Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quá trình chuẩn bị đưa cách mạng miền nam tiến lên toàn thắng (1973 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.12 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ LAN

QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ ĐƢA CÁCH MẠNG MIỀN NAM
TIẾN LÊN TOÀN THẮNG (1973-1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ LAN

QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ ĐƢA CÁCH MẠNG MIỀN NAM
TIẾN LÊN TOÀN THẮNG (1973-1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Lê

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đình Lê. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi
trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Thị Lan


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới PGS.TS Nguyễn Đình Lê, người thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng
ban đầu của luận văn cũng như đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại Bộ môn Lịch sử Việt
Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ
bảo, động viên khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của tôi tại
đây.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Thị Lan


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........... Error! Bookmark not defined.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined.
6. Nguồn tài liệu.............................................. Error! Bookmark not defined.
7. Đóng góp của Luận văn ............................. Error! Bookmark not defined.
8. Kết cấu của Luận văn ................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁCH MẠNG MIỀN NAM
TRƢỚCHIỆP ĐỊNH PA-RI (1954-1973)........ Error! Bookmark not defined.
1.1. Tình hình cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ....... Error!
Bookmark not defined.
1.2. Quá trình phát triển của cách mạng miền Nam trƣớc năm 1973
.......................................................................... Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG I .................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (19731975).................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Chủ trƣơng chiến lƣợc của Đảng sau Hiệp định Pa-ri .............. Error!
Bookmark not defined.
2.2. Chuẩn bị lực lƣợng cách mạng .............. Error! Bookmark not defined.
2.3. Xây dựng hệ thống hậu cần và thiết kế chiến trƣờng ............... Error!
Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG II .................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: QUÁ TRÌNH THĂM DÒ KHẢ NĂNG CỦA MỸ VÀ CHÍNH
QUYỀN SÀI GÒN SAU HIỆP ĐỊNH PA-RI . Error! Bookmark not defined.
3.1. Sự kiện Tống Lê Chân ............................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Sự kiện Watergate................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Chiến dịch Phƣớc Long .......................... Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG III................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.



TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã kết thúc bằng Chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào mùa Xuân năm 1975. Đây là cuộc chiến tranh yêu
nước vĩ đại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc tiêu biểu của
nhân dân ta. Một cuộc chiến tranh kéo dài đến hơn hai thập niên (từ tháng 7-1954
đến tháng 5-1975), dài hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử và phải chống
lại một đế quốc hùng mạnh nhất là đế quốc Mỹ. “Thắng lợi của nhân dân ta trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như
một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới
như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to
lớn và có tính thời đại sâu sắc” [63; tr. 127].
Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là kết quả của một
quá trình đấu tranh bền bỉ trong gian khó, không ngại hi sinh, mất mát của toàn dân
tộc. Ta đã biết mở đầu cuộc kháng chiến đúng lúc, biết tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ,
nắm thời cơ để tổ chức tác chiến chiến lược, mở các cuộc tổng tiến công, tạo ra các
bước ngoặt chiến tranh có lợi cho ta, tiến lên giành thắng lợi cuối cùng, kết thúc
chiến tranh vào lúc có lợi nhất cho cách mạng Việt Nam và thế giới.
Tháng 1-1973, Hiệp định Pa-ri được kí kết đã đánh dấu một bước ngoặt quan
trọng, mở ra thếvà lực mới cho cách mạng Việt Nam. Cục diện chiến trường, so
sánh lực lượng giữa ta và địch từng bước chuyển biến theo hướng có lợi cho ta.
Thực trạng diễn biến tình hình báo hiệu một thời cơ lớn đang tới gần để quân và
dân ta mở cuộc phản công chiến lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất
đất nước.



