Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông thương đoạn chảy qua địa bàn thành phố bắc giang tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.37 MB, 90 trang )

Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------------

HOÀNG THỊ KIM ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
SÔNG THƯƠNG ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BẮC GIANG – TỈNH BẮC GIANG

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ

: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIẾM

HÀ NỘI - 2014


Ket-noi.com


Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là những đóng góp riêng dựa trên số liệu
khảo sát thực tế, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Những kết quả nghiên cứu kế thừa các công trình khoa học khác đều
được trích dẫn theo đúng quy định.
Nếu luận văn có sự sao chép từ các công trình khoa học khác, tác giả xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Hoàng Thị Kim Anh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien

mien phi
phi

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của nhiều cá nhân và cơ quan đơn vị. Nay luận văn đã hoàn thành, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới:
PGS.TS. Đoàn Văn Điếm người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều
kiện, giúp đỡ tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường, Học viện nông nghiệp Việt
Nam đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học.
Các cán bộ, kỹ thuật viên Trung tâm Quan trắc Môi trường– Sở Tài nguyên
Môi trường Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và
bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập.
Bắc Giang, tháng 9 năm 2013
Học viên

Hoàng Thị Kim Anh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu

lieu mien
mien phi
phi

MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục từ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

MỞ ĐẦU


1

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Mục tiêu nghiên cứu

2

3

Yêu cầu của đề tài

2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1

Thực trạng môi trường nước mặt trên trái đất

3


1.1.1

Thực trạng môi trường nước mặt trên thế giới

3

1.1.2

Thực trạng môi trường nước mặt tại Việt Nam

4

1.2

Vấn đề môi trường các lưu vực sông ở Việt Nam

8

1.2.1

Lưu vực sông Đông Nai

8

1.2.2

Lưu vực Sông Cầu

10


1.2.3

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy

11

1.2.4

Thực trạng nước mặt các dòng sông tại Bắc Giang

14

1.3

Tổng quan về chất lượng môi trường nước mặt

18

1.3.1

Các loại ô nhiễm môi trường nước mặt

18

1.3.2

Các thông số đặc trưng cho chất lượng môi trường nước mặt

23


1.3.3

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

26

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

2.1

Đối tượng nghiên cứu

31

2.2

Phạm vi nghiên cứu

31

2.3

Nội dung nghiên cứu

31

2.4


Phương pháp nghiên cứu

31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

2.4.1

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

31

2.4.2

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

32


2.4.3

Phương pháp tổng hợp và so sánh

34

2.4.4

Phương pháp đánh giá chất lượng sử dụng chỉ số WQI

34

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

39

3.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Bắc Giang

39

3.1.1

Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang

39

3.1.2


Điều kiện kinh tế - xã hội

44

3.1.3

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

52

3.2

Hiện trạng chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua thành phố
Bắc Giang

55

3.2.1

Kết quả quan trắc chất lượng nước sông

55

3.2.2

Đánh giá chất lượng nước sông theo phương pháp tính chỉ số chất
lượng nước (WQI)

67


3.3

Các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước sông Thương

75

3.3.1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

75

3.3.2

Tăng cường nguồn nhân lực, bộ máy tổ chức, kinh phí và trang thiết bị
cho công tác bảo vệ môi trường

3.3.3

75

Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện
các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo
vệ môi trường.

3.3.4

76

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời

xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.

76

3.3.5

Đối với các cơ sở xả nước thải.

76

3.3.6

Giám sát ô nhiễm nguồn nước sông Thương

78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

79

1

Kết luận

79

2

Kiến nghị


80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CLN

Chất lượng nước

CN - TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

NM


Nước mặt

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TB

Trạm bơm

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


TPBG

Thành phố Bắc Giang

TSS

Chất rắn lơ lửng

WQI

Chỉ số chất lượng nước mặt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng


Trang

1.1

Trữ lượng nước 3 con sông lớn của tỉnh Bắc Giang

15

2.1

Chỉ tiêu quan trắc và phương pháp phân tích

34

2.2

Bảng quy định các giá trị qi , BPi

35

2.3

Các giá trị qi , BPi đối với giá trị DO% bão hòa

36

2.4

Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH


37

2.5

Xác định giá trị WQI tương ứng với mức chất lượng nước

38

3.1

Cơ cấu GTSX năm 2005 - 2010 (%)

44

3.2

Dân số trung bình 5 năm Thành phố Bắc Giang (2005 - 2010)
phân theo giới tỉnh và địa bàn cư trú

