Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện lao và bệnh phổi hưng yên năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.97 KB, 78 trang )

Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
=========

TRẦN BÁ HUẤN

KHẢO SÁT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI
HƯNG YÊN NĂM 2013
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2015


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
=========

TRẦN BÁ HUẤN

KHẢO SÁT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI
HƯNG YÊN NĂM 2013
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TCQLD
MÃ SỐ: 60720412

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Xuân Thắng
Nơi thực hiện: - Trường ĐH dược Hà Nội
- Bệnh viện lao và bệnh phổi Hưng Yên
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2013- 12/2013

HÀ NỘI - 2015

2


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ hết sức tận tình của các Thầy cô giáo, bạn
bè đồng nghiệp và gia đình.
Với tấm lòng biết ơn chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn: Đảng uỷ,
Ban Giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội, phòng đào tạo sau đại học,
bộ môn Quản lý và kinh tế Dược, tập thể các Thầy cô giáo của trường Đại
học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy, động viên, hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc: Tôi xin chân thành cảm
ơn Thầy TS. Đỗ Xuân Thắng là người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám đốc bệnh viện lao và bệnh phổi
Hưng Yên, tập thể cán bộ nhân viên, cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, các bác
sĩ, dược sĩ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ của những người
thân trong gia đình cha, mẹ, vợ và các con của tôi cùng anh chị em, bạn bè,
đồng nghiệp đã luôn động viên, chia sẻ, ủng hộ, giúp đỡ tôi trưởng thành
trong cuộc sống cũng như trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

HỌC VIÊN

Trần Bá Huấn

năm 2014



Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN ...................................................................................3
1.1- TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN..........3
1.1.1 Lựa chọn thuốc. .................................................................................... 3
1.1.2 Mua thuốc.............................................................................................7
1.1.3 Tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc....................................................9
1.1.4 Nhà kho và trang thiết bị cho kho GSP (WHO) ............................... 10
1.2 MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC BỆNH VIỆN. .............................................................................. 14
1.2.1- Đầy đủ, kịp thời. ............................................................................... 15
1.2.2 Chất lượng thuốc đảm bảo. ................................................................ 15
1.2.3 Giá cả hợp lý. ..................................................................................... 15
1.2.4 Thuận tiện........................................................................................... 15
1.2.5 Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. ........................................ 16
1.2.6 Kinh tế. ............................................................................................... 16
1.3 THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. ......................................................................... 16
1.3.1 Tình hình cung ứng thuốc trên thế giới............................................. 16
1.3.2 Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam. ............................................. 17

1.3.3 Thực trạng tình hình cung ứng thuốc trong bệnh viện....................... 19
1.4 MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN LAO & BỆNH PHỔI HY ............ 20
1.4.1 Hệ thống tổ chức và cơ cấu nhân lực bệnh viện. ............................... 20
1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện . ............................................ 23
1.4.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện ................... 24
1.4.4 Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện. ......................................... 25
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 27
2.1- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU- ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............. 27
Bệnh viện lao và bệnh phổi Hưng Yên :..................................................27


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 27
2.2.1 Mô tả thiết kế nghiên cứu: ................................................................. 27
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................ 27
2.2.3 Nghiên cứu danh mục thuốc ............................................................. 27
2.2.4 Nghiên cứu công tác bảo quản ........................................................... 30
2.2.5 Nghiên cứu hoạt động tồn trữ .......................................................... 33
2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................... . 33
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 37
3.1 PHÂN TÍCH DANH MỤC ĐÃ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN NĂM
2013 .......................................................................................................... 35
3.1.1 Khảo sát nhóm tác dụng và số lượng hoạt chất ............................... 35
3.1.2 Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu trong DMTBV

năm 2013 ................................................................................................... 37
3.1.3 Tỷ lệ thuốc mang tên generic, tên thương mại và tên biệt dược trong
BMTBV ..................................................................................................... 39
3.1.4 Kinh phí hoạt động của bệnh viện cấp cho khoa dược mua thuốc.....40
3.1.5 Khảo sát tình hình kinh phí mua thuốc ............................................. 42
3.1.6 Cơ cấu nguồn mua thuốc theo đối tác cung ứng và nguồn gốc xuất
xứ………………………………………………………………….......…..45
3.2 Công tác bảo quản, tồn trữ .................................................................... 47
3.2.1 Công tác bảo quản ............................................................................. 47
3.2.2 Công tác tồn trữ ................................................................................ 54
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ...................................................................... 59
4.1 Về phân tích danh mục thuốc ................................................................ 59
4.2 Về hoạt động bảo quản, tồn trữ ............................................................. 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . ................................................................ 64
1. KẾT LUẬN ............................................................................................ 64
2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 66
2.1. Với Bộ Y tế .......................................................................................... 66
2.2. Với bệnh viện ...................................................................................... 67


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
DANH MỤC HÌNH
STT
Hình 1.1

Hình 1.2

Tên hình
Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện
Các yếu tố quyết định đến việc xây dựng danh mục
thuốc bệnh viện