Nhìn nhận được thời cơ đó, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến
hành ngay công tác chuẩn bị mọi mặt cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.
Thực tiễn chiến tranh và cách mạng cho thấy, trong những thời điểm bước ngoặt có
tính chất quyết định thì đòi hỏi phải huy động tối đa mọi khả năng nhân tài, vật lực
của đất nước - đây là quy luật tất yếu để giành thắng lợi.
Tại sao cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 chỉ diễn ra nhanh
chóng trong 55 ngày đêm, thay vì 2 năm như kế hoạch trước đó đã đề ra? Tại sao
đến năm 1975, chúng ta đã có điều kiện cần và đủ để tiến hành giải phóng miền
Nam? Đó là do nó được tích lũy từ những ngày tháng gian lao trong những năm
1954-1959, từ kết quả chiến đấu trong những năm 1965, 1968, 1972... Nhưng trực
tiếp mà nói, chiến thắng mùa Xuân năm 1975 có nguồn gốc trực tiếp từ sự chuẩn bị
chu đáo về mọi mặt trong những năm 1973-1974. Quá trình chuẩn bị đó bao gồm
sự thống nhất về tư tưởng, quyết tâm; Thăm dò khả năng của đối phương; Chuẩn
bị lực lượng; Xây dựng hệ thống hậu cần và thiết kế chiến trường... Đây là giai
đoạn động viên toàn lực tạo tiền đề quyết định để trên cơ sở đó, Trung ương Đảng
vạch phương án giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đây có thể được xem
là những năm tháng bản lề, những năm tháng quyết định trực tiếp dẫn đến thắng lợi
của Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Việc nghiên cứu về Quá trình chuẩn bị giải phóng miền Nam không chỉ tái
hiện bức tranh về những năm tháng hào hùng “cả nước ra quân, cả dân tộc ra trận”
trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh mà còn góp phần làm sáng tỏ sự
lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua đề tài này, tác giả hi
vọng góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho việc học tập, giảng dạy
và nghiên cứu lịch sử, phục vụ công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên, vấn đề: “Quá trình chuẩn bị đưa cách mạng
miền Nam tiến lên toàn thắng (1973-1975)”được tác giả chọn làm Luận văn Thạc
sĩ.



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử kháng chiến chống Mỹ nói chung, giai đoạn 1973-1975, với tầm vóc
vĩ đại của nó trong tiến trình cách mạng Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử và
được khai thác, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trong nước, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc,
các vấn đề tổng kết cuộc kháng chiến được đặt ra, trong đó có đề cập đến giai đoạn
1973-1975. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh thuộc Bộ Chính trị đã có những công
trình: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thắng lợi và bài học, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; Chiến tranh cách mạng Việt Nam
1945-1975, Thắng lợi và bài học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2000…
Công trì nhLịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975của tập thể
tác giả Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, gồm 9 tập, tổng dung lượng gần 4.000
trang, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản. Đây là b ộ sách bản
lề, đã cung cấp cho tác giả cái nhìn chi ti ết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Công trình làm nổi bật vai trò
lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung
ương, cũng như sự hi sinh chiến đấu anh dũng, kiên cường của quân và dân cả
nước. Bên cạnh tái hiện cuộc kháng chiến, đánh giá những thắng lợi, bộ sách cũng
rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo cuộc kháng chiến. Các tập VI (Thắng Mỹ
trên chiến trường ba nước Đông Dương ), tập VII (Thắng lợi quyết đị nh ), tập VIII
(Toàn thắng), tập IX (Nguyên nhân thắ ng lợi, bài học lịch sử ) đã tái hi ện toàn bộ
cuộc kháng chiến từ năm 1968-1975 tương đối tỉ mỉ , trong đó cố gắng làm nổi bật
một số sự kiện trọng yếu, đồng thời chú trọng phân tích làm rõ nguồn gốc, nguyên
nhân cuộc chiến tranh, sự đấu trí, đấu lực của hai bên tham chiến và rút ra nh ững
bài học kinh nghiệm.


