Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TỔNG HỢP CÁC BÀI THUỐC CHỮA VÀ PHÒNG CHỐNG CÁC LOẠI UNG THƯ HIỆU QUẢ NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.93 KB, 12 trang )

TỔNG HỢP CÁC BÀI THUỐC CHỮA VÀ PHÒNG CHỐNG UNG THƯ
--------------------------***-----------------------------

BÀI THUỐC CHỮA BỆNH UNG THƯ TỪ LÔ HỘI VÀ MẬT ONG
Thông thường, để chữa bệnh ung thư người ta thường nghĩ ngay tới phương pháp hóa trị, xạ trị ung thư và cũng là cách điều trị
bệnh hiệu quả phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, trong dân gian và đông y cũng có nhiều bài thuốc có tác dụng chữa bệnh ung thư mang
lại hiệu quả cao và an toàn, không gây tác dụng phụ. Trong đó, sự kết hợp giữa lô hội và mật ong tạo thành bài thuốc chữa ung thư được
đánh giá cao về hiệu quả, tính đơn giản và tiện lợi. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng bài thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh cho mình ngay
dưới đây.

Công dụng chữa bệnh ung thư của lô hội và mật ong
Lô hội (nha đam) từ lâu đã được dùng phổ biến trong làm đẹp và là vị thuốc dân gian chữa trị nhiều bệnh như các bệnh về đường
tiêu hóa, chữa bỏng, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, trị mụn, làm đẹp da,…
Các nghiên cứu khoa học còn chứng minh lô hội có tác dụng vượt trội và là một trong các loại thảo dược quan trọng trong việc
điều trị bệnh ung thư hiện nay. Tất cả là nhờ trong thành phần của cây có chứa các chất bao gồm: chất anthraquinone chống lại bệnh ung
thư, các chất tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể là acemannan, polysaccharide mannose, chất chống oxy hóa, kháng sinh tự nhiên…
Theo nghiên cứu, chất acemannan có trong gel lô hội có khả năng tăng cường hệ miễn dịch bằng cách trực tiếp tấn công các tế bào gây
ung thư để tiêu diệt chúng và giúp tăng cường hoạt động của các đại thực bào góp phần chữa bệnh ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra
acemannan có thể kích thích các tế bào miễn dịch ở chuột để tạo ra các cytokine (protein giết chết ung thư).
Mật ong được coi là một “thần dược” từ tự nhiên có tác dụng chữa trị rất nhiều căn bệnh và được tin dùng như một vị thuốc phổ
biến từ xa xưa. Trong mật ong có chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể được dùng
làm thuốc bổ, làm đẹp và chữa bệnh. Đặc biệt, trong mật ong còn có chứa các chất chống oxy hóa, khả năng kháng khuẩn có tác dụng tăng
cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại quá trình lão hóa tự nhiên. Các nghiên cứu khoa học cho thấy mật ong có tác dụng ngăn chặn tế
bào ung thư phát triển, ngăn chặn sự di căn của ung thư.
Với các công dụng được xác định như trên, sự kết hợp giữa lô hội và mật ong được xem là bài thuốc chữa bệnh ung thư rất hiệu
quả và triển vọng, hơn nữa lại rất đơn giản và an toàn mà người bệnh nên áp dụng. Đây cũng được cơi là một trong các phương pháp điều
trị ung thư rất được chú ý và đặt nhiều hy vọng.

Cách dùng bài thuốc từ lô hội và mật ong chữa bệnh ung thư
Nguyên liệu: lá lô hội (nha đam), mật ong rừng, rượu mạnh
Cách dùng: lấy lá nha đam rửa sạch, cắt bỏ gai 2 bên rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó cho mật ong rừng vào trộn đều. Tiếp


tục cho thêm khoảng 3 – 4 muỗng rượu mạnh vào khuấy đều tạo thành dạng siro và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Mỗi ngày, người bệnh cần uống siro này 3 lần, mỗi lần 1 muỗng lớn và uống vào thời điểm trước bữa ăn khoảng 15 phút. Trước khi uống
nhớ lắc đều lên. Người bệnh có thể dùng bài thuốc này liên tục trong khoảng 10 ngày rồi đi kiểm tra tình trạng bệnh. Kiên trì sử dụng bài
thuốc sẽ cho hiệu quả điều trị bệnh ung thư cao và an toàn tự nhiên.

