Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vai trò của viện kiểm sát trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố thực tiễn trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.5 KB, 6 trang )

Vai trò của Viện kiểm sát trong áp dụng các
biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra,
truy tố. Thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nguyễn Thị Kiều Diễm
Khoa Luật
Luận văn ThS. Luật hình sự và tố tụng hình sự; Mã số: 60 38 01 04
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Phượng
Năm bảo vệ: 2014
Abstract. Luận văn có nhiệm vụ phân tích cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn vai trò Viện
kiểm sát nhân dân đối với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự,
bao gồm 06 biện pháp: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền
hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Từ đó thấy rõ vị trí, vai trò quan trọng của Viện kiểm
sát nhân dân và chỉ ra những tồn tại cần khắc phục để đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao vai trò của các cơ quan tư
pháp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Nhằm đảm bảo các hoạt động TTHS của CQĐT, VKSND được thuận lợi thì việc
áp dụng các BPNC là cần thiết trong việc làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, tạo điều
kiện cho hoạt động điều tra, truy tố cũng như đảm bảo cho quá trình thi hành án sau này.
Nhưng vấn đề cần quan tâm là làm sao để các BPNC này được áp dụng khi có đủ điều
kiện, có căn cứ luật định, thực sự cần thiết và đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân thì vai trò của VKSND đối với vấn đề này là rất quan trọng, cần quan tâm và
phát huy hơn nữa. Hiến pháp và pháp luật đã quy định VKSND thực hiện hai chức năng
là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Việc đảm bảo thực hiện hai
chức năng này có hiệu quả, góp phần không nhỏ trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự
nói chung, việc áp dụng các BPNC của các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng đạt được
hiệu quả và có ý nghĩa thực sự. Đồng thời đảm bảo được quyền lợi của người bị bắt,
người bị tạm giữ, tạm giam, người bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh,
đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Đây là những vấn đề rất quan trọng, cần quan
tâm nâng cao hơn nữa để các quy định của pháp luật đi vào thực tiễn nhằm xử lý đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Để


thực hiện được điều đó, các quy định pháp luật TTHS và liên quan, cũng như vấn đề về
tổ chức hoạt động của VKSND phải hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động
TTHS, hoạt động áp dụng các BPNC. Việc đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, của công luận và của nhân dân đối với


hoạt động tư pháp [4] cần phải được quan tâm thực hiện thiết thực hơn.Và việc nâng cao
năng lực, phẩm chất cán bộ làm công tác điều tra, truy tố cần được quan tâm đáp ứng yêu
cầu cách cách tư pháp và thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự hiện nay.
Keywords. Luật hình sự; Tố tụng hình sự; Viện Kiểm sát; Điều tra; Truy tố; Pháp luật
Việt Nam
Content.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG CÁC
BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA,
TRUY TỐ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HIỆN HÀNH VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU
TRA, TRUY TỐ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN
ĐIỀU TRA, TRUY TỐ

References.
1.


Nguyễn Ngọc Anh (2012), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb
Chính trị Quốc gia.

2.

Lê Thị Kim Âu (2011), “Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm và một số
kiến nghị tiếp tục hoàn thiện biện pháp này theo tinh thần cải cách tư pháp”, Tạp chí Tòa
án nhân dân, (4), tr.10-13.

3.

Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011),
Báo cáo chính trị.

4.

Bộ chính trị Ban Chấp hành hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị


quyết 08 ngày 02/01/2002, về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời
gian tới.
5.

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 49
ngày 02/6/2005, về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

6.

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Kết luận số 79KL/TW ngày 28/7/2010, về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và

Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020.

7.

Bộ Tư pháp – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Viện kiểm sát nhân dân tối
cao – Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch số 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTCVKSNDTC-TANDTC ngày 14 tháng 11 năm 2013 Hướng dẫn về việc đặt tiền để bảo đảm
theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng hình sự.

8.

Bộ luật TTHS Liên bang Nga năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2006).

9.

Nguyễn Đình Bình (2008), “Một số ý kiến về việc hoàn thiện các quy định về các biện
pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (5), tr.27-29,33.

10.

Nguyễn Mai Bộ (1997), Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, Nxb Chính trị
quốc gia.

11.