Bộ sách Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2 tập) do Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia - Sự thật xuất bản chứa đựng nhi ều tư liệu lịch sử quý báu với sự tham gia của
nhiều nhà khoa học đầu ngành, cán bộ lãnh đạo qua các thời kỳ, các cựu chiến
binh, các nhân chứng lịch sử đã từng sống và chiến đấu tại thành đồng Tổ quốc
năm xưa. Trong những ngày tháng chia cắt đau thương của dân tộc, Nam Bộ là
biểu tượng của tinh thần quật khởi, “nơi đi trước về sau”, “động thái của Nam Bộ
kháng chiến không chỉ liên quan đến Nam Bộ, mà mỗi động tĩnh của Nam Bộ đều
dính đến động tĩnh chung của cả Việt Nam”.
Các nhà nghiên cứu, học giả trong nước đã có nhiều công trình tái dựng lại
một số khía cạnh của quá trình chuẩn bị trong giai đoạn 1973-1975 như: Nguyễn
Đình Sắc, Công tác hậu cần chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975, Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 1998; Hoàng Viên (ch.b), Cấn Hoàng Dụ, Đặng Hương…, Lịch
sử công binh 559 đường Trường Sơn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999;
Phạm Huy Dương, Phạm Bá Toàn, Đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 2005; Nguyễn Đình Sắc, Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb.
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999; Nguyễn Xuân Tú, Hậu phương miền Bắc trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2009; Hồ Sĩ Thanh, Chiến dịch Hồ Chí Minh trận quyết chiến chiến lược cuối
cùng, Nxb. Trẻ, Hồ Chí Minh, 2005; Đại thắng mùa xuân năm 1975, sức mạnh của
trí tuệ Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010; Trần Trọng
Trung,Nhà Trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2005; Nhiều tác giả, Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhìn từ
phía bên kia, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010… Các tạp chí nghiên cứu,
sách giáo khoa, giáo trình Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
trong các trường đại học, cao đẳng đều có những nội dung liên quan đến giai đoạn
cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975.


Qua những công trình này, tác giả nhận được nhiều tư liệu, sự kiện quý báu
từ tháng 1-1973 đến tháng 4-1975 phục vụ cho quá trình nghiên cứu, thực hiện đề

tài.
Tác giả Tr ần Mai Hạnh tiếp cận cuộc kháng chiến chống Mỹ dưới một góc
nhìn khác thông qua cuốn tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75, Nxb. Chính
trị Quốc gia - Sự thật (2014). Toàn bộ cuộc kháng chiến kéo dài 20 năm, cả một
chế độ bù nhìn sụp đổ từ gốc rễ và chiến thắng 30-4 lịch sử với sự kiện chiếc xe
tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập, đánh dấu giờ phút toàn thắng của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, non sông thu về một mối được tác giả trình bày trong gần 500
trang sách. Cuốn sách là dòng hồi ký chân thực dựa trên những biên bản cuộc họp,
tường trình về thất bại của điểm trấn thủ mà tác giả thu lượm trên bàn các tướng
lĩnh bại trận tháng 4-1975.
Các nhà lãnh đạo cao cấp, các tướng lĩnh trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước trong các công trình, bài nói, bài viết, hồi ký của mình đã đề
cập nhiều vấn đề có liên quan đến quá trình chuẩn bị giải phóng miền Nam giai
đoạn 1973-1975 như: Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Hà…, Chiến dịch
Hồ Chí Minh qua hồi ức các tư lệnh và chính ủy, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội,
2005; Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; Đại tướng Hoàng Văn Thái, Những năm
tháng quyết định, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001; Đại tướngHoàng Minh
Thảo, Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng, Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội,
2004…Đây là những tài


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Dương Quốc Anh (1985), Xẻ dọc Trường Sơn, Nxb. Giao thông Vận

tải, Hà Nội.
2.


Việt Anh (2005), Chiến dịch Hồ Chí Minh - Cuộc hội quân lớn nhất

trong lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam,Tạp chí Tia sáng, số 4, tr. 4-5
3.

Alicia Shepard (2007), Woodward and Bernstein: Life in the shadow of

Watergate, N.J.Wiley, Hoboken.
4.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1960), Văn kiện

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao động Việt Nam, tập 1.
5.

Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến

tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975): Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
6.

Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng

kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
7.