CHỮA BỆNH UNG THƯ VÒM HỌNG BẰNG THUỐC NAM
Có chữa được ung thư vòm họng bằng thuốc nam? Hiện nay, hóa trị ung thư, xạ trị ung thư được xem là các phương pháp hiệu
quả nhất và được dùng để chữa các loại bệnh ung thư giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể sử dụng các
bài thuốc nam chữa bệnh ung thư từ thảo dược tự nhiên. Đối với bệnh ung thư vòm họng, tùy thuộc vào từng tình trạng, giai đoạn của bệnh
mà có thể áp dụng các bài thuốc nam khác nhau. Cụ thể sẽ có trong bài viết dưới đây, các bạn có thể tham khảo áp dụng.

Thuốc nam chữa ung thư vòm họng giai đoạn đầu


Người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu được xác định với các triệu chứng như cổ họng bị khô, ho khan nhiều, nói chuyện khó khăn,
lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt,…
Dùng bài thuốc gồm: liên chi 31g; đan sâm, thiên đông, bạch thạch anh 20g; sơn đậu căn, sa sâm, xà môi, thiên hoa, thiên quỳ 15g; cương
tàm, bán hạ 12g; toàn hạt, xạ can, bối mẫu, hoang liên 9g.
Cách dùng: dùng bài thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang

Thuốc nam chữa bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Bài thuốc: mạch nha 120g; lão nguyệt thạch, xích luyên xà phấn 30g; đảm tinh 23g; bạc hà, ô mai nhục, cát cánh, hải phù thạch 15g.
Cách dùng: các nguyên liệu được trộn đều và tạo thành từng viên nhỏ khoảng 3g để dùng dần. Mỗi ngày, người bệnh cần lấy khoảng 3 – 4
viên để ngậm cho tới khi tan ra thì nuốt.
Dùng bài thuốc có tác dụng khắc phục các triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối như hạch di căn ở cổ, cơ thể mệt mỏi, rêu
lưỡi trắng bệch,… nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh.
Ngoài 2 bài thuốc nêu trên, người bệnh có thể áp dụng một số loại cây thuốc trong vườn nhà cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị ung
thư vòm họng như sau:
– Dùng quả sung khô và táo tàu ướp đường đem sắc kỹ. Dùng nước này để uống hoặc súc miệng vào mỗi buổi sáng sơm và tối trước khi đi

ngủ. Thực hiện thường xuyên sẽ có hiệu quả.
– Ăn lá đu đủ sống mỗi ngày
– Dùng lá cây trinh nữ hoang cung giã nát hoặc nhai nuốt lấy nước.
– Uống nước ép tỏi mỗi ngày có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm. Đồng thời chất alliun có trong tỏi được chứng minh có tác dụng
ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư, nhờ đó có thể ngăn chặn được tình trạng bệnh phát triển.
Trên đây là một số vị thuốc, bài thuốc nam dùng để chữa bệnh ung thư vòm họng. Người bệnh có thể tham khảo áp dụng. Có thể
nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để có hiệu quả tốt nhất và an toàn. Người bệnh cũng cần lưu ý, các bài thuốc nếu có thể áp
dụng cũng chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị. Cần phải thực hiện các phương pháp điều trị chính theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

CỎ LƯỠI RẮN TRẮNG – THẢO DƯỢC CHỮA UNG THƯ
Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan…, cỏ lưỡi rắn trắng còn giúp phòng trị nhiều loại ung thư. Dân gian
từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và
bán biên liên.

Cỏ lưỡi rắn trắng – thảo dược chữa ung
thư


Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt
thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối,
hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có
nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.
Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng,
mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa
rắn cắn, sởi…
Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác
dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng
gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo
chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…
Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng

dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có
bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn
ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt
trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc.
Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương
đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành
dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…
Một số bài thuốc Nam đơn giản
Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong
ngày.
Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một
thang.
Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống
2-3 lần trong ngày.
Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần
trong ngày.
Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang,
chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống
ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được
Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…
Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược).
Chữa nhọt lở: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang,
chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa rôm sảy: Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm.
Chữa vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 200 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa mụn nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa rắn cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 100 g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống.


---------------------------------***---------------------------------------HOA HÒE CHỮA UNG THƯ

Đến các tỉnh Thái Bình, Nam Định, ngoài cánh đồng lúa bạt ngàn, người ta còn thấy chi chít những
cây hoa hòe mọc lên xanh mướt. Dân gian thường lấy nụ hoa hòe phơi khô để đun nước uống giải nhiệt, hạ
mỡ máu, chữa các bệnh về cao huyết áp, trị độc nhọt lở sưng tấy… Nhưng mấy ai biết rằng, hoa Hòe còn có
thể chữa bệnh ung thư đại tràng, ung thư máu và thổ huyết do ung thư dạ dày.