Trang
3
7

Hình 1.3

Quy trình cấp phát thuốc

10

Hình 1.4

Sơ đồ tổ chức, quản lý nghiệp vụ và hệ điều trị

21

Hình 1.5

Biểu đồ cơ cấu nhân lực của bệnh viện

22

Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và

Hình 3.1

thuốc nhập khẩu trong danh mục thuốc bệnh viện năm

39

2013
Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ thuốc tên thương mại, tên biệt
Hình 3.2

dược và tên generic trong danh mục thuốc bệnh viện

39

năm 2013
Hình 3.3

Biều đồ kinh phí cấp cho dược và kinh phí mua thuốc
qua các quý

41

Hình 3.4

Biểu đồ tỷ trọng các nhóm thuốc được mua năm 2013

43

Hình 3.5


Sơ đồ hệ thống kho của khoa dược

47

Hình 3.6

Mô hình quản lý kho

55

Hình 3.7

Biểu đồ biểu diễn mức dự trữ tiền thuốc qua các quý

57


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng 1.1

Tên bảng
Trang

Cơ cấu nhân lực của bệnh viện lao và bệnh phổi
22
Hưng Yên

Bảng 1.2

Cơ cấu nhân lực của khoa dược

Bảng 3.1

23
35

Bảng 3.1

Nhóm tác dụng số lượng hoạt chất có trong danh
mục thuốc tại bệnh viện lao và bệnh phổi Hưng Yên
năm 2013

35

Bảng 3.2

Thuốc chống nhiễm khuẩn

39

Bảng 3.3

Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước/ thuốc nhập khẩu

trong DMT bệnh viện

39

Bảng 3.4

Tỷ lệ thuốc mang tên generic, tên thương mại và tên
biệt dược trong DMT bệnh viện

41

Bảng 3.5

Kinh phí cấp cho khoa dược bệnh viện qua các quí
trong năm 2013

40

Bảng 3.6

Tỷ trọng của các nhóm thuốc được mua tại bệnh viện
năm 2013

42

Bảng 3.7

Cơ cấu nguồn mua thuốc của bệnh viện

44


Bảng 3.8
Bảng 3.9

Diện tích các kho của khoa dược
Số lượng trang thiết bị của kho dược bệnh viện năm

47
48

2013
Bảng 3.10 Theo dõi nhiệt độ hàng ngày của các kho

49

Bảng 3.11 Số ngày theo dõi nhiệt độ đạt/ không đạt

50

Bảng 3.12 Theo dõi độ ẩm hàng ngày của các kho

51

Bảng 3.13 Số ngày theo dõi độ ẩm đạt/ không đạt

52

Bảng 3.14 Mức dự trữ bảo quản thuốc qua các quí

55



Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy định các hoạt động của bệnh
viện, trong đó có các văn bản về hoạt động khoa dược nói chung, hoạt động
cung ứng và sử dụng thuốc tại bệnh viện nói riêng.
Hoạt động cung ứng thuốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của khoa dược bệnh viện. Hoạt động cung ứng thuốc nhằm phục vụ công
tác khám và điều trị bệnh, cung ứng thuốc kịp thời, giá cả hợp lý, hướng
dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Công tác cung ứng dược hiện nay vẫn
còn rất nhiều bất cập cần phải cải thiện và thay đổi. Trong những năm gần
đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc. Tại mỗi
bệnh viện việc vận dụng tổ chức vào hoạt động thực tế có sự khác biệt. Vì
vậy muốn tìm ra giải pháp giúp hoạt động cung ứng tốt hơn, cần tìm hiểu rõ
từng hoàn cảnh cụ thể của bệnh viện, của khoa dược để có được cách nhìn
đúng đắn và các giải pháp cụ thể.
Như chúng ta đã biết, từ lâu thuốc phòng, chữa bệnh đã trở thành
một nhu cầu tất yếu, không thể thiếu trong cuộc sống con người. Thuốc
đóng một vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ và nói rộng
hơn là một trong những yếu tố chủ yếu nhằm bảo vệ và tăng cường sức
khoẻ cho nhân dân. Nhờ những thành tựu về khoa học kỹ thuật trong đó có
sự phát minh về thuốc mới. Do đó, việc cung ứng thuốc cho nhân dân được
cải thiện rất hiệu quả, nhiều bệnh dịch lớn trên thế giới và nước ta được hạn

chế và thanh toán, nhiều bệnh hiểm nghèo từng bước được chữa khỏi, đấu
tranh với bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ kéo dài tuổi thọ con người.
Vai trò của thuốc trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân
dân đã được không chỉ các nhà hoạch định chính sách và lập kế hoạch y tế
mà cả người bệnh nói riêng và nhân dân nói chung ngày càng quan tâm.
Hiện nay trong cơ chế kinh tế thị trường thuộc tính hàng hoá của thuốc đã
được công nhận. Tuy vậy vẫn còn phải nhấn mạnh tính chất đặc biệt của

