Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

luận văn thạc sĩ chính trị học CÁC NHÓM lợi ÍCH TRONG đời SỐNG CHÍNH TRỊ các nước phương tây và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.73 KB, 107 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Học viện Chính trị - hành chính
Quốc gia hồ chí minh

Học viện Báo chí và Tuyên truyền


CC NHểM LI CH TRONG I SNG CHNH TR
CC NC PHNG TY HIN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số:
60 31 20

Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị

Cn Th - 2014


2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và luận cứ nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Nếu sai tôi xin
chịu trách nhiệm hoàn toàn./.

Hà nội, ngày

tháng



năm 2014

Tác giả luận văn


3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, nhất là ở các nước dân chủ phương Tây, các nhóm lợi ích
đã tồn tại từ lâu và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị. Các nhóm
lợi ích là một trong số các chủ thể tham gia vào môi trường chính trị, cung
cấp những thông tin, tư liệu cho các quan chức nhà nước có thẩm quyền, các
chính khách, v.v.. từ đó tác động đến quá trình hoạch định chính sách, ban
hành những quyết định có lợi cho xã hội. Các nhóm lợi ích không chỉ có tầm
ảnh hưởng đến chính sách đối nội mà còn tác động mạnh mẽ đến chính sách
đối ngoại của một quốc gia, góp phần làm cho đời sống chính trị - xã hội được
công khai, minh bạch hơn, dân chủ hơn.
Hiện nay, ở các nước Anh, Đức, Mỹ, Pháp, v.v.. các nhóm lợi ích phát
triển mạnh và hoạt động ngày càng sôi nổi, chúng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực chính trị, các nhóm lợi ích
góp phần to lớn trong việc phản ánh nguyện vọng, lợi ích của các nhóm công
dân, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước; họ chính là tập hợp các cá
nhân và tổ chức chia sẻ những lợi ích nhất định, hoạt động với mục đích
thông qua nhiều biện pháp khác nhau tác động tới chính quyền nhằm tạo ra
các quyết định chính sách có lợi nhất cho họ.
Ở Việt Nam, nhóm lợi ích vẫn còn là một khái niệm mới và chưa thực
sự phổ biến. Cho đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn
đề về việc có hay không sự tồn tại của các nhóm lợi ích. Theo quan điểm của

chúng tôi thì trên thực tế đã hình thành các nhóm lợi ích từ lâu. Đặc biệt
những năm gần đây, các nhóm lợi ích ngày càng hình thành và phát triển, góp
phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam chưa tồn tại một văn bản pháp quy nào


4

công nhận hoạt động của các nhóm lợi ích, phải chăng các nhóm lợi ích còn
hình thành và phát triển một cách tự phát, hiệu quả hoạt động còn chưa cao.
Trong khi đó, một xã hội phát triển và hội nhập toàn cầu ngày càng sâu
rộng như hiện nay, việc công nhận và phát triển các nhóm lợi ích chắc chắn sẽ
mang lại những lợi ích to lớn cho đất nước. Mặt khác, trong bối cảnh quốc tế
mới Đảng và Nhà nước ta cũng chủ trương làm bạn với tất cả các nước trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi. Vì vậy, việc nghiên
cứu để hiểu biết rõ hơn về các nhóm lợi ích trong đời sống chính trị của các
nước phương Tây phải chăng là cần thiết, góp phần vào việc xây dựng và phát
triển các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay.
Những lý do trên cho thấy, việc nghiên cứu về các nhóm lợi ích và vai trò của
nó trong đời sống chính trị ở các nước phương Tây không chỉ có ý nghĩa lý luận mà
còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nhóm lợi ích từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
các học giả ở cả trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu của các
tác giả nước ngoài về nhóm lợi ích nói chung và ở Anh, Đức, Mỹ, Pháp,
v.v.. nói riêng rất đa dạng và phong phú với những nội dung và cách tiếp
cận khác nhau. Trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu đã được
xuất bản như:
Frank R. Baumgartner and Beth Leech (1998), Basic Interests: The
importance of Groups in Politics and political Science, Princeton University Press.

Allan J. Cigler and Burdett A. Loomis (1995), Interest Group Politics,
Congressional Quarterly Press.
Allen Hays (2001), Who speaks for the poor? National Interest
Groups and Social Policy, Garland Press.
Kenneth M. Goldstein (1999), Interest Group, Lobbing and
Participation in American, Cambridge University Press.


5

Harold Seid & Robert Gilmour (1986), Politics, Position, and Power:
From the Positive to the Regulatory State, NewYork, Oxford Univesity Press.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về các nhóm lợi ích nói chung còn rất hạn
chế, chủ yếu chỉ đề cập một phần nhỏ trong chuyên đề, trong đó có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu như:
Lưu Văn An (2010), Vận động hành lang trong đời sống chính trị các
nước phương Tây, Nxb. Chính trị - hành chính, Hà Nội.
Vũ Hồng Anh (2001), Tổ chức và hoạt động của nghị viện một số
nước trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vũ Đăng Hinh (chủ biên), (2001), Hệ thống chính trị Mỹ, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1993), Chính trị và hệ
thống chính trị ở các nước khu vực của chủ nghĩa tư bản đương đại, Kỷ yếu
đề tài khoa học KX 05-02, Hà Nội.
Học viện quan hệ quốc tế (2001), Hệ thống chính trị Pháp, đề tài
nghiên cứu khoa học cấp viện, Hà Nội.
Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An (đồng chủ biên), (2003),Thể chế
chính trị thế giới đương đại, Hà Nội.
Lê Minh Quân (2010), Hòa bình - hợp tác và phát triển xu thế lớn trên
thế giới hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Lê Minh Quân (2011), Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Đăng Thành (2002), Chính trị của chủ nghĩa tư bản - hiện đại
và tương lai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Văn Thông (1998), Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển
hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Viện khoa học pháp lý (2005), Thiết chế nhà nước và bộ máy nhà
nước một số nước trên thế giới, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
Cũng đã có một số luận văn, luận án đề cập tới những vấn đề liên quan
đến nhóm lợi ích như Luận văn thạc sĩ Chính trị học của Phạm Thị Hoa với