Võ Bẩm, Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Việt Phương (2005), Đường về

thành phố mang tên Bác, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

8.

Trần Bích (1997), Chiến dịch tiến công đường 14 - Phước Long (13-12-

1974 đến 6-1-1975), Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, Khóa luận Cử nhân
Lịch sử.
9.

Borries Gallasch (Cb) (2012), Thành phố Hồ Chí Minh giờ khắc số 0 -

Những phóng sự về sự kết thúc chiến tranh 30 năm, Nxb. Thời đại, Hồ Chí Minh.
10. Bộ đội đường ống Trường Sơn, Lịch sử và nhân chứng (2009), Nxb.
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
11. Bộ Giao thông vận tải (2002), Lịch sử Giao thông vận tải Việt Nam,
Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội.


12. Bộ Nội vụ - Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước - Trung tâm lưu trữ Quốc
gia II (2010), Về đại thắng mùa xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài
Gòn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13.

Bộ Ngoại giao (2014), Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris

về Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14.

Bộ Ngoại giao, Ban Nghiên cứu Lịch sử Ngoại giao (2009), Cuộc đàm

phán lịch sử, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1995), Đại thắng
mùa xuân 1975, Nguyên nhân và bài học, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
16.

Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 (1989), Binh đoàn Cửu Long, Nxb. Quân đội

nhân dân, Hà Nội.
17. Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước - Trung tâm lưu trữ quốc gia II
(2012), Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài
Gòn, Tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18.

Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước - Trung tâm lưu trữ quốc gia II

(2012), Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài
Gòn, Tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19.

Cục Chính trị - Tổng cục Xây dựng kinh tế (1979), Trận đồ bát quái

xuyên rừng rậm.
20. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Những mốc son lịch sử, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.
21.

Trần Đình Cường (2013), Hoạt động tác chiến của các sư đoàn chủ

lực miền 1965-1975, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Luận
án Tiến sĩ Lịch sử.
22.


Daniel Ellsberg (2006), Những bí mật về chiến tranh Việt Nam (Hồi ức

về Việt Nam và hồ sơ lầu Năm Góc), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.


23.

David Butler (2005), The fall of Saigon, Scenes from The Sudden End

of a long war.
24.

Văn Tiến Dũng (1976), Đại thắng mùa xuân, Nxb. Quân đội nhân dân,

Hà Nội.
25.

Văn Tiến Dũng (1991), Cuộc kháng chiến chống Mỹ - Toàn thắng,

Nxb. Sự thật, Hà Nội.
26.

Phạm Huy Dương (Cb) (2005), Ba mươi năm chiến tranh giải phóng,

Những trận đánh đi vào lịch sử, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
27.

Phạm Huy Dương, Phạm Bá Toàn (2005), Đại thắng mùa xuân 1975


kết thúc cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, Nxb. Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 2005
28.

Ngô Nhật Dương (2013), Công tác bảo đảm trang bị, kỹ thuật xe - máy

cho chiến dịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 255, tr. 25-30
29. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học KHXH&NV, Khoa Lịch sử
(2011), Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2006-2011), Nxb. Thế giới, Hà Nội.
30.

Đại thắng mùa xuân 1975, Sự kiện - Hỏi và đáp, Nxb. Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 2005.
31.

Đại thắng mùa xuân 1975, Sức mạnh của trí tuệ Việt Nam (2010),

Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Đại thắng mùa xuân năm 1975 qua những trang hồi ức, Thời cơ và
quyết tâm chiến lược (2005), Nxb. Từ điển Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.
33. Đại thắng mùa xuân năm 1975, Toàn cảnh và sự kiện (2010), Nxb.
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
34. Đại thắng mùa xuân năm 1975, Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam (2006),
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
35. Đại thắng mùa xuân năm 1975, Chiến thắng của sức mạnh Việt Nam
(2005), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.


36. Đại tướng Lê Trọng Tấn với Đại thắng mùa xuân năm 1975, Nxb.

Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.
37.