1


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
thuốc vì thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người,
cần phải được sử dụng an toàn hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm trong chữa
bệnh, phải luôn luôn đảm bảo chất lượng cao.
Công cuộc đổi mới đất nước đã tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam phát
triển với tốc độ nhanh chóng, cùng với các ngành kinh tế khác ngành dược
Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận. Toàn ngành đã chủ động tích
cực phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh, hội nhập sâu rộng với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt đã đảm bảo cung ứng đủ
thuốc có chất lượng cho phòng bệnh và chữa bệnh, góp phần quan trọng
vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy
nhiên, bên cạnh những tác động tích cực việc cung ứng thuốc trong cơ chế
thị trường còn nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng và sử

dụng thuốc, không đảm bảo hợp lý - an toàn - tiết kiệm.
Bệnh viện lao và bệnh phổi Hưng Yên là bệnh viện hạng II, chuyên
khoa lao và bệnh phổi trực thuộc Sở Y tế Hưng Yên.Từ khi bệnh viện được
thành lập năm 2000 đến nay chưa có đề tài nào đánh giá việc phân tích
danh mục thuốc, cũng như phân tích hoạt động tồn trữ, bảo quản thuốc tại
bệnh viện.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát một số hoạt
động cung ứng thuốc tại bệnh viện lao và bệnh phổi Hưng Yên năm
2013” nhằm các mục tiêu sau:
1. Phân tích danh mục thuốc đã được sử dụng tại bệnh viện năm 2013.
2. Mô tả hoạt động tồn trữ, bảo quản tại bệnh viện năm 2013.
Từ các kết quả đã nghiên cứu, đề tài đưa ra những đề xuất, kiến nghị
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc tại
bệnh viện lao và bệnh phổi Hưng Yên được tốt hơn.

2


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Chương I: TỔNG QUAN
1 .1 TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người
sử dụng. Cung ứng thuốc trong bệnh viện là việc đáp ứng nhu cầu điều trị
hợp lý, là nhiệm vụ quan trọng của khoa dược bệnh viện, chu trình cung

ứng thuốc được biểu diễn khái quát ở hình 1.1

LỰA CHỌN

SỬ DỤNG

Các hình thức quản
lý khác (nhân lực, tài
chính, thông tin...)

MUA SẮM

CẤP PHÁT

Dòng lưu chuyển các hoạt động
Đường phối hợp
Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện.
1.1.1 Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là công việc quan trọng trong chu trình cung ứng
thuốc của bệnh viện. Xác định mô hình bệnh tật và lựa chọn một danh mục
thuốc hợp lý là cơ sở để đảm bảo cho việc chủ động cung ứng thuốc. Hơn
nữa, việc lựa chọn danh mục thuốc bệnh viện phù hợp còn là cơ sở cho
việc điều trị an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và sử dụng hợp lý nguồn
tài chính trong bệnh viện.
* Danh mục thuốc chủ yếu, danh mục thuốc thiết yếu và danh
mục thuốc bệnh viện:

3



Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

- Danh mục thuốc chủ yếu (DMTCY)
Danh mục thuốc chủ yếu là cơ sở pháp lý để các cơ sở khám chữa
bệnh lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc cụ thể cho đơn vị mình. Căn cứ
vào danh mục và căn cứ vào mô hình bệnh tật, khả năng kinh phí của bệnh
viện để lựa chọn cụ thể từng loại thuốc có trong danh mục, đưa vào xây
dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện phục vụ công tác khám, chữa
bệnh đáp ứng các mục tiêu:
- Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế.
- Đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh.
- Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh thuộc diện
chi trả của bảo hiểm y tế (BHYT).
- Phù hợp với khả năng ngân sách của BHYT và khả năng kinh tế
của người bệnh [6].
- Danh mục thuốc thiết yếu (DMTTY)
Danh mục thuốc thiết yếu là một trong các nội dung chính của chăm
sóc sức khỏe ban đầu. Theo Tổ chức y tế thế giới, để thực hiện chăm sóc
sức khoẻ ban đầu chỉ cần 1 USD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo chữa khỏi
80% các chứng bệnh thông thường của một người dân tại cộng đồng. Vì
thế danh mục thuốc thiết yếu đã mở đầu cho cuộc cách mạng của thế giới
về y tế, nó đã giúp nhiều quốc gia vượt qua tình trạng thiếu thuốc thiết yếu
cho người dân, tiết kiệm được ngân sách quốc gia và hạn chế được tác hại
không mong muốn của thuốc [5].

Như vậy, việc cung ứng thuốc với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo
là một yêu cầu cấp thiết và là một trong những nội dung cơ bản của Chính
sách Quốc gia về thuốc. Hiện nay trên thế giới có hơn 150 nước đã áp dụng
và có DMTTY (chủ yếu là các nước đang phát triển). Số lượng thuốc trong
DMTTY của mỗi nước trung bình khoảng 300 thuốc.

