Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hoàn thiện pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự trước yêu cầu chiến lược cải cách tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.67 KB, 5 trang )

Hoàn thiện pháp luật về quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của Thẩm phán nhằm nâng cao chất
lượng xét xử vụ án hình sự trước yêu cầu chiến
lược cải cách tư pháp
Lâm Thị Thanh Nhàn
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự và tố tụng Hình sự; Mã số: 60 38 01 04
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tuân
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật hình sự; Thẩm phán; Tố tụng hình sự
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân là nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Trong đó, việc xây
dựng một nền tư pháp có hiệu lực và hiệu quả là một yêu cầu cấp bách đáp ứng những đòi hỏi
khách quan từ thực tiễn đúng như Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về
"Một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới" đã đề ra và một lần nữa
được khẳng định trong Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về "Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020".
Trong hoạt động tư pháp thì hoạt động của Tòa án là trung tâm, hoạt động xét xử là trọng
tâm đóng vai trò quan trọng, có thể khẳng định Tòa án là bộ mặt của nền tư pháp ở mỗi quốc gia.
Những kết quả trong hoạt động của Tòa án mà trong đó hoạt động xét xử là thước đo cho tính công
bằng và mức độ đảm bảo các quyền dân chủ và quyền con người. Hoạt động xét xử vụ án hình sự
chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án, góp phần vào việc thực hiện pháp luật
đảm bảo công bằng và giữ gìn trật tự xã hội, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, thái độ đánh
giá đúng mức của Nhà nước đối với những hành vi bị coi là tội phạm qua đó đưa ra mức hình phạt thích
đáng đối với người phạm tội. Người thực hiện công việc để đạt được kết quả đó chính là Thẩm phán
người cầm cân nảy mực và nhân danh Nhà nước để ra phán quyết cuối cùng đó là bản án cho thật
công bằng mà không làm oan sai người vô tội.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và thực tiễn xét xử hình sự nói riêng
đang đặt ra những vấn đề lý luận cần nghiên cứu để đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao


chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử án hình sự của Thẩm phán, trong đó chủ yếu là nghiên
cứu về việc áp dụng pháp luật, trong thời gian qua có một số công trình nghiên cứu liên quan về áp
dụng pháp luật. Tuy nhiên các công trình đó mới chỉ nghiên cứu ở cấp độ lý luận về vị trí vai trò


của Thẩm phán trong tố tụng hình sự hoặc nghiên cứu về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong Bộ
luật tố tụng hình sự (BLTTHS) chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ
và có hệ thống mang tính chuyên sâu về việc Thẩm phán đã áp dụng nhiệm vụ quyền hạn của mình
để thực hiện việc xét xử vụ án hình sự như thế nào cho đúng và một cách có hệ thống. Để làm cơ sở
lý luận cho việc đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng và bảo đảm tính thống
nhất về áp dụng pháp luật trong việc xét xử án hình sự của Thẩm phán.
Thực trạng trên đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cả về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải
nghiên cứu, giải quyết. Tuy nhiên, có thể khẳng định cho đến nay chưa cã một công trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của Thẩm phán. Đây chính là lý
do tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự trước yêu cầu chiến lược cải cách tư pháp" làm
luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán là một trong những vấn đề được giới luật học quan
tâm nghiên cứu. Sau khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành đã có một số công trình nghiên
cứu liên quan đến đề tài này như: "Giáo trình luật tố tụng hình sự", của Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội; "Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam", do PGS.TS Võ Khánh Vinh chủ
biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004; "Chế định Thẩm phán - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn" của Viện Khoa học pháp lý, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004; "Trình tự thủ tục giải quyết các vụ
án hình sự", của Mai Thanh Hiếu và Võ Chí Công, Nxb Lao động, Hà Nội; "Cơ sở khoa học của
việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở nước ta hiện nay", của Đỗ Gia Thư, Luận án tiến sĩ Luật học;
"Về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp", của Đặng
Mai Hoa, Luận văn thạc sĩ Luật học... Tuy nhiên, các công trình đó mới nhằm đến những khía cạnh
nhất định của chế định Thẩm phán, chủ yếu dưới góc độ tổ chức và quản lý Thẩm phán trong hoạt
động tố tụng. Hơn nữa các công trình này chưa nghiên cứu và hoàn thiện những bất cập mà khi thực

hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán đã và đang gặp phải, nhất là trong quá trình cải cách hệ
thống tư pháp hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong hoạt động
tố tụng hình sự và thực trạng về chất lượng xét xử án hình sự của Thẩm phán.
Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự của Thẩm
phán trong thời gian tới.
Để đạt mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong
BLTTHS.
- Thực trạng áp dụng các quy định của BLTTHS về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
vào xét xử vụ án hình sự trong từng giai đoạn.
- Các giải pháp hoàn thiện các quy định của BLTTHS về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm
phán nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán và những vấn đề trong công tác xét xử và áp dụng
pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự của Thẩm phán trong cả hai cấp xét xử.
Trên cơ sở mục đích, đối tượng nghiên cứu đã xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ
yếu tập trung vào những vấn đề tố tụng hình sự liên quan đến nhiêm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
và thực tiễn áp dụng.
5. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ yếu
sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử. Ngoài ra
luận văn còn sử dụng các phương pháp của các bộ môn khoa học khác.
Hệ thống các phương pháp trên được sử dụng cụ thể như sau: Phương pháp phân tích và
tổng hợp được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ đặt ra ở cả hai chương, trong đó Chương 1 chủ yếu
vận dụng phương pháp phân tích và tổng hợp; ở Chương 2, phương pháp kết hợp lý luận và thực

tiễn, phương pháp lịch sử cụ thể là phương pháp được sử dụng chủ yếu để đảm bảo đánh giá thực
trạng một cách khách quan và toàn diện.
Ngoài ra, các phương pháp thống kê, điều tra xã hội học (phỏng vấn trực tiếp) cũng được
sử dụng để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu, đảm bảo sự gắn kết và tính liên thông của toàn bộ nội
dung luận văn.
6. Đóng góp mới của luận văn
Từ kết quả đạt được, luận văn có những điểm mới về mặt khoa học sau:
Luận văn lần đầu tiên đưa ra những luận cứ khoa häc để làm sáng tỏ một cách hệ thống
vấn đề thực trạng mà Thẩm phán đã và đang xét xử vụ án hình sự trong những năm qua và đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự được tốt hơn để từ đó có thể giúp
cho Thẩm phán xét xử vụ án hình sự được tốt hơn và đúng trình tự mà Nghị quyết 49-NQ/TW đã đề
ra để cải cách nền tư pháp vững mạnh.
1. Phân tích làm rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong việc xét
xử vụ án hình sự trong thời gian qua của Thẩm phán.
2. Đề xuất và luận chứng một cách đồng bộ các giải pháp kết hợp có hiệu quả trong chất
lượng xét xử vụ án hình sự của Thẩm phán.
7. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn góp phần xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong chất lượng xét xử
vụ án hình sự của Thẩm phán.
Luận văn có thể được xây dựng làm cơ sở hình thành nên các chính sách nhằm nâng cao
hiệu quả chất lượng xét xử vụ án hình sự của Thẩm phán.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và trong công tác xét xử những vụ
án hình sự mà các Thẩm phán của ngành Tòa án đang phải giải quyết.
Luận văn giúp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các Thẩm phán trong khi giải
quyết những vụ án hình sự phải giải quyết hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong xét xử vụ
án hình sự.

Chương 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2003 và thực tiễn áp dụng trong việc xét xử vụ án hình sự.
Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự
của Thẩm phán.

References
1. Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Hà Nội.
2. Lê Cảm và Nguyễn Ngọc Chí (2004), "Tố tụng tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp ở Việt
Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền", Trong sách: Cải cách tư pháp ở Việt Nam
trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


3.
4.
5.
6.
7.

8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.