Mai Bộ, Nguyễn Sỹ Đại (2002), Tìm hiểu pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam: Những biện
pháp ngăn chặn và khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, Nxb Chính trị Quốc gia.

12.


Nguyễn Văn Điệp (2005), Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng
hình sự Việt Nam. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học
Luật Hà Nội.

13.

Trần Văn Độ (2012), “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp
tạm giam”, Tạp chí kiểm sát, (21), tr.37-45.

14.

Đỗ Văn Đương (2012), “Chế định kiểm sát viên trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Thông tin khoa học kiểm sát, (5,6), tr.7485.

15.

Lê Thị Tuyết Hoa (2008), “Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự”, Tạp chí kiểm
sát, (18&20), tr.60-65.

16.

Phạm Việt Hưng (2010), “Cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003 về biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú”, Tạp chí kiểm sát, (7), tr.33-35.

17.

Trần Minh Hưởng (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng


hình sự ở Việt Nam, Nxb Lao Động.

18.

Nguyễn Thị Mai (2005), “Tình trạng tạm giữ, tạm giam bị can, bị cáo khi đã hết thời hạn
tạm giam, tạm giữ, trách nhiệm thuộc về ai ?”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (7), tr.14-19.

19.

Đoàn Tấn Minh (2009), “Áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với người
chưa thành niên theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (7), tr.29.

20.

Nguyễn Vạn Nguyên (1995), Các biện pháp ngăn chặn và những vấn đề nâng cao hiệu
quả của chúng, Nxb Công an nhân dân.

21.

Vũ Trọng Phúc (2010), Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

22.

Dương Văn Phùng (2012), “Tăng cường trách nhiệm thực hành quyền công tố trong việc
quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn”, Tạp chí kiểm sát, (16), tr.29-34.

23.

Hoàng Việt Quang (2011), “Cần thay đổi biện pháp ngăn chặn “cấm đi khỏi nơi cư trú” bằng
biện pháp “trình diện”, Tạp chí kiểm sát, (17), tr.32-33.


24.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung
năm 2013).

25.

Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
1960.

26.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 1981.

27.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.

28.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 1992.

29.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2002.

30.


Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

31.

Nguyễn Tiến Sơn (2012), Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong tố
tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc
gia.

32.

Nguyễn Huy Tài (2013), “Vai trò của Kiểm sát viên trong hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử các vụ án hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (14), tr.23-26.


33.

Trịnh Văn Thanh (2000), Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự của
lực lượng cảnh sát nhân dân, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.

34.

Trịnh Văn Thanh (2001), Hệ thống biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam
những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng của lực lượng cảnh sát nhân dân, Nxb Công an
nhân dân.

35.

Trịnh Văn Thanh (2005), Tìm hiểu quá trình phát triển của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
về những biện pháp ngăn chặn, Nxb Công an nhân dân.


36.

Hoàng Minh Thành (2010), “Bàn về sự chế ước và quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát
nhân dân với Cơ quan cảnh sát điều tra các cấp”, Tạp chí kiểm sát, (15), tr.10-14.

37.

Bùi Quang Thạch (2013), “Những vướng mắc, bất cập từ các quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003 và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (5),
tr.17-22.

38.

Lê Hữu Thể (2005), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai
đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

39.

Nguyễn Duy Thuân (1999), Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Những vấn đề
về lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân.

40.

Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.

41.

Từ điển tiếng Việt (2013), Nxb Từ điển bách khoa.


42.

Trường đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư
pháp.

43.

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
(sửa đổi, bổ sung năm 2011).

44.

Viện khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Thông tin khoa học kiểm sát, (5,6).

45.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Kỷ yếu Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam 19602000, Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội.

46.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Sổ tay kiểm sát viên hình sự, tập 1.

47.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Tổng kết 50 năm công tác kiểm sát việc tạm giữ,
tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, tháng 3 năm 2010.

48.


Trịnh Tiến Việt (2004), “Một số điểm mới về những biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (8), tr.15-18.


49.

Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân
dân.

50.

Nguyễn Hồng Vinh (2013), “Hoàn thiện pháp luật hiện hành để tăng cường trách nhiệm công tố
trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”,
Tạp chí kiểm sát, (1), tr.35-37.



×