6

đề tài Vận động chính sách ở Hoa Kỳ, Luận văn thạc sĩ Chính trị học của
Hoàng Thị Hà về Vận động chính sách ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ
Chính trị học của Lưu Văn Quảng với đề tài Bầu cử ở một số nước phương
Tây, lý luận và hiện thực, v.v..
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên chủ yếu mới dừng lại ở việc
nghiên cứu nhóm lợi ích dưới góc độ chuyên ngành hẹp của mình. Cho đến
nay, vấn đề này vẫn chưa được đặt trong tổng thể nghiên cứu của chính trị
học; đặc biệt cũng chưa có tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu nhóm lợi ích ở
các nước phương Tây một cách có hệ thống, từ đó liên hệ và đưa ra một số
kiến nghị cho việc công nhận và phát triển các nhóm lợi ích ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Từ việc nghiên cứu tìm hiểu các nhóm lợi ích và vai trò của nó trong
đời sống chính trị ở các nước phương Tây, luận văn nêu khái quát những giá
trị phổ biến và những hạn chế của các nhóm lợi ích này, từ đó liên hệ vận
dụng đối với Việt Nam hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ các vấn đề liên quan đến nhóm lợi ích như khái niệm, phân loại
và quá trình hình thành, phát triển của nhóm lợi ích ở các nước phương Tây.
- Phân tích vai trò của các nhóm lợi ích trong đời sống chính trị ở các
nước phương Tây, nhất là các nước Anh, Đức, Mỹ, Pháp, v.v..
- Nêu lên những giá trị và hạn chế của các nhóm lợi ích ở các nước
phương Tây và liên hệ đối với Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các nhóm lợi ích trong đời sống chính trị ở các
nước phương Tây hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu vai trò của các nhóm lợi ích trong đời sống
chính trị ở một số nước phương Tây tương đối điển hình là Anh, Đức, Mỹ và Pháp, v.v..


7

Trong phần liên hệ với Việt Nam, luận văn cũng chỉ đề cập đến thực
tiễn hoạt động của các nhóm lợi ích và đưa ra một số kiến nghị cho việc giải
quyết những vấn đề này.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cở sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam và của khoa học chính trị hiện đại.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành và liên ngành như phân tích, so sánh, logic và lịch sử, v.v..
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

- Đây là luận văn đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống
về nhóm lợi ích ở các nước phương Tây.
- Chỉ ra được những giá trị và hạn chế của các nhóm lợi ích trong đời
sống chính trị ở các nước phương Tây nói chung, ở Anh, Đức, Mỹ và Pháp
nói riêng.
- Đưa ra một số kiến nghị về việc công nhận và phát triển các nhóm lợi
ích ở Việt Nam.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần cung cấp những tri thức mới về vai trò của các nhóm
lợi ích trong đời sống chính trị ở các nước phương Tây nói chung và ở Việt Nam
nói riêng.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy các môn khoa học chính trị, trong đó có chính trị học.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.


8

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NHÓM LỢI ÍCH Ở CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY
1.1. Khái niệm và phân loại các nhóm lợi ích
1.1.1. Khái niệm
Hiện nay, ở các nước phương Tây, có quá nửa số người trong độ tuổi
tham gia vào các nhóm lợi ích khác nhau. Tại các nước Anh, Pháp, Mỹ
chúng ta khó có thể tìm thấy một công dân mà không phải là thành viên của
một nhóm lợi ích nào đó.
Ở Mỹ, giữa thế kỷ XX khoảng 2/3 dân cư là thành viên của một
nhóm lợi ích nghiệp dư hay chuyên nghiệp nào đó. Chỉ có 1/3 là giới trẻ,

phụ nữ, những người thu nhập thấp, không quan tâm tới việc tham gia vào
hội đoàn. Tuy nhiên đến đầu thế kỷ XXI, hầu hết người dân Mỹ từ 18 tuổi
trở lên là thành viên của một hoặc nhiều nhóm lợi ích. Điều đó chứng tỏ
ngày nay các vấn đề mà người dân quan tâm tăng cao và để giải quyết
chúng cần phải hình thành các tổ chức. Tại Anh và Đức, số lượng công dân
tham gia vào các nhóm lợi ích ngày càng đông đảo, điều đặc biệt là các hiệp
hội doanh nghiệp nhiều khi thu hút số lượng thành viên không bằng các tổ
chức bảo vệ môi trường hoặc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Nhóm lợi ích được hình thành trong cộng đồng dân cư dưới ảnh hưởng
của một hoặc nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế, hành
chính và xã hội. Nhóm lợi ích có thể hình thành một cách chủ động từ nhận
thức và sự liên kết của những người có cùng xu thế lợi ích. Nhóm lợi ích cũng
có thể hình thành một cách thụ động do yếu tố khách quan hoặc do sự vận
động của tự nhiên và xã hội. Nhóm lợi ích chủ động thường có hoạt động
mưu lợi để đạt được lợi ích vượt trội một cách cục bộ trong khi các nhóm thụ
động thường phải hứng chịu tình trạng bị thua thiệt về lợi ích so với mặt bằng
xã hội. Quy mô, thời gian tồn tại, mức độ liên kết, vai trò và khả năng tác


9

động của các nhóm lợi ích có sự khác biệt rất lớn. Quy mô và tính chất của
nhóm lợi ích có thể biến động trong quá trình phát triển xã hội và tự nhiên.
Quy mô của một nhóm lợi ích cũng phụ thuộc vào tiêu chí phân loại. Một cá
thể có thể vừa thuộc nhóm này vừa thuộc nhóm khác tùy tiêu chí phân loại
nhưng hiếm khi đồng thời thuộc hai nhóm có quyền lợi đối kháng. Khi các đặc
điểm phân biệt nhóm lợi ích mất đi thì nhóm lợi ích ấy cũng không tồn tại. Sự
xuất hiện, phân rã những nhóm lợi ích với mức lợi ích được đẩy lên hoặc bị
chèn ép xuống xảy ra không ngừng trong xã hội giống như vận động của những
con sóng trên mặt đại dương.

Thực tế cho thấy lợi ích riêng của nhóm là động cơ chính thúc đẩy các
thành viên của nhóm câu kết với nhau để tìm kiếm lợi ích cục bộ. Tuy vậy, có
những nhóm lợi ích không hình thành bằng sự liên kết chủ động giữa các
thành viên mà chỉ có thể nhận dạng về khả năng gây ra áp lực chính trị xã hội
vì tình trạng lợi ích chung của họ. Về mặt xã hội, khả năng tác động vào quá
trình lập chính sách hoặc thực thi chính sách của bộ máy nhà nước phụ thuộc
phần lớn vào quy mô của nhóm. Nhóm lợi ích phải có quy mô nhất định mới
có thể gây ảnh hưởng đến chính phủ hoặc tạo sự chú ý của xã hội. Cùng với
yếu tố quy mô nhóm, tình trạng lợi ích nhóm cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ.
Những nhóm chịu mất mát quá lớn dễ tạo ra sự ủng hộ và lòng thương cảm.
Những nhóm được lợi lớn vì ưu thế độc quyền cũng dễ bị phản đối, cô lập.
Các nhóm lợi ích có những điểm khác biệt một cách tương đối so với
các đảng phái chính trị. Mục tiêu của đảng phái là hoạt động chính trị và
giành quyền lãnh đạo bộ máy nhà nước. Mục tiêu của nhóm lợi ích là tác
động vào bộ máy nhà nước để đạt được nhiều lợi ích hơn. Nếu không có sự
phân biệt này có thể lầm lẫn giữa nhóm lợi ích với các đảng phái. Xét về tổng
thể nhóm lợi ích không phải là các đảng phái chính trị cũng không phải là cơ
quan chính phủ. Mục tiêu chủ yếu của nhóm lợi ích là tạo sự ảnh hưởng. Mục
tiêu của đảng phái là tìm kiếm quyền lực và thực sự nắm quyền lực khi đắc