4


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Ở Việt Nam, chính sách thuốc thiết yếu đã được Chính phủ khẳng
định là nội dung cơ bản của chính sách quốc gia về thuốc, là một trong
những chương trình giành được sự quan tâm lớn và trở thành một trong các
nội dung mang tính chất chiến lược của ngành y tế. Khái niệm về DMTTY
đã được thể hiện rõ trong chính sách quốc gia về thuốc thiết yếu là: “Danh
mục thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thỏa mãn nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cho đa số nhân dân. Những loại thuốc này luôn có sẵn bất cứ
lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá
cả hợp lý ”[5].
Năm 2005, DMTTY Việt nam lần thứ 5 được ban hành kèm theo
quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/7/2005 của Bộ y tế, có 355
thuốc tân dược của 314 hoạt chất, 94 chế phẩm thuốc y học cổ truyền, 60
cây thuốc nam, 215 vị thuốc nam, bắc và phân cấp cho tất cả các tuyến y
tế từ trung ương tới địa phương. DMTTY Việt nam lần thứ 5 đã thể hiện

được việc thực thi chính sách quốc gia về thuốc toàn diện, đầy đủ các
quán triệt, quan điểm của Đảng về công tác y tế “Chăm sóc sức khỏe cho
toàn dân ở mức cao nhất với khả năng có thể và kết hợp y học cổ truyền
với y học hiện đại” .
- Danh mục thuốc bệnh viện (DMTBV)
Danh mục thuốc bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc
chủ động có kế hoạch cho nhu cầu điều trị hợp lý an toàn và hiệu quả,
phù hợp với khả năng khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm - trình độ chuyên
môn của thầy thuốc và kinh phí của bệnh viện, xây dựng danh mục thuốc
dùng trong bệnh viện là nhiệm vụ đầu tiên của Hội đồng thuốc và điều
trị (HĐT & ĐT).
Xây dựng DMTBV phải dựa trên các yếu tố: MHBT, phác đồ điều
trị, các thống kê chi phí về thuốc, các số liệu lịch sử về sử dụng thuốc, danh
mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu dùng cho các cơ sở khám

5


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
chữa bệnh, danh mục thuốc bảo hiểm y tế và khả năng kinh phí của bệnh
viện. Danh mục thuốc bệnh viện phải đạt được các mục đích sau:
- Để đảm bảo hiệu lực, an toàn và các yêu cầu khác trong điều trị:
danh mục thuốc bệnh viện đa số phải là thuốc thiết yếu, có nghĩa là các
thầy thuốc đang thực hiện các chính sách quốc gia về thuốc.

- Hướng cộng đồng và xã hội vào sử dụng thuốc thiết yếu, các
thành phần kinh tế tích cực tham gia sản xuất, tồn trữ và cung ứng thuốc
thiết yếu.
- Đảm bảo quyền lợi được điều trị bằng thuốc của người bệnh, quyền
lợi được chi trả tiền thuốc của người có bảo hiểm y tế.
- DMTBV phải đáp ứng được cho điều trị tại bệnh viện.
Như vậy danh mục thuốc bệnh viện là danh mục những loại thuốc
cần thiết thoả mãn nhu cầu khám, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng
của bệnh viện phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện, kỹ thuật điều trị
và bảo quản, khả năng chi trả của người bệnh. Những loại thuốc này trong
phạm vi thời gian, không gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định
luôn sẵn có bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào
chế thích hợp, giá cả hợp lý.
Các yếu tố quyết định đến việc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
được trình bày khái quát theo sơ đồ hình 1.2

6


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Hội đồng thuốc và điều
trị


Nhóm lâm
sàng

Nhóm
dược

Kế hoạch tổng hợp

Tài chínhkế toán

Khoa lâm
sàng

Xây dựng
phác đồ

Thống kê
dùng
thuốc,
DMTTY,
DMTCY,

Xây dựng
mô hình

Kinh phí từ
ngân sách,

Nhu cầu


bệnh tật

viện phí,
BHYT.

điều trị

thuốc

thông tin
thuốc

Danh mục thuốc bệnh
viện
Hình 1.2. Các yếu tố quyết định đến việc xây dựng DMTBV
1.1.2 Mua thuốc
Hoạt động mua thuốc có liên quan đáng kể tới chất lượng thuốc,
thuốc được mua phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả điều trị. Hoạt động

7


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
này bắt đầu khi có dự trù thuốc của năm, dựa theo kế hoạch mua thuốc

