Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hiện tượng kết hôn sớm nhìn từ góc độ công tác xã hội ( nghiên cứu tại xã hải thanh, tỉnh gia, thanh hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.69 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

HỒ NỮ THỤC TRINH

HIỆN TƯỢNG KẾT HÔN SỚM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI
(NGHIÊN CỨU TẠI XÃ HẢI THANH, TĨNH GIA, THANH HÓA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

HỒ NỮ THỤC TRINH

HIỆN TƯỢNG KẾT HÔN SỚM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI
(NGHIÊN CỨU TẠI XÃ HẢI THANH, TĨNH GIA, THANH HÓA)
Luận văn thạc sỹ ngành : Công tác xã hội
Mã số

: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Bá Thịnh


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Hoàng Bá Thịnh;
Các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học, mọi kết quả đều dựa vào quá trình khảo sát và thực địa
trên thực tế. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tác giả
Hồ Nữ Thục Trinh


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực không
ngừng của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên của thầy cô, gia đình, bạn bè cũng như chính quyền địa phương và các cơ
quan đoàn thể tại địa bàn nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Bá
Thịnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Công tác xã hội; Chủ nhiệm
Bộ môn Xã hội học Giới và Gia đình, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, định
hướng chuyên môn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy cô giáo đã
giảng dạy trực tiếp, cũng như các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học – Trường
đại học khoa học xã hội và nhân văn đã truyền tải những kiến thức chuyên ngành
trong suốt quá trình học tập để tôi có được nền tảng kiến thức vững chắc.
Tôi xin cảm ơn chính quyền địa phương, người dân xã Hải Thanh, Tĩnh
Gia, Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn

này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm giúp
đỡ và động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành
luận văn được tốt hơn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014

Học viên cao học

Hồ Nữ Thục Trinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 3
2.1. Nghiên cứu chung về những vấn đề liên quan đến hôn nhân ........................ 3
2.2. Nghiên cứu về kết hôn sớm............................................................................ 5
3. Ý nghĩa của nghiên cứu................................................................................... 10
4. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 11
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 11
6. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 12
7. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................ 12
8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 13
9. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 15
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU .. 17
1.1. Các khái niệm công cụ ................................................................................. 17
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .......................................................... 18
1.3. Một số chính sách, Luật pháp quy định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình . 21
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ................................................................ 22
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KẾT HÔN SỚM ............................ 28

2.1. Khái quát về thực trạng hôn nhân gia đình và vấn đề kết hôn sớm ở Việt
Nam ..................................................................................................................... 28
2.2. Vấn đề kết hôn sớm ở xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa ....................... 36
2.2.1. Tình hình kết hôn sớm ở xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa ................ 36
2.2.2. Đặc điểm người kết hôn sớm hoặc có xu hướng kết hôn sớm.................. 41
2.2.3. Nguyên nhân hiện tượng kết hôn sớm ...................................................... 47


2.2.4. Hậu quả của việc kết hôn sớm .................................................................. 50
2.2.5. Đánh giá nhu cầu liên quan đến hiện tượng kết hôn sớm ......................... 55
CHƯƠNG 3. VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CTXH VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP PHÕNG NGỪA, HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG KẾT HÔN SỚM ........ 62
3.1. Sơ lược về hoạt động can thiệp phòng ngừa và hạn chế tình trạng kết hôn
sớm ..................................................................................................................... 62
3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội .......................................................... 64
3.3. Một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế tình trạng kết hôn sớm ................... 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 78
1. Kết luận ........................................................................................................... 78
2. Khuyến nghị .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 82
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 84


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, là sự liên kết giữa một người đàn ông và
một người đàn bà được pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình và chung sống
với nhau suốt đời. Sự liên kết đó phát sinh và hình thành do việc kết hôn. Do đó,
kết hôn đã trở thành một chế định được quy định độc lập trong hệ thống pháp
luật về Hôn nhân và gia đình. Tại đó quy định cụ thể về độ tuổi và những điều

kiện kết hôn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những mối quan hệ cũng như
những vấn đề về tâm sinh lý của con người ngày càng trở nên phức tạp. Điều đó
ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ hôn nhân, gia đình, trong đó có việc kết hôn
giữa hai bên. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp kết hôn khi tuổi đời còn
quá trẻ gây ra không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình, đến lối sống và đạo đức xã hội. Trong khi đó, hệ thống
pháp luật lại chưa thể dự liệu cũng như điều chỉnh một cách toàn diện. Kết hôn
sớm vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể mà còn ảnh hưởng đến đạo đức và
trật tự xã hội.
Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, đồng thời để duy trì và phát
triển nòi giống, khi nam nữ thanh niên (tuổi trưởng thành) thì cha mẹ có trách
nhiệm dựng vợ gả chồng. Đó là quy luật tất yếu của sự sinh tồn, nhưng phải phù
hợp theo quy định của pháp luật (nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi). Tuy nhiên việc
quy định về độ tuổi như thế chỉ là điều kiện cần của việc tuân thủ pháp luật trong
kết hôn chứ chưa phải là điều kiện đủ để đảm bảo một cuộc sống gia đình ổn
định và hạnh phúc. Kết hôn sớm mà đặc biệt là tảo hôn trước hết ảnh hưởng sức
1