1. Vì sao hoa Hòe có thể chữa ung thư


Hòe là cây thân gỗ, cao có thể lên đến 15 mét, thân thẳng, chỏm lá tròn, cành cong queo, lá kép, cụm hoa hình chùy ở đầu
cành, tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Ðài hoa hình chuông, màu vàng xám. Quả Hòe loại đậu, không mở, dày và thắt
nhỏ lại ở giữa các hạt. Nụ hoa hình trứng, có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 3 - 6mm, rộng 1 - 2mm màu vàng
xám. Hoa chưa nở dài từ 4 - 10mm, đường kính 2 - 4 mm. Cánh hoa chưa nở màu vàng, mùi thơm, vị hơi đắng. Hòe trồng
cây lấy nụ hoa và quả làm thuốc chữa được nhiều bệnh, song chủ yếu dược liệu dùng nụ hoa. Nụ hoa hoè tính hơi lạnh, có
nhiều công dụng như hạ mỡ máu, chống viêm, chống co thắt và chống loét, chống tiêu chảy, cao huyết áp, đau mắt; tác
dụng tốt với hệ tim mạch, chữa các chứng chảy máu như chảy máu cam, ho ra huyết, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu...
Trong thành phần hóa học của hoa hòe chứa khoảng 34% Rutin, 4,3% rutin, 8-24% chất béo và galactormanan. Bên cạnh
đó là các Flavonoid, bertulin, sophorin A, sophorin B và sophorin C. Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần và một số
dẫn xuất như genistein, sophori cosid, sophorabioside, kaempferol, glucoside C. Hạt hòe chứa 1,75% flavonoid, 0,5%
rutin, một số alkaloid, cytisin, N-methy cytisin, sophocamin, matrin.
Rutin là Glycosid của Quercetin và đường Rutinose có trong nụ hoa hòe có tác dụng chống lại chất phóng xạ, hấp thụ
tia tử ngoại. Rutin còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C (nguyên nhân hàng đầu gây ung
thư gan), giúp tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao xơ nhiễm phổi, ung
thư giai đoạn cuối,… làm giảm độc tính của các hóa chất trị liệu ung thư.
Quercetin có trong hoa Hòe chiếm tỷ lệ lớn và là một Flavonoid có hoạt tính mạnh nhất so với các flavonoid
khác. Quercetin có tác dụng chống Oxy hóa, chống viêm, làm giảm sự tăng sinh không kiểm soát tế bào và gây chết
tế bào theo lập trình trước đó của cơ thể, do đó chống lại các tế bào u, ung thư gan, đại tràng, phổi ... Hòe hoa có thể
được sử dụng kết hợp với thuốc hóa trị điều trị ung thư trên các tế bào ung thư biểu mô buồng trứng ở người. Ngoài ra,

chất quercetin cũng được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư vú, ức chế tạo thành cụm tế bào ở bệnh nhân ung thư
máu,…
Ngoài ra, Rutin – Quercetin còn có tác dụng khác được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh như: Tăng sức đề
kháng, giảm tính thẩm thấu mao mạch, phục hồi tính đàn hồi của mao mạch làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và
đột quỵ, chống viêm, hạ huyết áp, hạ Cholesterol máu, chống ngưng kết tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn máu, chống co thắt
cơ trơn, bảo vệ tế bào gan, chống dị ứng và kháng khuẩn kháng virus.
Các bộ phận dùng để làm thuốc từ cây hòe bao gồm: Nụ hòe (Hòe mễ), hoa hòe (Hòe hoa) và quả hòe (Hòe giác)
có tác dụng gần như tương đồng nhưng cũng có một số khác biệt nhất định.
Theo Đông y: Hòe mễ và Hòe hoa có vị đắng tính mát. Có tác dụng lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm
máu), thanh can. Thường dùng chữa các chứng xuất huyết: Tiện huyết (đại tiện ra máu), niệu huyết (tiểu ra máu), ly huyết
(kiết ly phản lẫn máu), thổ huyết khạc huyết (nôn ra máu, khạc ra máu), nục huyết (chảy máu cam), can nhiệt mục xích
(mắt đỏ do tạng can nhiệt), đầu thống huyễn vựng (đau đầu choáng váng), còn dùng đế phòng trúng phong (tai biến mạch
máu não).
Hòe giác có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, nhuận can, thanh nhiệt tả hỏa. Thường dùng chữa
trường phong tả huyết (viêm ruột tiêu chảy phân lẫn máu), Trĩ huyết băng lậu, huyết lâm (tiếu tiện nhỏ giọt lẫn máu), tâm
hung phiến muộn (vùng tim ngột ngạt khó chịu), phong huyễn dục đảo (choáng váng muốn ngã lăn), âm sang thấp dương
(lở ngứa ở hạ bộ).