Hoàng Đan (2000), Tổng kết tác chiến của quân đoàn 2 trong chiến

dịch Hồ Chí Minh xuân 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
38.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1977),Báo cáo chính trị Ban Chấp hành

Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 15
(1954), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 20

(1959), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 34

(1973), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 35

(1974), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43.


Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 36

(1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44.

Đảng ủy Bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 (1986), Sư đoàn 7, Nxb. Quân đội nhân

dân, Hà Nội.
45.

Thiều Chí Đinh (2004), Lực lượng pháo binh của binh đoàn Hương

Giang trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 4, tr. 26-28
46.

Trần Ngọc Định (1977), Viện trợ Mỹ, Nhân tố quyết định sự tồn tại

của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử , số 177.
47.

Nguyễn Huy Động (2011), Đảng lãnh đạo xây dựng tuyến đường

Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1959 đến năm 1975,
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ
Lịch sử


48.

Nguyễn Phú Đức (2009), Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam, Nxb. Lao động,


Hà Nội.
49. Đường Hồ Chí Minh (2007), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
50. Đường Hồ Chí Minh huyền thoại (2009), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
51. Frank Snepp, Ngô Dư dịch (2000), Cuộc tháo chạy tán loạn, Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
52.

Gabrien Côncô (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Tập 2, Nxb.

Quân đội nhân dân, Hà Nội.
53.

George C. Herring (1998), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước

Mỹ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
54.

George Sandra, Lê Long (lược dịch) (2003), Nixon và vụ Watergate,

Nxb. Lao động, Hà Nội.
55.

Võ Nguyên Giáp (1975), Những chặng đường lịch sử, Nxb. Văn học,

Hà Nội.
56.

Võ Nguyên Giáp (2005), Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng,


Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57.

Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Hà (2005), Chiến dịch Hồ

Chí Minh qua hồi ức các tư lệnh và chính ủy, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
58. Võ Nguyên Giáp (2005), Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
59. Giô-dép A. Am-tơ (1985), Nguyễn Tấn Cưu (người dịch): Lời phán
quyết về Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
60. Hoàng Phong Hà (ch.b.), Nguyễn Đức Tài, Bùi Thị Hồng Thuý (2011),
Đại thắng mùa xuân 1975 : Sự kiện - Hỏi và đáp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
61. Đoàn Ngọc Hải (2010), Đại thắng mùa xuân 1975, Thắng lợi của ý chí
độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4.


62. Lại Ngọc Hải (2005), Nhân tố hậu phương trong cuộc tổng tiến công
mùa xuân năm 1975, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, tr. 24-28
63. Lê Mậu Hãn (2001), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III (1945-2000),
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
64. Trần Mai Hạnh (2014), Biên bản chiến tranh 1-2-3-4/1975, Nxb. Chính
trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
65. Henbert Y. Schandler (1982), Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ Lyndon Johnson và Việt Nam.
66. Henry Kissinger (2007), Kết thúc chiến tranh Việt Nam, Tập 1, Nxb.
Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội.
67.

Henry Kissinger, Lê Ngọc Tú (người dịch), Những năm tháng bão táp,


Hồi ký cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
68. Henry Kissinger, Lê Ngọc Tú (người dịch), Những năm tháng bão táp,
Hồi ký cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, Tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
69.

Phong Hiền (1984), Chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ ở miền Nam Việt

Nam, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội.
70.

Hiệp định Pa-ri - 40 năm nhìn lại, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

71.

Nguyễn Thị Mai Hoa (2013), Các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt

2013.
Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2013
72. Vương Văn Hòa (2002), Hệ thống đường xăng dầu của Quân đội nhân
dân Việt Nam (1968-1975), Viện Nghiên cứu Lịch sử quân sự, Hà Nội, Luận án
Tiến sĩ Quân sự.
73. Nguyễn Đình Hùng (2009), Sự chỉ đạo chiến lược của Đảng kết thúc
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1973-1975), Viện Lịch sử Quân sự Việt
Nam, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Lịch sử.


74. Nguyễn Khắc Huỳnh (2010), Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
của Việt Nam - Tác động của những nhân tố quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.