10

cử, còn cơ quan chính phủ không cần vận động hoặc tạo ảnh hưởng vì nó có
thể đưa ra quyết định của riêng mình.
Trong cơ chế đa đảng ở một số quốc gia, đảng phái nào đưa ra chính
sách đem lại lợi ích nhiều hơn cho đa số nhân dân thì được đa số ủng hộ. Tuy
nhiên có thể có đảng phái mưu cầu lợi ích cục bộ sau khi nắm quyền bộ máy
nhà nước và một số nhà chính trị có thể vì lợi ích cá nhân mà câu kết với
nhóm lợi ích. Sự câu kết đó có thể đem lại lợi ích cho một số ít người nhưng

làm thiệt hại cho những người khác trong xã hội. Việc này làm xói mòn uy tín
của đảng ấy đồng thời đánh mất sự ủng hộ của nhân dân trong giai đoạn sau.
Vì vậy cơ chế để đánh giá đảng phái chính trị phụ thuộc vào thể chế chính trị
và quyền lực toàn dân. Trái lại hành vi nhóm lợi ích có thể được điều chỉnh
trong phạm vi thấp hơn và khuôn khổ hẹp hơn, ví dụ như bằng thể chế kinh tế
và pháp luật.
Trong khi các đảng chính trị dồn hết tâm lực cho hoạt động chính trị thì
các nhóm lợi ích lại vừa giành sức lực cho hoạt động chính trị lẫn phi chính
trị. Ví dụ như ở Mỹ, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thể hiện quan điểm của
mình trên một loạt vấn đề kinh tế - xã hội đang đứng trước cả nước hay từng
bang, thì ngược lại các nhóm lợi ích thường xuyên chỉ quan tâm một vấn đề
hay một số giới hạn vấn đề chính sách mà thôi. Do những cam kết to lớn của
họ đối với các chính sách quốc gia và sự quan tâm tới thắng lợi trong cuộc
bầu cử, các đảng phái chính trị phải tìm kiếm sự ủng hộ của các cử tri một
cách rộng rãi nhất tới mức có thể. Đối với các nhóm lợi ích, do vị thế chính
trị, ảnh hưởng chính trị ít rộng rãi hơn nên họ chỉ hướng vào một số vấn đề
nhất định của dân chúng để tìm sự ủng hộ.
Các đảng chính trị luôn thể hiện tính tương đối ổn định và bền vững,
trong khi đó các nhóm lợi ích thường tồn tại ngắn. Chúng xuất hiện khi có
những vấn đề nào đó xuất hiện, rồi lại biến mất khi vấn đề đã được giải quyết
hay tàn lụi dần cùng với thời gian. Mặt khác sự nổi lên của các nhóm lợi ích


11

đã làm giảm bớt quyền lực của các đảng chính trị và làm cho một số ứng cử
viên có thể giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử mà không cần tới sự giúp đỡ
của một đảng. Nó cũng làm giảm đi sự trung thành đảng phái và sự dựa dẫm
của các nhà lập pháp mới vào những nhà lập pháp kỳ cựu. Những thay đổi
này cũng tạo cho các nhà lập pháp có ít quyền lực trong đảng một động cơ để

phản đối một cách thường xuyên hơn các nhà lãnh đạo của đảng mình trong
quá trình bổ nhiệm các vị trí của chính phủ.
Tuy nhiên các nhóm lợi ích và các đảng chính trị có thể vừa bổ sung vừa
thay thế cho nhau. Một ứng cử viên cho cơ quan lập pháp có thể nghĩ rằng cách
tốt nhất để được bầu là hãy liên kết với một đảng chính trị nào đó. Thay vào đó
anh ta cũng có thể nhận thấy rằng, sẽ có lợi hơn nếu anh ta liên kết với một
nhóm hoặc các nhóm lợi ích cụ thể. Hoặc anh ta có thể quan tâm tới cả hai cách
để bổ sung cho nhau và liên kết với cả hai. Một người muốn tác động tới cơ
quan lập pháp cũng sẽ phải hành động tương tự - có thể thành lập hoặc gia
nhập một đảng chính trị, thành lập hoặc gia nhập một nhóm lợi ích, hoặc cả hai.
Mặc dù có sự khác nhau về mục tiêu và quy mô hoạt động nhưng cả hai
loại thành tố này đều thực hiện vai trò đại diện lợi ích. Các đảng phái chính trị
mang những quan điểm đại diện phổ biến hơn và quy mô hơn còn các nhóm
lợi ích đại diện cho những quan điểm bộ phận.
Tùy theo đặc điểm và khả năng ảnh hưởng của mỗi nhóm mà người ta
sử dụng một số tên gọi khác nhau đối với các loại hình nhóm lợi ích. Có nhiều
nhóm ban đầu hình thành một cách tự phát và sau đó phát huy vai trò của
mình một cách tự giác. Nhiều nhóm được hình thành một cách tự giác ngay từ
ban đầu. Hoạt động phát triển của nhóm lợi ích ở mức tự giác có vai trò bảo
vệ và vận động cho quyền lợi của nhóm. Trong trường hợp này người ta còn
gọi những nhóm ấy là nhóm quyền lợi. Ảnh hưởng của nhóm quyền lợi đến
các họat động kinh tế, xã hội đến mức độ nhất định bắt đầu có ý nghĩa đáng
kể đến quy trình xây dựng chính sách. Nhóm quyền lợi có khả năng gây ảnh


12

hưởng như vậy được một số nhà chính trị phương Tây gọi là nhóm áp lực,
những nhóm vừa có khả năng gây áp lực vừa có khả năng can thiệp trực tiếp
vào quyết định chính sách còn được gọi là nhóm đặc quyền.