3.3

47

Kết quả phân tích các mẫu nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc
Giang trong mùa khô

3.4

65


Kết quả phân tích các mẫu nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc
Giang trong mùa mưa

3.5

66

Chỉ số chất lượng nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang
trong mùa khô

3.6

73

Chỉ số chất lượng nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang
trong mùa mưa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

74

Page vi


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi

phi

DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ lưu vực sông thương chảy qua thành phố Bắc Giang

33

3.1

Sơ đồ thành phố Bắc Giang

39

3.2

Biểu đồ giá trị pH nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang

56

3.3

Biểu đồ hàm lượng chất rắn lơ lửng của nước sông Thương đoạn qua

TP. Bắc Giang

56

3.4

Biểu đồ độ đục của nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang

57

3.5

Biểu đồ hàm lượng DO của nước sông Thương qua TP. Bắc Giang

58

3.6

Biểu đồ hàm lượng BOD của nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang

59

3.7

Biểu đồ hàm lượng COD của nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang

59

3.8


Biểu đồ hàm lượng amoni nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang

60

3.9

Biểu đồ hàm lượng nitrit của nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang

61

3.10

Biểu đồ hàm lượng PO33- nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang

62

3.11

Biểu đồ hàm lượng coliform nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang

62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai

tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với mục tiêu công bằng
và tiến bộ xã hội, phát triển con người và bảo vệ môi trường là nền tảng cơ
bản cho sự phát triển bền vững của một địa phương hay một khu vực. Để đạt
được mục tiêu trên cũng như đảm bảo bền vững về môi trường luôn được
lồng ghép vào nhiều chương trình hoạt động của tỉnh Bắc Giang. Trong nhiều
năm gần đây, khi kinh tế phát triển kéo theo môi trường bị tác động mạnh. Sự
phát triển nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng đem lại lợi ích thiết thực cho
xã hội nhưng đã để lại hậu quả đáng kể cho môi trường. Kết quả là ô nhiễm
môi trường nước, không khí, đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh
thái, huỷ hoại hệ thực vật, động vật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con
người. Sông, hồ vừa là nguồn cung cấp nước nhưng đồng thời vừa là nơi tiếp
nhận nước thải từ các hoạt động canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất
công nghiệp và nước thải đô thị. Đây là nguyên nhân chính làm cho nước
sông, hồ bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến các hoạt động sống của con người và
các loài sinh vật…. Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua là sông Thương,
sông Cầu, sông Lục Nam cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp
và nông nghiệp trong tỉnh nhưng lại đang có nguy cơ ô nhiễm cao do nước
thải trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và
dịch vụ, nước thải sinh hoạt từ các hộ dân sống xung quanh, các chất thải rắn,
rác thải vứt xuống sông, hồ không qua xử lý, ảnh hưởng đến chất lượng
nước,… và ảnh hưởng đến hệ sinh thái vùng đáy. Kết quả dẫn đến là ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe của người dân.
Để hạn chế những tác động xấu đến môi trường cần phải có những biện

pháp tích cực để bảo vệ môi trường, tránh được những tác nhân tự nhiên hay
nhân tạo ảnh hưởng đến môi trường. Việc phân tích đánh giá chất lượng nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

từ đó đưa ra các giải pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tốt hơn, đây
là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và
thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi
trường nước mặt sông Thương đoạn chảy qua địa bàn thành phố Bắc
Giang – tỉnh Bắc Giang” nhằm tìm cơ sở giải quyết các vấn đề môi trường,
đề ra các biện pháp cải thiện chất lượng nguồn nước sông Thương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng nước mặt sông Thương đoạn chảy qua địa phận
thành phố Bắc Giang.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Thương.
3. Yêu cầu của đề tài
- Các mẫu phân tích nước đảm bảo có thể đánh giá chính xác, khách
quan chất lượng nước sông Thương trong khu vực trước, trong và sau khi
chảy qua địa bàn thành phố Bắc Giang.
- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt sông Thương phải dựa theo

tiêu chuẩn Việt Nam đã được bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua.
- Các giải pháp đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước mặt sông
Thương phải khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố Bắc
Giang.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng môi trường nước mặt trên trái đất
1.1.1. Thực trạng môi trường nước mặt trên thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với
nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước mặt phản ánh trung thực tiến bộ
phát triển khoa học công nghệ. Hiện nay rất nhiều nơi trên thế giới nguồn
nước mặt đã và đang bị ô nhiễm trầm trọng do tác động của nước thải từ các
hoạt động sản xuất đặc biệt là các hoạt động sản xuất công nghiệp. Ta có thể
kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu.
Tại Anh : Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ
thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi
người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.

Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn
đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối
thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi
không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô
nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có
hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy nhà máy
thuốc Sandoz ở Bâle năm 1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ô nhiễm
thường xuyên.
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng
khác. Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt
nghiêm trọng (Trần Phước Đường, 1999).
Theo thống kê của Viện nước quốc tế được công bố tại tuần lễ nước thế
giới ( World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày
05/9/2010 trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải
sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển.
Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm

nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là
do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và
các bệnh liên quan đến nước.Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân
gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Thực trạng ô nhiễm nước mặt
trên thế giới ra tăng đã tạo áp lực cho cuộc sống và tương lai phát triển cho xã
hội. Nó ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và sức khỏe của người dân và là yêu cầu
cấp bách cần phải giải quyết.
1.1.2. Thực trạng môi trường nước mặt tại Việt Nam
Nguồn nước mặt ở Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức,
trong đó đáng quan tâm nhất là tình trạng suy kiệt và ô nhiễm trên diện rộng.
Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện
tích trên 10.000km2, tài nguyên nước mặt của Việt Nam chiếm khoảng 2%
tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Theo khuyến cáo của các tổ
chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong
phạm vi 30% lượng dòng chảy, nhưng trên thực tế hiện nay, hầu hết các tỉnh
Miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy.
Riêng tỉnh Ninh Thuận đã khai thác tới 80% lượng dòng chảy trên địa bàn ( Sở
Tài nguyên và Môi trường Hà Nam, 2012) .
Việc khai thác nguồn nước quá mức đã làm suy thoái nghiêm trọng về số
lượng và chất lượng tài nguyên nước, trên các lưu vực sông lớn như sông
Hồng, Thái Bình và sông Đồng Nai. Do tác động của biến đổi khí hậu ngày
càng gia tăng, ở Việt Nam mùa mưa và lưu lượng nước có xu hướng diễn biến
thất thường, nên hạn hán hoặc ủng ngập cục bộ xảy ra thường xuyên và trên
diện rộng hơn trước. Rõ rệt nhất là vài năm gần đây, mùa mưa thường kết thúc
sớm và đến muộn hơn gây nên hạn hán tại nhiều vùng trong cả nước. Bên cạnh
đó, tình trạng nhiều khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị xả nước thải chưa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

qua xử lý xuống hệ thống sông hồ đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước mặt
trên diện rộng, dẫn đến nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được.
Đặc biệt nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và
khu công nghiệp, đang là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt
lục địa.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, nên lưu lượng nước
thải từ ngành này chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu. Do việc sử dụng hóa chất bảo
vệ thực vật và phân bón bất hợp lý, nên trung bình 20-30% lượng thuốc và
phân bón sử dụng trong nông nghiệp không được cây trồng hấp thụ sẽ theo
nước mưa và nước tưới chảy vào nguồn nước mặt, tích lũy trong đất. Không
những gây ô nhiễm nguồn nước mặt, mà còn thấm vào nguồn nước ngầm và
gây ô nhiễm đất
Mặt khác, phần lớn các đô thị hiện nay đều chưa có hệ thống xử lý
nước thải sinh hoạt, nên tỷ lệ nước thải đã qua xử lý đạt tỷ lệ rất thấp. Cộng
thêm nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư, các khu du lịch và nước thải
của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp xả thẳng vào sông hồ, là những nguyên
nhân chính đã và đang làm gia tăng ô nhiễm hệ thống các thủy vực nội đô và
ven đô ở Việt Nam (Bộ TN & MT, 2013)
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày
20/4/2008 cả nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến hết

năm 2008, cả nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có
hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ
ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công
nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có
nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công
nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt
động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận
hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân
mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải
rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ
môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan
chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn
- Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng
làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi
trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy,

lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm
dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu
vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho
phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy
định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần... Tác nhân chủ
yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp
nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai.
Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải
từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp,
khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải
tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến
chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy
trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn
hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất
nông nghiệp của bà con nông dân.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa
đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó
làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi


Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công
nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề
thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát
triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do
các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình
trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng
nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình
sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay
cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang
giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động
thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố
rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là Đồng
bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Riêng ở Đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình
thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác
xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng
công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một
cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có
những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi
trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô
nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 7


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết
liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi
trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các
ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn...
Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát
nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh
hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà
không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn
lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành
phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn
mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn
bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo
một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế giới (WB),
trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước,
không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất

nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu á về mức độ ô nhiễm bụi.
1.2. Vấn đề môi trường các lưu vực sông ở Việt Nam
1.2.1. Lưu vực sông Đông Nai
Sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ hai ở phía Nam, và đứng thứ
ba toàn quốc, lưu vực rộng lớn của nó gần như nằm trọn trong địa phận nước
ta, chỉ có một bộ phận nhỏ nằm ở nước ngoài (Campuchia). Đồng Nai là con
sông chính của hệ thống sông Đồng Nai, một số phụ lưu lớn của nó như: Đa
Hoai, La Ngà (ở tả ngạn), sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ (ở hữu ngạn).
Tổng diện tích lưu vực phần trong nước khoảng 37.330 km2, nằm trên địa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

phận các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây
Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống sông
Đồng Nai phát triển trên cao nguyên Di Linh, Lâm Viên, Bảo Lộc và một
phần của đồng bằng Nam Bộ. Đây là một vùng kinh tế phát triển có nhiều thế
mạnh với loại cây công nghiệp nhiệt đới như: cao su, trà, cà phê, thuốc lá, v.v...
Trong lưu vực nhiều nơi có thể xây dựng thành các trung tâm thủy điện như: Trị
An, Thác Mơ, Đa Mi, Hàm Thuận ...

Lưu vực sông Đồng Nai có mức độ ô nhiễm ngày nghiêm trọng hơn,
nhiều đoạn sông chảy qua địa phận Bình Dương đã trở thành sông chết. Trải
rộng trên địa bàn, lưu vực hệ thống sông này chịu ảnh hưởng mạnh nhất của
nhiều nguồn tác động trên toàn bộ lưu vực. Đặc biệt phần hạ lưu của nhiều
sông trong lưu vực đã ô nhiễm nghiêm trọng trong đó có đoạn đã trở thành
sông chết hoàn toàn. Thứ trưởng Phạm Khôi Nguyên cho biết: Theo dự báo
trước đây, sông Thị Vải thuộc hệ thống lưu vực sông Đồng Nai sẽ "chết" vào
năm 2050. Tuy nhiên, qua kết quả vừa khảo sát, quan trắc 10 km sông đã
không có sinh vật nào sống sót. Với tốc độ ô nhiễm như hiện nay, chỉ đến
năm 2020, toàn bộ hệ thống sông Đồng Nai dài 76 km sẽ “chết" sớm hơn so
với dự báo 20 năm.
Nước sông Đồng Nai từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại Đồng Nai đã bắt đầu ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng và phát hiện hàm lượng
chì vượt tiêu chuẩn. Lượng chất rắn lơ lửng trong nước đã vượt tiêu chuẩn từ
3-9 lần, giá trị COD vượt gần 2-3 lần tiêu chuẩn…
Ô nhiễm nhất trong lưu vực là sông Thị Vải với một đoạn 10 km đã
"chết" bắt đầu tư sau hợp lưu Suối Cả- sông Thị Vải đến Khu công nghiệp Mỹ
Xuân. Nước khu vực này có màu nâu đen, bốc mùi hôi thối cả khi triều lên và
triều xuống. Theo số liệu của Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường, Đại học
Xây Dựng giá trị DO thường xuyên thấp dưới 0,5 mg/l nên các loài sinh vật
đã không còn khả năng sinh sống. Chỉ số NH4+ đã vượt quá TCVN từ 3-15
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien

mien phi
phi

lần, giá trị Coliform vượt từ vài chục đến hàng trăm lần. Đặc biệt hàm lượng
thủy ngân tại khu vực cảng Vedan, Mỹ Xuân vượt 1,5 - 4 lần; lượng kẽm vượt
3-5 lần tiêu chuẩn (GS.TS Ngô Đình Tuấn, 2006)
1.2.2. Lưu vực Sông Cầu
Lưu vực Sông Cầu nằm trong phạm vi tọa độ địa lý: 21º07 - 22º18 vĩ
bắc, 105º28 - 106º08 kinh đông, có diện tích lưu vực 6.030 km2, bao gồm toàn
bộ hay một phần lãnh thổ của các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Sông Cầu là sông lớn nhất trong hệ thống sông
Thái Bình. Sông Cầu có 2 phụ lưu lớn là sông Công (dài 96 km) và sông Cà
Lồ (dài 89km). Từ bao đời nay nhân dân ta đặc biệt là nhân dân 6 tỉnh trong
lưu vực đã được hưởng nhiều nguồn lợi trực tiếp từ sông Cầu. Tuy nhiên,
trong quá trình phát triển kinh tế, chúng ta đã khai thác một cách quá mức
trên toàn bộ lưu vực tạo nên những tác động hết sức sâu sắc đến nguồn nước,
cảnh quan lưu vực sông Cầu. Theo kết quả điều tra khảo sát của các Sở Khoa
học và Công nghệ , Sở Tài nguyên và Môi trường 6 tỉnh lưu vực sông Cầu và
các cơ quan nghiên cứu môi trường như Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và
Tư vấn Môi trường (Viện Cơ học), Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Không
khí và Nước (Viện Khí tượng Thủy văn)... cho thấy chất lượng nước sông
Cầu đã bị suy giảm, nhiều nơi nhiều lúc đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là
các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề.
Đoạn thượng lưu từ thượng nguồn sông đến Thác Bưởi, nước sông vẫn
còn giữ được tính tự nhiên vốn có do chảy qua vùng dân cư thưa thớt và công
nghiệp chưa phát triển. Chất lượng nước của đoạn sông này còn khá tốt. Các
chỉ tiêu chất lượng nước đều bảo đảm giới hạn cho phép đối với nguồn nước
mặt loại A.
Đoạn trung lưu, từ ngã ba sông Đu gặp sông Cầu đến Phù Lôi (Sóc
Sơn), đây là khu vực có mức độ phát triển kinh tế tương đối cao. Đoạn sông

này phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải (khoảng 300 triệu m3/ năm) từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Chất lượng nước
của đoạn này đã suy giảm một cách nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ tiêu chất
lượng nước đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn loại A. Nhiều nơi,
nhiều chỉ tiêu không đạt nguồn loại B, nhất là vào những tháng mùa kiệt, khi
nước ở thượng nguồn ít.
Đoạn hạ lưu tính từ ngã ba sông Công gặp sông Cầu đến cửa sông Cầu
gặp sông Thái Bình (đoạn chảy qua hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang). Nước
sông ở đây đã bị ô nhiễm và nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất
của các làng nghề hai bên bờ sông. Hàm lượng BOD, COD so với tiêu chuẩn
cho phép đều cao hơn hàng chục lần.
Điều đặc biệt đáng chú ý là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm
lượng coliform ở một số điểm trong đoạn hạ lưu khá cao. Hàm lượng thuốc
bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Lượng thuốc này còn lưu lại
trong đất, khi mưa nước cuốn trôi đưa vào sông gây ô nhiễm nước.
Hàm lượng coliform của tất cả điểm đều vượt, thậm chí gấp hai ba lần
tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn loại B, đây là điều đáng báo động vì nhân

dân sử dụng nước sông Cầu cho mục đích sinh hoạt ( Nguyễn Hồng Khánh và
cộng sự, 2012)
1.2.3. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng, với tổng diện
tích 7765 km2, chiều dài lưu vực là 314 km, hệ số uốn khúc 1.53, đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế của cả nước nói chung, của vùng đồng bằng sông
Hồng nói riêng, cũng như đóng vai trò quan trọng trong công tác tưới tiêu điều hoà nước cho một số tỉnh phía Bắc. Lưu vực này đi qua 5 tỉnh, thành
phố: Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, và có nhiều phụ lưu
sông lớn chảy qua nên chất lượng nước hai con sông này đang chịu tác động
mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy ngày càng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

trở nên nghiêm trọng: Nước sông chịu tác động rất lớn của nước thải công
nghiệp, sinh hoạt, ... Hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao, nồng độ COD
vượt quá giới hạn cho phép chất lượng nước mặt loại A từ 2-3 lần trong khi
nồng độ BOD5 vượt quá giới hạn này từ 4-6 lần, hàm lượng DO rất thấp, chỉ
đạt 2.89 mg/l. Ước tính lượng nước thải từ sinh hoạt và công nghiệp đổ vào
sông trung bình khoảng 5.4m3/s, điều này đồng nghĩa với việc để hàm lượng