75. Nguyễn Tiến Hưng (2005), Khi đồng minh tháo chạy, Nxb. Văn học,
Hà Nội.
76. Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Scheter (1990), Từ tòa Bạch Ốc tới
Dinh Độc Lập, Nxb. Trẻ, Hồ Chí Minh.
77. James G. Zumwalt (2013), Chân trần chí thép, Nxb. Tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
78. Jeffrey Kimball (2007), Hồ sơ chiến tranh Việt Nam tiết lộ lịch sử bí
mật của chiến lược thời Nixon, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
79. Vũ Như Khôi (Cb) (2005), Chiến dịch Hồ Chí Minh Xuân 1975, Sự hội
tụ chín muồi chiến lược quân sự cách mạng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
80. Larry Berman, Nguyễn Mạnh Hùng (dịch giả) (2003), Không hòa bình,
chẳng danh dự, Nixon, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam, Nxb. Việt Tide, Hoa
Kỳ.
81. Nguyễn Đình Lê (2010), Lịch sử Việt Nam 1954-1975, Nxb. Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội.
82. Nguyễn Đình Lê (2013), Năm tháng bản lề của Đại thắng mùa xuân
năm 1975, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7.
83. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1990), tập II, Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
84.

Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1999), tập II, Nxb. Quân đội

nhân dân, Hà Nội.
85. Đoàn Thị Lợi (2002), Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh trong
giai đoạn giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975), Viện Sử học, Hà Nội,
Luận án Tiến sĩ Lịch sử.


86.


Lưu Văn Lợi (2004), Ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Nxb. Quân

đội nhân dân, Hà Nội.
87.

Nguyễn Phúc Luân (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp

giành độc lập, tự do (1945-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
88. Lê Xuân Lựu, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Tạp chí Cộng sản, số 8
(2004), tr27-31
89. Mác Namara (1995), Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học
về Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
90. Maicơn Maclia (1990), Việt Nam - cuộc chiến tranh mười nghìn ngày,
Nxb. Sự thật, Hà Nội.
91. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
92. Một số trận đánh trước cửa ngõ Sài Gòn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 2005
93. Nguyễn Phương Nam (2010), Sự thảm bại của một “bầy diều hâu” (về
các tổng thống Mỹ trong chiến tranh Việt Nam), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
94. Đồng Sĩ Nguyên (1999), Đường xuyên Trường Sơn, Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
95. Đồng Sĩ Nguyên, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12, Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam (1999), Lịch sử Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, Nxb.
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
96. Nhiều tác giả (2010), Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhìn từ
phía bên kia, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
97. Nigel Cawthorne (2007), Chiến tranh Việt Nam, được và mất, Nxb. Đà
Nẵng, Đà Nẵng.
98. Philip B. Đavixơn (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt

Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


99. Đặng Phong (1991), 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Nxb. Viện
Nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
100. Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh binh đoàn 12, Viện Lịch sử
quân sự (1999), Đường Hồ Chí Minh - một sáng tạo chiến lược của Đảng, Nxb.
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
101. Richard Nixon (1974), Richard Nixon: Containing the public messages,
speechers and statements of the president 1972, U.S. Government printing office,
Washington, USA.
102. Richard Nixon (2004), Hồi ký, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
103. Sài Gòn từ Hiệp định Paris đến mùa xuân 1975, Nxb. Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 2010.
104. Nguyễn Đình Sắc (1989), Chuẩn bị hậu cần chiến dịch phản công
trong kháng chiến chống Mỹ, Học viện Hậu cần, Luận án Phó Tiến sĩ Quân sự.
105. Nguyễn Đình Sắc (1998), Công tác hậu cần chiến dịch Hồ Chí Minh
xuân 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
106. Nguyễn Đình Sắc (1999), Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt
Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
107. Sedgwick Tourison (2004), Đội quân bí mật, cuộc chiến bí mật, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
108. Võ Văn Sung (2004), Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris, Nxb.
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
109. Võ Văn Sung, Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris, Tạp chí Xưa và
nay, số 234 (2005), tr. 14-17
110. Sở văn hóa thông tin Sông Bé (1995), Căn cứ của quân ủy và bộ chỉ
huy Miền trong chiến tranh chống Mỹ (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
111. Stephen E. Ambrose (1991), Nixon, Simon and Schuster, New York.



