Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số vấn đề về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.59 KB, 5 trang )

Một số vấn đề về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án
dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Công Bình
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật dân sự; Pháp luật Việt Nam; Luật tố tụng dân sự
Content
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Để tạo hành lang pháp lý cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình trong tố tụng dân sự (TTDS), đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết các vụ việc
dân sự trong điều kiện mới và quán triệt chủ trương của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền
và cải cách tư pháp ở nước ta, tại kỳ họp thứ 5, ngày 15/06/ 2004 Quốc hội khoá XI đã thông qua
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS). BLTTDS đã pháp điển hóa và thống nhất ba loại
hình tố tụng được quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh
thủ tục giải quyết vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
năm 1996. Tuy nhiên, khi triển khai thi hành Bộ luật này cho thấy nhiều quy định còn bất cập
như có vấn đề quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng dẫn đến những cách hiểu khác nhau, áp dụng
tại các Tòa án không thống nhất; có những quy định mâu thuẫn với các quy định của các văn bản
pháp luật khác, chưa phù hợp với thực tế, không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự v.v… Nhằm khắc phục những bất cập này, tại kỳ họp thứ 9, ngày 29/03/2011 Quốc hội khóa
XII đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS. Việc Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của BLTTDS được ban hành đã làm cho hệ thống pháp luật TTDS Việt Nam được hoàn
thiện hơn. Tuy vậy, vẫn còn nhiều quy định của BLTTDS bất cập chưa được sửa đổi, bổ sung,
trong đó có cả các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thẩm (CBXXST) vụ án dân sự (VADS). Vì
vậy, để thực hiện được mục tiêu chiến lược của cải cách tư pháp là "hoạt động xét xử được tiến
hành có hiệu quả và hiệu lực cao" [4] thì phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận,
nội dung các quy định của pháp luật TTDS hiện hành và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án
để phát hiện những bất cập, mâu thuẫn, tìm ra các giải pháp hoàn thiện và thực hiện chúng. Với


các lý do đó, tôi đã chọn đề tài: "Một số vấn đề về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004" nghiên cứu luận văn thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Trước và sau khi BLTTDS được ban hành đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học
pháp lý có nghiên cứu những vấn đề liên quan đến CBXXST VADS. Trước khi BLTTDS được
ban hành, có đề tài cấp Bộ "Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Bộ
luật tố tụng dân sự", do Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) thực hiện năm 1996; đề tài cấp Bộ
"Những quan điểm cơ bản về Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam", do Viện Nhà nước và Pháp luật
của Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện năm 2002; đề tài cấp cơ sở "Thu thập và đánh giá
chứng cứ trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự thực trạng và giải pháp", do Viện Khoa
học xét xử của TANDTC thực hiện năm 2002; luận văn Thạc sĩ luật học "Thụ lý và chuẩn bị xét xử
sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam", của Đoàn Đức Lương, bảo vệ tại
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 1999; luận văn Thạc sĩ luật học "Về việc cung cấp và thu thập
chứng cứ trong giai đoạn giải quyết vụ kiện dân sự theo thủ tục sơ thẩm", của Nguyễn Minh
Hằng, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2003, bài "Xác định địa vị tố tụng của đương
sự và đánh giá chứng cứ trong vụ án dân sự", của Nguyễn Thế Giai, đăng trên Tạp chí Dân chủ
và pháp luật, số 9/2000 v.v… Nhưng do các đề tài này được thực hiện trước khi có BLTTDS nên
đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết VADS và thực
tiễn thực hiện chúng. Sau khi BLTTDS được ban hành, có đề tài cấp Bộ "Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn cơ bản về tư pháp dân sự ở Việt Nam hiện nay", do Viện Nhà nước và Pháp luật của
Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện năm 2010; luận án Tiến sĩ luật học "Giai đoạn giải
quyết sơ thẩm vụ án kinh tế theo pháp luật Việt Nam", của Đoàn Đức Lương, bảo vệ tại Viện Nhà
nước và Pháp luật năm 2006; bài "Chứng cứ và chứng minh - Sự thay đổi nhận thức trong pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam", của Tưởng Duy Lượng, cho Hội thảo: "Bộ luật tố tụng dân sự Những điểm mới và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành", Học viện Tư pháp tổ chức tại Hà
Nội ngày 25/12/2004 v.v… Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu các công trình này chưa đề cập
một cách đầy đủ và hệ thống các vấn đề liên quan đến CBXXST VADS, mới chỉ nghiên cứu và
đề xuất tháo gỡ một số vấn đề bất cập riêng lẻ của CBXXST VADS, nhiều vấn đề có ý nghĩa
quan trọng đối với CBXXST VADS vẫn chưa nghiên cứu.

3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ được các vấn đề về CBXXST VADS theo
quy định của BLTTDS, từ đó phát hiện được những hạn chế, bất cập trong các quy định của
BLTTDS về CBXXST VADS, những tồn tại trong việc thực hiện chúng tại các Tòa án và tìm ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chúng trên thực tế.
Để thực hiện được mục đích nêu trên, việc nghiên cứu đề tài luận văn có những nhiệm
vụ chính sau:
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận các quy định của BLTTDS về CBXXST VADS;
- Nghiên cứu làm rõ nội dung các quy định của BLTTDS, Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành về CBXXST VADS;
- Khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS, Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành về CBXXST VADS của các Tòa án trong
những năm gần đây.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về CBXXST VADS, các quy
định của BLTTDS, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi
hành về CBXXST VADS cũng như thực tiễn thực hiện các quy định này tại các Tòa án nhân dân
(TAND) các cấp.
Chuẩn bị xét xử sơ thẩm VADS là một vấn đề cơ bản và quan trọng của TTDS nên đề
tài có nội dung nghiên cứu rộng. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ
luật học, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản của CBXXST VADS