(1tháng, 3 tháng, 6 tháng) và kết thúc khi thuốc đã được kiểm nhập vào kho
thuốc của khoa dược bệnh viện.
Công việc mua thuốc là công việc thứ hai trong chu trình cung ứng
thuốc. Đây cũng là một công việc rất quan trọng và đóng vai trò lớn trong
công việc tăng cường quản lý, sử dụng kinh phí của các bệnh viện. Sau khi
xem xét và lựa chọn thuốc, bệnh viện tiến hành mua thuốc. Việc mua thuốc
được thực hiện qua các bước sau:
* Lựa chọn phương thức mua thuốc
Từ ngày 01/4/2006 hiệu lực thi hành Luật đấu thầu 61/2005/QH11
ngày 29/11/2005 được thực hiện. Đồng thời, ngày 29/9/2006 Chính phủ
ban hành Nghị định số 111/2006/NĐ-CP, về việc hướng dẫn thi hành Luật
đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng, đã giúp cho
các bệnh viện có cơ sở pháp lý chặt chẽ trong việc đấu thầu mua thuốc.
* Lựa chọn nhà cung ứng
Việc lựa chọn nhà cung ứng, chính là tổ chức đấu thầu để chọn ra
nhà thầu, có năng lực đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của bên mời thầu.
Quá trình tổ chức đấu thầu phải được thực hiện theo đúng Luật, các thông
tư, nghị định của Chính phủ về việc đấu thầu, mua sắm hàng hoá .
* Đặt hàng và theo dõi đơn hàng
Sau khi đặt hàng, bên đặt hàng phải giám sát chặt chẽ đơn đặt hàng
về số lượng thuốc, chủng loại thuốc, chất lượng thuốc cũng như giá và tiến
độ giao hàng được quy định trong hợp đồng đã ký.
* Nhận thuốc và kiểm nhập
Thông thường, các công ty cung ứng giao thuốc tại kho thuốc của
khoa dược. Khi tiến hành nhận thuốc, với sự có mặt của Hội đồng kiểm
nhập thuốc và thủ kho, phải đối chiếu hoá đơn, phiếu báo với số lượng thực

8



Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
tế về tên thuốc, hãng sản xuất, quy cách đóng gói, hàm lượng, số lượng, nơi
sản xuất, số đăng ký, số kiểm soát, hạn dùng. Thuốc phải được bảo quản ở
điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật như đã ký trong hợp đồng mua bán
thuốc, phải có biên bản và mở sổ sách kiểm nhập theo đúng quy chế.
Sau khi kiểm nhận đầy đủ sẽ chuyển hoá đơn lên phòng tài chính- kế
toán để làm phiếu nhập kho và làm thủ tục thanh toán.
* Các phương thức thanh toán
Thanh toán tiền mua thuốc theo đúng số lượng đã mua và đúng giá
trong bản hợp đồng mua bán. Bệnh viện thường thanh toán bằng hình thức
chuyển khoản hay tiền mặt.
1.1.3 Tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc
Sau khi thuốc đã nhập vào kho, khoa dược tồn trữ, bảo quản và cấp
phát đến các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và phục vụ bệnh nhân. Có thể
mô hình hoá theo sơ đồ hình 1.3.
Kho thuốc viên,
Thuốc

tiêm, lọ, gói

Ydụng cụ

Khoa lâm
sàng


Người
Kho
VTYT-

Khoa cận

HC- Y

lâm sàng

dụng cụ

Kho acid amin, dịch
truyền
9

bệnh


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Hình 1.3. Quy trình cấp phát thuốc
Chất lượng thuốc có thể bị ảnh hưởng do quá trình tồn trữ và bảo quản.

Chính vì vậy kho thuốc phải có điều kiện phù hợp để bảo quản thuốc, tránh
các yếu tố gây hỏng hay làm giảm chất lượng thuốc. Kho phải thoáng mát,
cao ráo, sạch sẽ, có kho thành phẩm bảo quản lạnh, kho hoá chất, kho thuốc
và kho hoá chất cháy nổ. Kho phải đủ ánh sáng và được trang bị các phương
tiện bảo quản: điều hoà nhiệt độ, chống ẩm, phòng chống cháy nổ...
Các thuốc khi được nhập vào kho cần phải tuân theo điều kiện bảo
quản của nhà sản xuất, nếu không có yêu cầu bảo quản đặc biệt thì áp dụng
điều kiện bảo quản thông thường (15 - 20oC). Các thuốc gây nghiện, thuốc
hướng tâm thần bảo quản theo đúng quy định.
Hạn dùng của thuốc cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo
chất lượng thuốc. Cần lưu giữ thuốc theo quy định hạn gần xuất trước (Firstexpiry, First-out) và cần có cơ chế loại bỏ thuốc hết hạn. Đối với các thuốc có
cùng hạn sử dụng, tuân theo quy định nhập trước xuất trước (First-in, First-out).
1.1.4 Nhà kho và trang thiết bị cho kho GSP (WHO)
Kho thuốc cần xây dựng các quy trình quản lý, kiểm soát việc kiểm kê và
tồn trữ bảo quản thuốc theo đúng quy định. Việc bảo quản thuốc tốt không
những là việc cất giữ an toàn các thuốc, mà còn bao gồm cả việc thực hiện đầy
đủ các hệ thống hồ sơ, sổ sách, tài liệu kể cả giấy biên nhận, phiếu xuất và các
quy trình thao tác đặc biệt cho quá trình bảo quản, kiểm soát theo dõi xuất nhập
thuốc và chất lượng thuốc.
Good Storage Practice hay còn gọi là “Thực hành tốt bảo quản” là một
phần của hệ thống đảm bảo chất lượng nói chung và hệ thống đảm bảo chất
lượng dược phẩm nói riêng. Vậy, làm thế nào để thiết kế, xây dựng một kho bảo
quản thuốc đạt được yêu cầu theo các nguyên tắc chung của GSP do WHO qui
định.

