Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hướng Dẫn Cách Dạy Vnen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.63 KB, 2 trang )

- Hoạt động khởi động: Ban văn nghệ cho lớp hát hay chơi trò chơi làm cho học sinh vui vẻ
trước khi bước vào giờ học - Trò chơi này mang tính khởi động không phải là trò chơi học tập
- Thời điểm giáo viên hướng dẫn và giới thiệu bài: Ghi tên bài. Bài 31A: Bác để lại muôn vàn
tình yêu.Học sinh lấy vở , sách , đồ dùng , ghi tên bài vào vở. Cô giáo quan sát học sinh làm
việc
- Lớp trưởng ( Chủ tịch HĐTQ) cho các nhóm nêu mục tiêu bài học: 1 HStrong nhóm đọc to mục
tiêu bài học có trong Sách giáo khoa
- HĐTQ: Nêu nhiệm vụ của học sinh để hoàn thành mục tiêu bài học
- GV chốt lại mục tiêu bài học . Cần làm gì và làm thế nào? GV có thể sửa đổi nội dung bài tập
sao cho phù hợp với đồi tượng lớp mình và để hoàn thành tốt mục tiêu tiết học.
- Các nhóm trưởng nhận nhiệm vụ các nhóm lấy đồ dùng học tập về cho nhóm mình. Đồ dùng,
học liệu học tập là do GV thiết kế. Vai trò của học sinh được phát huy tính độc lập tự giác, làm
việc trong nhóm.
- Các nhóm trao đổi cách thực hiện nội dung bài tập hay phiếu bài tập. làm việc nhóm, giáo viên
đến giúp đỡ các nhóm khi gặp khó khăn. Vậy vai trò GV chỉ là hỗ trợ chứ không tham gia vào vai
truyền thụ thông tin , kiến thức . Mà học sinh tự phải tìm ra kiến thức cần đạt.
- Đánh giá - Chia sẻ kết quả học nhóm , Đạt được gì? Cần bổ sung gì? Trong khi chia sẻ các bạn
có thể trao đổi với nhau về nội dung bài tập. HS bộc lộ được những khả năng độc lập, tính đoàn
kết, mạnh dạn nói trước đám đông, Kĩ năng tranh luận thuyết trình
- Giáo viên phải tôn trọng tiến độ học tập của các nhóm
- Không gian lớp học - Bức tường với những nẹp ghim có thể là nơi trình bày kết quả học tập của
mỗi nhóm. Không nhất thiết hs phải gắn lên bảng đen
- Hoạt động nhóm: Không nhất thiết lúc nào nhóm trưởng cũng điều hành nhóm. Cần luân phiên
vai trò nhóm trưởng
- Khi các nhóm làm việc . GV chỉ là người hướng dẫn, quan sát các em làm, Nói đủ nghe, nói
với nhóm chứ không nói với cả lớp.
- Sau khi làm việc nhóm xong, chuyển sang Hoạt động cá nhân: Học sinh sẽ bộc lộ học được cái
gì . Đã hoàn thành mục tiêu bài học chưa ? Vai trò gv lúc này dạy cá thể học sinh ? Giáo viên sẽ
cần phải sát sao hs. HS cũng có thể chia sẻ những cái mình chưa hiểu , đã hiểu ngay với bạn
trong nhóm.
CTHĐTQ điều hành lớp chia sẻ nội dung học tập .


- Thầy cô thấy 1 hs điều khiển báo cáo kiến thức nhưng vẫn có hs ngồi chơi không tham gia học
tập. Đây là cái khó cho gvth ta khi dạy VNEN. Đòi hỏi gv cần nhắc nhở.
- Khi các bạn chia sẻ chung, mỗi hs có thể điều chỉnh đúng sai vào kết quả học tập của mình.
Cái này rất cần KĨ NĂNG TỰ HỌC, TỰ ĐIỀU CHỈNH. Nhưng trong clip này thì thầy cô chưa thấy


các em sửa sai và điều chỉnh, có lẽ đây là bài giảng quay theo kịch bản . Nhưng thực tế khi dạy
các thầy cô chú ý giúp học sinh kĩ năng điều chỉnh nội dung học tập ngay ở bước này.
- Để giải nghĩa được từ khó " tinh khiết" . Hs phải dùng từ điển, hỏi cô, hỏi bạn, đọc chú giải, sử
dụng vốn sống....
- Thầy cô nhận ra cô giáo không tham gia "thô bạo" vào quá trình học tập chia sẻ của các em. Ai
cũng biết vốn ngôn ngữ của hs lớp 2 còn nghèo, nói không rõ nghĩa, Ở đây bạn này giải nghĩa từ
" tinh khiết" theo cách hiểu , cách khám phá của trẻ. Ta tôn trọng trẻ. và đừng gán cho trẻ những
từ nhận xét đúng hay sai. Tuy nhiên clip này là kịch bản. Thực tế thầy cô sáng tạo trong bước
này.
- Giáo viên đánh giá kết quả chia sẻ của hs. Nếu có kiến thức chưa đạt giáo viên cung cấp .
Thầy cô có thấy giáo án bảng cô ghi những gì? Khác cách dạy hiện hành như thế nào . Xin thầy
cô viết lời chia sẻ phía dưới chúng ta cùng trao đổi?
- Nhiệm vụ nối tiếp : Giao việc về nhà, cách tiến hàng, làm gì khi học xong bài học..... Xem xong
clip này. Thầy cô có nhận ra cái khác biệt nhất của vai trò giáo viên là gì không?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×