112. Phan Thị Tân (2014), Đại sứ Graham Martin trong mối quan hệ Mỹ Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1973-1975, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội,
Khóa luận Cử nhân Lịch sử.
113. Văn Tập (1973), Chiến tranh Việt Nam và kinh tế Mỹ, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội
114. Hoàng Văn Thái (2001), Những năm tháng quyết định, Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
115. Hồ Sĩ Thanh (2005), Chiến dịch Hồ Chí Minh trận quyết chiến chiến
lược cuối cùng, Nxb. Trẻ, Hồ Chí Minh, 2005
116. Bùi Đình Thanh (2007), Bản lĩnh Việt Nam qua cuộc kháng chiến
chống Mỹ (1954-1975), Nxb. Tri thức, Hà Nội.
117. Hoàng Minh Thảo (2004), Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng,
Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội.
118. Hoàng Minh Thảo, Đại thắng mùa xuân năm 1975, Tạp chí Xưa và nay,
số 233 (2005), tr. 4-5
119. Lê Quý Thi (2013), Phong trào đấu tranh chính trị ở Sài Gòn - Gia
Định 1969-1975, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Lịch
sử.
120. Nguyễn Đức Thận, Sức mạnh đột kích - Nét độc đáo của Binh đoàn
Hương Giang trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, xuân 1975,Tạp chí Lịch sử Quân sự,
số 209 (tháng 5-2009), tr. 55-58
121. Nguyễn Huy Thục (2005), Cuộc Tổng tiến công chiến lược xuân 1975
và sự cáo chung của chế độ Sài Gòn, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
122. Tổng cục Hậu cần (1984), Công tác vận tải quân sự trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ cứu nước trên đường Hồ Chí Minh 1959-1975, Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội.


123. Tổng cục Hậu cần (1988), Vận tải quân sự chiến lược trên đường Hồ

Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
124. Tổng cục Hậu cần (1998), Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống
Mỹ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
125. Tổng cục Hậu cần (1979), Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt
Nam, Tập 2 (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
126. Trần Văn Trà, Lê Văn Tưởng, Lê Nam Phong (2005), Đường tới toàn
thắng: Ký và hồi ức, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
127. Lê Hải Triều (ch.b.), Nguyễn Đức Hùng, Võ Tá Tao (2005), Chiến dịch
Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nxb. Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
128. Nguyễn Duy Trinh (1970), Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong quá trình
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
129. Trần Trọng Trung (2005), Nhà trắng với cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
130. Nguyễn Xuân Tú (2009), Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
131. Nguyễn Xuân Tú (2010), Nghệ thuật chỉ đạo của Đảng kết thúc cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
132. Nguyễn Thị Hải Vân (2006), Trung Ương cục miền Nam chỉ đạo cuộc
đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở Miền Nam Việt Nam (1961-1975) (Qua nguồn văn
kiện Đảng lưu trữ tại kho Lưu trữ trung ương Đảng), Trường Đại học KHXH&NV
Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử.
133. Hoàng Viên (ch.b), Cấn Hoàng Dụ, Đặng Hương (1999), Lịch sử công
binh 559 đường Trường Sơn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
134. Viện Lịch sử quân sự (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt
Nam (1945-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.


135. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1991), Lịch sử cuộc kháng chiến
chống Mỹ tập 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

136. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc Phòng (2008), Lịch
sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
137. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ Đảng (2007), Lê Duẩn và cách mạng
Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
138. Viện Sử học (1985), Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
139. Nguyễn Khắc Viện (2008), Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ,
Nxb. Tri thức, Hà Nội.
140. Phan Thị Xuân Yến (2011), Ban thống nhất Trung ương trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí
Minh.
141. do Đình Chính tổng hợp.



×