10


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho

Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Tham khảo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (Ban hành
kèm theo Quyết định số:2701/2001/QĐ-BYT ngày 29 tháng 6 năm 2001
của Bộ trưởng Bộ Y tế), các yêu cầu chung về nhà kho và trang thiết bị cho
kho GSP của WHO bao gồm:
- Phải có một thiết kế phù hợp: Nhà kho phải được thiết kế, xây
dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một cách hệ thống sao cho có thể bảo
vệ thuốc, bao bì đóng gói tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có
như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu
bọ, côn trùng… Và để đáp ứng được yêu cầu cho thiết kế, cần phải chú ý
đến các điểm.
Địa điểm: Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ
thống cống rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc tránh được ảnh hưởng của
nước ngầm, mưa lớn, và lũ lụt… Kho phải có một địa chỉ xác định, nằm ở
nơi thuận tiện cho việc xuất, nhập, vận chuyển, bảo vệ,…
Thiết kế, xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc: Khu vực bảo quản
phải đủ rộng, khi cần thiết, cần phải có sự phân cách giữa các khu vực và
mục đích bảo quản riêng biệt. Tuỳ theo mục đích bảo quản và qui mô của
kho (kho của nhà sản xuất, kho của nhà phân phối…) khi thiết kế phải đảm
bảo những khu vực xác định:
+ Tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản các nguyên liệu, bán thành phẩm,
tá dược, bao bì đóng gói hoặc thuốc chờ nhập kho.
+ Lấy mẫu nguyên liệu: khu vực này phải được xây dựng, trang bị
thích hợp và phải có hệ thống cung cấp không khí sạch đảm bảo yêu cầu
của việc lấy mẫu.
+ Bảo quản thuốc có yêu cầu các điều kiện bảo quản đặc biệt

+ Bảo quản nguyên liệu, thành phẩm thuốc bị loại trước khi xử lý;

11


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
+ Bảo quản các nguyên liệu, thành phẩm thuốc đã xuất kho chờ cấp
phát, đưa vào sản xuất;
+ Các thao tác đóng gói, ra lẻ và dán nhãn; bảo quản bao bì đóng
gói; bảo quản biệt trữ trước khi xuất nguyên vật liệu;
+ Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về
đường đi lại, đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy.
+ Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng sao cho
đảm bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại
các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt.
+ Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý
thích hợp để đảm bảo tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, đảm bảo hoạt
động của nhân viên làm việc trong kho, và sự di chuyển của các phương
tiện cơ giới. Không được có các khe, vết nứt gãy … là nơi tích luỹ bụi, trú
ẩn của sâu bọ, côn trùng.
Các điều kiện bảo quản trong kho: Về nguyên tắc các điều kiện bảo
quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Theo qui định của WHO, điều
kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và
nhiệt độ từ 15 - 250C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể

lên đến 300C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào
và các dấu hiệu nhiễm khác. Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo
quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường ở nhiệt độ 300C và độ ẩm
không quá 70%. Ngoài ra, cần chú ý đến các điều kiện bảo quản đặc biệt
theo nhãn như:
* Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 80C
* Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80C
* Kho đông lạnh: Nhiệt độ không được vượt quá - 100C.
* Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-150C

12


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
* Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-250C , trong từng
khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 300C.
Để đảm bảo điều kiện bảo quản, đảm bảo có sự đồng nhất về nhiệt,
ẩm độ các kho cần có sự đánh giá độ đồng điều về nhiệt và ẩm độ, việc
đánh giá phải tuân theo quy định chung của hướng dẫn.
- Phải trang bị các thiết bị, dụng cụ phù hợp: Trang bị các phương
tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản: quạt thông gió, hệ
thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế...
Kho phải được chiếu sáng đủ, cho phép tiến hành một cách chính xác
và an toàn tất cả các hoạt động trong khu vực kho.

Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng. Không được để thuốc trực tiếp
trên nền kho. Khoảng cách giữa các giá kệ, giá kệ với nền kho phải đủ rộng
đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.
Có đủ các trang thiết bị, các bản hướng dẫn cần thiết cho công tác
phòng chống cháy nổ, như: hệ thống phòng chữa cháy tự động, hoặc các
bình khí chữa cháy, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy...
Có nội quy qui định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện
pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép.
Có các biện pháp, có chương trình bằng văn bản để ngăn chặn kiểm
soát sự xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu bọ, loài gặm nhấm...
Kho bảo quản thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt: Các biện pháp đặc
biệt cần được thực hiện đối với việc bảo quản các chất độc, chất nhạy cảm với
ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm..., chất có hoạt tính cao, và chất nguy hiểm, như:
các chất lỏng, chất rắn cháy nổ, các khí nén, các chất gây nghiện và các chất
tương tự, các chất có độc tính cao, các vật liệu phóng xạ, thuốc từ cây cỏ.