khỏe của vợ chồng, nhất là người vợ trong khi cơ thể đang phát triển chưa hoàn
thiện phải nuôi dưỡng bào thai, làm con chưa tròn lại phải làm mẹ; ở cái tuổi ăn
chưa no lo chưa tới, lại phải nuôi con và lo cho con; cái tuổi cần phải được đến
trường để hoàn thiện bản thân mình nâng cao trí tuệ và rèn luyện tư duy nhận
thức và đang rất cần trang bị cho mình một kỹ năng sống lại phải bỏ học giữa
chừng để “dạy người khác”. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này chắc chắn nhiều người
vẫn còn phụ thuộc kinh tế gia đình nên việc họ kết hôn sớm sẽ gây ra nhiều hệ
lụy đối với bản thân họ, gia đình họ, và tạo thêm gánh nặng cho xã hội; chưa nói
đến ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nòi giống và các mối quan hệ kinh tế xã hội khác.

Có thể thấy, từ trước tới nay, kết hôn sớm trong đó có tảo hôn luôn là một
vấn đề gây nhiều hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội, cần phải được ngăn
chặn kịp thời. Vấn đề này dù ít hay nhiều vẫn đang diễn ra ở xã Hải Thanh,
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trong khi chính quyền địa phương và người dân
nơi đây vẫn chưa có cách nào có thể ngăn chặn dứt điểm.
Hơn nữa, cho đến bây giờ ở xã Hải Thanh chưa hề có sự tham gia của những
người làm công tác xã hội chuyên nghiệp, có chăng cũng chỉ là những hoạt động
của những cán bộ xã làm nhiệm vụ công tác xã hội bán chuyên nghiệp như: cán
bộ hội phụ nữ, đoàn thanh niên, cán bộ tư pháp, dân số kế hoạch hóa...Những
hoạt động của họ chỉ dừng lại ở một mức độ nào đó, chưa thể mang lại kết quả rõ
ràng về phòng ngừa, hạn chế hiện tượng kết hôn sớm tại địa phương, bởi họ chưa
được đào tạo nên không có đủ khả năng, trình độ, kỹ năng cần thiết. Mặt khác, từ
trước tới nay cũng đã có rất nhiều đánh giá về thực trạng, giải pháp hay hậu quả
của việc kết hôn sớm, nhưng là dưới con mắt của những nhà chính sách, nhà
pháp luật hay nhà xã hội học…tuy nhiên việc nhìn nhận dưới góc độ của công
2


tác xã hội chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều điểm mới mẻ và cần quan tâm hơn. Vì
vậy đề tài sẽ nhấn mạnh đến việc tìm hiểu về hiện tượng kết hôn sớm ở địa bàn
xã dưới góc nhìn của công tác xã hội – đây cũng chính là điểm mới khác biệt
chính của đề tài này so với những đề tài trước.
Nghiên cứu được thực hiện ở xã Hải Thanh nhằm cố gắng tìm tòi, nghiên
cứu và so sánh với các địa phương khác về thực trạng về vấn đề kết hôn sớm,
những giải pháp của chính quyền địa phương đã làm để giải quyết vấn đề này,
đánh giá khả năng huy động, phát huy vai trò, nguồn lực cộng đồng và hiệu quả
của phương pháp này… tất cả đều dưới góc nhìn của công tác xã hội, ngoài ra
nghiên cứu cũng đánh giá sự quan trọng và cần thiết phải có sự can thiệp của
nhân viên công tác xã hội, từ đó có những ý kiến đóng góp, kiến nghị với địa
phương nơi đây để đưa ra những giải pháp hữu hiệu hơn.

Do đó, nghiên cứu về “Hiện tượng kết hôn sớm nhìn từ độ công tác xã hội
(Nghiên cứu tại xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa)” là một nghiên cứu khá
cần thiết, mang lại những nhận định mới mẻ. Không chỉ nhằm phòng ngừa và
hạn chế vấn nạn này, mà quan trọng hơn đó là hoàn thiện hơn nữa các giải pháp
khắc phục, giảm thiểu các trường hợp kết hôn sớm và phát huy vai trò của nhân
viên công tác xã hội tại cộng đồng.
2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Nghiên cứu chung về những vấn đề liên quan đến hôn nhân
Hôn nhân và gia đình luôn được xem là một vấn đề nóng bỏng trong thực
tiễn cuộc sống, một vấn đề đáng quan tâm trong hệ thống pháp luật. Do vậy,
trong thời gian qua ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn
đề này.