Các nhóm lợi ích có phương thức hoạt động khác nhau. Một hình thức
hoạt động đặc trưng của nhóm lợi ích tại các nước phát triển là vận động hành
lang. Đó là những hoạt động chính thức hoặc không chính thức nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích của các nhóm công dân, tác động tới quá trình bầu cử và quy
trình lập chính sách. Những nhóm chủ động tiến hành hoạt động hành lang
thường là những nhóm có tiềm lực kinh tế và ảnh hưởng trong xã hội. Những
nhóm yếu thế cũng có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ thông qua các hành vi quá
khích, hoặc gián tiếp bằng sự ủng hộ chính trị đối với những chính trị gia có
xu hướng liên kết và ủng hộ họ.
Như vậy, nhóm lợi ích là tổ chức của những người có cùng mối quan
tâm, có cùng quan điểm đối với những vấn đề xã hội nhất định, tìm cách tác
động tới việc xây dựng và thực hiện chính sách của nhà nước, chuyển hóa
những nhu cầu và nguyện vọng của mình vào chính sách nhằm phục vụ cho
lợi ích của mình. Các nhóm này tác động đến các quan chức nhà nước bằng
nhiều hình thức như cung cấp những thông tin cần thiết trong quá trình thảo
luận pháp luật hay cung cấp tài chính cho các chương trình, chính sách của
chính phủ để các chính sách khi ban hành có lợi cho nhóm hoặc không làm
ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên nhóm mình.
1.1.2. Phân loại các nhóm lợi ích
Nhóm lợi ích có thể được nhận diện, xác định theo nhiều yếu tố khác
nhau tùy thuộc mục đích phân tích. Điều kiện tự nhiên là một yếu tố cơ bản
giúp phân biệt các nhóm. Ví dụ tất cả dân thuộc lưu vực một con sông hoặc
một vùng biển hoặc trong một đới khí hậu có thể được coi là một nhóm lợi ích
nếu xem xét những tác động chung nhất có liên quan. Đây là nhóm lợi ích có
đặc trưng phân loại theo điều kiện tự nhiên. Ranh giới địa lý hành chính cũng


13

là một tiêu chí quan trọng để xác định nhóm lợi ích, đặc biệt là đối với những

nhóm lợi ích hình thành từ văn bản hành chính. Các yếu tố về đặc điểm nhân
thân như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, v.v.. cũng có thể được lấy
làm tiêu chí xác định nhóm lợi ích.
Việc phân loại nhóm lợi ích có sự khác nhau tùy thuộc vào những cách
tiếp cận khác nhau. Với quan điểm cho rằng: “Nhóm lợi ích là một tổ chức
của những cá nhân với muc tiêu là tác động đến các quyết định chính sách của
nhà nước một cách có lợi cho nhóm mình” [5, tr.110] thì nhóm lợi ích có thể
được phân loại thành:
Các tổ chức lợi ích nguyên thủy: chủ yếu được hình thành trên nền tảng
những đặc điểm tương đồng như: đẳng cấp xã hội, mức sở hữu, truyền thống
gia đình, giới tính, tôn giáo, phạm trù đạo đức, nơi sinh trưởng, trường phái
học thuật, màu da, sắc tộc, v.v..
Các nghiệp đoàn: được tổ chức khá chặt chẽ, các thành viên tự tham
gia, có tôn chỉ mục đích rõ ràng, đồng nhất.
Các nhóm áp lực chính trị: là các nhóm cụ thể, có cương vị và vai trò
xã hội, có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chính sách
như các nhóm viên chức, tôn giáo, chuyên gia cấp cao, các nhóm tài phiệt
hoặc câu lạc bộ các nhà doanh nghiệp.
Các nhóm khác: nhóm cá nhân, hiệp hội, nhóm liên kết, v.v..
Một số quan điểm khác cho rằng, nhóm lợi ích có thể được nhận dạng và
phân loại theo mục tiêu của nhóm. Theo đó, nhóm lợi ích được phân loại thành:
Nhóm kinh tế: Nhóm doanh nghiệp, nhóm chuyên gia, nhóm những
người lao động, v.v..
Nhóm lý tưởng: Vì hòa bình, vì môi trường, chống vũ khí hạt nhân, tìm
kiếm người ngoài hành tinh.
Nhóm lợi ích quốc gia: Nhóm công dân, nhóm nghiên cứu lợi ích công
cộng, nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dung, v.v..


14


Nhóm chính quyền: Nhóm liên kết giữa chính quyền các địa phương,
hội nghị thống đốc bang (ở Mỹ).
Nhìn chung, những cách phân loại trên đều đã đề cập đến một nhóm
người, có mối liên kết hoạt động trong một dạng tổ chức nhất định nhằm
hướng tới một số mục tiêu cụ thể. Tuy thuận tiện trong việc gọi tên và xác
định nét đặc thù của các nhóm nhưng những cách phân chia này không nêu
bật được mục tiêu hoạt động chính trị của các nhóm, đặc biệt là không bao
quát được vai trò của các nhóm lợi ích trong đời sống chính trị nói chung.
Nghiên cứu này đưa ra cách phân loại dựa vào hoạt động của các nhóm
lợi ích. Theo cách phân loại này thì nhóm lợi ích có thể chia thành ba loại:
nhóm quan hệ với công chúng, nhóm tham gia bầu cử và nhóm chuyên tiến
hành vận động hành lang.
Hoạt động của nhóm quan hệ với công chúng được tiến hành khi các
nhóm lợi ích muốn đưa ra đề nghị nào đó. Muốn được chấp nhận hay muốn
được ủng hộ họ phải thực hiện một cuộc vận động dư luận bằng cách công bố
nội dung vấn đề và thuyết phục dư luận. Thông thường một nhóm lợi ích hay
huy động dư luận để chống đối lại một đề nghị mà một nhóm lợi ích khác hay
một đảng nào đó đưa ra hơn là đưa ra sáng kiến, và trong nhiều trường hợp họ
thành công khi hành động theo cách này.
Mặc dù không lấy vận động tranh cử làm mục tiêu như các đảng chính
trị, song các nhóm lợi ích cũng có thể tham gia vào các cuộc vận động chính
trị bầu cử thông qua sự giúp đỡ các đảng chính trị và các ứng cử viên cá nhân.
Đây chính là hoạt động bầu cử của các nhóm lợi ích. Ở hoạt động này, mỗi
nhóm lợi ích có thể ủng hộ một đảng bằng cách ủng hộ tiền bạc và tham gia
vào hoạt động tranh cử của đảng đó hoặc giữ vị trí trung lập bằng cách ủng hộ
tiền cho cả hai đảng.
Đối với nhóm chuyên tiến hành vận động hành lang, trong quá trình
hoạt động chính trị, các nhóm lợi ích thuê những người làm lobby để đưa