13


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Các thuốc đòi hỏi các điều kiện bảo quản đặc biệt, cần phải được bảo
quản ở các khu vực riêng biệt được xây dựng và trang bị thích hợp để đảm
bảo các điều kiện bảo quản theo yêu cầu và các qui định của pháp luật.
Đối với các chất lỏng rắn dễ cháy nổ, các khí nén... phải được bảo

quản trong kho được thiết kế, xây dựng cho việc bảo quản các sản phẩm
cháy nổ theo qui định của pháp luật, phải xa các kho khác và xa khu vực
nhà ở. Kho phải thông thoáng và được trang bị đèn chống cháy nổ. Các
công tắc điện phải được đặt ngoài kho.
Đối với thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần: phải
được bảo quản theo đúng qui định tại các qui chế liên quan.
Các thuốc, hoá chất có mùi như tinh dầu các loại, amoniac, cồn
thuốc ... cần được bảo quản trong bao bì kín, tại khu vực riêng kín, tránh để
mùi hấp thụ vào các thuốc khác.
Đối với thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản có kiểm soát về nhiệt độ,
độ ẩm, ánh sáng thì những điều kiện này phải được theo dõi, duy trì liên
tục và được điều chỉnh thích hợp khi cần thiết.
Các thiết bị được sử dụng để theo dõi điều kiện bảo quản: nhiệt kế,
ẩm kế... phải định kỳ được kiểm tra, hiệu chỉnh và kết quả kiểm tra, hiệu
chỉnh này phải được ghi lại và lưu trữ.
Khu vực bảo quản, xử lý các nguyên liệu hoặc sản phẩm chờ đóng
gói trong các hoạt động như lấy mẫu, hoặc cấp phát lẻ, cần phải tách biệt
khỏi các khu vực bảo quản khác, và phải được trang bị các thiết bị cần thiết
cho tiến hành công việc, cũng như phải có đủ các thiết bị cung cấp và thải
khí, phòng chống nhiễm chéo.
1.2 MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC BỆNH VIỆN

14


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu

lieu mien
mien phi
phi
Dựa theo các chỉ báo của WHO, hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện
được đánh giá dựa theo các tiêu chuẩn sau.
1.2.1 Đầy đủ, kịp thời
- Đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh theo theo danh mục thuốc chủ yếu sử
dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Đảm bảo cung ứng thuốc theo danh mục thuốc bệnh viện.
- Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện có số lượng và chủng loại phù
hợp với mô hình bệnh tật và điều kiện thực tế của bệnh viện.
- Xây dựng cơ số tồn kho hợp lý, đáp ứng nhu cầu điều trị cũng như
đề phòng khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Luôn sẵn có thuốc cùng loại để
thay thế khi cần.
- Chủ động nguồn kinh phí để mua thuốc.
1.2.2 Chất lượng thuốc đảm bảo
- Thuốc cung ứng phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vì đây là một
loại hàng hoá đặc biệt, liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người.
- Đặc biệt không được có thuốc giả, thuốc kém chất lượng và thuốc
quá hạn sử dụng lưu hành trong bệnh viện.
- Thuốc phải được bảo quản theo đúng quy chế.
1.2.3 Giá cả hợp lý
Thuốc cung ứng giá phải phù hợp với khả năng thanh toán của người
bệnh, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả điều trị.
1.2.4 Thuận tiện
- Việc đưa thuốc đến các khoa lâm sàng phải đảm bảo nhanh chóng,
kịp thời, thuận tiện cho việc chia thuốc tới bệnh nhân, đáp ứng thời gian
cũng như yêu cầu điều trị.
- Nơi cấp phát thuốc cho bệnh ngoại trú hợp lý, thuận tiện cho bệnh nhân khi
lĩnh thuốc được dễ dàng, hạn chế tối đa việc đi lại cũng như tìm nơi để lĩnh thuốc.


15


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
1.2.5 Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn
- Có đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện do dược sĩ lâm sàng phụ
trách, đáp ứng kịp thời nhu cầu về thông tin thuốc, tư vấn cho thầy thuốc
trong sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
- Thông tin thuốc cho HĐT&ĐT, cho bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử
dụng thuốc cho y tá điều dưỡng.
- Bệnh nhân được hướng dẫn cách sử dụng thuốc từ thầy thuốc,
người cấp phát thuốc hoặc người bán thuốc.
- Tổ chức theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
1.2.6 Kinh tế
- Giá phải phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh.
- Đảm bảo hiệu quả điều trị cao.
- Chi phí mua thuốc: Mua được nhiều loại thuốc chất lượng cao nhất,
giá cả hợp lý nhất.
- Chi phí vận chuyển thấp nhất.
- Chi phí cho bảo quản hợp lý.
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước và thuốc tên gốc.
1.3 THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.3.1 Tình hình cung ứng thuốc trên thế giới
Các công ty đa quốc gia hàng đầu về dược phẩm trên thế giới chi
phối hoạt động cung ứng thuốc trên toàn cầu, kiểm soát và chiếm thị phần
chủ yếu. Chi phí của các công ty này cho nghiên cứu và phát triển thuốc
mới ngày càng được chú trọng (chiếm 10 -24% doanh số, bình quân là 15%
doanh số). Hệ thống cung ứng thuốc trên thế giới ngày càng được mở rộng
và phát triển mạnh. Tuy nhiên sự phân bố tiêu dùng thuốc trên thế giới rất
chênh lệch giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Năm 1976