Nguyn Ngc Chớ (2007), Nguyờn tc c bn ca lut t tng hỡnh s, Bi ging cho hc viờn
cao hc lut, Khoa Lut - i hc Quc gia H Ni, H Ni.
Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 52 ngày 20/10 của Chủ tịch chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hòa v vic xỏ ti cỏc phm nhõn, H Ni.
Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển T-ờng giải và liên t-ởng Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
ng Cng sn Vit Nam (2002), Ngh quyt s 08-NQ/TW ngy 02/01 ca B Chớnh tr v
mt s nhim v trng tõm cụng tỏc t phỏp trong thi gian ti, H Ni.
ng Cng sn Vit Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về
chiến l-ợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định h-ớng
đến năm 2020, H Ni.

ng Cng sn Vit Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị v
chiến l-ợc cải cách t- pháp đến năm 2020, H Ni.
Giáo trình Triết học Mác - Lênin (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
Hc vin t phỏp (2011), Giỏo trỡnh Lut t tng hỡnh s Vit Nam, Nxb T phỏp, H Ni.
Khoa Lut - i hc Quc gia H Ni (1999), Giỏo trỡnh lut t tng hỡnh s Vit Nam, H
Ni.
inh Vn Qu (2007), Bỡnh lun ỏn v mt s vn thc tin ỏp dng trong B lut hỡnh s
v B lut t tng hỡnh s, Nxb Tng hp, Thnh ph H Chớ Minh.
Quc hi (1946), Hin phỏp, H Ni.
Quc hi (1959), Hin phỏp, H Ni.
Quc hi (1960), Lut T chc Tũa ỏn nhõn dõn, H Ni.
Quc hi (1980), Hin phỏp, H Ni.
Quc hi (1981), Lut T chc Tũa ỏn nhõn dõn, H Ni.
Quc hi (1988), B lut T tng hỡnh s, H Ni.
Quc hi (1992), Hin phỏp, H Ni.
Quc hi (1993), Lut T chc Tũa ỏn nhõn dõn, H Ni.
Quc hi (2001), Hin phỏp (sa i, b sung), H Ni.
Quc hi (2002), Lut T chc Tũa ỏn nhõn dõn, H Ni.
Quc hi (2003), B lut T tng hỡnh s, H Ni.
Quc hi (2013), Hin phỏp, H Ni.
Trn Vn Thng (2006), S tay Thut ng phỏp lut ph thụng, Nxb Giỏo dc, H Ni.
Gia Th (2006), C s khoa hc ca vic xõy dng i ng Thm phỏn nc ta hin nay,
Lun ỏn tin s lut hc.
Tòa án nhân dân tối cao (1992), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (1995), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2001), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2003), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao
động và tố tụng, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2008, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2009, Hà Nội.

Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2010, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2011, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2012, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2013, Hà Nội.
Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.


38. Trn Vn Tỳ (2004) "i mi ni dung, phng thc qun lý", K yu khoa hc: i mi
cụng tỏc qun lý, o to bi dng Thm phỏn Tũa ỏn nhõn dõn a phng, ti nghiờn
cu khoa hc cp B, Tũa ỏn nhõn dõn ti cao.
39. Nguyn Vn Tuõn (2013), "Nhng nguyờn tc c bn trong b lut t tng hỡnh s Vit Nam
v vn hon thin", Trong sỏch: Ci cỏch t phỏp v phỏp lut, Nxb T phỏp, H Ni.
40. y ban thng v Quc hi (1993), Phỏp lnh Thm phỏn v Hi thm nhõn dõn, H Ni.
41. y ban thng v Quc hi (2002), Phỏp lnh Thm phỏn v Hi thm nhõn dõn, H Ni.
42. Vin Khoa hc Kim sỏt (2002), "B lut T tng hỡnh s Liờn bang Nga", Ph trng Thụng
tin khoa hc phỏp lý.
43. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
44. Viện Sử học (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
45. Vừ Khỏnh Vinh (2007), Bỡnh lun khoa hc B lut t tng hỡnh s, Nxb Cụng an nhõn dõn, Hà Nội.
46. Nguyn Nh í (Ch biờn) (1998), i T in ting Vit, Nxb Vn húa thụng tin, H Ni.



×