15

những mục tiêu chính trị riêng của mình tới trực tiếp hơn những nhà làm luật.
Để liên hệ với những nhà làm luật, những người làm lobby thường thực hiện
dưới hình thức đưa các bằng chứng ra trước các ủy ban pháp luật hay gián
tiếp thông qua các buổi chiêu đãi, tại đó các quan hệ xã hội được thiết lập.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển nhóm lợi ích ở một số nước
phương Tây
1.2.1. Ở các nước Tây Âu
* Thời kỳ trước khi ra đời Liên minh Châu Âu
Sự ra đời của các nhóm lợi ích ở Tây Âu gắn liền với lịch sử ra đời của
Nghị viện Anh. Vào thế kỷ XII, Anh là quốc gia hùng mạnh nhất Châu Âu,
thiết lập chế độ chuyên chế cao độ, mọi quyền hành đều tập trung vào nhà vua,
dẫn đến nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của lãnh chúa, nông dân. Năm 1265, bá
tước Môn-phơ lên nắm chính quyền, xác lập liên minh giữa quý tộc phong kiến
với thị dân và kỵ sĩ. Ông triệu tập một hội nghị không chỉ các nhà quý tộc, tăng
lữ mà còn có cả đại biểu của thị dân. Mỗi lãnh địa được cử hai đại biểu thị dân
đến dự. Hội nghị này được coi là nghị viện đầu tiên của nước Anh.
Đến đầu thế kỷ XIV, do sự phân biệt đẳng cấp, nghị viện Anh bắt đầu
chia thành hai viện: Viện Quý tộc (Thượng viện) gồm đại biểu của giới quý
tộc, tăng lữ cao cấp, chủ yếu đại diện cho quyền lợi của các lãnh chúa, gắn bó
với giới thượng lưu, ít quan tâm đến cuộc sống của người dân; Viện Bình dân
(Hạ viện) gồm đại biểu của kỵ sĩ, thị dân, đại diện cho lợi ích của nhân dân,
do cử tri trực tiếp bầu ra. Việc họ có được tái cử hay không tùy thuộc vào sự
tin cậy của cử tri. Dù phải phục vụ lợi ích chính trị của các đảng phái khác
nhau nhưng các nghị sĩ vẫn coi việc đại diện cho quyền lợi của cử tri đã bầu
ra họ là yếu tố quyết định trong đợt bầu cử tiếp theo. Vì vậy họ thường xuyên
giữ mối liên hệ chắt chẽ với những người dân ủy quyền cho mình. Mỗi lần
đến dự các kỳ họp, các nghị sĩ thường dành thời gian đọc tài liệu, trao đổi với

đồng nghiệp tại phòng chờ hoặc hành lang của nghị viện.


16

Theo quy định của pháp luật Anh, các nghị sĩ có thể ra ngoài phòng
họp để trao đổi với nhau hoặc với bất kỳ người nào để bổ sung, tham khảo
thông tin; đồng thời cũng cho phép công dân có mặt tại hành lang của tòa nhà
Nghị viện để trình bày ý kiến, kiến nghị với các vị đại biểu của mình. Vì vậy
cử tri hoặc người đại diện cho họ thường gặp gỡ nhau để bày tỏ quan điểm
nhằm cung cấp tin tức, thuyết phục nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ hoặc phản đối vấn
đề, chính sách hoặc dự luật sẽ, đang hoặc được bàn thảo tại nghị viện.
Do những hoạt động này mang lại những kết quả khả quan nên
trong nền chính trị Anh đã xuất hiện ngày càng nhiều các nhóm lợi ích.
Nhiều doanh nghiệp hội kinh tế, các quan chức nhà nước đã về hưu cũng
tham gia làm cho số lượng và quy mô hoạt động của các nhóm lợi ích
ngày càng lớn mạnh.
Ở Pháp, thời kỳ trước cách mạng tư sản năm 1789, các nhóm lợi ích đại
diện cho quyền lợi của các tầng lớp xã hội đã ra đời dựa trên sự phát triển
nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản và ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng
Anh. Nhưng sau cách mạng, phái Giacôbanh cho rằng, quốc gia cần loại bỏ
bất cứ sự can thiệp nào của các tập đoàn trong các cuộc tranh luận công cộng.
Xuất phát từ tư tưởng của J.J.Rousseau “không gì nguy hiểm hơn là sự tác
động của lợi ích cá nhân lên chính sách công”, Luật Le Chapelier ban hành
ngày 14.6.1791 đã nghiêm cấm các nhóm lợi ích tham gia vào diễn đàn chính
trị. Quan hệ giữa nhà nước và công dân phải là quan hệ trực tiếp nhất, các
nhóm lợi ích không được phép làm trung gian. Các bản Hiến pháp Pháp
cũng thường cảnh báo nguy cơ mất ổn định chính trị quốc gia xuất phát từ
các nhóm lợi ích. Điều 3 Hiến pháp năm 1958 ghi rõ: “Chủ quyền quốc gia
thuộc về nhân dân thông qua các đại biểu hoặc nghị viện và trưng cầu dân

ý, không bộ phận người dân hay cá nhân nào được chiếm lấy”. Mặc dù
không được chính quyền ủng hộ, nhưng trên thực tế các nhóm lợi ích vẫn
tồn tại và hoạt động.


17

Tại Đức, từ đầu thế kỷ XIX, khi các đảng phái chính trị đầu tiên ra đời
kéo theo sự hình thành hàng loạt các nhóm lợi ích. Các nhóm tài trợ cho các
đảng trong các cuộc bầu cử liên bang, các bang và chính quyền địa phương.
Nhiều đảng hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn tài chính của các nhóm này.
Đổi lại các nhóm lợi ích tác động tới quyền lực nhà nước thông qua các đảng
viên của mình nắm quyền trong bộ máy nhà nước. Các cuộc vận động hành
lang của họ đã làm thay đổi nhiều quyết định của Nghị viện và Chính phủ.
Các nhóm có tính thể chế, các tổ chức của giới chủ, các tổ chức công đoàn,
các tổ chức nông nghiệp là những nhóm gây áp lực mạnh nhất tại chính
trường Đức.
* Thời kỳ sau khi liên minh Châu Âu được thành lập
Các nhóm lợi ích ở Tây Âu phát triển mạnh khi EU ra đời. Trong cơ
cấu của EU, Nghị viện Châu Âu, Ủy ban Châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng châu
Âu…có quyền lực to lớn nhất, tác động trực tiếp tới lợi ích của các nước
thành viên. Để bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình, các nhóm lợi ích và
nhà nước ở những quốc gia có các nhóm lợi ích hoạt động sôi nổi, đặc biệt là
hoạt động vận động hành lang như Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan, v.v.. đã nhanh
chóng lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động một cách bài bản, quy mô. Các
quốc gia như Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp mặc dù không có quy định và cấm
các nhóm lợi ích hoạt động nhưng trước việc một châu Âu thống nhất với rất
nhiều lợi ích đan xen và sau những thua thiệt về quyền lợi quốc gia đã phải
tính đến các hoạt động vận động hành lang tại EU với một số lượng khá lớn
chủ thể tham gia.