như: khái niệm CBXXST VADS; ý nghĩa CBXXST VADS; sự phát triển các quy định của pháp luật
TTDS Việt Nam về CBXXST VADS; nội dung các quy định cơ bản của BLTTDS và Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của BLTTDS về thời hạn CBXXST VADS; việc thông báo việc thụ lý
VADS; lập hồ sơ VADS; quyết định đưa VADS ra xét xử và chuyển hồ sơ VADS cho Viện kiểm
sát (VKS) nghiên cứu v.v… Những vấn đề khác như: hòa giải VADS; quyết định tạm đình chỉ
VADS, quyết định đình chỉ giải quyết VADS, quyết định áp dụng, thay đổi và hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời v.v… tuy được thực hiện trong thời gian CBXXST VADS nhưng không có ý

nghĩa trực tiếp tạo các điều kiện cần thiết cho việc xét xử VADS tại phiên tòa sơ thẩm nên không
được nghiên cứu trong đề tài này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề cải cách tư
pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Quá trình nghiên cứu đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên
ngành truyền thống như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và
tổng hợp. Ngoài ra, phương pháp thống kê cũng được sử dụng để hoàn thành việc nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu đề tài luận văn
Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học pháp lý có hệ thống các vấn đề về
CBXXST VADS theo quy định của BLTTDS. Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu đề tài luận
văn thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về CBXXST VADS như khái niệm, ý nghĩa của
CBXXST VADS, sự phát triển các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về chuẩn bị xét xử
VADS;
- Làm rõ được nội dung các quy định của BLTTDS và Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của BLTTDS về CBXXST VADS;
- Phát hiện được những hạn chế, bất cập trong các quy định của BLTTDS và Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của BLTTDS về CBXXST VADS;
- Tìm được các giải pháp hoàn thiện và thực hiện các quy định của BLTTDS về
CBXXST VADS.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
Chương 2: Nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về chuẩn bị xét
xử sơ thẩm vụ án dân sự.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và kiến nghị.


References
1. Tống Công Cường (2007), Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Văn Cường (2010), "Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Bộ luật tố tụng
dân sự - Những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện", Tòa án nhân dân, (1).
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về
một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12 của Ban Bí thư Trung


5.

6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.

15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.

23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.

ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
Nguyễn Thế Giai (2000), "Xác định địa vị tố tụng của đương sự và đánh giá chứng cứ trong
vụ án dân sự", Dân chủ và pháp luật, (9).
Nguyễn Thị Thúy Hòa (2010), Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
Học viện Tư pháp (2004), Bộ luật tố tụng dân sự - những điểm mới và các vấn đề đặt ra
trong thực tiễn thi hành, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.
Bùi Thị Huyền (2008), Phiên tòa sơ thẩm dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án
tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Khánh (Chủ biên), Trần Văn Trung (Hiệu đính) (2008), Bộ luật tố tụng Liên
bang Nga năm 2003, (Bản dịch tiếng Việt), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Khoa Luật - Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (1998), Giáo trình Luật tố tụng
dân sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Đoàn Đức Lương (1998), Thụ lý và chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
Tưởng Duy Lượng (2004), "Chứng cứ và chứng minh - Sự thay đổi nhận thức trong pháp luật

tố tụng dân sự Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Bộ luật tố tụng dân sự - Những điểm mới
và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành, Học viện Tư pháp tổ chức tại Hà Nội ngày
25/12, Hà Nội.
Lê Thị Bích Lan (2005), "Vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự", Luật học, (Đặc san về
Bộ luật tố tụng dân sự).
Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội.
Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
Quốc hội (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
Quốc hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
Quốc hội (2003), Luật đất đai, Hà Nội.
Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
Quốc hội (2005), Luật thương mại, Hà Nội.
Quốc hội (2006), Luật cư trú, Hà Nội.
Quốc hội (2011), Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
Trần Phương Thảo (2005), "Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời", Luật học, (Đặc san về
Bộ luật tố tụng dân sự).
Tòa án nhân dân tối cao (1996), Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây
dựng Bộ luật tố tụng dân sự, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ
nhất "Những quy định chung"của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung theo Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.


30. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai
"Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm"của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa

đổi bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
31. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 03/12 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định vềt "Chứng minh
và chứng cứ"của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
32. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại hội nghị
tổng kết công tác năm 2005 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2006 của
ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
33. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai
"Thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm" của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
34. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2009 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
35. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2010 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
36. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự,
Hà Nội.
37. Trường Cán bộ Tòa án - Tòa án nhân dân tối cao (2005), Tài liệu tập huấn Bộ luật tố tụng
dân sự, Hà Nội.
38. Trường Cán bộ Tòa án - Tòa án nhân dân tối cao (2011), Tài liệu tập huấn Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
41. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Hà Nội.
42. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Hà Nội.
43. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1996), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động, Hà
Nội.
44. Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Bách Khoa và Nxb Tư
pháp, Hà Nội.

45. Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao (2002), Thu thập và đánh giá chứng cứ
trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở, Hà Nội.
46. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia
(2001), Những quan điểm cơ bản về Bộ luật rố tụng dân sự Việt Nam, Báo cáo tổng quan đề
tài, Hà Nội.
47. Viện Nghiên cứu Quyền con người - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Các
văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Viện Nhà nước và Pháp luật - Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2002), Những quan điểm cơ
bản về Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
49. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
50. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.



×