2. Hoa hòe chữa ung thư
- Bài thuốc chữa Ung thư đại tràng:
+ Dùng Hòe giác 15g, Mã xỉ hiện (rau sam) 15g, Tiên hạc thảo 15g, Bạch anh 5g, Hoàng tinh 15g, Cẩu kỷ tử 15g, Kê
huyết đằng 15g, Hoàng kỳ 30g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
+ Hoa hòe, Trắc bá diệp, Kinh giới tuệ, Chỉ xác lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm. Ngày 2
lần.
+ Hoa hòe sống 15g, Hoa hòe sao 15 g, Chi tử 30g tán bột, uống mỗi lần 6 g. Ngày 2 lần.
+ Hòe hoa 15g, Hòe giác 15g, Hoạt thạch 15 g, Sinh địa 12g, Kim ngân hoa 12g, Đương quy 12 g, Hoàng cầm 10g, Hoàng
liên 10g, Hoàng bá 10 g, Thăng ma 6g, Sài hồ 6g, Chỉ xác 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc chữa Ung thư máu: Hòe hoa 6g, Dừa cạn 12g. Sắc uống ngày một thang thay nước chè.
- Bài thuốc chữa Thổ huyết do ung thư dạ dày: Hòe hoa 12g, Bách thảo sương 4g. Tán bột, uống với nước sắc rễ Bạch
mao căn 12g. Ngày 1 lần.



------------------------------------------***---------------------------------------------Món ăn - bài thuốc phòng chống ung thư

Những món ăn thuốc chế biến từ thực phẩm chứa chất chống ôxy hóa, khi sử dụng thường xuyên có tác dụng hữu hiệu trong
việc phòng chống các chứng ung thư.
Thật là thú vị trong các dạng bào chế của Đông y lại có những món ăn thuốc được chế biến từ những thực phẩm có chứa các
chất chống ôxy hóa, nhờ vậy mà khi sử dụng thường xuyên đã có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng chống các chứng ung thư rất có thể
xảy ra cho con người. Tuy có rất nhiều món ăn có tác dụng này, nhưng để tiện tham khảo, dưới đây chỉ xin giới thiệu những món ăn thuốc
tiêu biểu giúp mọi người có thể chọn lựa hay thay đổi trong thời gian sử dụng sao cho được hiệu quả, an toàn và thích hợp với mọi đối
tượng khi cần thiết.
Món thịt gà vị sữa: Tác dụng bổ trung ích khí, cho ra mủ, phòng chống ung thư.
Nguyên liệu: Hoàng kỳ 10g, thịt lườn gà 200g, khoai tây 50g, nấm hương 5 cái, măng 50g, cà chua một quả, bột mì trắng 10g, lòng đỏ trứng
2 cái, lòng trắng trứng một ít. Gia vị, dầu thơm, muối đường, mì chính, hành, gừng, tinh bột, nước vừa đủ.
Cách chế biến: Hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước để sẵn. Khoai tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cà chua, măng thái mỏng, nấm hương bỏ chân, rửa sạch
thái miếng để sẵn. Bột mì rang vàng cho thơm bỏ ra bát to, sau đó lấy nước vừa phải cho vào nồi, tra muối, đường, mì chính, rồi đun sôi và
đổ bát bột đã rang vào, cho lòng đỏ trứng đánh đều, khi thấy mùi thơm thì cho dầu thơm và khuấy tiếp cho đến khi hỗn hợp này bóng nhẫy
thì múc ra cho vào một bên đĩa.
Còn thịt lườn gà thái phay, rửa sạch để ráo nước, tra nước hành, gừng, rồi khuấy đều với muối, đường, lòng trắng trứng và
khuấy tiếp, lại cho tinh bột đã hòa với nước vào đảo đều, cho vào chảo mỡ nóng, đổ khoai tây, cà chua, nấm hương, nước thuốc hoàng kỳ,
muối, mì chính và múc ra một bên đĩa còn lại. Như vậy ta có món ăn thật độc đáo, nhiều hương vị, kết hợp cả Đông Tây. Ngày ăn một lần,
cần ăn trong một thời gian.
Món thoại mai ô nhân: Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, sinh tân dịch, chữa các chứng như khô khát, giã rượu, bổ thần kinh, kích
thích tiêu hóa, phòng chống ung thư, giảm béo phì.
Nguyên liệu: Ô mai 5 quả, thoại mai 15g, tôm nõn 200g, rau diếp 100g, lòng trắng trứng vừa đủ. Gia vị: dầu thơm, muối, đường, mì chính,
bột tinh, hành, gừng, nước luộc thịt vừa đủ.
Cách chế biến: Ô mai và thoại mai bỏ hạt thái vụn để sẵn. Cuộn rau diếp thái nhỏ. Rửa sạch tôm nõn để ráo thì tra nước hành, gừng, muối,
mì chính trộn đều, rồi cho lòng trắng trứng vào khuấy đều, sao đó cho bột vào và khuấy tiếp, cho vào chảo mỡ nóng đảo qua, rồi múc ra để
vào một bên đĩa. Tiếp theo cho vào chảo một ít mỡ lắc nhẹ, cho tiếp rau diếp đã thái sẵn vào cùng 10g nước luộc thịt, tinh bột, đường, mì
chính, muối, ô mai và thoại mai trộn qua rồi múc ra để vào nửa đĩa trống còn lại. Món ăn trông sang trọng, tươi ngon, có màu sắc lấp lánh