Khi thành phố Brussels (thủ đô Bỉ) trở thành một trung tâm quan trọng
của việc ra quyết định đối với châu Âu thì hoạt động của các nhóm lợi ích bắt
đầu phát triển. Trong báo cáo xuất bản năm 1992, Ủy ban châu Âu ước tính
rằng có khoảng 3000 nhóm lợi ích (cả cấp quốc gia và EU) đang hoạt động tại
Brussels và Strasbua. Ngoài ra, nhiều người cho rằng có trên 300 công ty có đại


18

diện trực tiếp hoặc văn phòng các vấn đề công ở Brussels, khoảng 100 công ty
tư vấn quản lý và vô số hãng luật chuyên về các quá trình ra quyết định và luật
pháp của EU. Hiện nay có khoảng 15.000 nhà vận động hành lang đang hoạt
động ở Brussels, trong đó có khoảng 2.600 nhóm lợi ích có văn phòng thường
trực, các liên đoàn thương mại châu Âu chiếm khoảng 1/3, cố vấn thương mại
khoảng 1/5, các công ty, các tổ chức phi chính phủ châu Âu.
Các nhóm lợi ích đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô, số lượng và
chủ thể tham gia, đòi hỏi EU phải có những quy định cụ thể cho hoạt động của
các nhóm lợi ích. Tuy nhiên, EU là một khối bao gồm nhiều lợi ích đan xen, một
quyết định ban hành phải đảm bảo hài hòa các quyền lợi của các quốc gia thành
viên và trên hết là phải phù hợp với quá trình thống nhất châu Âu. Vì vậy mà
cho đến nay vẫn chưa có được một quy định cụ thể nào về các nhóm lợi ích, mặc
dù trên thực tế rất nhiều dự thảo về vấn đề này đã được đệ trình.
Phần lớn nghị viện ở các nước Tây Âu không có những quy định cụ thể
điều chỉnh hoạt động của các nhóm lợi ích (trừ Anh và Đức). Chỉ khi EU đưa
ra những quy định cơ bản về hoạt động của các nhóm lợi ích thì các nước
thành viên mới dựa vào đó áp dụng thực hiện trong quốc gia mình.
Ở Anh, nhà nước đã ban hành nhiều quy định thành văn liên quan đến
quan hệ giữa các nghị sĩ với các nhóm lợi ích. Những quy định này chủ yếu
liên quan tới lợi ích tài chính của chính bản thân các nghị sĩ cũng như hành vi
cá nhân của họ hơn là về việc kiểm soát các lợi ích của bên thứ ba. Cơ sở của

bộ luật hiện hành được đề ra vào tháng 4/1994, khi thủ tướng John Major
thành lập Ủy ban Nolan (Ủy ban về các tiêu chuẩn trong đời sống công) để
nghiên cứu các mối quan tâm hiện nay về tiêu chuẩn hành vi của tất cả những
lãnh đạo các cơ quan công quyền, bao gồm việc vận hành các hoạt động tài
chính và thương mại, đề xuất các thay đổi cơ chế hiện nay để đảm bảo các tiêu
chuẩn cao nhất về tính liêm khiết của công chức trong bộ máy công quyền.


19

Tại thượng viện Anh, không có bản đăng ký chính thức hay danh sách
công khai các nhà vận động hành lang và không có quy tắc hay bộ luật hành
vi nào áp dụng cho những người vận động hành lang. Nhìn chung, Thượng
viện có cơ sở vật chất phục vụ cho các thượng nghị sĩ chứ không dành cho
những người vận động hành lang nói riêng và các nhóm lợi ích nói chung,
mặc dù các nghị sĩ được các nhóm lợi ích hỗ trợ để phục vụ cho các cuộc họp
và thực thi chức năng của mình.
Tháng 11.1995, Thượng viện đồng ý lập Bản đăng ký các lợi ích của
nghị sĩ theo đề xuất của Ủy ban thủ tục, theo đó: 1) Bắt buộc các thượng nghị
sĩ kê khai các khoản tiền thuê được do cung cấp tư vấn về các vấn đề Nghị
viện cho bên ngoài; 2) Bắt buộc các thượng nghị sĩ kê khai các lợi ích tài
chính tại các công ty vận động hành lang; 3) Các thượng nghị sĩ tùy chọn
đăng ký và thể hiện các lợi ích khác (tài chính hoặc phi tài chính). Bản đăng
ký này được xuất bản hàng năm. Để thực hiện bản đăng ký này, một tiểu ban
của Ban đặc quyền Thượng viện được thành lập có chức năng giám sát các
nghị sĩ. Tiểu ban này sẽ điều tra tất cả các cáo buộc về một thượng nghị sĩ nào
đó vi phạm các quy định của Bản đăng ký.
Tại Hạ viện, báo cáo của Ủy ban Nolan được thông qua vào tháng
5.1995 đã không đề xuất việc đăng ký bắt buộc đối với các nhà vận động
hành lang nhưng có đề nghị cấm các hạ nghị sĩ tham gia các hợp đồng liên

quan đến vai trò của họ để thực hiện dịch vụ cho hoặc thay mặt các tổ chức
cung cấp dịch vụ về các vấn đề Nghị viện có thu phí. Tháng 11.1995, tại
“Hướng dẫn về các quy tắc liên quan tới hành vi của nghị sĩ”, Hạ viện đã
đồng ý bổ sung thêm một chương về “vận động hành lang có tiền công hay lợi
ích khác” và được cập nhật vào tháng 5/2002.
Ở Đức, theo Phụ lục 2 của các Quy tắc thủ tục quốc hội thì mỗi năm sẽ
công bố một danh sách các nhóm muốn bày tỏ hay bảo vệ lợi ích của họ trước
Quốc hội hay Chính phủ Liên bang. Đại diện của các nhóm đó phải đăng ký


20

trước khi họ được tham gia điều trần với các ủy ban quốc hội hoặc phải nhận
được giấy thông hành vào các tòa nhà của quốc hội. Bản đăng ký phải nêu các
thông tin như: tên, địa vị trong nhóm, cơ cấu của ban giám đốc và ban quản
trị, lĩnh vực quan tâm, số lượng thành viên, địa chỉ văn phòng của hiệp hội
hay nhóm.
Tuy nhiên danh sách công khai không có giá trị pháp lý. Mục đích của
nó chỉ làm rõ các nhóm lợi ích trong vận động Quốc hội và thu thập thông tin
phục vụ công tác của các ủy ban quốc hội, và để sẵn sàng cung cấp thông tin
này cho các cơ quan có thẩm quyền nếu có yêu cầu. Việc đăng ký không cho
phép một nhóm được đối xử đặc biệt hoặc không cho phép nó được tham
khảo ý kiến tại các cuộc điều trần quốc hội. Quốc hội có thể đơn phương
tuyên bố hủy bỏ một giấy phép ra vào nào đó, và cùng các ủy ban có thể mời
các tổ chức hay chuyên gia không có trong danh sách đăng ký đến dự các
cuộc họp nếu thấy cần thiết.
Ở Đức, các nhà kinh doanh vẫn rất tin tưởng vào kênh chính phủ và
quốc gia để gây ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chính sách EU. Các công
ty Đức được đặc trưng bởi sự đồng thuận cao trong hội nhập EU. Trong khi
sự vận động trực tiếp tại các công ty Đức tăng lên, các hiệp hội quốc gia cũng

tiếp tục vận động trực tiếp vào EU và rất nhiều hiệp hội như Verband der
Chemischen Industrie có đại diện ở Brussels. Cùng thời điểm này, các công ty
Đức cũng miễn cưỡng ra khỏi nghiệp đoàn quốc gia khi cần sự tin tưởng vào
các phương thức ảnh hưởng đến chính quyền EU và liên bang.
Ở Pháp, Thượng viện không có bản đăng ký hay danh sách các nhóm
lợi ích. Các nhóm hay tổ chức chuyên nghiệp muốn tiếp xúc với Thượng viện
cần đệ đơn tới đoàn chủ tịch Thượng viện. Ban tổng thư ký của đoàn chủ tịch
sẽ giải quyết yêu cầu này. Ban này có thể cho phép các nhóm vận động
hành lang tiếp cận với các thượng nghị sĩ ở các hành lang của nghị viện.
Nếu họ được coi là quan trọng hay có tính đại diện lớn sẽ được cấp giấy


