khăn riêng đòi hỏi cần những biện pháp mạnh, kiên
quyết hơn. Có thể nói, bên cạnh phương pháp giáo dục thuyết phục luôn tồn tại
song song phương pháp cưỡng chế để bảo đảm, hỗ trợ cho phương pháp giáo
dục, thuyết phục được thực hiện một cách triệt để. Xét ở góc độ pháp lý, cưỡng
chế là một thuộc tính của quyền lực Nhà nước. Nhà nước ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật và đồng thời buộc các thành viên của xã hội phải chấp hành
vô điều kiện. Trong mỗi quy phạm pháp luật đã chứa đựng sẵn sự cưỡng chế của

Nhà nước và khả năng này sẽ trở thành hiện thực khi có các sự kiện pháp lý, có
những vi phạm pháp luật. Cưỡng chế Nhà nước được áp dụng vì lợi ích của Nhà
nước, xã hội và công dân, do cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền nhân
danh, đại diện cho quyền lực Nhà nước áp dụng. Các cơ quan hành chính Nhà
nước thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra được pháp luật quy định những
thẩm quyền áp dụng cưỡng chế Nhà nước, ví dụ uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ
quan hải quan, kiểm lâm, thuế vụ công an,...
Trong thực tiễn quản lý đôi khi phát sinh những sự kiện pháp lý hoặc
những tình huống bất ngờ đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những
biện pháp khẩn cấp để khắc phục hậu quả, ngăn chặn những khả năng vi phạm
pháp luật, hoặc khôi phục lại những thiệt hại xảy ra. Vì mục đích đó các cơ quan
hành chính Nhà nước được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế để đảm bảo
thiết lập lại trật tự và xử lý các tình huống bất ngờ. Theo quy định của Luật hành
chính, chúng được coi là những biện pháp cưỡng chế hành chính. Quay trở lại
11


PP Giáo dục, thuyết phục

với ví dụ về ngành phát triển đô thị, khi hộ dân cư nhận được quyết định yêu cầu
di dời chỗ ở mà hộ dân cư đó vẫn không di dời, nhất quyết ở lại thì sau khi sử
dụng phương pháp giáo dục thuyết phục, nhà quản lý phải dùng phương pháp
mang tính quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn đó là phương pháp cưỡng chế để đảm
bảo dự án “chạy” kịp tiến độ đề ra.
Như vậy, việc kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế là yêu cầu đòi hỏi
khách quan của đời sống xã hội và Nhà nước, tuỳ thuộc vào môi trường hoàn
cảnh chính trị, kinh tế – xã hội cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn, mỗi
loại biện pháp có một ý nghĩa, vai trò nhất định, vì vậy cần phải kết hợp một
cách hài hoà giữa chúng, không nên thiên lệch trong áp dụng chúng, đó là một
nghệ thuật trong quản lý.

Để có thể áp dụng thành công được phương pháp này trong ngành hành
chính chính thực tiễn, đòi hỏi nhà quản lý hành chính phải có chuyên môn cao,
luôn có ý thức học hỏi, nhanh nhẹn trong việc xử lý tình huống. Bên cạnh đó,
nhà quản lý cũng luôn cần được bồi dưỡng về phương pháp cũng như chuyên
môn. Nắm được điều đó, Đảng và Nhà nước ta luôn mở những lớp bồi dưỡng
cán bộ, chuyên viên chính,… nhằm đảm bảo những nhà quản lý, cán bộ luôn có
đầy đủ kiến thức chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu mà công việc đề ra. Nhưng
đối với từng cán bộ, viên chức cũng luôn cần có ý thức tích cực trau dồi, học
hỏi, bổ sung kiến thức chuyên môn thực tiễn cho mình đặc biệt là với phương
pháp giáo dục, thuyết phục để tạo môi trường thân thiện giữa Nhà nước với nhân
dân, xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phát triển.
 HẾT 

PHỤ LỤC
1. Chú thích và danh mục tài liệu tham khảo:
- (1): Từ khóa “Hành chính”, trang web v.wikipedia.com (Bách khoa toàn

thư mở)
- (2): Luật Hành chính Việt Nam. Nxb Giao thông vận tải, 2009, tr 57
- (3), (4): Cơ sở lý luận và thực tiễn về Hành chính Nhà nước – PGS.TS
Nguyễn Hữu Hải. Nxb Chính trị Quốc gia, 2014, tr 130

12


PP Giáo dục, thuyết phục

-

(5)


: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia

thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ
quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.” –
Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến năm 2001 – Luật gia Trần Mộng
Lang. Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr 144
- (6): Học thuyết về Nhà nước của Chủ nghĩa Mác – Lênin, trang web
v.wikipedia.com (Bách khoa toàn thư mở)
- (7), (8): Trang web tapchiqptd.vn (Tạp chí Quốc phòng toàn dân)
- (9): Cơ sở lý luận và thực tiễn về Hành chính Nhà nước – PGS.TS Nguyễn
Hữu Hải. Nxb Chính trị Quốc gia, 2014, tr 131
- (10): V.I. Lê–nin toàn tập. Nxb Sự thật, H, 1970, tập 32, tr 270
- (11): Lý luận Hành chính Nhà nước – Học viện Hành chính quốc gia, 2012,
tr 71

13


PP Giáo dục, thuyết phục

2. Danh sách thành viên:
3. Bảng phân công công việc:

STT
1
2
3
4
5


Công việc
Xây dựng khung lý thuyết, lập bảng phân

Thành viên được giao

công công việc, tìm nguồn tài liệu.
Tìm hiểu khái niệm, cở sở, nội dung của
phương pháp.
Tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm của phương
pháp.
Tìm hiểu thực tiễn áp dụng phương pháp
Tổng hợp bản thảo, đánh máy, chỉnh sửa và
in tiểu luận.

14



×