trong như ngọc, ăn thấy mát, giòn, ngon miệng. Cần ăn một thời gian.
Món dạ dày nấm hương: Tác dụng bổ thận, trấn tâm, chữa khô khát, tan ứ, chống ung thư.
Nguyên liệu: Củ ấu già bỏ vỏ, ngó sen tươi đều 50g, nấm hương 20g, dạ dày lợn chín 100g, nước luộc thịt 150ml, rượu trắng, muối, đường,
mì chính, dầu thơm.


Mào gà.

Cách chế biến: Củ ấu, ngó sen thái nhỏ dài, nấm hương rửa sạch ngâm nước nóng, cắt bỏ chân, để ráo thái sợi , dạ dày lợn chín thái dài
nhỏ. Cho nước luộc thịt, rượu, muối, đường vào đun sôi, thả mì chính vào, múc ra bát. Ngày ăn một lần, cần ăn liền một thời gian. Nghỉ ít
ngày lại ăn tiếp.
Món đậu phụ nấm hương: Tác dụng: điều hòa chức năng dạ dày, bổ thận, tan ứ, giảm độc, chống ung thư.
Nguyên liệu: Củ ấu già bỏ vỏ, ngó sen đều 75g, nấm hương 20g, đậu phụ một bìa, nước luộc thịt 150ml, muối, đường, mì chính, hồ tiêu bột,
tinh bột, dầu thơm vừa đủ.
Cách chế biến: Củ ấu thái mỏng, ngó sen thái lát, nấm hương rửa sạch ngâm nước nóng cho nở rồi cắt bỏ chân để ráo nước. Đậu phụ thái
vuông, nhúng qua nước sôi, vớt ra rửa sạch bằng nước nguội, sau đó cùng cho vào nồi nước luộc thịt, cả củ ấu, ngó sen, tra đủ muối,
đường, đun sôi cho tiếp đậu phụ vào, cả mì chính, tinh bột , múc ra bát, rắc hạt tiêu. Ngày ăn một lần, cần ăn trong một thời gian.
Món mì giò nấm hương: Tác dụng hòa vị, bổ thận, tan ứ, giải độc, chống ung thư.
Nguyên liệu: Củ ấu sạch vỏ 50g, ngó sen 50g. Mì ống 12 chiếc, thịt nạc 150g, nấm hương 20g, nước hành, gừng, mì chính, tinh bột, dầu
thơm vừa đủ.
Cách chế biến: Thái lát củ ấu và ngó sen, mì ống ngâm qua nước muối, rửa sạch để ráo nước, nấm hương, thịt nạc rửa sạch giã nhuyễn,
tra nước hành, gừng, mì chính, bột tinh trộn đều, lấy thìa múc cho vào trong ống mì, cho vào nồi, đổ nước canh cùng nấu với củ ấu, ngó
sen, khi chín thì tra muối, mì chính, múc ra bát.
Thành phẩm: Trong, thơm, ăn ngon. Cần ăn ngày một lần trong một thời gian.
Món mào gà hầm: Tác dụng hòa vị, bổ thận, tan ứ, giải độc, chống ung thư.
Nguyên liệu: Củ ấu sạch vỏ, ngó sen đều 50g, đầu gà 5-8 cái, nấm hương 25g, mộc nhĩ 15g, rượu, muối, mì chính, hành, dầu thơm.
Cách chế biến: Củ ấu và ngó sen thái miếng, làm sạch lông đầu gà, cắt lấy mào gà, cho cùng nấm hương, mộc nhĩ, ngâm nước rửa sạch.
Riêng đầu gà cho nước hầm trước, khi nhừ vớt ra và hớt bỏ bọt váng trong nước hầm, sau đó cho tất cả vào đun, tra rượu, muối, mì chính,
hành, đậy kín vung hạ nhỏ lửa hầm tiếp 10 phút nữa, mở vung bỏ hành ra. Ăn ngày một lần, ăn một thời gian mới hiệu nghiệm.