3


Đã có một số bài viết mang tính chất nghiên cứu một số nội dung của vấn đề
kết hôn trái pháp luật được đăng tải trên tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật… kể cả một số luận văn thạc sĩ và luận văn tiến sĩ luật học nghiên cứu
liên quan. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu chủ yếu như: Hủy kết hôn
trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Khóa luận tốt nghiệp
của Đinh Thị Minh Mẫn, Trường Đại học Hà Nội, 2008; Chế định kết hôn trong
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ luật học của Khuất Thị
Thúy Hạnh, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội. Hay như một số các bài báo,
tạp chí chuyên ngành luật được đăng tải trên các Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp
chí Kiểm sát, tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp
chí Luật học… cũng đã có đề cập tới vấn đề này.
Hoặc các đề tài luận văn, luận án của những học viên của Đại Học Khoa Học
Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã từng nghiên cứu về hôn
nhân như: “Định hướng giá trị hôn nhân theo đạo Thiên chúa ở Hà Nội” ( Bùi

Phương Thanh ) chỉ ra những tìm hiểu rõ hơn định hướng giá trị về tình yêu, ý
nghĩa của hôn nhân, hay đề tài “Nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công
nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân” ( Phan Thanh Nguyệt ) chỉ ra khả
năng, nguy cơ của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng như những hệ lụy
của nó…
Ngoài ra các báo cáo nghiên cứu khoa học như báo cáo của Hội thảo khoa
học quốc tế về gia đình trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Viện
Gia đình và giới thực hiện, hay tài liệu chuyên khảo của Tổng cục thống kê,
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 “Cấu trúc tuổi - giới tính và
tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam” cũng đưa ra những số liệu thống kê
thực trạng, những vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình mà Nhà nước và xã
4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều tra dân số
và nhà ở Việt Nam năm 2009 – Kết quả toàn bộ, NXB Thống Kê.
2. Bùi Thị Xuân Mai, (2012), Nhập môn Công tác xã hội, Trường lao động xã
hội, T12
3. Lê Văn Phú (2004), Công tác xã hội, NXB ĐHQGHN.
4. Lê Văn Phú (2006), Bài giảng nhập môn Công tác xã hội, NXB ĐHQGHN.
5. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Miếu, 2007, Tiếp cận hệ thống trong môi
trường và phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Huyền Trang, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái
pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay, Trường Đại Học Luật Hà Nội.
7. Nguyễn Kim Liên, 2010, “Giáo trình phát triển cộng đồng”, tr.10, NXB Lao
động xã hội
8. Payne Malcolm, Trần Văn Kham dịch (1997), Lý thuyết công tác xã hội hiện
đại, NXB Lyceum Books, INC, 5758 S.Blackstone Avenue, Chicago.
9. Phạm Huy Dũng chủ biên (2006), Bài giảng công tác xã hội - Lý thuyết và

thực hành công tác xã hội trực tiếp, Đại học Thăng Long, NXB Đại học Sư
Phạm.
10. Phạm Huy Dũng, Bài giảng công tác xã hội, Đại học Thăng Long.
11. Phạm Huy Dũng, (2006), Lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp,
NXB Đại học Sư phạm, Đại học Thăng Long.
12. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2000) , “Phương pháp nghiên cứu xã
hội học”, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
13. Quốc hội, Số: 22/2000/QH10, Luật Hôn Nhân và Gia Đình.

5


/>mID=6123
14. Thu Hằng; Phương Liên, Hướng tới xoá bỏ nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết
thống, Trung tâm phát triển truyền thông và sức khỏe.
/>15. Tổng cục thống kê, Điều tra biến động dân số và kế hoạch gia đình (2011) –
Các kết quả chủ yếu, NXB Thống Kê.
16. Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 “Cấu
trúc tuổi - giới tính và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam”, NXB
Thống Kê.
17. Trần Đình Tuấn, Công tác xã hội: Lý thuyết và thực hành, ĐH San Jose, Hoa
Kỳ.
18. UBND xã Hải Thanh, 2013, Báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm
19. UBND xã Hải Thanh, 2013, Sổ đăng ký kết hôn năm 2013.
20. Viện gia đình và giới, Báo cáo Hội thảo khoa học quốc tế về gia đình trong
thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
21. wikipedia.org
22. Một số tài liệu từ các trang Web khác.
23. UNICEF (2011), EARLY MARRIAGE, CHILD SPOUSES” (Kết hôn sớm,

những cặp vợ chồng trẻ em)

6



×