ô nhiễm BOD không vượt quá tiêu chuẩn nước mặt loại B thì cống Liên Mạc
sẽ phải mở với công suất tối đa 60m3/s.
Sông Nhuệ: Nước sông chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nước thải sinh hoạt,
công nghiệp, nông nghiệp của thành phố Hà Nội. Mùa kiệt chất lượng nước
phụ thuộc vào chế độ vận hành cống Liên Mạc, chế độ xả nước đập Thanh
Liệt và chế độ lấy nước tưới của hệ thống thuỷ nông. Nếu cống Liên Mạc mở
to, lưu lượng nước sông Hồng chảy vào lớn thì chất lượng nước ở phía hạ du
đươc cải thiện đáng kể do được pha loãng. Ngược lại, nếu cống Liên Mạc
đóng hoặc mở với khẩu độ nhỏ, phía Thanh Trì vẫn nhận nước thải sông Tô
Lịch xả vào, dưới hạ lưu sẽ bị sự cố về môi trường nước. Về mùa lũ cống
Liên Mạc thường đóng, nước sông Nhuệ chủ yếu là nước thải thành phố,
nước mưa, nước tiêu nông nghiệp, nhưng được bơm thoát nhanh ra sông Đáy.
Theo nghiên cứu “ Khảo sát hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ Đáy” của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Ý Như, Trần Ngọc Anh
đăng trên tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội thì: Diễn biến chất lượng
nước dọc sông Nhuệ có thể nhận định sơ bộ như sau:
- Tại cống Liên Mạc: khi cống mở, nước không bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm
nhẹ, chất lượng nước giống như nước sông Hồng, khi cống đóng mức độ ô
nhiễm cao hơn nhưng không đáng kể do nước chảy chậm, giảm sự khuyếch tán
của ôxy trong nước.
- Tại Cầu Diễn, cầu Hà Đông nhận nước tiêu nông nghiệp của huyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu

lieu mien
mien phi
phi

Từ Liêm và nước thải làng nghề, sinh hoạt ở hai bên sông, nước bị ô nhiễm
bởi chất hữu cơ, cặn lơ lửng và vi khuẩn.
- Tại cầu Mai Lĩnh - Hà Đông nhận toàn bộ nước thải của thị xã Hà
Đông, hàm lượng chất hữu cơ cao, nồng độ COD trong nước sông vượt quá
giới hạn cho phép chất lượng nước mặt loại A từ 2-3 lần trong khi nồng độ
BOD5 vượt quá giới hạn cho phép chất lượng nước mặt loại A từ 4-6 lần,
hàm lượng DO rất thấp chỉ đạt 2.89 mg/l (tháng IV/2003). Chất lượng nước
tại đây đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B.
- Tại Cầu Tó huyện Thanh Trì nhận toàn bộ nước thải sinh hoạt của
thành phố Hà Nội xấp xỉ 500 000m3/ngày đêm, ngoài ra lượng nước thải sản
xuất công nghiệp và các dịch vụ khác khoảng 250.000-300.000m3/ngày mang
theo nhiều chất cặn bã lơ lửng, chất hữu cơ, hoá chất độc hại, vi khuẩn gây
bệnh làm cho nước sông Nhuệ tại Cầu Tó bị ô nhiễm nặng, nhất là vào mùa
kiệt (khi cống Liên Mạc đóng và nước thải thành phố Hà Nội xả vào, đôi khi
xảy ra sự cố môi trường nước ở đoạn sông này. Hàm lượng các chất ô nhiễm
đều vượt quá giới hạn cho phép đối với nước mặt loại B).
Sông Đáy: Chất lượng nước sông Đáy thay đổi thất thường và phụ
thuộc chủ yếu vào chất lượng và lưu lượng nước thải từ sinh hoạt, công
nghiệp, nông nghiệp, làng nghề. Diễn biến chất lượng nước của sông Đáy từ
thượng lưu xuống hạ lưu có thể mô tả như sau:
- Về mùa cạn, nước sông Đáy tại đập Đáy ít chịu ảnh hưởng của nước
thải sinh hoạt, công nghiệp nên nước ô nhiễm nhẹ. Đầu mùa mưa, nước bị ô
nhiễm bởi các chất rửa trôi bề mặt lưu vực, hàm lượng các chất hữu cơ cao
hơn. Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B.
- Tại Ba Thá - Chương Mỹ: nước sông Đáy bị ảnh hưởng chủ yếu bởi
nước tiêu nông nghiệp và một phần nước thải sinh hoạt của thị trấn Thanh