--------------------------------------------***----------------------------------------------

7 loại gia vị và thảo mộc chống ung thư
Gừng, tỏi, nghệ, bạc hà, ớt… ngoài việc được sử dụng như một loại gia vị cần thiết, chúng còn có nhiều tác
dụng hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư.

Gừng
Gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh từ cảm đến táo bón. Gừng có thể
được sử dụng tươi, ở dạng bột (gừng gia vị), hoặc dạng kẹo (mứt gừng, kẹo gừng). Mặc dù hương vị giữa gừng
tươi và gừng xay khác nhau nhưng chúng có thể thay thế cho nhau trong nhiều công thức nấu ăn. Bạn có thể
thay thế 1/8 muỗng cà phê gừng xay với 1 muỗng canh gừng tươi nạo, và ngược lại.


Tiêu thụ gừng và các sản phẩm của gừng, ngoài việc có tác dụng như bất cứ loại thuốc chống buồn nôn nào, nó
còn có thể giúp cho dạ dày của bạn không bị nôn nao trong khi điều trị bệnh ung thư.

Cây mê điệt (Hương thảo)
Mê điệt hay còn gọi hương thảo là một loại thảo mộc lành tính ở vùng Địa Trung Hải, có lá hình kim và là
nguồn giàu chất chống oxy hóa. Vì nguồn gốc của nó nên hương thảo thường được sử dụng trong việc nấu ăn,
và là thành phần chính trong gia vị của người Italy. Bạn có thể sử dụng nó để thêm hương vị cho các món súp,
nước sốt cà chua, bánh mì, và các loại thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, thịt bò, và thịt cừu.
Hương thảo có thể giúp giải độc, thay đổi hương vị, trị chứng khó tiêu, đầy hơi, chán ăn và các vấn đề tiêu hóa
khác. Để cải thiện những vấn đề về sức khỏe trên bạn nên uống 3 tách trà hương thảo mỗi ngày.

Nghệ
Nghệ là loại thảo dược trong họ nhà gừng, thường dùng làm cho món cà ri có màu vàng và hương vị hấp dẫn
đặc biệt. Chất curcumin dường như là hợp chất hoạt động trong nghệ. Nó đã được chứng minh là có tính chống
oxy hóa và chống viêm, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển ung thư.
Chất bổ sung chiết xuất từ củ nghệ đang được nghiên cứu xem liệu chúng có vai trò như thế nào trong việc
ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư, bao gồm cả đại tràng, tuyến tiền liệt, vú, và ung thư da.


Ớt
Ớt chứa capsaicin, một hợp chất giúp giảm đau. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên cọ xát ớt vào vùng
da bị đau. Ớt cần được xử lý rất cẩn thận, vì chúng có thể gây bỏng nếu tiếp xúc với da.
Nếu bạn bị đau và muốn khai thác sức mạnh của ớt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ kê
đơn loại kem capsaicin. Ớt cho thấy kết quả khá tốt đối với việc điều trị đau do thần kinh sau khi phẫu thuật
ung thư.
Một lợi ích của ớt là có thể giúp giảm chứng khó tiêu.

Tỏi
Tỏi thuộc nhóm Allium với những loại củ như hẹ, tỏi tây, hành tây, hẹ tây, và hành lá. Tỏi có hàm lượng lưu
huỳnh cao và cũng là một nguồn giàu các chất arginine, oligosaccharides, flavonoids, và selen. Tất cả những
loại chất này đều có lợi cho sức khỏe. Hợp chất hoạt động của tỏi, được gọi là allicin tạo cho nó có mùi đặc
trưng, sinh ra khi tỏi được cắt nhỏ, nghiền nát.
Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều tỏi làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, tụy, và vú. Tỏi
có thể bảo vệ chống lại ung thư thông qua nhiều cơ chế, bao gồm ức chế nhiễm khuẩn và sự hình thành các


chất gây ung thư, thúc đẩy tái tạo DNA. Tỏi hỗ trợ giải độc, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giảm huyết
áp.

Bạc hà

Bạc hà đã được sử dụng hàng nghìn năm nay nhằm trợ giúp tiêu hóa, làm giảm khí, khó tiêu, đau bụng, tiêu
chảy. Nó cũng có tác dụng giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và ngộ độc thực phẩm. Bạc hà
còn giúp làm dịu các cơ dạ dày và cải thiện dòng chảy của mật, tạo điều kiện cho thức ăn đi qua dạ dày nhanh
hơn.
Nếu bệnh ung thư hoặc quá trình điều trị ung thư của bạn gây rối loạn dạ dày, hãy thử uống một tách trà bạc
hà. Bạn có thể sử dụng các loại trà bạc hà được bán trên thị trường hoặc tự pha chế bằng cách đun sôi lá bạc hà
khô hoặc thêm lá tươi vào nước đun sôi và để trong vài phút cho đến khi trà đậm đặc như mong muốn.