21

thông hành vào sảnh hội nghị của Thượng viện và vào nơi làm việc của các
thượng nghị sĩ.
Tại Hạ viện, không có danh sách hay bản đăng ký các nhóm lợi ích, chỉ
có một điều khoản duy nhất có liên quan là: theo các sắc lệnh chung về việc
đi lại trong Hạ viện thì tất cả những ai có thẻ đặc biệt được Chủ tịch Hạ viện
cấp thì mới được tiếp cận tòa nhà Hạ viện. Điều 79 Luật về thủ tục cấm các
nghị sĩ sử dụng địa vị của mình vào việc khác ngoài việc thực thi trách nhiệm
của nghị sĩ với các hình phạt cụ thể cho việc bất tuân thủ. Họ cũng bị cấm
tham gia vào các tổ chức hay nhóm bảo vệ lợi ích cá nhân, địa phương hay
nghề nghiệp, hoặc có cam kết với các nhóm này trong hoạt động của mình.
Ở Italia, không có quy định cụ thể về hoạt động của các nhóm lợi ích.
Trong nhiệm kỳ thứ 9 (1983-1987), bốn dự luật đã được Ủy ban làm việc và
an sinh xã hội của Quốc hội thảo luận liên quan đến việc điều chỉnh các hoạt
động công của các chuyên gia, tuy nhiên chúng không thể trở thành luật. Các
nhóm lợi ích có thể được nhận thẻ để ra vào các tòa nhà của Thượng viện
nhưng không được tới các phòng diễn ra các cuộc họp của các ủy ban. Người

cầm thẻ được sử dụng các cơ sở vật chất của Thượng viện như thư viện, máy
photo. Hiện nay với sự phát triển khá mạnh của các nhóm lợi ích ở Italia nên
có ý kiến cho rằng cần phải lập các bản đăng ký của những nhóm này và bắt
buộc họ phải đệ trình báo cáo về chi tiêu và hoạt động cụ thể nhằm minh bạch
hóa các hoạt động của họ. Năm 2001, một dự luật hiện thực hóa các ý kiến
này đã được trình bày trước Quốc hội nhưng không được thông qua.
Ở Hà Lan, không có quy định cụ thể về hoạt động của các nhóm lợi ích.
Ban Quan hệ công chúng của Quốc hội cấp cho đại diện các nhóm một thẻ
đặc biệt có giá trị tối đa 2 năm. Người giữ thẻ có thể ra vào các tòa nhà của
Quốc hội nhằm liên hệ với các nghị sĩ, tham dự các cuộc họp công khai và
tham khảo các tài liệu của Quốc hội.


22

Ở Áo, không có những quy định cụ thể về hoạt động của các nhóm lợi
ích, tuy nhiên các nhóm lợi ích, nhất là những nhóm kinh tế có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới quá trình xây dựng chính sách. Các đối tác xã hội tham gia vào
quá trình hoạch định chính sách. Khi chuẩn bị một chính sách, chính phủ phải
tham khảo ý kiến của các viện - đại diện theo luật của các nhóm lợi ích có tên
gọi là “thủ tục thẩm định”. Không chỉ có các viện mà cả các nhóm lợi ích
khác cũng được trưng cầu ý kiến. Khi dự luật chuyển tới Quốc hội, các đối tác
xã hội tích cực vận động các nghị sĩ thông qua các mối quan hệ cá nhân và
chính trị, có thể làm thay đổi mục tiêu ban đầu của dự luật. Khoảng 50% số
nghị sĩ có quan hệ mật thiết hoặc là thành viên của các nhóm lợi ích.
Theo quy định, các ủy ban của Hội đồng nhà nước và Hội đồng Liên
bang có quyền tham khảo ý kiến của các chuyên gia hay các nhân chứng
khác, khi đó các chuyên gia là đại diện của các nhóm lợi ích cũng có thể được
mời trình bày quan điểm của họ cho một ủy ban về một dự luật nào đó. Theo
các điều khoản của Phần 40 đoạn 1 về các quy tắc thủ tục của Hội đồng nhà

nước và Phần 33 đoạn 1 các quy tắc thủ tục của Hội đồng Liên bang cho phép
các ủy ban của Hội đồng nhà nước và Hội đồng Liên bang được triệu tập các
chuyên gia hay các nhân chứng khác, theo đó các chuyên gia đại diện cho các
nhóm lợi ích cũng có thể được mời trình bày quan điểm của họ tại một ủy ban
nào đó về một dự luật.
Ở Thụy Điển, cho đến nay vẫn chưa có quy định hay thông lệ hoạt
động nào liên quan đến hoạt động của các nhóm lợi ích. Tuy có nhiều dự luật
được đưa ra thảo luận nhưng đều không được thông qua, thậm chí đã có một
vài tranh cãi xung quanh nguy cơ các nghị sĩ tham gia vào các nhóm lợi ích
hoặc chính quyền nhà nước và về việc các nhóm lợi ích tham gia vào công
việc điều hành chính quyền nhà nước. Những vấn đề này vẫn tiếp tục là
chủ đề thảo luận nhưng vẫn chưa có đề xuất nào được thông qua để trở
thành đạo luật.


23

Các nhóm lợi ích ở các nước Tây Âu đang cố gắng xâm nhập vào hoạt
động của các thể chế EU, tìm cách ảnh hưởng đến các quy tắc, biện pháp hội
nhập, sự phát triển và nguồn tài trợ. Bản thân các quan chức EU cũng rất cần
thông tin từ các nhóm, từ đó nâng cao vai trò của các thể chế và chính sách EU.
1.2.2. Ở Mỹ
* Thời kỳ các nhóm lợi ích hoạt động tự do
Thời kỳ này diễn ra khi Mỹ là thuộc địa của Anh và là thời kỳ đầu của
nền cộng hòa. Vào thế kỷ XVIII, các thương nhân, nhà sản xuất, nhóm thiểu
số về tôn giáo, sắc tộc đã tích cực tìm kiếm các chính sách có lợi từ chính
quốc ở London và từ thống đốc, hội đồng lập pháp của các bang thuộc địa.
Các nhóm này hoạt động ngày càng chuyên nghiệp hơn. Các nhóm lợi ích ở
thuộc địa đệ trình đơn thỉnh cầu tới chính phủ, thuê những chuyên gia để “xử
lý công việc tinh tế và phức tạp liên quan đến việc đạt được sự nhân nhượng