16


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
các nước phát triển chiếm 27% dân số thế giới đã sử dụng hơn 75% lượng
thuốc được sản xuất. Sau 10 năm thì khoảng cách này ngày càng tăng. Năm
1985, 25% dân số thế giới thuộc các nước phát triển đã sử dụng 79% lượng
thuốc.
Tiền thuốc bình quân đầu người (TTBQĐN) hàng năm trên thế giới
liên tục tăng qua các năm: năm 1976 là 20,3 USD; năm 1985 là 19,4 USD;
năm 1995 là 40 USD và năm 1999 là 63 USD. TTBQĐN hàng năm cũng
rất chênh lệch giữa các nước: Nhật Bản TTBQĐN hàng năm là 264 USD;
Mỹ là 230 USD; Đức là 207 USD; Thụy Sĩ trên 19 USD; Anh là 105 USD.
Trong khi đó, TTBQĐN hàng năm ở Thái Lan là 9 USD; Indonesia là 3
USD, thậm chí ở một số vùng Châu Phi là 1 USD.

Mặt khác thị phần dược phẩm thế giới có xu hướng phát triển chủ
yếu đáp ứng cho nhu cầu của các nước phát triển. Các sản phẩm được chú
trọng như: thuốc tim mạch, thuốc hướng tâm thần, thuốc chống viêm phù
hợp với mô hình bệnh tật của các nước đó.
1.3.2 Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam
Sau hơn 10 năm vận hành theo cơ chế thị trường, ngành dược nước
ta cũng như các ngành kinh tế khác đã có những bước phát triển mạnh. Hệ
thống phân phối thuốc được tổ chức sắp xếp lại, mạng lưới bán lẻ thuốc
được mở rộng đến tận miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thuốc được cung cấp
đủ cả về số lượng, chủng loại và đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh của nhân dân, chấm dứt tình trạng thiếu thuốc trong những
năm trước đây. Tiền thuốc bình quân đầu người tăng lên rõ rệt: Năm 2004 là
8,6 USD; Năm 2005 là 9,85 USD; Năm 2006 là 11,23 USD; Năm 2007 là
13,4 USD
Theo báo cáo của Cục quản lý dược Việt Nam, tính đến hết năm
2007, có 16.626 loại thuốc lưu hành trên cả nước, trong đó có 9.046 thuốc

17


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
sản xuất trong nước dựa trên 773 hoạt chất và 7.580 thuốc nước ngoài với
727 hoạt chất. Ngành dược không chỉ đảm bảo về số lượng mà chất lượng
thuốc luôn được giám sát chặt chẽ với hệ thống kiểm tra chất lượng thường

xuyên được củng cố ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước.
Cũng theo báo cáo của Cục quản lý duợc, năm 2007 cả nước có 171
doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó có 54 cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành
sản xuất thuốc tốt (GMP). Thuốc sản xuất trong nước ngày càng đa dạng về
số lượng, chủng loại, mẫu mã đẹp, công nghệ bào chế và chất lượng ngày
một nâng cao. Giá trị thuốc sản xuất trong nước liên tục tăng, đến năm
2007 đạt trên 600 triệu USD (tăng 26,4% so với năm 2003). Giá trị nhập
khẩu năm 2007 đạt trên 535 triệu USD (tăng 11,4% so với cùng kỳ năm
2003).
Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 52,85% nhu cầu
trong nước. Nhưng trên thực tế, trình độ sản xuất thuốc trong nước còn
thấp, tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ cũng như năng lực quản lý
làm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến và trình độ Quốc tế.
Trong khi đó, thuốc sản xuất trong nước chủ yếu chỉ là thuốc thông thường
mà khoảng 90% nguyên liệu làm thuốc phải nhập ngoại.
Các đơn vị kinh doanh cung ứng thuốc đang phấn đấu đạt tiêu chuẩn
thực hành bảo quản thuốc tốt (GSP) nhằm đảm bảo tốt chất lượng thuốc
trong quá trình lưu thông; đến năm 2008 đã có 80 cơ sở đạt tiêu chuẩn
GSP.
Tuy nhiên, màng lưới cung ứng thuốc ở nước ta còn rất nhiều tầng nấc
trung gian phức tạp, lạc hậu nên khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc cho cộng
đồng còn gặp rất nhiều hạn chế. Như vậy, vấn đề đặt ra hàng đầu là phải có
được mạng lưới phân phối thuốc thật tốt để mọi người dân dễ dàng, thuận
lợi mua được thuốc.

18


×