Bạc hà cũng có tác dụng làm dịu cổ họng bị đau. Vì lý do này, nó đôi khi cũng được dùng để làm giảm các vết
loét miệng do hóa trị và xạ trị, hoặc là một thành phần quan trọng trong phương pháp điều trị cho tình trạng
này.

Hoa cúc

Hoa cúc được cho là có nhiều lợi ích trong y học và đã được sử dụng trong lịch sử để điều trị nhiều loại bệnh.
Hoa cúc có thể cải thiện vấn đề giấc ngủ, hãy thử uống một tách trà hoa cúc đậm đặc trước khi đi ngủ, bạn sẽ
thấy hiệu quả bất ngờ của nó.
Nước súc miệng hoa cúc cũng đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa và
điều trị lở miệng do hóa trị và xạ trị. Cách đơn giản là bạn chỉ cần pha trà, để nguội và súc miệng thường
xuyên.
Trà hoa cúc có thể là một cách tốt để kiểm soát vấn đề về tiêu hóa, bao gồm co thắt dạ dày. Hoa cúc sẽ giúp thư
giãn các cơn co thắt bắp thịt, đặc biệt là các cơ trơn của ruột.


THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

Trinh nữ hoàng cung được coi là một thần dược trong việc hỗ trợ điều trị ung thư vú mà không phải ai cũng biết đến.
Theo nghiên cứu, loại cây này có chứa những hoạt chất sinh học với khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào u.

Cây Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau trồng ở các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Malaysia, Việt
Nam… Đây là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10–15 cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10–15 cm, có
nhiều lá mỏng. Xưa kia trong cung đình, đây là lại cây được các ngự y cũng đã dùng trinh nữ hoàng cung để chữa bệnh cho các cung tần
mỹ nữ và quan thái giám.
Trong dân gian, cây trinh nữ hoàng cung được biết đến để chữa các bệnh như: chữa u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú và
các loại u khác, hạn chế đau đớn cho chị em phụ nữ sau phẫu thuật, hỗ trợ bệnh u xơ tiền liệt tuyến ( phì đại lành tính tuyến tiền liệt ) của
nam giới.
Dựa trên những kinh nghiệm dân gian và thông tin có được, y học hiện đại đã cho và nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh ung thư vú ở phụ
nữ. Kết quả cho thấy rằng, các thành phần hóa học trong cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vú hiệu quả.




Thành phần hoá học:

Trinh nữ hoàng cung có chứa Glucoancaloit có tên latisolin, aglycon có tên latisodin. Thân hình lúc cây đang ra hoa có pratorimin
và pratosin là hai ancaloit pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin.
Một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa thu được 2 ancaloit mới có nhân
pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin.
Các thành phần hóa học và hoạt chất sinh học với khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào u và kích thích tế bào lympho T
hoạt động và phát triển.
Cây trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium L. mới có hoạt chất tác dụng hỗ trợ trị liệu chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u
xơ tử cung và hoạt chất ức chế sự tăng trưởng của tễ bào ung thư (antitumor) như Crinafolidine, Crinafoline, Paratorimin.
Các kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy cao methanol của thân, rễ và cao chiết alkaloid toàn phần của trinh nữ hoàng cung đều có tác
dụng ức chế phân bào.
Các thử nghiệm về Lycorin cho thấy có khả năng làm giảm sự sống của tế bào u, làm ngừng sự phát triển của virus bại liệt, đó là
ức chế các tiền chất cần thiết cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt…
Cách dùng cây trinh nữ hoàng cung giúp hỗ trợ điều trị ung thư vú
Dùng cây trinh nữ hoàng cung hỗ trợ điều trị ung thư vú, các bạn có thể làm như sau: bạn lấy lá cây trinh nữ hoàng cung rửa
sạch, thái nhỏ, sau đó đem sao vàng lên rồi sắc uống. Với mỗi lần dùng, các bạn chỉ cần lấy khoảng 3 – 5 lá và chia ra các bữa uống trong
ngày.
Khi dùng cây trinh nữ hoàng cung để hỗ trợ điều trị ung thư vú cũng như các bệnh khác, các bạn cần chú ý một số điểm sau:
– Khi mua lá cây trinh nữ hoàng cung khô phải có xuất xứ rõ ràng, nếu không chắc chắn người sử dụng sẽ tiền mất tật mang và tự chuốc
lấy cho mình những hậu quả đáng tiếc.
– Việt Nam có nhiều cây náng khác giống cây trinh nữ hoàng cung như cây huệ biển và cây náng hoa trắng… Lá khô của cây trinh nữ
hoàng cung, cây huệ biển và cây náng hoa trắng hoàn toàn giống nhau về mùi vị (mùi giống như mùi thuốc lá), màu vàng nhạt, kích thước
chiều dài và bề rộng của lá…


– Đây chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị nên người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng yêu cầu và phác đồ điều trị của bác sĩ. Thường xuyên đi

kiểm tra tình trạng sức khỏe và diễn biến của bệnh để có hướng giải quyết kịp thời và hợp lý.