Oai. Mùa kiệt, nước sông bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ như COD =18-27

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

mg/l, vượt quá giới hạn cho phép nuớc mặt loại A từ 1.8-2.7 lần, BOD=9-15
mg/l, vượt quá giới hạn cho phép nuớc mặt loại A từ 2.2-4.0 lần, hàm lượng
DO thấp khoảng 5.5 mg/l, không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A.
- Tại cầu Tế Tiêu - Mỹ Đức: Nguồn nước sông tại đây do nước từ
thượng nguồn sông Tích đổ về, chảy qua Vân Đình đến Mỹ Đức. Qua quá
trình lắng đọng và tự làm sạch nên chất lượng nước được cải thiện chút ít, tuy
nhiên hàm lượng DO vẫn còn thấp < 5.0 mg/l, không đạt tiêu chuẩn nước mặt
loại A.
Theo dự đoán, lượng chất ô nhiễm đổ vào sông sẽ tiếp tục tăng cao. Nói
chung về chất, nước sông Nhuệ - sông Đáy đang bị ô nhiễm nghiêm trọng,
ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế, xã hội và môi trường sống trong khu vực
mà hai con sông này đi qua. Mặt khác, sông Nhuệ và sông Đáy lại có tầm ảnh
hưởng rất quan trọng đối với các tỉnh phía Bắc nằm trong lưu vực, đặc biệt
các tỉnh ở dưới hạ lưu nên vấn đề ô nhiễm ở hai con sông này là vấn đề gây
bức xúc trong dư luận và đặt trước các nhà quản lý môi trường, tài nguyên

nước và các nhà khoa học một nhiệm vụ vô cùng cấp bách ( Nguyễn Thanh
Sơn, Nguyễn Như Ý, Trần Ngọc Anh và Lê Thị Hường, 2011).
1.2.4. Thực trạng nước mặt các dòng sông tại Bắc Giang
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có ba con sông lớn là sông Lục Nam,
sông Thương và sông Cầu.
Sông Lục Nam với chiều dài chảy qua tỉnh là 150km bắt nguồn từ tỉnh
Lạng Sơn, chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam.
Sông Cầu chảy ở phía Tây Nam làm ranh giới với thành phố Hà Nội
và tỉnh Bắc Ninh, qua địa bàn các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên và Yên Dũng,
chiều dài chảy qua tỉnh là 110km.
Sông Thương bắt nguồn từ vùng núi của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng
Sơn, chảy qua các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng và thành
phố Bắc Giang, chiều dài sông chảy qua địa bàn tỉnh là 87km. Sông có nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

phụ lưu xuất phát từ các vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước
chảy đôi dòng, bên đục, bên trong.
Cả ba con sông này hợp lưu ở Phả Lại, cùng với sông Đuống tạo thành
hai dòng chảy chính là sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, khiến cho khu vực

này có đến 6 khúc sông nên gọi Lục Đầu Giang.
Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm
Sơn và hồ Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, diện
tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần
có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng
thông 20 tuổi. Tỉnh đã quy hoạch được hệ thống các hồ chứa nước phân bổ
tương đối đồng đều, gồm 22 hồ do Công ty khai thác công trình thuỷ lợi thuộc
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Trữ lượng nước 3 con sông
lớn của tỉnh Bắc Giang được thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Trữ lượng nước 3 con sông lớn của tỉnh Bắc Giang
TT

Tên sông

Diện tích (km2)

Tổng lượng nước
(tỷ m3/ năm)

1

Sông Thương

3.650

1,46

2

Sông Lục Nam


3.050

1,8

3

Sông Cầu

6.064

4,2

Tổng

12.764

7,46

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, 2011
Những năm gần đây, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề phát triển mạnh kéo theo đó là việc xả nước thải chưa qua
xử lý ra môi trường, đặc biệt là xuống các dòng sông chảy qua địa bàn tỉnh
Bắc Giang. Nước thải công nghiệp và sinh hoạt đang "bức tử" nhiều đoạn
sông, đe dọa sự bền vững sinh thái, cạn kiệt nguồn nước. Nếu chậm trễ thực
hiện những giải pháp khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm trên các dòng sông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15



Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

thì lợi ích từ những con sông mang lại sẽ không còn, gây thiệt hại khôn lường
về kinh tế, môi trường và xã hội.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có ba sông lớn chảy qua là sông Thương,
sông Cầu và sông Lục Nam với tổng chiều dài 347 km. Tổng lượng nước
mặt ước đạt hơn 7,46 tỷ m3/năm. Đây là nguồn nước lớn phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt…
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ tại hơn 1.500 cơ sở có xả thải nước
trên toàn tỉnh bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sản xuất công nghiệp, kinh
doanh dịch vụ, cơ sở y tế, nuôi trồng thủy sản và hộ gia đình, tổng lượng nước
thải hiện nay khoảng 223,4 nghìn m3/ngày (ước 81,4 triệu m3/năm). Hầu hết
lượng nước này chưa qua xử lý hoặc xử lý bằng những phương pháp, máy
móc thô sơ, công nghệ lạc hậu. Lượng nước thải khổng lồ này đều bị đổ thẳng
ra môi trường, ao hồ, hệ thống sông suối... Từ nhiều năm nay, dòng sông Cầu
bị "tấn công" bởi nước thải công nghiệp và làng nghề. Tại địa phận xã Vân Hà
(Việt Yên), nước sông ngầu đục, hàng loạt cống thải đen ngòm hằng ngày đổ
thẳng xuống sông. Khu vực chợ Thổ Hà, nhiều đống rác sinh hoạt, rác từ sản
xuất bánh đa, nấu rượu chất chình ình lưu cữu lâu ngày thành đống lớn tràn
lấn ven bờ sông với mùi hôi tanh nồng nặc (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bắc Giang, 2011)
Hiện nay toàn xã Vân Hà có 700 hộ nấu rượu và làm bánh đa nem,

chăn nuôi lợn. Mỗi ngày khoảng 1.500 m3 nước và hàng trăm m3 rác, phân gia
súc đổ trực tiếp xuống các ao hồ sau đó chảy xuống sông. Xã Vân Hà hiện là
một trong 64 điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong toàn quốc cần
phải giải quyết triệt để. Sông Cầu đoạn chảy qua huyện Việt Yên còn phải
hứng chịu hàng trăm m3 nước chưa qua xử lý mỗi ngày từ làng giết mổ gia súc
Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh.
Sông Thương phải tiếp nhận nước thải sinh hoạt của toàn thành phố
Bắc Giang và nước thải chưa qua xử lý của một số cơ sở sản xuất kinh doanh,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

trang trại chăn nuôi. Qua kết quả quan trắc những năm gần đây, chất lượng
nước sông Thương đang dần bị ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ, hàm
lượng các chỉ tiêu phân tích như BOD5, COD, amoni, nitrit đều vượt ngưỡng
QCVN cho phép. Môi trường nước mặt sông Thương đang chịu tác động
mạnh của nước thải sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi
và nước thải làng nghề.
Hiện nay chất lượng nước mặt sông Thương bị ô nhiễm hữu cơ ngày
càng tăng: Đoạn chảy qua phường Thọ Xương - Thành phố Bắc Giang,
nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do tiếp nhận nguồn nước thải của công ty

TNHH một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, nước thải của công ty
cổ phần XNK Phân bón Bắc Giang và nước thải của khu dân cư xung quanh
thải vào. Đoạn sông Thương chảy qua phường Mỹ Độ - TP. Bắc Giang ô
nhiễm do nước thải của các hộ dân xung quanh và nước thải làng nghề Bún xã
Đa Mai và do tiếp nhận nước từ ngòi Cầu Sim chảy về. Đoạn chảy qua xã Trí
Yên, xã Tân Liễu, xã Đồng Phúc - huyện Yên Dũng nguyên nhân ô nhiễm do
toàn bộ nước thải sinh hoạt của thành phố Bắc Giang và khu công nghiệp
Song Khê - Nội Hoàng thải vào, đồng thời nước sông Thương ô nhiễm do
toàn bộ nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình và cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Về phía sông
Thương qua các huyện Tân Yên, Yên Thế do các khu vực này chưa chịu tác
động nhiều của hoạt động công nghiệp nên hàm lượng các chất ô nhiễm vẫn
nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bắc Giang, 2011).
Tại một số đoạn trên sông Lục Nam, nước cũng đục vàng bởi hoạt động
khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp. Nhìn chung, qua kết quả quan
trắc định kỳ các năm của trung tâm quan trắc môi trường Bắc Giang cho thấy
chất lượng nước mặt sông Lục Nam bị ô nhiễm hữu cơ mang tính cục bộ, chủ
yếu là đoạn chảy qua huyện Lục Nam và xã Yên Định – Sơn Động và một số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


×