từ các bộ trưởng và quan chức cấp thấp hơn”, khảo sát thành tích về phiếu bầu
của các nhà lập pháp để xác định những người ủng hộ có triển vọng, tổ chức
các chiến dịch viết thư, nhắc nhở các nhà lập pháp rằng những người ủng hộ
cho một nhóm nằm trong số các cử tri của ông ta và hình thành những liên
minh hỗ trợ lẫn nhau với các nhóm lợi ích khác [18, tr.548]. Chính các nhóm
lợi ích Mỹ và những đồng minh ở Anh đã duy trì quan hệ với các nhà lãnh
đạo quốc hội, soạn thảo các dự luật và đưa chúng vào chương trình nghị sự tại
những thời điểm thích hợp. Chúng cũng tấn công dồn dập các nghị sĩ bằng vô
số thông tin và sắp xếp các buổi điều trần của các chuyên gia.
Như vậy, sự phát triển các nhóm lợi ích ở Mỹ được đánh dấu bằng các
hoạt động vận động hành lang ra đời từ thế kỷ XVIII và có nguồn gốc từ hoạt
động vận động hành lang ở Nghị viện Anh. Những hoạt động sơ khai này được
gọi là vận động hành lang tay trong - trực tiếp kêu gọi các nhà lập pháp ủng hộ
chính sách do các nhóm lợi ích có phạm vi tập trung hẹp đưa ra. Đây là một bộ
phận rất quen thuộc của quy trình lập pháp trong nền dân chủ Anh - Mỹ kể từ đó.


24

Nước Mỹ là nơi ra đời loại hình vận động hành lang cho lợi ích công và
thủ thuật vận động hành lang từ bên ngoài - kêu gọi công chúng ủng hộ cho
các mục tiêu của một nhóm cụ thể. Nhà phát minh chính là John Wilkes, một
người Anh theo chủ nghĩa cấp tiến, với Hiệp hội vận động cho dự luật về các
quyền của mình đã thúc đẩy sự nghiệp chung là mở rộng quyền bỏ phiếu chứ
không phải bảo vệ lợi ích của một nhóm cụ thể. Tổ chức của J. Wilkes đã
chuyển từ biện pháp truyền thống là thuyết phục dựa trên quan hệ hữu nghị
sang cách công kích các quan chức chính phủ. Các tổ chức tương tự cũng lần
lượt xuất hiện tại các bang thuộc địa, nổi tiếng nhất là tổ chức Những người
con trai tự do (Sons of Liberty). Bên cạnh các hoạt động lật đổ và phá hoại, tổ
chức này đã phát động “Bữa tiệc chè Boston” - hành động bất tuân lệnh dân

sự, người dân Mỹ đóng giả thổ dân da đỏ đã đổ hơn 300 thùng chè của công
ty Đông Ấn thuộc Anh xuống biển, châm ngòi cho cuộc cách mạng Mỹ.
Tới thời điểm nổ ra cuộc cách mạng đã có rất nhiều nhóm hoạt động
chính trị xuất hiện: các hiệp hội của thương nhân, các phòng thương mại, các
giáo phái tôn giáo, các tổ chức thúc đẩy sự nghiệp cấp tiến, các nhóm quan
tâm tới phát triển địa phương, các hiệp hội sắc tộc, các hội bảo hiểm, các câu
lạc bộ thúc đẩy những mục tiêu xã hội và trí thức, các tổ chức của công nhân,
các hiệp hội nghề nghiệp và quân sự. Đoàn đại biểu của các nhóm lợi ích
cũng như của các bang thuộc địa đã tiến hành vận động hành lang tại Hội nghị
Lập hiến. Họ nhất trí với nhau gặp gỡ sau những cánh cửa khóa kín và giữ bí
mật về các dự định của mình cho đến khi hội nghị kết thúc. Không một biên
bản chính thức nào được ghi nhận “phòng trường hợp những dự định của họ
bị rò rỉ và họ bị vây chặt bởi những nhóm công dân đang tìm cách thúc đẩy
lợi ích riêng của mình” [18, tr.549].
Đúng như tiên đoán của James Madison, vị Tổng thống thứ tư, người
cha của Hiến pháp Mỹ, khi hệ thống chính trị Mỹ cho phép “các bè phái” phát
triển, các nhóm lợi ích xuất hiện ngày càng nhiều ở thời kỳ đầu của nền cộng


25

hòa. Khi đó, chính quyền các bang và địa phương là nơi đưa ra những quyết
định quan trọng nhất đối với công dân, vì vậy hoạt động vận động hành lang
của các nhóm lợi ích chủ yếu được diễn ra xung quanh nghị viện và chính phủ
các bang.
Tới thập niên 1830, các tổ chức dưới mọi thể hoại đã trở thành một bộ
phận không thể tách rời khỏi đời sống nước Mỹ. Vị khách người Pháp Alexis
de Tocqueville đã kinh ngạc ghi nhận sự phong phú, đa dạng của các nhóm có
tổ chức tại Hoa Kỳ: “Không một quốc gia nào trên thế giới mà nguyên tắc
liên hiệp được sử dụng thành công, hoặc được áp dụng cho đông đảo đối

tượng hơn ở Mỹ…Không có mục tiêu nào mà con người không thể đạt được
thông qua sức mạnh tổng hợp của các cá nhân thống nhất trong một tổ chức”
[18, tr. 549].
Do hầu hết các nhóm đều tìm cách đạt được mục tiêu của mình mà
không dính líu tới chính quyền, chúng không phải là các nhóm lợi ích chính
trị, song có rất nhiều nhóm có những mục tiêu chính trị rõ rệt, như Hiệp hội
chống chế độ nô lệ Mỹ (hình thành năm 1833), Công đoàn toàn quốc (1834)
và Liên minh hạn chế rượu của Mỹ (1836). Trong những năm sau này, cùng
với quá trình phát triển mở rộng lãnh thổ quốc gia, đặc biệt sau cuộc nội chiến
giữa thế kỷ XIX, quyền lực của chính phủ liên bang ngày càng được mở rộng
và hoạt động vận động hành lang theo đó cũng gia tăng. Không phải các
nhóm lợi ích mà chính những tập đoàn kinh tế và tờrớt công nghiệp quy mô
lớn lại là lực lượng chủ yếu thuê vận động hành lang. Phương pháp mà các
nhà vận động hành lang tiến hành bị vạch trần bởi các phóng viên và nhà phê
bình xã hội. Những nhà vận động hành lang bị gọi là “những người cào phân”
khiến cho hoạt động vận động hành lang mang tiếng xấu cho tới tận ngày nay.
Năm 1841, sử gia James Silk Buckingham đã định nghĩa những người
vận động hành lang là “các đại diện được lựa chọn bởi kỹ năng của họ trong
nghệ thuật lừa dối, thuyết phục và hối lộ các thành viên của cơ quan lập pháp”


×