4 LOẠI THẢO DƯỢC QUEN THUỘC CHỮA BỆNH UNG THƯ

Xuất phát từ các loại thảo dược quen thuộc từ tự nhiên dùng để trị nhiều căn bệnh được sử dụng phổ biến trong đông y, 4 loại
thảo dược dưới đây còn được nghiên cứu cho thấy có công dụng điều trị bệnh ung thư mà ít người biết tới. Các bạn hãy cùng
tham khảo để có thể tận dụng trong việc điều trị bệnh cho mình.

1. Hạ khô thảo

Hạ khô thảo là một vị thảo dược xuất hiện nhiều ở một số tỉnh miền núi phía bắc ở nước ta như a Pa, Tam Đảo, Hà Giang… Loại cây này có
tên khoa học là Prunella vulgaris L. thuộc họ hoa môi.
Theo đông y, hạ thảo khô có vị cay, đắng, tính hàn có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, hạ huyết áp. Đây cũng là một vị thuốc được dùng
phổ biến trong dân gian để giúp thông tiểu và chữa lành vết thương,… rất hiệu quả. Bộ phận của cây dùng để làm thuốc là hoa.
Các nghiên cứu hiện đại và thí nghiệm lâm sàng cho thấy loại thảo dược này có tác dụng chữa bệnh ung thư, nhất là ung thư trực tràng và
ung thư tụy. Ngoài ra, hạ thảo khô còn có tác dụng chữa viêm gan virus, sưng tuyến giáp, trị lao và viêm màng phổi thấu, mắt đỏ sưng
đau…
Khi dùng hạ khô thảo để chữa bệnh, người dùng sử dụng liều lượng khoảng từ 10-50g. Lưu ý. đối với những người bị âm hư, ăn uống kém
thì không nên sử dụng.


2. Ý dĩ

Còn gọi là: Bo bo, dĩ mĩ, ý dĩ nhân (nhân đã loại bỏ vỏ, được phơi hay sấy khô). Theo đông y, ý dĩ có vị ngọt nhạt tính hơi hàn, vào tỳ phế,
và vị, có tác dụng thanh nhiệt, bài mủ, sát trùng. Các bài thuốc từ hạt ý dĩ có tác dụng trị viêm ruột ỉa chảy, bạch đới; phong thấp sưng đau;
loét dạ dày, loét cổ tử cung; mụn cóc, eczema. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Ứng dụng lâm sàng cho thấy loại thảo dược này có tác dụng trị ung thư phổi, dạ dày, ruột và tử cung. Chữa tiểu tiện bất lợi, thủy thũng,
cước khí, tỳ hư thấp tà, phong thấp tê, đau gân mạch co rút, trị nhọt ở phổi, rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, mụn cơm, mụn có mủ ở phổi, ho
gà…


3. Cây diếp cá

Rau diếp cá phổ biến trong dân gian không chỉ được sử dụng làm một loại rau thơm mà còn có rất nhiều công dụng trị bệnh. Cây diếp cá có
vị đắng, hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chống viêm rất tốt. Các bài thuốc từ loại cây này được sử dụng khá phổ biến
dùng để chữa nhiều căn bệnh như chữa tiểu dắt, đau mắt đỏ,… đặc biệt là chữa bệnh trĩ (dân gian gọi là bệnh lòi dom).
Các ứng dụng lâm sàng cho thấy tác dụng của cây rau diếp cá đối với bệnh ung thư là có thể dùng để chữa bệnh ung thư phổi, đau phổi
cấp, phế nhiệt sinh ho, nhiều đờm đặc, tổ đỉa… Ngày dùng từ 10-30g theo hình thức sắc nước uống.


4. Bồ công anh

Loại cây này còn có tên gọi là hoàng hoa địa đinh, là một vị thảo dược được sử dụng phổ biến trong đông y dùng để trị mụn nhọt, đau mắt
đỏ, viêm tuyến sữa,.. rất tốt. Không khó để gặp loại thảo dược này ở bất cứ đâu, nhất là tại các vùng núi như Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt…
Bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán kết, lợi tiểu còn được nghiên cứu cho thấy có tác dụng trong việc điều trị ung thư phổi, dạ
dày và ung thư thực quản.
Dùng 6-15g một ngày.



×